Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng chăm sóc catheter tĩnh mạch ngoại biên tại bệnh viện đa khoa tỉnh nin...

Tài liệu Thực trạng chăm sóc catheter tĩnh mạch ngoại biên tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình năm 2022

.PDF
44
1
111

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHAN SỸ THƯỢC THỰC TRẠNG CHĂM SÓC CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHAN SỸ THƯỢC THỰC TRẠNG CHĂM SÓC CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Phạm Thị Hoàng Yến NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cùng các anh chị điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Đại học và Khoa y học lâm sàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn ThS. Phạm Thị Hoàng Yến đã hướng dẫn cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra số liệu. Xin cảm ơn những người bệnh đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tôi để có những dữ liệu quý báu để hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày tháng Học viên Phan Sỹ Thược năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả trong nghiên cứu này là hoàn toàn đúng sự thật chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào trước đây. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng Học viên Phan Sỹ Thược năm 2022 iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ........................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm. ...................................................................................... 3 1.1.2. Chỉ định, chống chỉ định đặt Catheter tĩnh mạch ngoại biên ........... 3 1.1.3. Vị trí đặt Catheter ........................................................................... 3 1.1.4. Tai biến khi đặt Catheter tính mạch ngoại biên ............................... 5 1.1.5. Chăm sóc tai biến có thể xảy ra khi đặt Catheter ............................ 6 1.1.6. Viêm tĩnh mạch .............................................................................. 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 10 1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới .................................................... 10 1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam. ................................................. 11 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ....................................... 13 2.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình ................... 13 2.2. Thực trạng chăm sóc Catheter tĩnh mạch ngoại biên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2022 .................................................................. 14 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................. 14 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 14 2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu............................................... 14 2.2.4. Kết quả khảo sát ........................................................................... 15 iv 2.3. Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc NB có đặt catheter TMNB tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2022. ........................................... 20 Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................... 23 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .......................................... 23 3.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh đặt catheter TMNB tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2022. ................................................................. 23 3.3. Thuận lợi, khó khăn tại đơn vị. ........................................................... 26 KẾT LUẬN.................................................................................................. 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục: PHIẾU KHẢO SÁT v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NB : Người bệnh. TMNB : Tĩnh mạch ngoại biên. VTM : Viêm tĩnh mạch. WHO : Tổ chức Y tế thế giới vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ............................................... 15 Bảng 2.2. Đặc điểm người bệnh thở máy có đặt catheter TMNB. ................. 16 Bảng 2.3. Đặc điểm số lần đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên ....................... 16 Bảng 2.4. Thời gian lưu Catheter tĩnh mạch ngoại biên. ............................... 16 Bảng 2.5. Vị trí đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên. ....................................... 17 Bảng 2.6. Đặc điểm chất liệu cố định Catheter tĩnh mạch ngoại biên. .......... 17 Bảng 2.7. Tỷ lệ viêm tĩnh mạch trên người bệnh đặt catheter TMNB. .......... 18 Bảng 2.8. Đánh giá mức độ viêm tĩnh mạch theo thang điểm Baxter............ 19 Bảng 2.9. Mối liên quan độ tuổi với tình trạng VTM ở người bệnh đặt catheter TMNB. ....................................................................................... 20 Bảng 2.10. Mối liên quan số lần đặt kim đến VTM trên người bệnh đặt catheter TMNB. .......................................................................... 21 Bảng 2.11. Mối liên quan giữa thời gian lưu kim với tình trạng VTM trên NB đặt catheter TMNB. .................................................................... 22 vii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Hình ảnh Catheter ngoại biên.......................................................... 3 Hình 2.1: Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình ................................................ 14 Biểu đồ 2.1. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .................... 15 Biểu đồ 2.2. Nguyên nhân cần thay Catheter tĩnh mạch ngoại biên .............. 18 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Catheter tĩnh mạch ngoại biên (TMNB) được sử dụng đã lâu và rộng rãi trong các bệnh viện, việc sử dụng catheter ngoại biên là cần thiết và thường xuyên cho hầu hết các bệnh nhân điều trị nội trú. Catheter đặc biệt có tác dụng trong các trường hợp cấp cứu cần đưa thuốc, dịch truyền vào cơ thể một cách nhanh chóng [2]. Đặc biệt tại một số khoa như: Cấp cứu, Hồi sức tích cực, hầu hết bệnh nhân đều được đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên (trừ bệnh nhân đã có Catheter tĩnh mạch trung tâm). Với nhiều tính ưu việt như kỹ thuật đơn giản, giá thành rẻ, việc sử dụng Catheter TMNB góp phần quan trọng trong công tác điều trị bệnh nhân và thực hiện y lệnh của điều dưỡng viên [6]. Catheter ngoại biên giúp duy trì đường truyền ngoại biên được liên tục, truyền dịch với số lượng lớn cũng như hạn chế đường truyền bị phồng, vỡ ven ảnh hưởng đến công tác điều trị, cấp cứu người bệnh [18]. Chăm sóc Catheter ngoại biên gồm các biện pháp chăm sóc để hạn chế các biến chứng như đau, chảy máu tại chỗ, viêm tĩnh mạch và thậm chí là nhiễm trùng máu. Một trong những hạn chế hay gặp của việc đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên là viêm tĩnh mạch trong thời gian lưu kim. Quy trình đặt và lưu Catheter TMNB khá đơn giản nhưng vẫn phải tuân thủ chặt chẽ các yếu tố như sát khuẩn đủ rộng, vị trí đặt kim thuận lợi, cố định kim, thời gian lưu kim và các tai biến mà người bệnh có thể mắc phải khi lưu kim và dễ quan sát được, thuận lợi cho việc thu thập số liệu và tính khả quan của nghiên cứu [15]. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, việc sử dụng Catheter tĩnh mạch ngoại biên rất phổ biến, ở hầu hết người bệnh đang điều trị nội trú. Đặc biệt tại một số khoa như khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực và chống độc, khoa Gây mê hồi sức, với đặc thù nhiều người bệnh nặng cấp cứu, người bệnh can thiệp phẫu thuật, hôn mê, điều trị dài ngày và phối hợp nhiều bệnh lý phức tạp thì việc duy trì đường truyền thuốc liên tục qua Catheter là cần thiết và quan trọng, nhất là các thuốc trợ tim, duy trì vận mạch hay thuốc an 2 thần với liều dùng thay đổi thường xuyên theo diễn biễn của bệnh lý. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc liên tục và lưu Catheter trong thời gian dài là một trong những yếu tố gây tình trạng biến chứng sau đặt kim là không ít, ngoài tình trạng viêm nhiễm tại vị trí đặt kim như đau, sưng tấy, mẩn ngứa cũng có trường hợp nhiễm khuẩn huyết, hoại tử tại vị trí đặt Catheter. Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy để có cái nhìn tổng quát về công tác chăm sóc Catheter tôi thực hiện chuyên đề “Thực trạng chăm sóc Catheter tĩnh mạch ngoại biên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2022”, nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng chăm sóc Catheter tĩnh mạch ngoại biên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2022. 2. Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh đặt Catheter tĩnh mạch ngoại biên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2022. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm. Catheter tĩnh mạch ngoại biên là dụng cụ y khoa có thiết kế chính bao gồm hệ thống van một chiều và van hai chiều, hệ thống ống dẫn trong đó ống nhựa bao bọc sát ống dẫn kim loại, khi đưa vào lòng tĩnh mạch sẽ loại bỏ ống dẫn kim loại và cố định ống nhựa. Đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên được thường xuyên sử dụng với mục đích tiêm truyền thuốc đường tĩnh mạch, đặc biệt việc tiêm truyền xảy ra liên tục hoặc sử dụng để lấy máu làm xét nghiệm. Đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên còn có mục đích dự phòng để xử trí các tai biến xảy ra đột ngột với bệnh nhân. Không có chống chỉ định tuyệt đối cho việc đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên [2]. Hình 1.1. Hình ảnh Catheter ngoại biên 1.1.2. Chỉ định, chống chỉ định đặt Catheter tĩnh mạch ngoại biên [17]  CHỈ ĐỊNH - Khi cần truyền dịch. - Lấy máu xét nghiệm. - Thực hiện tiêm, truyền thuốc.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Rối loạn đông máu (chống chỉ định tương đối) 4 - Huyết khối tĩnh mạch - Giãn tĩnh mạch ngoại vi - Sốt xuất huyết  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Kiểm tra chai dịch natrichlorua 0,9%, cắm dây truyền vào chai, khoá - lại. Bộc lộ vùng cần đặt catheter, chọn tĩnh mạch. - Đi găng tay, buộc dây cao su trên vùng cần đặt 3 - 5 cm. - Sát khuẩn vị trí cần đặt từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc 2 lần, Điều dưỡng sát khuẩn tay. Lắp kim có catheter vào bơm tiêm. Một tay căng da, một tay cầm - bơm tiêm có để sẵn catheter đâm kim chếch 30 độ so với mặt da vào tĩnh mạch thấy máu trào ra. Rút từ từ nòng kim ra khỏi catheter, lắp dây truyền đã chuẩn bị trước vào đốc catheter. Tháo dây cao su, mở khoá cho dịch chảy. Cố định catheter và dây truyền, che catheter bằng gạc vô khuẩn, cố - định tay vào nẹp (nếu cần). - Điều chỉnh tốc độ truyền theo y lệnh. Ghi phiếu truyền dịch. - Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, theo dõi và phát hiện tai biến, dặn người bệnh những điều cần thiết. Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay. - Ghi bệnh án quá trình thủ thuật và phiếu theo dõi. 1.1.3. Vị trí đặt Catheter Việc chọn lựa vị trí chọc kim thích hợp rất quan trọng, không nên vội vàng, tránh chọc nhiều lần không đáng có, làm mất lòng tin ở người bệnh, nhất là những người béo, trẻ em, người già, người đã điều trị nằm lâu, nhiều đợt truyền, người bệnh sốc mất thể tích dịch. Không nên chọc kim vị trí gần nếp gấp, vị trí gần nơi có tổn thương da, viêm nhiểm, vị trí đang phù nề, vị trí chỗ bị liệt, hay phía trên đường đi hướng về tim đang bị chấn thương 5 nặng, những vị trí chọc được chọn ưu tiên là ở bàn tay, cẳng tay và cánh tay [15]. Các vị trí mạch hiển (ở cổ chân), mạch bẹn (ở gần nếp bẹn), tuy nhiên những vị trí này không được lựa chọn ưu tiên (mặc dù tĩnh mạch có đường kính lớn) lý do là vị trí này thường điều kiện vệ sinh không được sạch nguy cơ nhiễm trùng cao, mặt khác những người bệnh có tâm thần không ổn định thường kích động, do vậy việc lưu ven là không đảm bảo, với những người bệnh bị chấn thương vùng chi dưới, vỡ xương chậu, chấn thương bụng là không nên đặt tại các vị trí này, vì đôi khi không những không mang lại hiệu quả cho việc bồi phụ dịch, đưa thuốc vào cơ thể mà còn làm tác hại đến vị trí tổn thương [14]. 1.1.4. Tai biến khi đặt Catheter tính mạch ngoại biên Tai biến sớm - Đâm nhầm vào động mạch Xử trí: Rút ngay Catheter, băng ép tại điểm đâm, theo dõi dấu hiệu chảy máu. - Thoát mạch: do lệch Catheter, vỡ tĩnh mạch Xử trí: Rút kim, chuyển sang vị trí khác, thường xuyên theo dõi qua việc bắt mạch và báo bác sỹ. - Tụ máu: Do chảy máu vào tổ chức xung quanh hoạc Catheter xuyên qua mạch máu. - Tuột Catheter do cố định không chặt. Tai biến muộn - Viêm tĩnh mạch Xử trí: Rút Catheter, báo bác sỹ. Theo dõi tình trạng người bệnh. - Nhiễm khuẩn tại chỗ: Rút Catheter, chuyển sang vị trí khác, theo dõi dấu hiệu nhiễm khuẩn - Nhiễm khuẩn toàn thân do không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn [17]. 6 1.1.5. Chăm sóc tai biến có thể xảy ra khi đặt Catheter [16] Nguyên nhân Dấu hiệu Dự phòng Xử trí 1.Dịch không chảy - Đường truyền - Đưa kim hướng - Điều chỉnh lại Kim lệch, kim sát không hoạt động theo đường tĩnh hướng kim, kê thành mạch được, dịch không mạch. gạc chảy - Nếu để lâu sẽ thấy dây truyền có máu chảy ngược 2. Phù nơi tiêm - Vát kim sát thành - Phồng nơi tiêm - Đảm bảo kim - Ngừng truyền, mạch, kim chưa nằm - Da sưng nề trong lòng mạch hẳn rút kim, đổi vị trí hẳn trong lòng mạch - Tốc độ chảy mới bơm thuốc - Tĩnh mạch bị vỡ chậm, khó bơm - Chọn TM, kim phù - Dịch ưu trương: thuốc, dịch không hợp báo bác sĩ, thực chảy - Không đâm kim hiện theo y lệnh - Da nơi tiêm lạnh nhiều lần trên cùng - Khó chịu, bỏng một tĩnh mạch, rát, đau nơi tiêm không chọn tĩnh mạch đã bị vỡ -Theo dõi, kiểm tra vùng tiêm truyền thường xuyên, nhất là bơm tiêm điện - Không băng kín vùng phía trên vùng truyền - Hướng dẫn người khác 7 Nguyên nhân Dấu hiệu Dự phòng Xử trí nhà theo dõi  báo cáo khi có bất thường. 3. Đứt - gãy đoạn - Tùy theo vị trí bị - Không rút nòng sắt - Rút bỏ kim ống kim luồn  thuyên tắc mà có để kiểm tra có máu, - Trung thực báo theo vào vòng tuần những biểu hiện rồi lại đẩy nòng trở BS điều trị, cho khác nhau: sưng lại để chọc tiếp. NB chụp kiểm tra phù, khó thở, yếu - Thực hiện động tác xác định vị trí liệt … luồn kim: chọc ½ hoàn tắc mạch mẫu đứt nếu chiều dài của kim  được khi có máu xuất - Báo NB theo hiện, rút nòng dõi những dấu hiệu của tắc mạch. Xử trí tiếp theo 4.Viêm tĩnh mạch - Cục máu đông ở - Đỏ da vùng đầu - Chọn vị trí tiêm - Rút kim đầu kim/ catheter mũi kim tiêm lan ( tĩnh mạch to đối truyền , thay đổi - Thời gian lưu kim dọc theo đường đi với những thuốc- vị trí nếu cần lâu trong lòng mạch tĩnh mạch dịch gây kích ứng), - Chườm ấm - Catheter cọ sát - Đau nơi tiêm, - Chọn kim truyền - Báo bác sĩ  thành mạch xung quanh vùng nhỏ, nhưng đủ bảo điều chỉnh y lệnh - Giảm lưu thông tiêm đảm dòng chảy phù - Theo dõi tiếp máu quanh kim/ - Da sưng bì hợp catheter - Cố định kim chắc - Dung dịch có độ chắn tránh di động PH quá cao hoặc quá thấp, áp lực thẩm 8 Nguyên nhân Dấu hiệu Dự phòng Xử trí 5. Viêm tắc mạch - Tĩnh mạch đỏ, - Thường xuyên - Tắc do vật lạ hay sưng cứng. - Người kiểm tra vùng truyền truyền do bít dòng chảy từ bệnh khó chịu thấu cao (ưu trương). - Tháo kim - Đổi vị trí - Đắp gạc ấm. fibrine…, ngay khi có dấu hiệu - Theo dõi nhiễm - Viêm sau khi bị tắc viêm sưng, nóng, dòng chảy hay do đỏ, đau trùng thuốc, yếu tố nhiễm khuẩn tại chỗ - Áp dụng kỹ thuật - Báo bác sĩ , huyết vô khuẩn thực hiện y lệnh - - Bảo vệ các đầu nối - Cấy vi khuẩn 6. Nhiễm khuẩn Sốt rét run Kỹ thuật không vô khuẩn -Thay hệ thống dây, đầu catheter - Lưu kim quá lâu kim đúng quy định - Người bệnh suy giảm miễn dịch - - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn,tri giác Viêm tĩnh mạch kéo dài 1.1.6. Viêm tĩnh mạch Kỹ thuật đặt Catheter tĩnh mạch ngoại biên là kỹ thuật phổ biến được sử dụng từ tuyến trung ương đến địa phương. Việc đặt Catheter tĩnh mạch ngoại biên góp phần làm tăng tỷ lệ tiêm an toàn khi không phải có những lần đâm kim mới, hạn chế biến chứng, đau đớn cho người bệnh, hạn chế rác thải y tế. Những Catheter này cần được theo dõi và chăm sóc cẩn thận để tránh các biến chứng như viêm tĩnh mạch, thâm nhiễm, tắc nghẽn, nhiễm trùng cục bộ hoặc một số trường hợp có thể nhiễm trùng huyết. Một trong những biến chứng hay gặp của việc đặt Catheter tĩnh mạch ngoại biên là viêm tĩnh mạch trong thời gian lưu kim [8]. 9 Viêm tĩnh mạch là tình trạng viêm của thành tĩnh mạch với các biểu hiện như đau, đỏ da, sưng, cứng…tại vị trí đặt kim hoặc tình trạng huyết khối khi có cục máu đông hình thành ở đầu kim hoặc trong lòng tĩnh mạch [9], [10]. Đây là một trong những tai biến thường gặp nhất khi đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên. Điều dưỡng cần phải thường xuyên đánh giá vị trí đặt Catheter để phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng viêm tĩnh mạch bằng việc sử dụng một thang đo đúng tiêu chuẩn. Xác định nguyên nhân gây ra tình trạng viêm (nếu có), để đưa ra can thiệp kịp thời. Với viêm tĩnh mạch trong bất cứ nguyên nhân gì cũng phải ngừng đường truyền tại vị trí đó và và rút Catheter, chuyển sang đặt tại vị trí mới [12]. Thang điểm Baxter được xây dựng bởi Donal E.Baxter vào năm 1988, thang điểm được dùng để đánh giá tình trạng viêm tĩnh mạch ngoại vi dựa vào các triệu chứng lâm sàng tại vị trí lưu kim, thang điểm được chia thành 6 độ từ độ 0 tới độ 5 tương ứng với tình trạng viêm tĩnh mạch được thể hiện trên lâm sàng là tăng dần [1],[16]. Vào năm 2002 nhóm tác giả A. Panadero, G.Iohom, J. Taj, N. Mackay, G. Shorten của Trương Đại học Y Cork, Ireland đã sử dụng thang điểm này để đánh giá mức độ viêm tĩnh mạch của 2 nhóm bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật và đã đưa ra những nhận xét mang tính khả thi [16]. Thang điểm Baxter [1]. Các dấu hiệu lâm sàng tại vị trí đặt Catheter tĩnh mạch Không đau, không đỏ da, không cứng, không sờ thấy thừng tĩnh mạch Đau hoặc đỏ da, không sưng, không cứng, không sờ thấy thừng tĩnh mạch Đau và đỏ da hoặc đau và sưng, không cứng, không sờ thấy thừng tĩnh mạch Đau + đỏ da + sưng và (cứng và/hoặc sờ thấy thừng tĩnh mạch với chiều dài < 4cm tại vị trí truyền tĩnh mạch) Phân độ 0 1 2 3 10 Đau + đỏ da + sưng + cứng + sờ thấy thừng tĩnh mạch với chiều dài > 4cm tại vị trí truyền tĩnh mạch 4 Đau + đỏ da + sưng + cứng + sờ thấy thừng tĩnh mạch với chiều dài > 4cm tại vị trí truyền tĩnh mạch + huyết khối tĩnh mạch rõ 5 rệt; đường truyền tĩnh mạch có thể bị tắc do huyết khối 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt và lưu kim trên bệnh nhân, tỉ lệ viêm sau khi đặt kim được ước tính vào khoảng 3,7% đến 67,24% (Oliveira and Parreira 2010) [9], nghiên cứu mới đây của tác giả Anabela Salgueiro-Oliveira tại Trường Điều dưỡng Coimbra, Bồ Đào Nha cho thấy tỉ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt kim là 11,09% (2011) [10], kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả A. Panadero, G.Iohom, J. Taj, N. Mackay, G. Shorten của Trường Đại học Y Cork, Ireland đã so sánh giữa 2 nhóm bệnh nhân sử dụng Catheter tĩnh mạch, một nhóm sử dụng liên tục một Catheter trước và sau phẫu thuật tỉ lệ viêm được ước tính là 63,3%, nhóm thứ 2 đã thay kim sau khi phẫu thuật xong cho thấy tỉ lệ viêm là 26,1% [7]. Tạp chí Điều dưỡng Anh, 20 (14): S16-25 đăng bài của tác giả Furtado 2011 “Tỷ lệ mắc và các yếu tố gây viêm tĩnh mạch tại khoa phẫu thuật” đã nhắc tới sự khác biệt giới tính trong sự phát triển của viêm tĩnh mạch, trong đó giới nữ có nguy cơ cao hơn [15]. Trong một nghiên cứu của nhóm tác giả Carballo, M., Llinas,M. và Feijoo,M. 2004 “Viêm tĩnh mạch trong ống thông ngoại vi. Tỷ lệ mắc và các yếu tố nguy cơ” đưa ra nhận định những bệnh nhân trên 60 tuổi có nguy cơ bị viêm tĩnh mạch cao hơn những bệnh nhân khác [8]. Nhóm tác giả Nassaji-Zavareh M, Ghorbani R, 2004 trong nghiên cứu “viêm tĩnh mạch ngoại vi và các yếu tố liên quan” đã chỉ ra những bệnh nhân được chẩn đoán là tiểu đường, bỏng có tỉ lệ viêm tĩnh mạch ngoại vi cao hơn 95% so với những bệnh nhân còn lại [12]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Regueiro Pose, M., Souto Rodríguez, B., Iglesias Marono, M. 2005 “Ống thông tĩnh 11 mạch ngoại vi: Tỷ lệ mắc viêm tĩnh mạch và các yếu tố quyết định” đã đưa ra nhận xét tỷ lệ viêm tĩnh mạch khi đặt kim ở chi trên ít hơn 72 % so với chi dưới, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các vị trí ở chi trên [14]. Thuốc và dịch truyền cũng được chỉ ra là có ảnh hưởng tới tỷ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt kim, trong đó thuốc kháng sinh và dịch truyền có pha kaliclorua cho thấy tỉ lệ viêm cao hơn các thuốc khác (A. Panadero, G.Iohom, J. Taj, N. Mackay, G. Shorten, 2002 và Uslusoy E, Mete S, 2008) [16]. Không có chỉ định về thời gian lưu Catheter trện bệnh nhân, chỉ thay thế Catheter khi trên bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng gây ảnh hưởng xấu tới bệnh nhân, tuy nhiên nhóm tác giả O'Grady NP, Alexander M, Dellinger với bài viết tổng hợp “Hướng dẫn công tác phòng chống nhiễm trùng catheter tĩnh mạch” đã đưa ra khuyến cáo nên thay thế Catheter trong khoảng 72 dến 96 giờ [17]. 1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam. Tại Việt Nam, catheter tĩnh mạch ngoại biên được sử dụng cho bệnh nhân từ rất lâu ở hầu hết các bệnh viện và cũng có nhiều tác giả chỉ ra sự cần thiết của việc sử dụng Catheter lưu trên bệnh nhân, tác giả Lê Thị Hương và cộng sự tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa (2012) đã đưa ra kết luận “Hiệu quả của việc sử dụng Catheter cho bệnh nhân mới vào viện là tương đối tốt” [5], tác giả Nguyễn Tố Liên với đề tài “ Lưu Catheter tĩnh mạch ngoại vi sau mổ tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội” đã đưa ra kết luận “ nên sử dụng Catheter tĩnh mạch ngoại vi rộng rãi tại các bệnh viện” [2]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá các biến chứng của việc lưu kim trên người bệnh, đặc biệt là tình trạng viêm tĩnh mạch sau đặt catheter ngoại biên trên người bệnh. Tại Bệnh viện đa khoa Ninh Bình, catheter tĩnh mạch ngoại biên được sử dụng ở hầu hết các khoa lâm sàng với mục đích tiêm truyền thuốc dường tĩnh mạch, đặc biệt tại các khoa có nhiều người bệnh nặng thì việc đặt kim sớm và lưu kim là rất cần thiết cho việc sử dụng thuốc và cấp cứu người bệnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan