Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng đào tạo liên tục cho cán bộ dược sĩ ở các bệnh viện tại thành phố hải...

Tài liệu Thực trạng đào tạo liên tục cho cán bộ dược sĩ ở các bệnh viện tại thành phố hải dương năm 2017

.PDF
63
366
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (KHOA Y DƯỢC (Time New R oman, hoa, đậm, 14) NGUYỄN HẢI HÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ DƯỢC SĨ Ở CÁC BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG NĂM 2017 (Time New Roman, hoa, đậm, ) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC (Time New Roman, hoa, đậm, 1 Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (KHOA Y DƯỢC (Time New R oman, hoa, đậm, 14) (Time New Roman, hoa, đậm, 14) Người thực hiện: NGUYỄN HẢI HÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ DƯỢC SĨ Ở CÁC BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG NĂM 2017 (Time New Roman, hoa, đậm, 30) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) (Time New Roman, hoa, đậm, 14) Khóa: QHY.2012 Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THÀNH TRUNG Hà Nội - 2017 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn tới ThS. Nguyễn Thành Trung, thầy Mạc Đăng Tuấn – những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em xin cảm ơn chân thành Ban lãnh đạo các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hải Dương, các cô chú, anh chị đang công tác tại Khoa Dược các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hải Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ để em thu thập số liệu cho nghiên cứu này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt 5 năm theo học tại trường. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn theo sát, chia sẻ, động viên và tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng 6 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Hải Hà DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BYT CBYT CME (Continuing medical eduction) DS Bộ Y tế Cán bộ y tế DSĐH ĐH WHO Dược sĩ đại học Đại học Tổ chức Y tế Thế giới Đào tạo liên tục Dược sĩ DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Tran g 1 Bảng 1.1 Thống kê lượng dược sĩ Đại học tại các địa phương 7 2 Bảng 1.2 Nhân lực dược trong các cơ quan quản lí Nhà nước 9 3 Bảng 2.1 Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu 17 4 Bảng 3.1 Phân bố cán bộ Dược sĩ theo giới tính và nhóm tuổi 22 5 Bảng 3.2 Độ tuổi trung bình của cán bộ Dược sĩ theo giới tính 23 6 Bảng 3.3 Trình độ chuyên môn của cán bộ Dược sĩ 23 7 Bảng 3.4 Trình độ học vị của cán bộ Dược sĩ 24 8 Bảng 3.5 Thời gian công tác trong ngành y dược và tại bệnh viện 24 9 Bảng 3.6 Hình thức lao động của cán bộ Dược sĩ 25 10 Bảng 3.7 Tỷ lệ cán bộ Dược sĩ đã được đào tạo liên tục theo giới tính 26 11 Bảng 3.8 Tỷ lệ cán bộ Dược sĩ được đào tạo liên tục theo số năm công tác tại bệnh viện 26 12 Bảng 3.9 Tỷ lệ cán bộ Dược sĩ đã được đào tạo liên tục theo hình thức lao động 26 13 Bảng 3.10 Tỷ lệ nội dung các đối tượng đã được đào tạo 27 14 Bảng 3.11 Tỷ lệ cán bộ Dược sĩ đã được đào tạo liên tục theo trình độ chuyên môn 27 15 Bảng 3.12 Tỷ lệ nội dung mà các đối tượng mong muốn đào tạo liên tục 28 16 Bảng 3.13 Thời gian tổ chức các lớp đào tạo liên tục mà đối tượng mong muốn 29 17 Bảng 3.14 Địa điểm tổ chức các lớp đào tạo liên tục mà đối tượng mong 29 muốn 18 Bảng 3.15 Nguyện vọng về kinh phí đối tượng mong muốn cho các khóa đào tạo liên tục 30 19 Bảng 3.16 Phân bố tỷ lệ cán bộ Dược sĩ đã được đào tạo liên tục theo giới tính 30 20 Bảng 3.17 Phân bố tỷ lệ cán bộ Dược sĩ đã được đào tạo liên tục 31 theo nhóm tuổi 21 Bảng 3.18 Phân bố tỷ lệ cán bộ Dược sĩ đã được đào tạo liên tục theo trình độ chuyên môn 32 22 Bảng 3.19 Phân bố tỷ lệ cán bộ Dược sĩ đã được đào tạo liên tục theo hình thức lao động 32 23 Bảng 3.20 Phân bố nhu cầu đào tạo liên tục theo các đặc trưng cá nhân 33 24 Bảng 3.21 Phân bố nhu cầu đào tạo liên tục theo trình độ chuyên môn 34 25 Bảng 3.20 Phân bố nhu cầu đào tạo liên tục theo hình thức lao động 35 DANH MỤC CÁC HÌNH STT 1 Tên hình Trang Hình 1.1 Thống kê lượng dược sĩ Đại học tại các địa phương 8 Hình 1.2 Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương 13 2 Hình 3.1 Phân bố giới tính của cán bộ Dược sĩ 21 3 Hình 3.2 Thực trạng đào tạo liên tục của cán bộ Dược sĩ 25 4 Hình 3.3 Nhu cầu đào tạo liên tục của cán bộ Dược sĩ 28 Mục lục ĐẶT VẤN ĐỀ………………………...………………………………………1 Chương 1: TỔNG QUAN……………………………..…………………….3 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.1.3. Nhân lực y tế……………………………...……………………...……3 Nguồn nhân lực……………………………...…………………………3 Nguồn nhân lực y tế………………………...………………………….4 Các loại hình nhân lực y tế……………………………………………..5 1.2. 1.2.1. 1.2.2. 1.2.3. Nhân lực dược……………………………………………..…………..5 Khái niệm nhân lực dược……………………...……………………….5 Tình hình nhân lực dược trên thế giới…………...……………………..7 Tình hình nhân lực dược tại Việt Nam……………...………………….7 1.3. 1.3.1. 1.3.2. 1.3.3. 1.3.4. Đào tạo liên tục……………………..……………......………………10 Quan niệm về đào tạo liên tục………..…………...…………………..11 Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi…..…………….11 Thời gian đào tạo liên tục……………………………………………..11 Sơ đồ tổ chức cơ sở đào tạo liên tục…………………………...……..12 1.4. Tình hình đào tạo liên tục cho dược sĩ tỉnh Hải Dương………..….12 1.4.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương…………………12 1.4.2. Tình hình đào tạo liên tục cho Dược sĩ tại tỉnh Hải Dương……...…...14 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….….16 2.1. 2.2. 2.3. 2.3.1. 2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………………...…...16 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………..16 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………16 Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………...16 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu……………………………………...…….16 2.4. 2.5. 2.5.1. 2.5.2. 2.6. Chỉ số, biến số nghiên cứu………………………………...………...17 Công cụ và quy trình thu thập thông tin…………………………...18 Công cụ thu thập thông tin…………………………………...………18 Quy trình thu thập thông tin…………………………………...……...18 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu……………………………………19 2.7. 2.8. 2.9. Các sai số và cách khắc phục……………………………………...….19 Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………...……..19 Hạn chế của nghiên cứu………………………………………...…….20 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………...….....21 3.1. Các đặc trưng cá nhân của cán bộ Dược sĩ………………………...21 3.2. Thực trạng đào tạo liên tục cho cán bộ Dược sĩ ở các bệnh viện tại thành phố Hải Dương năm 2017 ........…..……………………...….25 3.2.1. Thực trạng đào tạo liên tục……………………………………………25 3.2.2. Nhu cầu đào tạo liên tục……………………………………...……….28 3.3. Một số yếu tố liên quan tới đào tạo liên tục cho cán bộ Dược sĩ ở các bệnh viện tại Thành phố Hải Dương……………………………..…...30 Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………...……..36 4.1. Mô tả thực trạng đào tạo liên tục cho cán bộ Dược sĩ ở các bệnh viện tại thành phố Hải Dương năm 2017……..………….………...36 4.1.1. Đặc điểm của cán bộ Dược sĩ ở các bệnh viện tại thành phố Hải Dương năm 2017…………………………………………………….…...….36 4.1.2. Thực trạng đào tạo liên tục cho cán bộ Dược sĩ ở các bệnh viện tại thành phố Hải Dương năm 2017………………………………….…..37 4.1.3. Nhu cầu đào tạo liên tục của cán bộ Dược sĩ ở các bệnh viện tại thành phố Hải Dương năm 2017…………………………………………….41 4.2. Một số yếu tố liên quan tới đào tạo liên tục cho cán bộ Dược sĩ ở các bệnh viện tại Thành phố Hải Dương ………..………………...43 KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, với sự phát triển một cách nhanh chóng của các ngành khoa học kĩ thuật thì nhu cầu được cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên môn cùng các kỹ năng làm việc cho lực lượng lao động ngày càng trở nên quan trọng. Đặc biệt đối với lĩnh vực y tế là một ngành có những đặc thù riêng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, do vậy, việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế đang nhận được nhiều sự quan tâm và chú trọng đẩy mạnh. Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều thông tư, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trong việc đào tạo liên tục cho các cán bộ y tế, bao gồm: Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Quyết định về việc ban hành Chiến lược đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ y tế ban hành ngày 8/4/2014. Văn bản số 1915/BYT-K2ĐT ngày 8/4/2013 hướng dẫn các cơ sở đào tạo nhân lực y tế triển khai thực hiện Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Trong số các nguồn nhân lực y tế, nhân lực dược là một bộ phận quan trọng, bao gồm Tiến sĩ, Thạc sĩ, Dược sĩ chuyên khoa 1, Dược sĩ chuyên khoa 2, Dược sĩ Đại học, Dược sĩ trung cấp… tuy nhiên, lực lượng này phân bố chưa đồng đều tại các tỉnh, thành và số lượng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Do đó, việc phát triển số lượng, đặc biệt là chất lượng cho bộ phận này thông qua hình thức đào tạo liên tục là một vấn đề rất cần được nghiên cứu để xác định thực trạng, nhu cầu từ đó giúp đưa ra các giải pháp phù hợp để đạt được mục tiêu do Chính phủ và Bộ y tế đề ra. Bên cạnh đó, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu cụ thể về thực trạng đào tạo liên tục cho cán bộ dược sĩ tại các bệnh viện trong hệ thống y tế, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng đào tạo liên tục cho cán bộ Dược sĩ ở các Bệnh viện tại Thành phố Hải Dương năm 2017” Với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng đào tạo liên tục cho cán bộ Dược sĩ ở các Bệnh viện tại Thành phố Hải Dương năm 2017. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục cho cán bộ Dược sĩ ở các Bệnh viện tại Thành phố Hải Dương. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Nhân lực y tế 1.1.1 Nguồn nhân lực “Nguồn nhân lực” là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, phát triển khi xem con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hiện nay có rất nhiều những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực: Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc:" Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng". Theo GS.TS. Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [15]. Như vậy, nguồn nhân lực là tổng thể cả về số lượng và chất lượng của con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức – tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Thể lực là những yếu tố về sức vóc, thể trạng sức khỏe của con người phụ thuộc vào các điều kiện sinh hoạt, nghỉ ngơi, y tế, giới tính, tuổi tác… Trí lực là các yếu tố liên quan tới khả năng lao động, sáng tạo, tiếp thu… Phẩm chất đạo đức – tinh thần như tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc, khả năng thích nghi với các điều kiện lao động thay đổi… Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định [12]. Với tư cách là tiềm năng lao động của mỗi vùng, địa phương thì nguồn nhân lực chính là tài nguyên cơ bản nhất đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội. 1.1.2 Nguồn nhân lực y tế Theo định nghĩa về nguồn nhân lực y tế của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra vào năm 2006: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”. Như vậy, nguồn nhân lực y tế bao gồm cả cán bộ y tế chính thức và không chính thức (như tình nguyện viên xã hội, những người chăm sóc sức khỏe gia đình, lương y...); những người công tác trong ngành y tế và cả những ngành khác (như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp) [26]. Nguồn nhân lực này không chỉ là các cán bộ chuyên môn về y, dược mà còn bao gồm cả đội ngũ kĩ sư, cử nhân, kĩ thuật viên, những người làm công tác quản lý và nhân viên… đang tham gia các hoạt động phục vụ y tế trên khắp các cơ sở y tế từ trung ương đến cơ sở. Nguồn nhân lực này cũng bao gồm cả các nhân viên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đang làm tại các khu vực y tế công lập (bao gồm cả quân y) và khu vực y tế tư nhân. Nguồn nhân lực y tế vừa là một phần của nguồn nhân lực quốc gia, lại vừa là yếu tố cơ bản nhất trong hệ thống tổ chức y tế. Khi đề cập tới nguồn nhân lực này, cần đặt nó trong hai khái niệm cơ bản: - Khái niệm phát triển nguồn nhân lực: cần tập trung phát triển các kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực y tế nhằm hoàn thành tốt công việc cả về chuyên môn lẫn khả năng tổ chức công việc. Phát triền nguồn nhân lực y tế đặc biệt phải đi trước nhu cầu xã hội dựa trên những dự báo về nhu cầu cũng như khả năng tài chính và kỹ thuật cung ứng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng [3, 23]. - Khái niệm quản trị nguồn nhân lực: cần tạo ra một môi trường tổ chức thuận lợi và đảm bảo rằng nhân lực hoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử dụng các chiến lược nhằm xác định và đạt được sự tối ưu về số lượng, cơ cấu và sự phân bố nguồn nhân lực với chi phí hiệu quả nhất. “Mục đích chung là để có số nhân lực cần thiết, làm việc tại từng vị trí phù hợp, đúng thời điểm, thực hiện đúng công việc, và được hỗ trợ chuyên môn phù hợp với mức chi phí hợp lý” [27]. Như vậy, có thể thấy rõ, các cơ sở y tế cần có hiểu biết rõ để đưa ra những chính sách quản lí nguồn nhân lực này một cách có hiệu quả. Vì vậy, nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực cần được mọi cán bộ đặc biệt là người quản lý cơ sở y tế đó, có kiến thức và hiểu biết về công tác quản trị nguồn nhân lực [26]. 1.1.3 Các loại hình nhân lực y tế Cần nhiều loại nguồn nhân lực khác nhau để chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Nguồn lực con người quyết định toàn bộ số lượng và chất lượng các hoạt động, dịch vụ chăm sóc sức khỏe [25]. Nhân lực y tế chủ yếu là bác sĩ, dược sĩ, y tá trung học, sơ học, cử nhân y tế công cộng, điều dưỡng viên bậc đại học, các loại kỹ thuật viên từ bậc đại học trở xuống [13]. Các bậc đào tạo bao gồm: bậc nghề (dược tá, công nhân kỹ thuật y tế, hộ sinh…), bậc trung học (y sĩ, trung cấp dược, y tế dự phòng, xét nghiệm…), bậc cao đẳng (dược sĩ cao đẳng, điều dưỡng cao đẳng, kỹ thuật viên y học cao đẳng…), bậc đại học (bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ y học cổ truyền, dược sĩ đại học, cử nhân điều dưỡng, cử nhân kỹ thuật viên, cử nhân y tế công cộng…), bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú…) [1, 3]. 1.2. Nhân lực dược 1.2.1. Khái niệm nhân lực dược Nhân lực dược là một phần của đội ngũ nhân lực y tế [1]. Nhân lực dược rất đa dạng, bao gồm tất cả những người công tác trong lĩnh vực dược như: Tiến sĩ Dược học, Thạc sĩ Dược học, Dược sĩ chuyên khoa 1, Dược sĩ chuyên khoa 2, Dược sĩ Đại học, Dược sĩ trung cấp… Phạm vi làm việc của nguồn nhân lực dược: Nhân lực dược Các cơ quan quản lý Nhà nước Chuyên viên hoặc cán bộ quản lý các cơ quan thuộc bộ Y tế, sở Y tế. Chuyên viên hoặc cán bộ quán lý thuộc các bộ, sở, ban ngành có công tác liên quan đến y dược. Các đơn vị đào tạo nghiên cứu Cán bộ quản lý, giảng viên hoặc các nghiên cứu viên tại các trường đào tạo y dược. Cán bộ quản lý, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu liên quan đến chuyên môn y dược. Cơ sở khám chữa và chăm sóc sức khỏe Cán bộ quản lý hoặc chuyên viên tại các bộ phận dược/sinh hóa tại các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh. Chuyên gia về sử dụng thuốc tại bệnh viên, trung tâm truyền thông và các cơ sở khác. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh Cán bộ quản lý hoặc chuyên viên tại các cơ sở sản xuất/kinh doanh thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Chuyên gia về các lĩnh vực marketing, kinh doanh thuốc Dù công tác trong cơ sở y tế nào thì nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kĩ năng cần thiết khác là quan trọng và cần thiết. 1.2.2. Tình hình nhân lực dược trên thế giới Theo khảo sát năm 2012 của Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế về mật độ nhân lực Dược và hiệu thuốc dựa trên phân loại của ngân hàng thế giới cho thấy ở các Quốc gia có kinh tế thu nhập cao thì mật độ Dược sĩ và hiệu thuốc cao. Cơ hội và vai trò của Dược sĩ trong các Quốc gia có thu nhập cao lớn hơn so với các Quốc gia có thu nhập thấp [5]. Khảo sát nhân lực Dược cụ thể ở gần 90 Quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy mật độ DSĐH/10.000 dân có sự khác nhau đáng kể giữa các Quốc gia và vùng lãnh thổ, từ 0,02 (Somalis) đến 25,07 (Malta), trung bình là 6,02 [5]. Nhân lực Dược có sự phân bố khác nhau trong các lĩnh vực và từng khu vực lãnh thổ khác nhau. Ở châu Âu, Dược sĩ làm việc ở các hiệu thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 70%) còn ở Đông Nam Á, Dược sĩ làm việc trong lĩnh vực Công nghiệp dược chiếm tỷ lệ cao (khoảng 30%) [14]. 1.2.3. Tình hình nhân lực dược tại Việt Nam Theo thống kê của Cục quản lý Dược đến hết ngày 31/12/2010, tổng số nhân lực dược cả nước có 15.150 DSĐH và sau Đại học (nhân lực dược chưa bao gồm các cơ sở đào tạo nhân lực dược thuộc Bô y tế). Bảng 1.1 Thống kê lượng dược sĩ Đại học tại các địa phương Dược sĩ 2006 2007 2008 2009 2010 Nhu cầu 2020 DSĐH 9458 9075 12777 13846 13741 22653 DS sau ĐH 963 1089 1146 1330 1409 3800 10421 10164 13923 15176 15150 26453 1.2 1.19 1.5 1.77 1.76 Tổng Bình quân số DSĐH/vạn dân Bên cạnh đó, nhân lực dược phân bố không đồng đều giữa các tỉnh/thành, cơ quan quản lí nhà nước/cơ sở kinh doanh. Nhân lực dược tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ riêng tại 2 thành phố này đã có 7.328 DSĐH, chiếm 48.37% so với cả nước. Hình 1.1: Thống kê lượng dược sĩ Đại học tại các địa phương phương[20] 1200 1000 800 600 400 Số lượng 200 0 Đồng bằng ng sông Hồng ng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Tây Đông Trung Nguyên Nam Bộ và Bộ duyên hải miền Trung Đồng ng bằng ng sông Cửuu Long Thực tế phản ánh tình trạng mất cân đối phân bố nhân lực dược rõ rệt giữa các vùng miền,, Dược sĩ đại học tập trung đông nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng [5]. Nhiều tỉnh còn thiếu nhiều Dược sĩ đại học như như: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai,, Đắk Nông, Kon Tum, Ninh Thuận… nhiều tỉnh nhiều năm không tuyển chọn được Dược sĩ đại học. học Cho đến nay nay, nhiều bệnh viện huyện vẫn chưa có Dược sĩ đại học dẫn đến những hạn chế không nhỏ trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng [22]. Bảng 1.2 Nhân lực dược trong các cơ quan quản lí Nhà nước Số lượng Tên đơn vị Tiến sĩ Tổng Thạc sĩ DSCK1 DSCK2 DSĐH cộng Ban Lãnh đạo Sở 2 3 22 1 5 33 Phòng Quản lý dược 0 19 72 4 106 201 Phòng QLHNYDTN 0 1 7 0 19 27 0 4 28 0 29 61 0 21 91 2 202 316 0 0 7 0 73 80 Bệnh viên TW đóng trên địa bàn 0 6 12 0 25 43 Bệnh viện đa khoa tỉnh 3 58 173 2 484 720 Trung tâm (trạm) chuyên khoa tỉnh 0 5 52 2 168 227 Bệnh viện đa khoa quận, huyện 0 4 96 1 591 692 0 0 0 0 8 8 0 0 0 0 0 0 1 14 48 0 157 220 6 135 608 12 1867 2628 Thanh tra Dược Trung tâm KNDPMP Phòng y tế quận, huyện, thị xã Cán bộ hưởng lương ngân sách Cán bộ không hưởng lương ngân sách Các đơn vị khác Tổng Về chất lượng, nước ta còn thiếu nhiều nguồn nhân lực Dược có trình độ cao, bên cạnh đó là sự mất cân đối nguồn nhân lực giữa các cơ quan, các tuyến quản lý. Nguồn nhân lực Dược có trình độ cao rất hạn chế và tập trung phần lớn ở tuyến Trung ương: viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo [5]. Dược sĩ trung học và dược tá phân bố chủ yếu ở địa phương [2]. 1.3. Đào tạo liên tục Hiện nay, với sự phát triển không ngừng nghỉ các ngành khoa học-kĩ thuật cùng nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao thì sự cần thiết việc đào tạo liên tục cho đội ngũ nhân lực y tế là không thể bàn cãi. Các tổ chức, cơ quan y tế trên khắp thế giới cũng như Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm tăng cường, đẩy mạnh việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Trên thế giới: - Năm 1984: WHO khuyến nghị các nước đào tạo liên tục - Năm 1993: Đẩy mạnh đào tạo liên tục (CME) - Năm 2003: Chuyển hướng đào tạo liên tục về chất (CPD) Tại Việt Nam: - Trước năm 1990: Bồi dưỡng cán bộ y tế - Từ năm 1990: Ban đào tạo liên tục ở trung ương và các tỉnh (NCEB/PCEB) hỗ trợ của 03/SIDA - Ngày 28/5/2008: TT 07/2008-TT-BYT 9/8/2013, TT 22/2013/TT-BYT thay thế TT07 1.3.1. Quan niệm về đào tạo liên tục Theo thông tư số 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 09/08/2013 hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế có quy định: “Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục; phát triển nghề nghiệp liên tục; đào tạo chuyển giao kĩ thuật, đào tạo chỉ đạo tuyến và những khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế không thuộc hệ thống bắng cấp quốc gia.” 1.3.2. Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi - Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian đào tạo liên tục được tính theo chương trình. - Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về chuyên môn y tế. - Nghiên cứu khoa học, hướng dẫn luận án, luận văn; viết báo khoa học được công bố. - Biên soạn giáo trình, giảng viên không chuyên. - Hình thức đào tạo liên tục tại khoản 1 phải có chương trình và tài liệu được phê duyệt. 1.3.3. Thời gian đào tạo liên tục - Người hành nghề khám, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết trong 2 năm liên tiếp. - Người đang làm việc tại các cơ sở y tế ngoài lĩnh vực khám, chữa bệnh phải tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp.. - Cán bộ y tế tham gia các hình thức đào tạo liên tục khác được cộng dồn để tính thời gian đào tạo liên tục. 1.3.4. Sơ đồ tổ chức cơ sở đào tạo liên tục Bộ Y tế CÁC TRƯỜNG ĐH, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP Y TẾ (MÃ A) Các bệnh viện ĐK, chuyên khoa tuyến tỉnh BỆNH VIỆN, VIỆN NC TW (MÃ B) TT Y tế dự phòng tỉnh TT kiểm nghiệm Dược phẩm SỞ Y TẾ (MÃ C) Y TẾ CÁC BỘ, NGÀNH Chi cục Dân số và KHHGĐ tỉnh Đơn vị Y tế khác, …
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan