Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá thát lát còm (chitala chitala) bằng các loại thứ...

Tài liệu Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá thát lát còm (chitala chitala) bằng các loại thức ăn

.PDF
50
799
126

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN HIỀN HUYNH THỰC NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT CÒM (Chitala chitala) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN HIỀN HUYNH THỰC NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT CÒM (Chitala chitala) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. LAM MỸ LAN Ths. NGUYỄN THANH HIỆU 2013 TÓM TẮT Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá thát lát còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn được tiến hành từ tháng 6/2012 đến tháng 11/2012 tại huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm bố trí với 2 nghiệm thức thức ăn và được lặp lại 3 lần: Nghiệm thức 1 cá tươi (chủ yếu cá rô phi), nghiệm thức 2 thức ăn công nghiệp (hiệu Cá Vàng). Cá được bố trí trong các ao đất có diện tích dao động từ 400 - 800 m2 với cùng mật độ thả 6 con/m2. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, Oxy, N-NH4+ và độ kiềm được thu định kỳ hàng tháng trong suốt thời gian thí nghiệm. Mẫu tăng trưởng được thu hàng tháng trong suốt chu kỳ nuôi bằng cách chài và bắt ngẫu nhiên 30 con/ao để đo và cân khối lượng. Cá sau khi kiểm tra tăng trưởng được thả lại ao nuôi. Sau 4 tháng nuôi kết quả kiểm tra các yếu tố môi trường trong thí nghiệm được ghi nhận thích hợp cho sự phát triển của cá. Chiều dài trung bình của cá nuôi ở nghiệm thức 1 là 36,8  1,8 cm, ở nghiệm thức 2 là 24,2  2,7 cm. Khối lượng trung bình của cá nuôi ở nghiệm thức 1 là 335,75  69,68 g, ở nghiệm thức 2 là 85,99  41,43 g. Năng suất cá nuôi ở nghiệm thức thức ăn cá tạp 1.729  555 kg/1000m2, ở nghiệm thức thức ăn công nghiệp 330  63 kg/1000m2. Tỷ lệ sống của cá nuôi ở nghiệm thức 1 là 84  13,1 % trong khi đó ở nghiệm thức 2 đạt được 75  6,1%. Hệ số tiêu tốn thức ăn ở nghiệm thức thức ăn cá tạp đạt được là 5,56  1,48 trong khi đó ở nghiệm thức thức ăn công nghiệp 2,96  0,82. Lợi nhuận đạt được ở nghiệm thức thức ăn cá tạp là cao nhất với 9.912.500  16.902.690 đồng/1000m2 ở nghiệm thức thức ăn công nghiệp lỗ là 12.189.167  3.170.552 đồng/1000m2. LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn cô Lam Mỹ Lan và thầy Nguyễn Thanh Hiệu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài để hoàn thành tốt luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại Trung Tâm Thực Nghiệm và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ huyện Hồng Dân, các hộ nuôi và các bạn đã tạo mọi điều kiện, tận tình hỗ trợ trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn. Sinh viên th ực hiện. MỤC LỤC Nội Dung Trang TÓM TẮT ...................................................................................................................i LỜI CẢM TẠ.............................................................................................................ii MỤC LỤC.................................................................................................................iii Danh mục hình ...........................................................................................................v Danh mục bảng..........................................................................................................vi Danh mục từ viết tắt .................................................................................................vii Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1.1 Giới thiệu..............................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.3 Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 2 1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .........................................................................2 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...........................................................................3 2.1 Đặc điểm sinh học ................................................................................................ 3 2.1.1 Phân loại ............................................................................................................3 2.1.2 Hình thái cấu tạo ................................................................................................ 3 2.1.3 Phân bố..............................................................................................................4 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng.........................................................................................5 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng.........................................................................................6 2.1.6 Đặc điểm sinh sản .............................................................................................. 6 2.1.7 Đặc điểm môi trường sống .................................................................................7 2.2 Một số nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi cá thát lát còm ................................ 8 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 10 3.1 Vật liệu nghiên cứu............................................................................................. 10 3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 10 3.2.1 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 10 3.2.2 Chuẩn bị ao nuôi và giai................................................................................... 10 3.2.3 Vận chuyển và thả giống.................................................................................. 11 3.2.4 Thức ăn............................................................................................................ 11 3.2.5 Theo dõi và quản lý.......................................................................................... 12 3.3 Thu và phân tích mẫu.......................................................................................... 13 3.3.1 Thu và phân tích môi trường ............................................................................ 13 3.3.2 Thu và phân tích mẫu sinh trưởng .................................................................... 13 3.3.2.1 Thu mẫu sinh trưởng ..................................................................................... 13 3.3.2.2 Phân tích mẫu sinh trưởng............................................................................. 13 3.4 Phân tích hiệu quả lợi nhuận ............................................................................... 14 3.5 Phân tích số liệu.................................................................................................. 15 Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................................ 16 4.1 Các yếu tố môi trường......................................................................................... 16 4.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng ...................................................................................... 17 4.2.1 Tăng trưởng về chiều dài.................................................................................. 17 4.2.2 Tăng trưởng về khối lượng............................................................................... 19 4.3 Năng suất............................................................................................................ 21 4.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)............................................................................... 21 4.5 Tỷ lệ sống ........................................................................................................... 22 4.6 Phân tích hiệu quả lợi nhuận ............................................................................... 22 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................... 25 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 25 5.2 Đề xuất ............................................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 26 PHỤ LỤC................................................................................................................. 29 DANH MỤC HÌNH Nội Dung Trang Hình 2.1 Hình thái cá thát lát còm (Chitala chitala)....................................................3 Hình 3.1 Thức ăn cá tươi (cá rô phi) và thức ăn viên................................................. 11 Hình 3.2 Đo chiều dài và cân khối lượng cá.............................................................. 13 Hình 4.1 Chiều dài trung bình của cá qua các đợt thu mẫu........................................ 18 Hình 4.2 Khối lượng trung bình của cá qua các đợt thu mẫu ..................................... 19 DANH MỤC BẢNG Nội Dung Trang Bảng 3.1 Các hộ tham gia thực hiện đề tài tại huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu.......... 10 Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp ...................................... 12 Bảng 4.3 Một số yếu tố thủy lý hóa môi trường nước ao nuôi ................................... 16 Bảng 4.2 Gia tăng chiều dài và tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài cá nuôi trong thí nghiệm qua các đợt thu mẫu ..................................................................................... 17 Bảng 4.3 Gia tăng khối lượng và tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng cá nuôi trong thí nghiệm qua các đợt thu mẫu .................................................................................... 19 Bảng 4.4 Năng suất, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn trong thí nghiệm .............. 21 Bảng 4.5 Bảng tính hiệu quả lợi nhuận của mô hình nuôi (đơn vị tính đồng) ............ 24 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NT: Nghiệm thức NT1: Nghiệm thức 1 NT2: Nghiệm thức 2 Đợt 1: Đợt thu mẫu ở 30 ngày nuôi Đợt 2: Đợt thu mẫu ở 60 ngày nuôi Đợt 3: Đợt thu mẫu ở 90 ngày nuôi Đợt 4: Đợt thu mẫu ở 120 ngày nuôi WG: Gia tăng khối lượng (Weight Gain) DWG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng (Daily Weight Gain) LG: Gia tăng chiều dài (Length Gain) DLG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài (Daily Length Gain) FCR: Hệ số tiêu tốn thức ăn (Food Conversion Ratio) ctv: Cộng tác viên NTTS: Nuôi trồng thủy sản Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Trong khoảng thời gian gần đây thì cá thát lát còm là một đối tượng nuôi rất được người dân quan tâm vì nó mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Xuất phát từ nhu cầu đó thì diện tích nuôi cá thát lát còm không ngừng gia tăng tại các địa phương như Hậu Giang, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, không những vậy tại các khu vực bị nhiễm mặn nhẹ điển hình như Bạc Liêu thì nghề nuôi cũng đang rất phát triển. Nhưng hiện nay nghề nuôi chủ yếu là mang tính tự phát, mô hình nuôi nhỏ lẻ nên chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong đợi mặt khác thì thức ăn sử dụng chủ yếu từ các nguồn thức ăn tươi sống như cá tạp nước ngọt hay cá tạp biển, thường có giá thành cao khó chủ động do chủ yếu phụ thuộc vào đánh bắt tự nhiên, dễ làm ô nhiễm môi trường nên khó phát triển với qui mô lớn. Do đó việc sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá that lát còm ngày càng được quan tâm nghiên cứu phát triển để nghề nuôi càng được mở rộng và cũng nhằm tạo hướng phát triển bền vững cho đối tượng này khi không phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn thức ăn tươi sống. Từ yêu cầu thực tế trên thì nhiều nghiên cứu sử dụng thức ăn công nghiệp trong ương và nuôi thương phẩm cá thát lát còm đã được thực hiện. Điển hình trong nghiên cứu sử dụng thức ăn công nghiệp ương cá thát lát còm ở giai đoạn từ bột lên giống, nhóm tác giả đã xác định khả năng sử dụng thức ăn công nghiệp cũng thời gian thích hợp nhất để bổ sung thức ăn công nghiệp vào ương cá thát lát còm (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy, 2008). Lê Thị Thùy Trang (2012) khi thực hiện nuôi cá thát lát còm (cỡ giống 64-65 g/con) với 4 mức protein khác nhau là 30%, 35%, 40% và 45%, kết quả cho thấy hàm lượng protein thích hợp nhất trong thức ăn (thức ăn công nghiệp) để nuôi cá thát lát còm là 40%. Một nghiên cứu khác thực hiện nuôi thương phẩm cá thát còm bằng thức ăn công nghiệp, bước đầu nhận thấy cá that lát còm có khả năng sử dụng được thức ăn công nghiệp, tuy nhiên không thể thay thế thức ăn cá tạp hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Nhưng trong thực tế hiện nay khi ương cá thát lát còm cho thấy cá có khả năng sử dụng được thức ăn công nghiệp giai đoạn rất sớm, ở giai đoạn cá giống đã có thể cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp (Lã Ánh Nguyệt, 2008). Từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứu sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế cho thức ăn cá tạp trong nuôi thương phẩm cá thát lát còm để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn tươi sống và thức ăn công nghiệp làm cơ sở phát triển mô hình nuôi cá thát lát còm theo hướng tăng năng suất, đạt hiệu quả cao ít ảnh hưởng đến môi trường. Đề tài ”Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá thát lát còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số tiêu tốn thức ăn và năng suất của cá that lát còm nuôi trong ao khi sử dụng thức ăn tươi sống và thức ăn công nghiệp, nhằm tìm ra loại thức ăn sử dụng đạt hiệu quả cao. 1.3 Nội dung nghiên cứu Khảo sát một số yếu tố môi trường trong ao nuôi. So sánh tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số tiêu tốn thức ăn và năng suất cá nuôi bằng hai loại thức ăn. So sánh hiệu quả lợi nhuận của mô hình nuôi khi sử dụng hai loại thức ăn. 1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2012-11/2012 Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại các ấp như Ấp Kinh Sáng, Ấp Tà Ky, Ấp Sơn Trắng, Ấp Tà Ben, Huyện Hồng Dân, Tỉnh Bạc Liêu. Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học 2.1.1 Phân loại Theo FishBase (2012) thì cá thát lát còm (Chitala chitala) có vị trí phân loại như sau: Ngành dây sống: Chordata Ngành phụ xương sống: Vertebrata Tổng lớp miệng có hàm: Gnathostomata Lớp cá xương: Osteichthyes Bộ: Osteoglossiformes Họ: Notopteridae Giống: Chitala Loài: Chitala chitala Tên tiếng Việt: Cá Nàng Hai, Cá Thát Lát Còm, Cá Còm, Cá Cườm. Tên tiếng Anh: Clown Knife fish. 2.1.2 Hình thái cấu tạo Hình 2.1 Hình thái cá thát lát còm (Chitala chitala) Theo Đoàn Khắc Độ (2008) cá thát lát còm là loài có thân dài, dẹp và mỏng dần về phía đuôi. Phần thân ở giữa gồ cao, phần đầu và đuôi nhỏ dần. Toàn thân phủ bởi một lớp vảy nhỏ và mịn, lớp vảy đường bên tương đối lớn hơn. Vây hậu môn dài và nối liền với vây đuôi tạo thành một đường viền mỏng. Cá có màu trắng xám ở bên hông và bụng, đầu và lưng có màu xanh rêu. Hai bên đuôi có 6 - 7 chấm tròn màu đen có viền trắng ở ngoài. Xương hàm trên kéo dài qua khỏi hóc mắt, vảy ở đầu có cùng kích thước với vảy ở phần thân. Thân dài, dẹp bên lưng gù độ cong của lưng tăng theo kích cỡ của cá, lường bụng bên có hai hàng gai chạy dọc lường bụng, vảy phủ khắp thân dính rất chắt rất khó rụng. Đường bên bắt đầu từ mép của lỗ mang đến điểm giữa của gốc vi đuôi (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Theo Bùi Minh Tâm (2010) cá thát lát còm có nhiều đốm đen tròn có viền trắng chạy dọc theo vây hậu môn cá trưởng thành có 4-10 đốm trên thân, khi cá còn nhỏ trên thân không có chấm mà chỉ xuất hiện 10-15 sọc đen ngang thân, khi cá được khoảng hai tháng tuổi phần dưới các sọc này xuất hiện các đốm nâu tròn, cá càng lớn thì các đốm càng xuất hiện rõ ràng hơn trong khi đó thì các sọc ngang thân mờ dần và mất đi. Cá có đầu nhỏ, nhọn. Miệng trước, rạch miệng xiên kéo dài khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng bén nhọn mọc ở hàm dưới, phần gai giữa xương hàm trước, xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi, ngoài ra còn có đám xương nhỏ mịn trên xương bướm phụ. Có một đôi râu mũi ngắn. Mắt nằm lệch theo phía lưng của đầu, gần chóp mũi hơn điểm cuối của xương nắp mang. Phần trán gần hai mắt cong và lồi gần bằng đường kính mắt. Lỗ miệng rộng, màng da sau xương nắp mang rất phát triển (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Theo Nguyễn Chung (2006) và Sách Đỏ Việt Nam (2000) thì cá thát lát còm là loài cá nước ngọt có xương, hình lưỡi dao bề ngang thân dẹp nhưng bề bảng lưng rộng, gồ ở phần thân và nhỏ dần về phần đuôi. Vây lưng nhỏ và trong. Phần đầu cá chỉ chiếm 1/8 so với cơ thể cá. Vây lưng 8 - 9, vây ngực 13 - 15, vây đuôi, vây hậu môn 128 - 130, vảy đường bên 168 - 185. Gai sườn bên 37 - 38. 2.1.3 Phân bố Theo Phạm Văn Khánh (2006) phần lớn Notopteridae phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á và Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia và Indonesia… ở Việt Nam không xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc và lưu vực Sông Hồng chỉ phân bố từ Quảng Bình trở vào Nam. Sống được trong tất cả các loại hình thủy vực nước ngọt, thường gặp ở các vùng cửa sông, ao hồ, ruộng trũng, kênh gạch, sông ngòi. Đặc biệt chúng có thể sống trong các thủy vực chật hẹp, ao nước tĩnh có hàm lượng oxy hòa tan thấp. Ngoài ra còn có thể sống ở các thủy vực bị nhiễm phèn nhẹ và vùng nước lợ ven biển. Cá thát lát còm phân bố nhiều ở các nước như Lào, Thái Lan, Mianma, tập chung nhiều nhất ở các thủy vực thượng nguồn cho đến vùng hạ lưu của sông Chao Phraya và sông Mekong. Ở Campuchia và Việt Nam thì cá thát lát còm có phần phân bố ít hơn. Nước ta, cá thát lát còm tập chung chủ yếu ở các thủy vực từ miền Trung đến Đồng Bằng Sông Cửu Long (Đoàn Khắc Độ, 2008). Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá thát lát còm sống ở kênh gạch, đồng ruộng, ao hồ. Có thể chịu đựng được điều kiện môi trường thiếu oxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ thở bằng khí trời. Cá ăn nổi thức ăn là các loài động vật tươi sống, cá phân bố ở Borneo, Sumatra, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia. Theo Dương Nhựt Long (2003) cá thát lát còm sống ở kênh gạch, sông, ao, đầm, ruộng trũng, nơi nhiều thực vật thủy sinh lớn, thích sống trong môi trường nước có độ pH trung tính tuy nhiên có thể chịu đựng được môi trường có độ pH thấp. Ở Việt Nam cá thường xuất hiện ở những thủy vực nước tỉnh, ở một số nhánh sông lớn và các thủy vực thuộc hệ thống sông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ… 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Theo Dương Nhựt Long (2003) hệ tiêu hóa của cá gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột. Miệng trước rộng, rạch miệng xiên và kéo dài khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhiều, nhọn mọc ở hàm dưới trên phần giữa xương hàm trước, trên xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi. Ngoài ra còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ, vì vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi, thực quản ngắn, rộng và có vách hơi dầy. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dầy, ranh giới giữa ruột non và ruột già không phân biệt rõ ràng. Tỉ lệ Li/L0 = 0,3 cho nên đây là loài ăn động vật. Theo Mai Đình Yên (1983), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá thát lát còm thuộc nhóm ăn tạp, cá ăn nổi, thức ăn là côn trùng, giáp xác, các loài cá sống nổi, phiêu sinh thực vật, rễ thực vật thuỷ sinh, cá con, nhuyễn thể và bùn đáy. Khi đói chúng tấn công săn bắt những con cá khác làm mồi ăn. Tính ăn của cá không ổn định. Cá thát lát còm có miệng lớn, răng nhọn sắc, săn mồi ở tầng giữa và tầng đáy. Khi còn nhỏ cá ăn các loại thủy sinh vật cỡ nhỏ hay động vật phiêu sinh như Moina, Daphnia, trùn chỉ, tôm tép con. Khi lớn chúng ăn các loài tôm cá con và các động vật thủy sản khác. Ngoài những loại thức ăn trên cá còn có thể ăn được trùn sống, thức ăn tự chế biến từ các phụ phế phẩm nông nghiệp, rau xanh, cua, ốc. Chúng rất hung dữ có thể tấn công những con cá khác làm mồi khi đói. Khi bị sốc môi trường hay thay đổi mồi ăn đột ngột chúng có thể bỏ ăn cho đến khi kiệt sức và nhiễm bệnh chết. Do đó trong điều kiện nuôi không nên gây sốc môi trường và thay đổi mồi đột ngột cần phải tập cho cá quen dần với thức ăn mới và cho cá ăn đúng giờ. Cá thường săn mồi vào buổi chiều và tối, cá bơi chút đầu xuống để tìm thức ăn, cá 3-4 năm tuổi trở nên rất hung dữ lúc này chúng có thể săn bắt những con cá khác nơi chúng sinh sống (Nguyễn Chung, 2006). Theo Đoàn Khắc Độ (2008) cá thát lát còm thuộc loài ăn tạp, thức ăn thiên về động vật, cá có thể bắt mồi ở nhiều tầng nước khác nhau. Khi còn nhỏ ăn phiêu sinh động vật, khi lớn ăn giáp xác, cá con, tép… Ngoài ra, cá cũng ăn được các loại thực vật phiêu sinh, thực vật nhưng tỷ lệ rất thấp chiếm 20 - 30% khối lượng thức ăn, trong môi trường nuôi nhốt để cá ăn được thức ăn tự chế biến và thức ăn công nghiệp thì phải tập cho cá quen dần với các loại thức ăn này. Cá thát lát còm có tập tính tranh giành thức ăn và đặc biệt là có thể tấn công các loại cá khác. Vì vậy, cần phải chú ý đến việc cho cá ăn nhất là không để cá bị đói, không thay đổi thức ăn đột ngột làm cho cá bỏ ăn, kiệt sức do không bắt mồi. Trong nuôi thương phẩm có thể cho cá ăn mồi sống hoặc cũng có thể tập cho cá ăn thức ăn chế biến (70% bột cá + 30% bột cám), các phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm lò mổ, thức ăn đông lạnh hay thức ăn công nghiệp. Khẩu phần ăn của cá từ 3 - 7% khối lượng cá, tùy theo loại thức ăn và điều kiện môi trường (Nguyễn Chung, 2006). 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Trong môi trường tự nhiên cá thát lát còm có thể sống đến 10 năm, nặng đến 10 kg, dài hơn 80 cm. Sau 3 tháng tuổi cá đạt khoảng 15 cm. Cá lớn nhanh và tiêu thụ thức ăn giảm, mỗi năm tăng trọng từ 1 - 1,2 kg. Trong nuôi sau khi nở 35 - 40 ngày cá đạt chiều dài 3 - 4 cm, để đạt được cá giống thì cần phải nuôi thêm 30 - 40 ngày nữa lúc này cá có thể đạt cỡ 12 - 15 cm. Sau thời gian nuôi 6 tháng cá nặng 400 - 500 g/con, sau 12 tháng, cá đạt khoảng 1 kg/con (Đoàn Khắc Độ, 2008). Ở môi trường tự nhiên, trong các lưu vực sông hồ lâu năm có thể đánh bắt được những con cá thát lát còm nặng 3 - 5 kg, cá thát lát còm có thể sống 8 - 10 năm, đạt chiều dài 80 cm, nặng 8 - 10 kg. Ở Mianma, Thái Lan, Lào, vùng thượng nguồn sông Mekong có thể bắt được những cá thể nặng trên 10 kg, dài 103 cm là bình thường, trên sông Hậu nước ta và các lưu vực khác chỉ bắt được những cá thể nặng khoảng 3 - 5 kg. Điểm nổi bật của cá thát lát còm là khi nuôi càng lâu thì hiệu quả kinh tế càng cao, tiêu tốn thức ăn giảm. Trong sinh sản ở nhiệt độ 28 - 30oC trứng thụ tinh nở 4 - 5 ngày. Sau khoảng 4 - 5 ngày cá bột tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu dinh dưỡng ngoài, thời gian tính từ cá bột mới nở để đạt được cá giống phải mất 65 - 80 ngày. Cá càng lớn thịt càng ngon, cá thát lát còm một năm tuổi trưởng thành nặng 1 - 1,2 kg, Cá thành thục sinh sản ở 2 năm tuổi, nặng khoảng 2 kg. Cá thát lát còm có đặc tính sống thành quần đàn nhưng chúng thường phá đàn khi săn mồi (Nguyễn Chung, 2006). Trước lúc cá đạt trạng thái thành thục sinh dục lần đầu cá chủ yếu tăng nhanh về kích thước, sau khi đạt trạng thái thành thục sinh dục, tốc độ tăng trưởng về chiều dài giảm trong thời gian này cá chủ yếu tăng trưởng về khối lượng (Phạm Phú Hùng, 2007). Khi nuôi cá thát lát còm thương phẩm ngoài thức ăn ưa thích là cá biển xay thì cá cũng có thể sử dụng thức ăn công nghiệp 20 - 25% Protein, tuy nhiên thức ăn phối trộn 50% cá biển xay và 50% thức ăn công nghiệp 20% Protein cho mức tăng trọng, tỷ lệ sống cũng như hiệu quả kinh tế cao nhất (Lê Ngọc Diện và ctv., 2006). 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Ngoài tự nhiên cá thành thục sinh dục lần đầu tiên 2-3 tuổi, nặng 1-2 kg. Trong nuôi vỗ cá có thể thành thục sinh dục lần đầu ở 2 năm, nặng 2 kg. Cá có tập tính làm tổ đẻ trứng, trứng được đẻ vào tổ và cá đực giữ tổ, đảo nước để đưa oxy giúp trứng phát triển, sau khi đẻ 5-6 ngày trứng sẽ nở tùy nhiệt độ. Vào mùa sinh sản cá đực và cá cái tự bắt cặp giao phối. Trứng có đường kính 2-3 mm, trứng thụ tinh trương nước và bám trên các hốc đá, các giá thể thực vật thủy sinh. Cá đực bảo vệ trứng trong suốt thời gian ấp trứng và hung dữ tấn công những con cá khác xâm nhập đến khu vực chúng đang bảo vệ (Nguyễn Chung, 2006). Trứng cá khi đạt đến thời kỳ thành thục có kích thước khá lớn 2 - 2,4 mm, hình tròn, màu vàng, tuyến sinh dục là tuyến đơn, cá có tập tính làm tổ đẻ trước khi sinh sản. Cá đẻ trứng dính vào tổ và giá thể là các bộng cây, khúc gỗ… Trong tự nhiên cá thành thục vào năm thứ 2, mùa vụ sinh sản thường tập trung vào giữa mùa mưa từ tháng 5 7. Sức sinh sản của cá tương đối thấp, đạt từ 784 - 1,557 trứng/cá cái, cỡ cá 15 - 26 cm (Trần Ngọc Nguyên, 1999 trích dẫn bởi Phạm Văn Khánh, 2006). Theo Dương Nhựt Long (2003) cá có tập tính đẻ trứng ở các vùng nước nông nơi có các thân, rễ cây chìm trong nước. Cá cái có những động tác dọn sạch tổ, sau đó đẻ trứng theo đợt, mỗi đợt khoảng vài chục trứng và cá đực tưới tinh để thụ tinh cho trứng. Khi sinh sản cá đực và cá cái thay nhau canh giữ tổ, đảo nước để cung cấp oxy cho phôi phát triển, cá bột sẽ nở sau 3-6 ngày ở nhiệt độ 30oC. Theo Nguyễn Chung (2006), Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) cá thát lát còm thường đẻ trứng vào giá thể ở cách mặt đáy ao 20 - 40 cm, cá ưa thích nhất là những giá thể cứng, phẳng. Trong tự nhiên tái phát dục sau khi sinh sản 7 - 10 tuần và có thể sinh sản 2 - 3 lần trong mùa mưa. Cá có xoang bụng nhỏ, trứng có kích thước lớn 2 - 2,2 mm, màu vàng hoặc trắng trong, cá có sức sinh sản thấp, có thể đẻ 1.000 – 1.200 trứng/kg cá cái. Có thể đẻ 3 - 4 lần/vụ. Cá đẻ mang tính mùa vụ rõ rệt, thường đẻ tập chung từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Theo Đoàn Khắc Độ (2008) khi chưa đến tuổi thành thục thì rất khó phân biệt được cá đực và cá cái, khi đã thành thục thì có thể dựa vào hình dáng bên ngoài để phân biệt đực cái. Trong tự nhiên cá thát lát còm tự bắt cặp và giao phối với nhau, sau đó cá đẻ trứng vào các giá thể như hốc đá, bụi cây… Cá đực phóng tinh thụ tinh cho trứng, cá đực và cái thay phiên nhau canh giữ tổ, quạt nước cung cấp oxy cho phôi phát triển. Khi nở cá bố mẹ vẫn tiếp tục bảo vệ đàn con đến khi chúng biết bơi đi tìm mồi. Sức sinh sản của cá dao động tùy thuộc vào kích cỡ của cá, trung bình từ 2.000 – 7.000 trứng/cá cái. 2.1.7 Đặc điểm môi trường sống Đối với tất cả các loài thủy sản nói chung và cá thát lát còm nói riêng thì môi trường nước là yếu tố rất quan trọng góp phần vào quá trình phát triển của cá vì toàn bộ đời sống của cá gắn liền với môi trường nước. Môi trường nước ổn định, tốt thì cá thát lát còm phát triển nhanh, sức đề kháng với bệnh tật cao, mầm bệnh khó xâm nhập gây bệnh. Mọi biến động của yếu tố môi trường đều gây bất ổn cho đời sống của cá, lúc này cá có thể bị sốc, sức đề kháng yếu, dễ nhiễm bệnh, tăng trưởng kém… Vì vậy, quản lý tốt các yếu môi trường như oxy, pH, độ mặn, nhiệt độ,… là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công cho vụ nuôi. Cá thát lát còm sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có thể sinh trưởng và phát triển ở độ mặn dưới 6o/oo, nếu nhiệt độ dưới 15oC kéo dài cá sẽ bỏ ăn, sức đề kháng yếu dễ bị mầm bệnh tấn công gây tử vong (Nguyễn Chung, 2006). Theo Dương Nhựt Long (2003) cá thát lát còm thích sống trong môi trường nước có độ pH trung tính dao động từ 6,5 - 7. Cá thí nghiệm cho thấy cá có kích thước và trọng lượng nhỏ thì tiêu hao oxy lớn và ngược lại, tiêu hao oxy trung bình của cá là 0,59 mgO2/g/giờ ở nhiệt độ 28 - 29oC. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển là từ 26 - 28oC. Ở nhiệt độ 36oC cá nhảy lung tung, lờ đờ và chết dần sau 5 phút, ở nhiệt độ 14oC cá bị hôn mê, tê cứng, lật ngang, vây ngưng hoạt động. Cá còm là loài cá nước ngọt, tuy nhiên cũng có thể sống được ở độ mặn 6o/oo. Cá thích sống trong môi trường pH dao động từ 5,5 - 8,5 nhiệt độ 20 - 32oC. Ở nhệt độ dưới 15oC cá sẽ ngừng ăn kéo dài và mất sức đề kháng dễ bị nhiễm bệnh (Đoàn Khắc Độ, 2008). 2.2 Một số nghiên cứu về nuôi cá thát lát còm Theo Đoàn Khắc Độ (2008) khi nuôi thương phẩm cá thát lát còm trong ao với chế độ cho ăn và chăm sóc hợp lý thì sau khoảng 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 400-500 g/con, sau 1 năm nuôi cá đạt khoảng 0,8 - 1 kg/con. Khi nuôi đơn cá thát lát còm thì mật độ thả cá trung bình có thể đạt 5 - 10 con/m2 hoặc nuôi ghép với một số loài cá khác mật độ cá ghép không cao hơn 50%, cỡ cá thả từ 6-8 cm, sau khoảng thời gian nuôi từ 10 - 12 tháng cá có thể đạt từ 700 - 800 g (Phạm Văn Khánh, 2006). Theo Lê Ngọc Diện (2004) khi tiến hành thí nghiệm nuôi thương phẩm cá thát lát với 5 nghiệm thức thức ăn khác nhau, cùng mật độ nuôi là 10 con/m2 kết quả cho thấy khi cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn tươi thì cá nuôi có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống là cao nhất (90,03%, 0,33g/ngày). Kế đến là thức ăn kết hợp 50% thức ăn viên có 20% protein + 50% thức ăn cá tươi đạt được tỷ lệ sống và tăng trưởng (67%, 0,23 g/ngày), nghiệm thức thức ăn 25% protein (54%, 0,20 g/ngày), sau cùng là nghiệm thức thức ăn có 30% protein (65%, 0,14 g/ngày). Với cùng 1 loại thức ăn kết hợp 50% thức ăn viên có 20% protein + 50% thức ăn cá tươi, khi nuôi với 2 mật độ khác nhau là 10 con/m2 và 20 con/m2 cho kết quả với mật độ nuôi 10 con/m2 có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống (0,23 g/ngày, 70,33%) cao hơn nhiều so nuôi với mật độ là 20 con/m2 (0,16 g/ngày, 55,20%). Theo Lê Thị Thùy Trang (2012) thực hiện nghiên cứu xác định nhu cầu protein của cá thát lát còm với nguồn cá ban đầu có khối lượng trung bình từ 64-65 g. Thí nghiệm thực hiện với 4 mức protein tương ứng với 4 nghiệm thức thức ăn là 30%, 35%, 40% và 45% cho thấy hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Cá tăng trưởng chậm nhất ở nghiệm thức 30% protein (4,5 g) và cao nhất ở nghiệm thức 40% protein (17,68 g). Ở hàm lượng protein 40,75% thì cá đạt tăng trưởng tối đa. Hàm lượng protein trong thức ăn để cá tăng trưởng nhanh nhất là 39,4%. Qua đó kết luận nhu cầu protein trong thức ăn cho cá thát lát còm cỡ 64-65 g để cá tăng trưởng tối ưu là 36 - 38%. FCR dao động trong khoảng 1,53 - 4,44 và thấp nhất ở nghiệm thức 35% - 45% protein. Theo Lã Ánh Nguyệt (2008) thí nghiệm sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi thương phẩm cá thát lát còm cho thấy cá có khả năng sử dụng được thức ăn công nghiệp nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho thức ăn cá tạp. Khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức thức ăn cá tạp và thức ăn 50% cá tạp xay + 50% thức ăn công nghiệp (hiệu Cargill) cao hơn, cá sinh trưởng và phát triển tốt hơn (296 g và 305 g) cá ăn 100% thức ăn công nghiệp và kết hợp 25% cá tạp xay + 75% thức ăn công nghiệp (207 g và 264 g). Sự phối trộn 50% cá xay và 50% thức ăn công nghiệp trong khẩu phần thức ăn cho mức tăng trọng (305 g) và tỷ lệ sống (77%) cao nhất. Hệ số tiêu tốn thức ăn trong nghiệm thức thức ăn cá tạp là 9,65; thức ăn kết hợp 3,93; và thức ăn công nghiệp là 4,64. Khi thực hiện nuôi ghép cá thát lát còm với cá mè vinh, sặc rằn, rô phi, và cá hường trong đó thát lát còm là đối tượng nuôi chính chiếm tỷ lệ cao nhất là 75% với mật độ 10 con/m2. Sau khoảng thời gian nuôi 6 tháng ở nghiệm thức I cá có trọng lượng trung bình 450  7,1 g/con đạt tỷ lệ sống 81,5%, nghiệp thức II 419,6  6,2 g/con, 78,6% và ở nghiệm thức III là 449,6  9,0g/con, 80,5%. Khối lượng trung bình và tỷ lệ sống của các nghiệm thức là khá cao trong đó đạt cao nhất là nghiệm thức I (Nguyễn Thị Ngọc Ngân, 2012). Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cá thát lát còm, cá giống có kích thước và khối lượng trung bình 9,7  0,9 cm, 3,64  1,05 g, nguồn giống bắt tại Hậu Giang. Một số vật liệu dùng trong nghiên cứu: Bộ test kiểm tra môi trường gồm các chỉ tiêu. O2 test, pH test, tổng đạm Ammonia test, độ kiềm test (Test Sera do Đức sản xuất), nhiệt kế thủy ngân. Cân điện tử 0,2 kg (2 số lẻ), cân đồng hồ 1 kg, thước đo chia vạch (mm). Chài, thao, vợt. Giai giữ cá giống có diện tích 5 x 2 x 2 m. Sổ ghi chép và một số dụng cụ khác. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm bố trí với 2 nghiệm thức thức ăn và được lặp lại 3 lần. Nghiệm thức 1: Cá tươi (chủ yếu là cá rô phi). Nghiệm thức 2: Thức ăn công nghiệp (hiệu Cá Vàng) Nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên thông qua việc chọn lựa các nông hộ thuộc địa bàn trong huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Bảng 3.1 Các hộ tham gia thực hiện đề tài tại huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Thí Nghiệm NT1 NT2 Tên Hộ Nuôi Trần Văn Đáng Huỳnh Văn Khoa Trương Thế Quân Nguyễn Thành Oanh Thạch Mót Nguyễn Văn Thức Kí Hiệu Hộ Nuôi 1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 Địa Chỉ Ấp Tà Ky Ấp Tà Ky Ấp Tà Ky Ấp Sơn Trắng Ấp Tà Ben Ấp Kinh Sáng Diện Tích 500 m2 500 m2 400 m2 500 m2 500 m2 800 m2 3.2.2 Chuẩn bị ao nuôi và giai Trước khi bố trí thí nghiệm ao nuôi được tiến hành cải tạo bằng các biện pháp thông thường như tháo cạn nước ao, dọn cây cỏ xung quanh bờ, tu sửa bờ, lắp hang hốc lỗ mội, sên vét bùn đáy ao, bón vôi, phơi đáy ao, giăng lưới quanh ao tránh cá tạp địch hại vào ao trong quá trình thí nghiệm. Sau đó cấp nước vào ao qua lưới lọc mịn. Giai dùng để giữ cá trong giai đoạn khoảng 1 tháng đầu trước khi thả ra ngoài ao, giai đặt trong ao ở nơi tiện cho quá trình chăm sóc quản lý. Đặt cách bờ khoảng 1 m, cách đáy ao khoảng 0,2 m để tránh bùn vào giai trong quá trình giữ cá. 3.2.3 Vận chuyển và thả giống Cá giống được bắt tại trại cá giống Hậu Giang sau đó được đóng oxy trong bao nhựa, vận chuyển đến nông hộ. Mật độ cá thả 6 con/m2. Chọn cá đều cỡ, không dị hình, hoạt động nhanh nhẹn khỏe mạnh, màu sắc đặc trưng, không bị xay xát. Cá giống được thả nuôi vào buổi sáng lúc từ 8 - 9 giờ. Trước khi thả ngâm bao đựng cá xuống ao nuôi 15 - 20 phút giúp cân bằng nhiệt độ tránh làm cá bị sốc gây chết khi thả nuôi. 3.2.4 Thức ăn Hình 3.1 Thức ăn cá tươi (cá rô phi) và thức ăn viên Thí nghiệm sử dụng hai loại thức ăn là thức ăn tươi sống và thức ăn công nghiệp. Đối với thức ăn tươi sống chủ yếu là do nông hộ mua và tự đánh bắt tại địa phương nguồn cá sử dụng chủ yếu là cá rô phi, ngoài ra còn một số loại cá tạp khác như cá sặc, tôm, tép nhỏ… Khẩu phần ăn hàng ngày được điều chỉnh phụ thuộc vào khả năng bắt mồi và thời gian nuôi, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của cá. Nghiệm thức sử dụng thức ăn tươi sống, trong thời gian đầu cá từ 1-2 tháng nuôi lúc này cá tươi được xay nhuyễn và hợp trộn thêm bột gòn để kết dính viên thức ăn tránh làm thất thoát và kết hợp cho cá ăn bằng sàng đặt trong giai, mỗi giai đặt một sàng cho ăn có kích thước 1x1m. Từ tháng thứ 3 trở về sau cá tươi được cắt nhỏ vừa cỡ miệng với cá, thức ăn được rải xung quanh nơi cho ăn vì lúc này cá đã lớn nên có thể bắt mồi với kích thước lớn hơn và chủ động hơn. Nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp, loại thức ăn sử dụng thuộc hiệu Cá Vàng. Ở các tháng nuôi 1 - 2, 3 - 4 sử dụng thức ăn có hàm lượng protein lần lượt là 41% và 38%. Từ khi thả đến 1 tháng thức ăn được cho ăn trong sàng nổi trên mặt nước, sàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng