Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng chế độ tập luyện của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại...

Tài liệu Thực trạng chế độ tập luyện của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2022

.PDF
48
1
82

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHAN THỊ TOÀN THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Nam Định - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHAN THỊ TOÀN THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG TUẤN ANH Nam Định - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, gia đình và bạn bè. Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới: TS. Trương Tuấn Anh là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I khóa 9 những người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Phan Thị Toàn ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Phan Thị Toàn Học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I, khóa 9, chuyên ngành Nội người lớn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn của TS. Trương Tuấn Anh. Các nội dung, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình. Trường Đại học điều dưỡng Nam Định không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền, tác quyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Phan Thị Toàn iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………….v DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ……………………………………………vi ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 3 1.1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường type 2 ........................................ 3 1.1.2. Tình hình đái tháo đường type 2 trên thế giới ................................... 3 1.1.3. Tình hình đái tháo đường type 2 tại Việt Nam .................................. 4 1.1.4. Tự chăm sóc ở người bệnh đái tháo đường type 2............................. 5 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 6 1.2.1. Tổng quan về hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 6 1.2.2. Lợi ích của hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 ... 7 1.2.3. Cường độ hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 ..... 8 1.2.4. Nguy hiểm của các hoạt động thể lực không thích hợp với người bệnh đái tháo đường type 2 ................................................................................. 9 1.2.5. Thực trạng hoạt động thể lực ở người bệnh Đái tháo đường type 2. 10 1.2.6. Các yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực ở người bệnh Đái tháo đường type 2 ....................................................................................................... 12 Chương II: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .................................. 14 2.1. Tổng quan về địa bàn thực tế ............................................................. 14 2.2. Thực trạng chế độ tập luyện ở người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện ............................................................................................. 14 2.2.1. Phương pháp thực hiện ................................................................... 14 2.2.2. Kết quả ........................................................................................... 17 Chương III: BÀN LUẬN ......................................................................... 22 3.1. Thực trạng hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu .................... 22 iv 3.2. Một số giải pháp đảm bảo chế độ tập luyện cho người bệnh .............. 28 3.2.1. Đối với người bệnh ......................................................................... 28 3.2.2. Đối với cán bộ y tế ......................................................................... 28 KẾT LUẬN.............................................................................................. 29 KHUYẾN NGHỊ ........................................ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 1 PHỤ LỤC v DANH MỤC VIẾT TẮT ĐTĐ Đái tháo đường GPAQ Global Physical Activity Questionaire HĐTL Hoạt động thể lực IDF Liên đoàn Đái tháo đường thế Giới WHO Tổ chức Y tế Thế Giới vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2. 1. Thời gian trung bình các hoạt động thể lực.............................. 18 Bảng 2. 2. Thời gian hoạt động tĩnh tại..................................................... 19 Bảng 2. 3. Thời gian hoạt động trung bình của người bệnh ...................... 19 Bảng 2. 4. Mức độ hoạt động thể lực của người bệnh đái tháo đường ...... 20 Bảng 2. 5. Một số rào cản đối với HĐTL của đối tượng nghiên cứu ........ 20 Biểu đồ 2. 1. Tham gia các hoạt động thể lực hàng ngày .......................... 18 Biểu đồ 2. 2. Thời gian hoạt động tĩnh tại theo giới ở người bệnh ĐTĐ ... 19 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là một trong những bệnh mạn tính không lây, liên quan đến dinh dưỡng và lối sống, có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới [1]. Theo WHO, năm 2014 có 8,5% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường. Năm 2016, bệnh tiểu đường là nguyên nhân trực tiếp của 1,6 triệu ca tử vong [2]. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao về người bệnh ĐTĐ. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường, chiếm tỷ lệ 5,5% dân số. Trong đó, hầu hết các bệnh nhân thuộc nhóm bệnh đái tháo đường type 2 [3]. Theo WHO hoạt động thể lực được định nghĩa là bất kỳ chuyển động cơ thể nào được tạo ra bởi cơ xương cần chi tiêu năng lượng. Việc áp dụng và duy trì hoạt động thể lực là trọng tâm quan trọng để quản lý đường huyết và sức khỏe tổng thể ở những người mắc bệnh tiểu đườn. Nhiều nghiên cứu đã liên tục chứng minh rằng việc áp dụng các hoạt động thể lực có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2 [4], [5]. Lợi ích rèn luyện sức đề kháng cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm cải thiện kiểm soát đường huyết, kháng insulin, khối lượng mỡ, huyết áp, sức mạnh và khối lượng cơ thể gầy. Hoạt động thể lực không chỉ có lợi với kiểm soát đường huyết, mà có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh ĐTĐ type 2, còn có ảnh hưởng tích cực tới huyết áp, tai biến tim mạch, tử vong, và chất lượng cuộc sống [6]. Tuy nhiên, HĐTL của người bệnh ĐTĐ type 2 đang ở mức thấp. Một nghiên cứu gần đây ở Ethiopia cho thấy 61,3% người bệnh ĐTĐ tuyp II không tuân thủ các khuyến nghị hoạt động thể chất [6]. Tại Việt Nam theo khảo sát tại Đà Nẵng tỷ lệ người bệnh ĐTĐ tuýp II hoạt động thể lực chưa đủ là 53,7% [7], tại Thái Nguyên có tới 84,15% người bệnh ĐTĐ tuýp II chưa hoạt động thể lực đủ theo khuyến cáo, thậm chí con số này ở Bắc Cạn là 92,4% [8]. Nguyên tắc điều trị và chăm sóc người bệnh đái tháo đường bao gồm thay đổi 2 lối sống lành mạnh và dùng thuốc. Trong đó, thay đổi lối sống như hoạt động thể lực là vô cùng quan trọng, ít tốn kém và hiệu quả. Mặc dù hoạt động thể lực có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh ĐTĐ tuýp II, tuy nhiên như đề cập ở trên nghiên cứu cho thấy người bệnh chưa hoạt động thể lực đủ theo khuyến cáo. Điều này một phần cho thấy hoạt động thể lực ở người bệnh Đái tháo đường type 2 đang là một vấn đề cần quan tâm hơn nữa. Đặc biệt với vai trò của người Điều dưỡng, việc tìm hiểu hoạt động thể lực ở người bệnh Đái tháo đường type 2 là cần thiết giúp Điều dưỡng có kế hoạch và can thiệp chăm sóc phù hợp nhất góp phần kiểm soát, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra ở người bệnh. Hiện tại các báo cáo về tình trạng hoạt động thể lực ở người bệnh đai tháo đường type II ở BV Nội tiết Trung ương còn thiếu hụt. Do đó, học viên tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng hoạt động thể lực của người bệnh Đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2022” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng hoạt động thể lực của người bệnh Đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao cường độ hoạt động thể lực của người bệnh Đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường type 2 Đái tháo đường tuýp 2 là một rối loạn chuyển hóa không phụ thuộc insulin hoặc khởi phát ở người trưởng thành xuất phát từ việc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Tỷ lệ người bệnh mắc đái tháo đường type 2 chiếm phần lớn so với đái tháo đường type 1 và có liên quan đến trọng lượng cơ thể dư thừa và không hoạt động thể lực [2]. Các triệu chứng có thể tương tự, nhưng các biểu hiện thường mờ nhạt hơn so với đái tháo đường type 1. Kết quả là, bệnh có thể được chẩn đoán muộn sau khi khởi phát, hoặc khi đã xuất hiện các biến chứng. Đái tháo đường type 2 thường được chẩn đoán ở người lớn tuổi , nhưng ngày càng gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi do mức độ béo phì tăng, không hoạt động thể lực và chế độ ăn uống kém [2]. 1.1.2. Tình hình đái tháo đường type 2 trên thế giới Theo WHO, số người mắc bệnh đái tháo đường đã tăng từ 108 triệu vào năm 1980 lên tới 422 triệu vào năm 2014. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường toàn cầu ở những người trưởng thành trên 18 tuổi đã tăng từ 4,7% năm 1980 lên 8,5% vào năm 2014. Gần một nửa số ca tử vong do đường huyết cao xảy ra trước 70 tuổi. WHO ước tính rằng bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ bảy trong năm 2016 [2]. Năm 2014 có 8,5% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh đái tháo đường. Năm 2016, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp của 1,6 triệu ca tử vong. Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 425 triệu người trưởng thành (20-79 tuổi) đang sống chung với bệnh đái tháo đường năm 2017; đến năm 2045 con số này sẽ tăng lên 629 triệu [3] Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia. 79% người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Số người mắc bệnh đái tháo đường nhiều nhất là 4 từ 40 đến 59 tuổi và ước tính có khoảng 212 triệu người mắc bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán. Bệnh đái tháo đường gây ra ít nhất 727 tỷ đô la chi phí y tế trong năm 2017 - 12% tổng chi tiêu cho người lớn. Hơn 21 triệu ca sinh sống (1 trong 7 ca sinh) bị ảnh hưởng bởi bệnh đái tháo đường khi mang thai 352 triệu người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 [3]. Bảng 1: Mười quốc gia hàng đầu về số người trong độ tuổi 20 - 79 có bệnh đái tháo đường năm 2013 và 2035 2013 STT Quốc gia Số người (triệu người) 2035 Quốc gia Số người (triệu người) 1 Trung Quốc 98,4 Trung Quốc 142,7 2 Ấn Độ 65.1 Ấn Độ 109.0 3 Hoa Kỳ 24,4 Hoa Kỳ 29,7 4 Brazil 11.9 Brazil 19.2 5 Liên bang Nga 10.9 Mexico 15.7 6 6 Mexico 8,7 Indonesia 14.1 7 Indonesia 8,5 Ai Cập 13.1 8 Đức 7.6 Pakistan 12.8 9 Ai Cập 7.5 Thổ Nhĩ Kỳ 11.8 10 Nhật Bản 7.2 Liên bang Nga 11.2 1.1.3. Tình hình đái tháo đường type 2 tại Việt Nam Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, cùng với sự thay đổi lối sống, đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 chung của cả thế giới [65], là một trong những nước có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất về bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới với trên tổng 6% tổng dân số [1]. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường, chiếm tỷ lệ 5,5% dân số. Năm 2025, Việt Nam dự kiến có 7 đến 8 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Dự tính số ca bệnh ĐTĐ ở người Việt Nam sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 so với năm 2010 5 [1]. 1.1.4. Tự chăm sóc ở người bệnh đái tháo đường type 2 Nguyên tắc điều trị và chăm sóc người bệnh đái tháo đường bao gồm thay đổi lối sống lành mạnh và dùng thuốc. Trong đó, thay đổi lối sống như hoạt động thể lực là vô cùng quan trọng, ít tốn kém và hiệu quả. Thay đổi lối sống: Thay đổi lối sống hay điều trị không dùng thuốc bao gồm luyện tập thể lực, dinh dưỡng và thay đổi lối sống. Vấn đề hoạt động thể lực: Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyên tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ). Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, thí dục đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần [4]. Dinh dưỡng: Dinh dưỡng cần được áp dụng mềm dẻo theo thói quen ăn uống của bệnh nhân, các thức ăn sẵn có tại từng vùng miền. Tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Chi tiết về dinh dưỡng sẽ được thiết lập cho từng bệnh nhân tùy tình trạng bệnh, loại hình hoạt động, các bệnh lý, biến chứng đi kèm. Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng nên được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân: Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng nền. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ…Đạm khoảng 1-1.5 gam/kg cân nặng/ngày ở người không suy chức năng thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/ tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ). Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối đôi hoặc nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans), phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ. Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300mg Natri mỗi ngày. Chất xơ ít nhất 15 gram mỗi ngày. Các yếu tố vi lượng: nên chú ý bổ sinh các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí dụ sắt ở bệnh 6 nhân ăn chay trường. Dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu sinh tố B12, nên chú ý đến tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi [4]. Theo dõi glucose huyết: Tự theo dõi đường huyết rất hữu ích cho bệnh ĐTĐ trong việc quản lý đường huyết và điều trị. Hiệp hội ĐTĐ Mỹ đã khuyến cáo người bệnh ĐTĐ sử đụng insulin liều cao nên tự theo dõi đường huyết ít nhất là trước bữa ăn hoặc ăn nhẹ, trước khi đi ngủ, tập thể dục trước khi họ nghi ngờ glucose huyết thấp, sau khi điều trị đường huyết thấp cho đến khi đường huyết về bình thường, và trước khi thực hiện những việc quan trọng như lái xe. Đối với người bệnh ĐTĐ type 2 việc theo dõi lượng đường trong máu nên kiểm tra 6 – 8 lần mỗi ngày. Các kết quả của tự theo dõi đường huyết có thể có ích trong việc ngăn ngừa hạ đường huyết, tăng đường huyết và điều chỉnh thuốc, chế độ dinh dưỡng, và các hoạt động thể lực [9]. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1.Tổng quan về hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 WHO định nghĩa hoạt động thể lực là bất kỳ chuyển động cơ thể nào được tạo ra bởi cơ xương đòi hỏi chi tiêu năng lượng - bao gồm các hoạt động được thực hiện trong khi làm việc, chơi, thực hiện các công việc gia đình, đi du lịch và tham gia vào các hoạt động giải trí. Hoạt động thể lực thường xuyên với cường độ vừa phải - như đi bộ, đạp xe hoặc chơi thể thao - có lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Ở mọi lứa tuổi, lợi ích của việc hoạt động thể lực lớn hơn tác hại tiềm tàng. Bằng cách trở nên tích cực hơn trong suốt cả ngày theo những cách tương đối đơn giản, mọi người hoàn toàn có thể dễ dàng đạt được mức độ hoạt động được đề xuất.“Hoạt động cường độ mạnh mẽ” là những hoạt động đòi hỏi nỗ lực thể chất mạnh mẽ và gây ra sự gia tăng lớn về nhịp thở hoặc nhịp tim. “Hoạt động cường độ vừa phải” là các hoạt động đòi hỏi nỗ lực thể chất vừa phải và gây ra sự gia tăng nhỏ trong nhịp thở hoặc nhịp tim [2], [10]. Mặc dù hoạt động thể lực thường xuyên là một phần không thể thiếu trong 7 quản lý Đái tháo đường type 2, nhưng rất ít bệnh nhân ĐTĐ có đủ mức độ hoạt động thể lực. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, các tác dụng có lợi của hoạt động thể lực thường xuyên đã được chứng minh rõ ràng, cả trong phòng ngừa ĐTĐ type 2 (giảm 50% tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 ở những đối tượng có nguy cơ chuyển hóa cao) cũng như quản lý ĐTĐ type 2 để cải thiện đường huyết kiểm soát (cải thiện 0,7% HbA 1c) và giảm các bệnh đi kèm liên quan đến ĐTĐ type [11]. Do đó, cần phải hiểu các yếu tố quyết định của hoạt động thể lực quan trọng nhất ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 để phát triển các can thiệp hiệu quả để tăng sự tham gia của hoạt động thể lực Theo khuyến nghị của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2016 về hoạt động thể lực ở người mắc bệnh đái tháo đường [12]. + Tối thiểu 150 phút tập thể dục từ mức trung bình đến mạnh mỗi tuần, trải đều trong ít nhất 3 ngày với không quá 2 ngày liên tiếp nhau được khuyến nghị cho hầu hết người lớn mắc bệnh tiểu đường. + Đối với người trẻ hơn, có thể lực tốt hơn thì mức hoạt động được khuyến nghị là ít nhất 75 phút hoạt động thể lực mạnh mỗi tuần. + Đối với trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh đái tháo đường loại 1 hoặc loại 2, ít nhất 60 phút hoạt động thể lực vừa phải đến mạnh hàng ngày. 1.2.2. Lợi ích của hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 Việc áp dụng và duy trì hoạt động thể lực là trọng tâm quan trọng để quản lý đường huyết và sức khỏe tổng thể ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tập thể dục có thể có lợi ích sức khỏe đáng kể cho bệnh nhân tiểu đường loại 2, vì hoạt động thể lực khiến cơ bắp hấp thụ glucose gần gấp 20 lần so với mức bình thường, giúp giảm lượng đường trong máu. Tập thể dục cũng giúp giảm mỡ cơ thể, huyết áp và cholesterol, đồng thời tăng mức năng lượng. Tất cả những lợi ích này giúp bệnh nhân duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh hơn theo thời gian [13]. Ngoài ra lợi ích rèn luyện sức đề kháng cho những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 bao gồm cải thiện kiểm soát đường huyết, kháng insulin, khối 8 lượng mỡ, huyết áp, sức mạnh và khối lượng cơ thể gầy. Hoạt động thể lực thường xuyên có lợi cho sức khỏe lâu dài. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy hoạt động thể lực thường xuyên có lợi cho người lớn mắc bệnh ĐTĐ type 2, bao gồm: giảm cân, giảm sử dụng thuốc và cải thiện chỉ số HbA1c và mức đường huyết [14]. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 tham gia tập thể dục (có cấu trúc aerobic, sức đề kháng hoặc tập luyện kết hợp) đã thấy sự sụt giảm HbA1C (lượng đường trong máu) trên 0,67%. 1.2.3. Cường độ hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 Theo các thông số sinh lý, có 3 cường độ hoạt động thể lực là cường độ nhẹ, cường độ hoạt động trung bình và cường độ mạnh. Cường độ nhẹ: nói đến bất kỳ hoạt động nào tiêu thụ ít hơn 3,5 kcal/phút. Mức này tương đương với năng lượng mà một người khỏe mạnh có thể tiêu thụ khi đi dạo, đi bộ từ từ, làm việc nhà… Nhịp tim ở cường độ nhẹ ít hơn 50% nhịp tim tối đa [15]. Các hoạt động ở cường độ này có thể là đi bộ ở mức < 3 dặm/giờ, đi xe đạp < 5 dặm/giờ, thực hiện bài tập kéo dài, chơi golf, chơi bowling, làm các công việc nhẹ trong nhà, cưỡi ngựa ở tốc độ đi bộ của ngựa. Cường độ trung bình: hoạt động thể lực cường độ trung bình đề cập đến bất kỳ hoạt động nào tiêu thụ 3,5 đến 7 kcal/phút. Các mức này tương đương với những gì một người khỏe mạnh có thể tiêu thụ trong khi đi bộ nhanh, cắt cỏ, khiêu vũ, bơi lội để giải trí, đi xe đạp, đi dạo vui chơi, làm vườn, dọn dẹp và thực hiện các hoạt động giải trí như quần vợt, bóng quần, bóng đá, bóng rổ và bóng đá liên lác. Với hoạt động thể lực trung bình, nhịp tim của chúng ta là 50-70% so với nhịp tim tối đa. Các hoạt động cường độ trung bình, nếu được thực hiện hàng ngày có nhiều lợi ích sức khỏe lâu dài, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Các hoạt động ở cường độ này có thể là đi bộ ở mức 3,0 – 4,5 dặm/giờ, đi xe đạp địa hình 5,0 – 9,0 dặm/giờ, tập yoga, tham gia khiêu vũ, bơi lội [16] 9 Cường độ mạnh: hoạt động thể lực này đề cập đến bất kỳ hoạt động nào tiêu thụ hơn 7 kcal/phút. Các mức này bằng với những gì một người khỏe mạnh có thể tiêu thụ trong khi chạy bọ, tham gia và công việc nặng, tham gia vào các điệu nhảy hiếu động, bơi lội liên tục, hoặc đạp xe lên dốc. Nhịp tim hoạt động rất nhanh, hơn 70% nhịp tối đa. Các hoạt động ở cường độ này có thể là chạyvà nhảy, đi xe đạp ở mức 10 dặm/giờ hoặc đi xe đạp lên dốc, bơi vòng liên tục, chơi hầu hết các loại thể thao cạnh tranh, trượt tuyết [16]. Hành vi tĩnh tại là bất kỳ hành vi thức giấc nào được đặc trưng bởi một khoản chi tiêu năng lượng ≤1,5 tương đương trao đổi chất (MET), trong khi ở tư thế ngồi, ngả hoặc nằm. Nói chung, điều này có nghĩa là bất cứ khi nào một người ngồi hoặc nằm, họ đang tham gia vào hành vi tĩnh tại. Các hành vi tĩnh tại phổ biến bao gồm xem TV, chơi trò chơi video, sử dụng máy tính (gọi chung là màn hình thời gian trực tiếp), lái xe ô tô và đọc sách [16]. Để đánh giá mức độ hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu, sử dụng đơn vị tiêu hao năng lượng Metabolic Equivalents (METs-phút/ tuần). Cường độ trao đổi chất (MET) thường được sử dụng để thể hiện cường độ của các hoạt động thể lực. MET là tỷ lệ trao đổi chất làm việc của một người so với tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi của họ. Một MET được định nghĩa là chi phí năng lượng của việc ngồi yên và tương đương với mức tiêu thụ calo là 1kcal / kg / giờ. Người ta ước tính rằng so với việc ngồi yên lặng, mức tiêu thụ calo của một người cao gấp ba đến sáu lần khi hoạt động vừa phải (3-6 METs) và cao hơn gấp sáu lần khi hoạt động mạnh mẽ (> 6 METs) [10]. Có thể quy đối một số hoạt động thể lực ra MET như sau: đạp xe (mức độ vừa phải) tương đương 7.5 MET, đạp xe (mức độ nhanh, như lên đồi) tương đương 14 MET, chạy bộ/ đi bộ nhanh tương đương 6 MET, hoạt động nhảy dây tương đương là 11 MET, công việc nhà/ làm vườn tương đường 4 MET, đi lên cầu thang tương đương 5 MET. 1.2.4. Nguy hiểm của các hoạt động thể lực không thích hợp với người bệnh đái tháo đường type 2 10 Bên cạnh những lợi ích của hoạt động thể lực trong quá trình, thời gian tập thể dục có thể xảy ra một vài vấn đề đột ngột đối với các người bệnh ĐTĐ type 2. Hạ đường huyết là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tử vong và là một nỗi sợ hãi của những người bị bệnh ĐTĐ [10]. Khi glucose trong máu cao, nó có nghĩa là cơ thể không có đủ insulin để đưa glucose vào các tế bào và giữ đường huyết ở mức bình thường. Trong các tế bào xảy ra quá trình tạo năng lượng, tùy thuộc só lượng glucosse đến, nó sẽ giúp cho cơ bắp hoạt động. Khi cơ thể thực hiện một hoạt động thể lực quá nhiều, nó có nghĩa là dòng máu không có đủ glucose, do đó, cơ thể có thể xảy ra hạ đường huyết. Bên cạnh đó, khi cơ bắp không có đủ glucose từ máu thì các glycogen tích trữ trong gan sẽ chuyển hóa thành glucose vào máu, do đó nó gây ra lượng đường trong máu tăng cao. Khi cơ thể thực hiện hoạt động thể lực, glucose vẫn tiếp tục đi vào máu. Nếu người bệnh không đủ insulin hoặc có thể sử dụng insulin không hợp lí, mức độ glucose trong máu tăng cao hay tăng đường huyết [16]. Vì vậy, nếu người bệnh không có chế độ tập luyện phù hợp, nó có thể gây ra hạ đường huyết hay tăng đường huyết. Nếu tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thì sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể của việc tập thể dục, thậm chí còn gây hại sức khỏe. Tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn. Vậy nên khi tập luyện cần tập trung và có mức độ hoạt động phù hợp. 1.2.5. Thực trạng hoạt động thể lực ở người bệnh Đái tháo đường type 2 Mặc dù hoạt động thể lực đối với người bệnh ĐTĐ tuýp II là rất quan trọng tuy nhiên nhiều nghiên cứ đã chỉ ra rằng tỷ lệ người bệnh chưa hoạt động thể lực đủ theo khuyến cáo ở mức cao đến rất cao. Một nghiên cứu gần đây ở Ethiopia cho thấy 61,3% người bệnh ĐTĐ tuyp II không tuân thủ các khuyến nghị hoạt động thể chất [6], một nghiên cứu khác tạ Myanmar cho kết quả trong số 330 bệnh nhân, 225 bệnh nhân (68,2%) là nữ 11 và 105 (31,8%) là nam. Tuổi trung bình của các đối tượng là 55,2 ± 8,32 và thời gian mắc bệnh tiểu đường trung bình 9,6 ± 6,4 năm. Trong số các bệnh nhân, 122 (37%) có PAL thấp, 175 (53%) có mức trung bình và 33 (10%) có PAL cao. Thời gian ngồi trung bình là 527,4 (KTC 95% 516 đến 538) phút. Tổng năng lượng trung bình hàng tuần là 938 ± 1171 MET-phút / tuần. Từ các kết quả trên, tác giả đưa ra nhận định đa số bệnh nhân tham gia vào hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải. Kết quả nghiên cứu ngụ ý tác động thuyết phục của mức độ hoạt động thể chất và kiểm soát đường huyết. Phụ nữ và người lớn tuổi hơn Bệnh nhân đái tháo đường Pakistan không đáp ứng các khuyến nghị về hoạt động thể chất. [5]. Nghiên cứu của Praythiesh Bruce, và Vasantha Mallika tại Ấn Độ cho thấy bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có mức độ hoạt động thể chất thấp hơn. Ở nhóm tuổi lớn hơn, hoạt động thể chất thấp có liên quan đến béo phì. Động lực đầy đủ được cho là lý do cho mức độ hoạt động thể chất cao ở bệnh nhân (60,0%) [17]. Nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy Gần một phần ba số đối tượng nghiên cứu (31,2%) không hoạt động thể chất. Trong số các đối tượng tích cực (68,8%), hơn một nửa hoạt động vừa phải (46%) và số còn lại (22,8%) tham gia vào hoạt động thể lực mạnh mẽ. Trong các rào cản được báo cáo của Khu bảo vệ, một nửa số người được hỏi coi “thiếu ý chí” là rào cản lớn, tiếp theo là “thiếu năng lượng” (39,4%) và “thiếu thời gian” (36,7%). Các yếu tố liên quan của cấp hoạt động thể lực là tình trạng nghề nghiệp (có việc làm), thu nhập hàng tháng và rào cản cá nhân “thiếu thời gian” [18]. Tại Việt Nam theo khảo sát tại Đà Nẵng tỷ lệ người bệnh ĐTĐ tuýp II hoạt động thể lực chưa đủ là 53,7% [7], tại Thái Nguyên có tới 84,15% người bệnh ĐTĐ tuýp II chưa hoạt động thể lực đủ theo khuyến cáo, thậm chí con số này ở Bắc Cạn là 92,4% [8]. Một nghiên cứu tại Nam Định cho thấy tỷ lệ người bệnh tham gia nghiên cứu hoạt động thể lực đủ là 50,8%. Trong đó, hoạt động hàng ngày chủ yếu là hoạt động thể lực đi bộ hoặc đạp xe ít nhất 10 phút mỗi ngày chiếm 93.1%, hoạt động thể dục thể thao giải trí cường độ mạnh chiếm 12 11%, hoạt động công việc cường độ mạnh chiếm 23,2%. Thời gian trung bình trong ngày dành cho đi bộ hoặc đạp xe ít nhất 10 phút được thực hiện 25,77 phút; thời gian hoạt động công việc cường độ mạnh là 12,91 phút, hoạt động công việc cường độ vừa là 16,14 phút; thời gian hoạt động thể dục thể thao giải trí cường độ mạnh là 4,25 phút, cường độ vừa là 15,04 phút. Thời gian trung bình của hoạt động tĩnh tại trong ngày là 3,7 ± 1,65 giờ. Thời gian trung bình trong ngày người bệnh dành cho hoạt động công việc là 26,51 phút; cho hoạt động đi lại là 25,34 phút và cho hoạt động giải trí là 16,92 phút [19]. Ngược lại một nghiên cứu ở Hà Nội lại cho thấy chỉ có 11,4% người bệnh ĐTĐ chưa hoạt động thể lực đủ [20]. 1.2.6. Các yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực ở người bệnh Đái tháo đường type 2 Người bệnh được tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, cung cấp Có nhiều nghiên cứu đã tiến hành khảo sát mối quan hệ giữa kiến thức về ĐTĐ và hoạt động thể lực ở người bệnh ĐTĐ type 2. Đa số các nghiên cứu đều đồng ý với quan điểm kiến thức về hoạt động thể lực của người bệnh ĐTĐ có ảnh hưởng tích cực tới việc hoạt động thể lực ở người bệnh ĐTĐ type 2. Kiến thức về hoạt động thể lực có vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi của người bệnh đái tháo đường nói chung và đái tháo đường type 2 nói riêng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết người bệnh đái tháo đường type 2 thiếu kiến thức và không nhận thức được lợi ích của việc hoạt động thể lực, thiếu kiến thức về thời gian, cường độ và kế hoạch hoạt động thể lực [21]. Theo nghiên cứu của Đỗ Thi Kim Thu, đánh giá hoạt động thể lực trên 246 người bệnh ĐTĐ type 2 tại Hà Nội (2015) cho thấy hoạt động thể lực có tương quan đáng kể với kiến thức về hoạt động thể lực (r = 0,31, p<0,01) [20]. Điều đó có nghĩa là nếu người bệnh đái tháo đường type 2 có kiến thức về các hoạt động thể lực nó có thể giúp người bệnh trong việc thúc đẩy hoạt động thể lực hàng ngày. Các yếu tố được gọi là rào cản hoạt động thể lực là bất cứ điều gì về vật
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan