Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh luân canh cải tiến trên ruộng lúa tại xã phú thuậ...

Tài liệu Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh luân canh cải tiến trên ruộng lúa tại xã phú thuận, huyện thoại sơn, tỉnh an giang

.PDF
46
319
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN LÊ QUỐC HUY THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH LUÂN CANH CẢI TIẾN TRÊN RUỘNG LÚA TẠI XÃ PHÚ THUẬN, HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2013 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN LÊ QUỐC HUY THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH LUÂN CANH CẢI TIẾN TRÊN RUỘNG LÚA TẠI XÃ PHÚ THUẬN, HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS. TS. DƯƠNG NHỰT LONG Ths. TRẦN VĂN HẬN 2013 2 LỜI CẢM TẠ Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản và Phòng Quản Lý & Đào Tạo Sinh Viên, Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản trong thời gian qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Dương Nhựt Long, thầy Trần Văn Hận và các thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài và viết bài luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt đề tài. Xin chân thành cảm ơn các hộ nông dân ở xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang đã hỗ trợ tích cực giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Sau cùng xin chân thành cảm ơn thầy cố vấn học tập và toàn thể các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản Liên Thông K37. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ ngày 08 tháng 05 năm 2013 Nguyễn Lê Quốc Huy 3 TÓM TẮT Đề tài “Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh luân canh cải tiến trên ruộng lúa tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”, được thực hiện từ tháng 4/2012 đến tháng 5/2013 nhằm khảo sát sự tăng trưởng, tỉ lệ sống, sự phân đàn, năng suất và hiệu quả của mô hình nuôi tôm - lúa luân canh làm cơ sở khoa học phát triển mô hình nuôi tôm - lúa luân canh tại tỉnh An Giang. Thực nghiệm nuôi được thực hiện trên 3 ruộng với diện tích dao động từ 1 - 2 ha. Mật độ nuôi 15 con/m2. Mô hình nuôi này có nhiều điểm khác so với mô hình nuôi tôm truyền thống ở xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang là người thiết kế lại ao ương chiếm diện tích 30% so với trước đó là nhỏ hơn chỉ từ 20% đến nhỏ hơn 30%. Độ sâu của ao ương là 1,2 - 1,4 m so với trước đó là 0,8 - 1m. Thời gian ương ngắn hơn chỉ có 30 ngày so với 1,5 - 2 tháng của mô hình trước đó. Tôm được ương nuôi trong hai gia đoạn giai đoạn 1: Tôm được ương trong ao ương liền kề với mật độ 15 con/m2 và cho ăn bằng thức ăn công nghiệp trong thời gian là 30 ngày. Giai đoạn 2: Tôm được thả ra ruộng nuôi, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp đến 3 tháng thì cho ăn thêm thức ăn tươi sống tỷ lệ kết hợp 60 - 40%. Các cải tiến này đã cho kết quả cao hơn so với mô hình nuôi truyền thống cụ thể: Tỷ lệ sống trung bình của 3 ruộng nuôi là 31 ± 2%. Năng suất trung bình đạt 1.430 ± 0,18 kg/ha. Lợi nhuận trung bình thu được 89,44 ± 21,96 triệu/ha. Tỷ suất lợi nhuận trung bình đạt 70 ± 9,64. 4 MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ .............................................................................................. i TÓM TẮT .................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................... iii DANH SÁCH BẢNG .................................................................................. vi DANH SÁCH HÌNH .................................................................................... vii Phần 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................1 1.2. Mục tiêu đề tài .......................................................................................2 1.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................2 Phần 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................3 2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh ....................................................3 2.1.1 Vị trí phân loại ....................................................................................3 2.1.2 Phân bố Tôm càng xanh ......................................................................3 2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh ...............................................................3 2.1.4 Phân biệt giới tính ...............................................................................4 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng ..........................................................................5 2.1.6 Đặc điểm sinh sản ................................................................................5 2.1.7 Đặc điểm dinh dưỡng ..........................................................................6 2.1.8 Đặc điểm sinh thái môi trường .............................................................6 2.2 Tổng quan về tình hình nuôi tôm càng xanh ...........................................7 2.2.1 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới ..........................................7 2.2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam ..........................................8 Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................10 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................10 3.1.1 Thời gian .............................................................................................10 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ............................................................................10 3.2 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................10 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................10 5 3.2.2 Hệ thống nuôi ......................................................................................10 3.2.3 Dụng cụ ...............................................................................................10 3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................11 3.3.1 Mô tả thực nghiệm hệ thống nuôi .........................................................11 3.3.2 Các biện pháp kỹ thuật ứng dụng......................................................... 12 3.3.2.1 Cải tạo hệ thống nuôi ........................................................................12 3.3.2.2 Chọn giống và thả giống ...................................................................12 3.3.2.3 Quản lý hệ thống nuôi .......................................................................13 3.3.2.4 Thu hoạch .........................................................................................14 3.4 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu ..............................................14 3.4.1 Thu mẫu thủy lý hóa ............................................................................14 3.4.2 Thu mẫu tôm .......................................................................................15 3.4.3 Phân cỡ tôm......................................................................................... 15 3.4.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ......................................................15 3.5 Xử lý số liệu ...........................................................................................16 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................17 4.1 Các yếu tố thủy lý hóa .............................................................................17 4.1.1 Các yếu tố thủy lý ................................................................................ 17 4.1.1.1 Nhiệt độ (0C) .....................................................................................17 4.1.1.2 Độ trong (cm) ....................................................................................18 4.1.2 Các yếu tố thủy hóa ............................................................................. 19 4.1.2.1 pH .....................................................................................................19 4.1.2.2 DO (ppm) ..........................................................................................20 4.1.2.3 P-PO43- (ppm) ....................................................................................21 4.1.2.4 N-NH4+ (ppm) ...................................................................................22 4.2 Tăng trưởng của tôm nuôi .......................................................................23 4.3 Khối lượng trung bình của tôm nuôi ....................................................... 24 4.4 Tỷ lệ phân cỡ...........................................................................................24 4.5 Tỷ lệ sống và năng suất của tôm nuôi ở các ruộng ...................................25 4.6 Hiệu quả lợi nhuận từ tôm .......................................................................27 6 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...........................................................29 5.1 Kết luận ...................................................................................................29 5.2 Đề xuất ....................................................................................................29 7 DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Chu kỳ lột xác của Tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau ................. 5 Bảng 3.1 Diện tích ao ương và ruộng nuôi của từng hộ .......................................... 11 Bảng 3.2 Khẩu phần ăn cho tôm càng xanh trong giai đoạn ương giống ................. 13 Bảng 4.1 Trung bình các yếu tố thủy lý của 3 ruộng qua các tháng thu mẫu ........... 17 Bảng 4.2 Trung bình các yếu tố thủy hóa của 3 ruộng qua các tháng thu mẫu......... 19 Bảng 4.3 Tăng trưởng tuyệt đối của tôm nuôi ở 3 ruộng qua các tháng thu mẫu .... 23 Bảng 4.4 Tỷ lệ sống và năng suất của tôm nuôi ở các ruộng ................................... 25 Bảng 4.5 Hiệu quả lợi nhuận từ tôm....................................................................... 27 8 DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ mô hình nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa .......................... 11 Hình 3.2 Cấp nước vào ao ương ............................................................................. 12 Hình 4.1 Biến động nhiệt độ ở 3 ruộng nuôi qua các tháng thu mẫu ....................... 17 Hình 4.2 Biến động độ trong ở 3 ruộng nuôi qua các tháng thu mẫu ....................... 18 Hình 4.3 Biến động pH ở 3 ruộng nuôi qua các tháng thu mẫu ............................... 19 Hình 4.4 Biến động DO ở 3 ruộng nuôi qua các tháng thu mẫu .............................. 20 Hình 4.5 Biến động P-PO43- ở 3 ruộng nuôi qua các lần thu mẫu .......................... 21 Hình 4.6 Biến động N-NH4+ ở 3 ruộng nuôi qua các tháng thu mẫu ...................... 22 Hình 4.7 Tỷ lệ phân cỡ của tôm nuôi theo khối lượng ............................................ 24 9 Phần 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài sống chủ yếu ở nước ngọt, có giá trị kinh tế cao, kích thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua. Theo thống kê năm 2010, cả nước có trên 1 triệu ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, tăng 45% so với năm 2001 trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 70,19% tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Về sản lượng nuôi trồng thủy sản tính đến năm 2010 cả nước đạt 2,74 triệu tấn thủy sản các loại, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 70,94% tổng sản lượng nuôi trồng toàn quốc. Sản lượng tôm càng xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 là 5.455 tấn với tổng diện tích nuôi là 7.437 ha, và được nuôi phổ biến ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, với nhiều hình thức nuôi như: nuôi luân và xen canh trên ruộng lúa, nuôi thâm canh trong ao đất, nuôi mương vườn... (http://www.agroviet.gov.vn). Trong đó, An Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa với diện tích nuôi năm 2007 là 650 ha nhưng đến cuối năm 2011 giảm còn khoảng 390 ha và hiện nay là 151 ha tập trung tại huyện Thoại Sơn. Việc sụt giảm diện tích này do nhiều nguyên nhân như: lượng giống cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho người nuôi, chất lượng giống không tốt, cơ sở kỹ thuật còn hạn chế ... (Dương Nhựt Long, 2012). Trước tình hình trên, tỉnh An Giang đang có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn giúp người nuôi tăng hiệu quả lợi nhuận và mang tính ổn định nhiều hơn qua đó có thể phục hồi diện tích nuôi tôm trước đây nên đề tài “ Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh luân canh cải tiến trên ruộng lúa tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” được thực hiện. 10 1.2. Mục tiêu đề tài Khảo sát sự tăng trưởng, tỷ lệ sống, sự phân cỡ, năng suất và hiệu quả của mô hình nuôi tôm - lúa luân canh nhằm làm tăng hiệu quả mô hình nuôi tôm - lúa luân canh tại xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. 1.3. Nội dung nghiên cứu Khảo sát một số yếu tố thủy lý hoá môi trường nước trong ruộng nuôi tôm càng xanh (TCX). Khảo sát tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ phân cỡ, tỷ lệ sống và năng suất tôm nuôi. Đánh giá hiệu quả lợi nhuận của mô hình nuôi tôm - lúa luân canh. 11 Phần 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh 2.1.1 Vị trí phân loại Tôm càng xanh là một trong những loài giáp xác quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Lớp phụ: Malacostraca Bộ: Decapoda Bộ phụ: Họ : Giống: Loài: Natantia Palaemonidae Macrobrachium Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879). 2.1.2 Phân bố Tôm càng xanh Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố ở hầu hết các thủy vực nước ngọt như sông, hồ, ruộng, đầm hay các thủy vực nước lợ, khu vực cửa sông của các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tôm càng xanh phân bố tập trung nhất ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở khu vực từ Châu Úc đến Tân Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, chúng có hầu hết các vùng nước ngọt nội địa gồm: sông, hồ, đầm, kênh dẫn nước… Ở các thủy vực nước mặn từ 18 ppt - 25 ppt vẫn có thể tìm thấy tôm càng xanh. Tùy từng thủy vực với đặc điểm môi trường khác nhau và tùy mùa vụ khác nhau mà tôm càng xanh xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn thành thục và mức độ phong phú khác nhau (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). 2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh Vòng đời của tôm càng xanh trải qua 4 giai đoạn chính là: Trứng - ấu trùng Tôm bột (Postlarvae) - Tôm giống (Juvenile) - Tôm trưởng thành (Adult). Mỗi 12 một giai đoạn trong chu kỳ sống đòi hỏi điều kiện môi trường sống khác nhau. Khi con cái và con đực trưởng thành, ở con cái có trứng chín sẽ xảy ra hiện tượng lột xác, con đực và con cái tiến hành giao vĩ sau 24 giờ thì đẻ trứng rồi ấp trứng. Khi tôm đang ấp trứng, buồng trứng vẫn phát triển, sau khi phóng thích ấu trùng ở bụng xong khoảng 2 - 5 ngày tôm lại lột xác, giao vĩ và đẻ tiếp (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Theo Ling (1969), ấu trùng trải qua 8 giai đoạn, nhưng theo Uno và Soo (1969), thì ấu trùng trải qua 11 lần lột xác tương ứng với 11 giai đoạn biến thái khác nhau trước khi biến thái qua hậu ấu trùng (Postlarvae). Mỗi giai đoạn có hình thái và kích thước khác nhau. Giai đoạn 1 dài khoảng 2 mm, giai đoạn 11 dài khoảng 7 mm (Trích dẫn bởi Trần Văn Hận, 2010). Giai đoạn hậu ấu trùng có hình dạng giống như tôm trưởng thành nhỏ, di chuyển chủ yếu bằng cách bò nhiều hơn là bơi lội tự do. Khi chúng bơi thường theo kiểu mặt lưng ở phía trên và tiến về phía trước. Chúng có thể lẫn tránh nhanh nhẹn bằng cách co các cơ bụng lại. Các hậu ấu trùng có khả năng chịu được sự dao động lớn của nồng độ muối (Trích dẫn bởi Trần Văn Hận, 2010). 2.1.4 Phân biệt giới tính Có thể phân biệt tôm đực và cái dễ dàng thông qua hình dạng bên ngoài của chúng. Tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. Ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30 mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70 mm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004) Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon. Tôm có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng. Quá trình nở rộng của các tấm bụng này bắt đầu khi tôm đạt chiều dài tổng cộng trên 95 mm. Lỗ sinh dục của con cái nằm ở gốc của chân ngực thứ ba. Trên các chân bụng của tôm cái có nhiều long tơ có tác dụng giúp trứng bám vào trong quá trình ấp và đẻ trứng. Cơ quan sinh dục trong của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút. Đôi tinh sào ngoằn nghèo nằm giữa lưng của giáp đầu ngực được nối với ống dẫn tinh chạy từ trước tim dọc sang hai bên viền sau của giáp đầu ngực và đổ vào đầu mút nằm ở đốt coxa của chân ngực 5 (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). 13 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Tôm càng xanh thuộc loài giáp xác nên trong quá trình lớn lên tôm phải trải qua nhiều lần lột xác. Chu kỳ lột xác tùy thuộc vào kích cỡ của tôm, giới tính, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng và điều kiện môi trường. Tôm nhỏ có chu kỳ lột xác ngắn hơn tôm lớn. Trong giai đoạn từ tôm bột đến tôm có kích cỡ 25 - 30 g sự sinh trưởng của tôm đực và tôm cái tương đương nhau. Sau đó, chúng khác nhau rõ theo giới tính. Tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt khối lượng gấp đôi tôm cái trong cùng thời gian nuôi. Tôm cái khi bắt đầu thành thục thì sinh trưởng giảm vì nguồn dinh dưỡng tập trung cho sự phát triển của buồng trứng. Trong quá trình kết hợp cho ăn thức ăn viên có chất lượng tốt với bổ sung thức ăn động vật tươi sống tôm sẽ lớn nhanh và thành thục tốt hơn so với chỉ cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hoàn toàn (New, 2005 trích dẫn bởi Trần Văn Hận, 2010). Trong quá trình nuôi, nếu nuôi trực tiếp từ tôm bột thì sau 7 tháng nuôi con đực lớn nhất có thể đạt 110 g và con cái lớn nhất có thể đạt 50 g (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi còn tùy thuộc vào điều kiện môi trường nuôi, thức ăn và nhiệt độ (Nguyễn Khắc Hường, 2003). Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau ở nhiệt độ 28 0C. Bảng 2.1 Chu kỳ lột xác của Tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau (Nguồn: Sandifer và Smith, 1985 trích lược Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004) Khối lượng (g) 2-5 6 - 10 11 - 15 16 - 20 21 - 25 26 - 35 36 - 60 Thời gian giữa các lần lột xác (ngày) 9 13 17 18 20 22 22 - 24 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Tôm càng xanh sinh sản gần như quanh năm. Tuy nhiên, ở những khu vực khác nhau thì thời gian sinh sản khác nhau. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Việt Thắng (1995) mùa sinh sản nhiều nhất của tôm càng xanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long tập trung vào hai thời điểm từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 8 đến tháng 10, sức sinh sản của tôm càng xanh tăng dần theo kích cỡ 20 - 140 g lớn 14 hơn 140 g sức sinh sản của tôm giảm dần. Tùy thuộc vào kích cỡ và khối lượng của tôm sức sinh sản dao động từ 7.000 - 50.000 trứng. 2.1.7 Đặc điểm dinh dưỡng Tôm càng xanh là loài ăn tạp thiên về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn. Hàm lượng đạm tối ưu cho tôm từ 27 - 35% nhu cầu đạm thay đổi rất lớn theo giai đoạn phát triển, ngoài nhu cầu đạm tôm còn có nhu cầu một số chất khác như: chất béo, chất bột đường và khoáng (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Tôm càng xanh tìm thức ăn bằng mùi nhờ vào cơ quan xúc giác (râu) và màu sắc. Khi tìm được thức ăn, chúng dùng chân ngực thứ nhất bắt mồi đưa vào miệng. Trong thời gian ấp trứng tôm có thể nhịn ăn vài ba ngày, hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt mồi. Điều này rất quan trọng trong việc chế biến thức ăn cho tôm. Tôm thường bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, tôm bò trên mặt đáy ao dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Đặc tính của tôm càng xanh nếu không đủ thức ăn chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, đây là đặc tính của loài. Khi nuôi tôm thương phẩm phải lưu ý đến hiện tượng này và dùng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau. Tôm càng xanh có hàm trên và hàm dưới cấu tạo bằng chất kitin nên nghiền được các loại thức ăn cứng như nhuyễn thể... Trong quá trình tìm thức ăn tôm có tính tranh giành cao, cá thể nhỏ thường tránh xa đàn hay khi tìm được thức ăn thì di chuyển đi nơi khác. Trong khi đó con lớn vẫn chiếm chỗ và đánh đuổi tôm nhỏ (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). 2.1.8 Đặc điểm sinh thái môi trường Tôm sinh trưởng tốt trong môi trường nước có pH dao động từ 7 - 8,5, pH dưới 6,5 hay trên 9,0 tôm sinh trưởng kém. Khi pH <5 tôm hoạt động yếu và chết sau vài giờ. Khi gặp môi trường có pH thấp tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, tôm bơi lội chậm chạp và chết sau đó (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Một số chỉ tiêu thích hợp cho tôm càng xanh như độ mặn: phần lớn vòng đời TCX sống ở nước ngọt nhưng ấu trùng của nó chỉ có thể sống ở độ mặn 8 - 14 ppt, thích hợp nhất là 10 - 12 ppt (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 2005). 15 Nhiệt độ: nhiệt độ cao hơn 330C hay thấp hơn 240C đều ảnh hưởng đến hoạt động, sinh trưởng, sinh sản của tôm hoặc có thể gây chết tôm (Nguyễn Việt Thắng, 1995). Nhiệt độ cao làm cho tôm thành thục sớm, nhiệt độ thích hợp cho TCX phát triển là 28 - 300C (Phạm Văn Tình, 1991). Oxy hoà tan: ngưỡng oxy của tôm càng xanh (TCX) cao hơn các loài cá nước ngọt khác. Hàm lượng oxy thích hợp cho TCX phát triển 3 - 7 ppm và khi hàm lượng oxy nhỏ hơn 2 ppm có thể tôm nuôi sẽ bị sốc nhưng nếu kéo dài tình trạng thiếu oxy tôm sẽ chết. Tổng NH3: < 1 ppm. NO2: duy trì ở mức < 0,1 ppm. H2S: Nồng độ thích hợp nhất cho nuôi TCX dưới 0,09 ppm (Boyd, 2000 trích dẫn bởi Trần Văn Hận, 2010). 2.2 Tổng quan về tình hình nuôi tôm càng xanh 2.2.1 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới Phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển rất mạnh không những ở các nước có tôm càng xanh phân bố tự nhiên mà còn ở một số nước khác do quá trinh di nhập thuần hoá như: Hawaii, Jamaica, Florida, California, Brazil, Mexico, Honduras, Ecuador, Costarica, Guyana, Đài Loan, Israel,… (New, 1988 trích dẫn bởi Nguyễn Bá Quốc, 2007). Một số nước có phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển như ở Thái Lan năm 1982 có 667 trại nuôi với tổng diện tích 1.734 ha năng suất trung bình đạt từ 750 - 1.500 kg/ha. Đến năm 1984 đã có 42 tỉnh trong số 72 tỉnh nuôi tôm càng xanh, sản lượng đạt khoảng 15.000 tấn/năm (New và Singholka, 1985 trích dẫn bởi Tạ Hoàng Bảnh, 2011). Từ năm 1999 - 2000 Trung Quốc có sản lượng nuôi tôm càng xanh lớn nhất thế giới khoảng 100.000 tấn. Trước năm 1999, năng suất tôm nuôi trong ao đạt 1.500 - 2.250 kg/ha. Từ năm 1999 - 2000, năng suất tăng lên từ 3.000 3.750 kg/ha. Năng suất cao nhất tại tỉnh Chiết Giang đạt 5.250 kg/ha, ở tỉnh Quảng Đông đạt 10.500 kg/ha/2 vụ nuôi (Thái Bá Hồ, 2001). Ở Malaysia lần đầu tiên thí nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ao với mật độ 10 PL/m2, sau 5,5 tháng nuôi đạt năng suất 979 kg/ha, tỷ lệ sống đạt 32,4% và một thí nghiệm về mật độ thả nuôi 10 PL/m2 và 20 PL/m2 sau 5 tháng nuôi, năng suất đạt 1.100 kg/ha và 2.287 kg/ha (Ang et al., 1990). Ở Đài Loan năm 1969 bắt đầu nuôi thử nghiệm tôm càng xanh, đến năm 1979 đạt 65 tấn/năm (Liao và Chao, 1980), đến năm 1986 đạt sản lượng 3.500 tấn/năm (New, 1988). Với mô hình nuôi thâm canh trong hệ thống ao đất, năng suất bình quân từ 2,5 - 3 tấn/ha (Haroom et al., 1998 trích dẫn bởi Trần Văn Hận, 2010). 16 2.2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam Ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thì nghề nuôi tôm càng xanh đã có từ lâu và được người nuôi phát triển mạnh với hình thức quảng canh cải tiến truyền thống, nguồn giống phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên nên nghề nuôi cũng còn khá nhiều hạn chế. Cùng với những thành công trong lĩnh vực sản xuất giống những năm 2000 thì nghề nuôi tôm càng xanh bắt đầu phục hồi và phát triển vững chắc hơn. Theo thống kê thì năm 2003, Đồng Bằng Sông Cửu Long có sản lượng tôm càng xanh giống sản xuất nhân tạo vào khoảng 92 triệu con (Bộ thuỷ sản, 2004) và sản lượng tôm nuôi năm 2003 được ước tính vào khoảng 1.300 1.500 tấn. Kết quả này cho thấy đã có sự phát triển đáng kể về nghề nuôi tôm càng xanh ở ĐBSCL, các mô hình nuôi cũng đa dạng hơn như nuôi trong ao, mương vườn, đăng quầng ven sông, ruộng lúa (đặc biệt là ruộng ngập lũ) và hiệu quả kinh tế cũng khác nhau theo từng mô hình nuôi. Các mô hình này được tập trung nuôi chủ yếu ở một số tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre… Hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long có một số mô hình nuôi tôm càng xanh như nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa, trong ao đất, nuôi tôm mương vườn, nhưng phổ biến nhất là mô hình nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa … Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa Sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long về cơ bản có 3 vụ trong năm là vụ Đông - Xuân (vụ 1), Hè - Thu (vụ 2) và vụ Thu - Đông (vụ 3). Tùy từng vùng sinh thái cụ thể mà số vụ sản xuất trên đồng ruộng có thể khác nhau từ 1 - 3 vụ/năm. Thực tiễn cho thấy nuôi kết hợp một vụ tôm + một vụ lúa/năm sẽ cho hiệu quả cao hơn so với trồng lúa quanh năm, đặc biệt là khi vào mùa lũ, vì vậy mô hình nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa đã được áp dụng rộng rãi ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Năm 2003, nuôi thử nghiệm tại Long An mật độ 40 con/m2 sau 6 tháng nuôi đạt 1.500 - 3.250 kg/ha (Dương Nhựt Long, 2003 trích dẫn bởi Trần Văn Hận, 2010). Kết quả cho thấy năng suất và tỷ lệ tôm càng xanh trong cùng một hình thức nuôi vẫn chưa ổn định, hơn nữa khối lượng bình quân khi thu hoạch tôm còn khá nhỏ và phân cỡ rất nhiều làm ảnh hưởng chất lượng, hiệu quả, lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi. Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa với mật độ 5 - 7 con/m2, sau 6 tháng nuôi khối lượng tôm nuôi trung bình là 67,1 g/con, tỷ lệ sống đạt 57% và năng suất 17 1.153 - 1.573 kg/ha (Trần Tấn Huy và ctv, 2004). Nuôi tôm càng xanh vụ Hè Thu trong mùa ngập lũ, luân canh với lúa vụ đông - xuân vừa tăng thu nhập trên đất sản xuất, lãi ròng cao và cắt đứt được vòng đời của sâu bệnh trên đồng ruộng. Dương Văn Chín (2006) thực nghiêm nuôi luân canh lúa - TCX vùng Tây Sông Hậu - ĐBSCL từ năm 2002 - 2005, trong đó từ năm 2002 - 2004 mật độ 3 con/m2, năm 2005 với mật độ 5 con/m2 được ương trong vèo khoảng 1 tháng, 3 tháng đầu cho ăn thức ăn công nghiệp, sau đó cho ăn toàn bộ ốc bươu vàng với lượng vừa phải, thu tỉa từ tháng thứ 5. Năng suất lúa tôm thu được từ mô hình lần lượt: 5,51 tấn, 666 kg/ha (2002), 4,9 tấn, 823 kg/ha (2003), 5,8 tấn, 600 kg/ha (2004), 8,3 tấn, 1.232 kg/ha (2005) (Tạ Hoàng Bảnh, 2011). Trần Thanh Hải (2007) thí nghiệm nuôi tôm càng xanh - lúa luân canh ở Cần Thơ với mật độ 3, 6, 8,10 Post/m2, khối lượng trung bình các nghiệm thức 3, 6 và 8 con/m2 cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức 10 con/m2 sau 6 tháng nuôi. Năng suất tôm dao động từ 534 - 1.519 kg/ha, và nuôi ở mật độ 6 con cho hiệu quả cao nhất trong các mật độ bố trí (trích dẫn bởi Tạ Hoàng Bảnh, 2011). Tỉnh An Giang nuôi tôm luân canh trên ruông lúa mật độ 6 - 7 con tôm bột/m2 bằng cách ương tôm 1.5 tháng rồi thả ra ruộng nuôi năng suất đạt 1 tấn/ha (http://www.fistenet.gov.vn). Thực trạng cho thấy nghề nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa theo kiểu truyền thống không có ao ương liền kề cho năng suất thấp, để tăng năng suất và hiệu quả thì phải áp dụng mô hình mới nuôi có ao ương liền kề với ruộng nuôi, trước khi thả giống cần tạo nguồn thức ăn tự nhiên, giúp nâng cao năng suất sinh học cho hệ thống nuôi nhằm nâng cao tỷ lệ sống cho tôm nuôi. 18 Phần III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/2012 đến tháng 5/2013. 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu Địa điểm tại: ấp Hòa Tây B xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. 3.2 Vật liệu nghiên cứu 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu Tôm càng xanh (Macrobrachiurum rosenbergii). 3.2.2 Hệ thống nuôi Ruộng nuôi: Gồm 3 ruộng với diện tích từ 1 - 2 ha. Ao ương liền kề: Gồm 3 ao với diện tích từ 3.000 - 6.000 m2. 3.2.3 Dụng cụ - Bộ test pH, Oxy, N-NH4+, P-PO43-, nhiệt kế đo nhiệt độ, đĩa secchi đo độ trong. - Xô nhựa, thau nhựa, cân, xuồng, lưới, chài dùng để kiểm tra tôm. - Cân điện tử 2 số lẻ. - Xuồng cho tôm ăn, máy xay cá, ốc bươu vàng. - Thức ăn công nghiệp (Tomboy), thức ăn tươi sống (cá tạp, ốc bươu vàng). - Tôm càng xanh giống cỡ (70.000 - 80.000 con/kg). - Rễ cây thuốc cá. - Formol thương mại. - Vôi CaO, Ca(OH)2, Zeolite,… 19 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Mô tả thực nghiệm hệ thống nuôi Đây là dạng mô hình nuôi đã và đang được nuôi phổ biến ở các địa phương tỉnh An Giang. Đặc điểm khác biệt cơ bản giữa mô hình thực nghiệm nuôi này so với mô hình nuôi truyền thống ở địa phương trước đây thì người nuôi phải thiết kế lại mô hình nuôi gồm ao ương liền kề với ruộng nuôi nhằm cải thiện và nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình ương giống ở ao ương liền kề ruộng nuôi từ tôm PL15 (70.000 - 80.000 con/kg). Mô hình nuôi được thực hiện trên cơ sở thực nghiệm ương nuôi tôm trong 3 ruộng lúa tại xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang có diện tích mỗi ruộng nuôi như bảng sau: Bảng 3.1 Diện tích ao ương và ruộng nuôi của từng hộ Tên chủ hộ STT Diện tích ruộng nuôi (ha) Diện tích ao ương (m2 ) 1 Lê Hoàng Vịnh 2 6.000 2 Lê Tấn Khởi 1 3.000 3 Văn Công Hường 1,5 4.500 Mật độ nuôi 15 con/m 2, thức ăn sử dụng là thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tươi sống. Mô hình nuôi gồm một ao ương liền kề với ruộng nuôi được thể hiện như sau: Ao 3.000 m2 Ruộng 7.000 m2 Cống thoát Cống cấp Hình 3.1 Sơ đồ mô hình nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa Ao ương liền kề ruộng nuôi có hình chữ nhật diện tích 3.000 - 6.000 m2, độ sâu 1,2 - 1,4 m. Độ rộng mặt bờ 2 m, độ rộng chân bờ 3 m để thuận tiện cho việc đi lại và tận dụng trồng hoa màu. Ao ương có một cống cấp và một cống thoát. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng