Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) mùa khô ...

Tài liệu Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) mùa khô trên ruộng lúa tại huyện thoại sơn tỉnh an giang

.PDF
15
392
118

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRƢƠNG NGỌC SANG THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) MÙA KHÔ TRÊN RUỘNG LÚA TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGs.Ts. DƢƠNG NHỰT LONG Ths. TRẦN VĂN HẬN 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRƢƠNG NGỌC SANG THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) MÙA KHÔ TRÊN RUỘNG LÚA TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGs.Ts. DƢƠNG NHỰT LONG Ths. TRẦN VĂN HẬN 2014 THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) MÙA KHÔ TRÊN RUỘNG LÚA TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG Trương Ngọc Sang1, Dương Nhựt Long1 và Trần Văn Hận1 1 Đại Học Cần Thơ ABSTRACT Experiment the stocking of giant freshwater shrimp (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) in paddy fields in the dry season at Thoại Sơn district, An Giang province, to increase income for culturist and contribute to building a complete technical processes the stocking of giant freshwater shrimp in paddy fields during the dry season. The elements of the water environment average two paddy fields such as temperature: 31,25 0C ± 0,2, pH : 7,6 ± 0,4,transparency 32 cm ± 0,4, Oxy: 4,68 ± 0,13 (ppm), ammonium: 0,455 ± 0,035 (ppm), PO4: 0,13 ± 0,005 (ppm), H2S: 0,06 ± 0,02(ppm), COD: 17,1 ± 0,1. The following chemical and physical parameters of the water were always at available levels and uneffective for the growth rate of freshwater prawn. The culture cycle through 6 months, the growth of freshwater prawn at field I was 56 g/ind, field II was 49,2 g/ind. The survival rate of field I and field II was 36 %, 32 %, respectively. The prawn yield of field I and field II was 1,112 kg/ha; 935 kg/ha, respectively. The profit of field I and field II was 88.137; 30.309 millions VN Dong/ha. Moreover, the cost ratio profit at field I of 53,6 % was higher than field II of 19,8 %. From the fact showed profit from this paddy fields is fairly high, increase income for culturist, and showed effective from the stocking of giant freshwater shrimp in paddy fields model in the dry season also fairly high. Key words: Dried season, Survival, Growth, Productivity. Title: Experiment the stocking of giant freshwater shrimp (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) in paddy fields in the dry season at Thoại Sơn district, An Giang province TÓM TẮT Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) trên ruộng lúa vào mùa khô tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, nhằm nâng cao thu nhập cho người nuôi và góp phần xây dựng hoàn chỉnh qui trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa vào mùa khô. Các yếu tố về môi trường nước trung bình giữa 2 ruộng như nhiệt độ: 31,25 0C ± 0,2, pH : 7,6 ± 0,4, độ trong : 32 cm ± 0,4, Oxy: 4,68 ± 0,13 (ppm), ammonium: 0,455 ± 0,035 (ppm), PO4: 0,13 ± 0,005 (ppm), H2S: 0,06 ± 0,02(ppm), COD: 17,1 ± 0,1. Trong quá trình thực nghiệm, các yếu tố thủy lý hoá môi trường nước ruộng nuôi điều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi tăng trưởng và phát triển. Sau chu kỳ nuôi 6 tháng, khối lượng trung bình của ruộng 1: 56 g/con và ruộng 2: 49,2 g/con. Tỉ lệ sống ruộng 1: 36% và ruộng 2: 32%. Năng suất tôm nuôi, ruộng 1 đạt: 1.112 kg/ha, ruộng 2 đạt: 935 kg/ha. Lợi nhuận trên 1 vụ tôm ruộng 1 đạt 82.137.800 đồng/ha, ruộng 2 đạt 30.309.000đồng/ha. Tỉ suất lợi nhuận của ruộng 1 là 53,6%, ruộng 2 là 19,8 % . 1 Từ thực tế cho thấy lợi nhuận mang lại từ các ruộng khá cao, giúp cho người nuôi tăng thu nhập, và cho thấy hiệu quả từ mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa vào mùa nghịch cũng khá cao. 1. GIỚI THIỆU Ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, An Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa, diện tích nuôi tôm tăng liên tục qua các năm, từ 5,5 ha năm 2000 tăng lên đến 650 ha năm 2007. Tôm càng xanh là loài sống chủ yếu ở nước ngọt, có kích thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt, có chất lượng thịt thơm ngon là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, giá cao lời nhiều, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi. Tuy nhiên, từ sau năm 2008 diện tích nuôi tôm càng xanh ở tỉnh An Giang liên tục giảm, đến cuối năm 2011 diện tích nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa luân canh chỉ còn khoảng 390 ha (TT khuyến nông – khuyến ngư An Giang, 2011). Năm 2012, kết quả thực nghiệm 2 mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa ở xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, (1) Nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa với mật độ 15 con/m2 vận hành theo phương pháp truyền thống và (2) Cải tiến phương pháp ương nuôi giống tôm càng xanh trong ao đất, mật độ cao 50 con post15/m2, sau thời gian ương 2,5 tháng, tiến hành chọn lọc tôm đực, đồng đều về kích cỡ để thả nuôi thêm 3 tháng trên ruộng lúa với mật độ trung bình 4 con tôm đực/m 2 . Trong đó mô hình (1) cho lợi nhuận 88,4 ± 14,3 triệu đồng/ha, tỉ suất lợi nhuận bình quân đạt 65 ± 4 %, mô hình (2) đạt dao động từ 103,9 ± 5,8 triệu đồng/ha, tỉ suất lợi nhuận đạt 72 ± 3 %. Điều này cho thấy được hiệu quả mô hình (2) cao hơn mô hình (1)(Trần Văn Hận, 2012). Theo Dương Nhựt Long và ctv., 2013, từ thực tế trên có thể sắp xếp được thời gian khai thác trên cơ sở tăng thêm 1 vụ nuôi tôm với thời gian từ 3 – 3,5 tháng nuôi trong ruộng lúa. Đồng thời, giúp cho người nuôi tránh được thời điểm thu hoạch tôm càng xanh trong ruộng lúa tập trung, tôm thương phẩm hoàn toàn bán được với giá cao. Từ thực tế trên nên đề tài nghiên cứu “Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh mùa khô trên ruộng lúa tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” được thực hiện là cần thiết. • Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài thực hiện với mục tiêu làm tăng thêm vụ nuôi, năng suất, sản lượng và tăng thu nhập cho người nuôi trên cùng diện tích canh tác. Góp phần xây dựng quy trình nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa vào mùa khô. • Nội dung nghiên cứu: (1)Khảo sát các yếu tố thuỷ lý hoá môi trường nước trong ruộng nuôi tôm càng xanh. (2) Theo dõi tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất. (3) Phân tích tính hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh mùa khô trong ruộng lúa tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Đề tài thực hiện từ tháng 12/2013 đến tháng 6/2014 trên 2 ruộng lúa có diện tích 10.000 m2/ruộng tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài thực nghiệm nuôi trong 2 ruộng lúa có diện tích nuôi là 1 ha/ruộng, có 2 hộ tham gia xây dựng mô hình: (1) Nguyễn Bá Trọng và (2) Văn Công Hưng. Trong quá trình thực nghiệm, ruộng lúa được thiết kế lại gồm 1 ao liền kề ruộng lúa có diện tích chiếm 30% so với ruộng lúa (3.000 m2/ao), mực nước ao ương 1,4 m, và diện tích ruộng lúa còn lại chiếm 70% (7.000 m2), mực nước ruộng nuôi khoảng 1,2 m, có 2 cống, cống cấp và cống thóat nước, khẩu độ cống 30 cm. Bờ bao quanh phải đủ cao, được gia cố chắc chắn, chống hiện tượng ngập lụt, sụp lở và thất thoát lượng nước làm thay đổi môi trường trong quá trình nuôi. Hoạt động ương nuôi tôm được thực hiện qua 2 giai đoạn. Ao 3.000 m2 Ruộng 7.000 m2 Cống thoát Cống cấp Hình 1. Thiết kế hệ thống ruộng nuôi (Dạng 1) Cống cấp Cống thoát Ao 3.000 m2 Ruộng 7.000 m2 Hình 2. Thiết kế hệ thống ruộng nuôi (Dạng 2) Giai đoạn 1: Tôm được ương nuôi trong ao diện tích 3.000 m2 dưới hình thức thâm canh (mật độ 50 con/m2) có sử dụng quạt nước và sử dụng thức ăn viên công nghiệp hàm lượng đạm 42 %. Giai đoạn này tôm được nuôi 2,5 tháng thì tiến hành cải tạo ruộng chuẩn bị lựa tôm đực chuyển ra ruộng nuôi. Giai đoạn 2: Sau 75 - 80 ngày tôm được ương và nuôi trong ao (lúc này tôm bắt đầu thành thục, tôm đực và tôm cái biểu hiện rõ qua hình dáng bên ngoài), tiến hành kéo lưới và chọn tôm đực tốt (tôm càng lửa, đồng cở) chuyển ra ruộng nuôi luân canh. 3 Cái Cái Đực Đực Hình 3. Tôm càng xanh đực và cái Mật độ tôm đực chuyển ra ruộng nuôi 3 con/m2, lượng tôm còn lại tiếp tục nuôi trong ao theo hình thức thâm canh (có sử dụng quạt nước bổ sung oxy và dòng chảy). Giai đoạn này sử dụng thức ăn viên công nghiệp (42 % đạm) kết hợp với thức ăn tươi sống (cá tạp..). Sau khi nuôi thêm 45 ngày thì tiến hành thu tỉa tôm trứng, tôm càng xào trong ao, số tôm đực còn lại tiếp tục nuôi thêm 65 ngày (6 tháng tính từ lúc thả tôm post) thì thu hoạch toàn bộ sản phẩm trong ao và ruộng nuôi. Các yếu tố về môi trường nước như nhiệt độ nước, pH, độ trong, DO, NH4+, PO43-, H2S, COD Tăng trưởng của tôm nuôi được thu định kỳ (30 con/ruộng) mỗi tháng 1 lần để tiến hành cân trọng lượng của tôm nuôi. + Tăng trưởng ngày (g/ngày) DWG (g/ngày) = P2 - P1 -----------t2 - t1 Trong đó DWG là độ tăng trưởng ngày theo trọng lượng (g/ngày) P1 là trọng lượng tại thời điểm t1 (g) P2 là trọng lượng tại thời điểm t2 (g) Số lượng tôm thu hoạch + Tỷ lệ sống (%) = --------------------------------- x 100 Số lượng tôm thả nuôi + Năng suất tôm nuôi (kg/ha) = Trọng lượng tôm thu hoạch --------------------------------Diện tích nuôi 4 Dựa trên các thông số thu được từ quá trình thực nghiệm, năng suất tôm thu hoạch, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi được tính toán và phân tích. Tổng chi phí xây dựng mô hình bao gồm (1) chi phí cố định: khấu hao công trình ao nuôi, máy bơm nước, lưới kéo tôm, (2) chi phí biến đổi bao gồm chi phí cải tạo ruộng nuôi, vôi bột, dây thuốc cá, phân bón, tôm giống, thức ăn, nhiên liệu, công thu hoạch. + Tổng thu = Tổng sản lượng tôm thu hoạch (kg) x Giá (đồng/kg). + Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi. + Tỷ suất lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận/ Vốn đầu tư) x 100 Tất cả số liệu được thu thập, phân tích và xử lý bằng chương trình Excel để so sánh và đánh giá kết quả của hệ thống nuôi. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các yếu tố môi trƣờng ruộng nuôi 3.1.1. Các yếu tố thủy lý Bảng 3.1 Các yếu tố thủy lý Ruộng nuôi Ruộng 1 Ruộng 2 Trung bình Nhiệt độ (oC) 31,5 ± 0,3 31,2 ± 0,5 31,35± 0,2 Độ trong (cm) 31,7 ± 3,8 32,3 ± 5,1 32 ± 0.4 Từ bảng 3.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình của các ruộng nuôi thể hiện tương đối ổn định, nhiệt độ bình quân dao động từ 31,2 – 31,5 oC, cao hơn so với kết quả của Huỳnh Tấn Đạt (2009), với nhiệt độ từ 29,2-30oC. Nhưng điều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm phát triển, Theo Trương Quốc Phú thì nhiệt độ thích hợp cho tôm cá phát triển ở vùng nhiệt đới phát triển nằm trong khoảng 25 –31oC. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv(2003) cho rằng, tôm càng xanh là loài thích nghi với điều kiện biên độ nhiệt độ dao động rộng (18 –34oC), và tôm nuôi sẽ phát triển tốt nhất trong khoảng giới hạn nhiệt độ dao động từ 25 –31oC. Theo Nguyễn Thị Thu Thủy (2000), trong giới hạn khoảng dao động nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ càng cao, chu kỳ lột xác của tôm nuôi càng ngắn, tôm nuôi sẽ phát triển nhanh (New và ctv, 2000). Nhìn chung so với các tác giả trên thì nhiệt độ ở các tháng đều thích hợp cho sự phát triển bình thường của tôm. Độ trong của các ruộng nuôi dao động từ 31,7 – 32,3 cm phù hợp với Huỳnh Tấn Đạt (2009) là từ 3134cm, điều này cho thấy vào các tháng đầu vụ nuôi cao do ao mới cải tạo chất lượng nước trong ao tốt, về sau độ trong giảm dần điều này cho thấy ở các tháng tiếp theo các ruộng nuôi có hàm lượng vật chất hữu cơ và số lượng các phiêu sinh động thực vật khá phong phú. Điều này hoàn toàn phù hợp cho sự phát triển của tôm. Theo tiêu chuẩn về độ trong tốt nhất cho ao nuôi tôm càng xanh 25–35 cm (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Theo Nguyễn Việt Thắng (1995) độ trong dao độ trong khoảng 20 – 70 cm là giá trị thích hợp cho hệ thống nuôi tôm càng xanh. Tuy nhiên theo Vũ Thế Trụ (1994) độ trong dao động trong khoảng từ 25 –40 cm thì thích hợp cho sự phát triển của tôm càng xanh trong hệ thống nuôi. Nhìn chung giữa hai ruộng nuôi cũng không có sự khác biệt lớn về các yếu tố môi trường nêu trên và tất cả các giá trị về thủy lý như trên điều thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. 5 3.1.2. Các yếu tố thủy hóa Bảng 3.2 Các yếu tố thủy hóa Ruộng nuôi Oxy (ppm) NH4 (ppm) PO4 (ppm) H2S (ppm) COD (ppm) pH Ruộng 1 Ruộng 2 Trung bình 4,55 ± 0,3 4,73 ± 0,5 4,64 ± 0,13 0,48 ± 0,4 0,13 ± 0,06 0,43 ± 0,3 0,13 ± 0,07 0,455 ± 0,035 0,13 ± 0,005 0,05± 0,04 0,07 ± 0,05 0,06 ± 0,02 17,0 ± 6,3 17,2 ± 5,6 17,1 ± 0,1 7,9 ± 0,3 7,3 ± 0,3 7.6 ± 0,4 Kết quả khảo sát các yếu thủy hóa trung bình trong 6 tháng tại 2 ruộng nuôi trình bài trong bảng 3.2 cho thấy hàm lượng oxy hoà tan ở các ruộng nuôi tôm dao động từ 4,55 – 4,73 ppm. Hàm oxy ở các ruộng cao nhất ở tháng đầu vụ nuôi sau đó giảm dần và khá ổn định ở mức trung bình là 4,68 ± 0,15. Kết quả cho thấy hàm lượng oxygen trong các ruộng nuôi ít biến động và luôn ở mức thích hợp cho sự phát triển của tôm. So với kết quả thực nghiệm nuôi tôm càng xanh của Huỳnh Tấn Đạt (2009) thì cũng khá phù hợp là trung bình từ 4,2 ± 0,37ppm đến5 ± 0,37ppm điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), Nguyễn Việt Thắng (1995) cho rằng hàm lượng oxy tốt cho tôm từ 3 –7 mg/lít thì kết quả thực nghiệm cho thấy hàm lượng oxy ở các ruộng nuôi hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu hô hấp, trao đổi chất cùng các hoạt động khác của tôm. Hàm lượng NH4+ ở các ruộng nuôi thực nghiệm dao động từ 0,43 – 0,48 ppm kết quả này cho thấy hàm lượng amonium có su hướng tăng về cuối vụ nuôi do việc sử dụng thức ăn dư thừa, quản lý môi trường chưa tốt đồng thời vào những tháng cuối vụ thì việc thay nước khó khăn hơn so với nuôi trong mùa lũ nhưng thấp hơn so với kết quả của Huỳnh Tấn Đạt (2009) là trung bình 0,4 ± 0,22 ppm đến 0,8 ± 0,41ppm. Hàm lượng PO43- ppm trong các ruộng nuôi dao động trung bình 0,13 ± 0,005 ppm, so với kết quả của Huỳnh Tấn Đạt (2009) cao hơn 0,05 ± 0,03ppm tới 0,1± 0,06ppm và thấp hơn Ngô Bá Quốc năm 2006 nuôi tôm trong mùa lũ thì hàm lượng lân dao động từ 0,1 ± 0,1 ppm –0,3 ± 0,2ppm, nhưng nhìn chung thì hàm lượng lân trong nước vẫn thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi. Hàm lượng COD trong các ruộng nuôi dao động từ 17,0 – 17,2 ppm so với Huỳnh Tấn Đạt (2009) thì thấp hơn 17,7 ± 7,39 ppm –20,7 ± 10,1ppm do trong quá trình nuôi đã chủ động được nguồn nước thay thế, chỉ tiêu này chỉ thị môi trường ở mức độ dinh dưỡng khá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước trong các loại hình thủy vực giàu hay nghèo dinh dưỡng của Đặng Ngọc Thanh (1979) như sau: (1) Hàm lượng COD từ 2 –5 mg/l: Nghèo dinh dưỡng, (2) Hàm lượng COD từ 5 –10 mg/l: Dinh dưỡng trung bình, (3) Hàm lượng COD từ 10 –20 mg/l: Dinh dưỡng khá,(4) Hàm lượng COD từ 20 – 30 mg/l: Giàu dinh dưỡng,(5) Hàm lượng COD > 30 mg/l: Rất giàudinh dưỡng. Hàm lượng H2S trong các ruộng nuôi dao động từ 0,05 - 0,07 ppm so với Huỳnh Tấn Đạt (2009) thì tương đương nhau. Từ kết quả trên cho thấy các yếu hóa học nước của các ruộng nuôi điều thích hợp cho quá trình phát triển của tôm nuôi trừ yếu tố H2S cao hơn so với tiêu chuẩn của Boy. Theo Boyd (1990), hàm lượng H2S (ppm) cho phép trong các ao, ruộng nuôi tôm càng xanh phải nhỏ hơn 0,01 ppm. Tuy nhiên cũng theo Boyd (1990), trong quá trình nuôi, hàm lượng H2S có thể tăng cao và sự tăng cao hàm lượng này được xảy ra từ từ, tạo sự thích nghi dần cho tôm nuôi trong hệ thống, nhưng cũng 6 chỉ dừng lại ở giới hạn ngưỡng chịu đựng hàm lượng H2S < 0,09 ppm thì các số liệu ghi nhận giá trị H2S của nghiên cứu này dao động từ 0,03 – 0,07 ppm là hoàn toàn thích hợp theo nhận định của Boy (1990). Giá trị pH dao động từ 7,3 – 7,9, so với kết quả của Huỳnh Tấn Đạt (2009) thì tương đối bằng nhau là 7,3 – 8,0. Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), trong các hệ thống nuôi tôm càng xanh thương phẩm, khi pH dưới 5 sẽ làm tổn thương mang cùng các phụ bộ, tôm nuôi rất khó lột xác và có thể chết sau vài giờ. Ngoài ra, pH từ 7,5-8,5 là khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm và các phiêu sinh vật khác trong ao nuôi 3.2. Khảo sát sự tăng trƣởng của tôm nuôi từ 2 mô hình Hình 4. Tăng trƣởng của tôm nuôi (g/con) qua các tháng Theo kết quả khảo sát ở 2 ruộng nuôi cho thấy, tăng trưởng tôm nuôi dao động từ 43,1 – 56 g/con, nhìn chung tốc độ tăng trưởng tăng dần từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ 6, tôm càng lớn tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Từ đồ thị ta thấy rằng tôm nuôi ở ruộng 1 có tốc độ tăng trưởng cao hơn ruộng 2 vì ruộng 1 có bổ sung thức ăn tươi sống và gần sông lớn nên điều kiện thay nước định kỳ hoặc khi nước ao dơ sẽ chủ động hơn tạo điều kiện môi trường tốt cho tôm phát triển mạnh. Bắt đầu từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 tôm tăng trưởng rất nhanh, do giai đoạn này chuyển tôm đực từ ao ương sang ruộng nuôi, mật độ tôm ở ruộng nuôi thưa, nền đáy ruộng sạch, trong ruộng nuôi hoàn toàn là tôm đực không có tôm cái để tham gia vào quá trình sinh sản nên tốc độ tăng trưởng của tôm rất nhanh, 56 g/con ở ruộng 1 so với 49,2 g/con ở ruộng 2 lúc thu hoạch. Tuy nhiên khối lượng tôm nuôi ở hai ruộng này điều cao hơn so với các nghiên cứu trước đây của Lê Quốc Việt (2005), thực hiện tại các ruộng lúa ở tỉnh Vĩnh Long đạt khối lượng dao động từ 32 – 38 g/con và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv (2002), tôm nuôi trong ruộng lúa sau 6 tháng đạt khối lượng trung bình 21,5 – 31,8 g/con nhưng kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Trần Tấn Huy và ctv (2004), tôm nuôi trong ruộng lúa ở mùa lũ đạt khối lượng trung bình 47,9 – 67,1 g/con, và cao hơn đề tài thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trên nền đất lúa vào mùa khô tại 7 huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp của Huỳnh Tấn Đạt (2009) khối lượng tôm trung bình là 44,53-49,83g. Bảng 3.3 Tốc độ tăng trƣởng trung bình trên tháng và ngày Ruộng nuôi Thời gian nuôi Ban đầu 30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày 150 ngày 180 ngày DWG (đầu) W(g) DWG (g/ngày) W(g) DWG (g/ngày) W(g) DWG (g/ngày) W(g) DWG (g/ngày) W(g) DWG (g/ngày) W(g) DWG (g/ngày) Ruộng 1 Ruộng2 0,1 1,2±0,5 0,04 6,7±2,9 0,18 13,2±5,4 0,21 28,3±8,8 0,5 51,5±15,2 0,77 56±17,6 0,15 0,1 1,2±0,7 0,04 6,8±3,1 0,19 17,1±7,1 0,34 30,2±15 0,44 43,1±11,8 0,43 49,2±15,2 0,2 Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy trọng lượng tôm nuôi khi thu hoạch ở 2 ruộng dao động trung bình từ 49,2g -56 g/con, trong đó thấp nhất là ở ruộng 2, và cao nhất là ở ruộng 1. Nhìn chung thì tốc độ tăng trưởng trên ngày từ tháng đầu tăng dần về sao do có sự tuyển lựa sang thưa và so với kết quả của Huỳnh Tấn Đạt (2009), cao hơn qua các tháng cụ thể là tháng cuối tốc độ tăng trưởng điều cao hơn như: 49,2 -56g/con so với 44,53- 49,83g/con. So với kết quả thực nghiệm của Ngô Bá Quốc năm 2006 nuôi tôm vào mùa lũ thì trọng lượng của tôm cao hơn so với nuôi tôm vào mùa nghịch. Qua đó cho thấy, tôm nuôi vào mùa nghịch có trọng lượng trung bình thấp hơn tôm nuôi vào mùa lũ trong cùng một qui trình kỹ thuật nuôi. Nguyên nhân vì tôm nuôi vào mùa nước lũ có sự trao đổi nước thương xuyên, điều kiện môi trường giống với môi trường nước tự nhiên nên tôm có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt, kích cỡ tôm thu được cũng lớn hơn so với tôm nuôi trong mùa khô. Vì vậy, để nâng cao năng suất tôm nuôi vào mùa nghịch ta nên quản lý ruộng nuôi chặt chẽ hơn trong việc chăm sóc, quản lý thức ăn cho phù hợp đặc biệt là khâu trao đổi nước nhằm đảm bảo môi trường nước luôn luôn thuận lợi cho tôm nuôi tăng trưởng và phát triển tốt. Theo (Trần Tấn Huy và ctv, 2004) nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa với mật độ 5 - 7 con/m2, sau 6 tháng nuôi khối lượng tôm nuôi trung bình là 67,1 g/con, trong mùa ngập lũ, luân canh với lúa vụ Đông – Xuân. 3.3. Tỷ lệ phân đàn tôm trong ruộng nuôi 8 Ghi chú: Tôm loại 1 ≥ 40g, Loại 2 20g- 39g, tôm xô < 20g/con Hình 5. Sự phân đàn của tôm nuôi ở 2 mô hình nuôi khác nhau Kết quả ghi nhận được cho thấy rằng mặc dù tôm nuôi ở 2 ruộng với cùng mật ương trong ao là 50 con/m2 và mật độ thả ra ruộng nuôi 3con/m2, ruộng 1 với điều kiện tự nhiên tốt hơn: gần sông lớn, bổ sung thức ăn tươi sống nhiều đảm bảo điều kiện tốt nhất cho tôm nên tôm nuôi phát triển tốt, cụ thể tôm loại 1 và 2 lần lược là 54 % và 28 %, Tuy nhiên đối với ruộng 2, do điều kiện môi trường, vị trí địa lý không gần sông lớn, thức ăn tươi sống không được cung cấp nhiều nên tôm nuôi phát triễn tương đối thấp hơn ruộng 1cụ thể là tôm loại 1 và 2 là 43% và 33%. Từ đó cho thấy nuôi tôm vào mùa khô thì cần phải đảm bảo điều kiện môi trường tốt cho tôm, và cần phải bổi sung thức ăn tươi sống cho tôm để tôm phát triển mạnh, đồng điều thể hiện qua thu tôm loại 1 của ruộng 1 cao và có chất lượng cao, khối lượng từng cá thể tôm lớn và đều cỡ hơn nên bán được giá cao hơn so với ruộng 2, nhưng so với kết quả của Huỳnh Tấn Đạt (2009), vẫn cao hơn tôm loại 1 đạt 43-54% so với 20- 30%, sự khác biệt này là do có tuyển lựa tôm đực đồng đều về kích cỡ sang ra ruộng nuôi với mật độ (3 con tôm đực/m 2) nên tôm phát triển rất nhanh hơn khi không tuyển lựa tôm đực. 3.4. Tỷ lệ sống và năng suất Bảng 3.3. Tỷ lệ sống, năng suất của tôm nuôi trong các ruộng Ruộng Tỷ lệ sống (%) Năng suất (Kg/ha) Ruộng 1 Ruộng 2 Trung bình 36 32 34 ± 2 1.112 935 1.032,5 ± 79,5 Trong quá trình nuôi, kết quả phân tích thu được qua bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ sống của tôm nuôi ở ruộng 1 đạt 36%,ruộng 2 đạt 32%. Ruộng 2 có tỷ lệ sống thấp hơn ruộng 1 là do khi cấp nước vào ao không qua kiểm tra nước có dư lượng thuốc trừ sâu làm cho tôm không thể lột xát và cứng vỏ dẫn đến chết nhưng qua sử lý YUCCA, EDTA và vôi thì tôm phát triển bình thường lại. Trung bình tỷ lệ sống của 2 ruộng nuôi là 34 ± 2. 9 Theo Lam Mỹ Lan (2006) thì nuôi tôm mật độ càng cao tỉ lệ sống có khuynh hướng giảm dần, mật độ nuôi 4 - 6 con/m2 cho tỉ lệ sống 48,6 - 61,5%. Theo Nguyễn Văn Hảo và ctv., (2002) thì mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất mật độ 19 và 27 PL/m 2 sau 7 tháng nuôi, tỉ lệ sống cao nhất chỉ đạt 23 %. Từ đó cho thấy tỉ lệ sống tôm nuôi của hai ruộng hoàn toàn phù hợp so với những nghiên cứu trước đây ở cùng hệ thống nuôi. Trong hai ruộng nuôi, ruộng 1 đạt năng suất là 1.112 kg/ha, ruộng 2 đạt năng suất là 935kg/ha. Trung bình năng suất 2 ruộng nuôi là 1.032,5 ± 79,5 Theo nghiên cứu của Dương Nhựt Long và ctv (2005), nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa ở tỉnh Long An với mật độ tôm nuôi 10 con/m2, năng suất tôm đạt dao động từ 525 – 818 kg/ha. Năng suất tôm nuôi thu được tại huyện Ô Môn năm 2004 đạt cao nhất 815 kg/ha và bình quân từ 3 ruộng thực nghiệm chỉ đạt 672 kg/ha (Trần Thanh Hải, 2004). Từ kết quả trên cho thấy năng suất của 2 ruộng nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa vào mùa khô tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang đạt năng suất cao hơn những mô hình nuôi tôm càng xanh khác trong vùng do các hộ nuôi áp dụng đúng kỹ thuật và sự cải tiến trong khi nuôi khác với những cách nuôi truyền thống là theo cách tuyển lựa tôm đực, điều này làm cho năng suất của mô hình nuôi tăng lên và tôm tăng trưởng rất nhanh. Nhưng kết quả thực nghiệm lại có năng suất thấp hơn so với kết quả thực nghiệm của Ngô Bá Quốc nuôi tôm càng xanh luân canh vào mùa lũ (2006) đạt 1.177 –2.043kg/ha, Theo (Trần Tấn Huy và ctv, 2004) năng suất 1.153 - 1.573 kg/ha, tỷ lệ sống đạt 57% nuôi tôm càng xanh vụ Hè -Thu trong mùa ngập lũ, luân canh với lúa vụ Đông - Xuân vừa tăng thu nhập trên đất sản xuất, lãi ròng cao và cắt đứt được vòng đời của sâu bệnh trên đồng ruộng. Điều này có thể giải thích là do nuôi tôm vào mùa lũ môi trường nước tương tự như điều kiện ngoài tự nhiên, đồng thời trong quá trình nuôi có sử dụng thức ăn tươi sống do đó tôm nuôi tăng trưởng nhanh và phát triển tốt. 3.5. Phân tích hiệu quả lợi nhuận từ mô hình Bảng 3.4 Bảng phân tích lợi nhuận từ 2 ruộng Ruộng Ruộng 1 Ruộng 2 Tổng chi (triệu đồng/ha) 156.275.000 153.325.000 Tổng thu (triệu đồng/ha) 238.412.800 183.634.000 Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 82.137.800 30.309.000 Tỷ suất lợi nhuận (%) 52,6 19,8 Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế lợi nhuận của 2 ruộng nuôi tôm cho thấy 2 hộ nuôi đều thu được lợi nhuận khá cao như ruộng 2: 30.309.000/ha và ruộng 1: 82.137.800/ha. Trong đó, tỉ suất lợi nhuận bình quân ruộng 1 đạt 52,6 %, tỉ suất lợi nhuận ruộng 2 đạt 19,8%. Nếu tính hiệu quả của 2 ruộng nuôi tôm thì lợi nhuận của cả 2 hộ tham gia nuôi đều đạt khá cao như kết quả được trình bài. Mặc dù năng suất thu được từ 2 ruộng nuôi là khác biệt không lớn nhưng hiệu quả từ 2 ruộng nuôi có sự khác biệt rất lớn là do ở ruộng 1 thường xuyên thay nước, cung cấp thức ăn tươi sống đầy đủ nên tôm phát triển nhanh và đồng điều thể hiện qua kết quả thu được tỉ lệ tôm loại 1 đạt là 54 % nên bán được giá cao hơn so với ruộng 2. Đó cũng là nguyên nhân làm cho tôm nuôi ở ruộng 1 phát triển nhanh và giảm được giá thành nên 10 mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với ruộng 2. Nhưng so với Huỳnh Tấn Đạt (2009) thì tỷ suất lợi nhuận thấp hơn như 19,8- 54,6% so với 47- 72%, nhưng do nuôi có tuyển lựa tôm đực sang nuôi mật độ thưa nên chất lượng tôm cao hơn và được giá hơn như tôm loại 1 đạt 54% và có trọng lượng trên 40g/con so với 25% với trọng lượng 75g. Theo Nguyễn Minh Thông (2003) thì lợi nhuận bình quân từ nuôi tôm lúa luân canh với mật độ 6 con/m2 là 17,3 triệu đồng/ha. Kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Hải (2007) cho thấy mật độ nuôi 6 con/m2 cho lợi nhuận đạt 40,8 triệu đồng/ha. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang mang lại lợi nhuận cao hơn so với các nghiên cứu trên trong cùng hệ thống nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa. Nếu so với tình hình chung tại xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn năm 2012 nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa chỉ đạt lợi nhuận bình quân 46 triệu đồng/ha và chỉ có 29/63 hộ (chiếm 46 %) tổng số hộ nuôi ngoài mô hình có lợi nhuận (Trần Văn Hận, 2012). 4. KẾT LUẬN Trong quá trình thực nghiệm, các yếu tố thủy lý hoá môi trường ruộng nuôi tôm đều nằm trong giới hạn không ảnh hưởng bất lợi cho tôm nuôi tăng trưởng và phát triển. Sau thời gian nuôi 6 tháng, khối lượng tôm nuôi ở ruộng 1 đạt trung bình 56 g/con và ruộng 2 đạt 49,2 g/con, trọng lượng tôm nhỏ nhất 18 g/con, trọng lượng tôm lớn nhất đạt 94 g/con. Tỷ lệ sống của tôm nuôi ở ruộng 1 đạt 36%, ruộng 2 đạt 32%, năng suất tôm nuôi ruộng 1 đạt 1.112 kg/ha, ruộng 2 đạt 935 kg/ha. Trong 2 hộ tham gia đề tài nuôi đều thu được lợi nhuận cao. Ruộng 1 thu được 82.137.800/ha, ruộng 2 thu được 30.309.000/ha. Qua kết quả cho thấy tăng thêm một vụ tôm 3 tháng trên ruộng lúa trong năm là 2 vụ tôm một vụ lúa trong năm, tăng năng suất, sản lượng và tăng thu nhập cho người nuôi trên cùng diện tích canh tác trên năm. Góp phần xây dựng quy trình nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa vào mùa khô. 5. ĐỀ XUẤT (1)Trong hệ thống nuôi cần có ao lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ao, hoặc trước khi cấp nước cần phải thử tôm trước khi cấp 1 ngày bằng cách cho khoảng 5- 10 con tôm vào gièo xuống sông sau thời gian ngày đêm mà tôm khỏe bình thường thì cấp vào, còn nếu thấy tôm chết thì không nên cấp vào. (2) Hệ thống nuôi phải gần sông lớn để có thể dể dàng chủ động nước khi thấy ao có hiện tượng nhiễm bẩn. CẢM TẠ Trước tiên xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Thủy Sản và Bộ Môn Nước Ngọt, Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Dương Nhựt Long và thầy Trần Văn Hận cùng các thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. 11 Xin gửi lời cảm ơn đến các cô các chú là các hộ nuôi tôm huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện và hoàn thành tốt đề tài này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các quí thầy cô, bạn bè, gia đình và những người thân yêu nhất của em cùng những người đã cùng em chia xẻ những thuận lợi và khó khăn trong suốt quá trình học tập. Và tất cả những điều đó đã giúp cho em hoàn thiện hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống và đã giúp cho em có được sự thành công như ngày hôm nay. Xin thành thật biết ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boyd, 1990. Water quality in pond for aquaculture. Agriculture Experiment Station, Auburn University. 2. Đặng Ngọc Thanh. 1979.Thủy sinh học đại cương. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 3. Dương Nhựt Long, Đặng Hữu Tâm, Trần Văn Hận, 2005. Nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa ở huyện Mộc Hoá, Vĩnh Hưng và Tân Hưng, tỉnh Long An. Báo cáo dự án. 77 p. 4. Huỳnh Tấn Đạt,Dương Nhựt Long và Trần Văn Hận. Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trên nền đất lúa vào mùa khô” tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp 2009. 5. Lam Mỹ Lan, 2006. Freshwater prawn – rice culture: the development of a sustainable system in the Mekong delta, VietNam. Luận án tiến sĩ. 159p. 6. Lê Quốc Việt, 2005. Điều tra hiện trạng và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất với mật độ khác nhau ở tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản - Trường Đại học Cần Thơ 7. New, M.B, 2005. Freshwater prawn farming: Global Status, Recent research and a Glance at the future, 36:210 – 230. 8. Ngô Bá Quốc.2006. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa với mật độ khác nhau ở Tam Nông –Đồng Tháp.Luận văn tốt nghiệp đại học. 4 –11 9. Nguyễn Minh Thông, 2003. Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa tại xã Thới Thuận và Thạnh Quới, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Sở khoa học công nghệ Cần Thơ. 10. Nguyễn Thanh Phương, Trương Quốc Phú, Nguyễn Văn Thường, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Ngọc Hải, Trần Hồng Nguyên, Phạm Minh Truyền, Phạm Minh Đức, Võ Thành Toàn và Vũ Nam Sơn, 2002. Nghiên cứu phát triển mô hình nuôi tôm ruộng lúa tỉnh Trà Vinh. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Khoa thủy sản – Đại học Cần Thơ. 31 trang. 11. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải. 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 12. Nguyễn Thị Thu Thuỷ.2000. Kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh, NXB Nông nghiệp,Thành phố Hồ Chí Minh 13. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Quang Minh và Lâm Quyền, 2002. Một số kết quả bước đầu mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thâm canh quy mô hộ gia đình ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuyển tập Nghề Cá Sông Cửu Long. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. 172 – 186 pp. 12 14. Nguyễn Việt Thắng. 1995. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 15. Trần Tấn Huy, Tạ Văn Phương và Dương Thị Hoàng Oanh, 2004. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh theo mô hình tôm lúa ở Thoại Sơn, An Gian, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ chuyên ngành thủy sản, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 230 – 239 pp. 16. Trần Thanh Hải, 2004. Xây dựng mô hình nuôi tôm luân canh trong ruộng lúa tại huyện Ô - Môn, Tp Cần Thơ. Báo cáo đề tài Sở Khoa học Cần Thơ. 54 pp. 17. Trần Thanh Hải, 2007. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và năng suất của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) Nuôi luân canh trên ruộng lúa tại TP Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản - Trường Đại học Cần Thơ. 18. Trần Văn Hận, 2012. Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. Báo cáo Dự án 111 trang. 19. Trần Văn Hận, Dương Nhựt Long và Lam Mỹ Lan “ thử nghiệm nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang” tạp chí khoa học Khoa Thuỷ Sản- Trường Đại Học Cần Thơ. 20. TT Khuyến Nông – Khuyến Ngư An Giang, 2011. Báo cáo tình hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa năm 2011. 21. UBND xã Phú Thuận, 2012. Báo cáo định kỳ sản xuất Nông nghiệp năm 2012. 22. Vũ Thế Trụ. 1994.Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. NXB Nông Nghiệp 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng