Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa đột quỵ bệnh viện đa khoa ...

Tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa đột quỵ bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình năm 2022

.PDF
58
1
97

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHÙNG THỊ LEN THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI KHOA ĐỘT QUỴ - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHÙNG THỊ LEN THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI KHOA ĐỘT QUỴ - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Phạm Thị Hoàng Yến NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cùng các anh chị điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. Em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Đại học, và Khoa y học lâm sàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn Thạc sỹ Phạm Thị Hoàng Yến- người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm khóa luận hoàn thành tốt khóa luận này. Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô và chúc cô công tác tốt. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị nhân viên y tế tại Khoa đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã giúp đỡ em trong quá trình điều tra số liệu. Xin cảm ơn những người bệnh đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ em để có những dữ liệu quý báu để hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày tháng Học viên Phùng Thị Len năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả trong nghiên cứu này là hoàn toàn đúng sự thật chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào trước đây. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng Học viên Phùng Thị Len năm 2022 iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT ............................................................................................ v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 3 1.1.1. Định nghĩa đột quỵ não ............................................................................... 3 1.1.2. Phân loại ..................................................................................................... 3 1.1.3. Nguyên nhân:.............................................................................................. 5 1.1.4. Triệu chứng ................................................................................................ 6 1.1.5. Điều trị đột quỵ não .................................................................................... 8 1.1.6. Quy trình chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não ......................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 14 1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới............................................................................ 14 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam: ................................................................... 15 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT..................................................... 17 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình ............................................. 17 2.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại Khoa Đột quỵ Bệnh viên Đa khoa tỉnh Ninh Bình. .............................................................................................. 18 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 18 2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................................. 18 2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................................... 18 2.2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 18 2.2.5. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 18 2.2.6. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 18 2.2.7. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 19 iv 2.2.8. Kết quả khảo sát ....................................................................................... 19 Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................................. 27 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu........................................................ 27 3.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ tại khoa Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. ...................................................................................................... 28 3.3. Ưu, nhược điểm và nguyên nhân của tồn tại .................................................... 31 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục: PHIẾU KHẢO SÁT v DANH MỤC CHỮ VIẾT AVM - arteriovenuous malformation Dị dạng thông động tĩnh mạch ĐQ Đột quỵ PHCN Phục hồi chức năng NB Người bệnh KTV Kỹ thuật viên TBMMN Tai biến mạch máu não WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ................................... 19 Bảng 2.2: Một số đặc điểm lâm sàng của người bệnh................................................. 20 Bảng 2.3: Thực trạng chăm sóc vận động cho người bệnh ......................................... 21 Bảng 2.4: Thực trạng chăm sóc hô hấp cho người bệnh ............................................ 22 Bảng 2.5: Thực trạng chăm sóc về tiết niệu, bài tiết cho người bệnh .......................... 22 Bảng 2.6: Thực trạng chăm sóc về giao tiếp cho người bệnh...................................... 23 Bảng 2.7. Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ...................................... 23 Bảng 2.8: Nơi cung cấp thực phấm chính của người bệnh .......................................... 24 Bảng 2.9: Thực trạng chăm sóc vệ sinh cho người bệnh............................................. 24 Bảng 2.10: Thực trạng chăm sóc vệ sinh răng miệng cho người bệnh ........................ 25 Bảng 2.11: Thực trạng chăm sóc phòng chống loét cho người bệnh .......................... 25 Bảng 2.12: Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh .......................... 26 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Hai thể đột quỵ não ...................................................................................... 4 Hình 1.2: Các động mạch của não. ............................................................................... 6 Hình 1.3: Các biểu hiện đột quỵ não ............................................................................ 7 Hình 1.4: Hình ảnh CT của người bệnh đột quỵ não .................................................... 8 Hình 1.5: Các vị trí thường bị loét do tỳ đè ................................................................ 13 Hình 2.1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình ............................................................. 17 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là một vấn đề lớn của y học các nước trong nhiều thập kỷ qua. Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Không chỉ vậy bệnh còn để lại nhiều di chứng nặng nề, đặc biệt là các di chứng về vận động. Đó là gánh nặng không chỉ đối với người bệnh, gia đình, mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và quốc gia của họ Theo số liệu của Hội Đột qụy Thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột qụy. Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột qụy, tỷ lệ tử vong do đột qụy ở nam giới là 18% và ở nữ giới là 23% [5], [9].Theo thống kê của Bệnh viện Lão khoa trung ương một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam cho thấy, hơn 16% người bệnh nội trú tại đây là người bệnh đột quỵ não. Những năm gần đây, mỗi năm bệnh viện điều trị cho hơn 1000 người bệnh mắc bệnh này [2], [3]. Trong một nghiên cứu tống kết mới đây của Bo Norrving đã khẳng định sự giảm đáng kể tỷ lệ tử vong (giảm 3% tỷ lệ tuyệt đối), tỷ lệ sống phụ thuộc (tăng 5% tỷ lệ người bệnh sống sót có thể sống độc lập) và nhu cầu phải chăm sóc trong bệnh viện (giảm 2%) đối với những người bệnh được điều trị, chăm sóc trong đơn nguyên chuyên về đột quỵ não so với những người bệnh được điều trị trong các khoa khác của bệnh viện đa khoa. Tất cả người bệnh, bất kể tuổi, giới, thể đột quỵ não hoặc mức độ trầm trọng của bệnh khác nhau, đều thu được lợi ích khi điều trị trong đơn vị đột quỵ não. Kết quả này đã được khẳng định từ những nghiên cứu quan sát trên một số lượng lớn người bệnh trong thực hành hàng ngày. Việc điều trị, chăm sóc chuyên sâu từ sớm tại đơn vị đột quỵ não có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, và sự cải thiện vẫn tiếp tục kéo dài trong vài năm. Với sự tiến bộ của y học, tuy tỷ lệ tử vong do đột quỵ não ngày càng giảm nhưng số lượng người bệnh bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng . Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm, cách thức người bệnh được phát hiện, chẩn đoán, can thiệp và chăm sóc. Điều trị người bệnh đột quỵ não trong giai đoạn sớm cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, tích cực của cả bác sĩ và điều dưỡng. Vì vậy bên cạnh việc điều trị theo quy trình chuẩn của bác sĩ, vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh đột 2 quỵ não ở chuyên khoa đột quỵ là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu người bệnh được chăm sóc đúng và có chế độ tập luyện ngay từ giai đoạn sớm thì người bệnh sẽ giảm tối đa các di chứng, biến chứng nguy hiểm , giảm thời gian nằm viện, tiết kiệm chi phí và người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường của họ. Hiện nay, với công nghệ máy móc hiện đại giúp cho việc chẩn đoán đột quỵ một cách chính xác, tăng hiệu quả điều trị hiệu quả, chăm sóc. Công tác chăm sóc cho người bệnh đột quỵ được tiến hành thường quy hàng ngày tại khoa Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa Ninh Bình. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về thực trạng chăm sóc của điều dưỡng. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ tôi thực hiện chuyên đề: “Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa Đột quỵ - Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa đột quỵ não Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não được định nghĩa như sau: Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc người bệnh tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù họp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương[1]. Tổ chức y tế thế giới cũng định nghĩa, đột quỵ não là khi người bệnh có biểu hiện rối loạn nặng chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa người, nuốt sặc.., xuất hiện nhanh, đột ngột. Các rối loạn chức năng này tồn tại quá 24 giờ. Đột quỵ não có thể liên quan tới thời tiết bởi gặp rải rác quanh năm nhưng tập trung vào vào các tháng 6, 10, 11, 2 và 3, đặc biệt trong những dịp chuyển mùa. Bệnh thường gặp nhiều về ban ngày chiếm khoảng 73,5%. Tai biến mạch máu não (TBMMN) là các thiếu sót thần kinh với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa xảy ra đột ngột do mạch máu não (động mạch, mao mạch và hiếm hơn là tĩnh mạch) bị vỡ hoặc bị tắc mà không do chấn thương sọ não [3]. Đột quỵ não hay TBMMN là tình trạng rối loạn khu trú chức năng não tiến triển nhanh, trên lâm sàng thường do mạch máu nuôi dưỡng một vùng bị tắc hoặc vỡ làm vùng não đó bị tổn thương hậu quả là vùng cơ thể do vùng não đó chi phối bị rối loạn hoạt động [l]. 1.1.2. Phân loại Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, đột quỵ não được chia ra 2 thể nhồi máu não và xuất huyết não[l]. 4 Hình 1.1: Hai thể đột quỵ não 1.1.2.1. Nhồi máu não: Một cơn nhồi máu não có thể xảy ra theo hai cách: Cơ chế tắc mạch và cơ chế huyết động. Cơ chế tắc mạch: Cơ chế này thường xảy ra do huyết khối hình thành tại chỗ (thrombosis) gây lấp mạch, hoặc huyết khối hình thành từ tim (embolism), hoặc thuyên tắc từ động mạch đoạn gần đến động mạch đoạn xa gây tắc mạch và giảm đột ngột lưu lượng máu khu vực[9]. Các bệnh lý từ tim gây nguy cơ thuyên tắc cao: Rung nhĩ, cuồng nhĩ, hội chứng uy nút xoang, huyết khối nhĩ trái, huyết khối tiểu nhĩ trái, u nhầy nhĩ trái, hẹp van hai lá, van tim nhân tạo, viêm nội tâm mạch nhiễm khuẩn, huyết khối thất trái, u nhầy thất trái, nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim giãn...Các bệnh lý nguy cơ thuyên tắc thấp hơn như: còn lỗ bầu dục, vôi hóa vòng van hai lá, hẹp van động mạch chủ vôi hóa, bệnh suy tim sung huyết [3] [5]. Các nguồn gây tắc mạch khác là khí, mỡ, Cholesteron, vi khuẩn, tế bào u, các chất liệu đặc thù từ các chất tiêm vào. 5 Cơ chế huyết động: thường xảy ra đối với các trường hợp động mạch bị tắc hoặc hẹp, nhưng tuần hoàn bàng hệ vẫn đủ để duy trì được lưu lượng máu não ở mức đảm bảo cho chức năng não hoạt động ở điều kiện bình thường [5]. 1.1.2.2. Xuất huyết não: Là sự vỡ mạch tại thành mạch trong não, làm máu bị rò rỉ vào trong não, không cung cấp được ôxy và chất dinh dưỡng. Đột quỵ chảy máu có thể bị gây ra bởi nhiều chứng rối loạn ảnh hưởng đến mạch máu, bao gồm tình trạng cao huyết áp kéo dài và chứng phình động mạch não [l].. Phình động mạch là điểm yếu hoặc mỏng trên thành mạch máu. Các điểm yếu gây ra phình động mạch thường có từ lúc sinh. Phình động mạch phát triển trong một số năm và thường không gây ra vấn đề gì có thể phát hiện được, cho đến khi chúng vỡ ra [9]. Dị dạng thông động tĩnh mạch (arteriovenuous malformation - AVM) là một khối lộn xộn các mạch máu (động mạch và tĩnh mạch). Nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể bao gồm cả não. AVM thường có từ lúc sinh. Nó có thể là do bạn lớn lên, các mạch máu to lên và yếu đi. Nếu dị dạng động tĩnh mạch nằm trong não và các thành mạch máu vỡ, bạn sẽ bị chảy máu não [l1]. 1.1.3. Nguyên nhân: Cơn đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu đến não bị gián đoạn. Máu được đưa tới não thông qua mạch máu, được gọi là động mạch. Máu có chứa ô-xy và các chất dinh dưỡng quan trọng cho các tế bào não. Dòng máu có thể bị gián đoạn hoặc ngừng di chuyển trong động mạch do động mạch bị tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (chảy máu não). Khi các tế bào não không nhận đủ ôxy hoặc các chất dinh dưỡng, chúng sẽ chết. Khu vực não bị tổn thương được gọi là ổ nhồi máu não [l2]. 6 Hình 1.2: Các động mạch của não[16]. Các tế bào não thường chết rất nhanh sau khi khởi phát đột quỵ. Tuy nhiên, một số có thể kéo dài một vài giờ nếu việc cung cấp máu không bị cắt đứt hoàn toàn. Nếu máu tiếp tục được cung cấp trở lại trong vài phút hoặc vài giờ sau khi đột quỵ, một số tế bào có thể phục hồi. Nếu không, chúng cũng sẽ chết. 1.1.4. Triệu chứng 1.1.4.1. Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ Người bệnh có thể bị đột quỵ khi thấy xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo sau: 7 Hình 1.3: Các biểu hiện đột quỵ não Các biểu hiện kết hợp khác - Bệnh xảy ra ở tuổi trên 50 trở lên[8]. - Người bệnh có biểu hiện xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, có bệnh tim mạch[3]. - Tắm lạnh, căng thẳng tâm lý, hoặc thể xác, sau uống bia rượu. 1.1.4.2. Các triệu chứng thần kinh khu trú - Các triệu chứng vận động *Liệt hoặc biểu hiện vụng về nửa người hoặc một phần cơ thể. *Liệt đối xứng. *Nuốt khó (cần có thêm triệu chứng khác kết hợp). - Rối loạn thăng bằng. - Rối loạn ngôn ngữ: + Khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt bằng lời nói. Khó khăn khi đọc, viết. + Khó khăn trong tính toán. Nói khó (cần có thêm triệu chứng khác kết hợp). - Các triệu chứng cảm giác, giác quan: + Cảm giác thân thể (rối loạn cảm giác từng phần hoặc toàn bộ nửa người). + Thị giác (mất thị lực một hoặc cả hai bên mắt, bán manh nhìn đôi kết hợp với triệu chứng khác). 8 - Các triệu chứng tiền đình: Cảm giác chóng mặt quay cuồng, buồn nôn hoặc nôn. - Các triệu chứng tư thế hoặc nhận thức: Khó khăn trong việc mặc quần áo, chải tóc, đánh răng, rối loạn định hướng không gian, gặp khó khăn trong việc mô phỏng lại - Các triệu chứng thần kinh khác: Rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng, rối loạn tâm thần, hội chứng não màng não. 1.1.4.3. Các dấu hiệu cận lâm sàng Các xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị trong chuẩn đoán như chụp cộng hưởng từ, chụp CT cắt lớp vi tính, chụp động mạch não, các phương pháp chẩn đoán đồng vị phóng xạ, siêu âm Doppler, xét nghiệm dịch não tủy... Hình 1.4: Hình ảnh CT của người bệnh đột quỵ não [l2]. 1.1.5. Điều trị đột quỵ não Người bệnh đột quỵ não được điều trị càng sớm càng tốt. Tốt nhất là được cấp cứu trong 6h đầu sau cơn đột quỵ [26], việc điều trị có thể chia ra làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn cấp (Hồi sức toàn diện): Trong giai đoạn này người bệnh cần được điều trị để đảm bảo duy trì các chức năng sống cơ bản như hô hấp, tuần hoàn... Tiếp đó là điều trị đặc hiệu tùy theo nguyên nhân và loại đột quỵ: Thuốc tiêu huyết khối với trường hợp đột quỵ do tắc mạch và không có nguy cơ xuất huyết. Phẫu thuật lấy máu tụ trong một số trường hợp xuất huyết não [l2].. 9 - Giai đoạn ổn định: Điều trị chăm sóc nhằm phục hồi các chức năng như vận động, ngôn ngữ.... 1.1.6. Quy trình chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não Nhận định: Người bệnh bị đột quỵ não thường diễn biến kéo dài, có thể ngày càng nặng dần tùy theo từng nguyên nhân và mức độ tổn thương, nhiều biến chứng rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu chúng ta không điều trị và chăm sóc toàn diện. Nhất là trong vấn đề chăm sóc, ở giai đoạn sớm việc chăm sóc chiếm vị trí quan trọng giúp phòng ngừa và làm giảm các biến chứng cho người bệnh trong cả thời kỳ cấp tính cũng như về lâu dài [l1]. Nhận định người bệnh dựa vào các kỹ năng giao tiếp, hỏi bệnh, khám lâm sàng (nhìn, sờ, gõ, nghe). Các thông tin chung: họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, ngày giờ vào viện - Hỏi bệnh. - Lý do vào viện. - Tiền sử bệnh. - Khai thác tìm nguyên nhân, yếu tố nguy cơ. - Khám lâm sàng. - Toàn trạng: - Tri giác (điểm Glasgow): bình thường 15 điểm (mắt 4 điểm, lời nói 5 điểm, vận động 6 điểm) - Dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp) 30 phút/lần, lh/lần, 2 lần/ ngày... tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh - Tình trạng thông khí, spO2 - Tình trạng liệt - Tình trạng loét ép do nằm lâu - Các biến chứng, tác dụng phụ của thuốc, các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra - Cải thiện tình trạng tưới máu não, đảm bảo tư thế phù hợp cho người bệnh - Những người đã từng bị Đột quỵ não lần một thì nguy cơ bị Đột quỵ não lần hai sẽ tăng lên gấp 2 lần. Cần thực hiện chăm sóc phòng chống tái phát đột quỵ. Thực hiện y lệnh: - Thuốc: Thuốc tiêm, thuốc uống, thời gian dùng thuốc, đường dùng,... 10 - Thực hiện các thủ thuật: Đặt sonde dạ dày, sonde tiểu,... - Các xét nghiệm: sinh hoá, huyết học, vi sinh, chọc dò tủy sống, điện tim, điện não,... Chăm sóc về vận động Vận động phục hồi chức năng cần được tiến hành sớm ngay khi tình trạng huyết động của người bệnh cho phép: NB không sốt, hô hấp bình thường, huyết áp ổn định. Phục hồi về vận động trong chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của di chứng sau cấp cứu. Trên thực tế, di chứng gặp phải nhiều nhất sau tai biển mạch máu não là tình trạng yếu liệt nửa người [l4]. Nếu người bệnh bị liệt nửa người Mỗi ngày nên dành thời gian 30 phút giúp người bệnh vận động để tránh bị cứng khớp bằng các động tác: thay đổi tư thế nằm (nằm nghiêng sang trái, nghiêng sang phải, nằm ngửa), gập khớp gối, nâng khớp đùi, gập khuỷu tay, xoay cổ chân, cổ tay. Các động tác này cần kỹ thuật đúng, trước khi tự thực hiện ở nhà, người nhà người bệnh nên xem các bác sĩ hay điều dưỡng thực hiện trước để chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả hơn, tránh bị teo cơ, cứng khớp hay nặng hơn là viêm loét, hoại tử da. Trường hợp người bệnh vẫn có thể đi lại được Nên xem xét để người bệnh tự vận động ở nhà hay đi vật lý trị liệu hồi sức. Nếu chọn tập ở nhà, mỗi ngày người bệnh cần vận động 30 phút với các bài tập nhẹ như đi lại trong nhà, có người nhà hỗ trợ đi bên cạnh. Sau khi đi bộ nên thực hiện xoa bóp tay chân để tránh bị cứng khớp hay chuột rút, giúp máu lưu thông. Chăm sóc, đề phòng các biến chứng về hô hấp Ở những người bệnh sau tai biến mạch máu não bị liệt thường có những bệnh lý về đường hô hấp do nằm lâu và ít vận động như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở do ứ đọng đờm dãi. Nên cho người bệnh ngồi dậy, vỗ rung vùng lưng hằng ngày để người bệnh dễ khạc được đờm dãi. Ngoài ra vệ sinh đường hô hấp đều đặn và đúng cách cũng hạn chế các biến chứng về đường hô hấp của người bệnh một cách hiệu quả. Trước mỗi lần hút đờm dãi cần thực hiện vỗ rung lồng ngực cho người bệnh. Thực hiện hút đúng theo kỹ thuật. Vỗ rung vùng ngực, lưng sẽ giúp người bệnh long đờm, tăng tuần hoàn ngoại biên. Chăm sóc về tiết niệu, bài tiết. Những ngày đầu khi người bệnh có rối loạn cơ tròn đái ỉa không tự chủ phải chú ý 11 chăm sóc phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu [l2]. Người bệnh có đặt sonde tiểu phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, túi đựng nước tiểu phải kín, đặt túi nước tiểu phải thấp hơn giường nằm của người bệnh. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sonde không bị tắc, bị tuột. Đối với trường hợp lưu sonde, kẹp sonde 4h tháo kẹp 1 lần tránh hội chứng bàng quang bé, mất phản xạ đi tiểu tiện sau này. - Đổ túi đựng nước tiểu và rửa sạch hàng ngày để tránh tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng - Theo dõi lượng nước tiểu từng giờ hoặc 24h (Theo y lệnh) - Người bệnh đóng bỉm : Chú ý thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần người bệnh đại tiểu tiện, ít nhất thay bỉm và vệ sinh 3 lần/ngày Nếu tiêu chảy, báo bác sỹ, bù đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ sau tiêu chảy.... Nếu táo bón thì chăm sóc: xoa bụng, uống nhiều nước. Nếu không hiệu quả báo bác sỹ sử dụng thuốc thụt tháo cho người bệnh Khi tình trạng người bệnh cho phép tạo phản xạ đại tiểu tiện cho người bệnh bằng cách 3-4 giờ/lần cho người bệnh ngồi bô tiểu tiện, ngày 1 lần ngồi bô đại tiện vào giờ cụ thể. Khuyến khích người bệnh ăn các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng nếu bị táo bón, uống đủ nước để gây cảm giác đầy trực tràng và bàng quang, Hàng ngày xoa day bụng dọc khung đại tràng cho người bệnh, hướng dẫn người bệnh luyện tập ngày nhiều lần bài tập co thắt bàng quang và trực tràng nếu tình trạng người bệnh cho phép. Chăm sóc về giao tiếp Với người bệnh có rối loạn phát âm như thất ngôn hoặc không phát âm được trước hết cần thay đổi cách thông tin với người bệnh bằng các phương pháp thông tin không lời bằng dùng hình ảnh, chữ viết, ra hiệu nếu không liệt [l4]. Giai đoạn tiếp theo khi tình trạng người bệnh cho phép hướng dẫn người bệnh luyện tập thở, lấy hơi, tập nuốt, tập cơ lưỡi, tập bật hơi, tập phát âm. Chăm sóc chế độ dinh dưỡng - Mỗi người bệnh cần đảm bảo 2500-3500 kcalo/ngày chia thành 6-8 lần/ngày
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan