Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của trẻ em mắc bệnh tim mạch ở bệnh viện nhi ...

Tài liệu Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của trẻ em mắc bệnh tim mạch ở bệnh viện nhi trung ương

.DOC
68
369
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ****** PHẠM THỊ THU THỦY THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG VÀ VIÊM LỢI CỦA TRẺ EM MẮC BỆNH TIM MẠCH Ở BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA Hà Nội - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ****** PHẠM THỊ THU THỦY THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG VÀ VIÊM LỢI CỦA TRẺ EM MẮC BỆNH TIM MẠCH Ở BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: RĂNG- HÀM- MẶT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA Người hướng dẫn khoa học: Ths. LÊ THỊ THÙY LINH Hà Nội - 2012 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐÊ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3 1.1. Giải phẫu răng............................................................................................3 1.2. Bệnh sâu răng.............................................................................................3 1.2.1. Định nghĩa...............................................................................................3 1.2.2. Bệnh căn sâu răng..................................................................................4 1.2.3. Cơ chế bệnh sinh sâu răng.....................................................................5 1.2.4. Dịch tễ học bệnh sâu răng.....................................................................6 1.3. Bệnh viêm lợi..............................................................................................9 1.3.1. Giải phẫu lợi...........................................................................................9 1.3.2. Định nghĩa...............................................................................................9 1.3.3. Nguyên nhân...........................................................................................9 1.3.4. Dịch tễ bệnh viêm lợi............................................................................10 1.4. Bệnh tim mạch ở trẻ em...........................................................................10 1.5. Mối liên hệ giữa viêm lợi, sâu răng, thao tác nha khoa và tim mạch. .13 1.6. Tình hình sâu răng và viêm lợi ở trẻ em mắc bệnh tim........................15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............17 2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................17 2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu.........................................17 2.2.1. Thời gian...............................................................................................17 2.2.2. Địa điểm................................................................................................17 2.3. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................17 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................17 2.3.2. Cỡ mẫu..................................................................................................17 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................18 2.4. Xử lý số liệu...............................................................................................19 2.5. Các chỉ số sử dụng trong nghiên cứu......................................................19 2.5.1. Tỷ lệ sâu răng.......................................................................................19 2.5.2. Chỉ số sâu mất trám răng (DMFT).....................................................20 2.5.3. Chỉ số sâu răng có ý nghĩa (SiC).........................................................21 2.5.4. Chỉ số lợi (GI: Gingival index)............................................................22 2.5.5. Nhận định kết quả................................................................................22 2.6. Sai số và cách khắc phục.........................................................................23 2.6.1. Sai số......................................................................................................23 2.6.2. Cách khắc phục....................................................................................24 2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu.....................................................................24 CHƯƠNG 3: KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................26 3.1. Đặc trưng của nhóm đối tượng nghiên cứu..........................................26 3.2. Tình hình sâu răng của nhóm nghiên cứu.............................................27 3.3. Tình hình viêm lợi ở nhóm nghiên cứu.................................................36 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..................................................................................39 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu..............................................................39 4.2. Tình trạng sâu răng của nhóm nghiên cứu............................................40 4.2.1. Tổng quan tỷ lệ sâu răng của nhóm nghiên cứu...............................40 4.2.2. Tỷ lệ sâu răng.......................................................................................42 4.2.3. Chỉ số sâu – mất – trám.......................................................................43 4.2.3. Chỉ số sâu răng có ý nghĩa (SiC)........................................................47 4.3. Tình trạng viêm lợi...................................................................................48 KÊT LUẬN.........................................................................................................50 KIÊN NGHỊ........................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ` ĐẶT VẤN ĐÊ Sâu răng và viêm lợi là hai trong số những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở Việt Nam, cũng như các nước khác trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1994 và 1997, hầu hết các nước trong khu vực, khoảng 50% đến 90% dân số bị sâu răng và 90% dân số mắc bệnh quanh răng [35],[36]. Năm 2001, Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội phối hợp với trường Đại học Nha khoa Adelaide ( Australia), tổ chức điều tra sức khỏe răng miệng trên toàn quốc. Kết quả cuộc điều tra cho thấy rằng: 84,9% số trẻ em từ 6 đến 8 tuổi bị sâu răng sữa, 64,1% số trẻ từ 12 đến 14 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn, 78,55% số trẻ có cao răng [11]. Qua đó thấy được tình trạng bệnh sâu răng và viêm lợi ở những trẻ em này đang ở mức báo động, đòi hỏi phải có những biện pháp cấp thiết và hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh. Sâu răng và viêm lợi không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn là nguyên nhân gây các bệnh nội khoa nghiêm trọng, trong đó có bệnh tim mạch. Tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của người bệnh trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, theo báo cáo từ viện Nhi Trung Ương, hàng năm có thêm 16000 trường hợp trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ cho thấy sự liên hệ giữa viêm lợi và bệnh tim mạch. Năm 2004, Geert SO đã chỉ ra có 91% bệnh nhân tim mạch có mắc các bệnh nha chu. Trong đó, người mắc bệnh viêm lợi có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn 25% so với người có tình trạng lợi khỏe mạnh [19]. Hậu quả mà bệnh tim mang đến là rất nghiêm trọng, bệnh tim không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ trở nên trầm trọng ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, việc hiểu biết và chăm sóc răng miệng với bệnh nhân tim mạch ngay từ ban đầu là rất cần thiết. Hiện nay, ở Việt Nam, số lượng nghiên cứu xác định tỷ lệ sâu răng, viêm lợi ở trẻ mắc bệnh tim mạch còn hạn chế. Để có thêm thông tin và số liệu thống kê về tỷ lệ sâu răng, viêm lợi ở trẻ mắc bệnh tim mạch, góp phần giúp các cơ quan chức năng đưa ra biện pháp phòng ngừa và giáo dục nha khoa kịp thời để giảm được những nguy cơ dẫn đến các bệnh nội khoa nghiêm trọng, chúng tôi 1 đã tiến hành làm đề tài: “ Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của trẻ em mắc bệnh tim mạch ở bệnh viện Nhi Trung Ương’’ với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ sâu răng của trẻ em mắc bệnh tim mạch. 2. Xác định tỷ lệ viêm lợi của trẻ em mắc bệnh tim mạch. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Giải phẫu răng 2 - Men răng: Men răng có nguồn gốc ngoại Men răng bì, là tổ chức cứng nhất của cơ thể, Ngà răng có tỷ lệ muối vô cơ chiếm 96%, Tủy răng chất hữu cơ chiếm 1,7%, muối chiếm 2,3%. Hình 1.1. Giải phẫu răng - Ngà răng: Ngà răng được bao phủ phía ngoài bởi men răng và xương răng, ngà là tổ chức ít rắn hơn và chun giãn, không giòn và dễ vỡ như men. Thành phần vô cơ chiếm 70%, nước và chất hữu cơ chiếm 30%, chủ yếu là Collagen. - Tủy răng Là một tổ chức liên kết gồm mạch máu, thần kinh, nằm trong hộp cứng ngà thân răng, ngà chân răng và được thông với bên ngoài bằng lỗ cuống răng. - Cement chân răng Là tổ chức canxi hóa bao phủ vùng ngà chân răng bắt đầu từ cổ răng. 2. 3. Bệnh sâu răng Định nghĩa Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức Canxi hoá được đặc trưng bởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của mô cứng. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng lý hoá liên quan đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ. 4. Bệnh căn sâu răng Người ta cho rằng, bệnh sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó vi khuẩn Streptococcus đóng một vai trò quan trọng. Ngoài ra, còn có các yếu tố thuận lợi như chế độ ăn uống nhiều đường, VSRM không tốt, tình trạng các răng 3 trên cung hàm khấp khểnh, chất lượng men răng kém, các yếu tố kích thích tại chỗ (như cao răng, chất hàn thừa), lưu lượng nước bọt ít . Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do chất đường, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răng bằng sơ đồ Key.[7] Men Răng Thức ăn Sâu răng Vi Khuẩn Sơ đồ 1.1. Sơ đồ Key Sau năm 1975, White đã thay vai trò của chất đường trong thức ăn trong sơ đồ Key thành “chất nền”, nhấn mạnh vai trò bảo vệ răng và trung hoà acid của nước bọt như một chất trung hoà, đặc biệt là pH nước bọt và dòng chảy nước bọt quanh răng, cũng như vai trò của Fluor trong tác dụng chống sâu răng. [7].  Vi khuẩn: thường xuyên có trong miệng, trong đó Streptococcus mutans đóng vai trò quan trọng.  Chất nền: Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ lên men và biến thành acid do tác động của vi khuẩn.  Răng  Nước bọt: bảo vệ răng khỏi các acid gây sâu răng nhờ: o Dòng chảy, tốc độ dòng chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại sau ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng. o Cung cấp các ion Ca2+, PO43+ và Fluor để tái khoáng hoá men răng, các bicarbonate tham gia vào quá trình đệm. o Tạo một màng mỏng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ 4 Răng Vi Khuẩn Chất nền Nước bọt Sơ đồ 1.2. Sơ đồ White 5. Cơ chế bệnh sinh sâu răng Dòng chảy PH Cơ chế bệnh sinh sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình hủy khoáng và tái khoáng. Sự mất cân bằng giữa hủy khoáng và tái khoáng hay nói cách khác là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây mất ổn định. Tóm tắt cơ chế sâu răng: Sâu răng = Hủy khoảng > Tái khoáng Các yếu tố bảo vệ Nước bọt Khả năng kháng acid củaSơ men Fluor có ở bề mặt men răng Trám bít hố rãnh Sơ Độ Ca++, NPO4 quanh răng 6. Các yếu tố gây mất ổn định Chế độ ăn đường nhiều lần Thiếu nước bọt hay nước bọt acid Acid từ dịch dạ dày trào lên miệng pH môi trường miệng <5 đồ 1.3. Cơ chế bệnh sinh sâu răng đồ 1.3. Cơ chế bệnh sinh sâu răng >5.5bệnh sâu răng Dịch tễpHhọc 6.1.1.1. Tình hình sâu răng trên thế giới hiện nay 5 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra 5 mức độ sâu răng dựa vào chỉ số DMFT ở lứa tuổi 12 như sau Bảng 1.1. Phân chia mức độ sâu răng theo chỉ số DMFT của WHO Mức độ DMFT Rất thấp 0,0- 1,1 Thấp 1,2- 2,6 Trung bình 2,7- 4,4 Cao 4,5- 6,5 >=6,6 Rất cao Tình hình sâu răng trên thế giới có hai chiều hướng: Ở các nước phát triển như Anh và các nước Bắc Âu…bệnh sâu răng giảm đi rõ rệt do các nước này đã triển khai rộng rãi các chương trình can thiệp với các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu tại cộng đồng. Trong đó việc sử dụng fluor đóng vai trò quan trọng vào thành công này. Ở các nước đang phát triển, do việc tiếp cận với các dịch vụ nha khoa còn hạn chế, sâu răng thường không được điều trị bằng các biện pháp khắc phục mà thay vào đó là bị nhổ đi từ rất sớm do đau. Do đó, ở các nước này, tình trạng mất răng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Chỉ số DMFT ở trẻ 12 tuổi tại một số nước phát triển cụ thể như sau: Bảng 1.2. Chỉ số DMFT của một số nước phát triển trên thế giới [34] Tên nước Năm DMFT Năm DMFT Nauy 1979 4,5 2004 1,7 Nhật bản 1979 2,4 1999 2,0 Canada 1979 2,9 1997 2,1 Thụy Điển 1980 1,7 2005 1,0 My 1980 2,0 2002 1,75 Thụy Sy 1980 1,7 2004 0,86 Phần Lan 1981 4,0 2000 1,2 Australia 1982 2,1 2000 0,8 6 New Zealand 1982 2,0 2005 1,7 Tình hình sâu răng trong khu vực Đông Nam Á Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới tại các nước trong khu vực Đông Nam Á: Tại Thái Lan, trẻ em 6 tuổi có tỷ lệ sâu răng vào khoảng 96,3%, DMFT trung bình là 8,1. Còn với những trẻ 12 tuổi, tỷ lệ sâu răng vào khoảng 70% và DMFT trung bình là 2,4 [20],[34]. Tại Phillipin, tỷ lệ sâu răng của trẻ 6 tuổi là 92,0% và DMFT trung bình là 10,1 [26],[34]. Tỷ lệ sâu răng ở các nước như Singapore, Malaysia đang có xu hướng giảm dần do công tác dự phòng các bệnh răng miệng đang được triển khai rộng rãi và hiệu quả. Trái lại, ở Trung Quốc tình trạng sâu răng trẻ em lại có xu hướng gia tăng, tuy nhiên tỷ lệ sâu răng vẫn ở mức thấp [24],[34]. 6.1.1.2. Tình trạng sâu răng ở Việt Nam hiện nay Nhìn chung, từ thập kỷ 80 sang thập kỷ 90 thì sâu răng ở Việt Nam có xu hướng gia tăng. Theo Nguyễn Văn Cát, tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi trên toàn quốc năm 1983- 1984 là [1]: Miền Bắc: 19,30%, chỉ số DMFT là 0,40 Miền Nam: 76,29%, chỉ số DMFT là 2,51 Năm 1990, tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi là[10]: Miền Bắc: 43,33%, chỉ số DMFT là 1,15 Miền Nam: 76,33%, chỉ số DMFT là 2,93 Toàn quốc: 57,33%, chỉ số DMFT là 1,82 Năm 2001, Trần Văn Trường và Lâm Ngọc Ấn báo cáo tình hình sâu răng ở trẻ em theo cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc: tỷ lệ sâu răng ở trẻ 9-11 tuổi là 56,3%(với răng sữa), 54,6% (với răng vĩnh viễn). Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 6-8 tuổi khá cao: tỷ lệ sâu răng là 84,9% (với răng sữa), 56,3% (với răng vĩnh viễn), DMFT là 5,4, DMFS là 12,9 [9]. Năm 2007, Đào Thị Dung đã thực hiện một nghiên cứu tại trường tiểu học của quận Đống Đa, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ sâu răng sữa khá cao (63,19%), chỉ số DMFT là 3,75. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 20,3%, chỉ số DMFT là 0,42. Điều này cho thấy tỷ lệ sâu răng của học sinh không có chiều 7 hướng giảm [3]. 8 7. 8. Bệnh viêm lợi Giải phẫu lợi A. Lợi tự do B. Lợi dính 1.Ngà răng 2.Men răng 3.Rãnh lợi 4.Bờ lợi 5.Biểu mô tiếp nối 6.Lõm dưới lợi tự do 7.Vùng tiếp nối niêm mạc lợi 8.Niêm mạc xương ổ răng 9. Xương ổ răng 10.Xương răng Hình 1.2. Giải phẫu lợi 9. Định nghĩa Viêm lợi là tổn thương viêm cấp tính hay mạn tính xảy ra ở tổ chức phần mềm xung quanh răng. Tổn thương chỉ khu trú ở lợi, không ảnh hưởng tới xương ổ răng, dây chằng quanh răng và xương răng. 10. Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi, có thể là yếu tố bên ngoài, yếu tố tại chỗ hay yếu tố toàn thân nhưng mảng bám răng vẫn là nguyên nhân hàng đầu được đề cập đến. Mảng bám được hình thành do các men của vi khuẩn như Carbohydraze, Neuraminidaze tác động lên acid Syalic của Mucin nước bọt, lắng đọng hình thành mảng kết tủa bám vào răng. Lúc đầu, những mảng bám là vô khuẩn vì chưa có vi khuẩn. Khi đã hình thành trên mặt răng, mảng này tạo thành chất tựa hữu cơ cho vi khuẩn thâm nhập. Các vi khuẩn sẽ định cư và phát triển hình thành mảng bám răng hay mảng vi khuẩn. Mảng bám răng hình thành và phát triển đòi hỏi một môi trường sinh lý thích hợp, phải có chất dinh dưỡng đặc biệt là đường Sarcaroze. Tùy theo thời gian, mảng bám có thể dày 50- 2000µm. 9 Về cấu trúc tổ chức học, 70% mảng bám răng là vi khuẩn, 30% là chất tựa hữu cơ. Thành phần vi khuẩn của mảng bám răng là khác nhau tùy thuộc vào thời gian. Trong hai ngày đầu, chủ yếu vi khuẩn gram dương, hai ngày tiếp theo có thoi trùng và vi khuẩn sợi phát triển, từ ngày thứ tư đến ngày thứ 9 có xoắn khuẩn, khi mảng bám răng già thì vi khuẩn sợi chiếm tới 40% vi khuẩn yếm khí và xoắn khuẩn. Mảng bám bám chắc vào răng, không bị bong ra do xúc miệng hoặc chải răng qua loa. Có thể loại trừ mảng bám bằng việc chải răng đúng kĩ thuật, hạn chế ăn đường và vệ sinh răng miệng sau ăn hoặc dùng biện pháp hóa học. Viêm lợi xuất hiện rất sớm, khi mảng bám răng hình thành được 7 ngày, vi khuẩn ở mảng bám răng kích thích gây viêm lợi. 11. Dịch tễ bệnh viêm lợi 11.1.1.1.Tình hình viêm lợi trên thế giới Năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới công bố có 80% số trẻ dưới 12 tuổi và 100% trẻ dưới 14 tuổi có viêm lợi mạn tính. Sau 14 tuổi mức độ viêm giảm dần và có sự khác biệt giữa nam và nữ. 3.3.1. Tình hình viêm lợi tại Việt Nam Theo kết quả điều tra của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội kết hợp với trường đại học nha khoa Adelaide (Australia) năm 2001 cho thấy: [11] Bảng 1.3. Tỷ lệ viêm lợi và chảy máu lợi theo tuổi Tỷ lệ viêm lợi Tỷ lệ chảy máu lợi 6-8 tuổi 9- 11 tuổi 50,52% 42,7% 12- 14 tuổi 81,71% 69,2% 90,97% 72,4% 12. Bệnh tim mạch ở trẻ em Bệnh tim mạch ở trẻ em không phải là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em nhưng nó là nguyên nhân gây chết lớn nhất ở người trưởng thành ở Mỹ. Trên thực tế cứ 37 giây lại có một người Mỹ chết do bệnh tim mạch [12]. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim ở trẻ em bao gồm: huyết áp cao, cholesterol, hút thuốc (chủ động hoặc thụ động), béo phì. 10 - Huyết áp cao (high blood pressure): có ít hơn 3% trẻ em ở Mỹ mắc bệnh huyết áp cao nhưng đây là một dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ, đặc biệt nghiêm trọng hơn nếu ở trẻ không được phát hiện sớm bởi những suy cơ mắc các vấn đề tim mạch trầm trọng sau này[12]. - Cholesterol: dưới 15% trẻ em có lượng cholesterol cao ở Mỹ. Các mảng bám chất béo trong thành mạch sẽ hình thành từ thời thơ ấu diễn biến chậm tới khi trưởng thành. Vào một lúc nào đó sẽ dẫn đến bệnh tim mạch[12]. - Hút thuốc lá: trên 90000 người chết mỗi năm do bệnh tim có nguyên nhân từ hút thuốc lá. Hút thuốc lá là nguyên nhân của 75% các ca mắc bệnh tim[12]. - Béo phì: American Academy of Child and Adolescent Psychiatry đã đưa ra thống kê, 16% đến 33% trẻ em béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim[12]. Hầu hết các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch có thể kiểm soát sớm, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong giai đoạn sau của cuộc đời. Bệnh tim trẻ em có nguyên nhân là do bẩm sinh, hay mắc phải. - Nguyên nhân bẩm sinh: Tim bẩm sinh là một khuyết tật hay dị dạng một hay nhiều cấu trúc của tim, mạch máu của hệ tuần hoàn xảy ra trước sinh. Tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh là khoảng 8 đến 10 trẻ trên 1000 trẻ sinh ra sống. Có 40.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tim hàng năm [14],[16].  Di truyền: người ta thấy có sự bất thường trên gene, tại chromosom 9.p21 trong những ca sinh ra mắc bệnh tim mà trong gia đình có người mắc [32].  Mắc phải trong quá trình mang thai, mẹ mắc các bệnh do virus như Rubella (sởi Đức), virus cúm… - Nguyên nhân bệnh tim mắc phải: như bệnh thấp tim và Kawasaki, có thể sau một viêm nhiễm trong quá trình phát triển của trẻ. Nói chung, cho tới hiện nay, nguyên nhân của nhóm bệnh này chưa được biết rõ. Theo nhiều nguồn tài liệu trong nước và nước ngoài thì đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về tình trạng sức khỏe, các đặc điểm tổn thương trên trẻ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các nghiên cứu này ở Việt Nam chưa nhiều. Theo tham khảo các nguồn, các nghiên cứu lớn trên thế giới như Linda Rosen (Thụy Điển, 11 2011), Jarun Sayasathid (Thái Lan), Sobia Zafar (Nam Phi, 2006)…đều thống nhất cách chia các dạng bệnh của trẻ em mắc bệnh tim mạch [31][30][38]. Các dạng bệnh: Bảng 1.4. Phân bố chẩn đoán các bệnh tim mạch Chẩn đoán Bệnh tim bẩm sinh VSD AVSD ASD PDA TOF MR CHB CoA PS AS TA(TSA) Các bệnh mắc phải Bệnh thấp tim Kawasaki Tổng số Số lượng (n) Tỷ lệ(%) 24 8 7 3 3 2 1 1 1 1 1 36,4 12,1 10,6 4,5 4,5 3,0 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 11 3 66 16,6 4,5 100 12 13. Mối liên hệ giữa viêm lợi, sâu răng, thao tác nha khoa và tim mạch Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích mối liên hệ giữa viêm lợi, sâu răng và bệnh tim mạch. Năm 2000, Wu T đã giải thích mối liên hệ này là do viêm lợi, sâu răng là yếu tố gây viêm, làm tăng các yếu tố viêm ở trong dòng máu chảy và làm tăng các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cũng giống như các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm lợi bao gồm phản ứng C protein (CPR), fibrinogen và cholesteron [21]. Năm 2001, Noack B cho rằng vi khuẩn vùng miệng có ảnh hưởng tới tim khi chúng vào dòng chảy máu, liên kết với các mảng bám chất béo ở thành động mạch vành và góp phần hình thành cục đông vón. Các bệnh động mạch vành có đặc điểm làm dày thành mạch để hình thành các liên kết chất béo và protein. Cục máu có thể làm tắc nghẽn dòng chảy của máu, hạn chế dinh dưỡng và oxygen cần thiết cho hoạt động chức năng của tim mạch, dẫn tới các cơn đau tim[19]. Trong hội nghị hàng năm của European Society of Human Genetics, DR. Ame Schaefer, đến từ Institute for Clinical Molecular Biology, Đại học Kiel, Đức, đã tiến hành nghiên cứu trên nhóm 151 bệnh nhân bị mắc các dạng bệnh nha chu và nhóm 1097 bệnh nhân tim mạch có cơn đau tim để tìm ra mối liên hệ giữa bệnh nha chu và tim mạch. Nghiên cứu chỉ ra sự biến đổi gen ở vị trí chromosome 9p21, nơi cùng có thể gây ra cả 2 bệnh. Nhận biết đầu tiên là nó có liên quan tới nhồi máu cơ tim ( myocardial infraction), các hình ảnh biến đổi gen thu được ở cả hai bệnh này giống hệt nhau. Các nhà khoa học tiếp tục xác minh lại trên một nhóm 1100 bệnh nhân tim mạch và 180 bệnh nhân viêm nha chu, cho thấy rằng các yếu tố nguy cơ gây biến đổi gen này khu trú ở vùng gen tập hợp các antisense DNA gọi là ANRIL và chúng giống hệt nhau ở cả hai bệnh. Nghiên cứu này chỉ ra nền tảng di truyền tương tự nhau của cả hai bệnh. Cả hai căn bệnh này đều có chung các yếu tố nguy cơ, như: hút thuốc, đái tháo đường và béo phì, và có liên hệ giới tính, nam có nguy cơ cao hơn nữ. Nghiên cứu chỉ ra sự tương tự của các vi khuẩn trong sâu răng và các mảng bám chất béo,vi 13 khuẩn ở thành mạch bệnh nhân tim mạch, cả hai bệnh này đều có đặc điểm là mất sự cân bằng giữa phản ứng miễn dịch và các yếu tố viêm mạn tính[32]. Năm 1992, Creighton cho rằng mối quan tâm chính của nha sĩ trong điều trị trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh là phòng chống viêm nội tâm mạc [29]. Sức khỏe răng miệng kém làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến viêm nội tâm mạc. Năm 1993, Smith và Adams đã khẳng định có mối quan hệ giữa các vi sinh vật đường miệng đến viêm nội tâm mạc. Khi cấy máu, làm test vi sinh vật, trên 60% mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân tim mạch dương tính với loài Steptococcus viridans, đặc biệt là sanguis, mitior và mutans [39]. Nhóm tác giả Blumenthal, Johnson, D.H., Rosenthal, A., Nadas A, Waddy cũng tin rằng loại vi khuẩn phổ biến trong miệng là Steptococcus viridans là nguyên nhân gây lên bệnh viêm nội tâm mạc, đồng thời ta biết được con đường duy nhất đưa vi khuẩn đến màng ngoài tim là thông qua dòng máu. Bên cạnh đó, có một tỷ lệ lớn các ca viêm nội tâm mạc khởi phát ngay sau thao tác nha khoa [40],[41],[42]. Đây là một điều đáng lưu tâm với các bác sĩ nha khoa khi thực hiện thao tác kỹ thuật đặc biệt là đối với trẻ mắc bệnh tim mạch do nguy cơ làm nặng tình trạng bệnh tim và gây viêm nội tâm mạc. Hình 1.3. Tình trạng răng miệng của trẻ mắc bệnh tim tại khoa tim mạch bệnh viện Nhi Trung Ương 14 Bảng 1.5. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ mắc bệnh tim giai đoạn 1978- 2008 Tác giả, năm Berger, 1978 [19] Quốc gia Úc Cỡ mẫu tuổi Sâu răng/ nhóm tuổi CHD=57 Ctr=57 CHD=134 8-10 CHD có dt, DT và MT cao hơn dmft/4-6 là 3,3 DMFT/7-9 là 3,3 DMFT/10-12 là 5,0 dmft/2-4 là 1,8 và 4,3 dmft/5-9 là 0,6 và 1,8 DMFT/5-9 là 1,6 và 2,8 DMFT/10-16 là 0,5 và 1,6 dmft là 4,2 và 2,3 DMFT là 0,9 và 0,6 Urquhart và Blinkhorn, 1990 [13] Anh Pollard và Curzon, 1992 [25] Anh Bệnh tim=100 Ctr=100 2-16 Hallett , 1992 [23] Úc Franco , 1996 [18] UK CHD= 60 Ctr=6 0 CHD=39 Ctr=33 2-16 Hayes và Fasules, 2001 [27] Mỹ 2-15 1-15 dmft 3,7 và 2,7 DMF T 3,9 và 2,0 Sâu răng khôn g được can thiệp CHD =52 % và Ctr=3 2% ≥ 6 29 % sâu răng tháng Da Silva , 2002 [17] Brazil Balmer và Bu´Lock, 2003 [28] Anh Trẻ em dự kiến phẫu thuật tim=209 Trẻ em có nguy cơ IE=104 Trẻ em với nguy cơ 15 4-12 2-17 dmft 2,6 DMFT 4,0 2-16 39 % sâu răng không được can thiệp 42 CHD=1701- Anh 16% sâu răngTasioula , 2008 [33] IE=38 CHD=76 Ctr=47 2-15 dmft 1,6 và 0,8 (10 %) DMFT 1,8và 0,4 (3 % ) ÂÂn Đô Rai , 2009 [22] 14. Tình hình sâu răng và viêm lợi ở trẻ em mắc bệnh tim Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa sâu răng, viêm lợi với trẻ em mắc bệnh tim mạch. Tỷ lệ viêm lợi trên nhóm trẻ em mắc bệnh tim: Nghiên cứu trên hai nhóm, một nhóm 66 trẻ em mắc bệnh tim mạch với một nhóm 66 trẻ em bình thường, Sobia Zafar (Nam Phi, 2006) nhận xét tỷ lệ viêm lợi ở nhóm bệnh tim cao hơn đáng kể ( 25,8% so với 10,6%, p = 0,04) so với nhóm trẻ bình thường [38]. Tỷ lệ sâu răng ở bệnh nhân trẻ em mắc bệnh tim mạch đã được nhắc tới ở bảng 1.2 trên các lứa tuổi khác nhau. Năm 1992, Hallet đã tiến hành nghiên cứu trên 39 trẻ mắc bệnh tim và 33 trẻ bình thường. Kết quả cho thấy dmft ở nhóm bệnh tim là 4,3 cao hơn 2,3 ở nhóm trẻ bình thường, có giá trị p< 0,001, nhưng không có giá trị so sánh đáng kể ở bộ răng vĩnh viễn với tỷ lệ lần lượt là 0,9 và 0,6 ở 2 nhóm [23]. Năm 2006, Sobia Zafar cũng đã đưa ra kết quả tương tự, số lượng răng sâu, mất và đã trám của bộ răng sữa cao hơn một chút trong nhóm bệnh tim so với nhóm bệnh chứng (dmft là 4,1 so với 3,8, p = 0,87 ), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tương tự, trong bộ răng vĩnh viễn, không có sự khác biệt đáng kể trong DMFT giữa nhóm bệnh tim và nhóm trẻ bình thường ( 0,61 so với 0,65, p = 0,72)[38]. Năm 2011, Linda Rosen tiến hành nghiên cứu trên một nhóm 41 trẻ mắc bệnh tim và một nhóm đối chứng gồm 41 trẻ bình thường, cho thấy dmfs của nhóm bệnh tim là 5,2 so với 2,2 của nhóm trẻ bình thường với p < 0,05 và DMFS của nhóm bệnh tim là 0,9 so với 0,6 của nhóm trẻ bình thường với p > 0,05. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan