Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng công tác chăm sóc hậu môn nhân tạo của điều dưỡng cho người bệnh sau ...

Tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc hậu môn nhân tạo của điều dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo tại bệnh viện k tam hiệp năm 2022

.PDF
40
1
105

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THỊ HẬU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC HẬU MÔN NHÂN TẠO CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT HẬU MÔN NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN K TAM HIỆP NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THỊ HẬU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC HẬU MÔN NHÂN TẠO CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT HẬU MÔN NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN K TAM HIỆP NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Công Trình NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học và quý Thầy/ Cô giáo các Khoa/ Trung tâm của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu dắt, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường. - Ban Giám Đốc Bệnh viện, Ban lãnh đạo và nhân viên y tế Bệnh viện K Tam Hiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thiện được chuyên đề. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến: - ThS. Nguyễn Công Trình, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn làm chuyên đề, đã tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này. - Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Phạm Thị Hậu ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, chuyên đề này do chính tôi trực tiếp thực hiện dưới sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Các số liệu và thông tin trong chuyên đề hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ chuyên đề nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này! Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Phạm Thị Hậu iii MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm chăm sóc điều dưỡng.............................................................. 3 1.1.2. Định nghĩa hậu môn nhân tạo .................................................................. 3 1.1.3. Kỹ thuật làm hậu môn nhân tạo ............................................................... 3 1.1.4. Chăm sóc hậu môn nhân tạo cho người bệnh ........................................... 6 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 10 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 10 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................... 13 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................ 16 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp ................................................. 16 2.2. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo tại Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp năm 2022. ....................................................... 16 2.2.1. Đặc điểm thông tin chung của ĐTNC .................................................... 17 2.2.2. Thực trạng chăm sóc của điều dưỡng đối với người bệnh sau phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo. ..................................................................................... 18 Chương 3: BÀN LUẬN......................................................................................... 19 3.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo của điều dưỡng viên ......................................................................................................... 19 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo của người điều dưỡng ................................................... 22 3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 22 3.2.2. Khó khăn, tồn tại ................................................................................... 23 iv 3.3. Các giải pháp để khắc phục ......................................................................... 24 3.3.1. Đối với Bệnh viện ................................................................................. 24 3.3.2. Đối với người điều dưỡng ..................................................................... 25 3.3.3. Đối với người bệnh và gia đình người bệnh ........................................... 25 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 26 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NB Người bệnh HMNT Hậu môn nhân tạo CS Chăm sóc vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu....................................................... 17 Bảng 2.2. Chăm sóc giảm nhẹ về thể chất .............................................................. 18 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hậu môn nhân tạo là sự mở thông có mục đích của đường tiêu hóa ra da ở thành bụng trước. Hậu môn nhân tạo được tạo ra chủ yếu ở đoạn xa của ruột non (hồi tràng) được gọi là hậu môn nhân tạo hồi tràng và ở ruột già được gọi là hậu môn nhân tạo đại tràng. Các chất tiêu hóa, nước, phân sẽ đi qua lỗ mở thông này ra ngoài theo từng đợt, thường có dạng sệt hoặc khuôn tùy theo tính chất giải phẫu, sinh lý. Hậu môn nhân tạo có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy theo giai đoạn của bệnh và vị trí của khối u [2]. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 2 triệu người bệnh phải mang hậu môn nhân tạo vì nhiều bệnh lý khác nhau như: ung thư, viêm hoại tử hậu môn trực tràng, viêm chít hẹp hậu môn…Tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm có khoảng 100 người phải mang hậu môn nhân tạo tạm thời hoặc vĩnh viễn. Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ có HMNT ở NB ung thư đại trực trang tại Việt Nam, nhưng HMNT rất thường gặp ở NB ung thư đại trực tràng. Đặc biệt, HMNT hay gặp ở những trường hợp ung thư trực tràng trung bình hoặc thấp, những NB ung thư đại trực tràng có viêm phúc mạc do thủng, bán tắc ruột, tắc ruột hoặc áp xe quanh u… [2]. Phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo là kỹ thuật không quá phức tạp nhưng việc chăm sóc hậu môn nhân tạo sau phẫu thuật lại đóng một vai trò quan trọng rất lớn vào sự thành công của phương pháp này. Sau phẫu thuật, chăm sóc của điều dưỡng về hậu môn nhân tạo cho người bệnh là việc làm cần thiết để phát hiện sớm những biến chứng và tránh làm tổn thương niệm mạc của hậu môn nhân tạo. Không chỉ vậy, trong quá trình chăm sóc người bệnh, người điều dưỡng còn tư vấn giáo dục sức khỏe để người bệnh có thể tự chăm sóc hậu môn nhân tạo khi họ xuất viện về nhà [1]. Việc phải mang HMNT làm thay đổi đáng kể cuộc sống của NB. Các tác động tiêu cực của HMNT với NB về mặt thể chất, tâm lý và xã hội đã được mô tả trong nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Các nghiên cứu đều cho thấy có mối liên quan rõ ràng giữa HMNT với sự suy giảm của chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc hậu môn nhân tạo đúng cách. 2 Bệnh viện K là một trong những trung tâm ung thư lớn của Việt Nam, do đó số lượng NB số lượng NB mang HMNT là không nhỏ. Để cung cấp thêm những cơ sở khoa học trong thực hành chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện K về có đặt HMNT tôi tiến hành chuyên đề “Thực trạng công tác chăm sóc hậu môn nhân tạo của điều dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo tại Bệnh viện K Tam Hiệp năm 2022” với các mục tiêu sau. 1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc hậu môn nhân tạo của điều dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật tại Bệnh viện K Tam Hiệp năm 2022 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc hậu môn nhân tạo của điều dưỡng tại Bệnh viện K Tam Hiệp. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm chăm sóc điều dưỡng Theo thông tư số 31/2021 TT-BYT về quy định hoạt động của điều dưỡng trong bệnh viện năm 2021 thì Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe 1.1.2. Định nghĩa hậu môn nhân tạo Hậu môn nhân tạo là sự mở thông có mục đích của đường tiêu hóa ra da ở thành bụng trước. HMNT được tạo ra chủ yếu ở đoạn xa của ruột non (hồi tràng) được gọi là HMNT hồi tràng và ở ruột già được gọi là HMNT đại tràng. Các chất tiêu hóa, nước, phân sẽ đi qua lỗ mở thông này ra ngoài theo từng đợt, thường có dạng sệt hoặc khuôn tùy theo tính chất giải phẫu, sinh lý 1.1.3. Kỹ thuật làm hậu môn nhân tạo *Nguyên tắc: Nguyên tác căn bản của hậu môn nhân tạo là tạo ra sự dính giữa thành đại tràng và da thành bụng. Cả hai phía của hậu môn nhân tạo phải được tưới máu tốt. Đoạn đại tràng được đưa ra làm hậu môn nhân tạo không căng, không xoắn. Thành bụng phải được khâu kín với thành đại tràng để cho dịch phân không trào ngược vào khoang bụng. *Đặc điểm của hậu môn nhân tạo bình thường Hậu môn nhân tạo khỏe mạnh có màu đỏ chỉ ra rằng nó được cung cấp máu tốt. Bề mặt niêm mạc thường là ẩm và mềm tương tự như là mô ở trong miệng. Bởi vì đường tiêu hóa và đường niệu không có dây thần kinh cảm giác do đó hậu môn nhân tạo không có cảm giác. 4 *Vị trí làm hậu môn nhân tạo Vị trí giữ vai trò quan trọng việc chăm sóc hậu môn nhân tạo sau mổ, nên được xác định trước phẫu thuật. Vị trí tốt nhất được xác định dựa vào tất cả tư thế đừng, nằm, ngồi xổm nhằm kiểm tra sự thuận lợi cho việc đặt túi phân. Miệng hậu môn nhân tạo phải nằm xa các gờ xương, các nếp nhăn da, các vết sẹo. Theo kinh điển vị trí của một miệng hậu môn nhân tạo là nằm trên giao điểm của đường nối gai chậu trước trên với rốn và bờ ngoài cơ thẳng to. Một hậu môn nhân tạo lý tưởng phải nằm gần đường giữa hơn và hơi lên cao hơn. Hình 1.1. Vị trí làm hậu môn nhân tạo *Phân loại hậu môn nhân tạo Tùy theo vị trí của đoạn đại tràng được đưa ra làm hậu môn nhân tạo mà có những tên goi khác nhau như: Hậu môn nhân tạo đại tràng Sigma, hậu môn nhân tạo đại tràng xuống, hậu môn nhân tạo đại tràng ngang… Tùy theo thời gian sử dụng mà hậu môn nhân tạo được gọi là vĩnh viễn hay tạm thời. Hậu môn nhân tạo vĩnh viễn là hậu môn nhân tạo mà người bệnh mang cho đến lúc chết. Hậu môn nhân tạo này được chỉ định trong ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối trong phẫu thuật Miles. Hậu môn nhân tạo tạm thời là những hậu môn nhân tạo chỉ tồn tại trong thời gian nhất định và được đóng lại sau một thời gian sử dụng. Loài này được chỉ định trong nhiều loại bệnh lý như: Vết thương đại trang, trực trang, cắt bỏ đoạn đại tràng phía dưới, giải quyết tình trạng tắc do khối u gây nên, chuẩn bị cho một phẫu thuật đại tràng phía dưới. Tùy thuộc vào kỹ thuật 5 đưa đoạn đại tràng ra làm hậu môn nhân tạo mà có các kiểu hậu môn nhân tạo như: Hậu môn nhân tạo kiểu bên, hậu môn nhân tạo kiểu tận. *Biến chứng của hậu môn nhân tạo Theo nghiên cứu của Mirelman tỷ lệ biến chứng chung của hậu môn nhân tạo kiểu bên là 14,8%, kiểu một đầu tận là 13,2% và kiểu 2 đầu tận là 7,3%. Miller B. J cho thấy có 9% biến chứng trên những hậu môn nhân tạo một đầu tận và 15% hậu môn nhân tạo kiểu bên. Nghiên cứu hồi cứu và mô tả cắt ngang trong thời gian từ 2015-2019, BV Bình Dân có 406 trường hợp được làm hậu môn nhân tạo. Nam có 227, nữ có 179, tuổi trung bình 56,8. Trong số này có 63 trường hợp bị biễn chứng chiếm tỷ lệ 15,2%. Có 8 loại biến chứng sớm trong đó nguy hiểm nhất là hở HMNT gây viêm phúc mạc và rất hiếm gặp là đưa lộn đầu ruột già phía dưới ra ngoài trong khi đầu trên lại bít lại. Biến chứng muộn là HMNT sa ra ngoài và sổ bụng quanh HMNT. hầu hết các biến chứng liên quan đến HMNT là do lỗi kỹ thuật. Cần tuân thủ nguyên tắc mổ và theo dõi bn trong thời gian nằm viện cũng như tái khám định kỳ để xử trí kịp thời biến chứng [3]. Các biến chứng sớm hay gặp: Chảy máu tại chỗ rạch mở đại tràng; chảy máu trong ổ bụng; hoại tử đoạn đại tràng; viêm phúc mạc; nhiễm trùng; áp xa quanh hậu môn; tụt hậu môn nhân tạo vào bên trong. Hình 1.2. Viêm tấy da quanh hậu môn nhân tạo 6 Các biến chứng khác: Thoát vị quanh hậu môn nhân tạo; tắc ruột; sa ruột qua lỗ hậu môn nhân tạo; rối loạn chức năng hậu môn nhân tạo; hậu môn bị thu hẹp. Hình 1.3. Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo 1.1.4. Chăm sóc hậu môn nhân tạo cho người bệnh Khi chăm sóc hậu môn nhân tạo cho người bệnh, người điều dưỡng cần phải xác định được tác động mạnh và nghiêm trọng nhất đối với người bệnh có phẫu thuật mang hậu môn nhân tạo là sang chấn về tâm lý. Do đó người điều dưỡng phải thông báo cho người bệnh trước và giải thích cho người bệnh hiểu được sự cần thiết phải làm hậu môn nhân tạo. Người điều dưỡng cần có tư vấn tốt về tâm lý cho người bệnh trước và sau khi phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo. *Mục tiêu chăm sóc: Giúp người bệnh thay túi đựng phân sau mỗi lần hậu môn nhân tạo bài tiết ra phân. Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng để xử lý kịp thời Chăm sóc phần da quanh hậu môn nhân tạo: rửa da bằng các dung dịch vệ sinh sau đó thấm khô sau mỗi lần thay túi dán Hậu môn nhân tạo. Cung cấp dinh dưỡng và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh theo đúng phác đồ điều trị. Không để người bệnh tự ý ăn uống không điều độ, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,... 7 Hướng dẫn người bệnh có hậu môn nhân tạo vĩnh viễn có thể tự chăm sóc được hậu môn nhân tạo khi được ra viện về nhà. Hình 1.4. Người bệnh tự thay túi dán hậu môn nhân tạo Hướng dẫn, tư vấn giáo dục sức khỏe để người bệnh có thể hòa nhập và sinh hoạt được bình thường khi người bệnh ra viện, nhất là về vấn đề tâm lý. *Chăm sóc sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo: Sau phẫu thuật, phân chảy qua chỗ mở hồi tràng lỏng liên tục từ 1-1.5 lít. Túi đựng phân nên làm sạch mỗi 1-2 giờ trong thời đầu, nếu dịch phân qua 1500ml/24h là nhiều. Đánh giá màu sắc của hậu môn nhân tạo: quan sát màu của hậu môn nhân tạo có màu đỏ tươi và ẩm ướt. Một số lượng máu ít chảy từ hậu môn nhân tạo có nghĩa cấp máu tốt. Sự phù nề ở hậu môn nhân tạo giảm dần sau 5-7 ngày và giảm kích thước từ 6-8 tuần. Hình dạng cũng thay đổi khi có nhu động. Hậu môn nhân tạo có ít dịch và chất nhày vào ngày đầu tiên, khi có nhu động ruột thì hơi và phân chảy ra ngoài thường vào ngày thứ 2 đến thứ 4. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh: Người bệnh sau phẫu thuật trong vào 24h đầu cần được thường xuyên theo dõi dấu hiệu sinh tồn 2h/1 lần. Ở những ngày tiếp theo việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn cần được thực hiện thường quy ngày 2 lần ở những người bệnh ổn định để phát hiện sớm những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật. Chăm sóc về vệ sinh: Người bệnh sau phẫu thuật được người điều dưỡng chăm sóc về vệ sinh cá nhân, vệ sinh tại vị trí đặt hậu môn nhân tạo. Việc tuân thủ 8 thực hiện chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh được người điều dưỡng thực hiện nhằm phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và đảm bảo sự thoải mái cho người bệnh. Chăm sóc về dinh dưỡng: Dinh dưỡng là quan trọng đối với sức khoẻ và quá trình lành bệnh của người bệnh sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo. Trong 2 tuần đầu sau mổ, người bệnh cần hạn chế chất xơ do chỗ đặt hậu môn nhân tạo vẫn còn sưng và đau. Sau khi được phép của thầy thuốc, người bệnh dần dần có thể ăn trở lại mọi thức ăn. Những người có hậu môn nhân tạo vẫn ăn được chế độ ăn thông thường, tuy nhiên, mức độ chấp nhận của cơ thể khác nhau tuỳ cơ địa mỗi người. Người bệnh cần ăn nhiều bữa trong ngày. Người bệnh có hậu môn nhân tạo nên ăn 3 bữa trở lên trong ngày. Các bữa ăn nhỏ thường xuyên sẽ tốt cho cơ thể người bệnh hơn và ít tạo khí hơn. Người bệnh sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo cân phải nhai kỹ thức ăn để tiêu hoá được dễ dàng. Ăn quá nhiều một loại thức ăn nào cũng đều có thể không tốt. Vì vậy, người bệnh ăn các thức ăn với lượng vừa phải, ăn chậm để nhai kỹ và tiêu hoá tốt. Nếu một loại thức ăn mới nào đó khiến cơ thể người bệnh khó chịu, hãy ngưng ăn trong vài tuần và thử lại sau đó. Uống nhiều nước mỗi ngày. Người bệnh có thể bị mất nước trong cơ thể khi đặt hậu môn nhân tạo. Vì vậy, người điều dưỡng trong quá trình chăm sóc phải đảm bảo cơ thể người bệnh luôn đầy đủ nước. Các bệnh nhân mất đoạn ruột già dài sẽ cảm nhận thấy bị mất nhiều dịch hơn – đó là do phần lớn dịch tiêu hoá được hấp thụ ở ruột già. Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thức phẩm có thể sinh khí và mùi nhiều như: Táo, chuối, nho, dưa hấu, bông cải xanh, cải bruxen; Cải bắp, súp lơ, củ cải, bắp, dưa chuột, măng tây; Đậu khô, tiêu xanh. Hành, sản phẩm từ trứng, sữa; Thức ăn nhiều dầu mỡ, nước uống có ga, bia. *Quy trình thay túi dán hậu môn nhân tạo Đem dụng cụ đến bên giường người bệnh, báo và giải thích cho người bệnh. Cho người bệnh nằm nghiêng về phía hậu môn nhân tạo để phân không tràn vào vết mổ. Đặt tấm lót dưới hậu môn nhân tạo. Kê bồn hạt đậu dưới hậu môn nhân tạo để hứng phân. Sát khuẩn tay nhanh và mang găng tay sạch. 9 Gỡ túi đựng phân, quan sát và đánh giá tính chất phân, số lượng phân, phân, gom tất cả lại gọn gàng và bỏ vào túi rác y tế.Tháo bỏ găng tay. Mang găng tay sạch mới. Mở mâm vô trùng và sắp xếp lại dụng cụ trong mâm. Rửa niêm mạc hậu môn nhân tạo bằng nước muối sinh lý vô trùng từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ cao xuống thấp, lau khô hậu môn nhân tạo bằng cách dùng gạc chấm nhẹ lên niêm mạc ruột và xoay nhẹ lên hậu môn nhân tạo (chú ý: không làm tổn thương niêm mạc, không sử dụng dung dịch có màu hay dung dịch oxy già rửa lên niêm mạc hậu môn nhân tạo vì sẽ làm mất màu thật của niêm mạc hay gây tổn thương niêm mạc), không lau khô, không sát trùng. Nếu còn phân trên miệng hậu môn nên dùng vải thưa lấy sạch trước khi rửa niêm mạc hậu môn. Rửa da xung quanh chân hậu môn nhân tạo bằng nước muối sinh lý, từ chân hậu môn nhân tạo rộng ra 5cm. Dùng gạc lau khô da. Sát trùng da xung quanh chân hậu môn nhân tạo rộng ra 5cm. Nếu có rôm lở da thì không dùng dung dịch cồn. Điều dưỡng bôi chất ngừa rôm lở da nếu thay băng bằng túi tự tạo. Nếu thay băng bằng túi dán thì nên sử dụng dung dịch sát trùng bay hơi nhanh để da thật khô mới được dán túi. Đo túi hậu môn (chú ý: rìa miệng túi phải cách niêm mạc ruột 1 – 2cm) – vẽ và cắt túi theo kích thước đã đo. Đặt bồn hạt đậu qua một bên, gấp tấm lót dưới hậu môn nhân tạo che lại phần bị ướt. Dán túi đựng phân, nếu người bệnh đi đứng được thì đặt túi theo chiều dọc thành bụng, nếu người bệnh nằm thì đặt túi theo chiều ngang, nếu người bệnh đi và nằm bằng nhau nên đặt túi xéo xuống chân một góc 450. Lấy bồn hạt đậu hứng phân để vào tầng dưới xe dụng cụ, gấp gọn tấm lót dưới hậu môn nhân tạo cho vào túi rác y tế. Tháo găng tay sạch cho vào túi rác y tế. Cho người bệnh nằm thoải mái, báo cho người bệnh biết việc đã xong. Thu dọn và xử lý dụng cụ. Ghi hồ sơ: tình trạng niêm mạc, số lượng phân, màu sắc phân, tình trạng da chung quanh hậu môn nhân tạo, những than phiền của người bệnh. 10 Hình 1.5. Các bước thay túi dán hậu môn nhân tạo 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Sahar A Abdelmohsen đã nghiên cứu hiệu quả của can thiệp giáo dục về chăm sóc hậu môn nhân tạo cho người bệnh năm 2020. Tuổi trung bình ± SD của mẫu nghiên cứu là 35,6 ± 14,4 tuổi; người tham gia nghiên cứu tỷ lệ phần trăm tuổi cao nhất trong nghiên cứu của họ từ 31 đến 40 tuổi. Nam giới có sử dụng hậu môn nhân tạo trong nghiên cứu nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ (63,3%) là nam giới. Tác giả cũng chỉ ra rằng có tới 90% người bệnh mang hậu môn nhân tạo có liên quan đến các bệnh lý ác tính như ung thư đại trực tràng. Qua can thiệp giáo dục sức khỏe cho người bệnh Sahar A Abdelmohsen thấy rằng có sự khác biệt giữa người bệnh mang hậu môn nhân tạo được can thiệp giáo dục sức khỏe và người bệnh không được can thiệp giáo dục sức khỏe. Điều này cho thấy rằng người bệnh sau phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo cần được điều dưỡng viên giáo dục sức khỏe cho họ về chế độ vệ sinh, luyện tập, chăm sóc túi dán hậu môn nhân tạo, chế độ dinh dưỡng và đặt biệt là tâm lý [5]. Theo Ahide Ayik (2020) đã tiến hành nghiên cứu 572 người bệnh được chăm sóc hậu môn nhân tạo từ các điều dưỡng từ năm 2013 đến 2017. Tác giả đã thu được kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 59,1 tuổi (độ lệch chuẩn [SD], 13,86), và phần lớn bệnh nhân là nam (302 bệnh nhân; 52,8%), đã kết hôn (454; 11 79,4%) và tạm thời (438; 76,6%) cắt đoạn cuối đại tràng (253; 44,2%). Một hoặc nhiều biến chứng phát triển ở 323 bệnh nhân (56,5%) trong thời kỳ đầu và ở 207 bệnh nhân (36,2%) trong thời kỳ muộn. Các biến chứng thường gặp nhất trong thời kỳ đầu là viêm da tiếp xúc do kích ứng nhu động ruột (PICD) (181; 31,6%) và tách lớp niêm mạc (135; 23,6%). PICD cũng là biến chứng thường gặp nhất trong giai đoạn muộn (149; 26%). Nguy cơ PICD cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể> 24,9 kg / m2 (tỷ lệ chênh lệch [OR] = 1,547), những người đã cắt hồi tràng (OR = 1,654), hoặc cắt bỏ tử cung tạm thời (OR = 1,728). Các biến số liên quan đến tăng nguy cơ tách lớp niêm mạc bao gồm các trở ngại đối với việc chăm sóc hậu môn nhân tạo (OR = 2,222), hậu môn bị cắt bỏ (OR = 2,171), và chiều cao của hậu môn nhân tạo <10 mm (OR = 1,94). Từ đó có thể thấy được vai trò rất quan trọng của người điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo là phải phòng ngừa và phát hiện ra sớm các biến chứng của người bệnh để có biện pháp can thiệp điều trị hiệu quả [9]. Trong nghiên cứu của Qian Huang và cộng sự năm 2021 tại Trung Quốc với tống số 119 bệnh nhân nhập viện và phẫu thuật cắt đại tràng vĩnh viễn và đặt hậu môn nhân tạo do ung thư trực tràng từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019 được thu thập làm đối tượng nghiên cứu và được chia thành nhóm chứng (n = 57) và nhóm quan sát (n = 62) dựa trên thời gian nhập năm viện của họ. Một nhóm được chăm sóc thông thường bởi các điều dưỡng viên (nhóm chứng) và một nhóm được chăm sóc toàn diện bởi các điều dưỡng viên (nhóm quan sát). Hiệu quả bản thân, khả năng tự chăm sóc, chất lượng cuộc sống, tình trạng tâm lý và các biến chứng trong vòng 6 tháng sau khi xuất viện của cả hai nhóm đều được so sánh. Kết quả: Cả hai nhóm đều tăng điểm về hiệu quả bản thân, điểm số chiều và tổng điểm về khả năng tự chăm sóc bản thân sau can thiệp cao hơn so với trước can thiệp ( P <0,05 ), và chỉ số của nhóm quan sát sau can thiệp là có ý nghĩa cao hơn so với nhóm chứng ( P <0,05). Hai nhóm đã tăng đáng kể điểm SF-36 của mỗi chiều sau can thiệp so với trước can thiệp (P <0,05), và nhóm quan sát có điểm SF-36 cao hơn nhóm chứng sau can thiệp (P <0,05). Hai nhóm có điểm SAS và SDS tăng sau can thiệp so với trước can thiệp (P <0,05), và nhóm quan sát có điểm SAS và SDS cao hơn đáng kể so với nhóm chứng (P <0,05). Tỷ lệ biến chứng trong vòng 6 tháng sau khi xuất viện ở nhóm quan sát rõ ràng là thấp hơn so với nhóm chứng ( P 12 <0,05 ). Qua đó tác giả đi đến kết luận Mô hình chăm sóc toàn diện người bệnh sau phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo cải thiện hiệu quả khả năng chăm sóc và hiệu quả tự chăm sóc bản thân của bệnh nhân, do đó thúc đẩy chất lượng cuộc sống và trạng thái tâm lý tốt hơn, đồng thời giảm tỷ lệ biến chứng sau khi xuất viện một cách hiệu quả [7] [9]. Tương tự trong nghiên cứu của Saifen Yu và cộng sự năm 2021 về tác dụng của chăm sóc toàn diện tâm lý cảm xúc, phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo. Tác giả nghiên cứu từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 2 năm 2020, tổng số 60 bệnh nhân ung thư đại trực tràng trải qua phẫu thuật cắt đại tràng tại bệnh viện. Chia số người bệnh thành 2 nhóm. Hai nhóm bệnh nhân được so sánh về phục hồi sau phẫu thuật, biến chứng, cảm xúc tâm lý bất lợi, khả năng tự chăm sóc, chất lượng cuộc sống và sự hài lòng của điều dưỡng. Kết quả: Thời gian kiệt sức, ăn vào và phục hồi âm ruột ở nhóm nghiên cứu sớm hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu có tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật thấp hơn đáng kể, thang điểm tự lo lắng (SAS) và thang điểm tự trầm cảm (SDS) khi xuất viện thấp hơn và khả năng tự chăm sóc trung bình cao hơn so với nhóm chứng, cũng như chất lượng cao hơn. của điểm số cuộc sống và sự hài lòng của điều dưỡng. Từ kết quả nghiên cứu tác kết luận can thiệp chăm sóc toàn diện có thể thúc đẩy sự phục hồi sau phẫu thuật của bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau khi cắt đại trực tràng đặt hậu môn nhân tạo, giải tỏa cảm xúc tiêu cực của họ, giảm biến chứng sau phẫu thuật, cải thiện chất lượng cuộc sống và sự hài lòng của điều dưỡng, tất cả đều quan trọng và làm cho loại hình chăm sóc này đáng được khuyến khích trong thực hành lâm sàng [4]. Trong nghiên cứu của Jie Hu và cộng sự từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 2 năm 2019, tổng số 164 bệnh nhân đã trải qua điều trị phẫu thuật tại bệnh viện đã được chọn làm đối tượng nghiên cứu. Theo đó, 86 bệnh nhân được can thiệp điều dưỡng chất lượng cao (nhóm nghiên cứu, RG), và 78 bệnh nhân khác được can thiệp điều dưỡng thường quy (nhóm chứng, CG). Thời gian nằm viện, chi phí và tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật được so sánh giữa hai nhóm. Sau khi phẫu thuật, chức năng tiêu hóa, cảm xúc tiêu cực, đau sau phẫu thuật, chất lượng cuộc sống, sự hài lòng của điều dưỡng, và điểm ESCA và PSQI được so sánh giữa hai nhóm. Kết quả: Thời gian nằm viện ngắn hơn đáng kể và chi phí ở bệnh nhân RG thấp hơn rõ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan