Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng dạy và học tiếng anh theo chuẩn toeic tại trường đại học quảng bình (...

Tài liệu Thực trạng dạy và học tiếng anh theo chuẩn toeic tại trường đại học quảng bình (tt)

.PDF
8
115
93

Mô tả:

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH Ths. Nguyễn Thị Lệ Hằng Khoa Ngoại ngữ I. Đặt vấn đề Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Tiếng Anh đã trở thành một phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng. Theo tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập) ngoại ngữ chính là tấm vé bước qua cổng để vào hội nhập, tuy vậy, khi hội nhập quốc tế, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là khả năng tiếng Anh. Trên thực tế, mặc dù tốt nghiệp ĐH/CĐ với tấm bằng loại ưu, nhiều sinh viên vẫn rất vất vả tìm một công việc tốt, thậm chí nhiều sinh viên không thể nhận bằng tốt nghiệp vì không đạt chuẩn tiếng Anh theo yêu cầu. Nắm bắt được xu thế xã hội, rất nhiều trường ĐH trong cả nước nói chung và trường ĐH Quảng Bình nói riêng đã hoàn thành việc xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên các hệ đại học và cao đẳng chính quy, trong đó yêu cầu về trình độ Tiếng Anh là phải đạt TOEIC 1 400 điểm. Với yêu cầu đó, sinh viên ngay từ những ngày đầu bước vào giảng đường đại học đã phải có một vốn tiếng Anh cơ bản khá chắc chắn thì mới có thể tiếp thu khối lượng kiến thức mà giảng viên truyền đạt trong 10 tín chỉ tiếng Anh tổng quát và 03 tín chỉ tiếng Anh chuyên ngành, đồng thời có khả năng tích lũy kiến thức để có thể dự thi TOEIC và đạt điểm theo yêu cầu của khung chuẩn đầu ra đã ban hành. Thế nhưng, theo kết quả khảo sát trình độ tiếng Anh không chuyên ngữ năm thứ nhất (hệ CĐ và ĐH chính quy) đang theo học ở trường ĐHQB trong năm học 2012 - 2013 và 2013 - 2014, trên 90% tổng số sinh viên dự khảo sát không đáp ứng được yêu cầu, và hầu như không có tân sinh viên nào đạt 7/10 điểm. Kết quả đó đã cơ bản đánh giá được năng lực ngoại ngữ của sinh viên, đồng thời cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho đội ngũ giảng viên Tiếng Anh và Lãnh đạo nhà trường trong việc tìm giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện tình hình, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên đảm bảo đạt chuẩn đầu ra theo quy định. Bài 1 TOEIC: Test of English for International Communication: Bài thi Tiếng Anh Giao tiếp Quốc tế 1 viết “Thực trạng dạy và học Tiếng Anh theo chuẩn TOEIC tại Đại học Quảng Bình” nhằm mục đích khiêm tốn là chỉ ra một số khó khăn, thách thức của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trong quá trình dạy và học tiếng Anh, tìm hiểu nguyên nhân của những khó khăn từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu theo chuẩn TOEIC và hội nhập quốc tế. II. Khó khăn và thách thức của việc dạy và học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC 1. Đối với người dạy: - Thời gian nghiên cứu, soạn bài: So với quy mô của một trường đại học đa ngành như ĐHQB, số lượng giảng viên tiếng Anh và khối lượng giờ dạy cho các hệ đào tạo mà Nhà trường tuyển sinh đang tỷ lệ nghịch với nhau. Bên cạnh việc phải đảm nhận một số lượng giờ dạy lớn, giảng viên còn phải hoàn thành một khối lượng các công việc liên quan không nhỏ như nghiên cứu khoa học, các hoạt động chuyên môn… nên thời gian còn lại để bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn theo chuẩn TOEIC là rất khó. Trong khi đó, bài thi TOEIC được thiết kế đa dạng về chủ đề, chủ điểm, tập trung chủ yếu vào môi trường làm việc như Tài chính - Ngân hàng, Sản xuất - Kinh doanh, Quản trị, Quảng cáo - Tiếp thị, Văn phòng - Công sở, Tuyển dụng, Y tế, Sức khỏe… Để dạy tốt những chủ đề này, giảng viên cần phải có thời gian nghiên cứu, soạn bài, thậm chí phải thâm nhập thực tế để hiểu rõ những thuật ngữ, khái niệm… được giới thiệu. - Phương pháp giảng dạy thích hợp: Theo cách truyền thống, với các học phần tiếng Anh I, II, III giảng viên giảng dạy và giảng viên ra đề thi kết thúc học phần, do đó giảng viên có thể chủ động về phương pháp dạy của mình. Khi chuyển sang dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC giảng viên phải năng động tìm ra những phương pháp phù hợp để lôi cuốn sinh viên đến lớp. Nếu dạy không hay sinh viên có thể bỏ học hoặc chuyển sang lớp khác. Ngoài ra, giảng viên phải đặt ra cho mình một mục tiêu: Sau khóa học sinh viên có thể vừa giao tiếp được 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và vừa thi đạt chuẩn TOEIC 400 điểm. Đây quả thực là một thách thức rất lớn. 2 - Tâm lý giáo viên: Hầu hết giảng viên tiếng Anh đang giảng dạy tại Trường đều rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên không chuyên nên trong giờ lên lớp họ thường có tâm lý là dạy kỹ, dạy sâu từng kỹ năng để các em có thể hiểu và thực hành tốt nội dung bài học. Tuy nhiên, với trình độ tiếng Anh quá thấp của sinh viên ĐHQB như hiện nay thì rất khó để giảng viên có thể vừa đảm bảo truyền đạt đầy đủ, sâu sắc nội dung bài học, vừa đảm bảo hoàn thành tốt nội dung chương trình đề ra, đồng thời đáp ứng được việc sinh viên có thể tích lũy kiến thức để thi TOEIC đạt chuẩn. - Chương trình, giáo trình và Kiểm tra đánh giá : Mặc dù đã rất cố gắng trong việc tìm giáo trình phù hợp nhất để giảng dạy Tiếng Anh cơ bản cho sinh viên không chuyên ngữ, song rất khó khăn cho giảng viên trong quá trình giảng dạy và khai thác nội dung của giáo trình bởi giáo trình được chọn (Market Leader) chỉ phù hợp cho sinh viên các ngành ngoài sư phạm (đặc biệt là sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế), trong khi đó đối với sinh viên các ngành sư phạm thì giáo trình này quá khó, đặc biệt là lượng từ vựng quá xa lạ vì hầu hết từ vựng được giới thiệu trong giáo trình đều liên quan đến kinh tế như thị trường, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, kinh doanh…. Hiện tại ở Trường ĐHQB chưa triển khai học Tiếng Anh TOEIC trong chương trình mà chỉ thiết kế 10 tín chỉ cho Tiếng Anh cơ bản và 03 tín chỉ Tiếng Anh chuyên ngành cho một số ngành học. Giảng viên chủ động trong khâu kiểm tra, đánh giá (bài kiểm tra thường xuyên và bài thi kết thúc học phần). Đề thi chưa đúng với cấu trúc của bài thi TOEIC, công việc chấm thi và xử lý kết quả thi cũng thiếu chuyên nghiệp. Chính vì thế, việc đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên theo chuẩn TOEIC là rất khó khăn. 2. Đối với người học - Kiến thức nền: Trên thực tế, mặc dù hầu hết sinh viên đã được học môn Tiếng Anh khá nhiều năm ở các bậc học phổ thông, nhưng thời gian học không thống nhất. Ở những vùng có điều kiện, học sinh được học tiếng Anh từ bậc THCS, thậm chí là từ bậc tiểu học, trong khi đó, ở một số vùng khác học sinh chỉ được học tiếng Anh ở bậc PTTH. Chính vì vậy trình độ tiếng Anh cơ bản của sinh viên khi bước 3 vào học ở bậc ĐH, CĐ là không đồng đều. Thêm vào đó, Tiếng Anh ở phổ thông mang nặng tinh chất đối phó, động cơ học tập không cao vì vậy sinh viên quên rất nhanh những gì đã học. Khi bắt đầu học lại Tiếng Anh theo chuẩn TOEIC, đại đa số sinh viên trong lớp cảm thấy như học lại từ đầu. Đối với một số sinh viên, mặc dù giáo trình ở bậc ĐH, CĐ cũng cơ bản hệ thống lại những kiến thức các em đã học ở bậc phổ thông, bắt đầu với “Hi”, “Hello” và các cách hỏi tên, tuổi, nghề nghiệp rất thông thường nhưng các em vẫn cảm thấy khó khăn, đặc biệt là kỹ năng Nghe, Nói… vì hầu như những kỹ năng mang tính thực hành cao này ít được thiết kế riêng trong giờ học Anh ngữ ở bậc trung học. - Phương pháp học: Sinh viên chưa có phương pháp học ngoại ngữ theo Phương pháp thực hành giao tiếp (Communicative Approach). Trong giờ học họ vẫn là những người rất thụ động chỉ ngồi chờ đợi giảng viên, phụ thuộc vào giảng viên, phụ thuộc sách vở. Nếu không có sách vở, không có sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên thì sinh viên rất khó để thực hành giao tiếp. Sinh viên không chuyên ngữ rất ít có hứng thú học tiếng Anh, một môn học đòi hỏi phải có một chút năng khiếu kết hợp với niềm đam mê và đức tính chăm chỉ. Hầu hết sinh viên đều cho rằng tiếng Anh chỉ là môn phụ, không phải là chuyên ngành chính và không có nhiều ứng dụng vào chuyên môn nên họ chỉ tập trung cho những học phần thuộc chuyên ngành. Kích cỡ của lớp học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của lớp học Anh ngữ. Trung bình mỗi lớp học Ngoại ngữ chỉ nên có 15 – 20 học viên, có thể chấp nhận 35 – 40 học viên/ lớp nhưng  50 sinh viên/ lớp là rất khó để tổ chức các hoạt động giảng dạy. Thế nhưng trên thực tế, do tính chất lớp học, một số lớp vẫn có sỉ số trên 50, thậm chí trên 60 sinh viên/ lớp. Sinh viên quá đông dẫn đến việc giảng viên rất khó có thể áp dụng phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp (Communicative Language Teaching), Sinh viên ít có cơ hội để thực hành kỹ năng nghe, nói, chỉ thụ động nghe giảng và làm bài tập dưới sự kiểm soát của giảng viên do đó các em không hình thành được thói quen sử dụng Tiếng Anh trong lớp học. Dẫu biết rằng một tiết học theo phương pháp tích cực sẽ rất sôi động cho cả thầy và trò, song sẽ không đủ thời gian để triển khai các 4 hoạt động khi sỉ số lớp hoc quá đông, và như vậy kiến thức đọng lại trong đầu sinh viên sẽ không nhiều và rất thiếu trọng tâm. - Môi trường giao tiếp: Ở Quảng Bình và một số tỉnh Miền Trung khác, môi trường giao tiếp hạn hẹp nên khả năng giao tiếp của sinh viên không có điều kiện nâng cao. Sinh viên rất ít có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài để giao tiếp bằng tiếng Anh do đó họ rất ngại khi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp.Thông thường, các em chỉ có thể sử dụng một số câu rất quen thuộc để giao tiếp như “What’s your name?”, “How old are you?”, “Where are you from?”, hay “What is your job? chứ rất khó để diễn đạt một nhận xét, một ý kiến hay bày tỏ quan điểm của mình… bằng tiếng Anh. Trong khi đó, yêu cầu của TOEIC là phải thành thạo 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Do đó, rất khó để sinh viên không chuyên ngữ ở trường ĐHQB có thể đạt được kết quả theo yêu cầu. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh theo chuẩn TOEIC tại trường ĐHQB Mục tiêu chung của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 là: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” Nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường ĐHQB, đáp ứng yêu cầu TOEIC 400 điểm theo chuẩn đầu ra đã ban hành, Tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: 5 * Đối với Nhà trường: Khẩn trương phân loại đối tượng sinh viên dựa trên kết quả khảo sát trình độ tiếng Anh đầu năm để sắp xếp, bố trí các lớp học một cách hợp lý, phù hợp với trình độ và đối tượng. Đảm bảo số lượng sinh viên trong mỗi lớp học tiếng Anh là 35 - 40 em/lớp để giảng viên có thể áp dụng phương pháp dạy theo hướng giao tiếp (communicative language teaching), tổ chức nhiều hoạt động cặp, nhóm…nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên, tạo cho các em có cơ hội sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, đồng thời giúp các em ghi nhớ bài học sâu hơn. Tạo điều kiện cho giảng viên được tham gia các khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, đặc biệt là các khóa học về phương pháp giảng dạy TOEIC để tích lũy kinh nghiệm nhằm giảng dạy hiệu quả và thực tế hơn. Mời giảng viên tiếng Anh người nước ngoài cùng tham gia giảng dạy ở các lớp không chuyên ngữ để sinh viên có cơ hội giao tiếp nhiều hơn; đồng thời tư vấn, gợi mở cho SV những phương pháp để học tiếng Anh đạt hiệu quả cao nhất. Tuyển thêm giảng viên Tiếng Anh để giảng dạy. Hiện số lượng giảng viên tiếng Anh của trường mặc dù đã được tuyển dụng bổ sung nhưng vẫn không đủ để giảng dạy cho các hệ đào tạo. Mỗi giảng viên phải đảm nhận một số lượng giờ dạy quá lớn, trung bình > 600 tiết/ giảng viên/năm. * Đối với giảng viên: Xác định đúng mục tiêu của học phần đó là không chỉ trang bị cho sinh viên những kiến thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho họ có khả năng nghe, nói tốt để sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tận dụng khả năng tiếng Anh như là một lợi thế trong công việc của mình. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời mạnh dạn loại bỏ những yếu tố không phù hợp trong phong cách giảng dạy để tăng thêm sự hứng thú cho môn học. Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, câu lạc bộ để thu hút đông đảo sinh viên tham gia; bên cạnh đó, giảng viên cần chủ động khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau trong lớp học. 6 Lồng ghép 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong bài kiểm tra, đặc biệt là bài kiểm tra kết thúc học phần đề có thể đánh giá chính xác và khách quan năng lực tiếng Anh của sinh viên. Thường xuyên tổ chức seminar, hội thảo để tích lũy kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh theo hướng giao tiếp. Đánh giá năng lực tiếng Anh của sinh viên một cách sát sao hơn nhằm phân cấp trình độ theo lớp để tạo điều kiện cho các em đạt được kết quả học tập như mong muốn. * Đối với sinh viên: Yếu tố quyết định đến sự thành công của việc học tốt ngoại ngữ chính là sự quyết tâm nỗ lực của bản thân người học, chính vì vậy, sinh viên cần: Nhận thức đúng tầm quan trọng của tiếng Anh đối với việc học ở trường ĐH cũng như đối với công việc trong tương lai để có động cơ học tập đúng đắn cho học phần này. Chọn lớp học tiếng Anh ở trung tâm Ngoại Ngữ - Tin học của Nhà trường phù hợp với trình độ và thời gian của bản thân hoặc có thể chọn một trung tâm bất kỳ mà mình tin tưởng để trau dồi vốn tiếng Anh một cách thường xuyên, tạo ra sự tự tin trong việc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ để có cơ hội thực hành tiếng Anh nhiều hơn. Anh ngữ là sinh ngữ, do đó, nếu không được thực hành thường xuyên, người học sẽ rất chóng quên những cấu trúc ngữ pháp, những mẫu câu, những tình huống giao tiếp đã được học. Tự tìm tòi, tham khảo tài liệu từ Internet, sách, báo…, thường xuyên nghe hoặc xem những chương trình truyền hình, phát thanh bằng tiếng Anh để phát triển kỹ năng Nghe, Nói và phản xạ nhanh trong giao tiếp. III. Kết luận Với thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp được trình bày trong bài viết, chúng tôi hi vọng rằng những khó khăn mà giảng viên bộ môn tiếng Anh và sinh viên không chuyên ngữ trường ĐHQB sẽ sớm được khắc phục để việc dạy và học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC ngày càng được cải thiện và đạt kết quả khả quan hơn. Việc trau dồi kiến thức tiếng Anh cho sinh viên không chỉ giúp họ đạt 7 chuẩn đầu ra theo yêu cầu mà còn trang bị cho họ phương tiện hữu hiệu để hội nhập với bạn bè quốc tế. Sinh viên là những người chủ tương lai của đất nước, tương lai đang ở trong tay họ, chính vì vậy, ngay từ bây giờ chính họ phải cố gắng học tập, lao động chăm chỉ hết mình để khi ra trường không chỉ có khả năng giao tiếp ngoại ngữ thành thạo mà có cả một vốn kiến thức vững vàng để lập nghiệp và xây dựng tương lai của chính mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BARRON’s TOEIC TEST, Lin Lougheed, Ed.D, 2009. 2. Boldt, R.F. & Ross, S.J. (1998). The Impact of Training Type and Time on TOEIC Scores. Texas: ETS 3. Cần biết gì trước khi học TOEIC http://azonecenter.wordpress.com/2010/07/16 4. TNT TOEIC, Basic Course, LORI, 2009. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan