Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện văn hóa công sở tại bộ tài nguyên và môi trường, nước cộng hòa dân chủ...

Tài liệu Thực hiện văn hóa công sở tại bộ tài nguyên và môi trường, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (tt)

.PDF
26
335
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SITHONG BOONYONG THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG, NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60.34.04.03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2017 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn: TS. BÙI KIM CHI Phản biện 1: TS. Đinh Thị Cẩm Lê Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Thanh Thủy Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 402C nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sỹ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 phút ngày 02 tháng 6 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để có thể tồn tại và phát triển trong bối cánh toàn cầu hóa, mọi loại hình tổ chức xã hội đều phải tái cấu trúc lại chính mình để thích nghi và phát triển, dựa trên cơ sở phát huy nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, kết hợp với các nguồn lực ngoại sinh. Qua nghiên cứu cho thấy, văn hóa là một nguồn lực nội sinh, một “nguồn lực mềm” của tổ chức. Khi biết khai thác và vận dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động của mình, tổ chức có thể tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững. Chính vì vậy, các tổ chức, đặc biệt là các cơ quan nhà nước cần nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa công sở. Văn hóa công sở là một hệ thống các giá trị, quan niệm, niềm tin ảnh hưởng đến tình cảm, suy nghĩ, hành vi của các thành viên trong tổ chức trong việc theo đuổi và thực hiện mục tiêu của tổ chức. Văn hóa công sở ảnh hưởng tới cách làm việc, hiệu quả quản lý và điều hành của tổ chức công. Văn hóa công sở thực sự là linh hồn của tổ chức, tạo nên một dấu ấn riêng biệt, giúp phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. ộ Tài nguyên và Môi trường nước CH CN Lào được thành lập vào ngày 24 tháng 6 năm 2011, theo sự phê duyệt của Hội đồng Quốc gia thuộc chính phủ Lào. Nhiệm vụ chủ yếu của ộ là hoạch định và thực thi các chính sách liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực môi trường, thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và môi trường bao gồm địa chất, lâm nghiệp, đất đai, tài nguyên nước, khí tượng - thu văn và môi trường. Việc xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào ngày càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết khi đất nước Lào đang bước sang giai đoạn phát triển mới. Văn hóa công sở góp phần tạo nên các mối quan hệ đẹp, có văn hóa, có đạo đức trong hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, công chức của đất nước Lào nói chung và của ộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng. Trong những năm qua, qua quá trình thực hiện Quy chế văn hóa công sở của Chính phủ, văn hóa công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường đã đạt được nhiều kết quả, tạo được sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động thực tiễn của cán bộ, công chức. ên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như: vai trò của văn hóa công sở chưa thực sự được đề cao; thiếu ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, một số cán bộ, công chức vi phạm các quy định về giờ giấc làm việc, uống rượu bia, hút thuốc lá không đúng nơi quy định, tồn tại văn hóa “uống trà” trong công sở... Những hạn chế trên cần sớm được 1 khắc phục để thực hiện tốt văn hóa công sở, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Từ những vấn đề nêu trên, cũng như với mong muốn góp phần để văn hóa công sở tại đơn vị tôi đang công tác được hoàn thiện hơn trong thời gian tới, tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đề tài về văn hóa công sở nói chung là một trong những đề tài được rất nhiều tác giả quan tâm. Trước khi chọn nội dungthực hiện văn hóa công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào làm đề tài nghiên cứu người viết đã tìm hiểu và học hỏi được một số kinh nghiệm viết bài của các tác giả đã có đề tài nghiên cứu về nội dung trên. Trong những năm qua, có một số tác giả đã nghiên cứu về đề tài này như: - Hoàng Thị Thu Hiền (2012), Mô hình văn hóa công sở tại Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ quản lý Hành chính công – Học viện Hành chính; - Võ Minh Hoàng(2010), Xây dựng văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn quận tại TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Hành chính công – Học viện Hành chính; - Văn Thị Xuân(2013), Thực hiện văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2020, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công – Học viện Hành chính; - Nguyễn Thị Thanh Tâm (2010),Thực hiện quy chế văn hóa công sở trong hoạt động công vụ ở TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công – Học viện Hành chính; ên cạnh các Luận văn nghiên cứu về văn hóa công sở nêu trên, hiện đã có rất nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu về công tác xây dựng văn hóa công sở trong cán bộ, công chức như: Hội thảo về “Văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức tại ộ Tài nguyên và Môi trường”; các buổi hội thảo về văn hóa công sở tại đơn vị. Tuy nhiên, vấn đề về xây dựng văn hóa công sở của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức tại ộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng hiện chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống. Trong khi thực tiễn công tác xây dựng văn hóa công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường vô cùng phong phú và những yêu cầu rất cao chưa phản ánh được. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu c tiêu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện văn hóa công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào, để có cơ sở đề xuất các giải pháp nh m nâng cao việc thực hiện văn hóa công sở tại đơn vị đó. - Nhiệm v Để đạt được mục tiêu trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: + Làm rõ cơ sở lý luận về văn hóa công sở; + Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện văn hóa công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào bao gồm nội quy và quy trình thực thi công vụ, nhận thức của cán bộ công chức, trang phục của cán bộ công chức, giao tiếp và ứn xử của cán bộ công chức, việc thực hiện các hành vi cấm trong quy chế văn hóa công sở của ộ, bài trí khuôn viên và trụ sở làm việc, bầu không khí trong tổ chức. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, phát hiện những tồn tại trong việc thực hiện văn hóa công sở và phân tích nguyên nhân của những tồn tại này để đưa ra giải pháp khắc phục. Đề xuất các giải pháp nh m nâng cao việc thực hiện văn hóa công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:việc thực hiện văn hóa công sở - Phạm vi nghiên cứu: Không gian: nghiên cứu việc thực hiện văn hóa công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào Thời gian: từ năm 2013 đến nay 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận Trên nền tảng quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện văn hóa công sở tại các cơ quan nhà nước. - Phươn ph p luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin. - Phươn ph p n hiên cứu 3 Để thực hiện đề tài của luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phương pháp phân tích tổng hợp; + Phương pháp so sánh, đối chiếu; + Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; + Phương pháp thu thập và phân tích số liệu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - nghĩa lý luận Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về việc thực hiện văn hóa công sở. - nghĩa thực tiễn Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện văn hóa công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận ở chương 1, thực trạng ở chương 2 tác giả đề xuất một hệ thống giải pháp nh m nâng cao việc thực hiện văn hóa công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về văn hóa công sở Chƣơng 2. Thực trạng việc thực hiện văn hóa công ở tại ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào Chƣơng 3. Phương hướng và giải pháp nh m nâng cao việc thực hiện văn hóa công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ 1.1. Nh ng hái niệm có liên quan đến đề tài luận văn h i niệnVăn hóa Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rất rộng lớn, liên quan tới mọi mặt của đời sống xã hội, do vậy có rất nhiều cách hiều và định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo nghĩa rộng nhất, văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà con người đã tạo ra trong mối quan hệ giữa con người, tự nhiên và xã hội trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Theo nghĩa hẹp, văn hóa được hiểu như là một ngành của nền kinh tế quốc dân, là ngành văn hóa nghệ thuật và được phân biệt với các ngành kinh tế kỹ thuật. Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa được hiểu là trình độ học vấn hoặc một loại hình nghệ thuật. Có thể thấy, các cách hiểu có thể khác nhau từ những phương diện được hạn chế như những tiền đề được lý giải các vấn đề đặt ra, song trong mọi trường hợp khái niệm văn hóa và con người luôn luôn gắn liền với nhau. Văn hóa được coi là nề tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. 1.1.2. Đặc trưng và các chức năng của văn hóa - Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau. Nhược điểm lớn nhất của nhiều định nghĩa văn hóa lâu nay là ở ch coi văn hóa như một ph p cộng đơn thuần của những tri thức bộ phận. - Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị Trong từ văn hóa thì văn ở Đông phương đối lập với võ có nghĩa là v đẹp giá trị , hóa là trở thành , văn hóa có nghĩa là trở thành đẹp, thành có giá trị . Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. - Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh Văn hóa là một hiện tượng xã hội, là sản ph m hoạt động thực tiễn của con người. Theo nghĩa này, văn hóa đối lập với tự nhiên: nó là cái nhân tạo, trong khi tự nhiên là cái thiên tạo. Nhưng nó không phải là sản ph m của hư vô, mà có nguồn gốc tự nhiên: văn hóa là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người, là phần giao" giữa tự nhiên và con người. 5 1.2.3. Khái niệm về công sở Công sở là một tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được nhà nước công nhận bao gồm: cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo hình thành hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do luật công quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích của xã hội, cộng đồng. 1.2.4. Khái niệm về văn hóa công sở - Khái niệm về văn hóa công sở Có thể hiểu văn hóa công sở là toàn bộ các hoạt động sáng tạo và các giá trị vật chất, tinh thần được hình thành, duy trì, kế thừa và phát huy trong quá trình tổ chức và hoạt động của các công sở. Theo đó, văn hóa công sở hành chính bao gồm tổng thể các đặc trưng về tư tưởng, lối sống, đạo đức, tác phong, tri thức, xúc cảm, phương thức ứng xử trong các quan hệ với đội ngũ cán bộ, công chức khi công sở thực hiện vai trò, chức năng, th m quyền của nó. Văn hóa công sở bao gồm hệ thống các giá trị, chu n mực, truyền thống, niềm tin. - Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở Văn hóa công sở được cấu thành từ các yếu tố sau: Thứ nhất, các yếu tố hình thành hệ thống giá trị văn hóa công sở. Đó là các yếu tố truyền thống, hiện đại, trình độ học vấn, trình độ văn minh, giá trị cấu trúc, giá trị chức năng và giá trị vật chất. Thứ hai, giá trị truyền thống và hiện đại. Tất cả những hoạt động lưu truyền từ trong lịch sử của công sở và được lưu giữ tồn tại đến ngày nay đã tạo ra những giá trị văn hóa mang tính truyền thống. Thứ ba, trình độ học vấn và trình độ văn minh. Trình độ học vấn là một yếu tố cần và đủ cấu thành nên văn hóa công sở. Trình độ học vấn là chìa khóa để con người bước vào nền văn hóa tiên tiến hơn. Thứ tư, giá trị của Chân - Thiện - Mỹ. Một trong những yếu tố cấu thành cơ bản của văn hóa công sở được thể hiện là nền tảng mang tính nhân bản - giá trị của “Chân”, nó được biểu hiện ở ba khía cạnh là: giá trị của cái đúng, của chân lý; giá trị của nền tảng quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật; giá trị của tri thức khoa học. 1.2.5. Nội dung của văn hóa công sở Văn hóa công sở đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công sở. o đó, để phát huy được những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của nó đòi hỏi nhà quản lý phải nắm vững các nội dung 6 văn hóa nơi công sở. Nhà quản lý có thể quản lý những mặt nổi dễ nhận thấy như: trong hoạt động, sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước Lào nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức tại ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào nói riêng; trong môi trường văn hóa, trong các mối quan hệ giao tiếp; trong tác phong, thái độ của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Như vậy, văn hóa công sở bao gồm các nội dung sau: - Văn hóa chính trị Văn hóa nơi công sở, điều đáng quan tâm đầu tiên là văn hóa chính trị. Văn hóa chính trị không phải là ph p cộng đơn giản giữa văn hóa và chính trị mà đó là sự th m thấu, xâm nhập vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau giữa văn hóa với chính trị, chính trị với văn hóa. Môi trường văn hóa chính trị vừa ảnh hưởng đến m i trường trong xã hội, vừa đặt ra những yêu cầu phát triển nhân cách về chính trị. Sự toàn diện, linh hoạt có ý nghĩa rất quan trọng trong các tình huống chính trị giúp cho con người ngày càng hướng đến một sự cân đối, hài hòa và tốt đẹp hơn. - Văn hóa đạo đức Văn hóa đạo đức có vị thế quan trọng trong đời sống của con người. Nó điều chỉnh các quan hệ của con người với thế giới xung quanh b ng cách ngăn cấm hoặc cho ph p một cái gì đó, tán thành hoặc chỉ trích một cái gì đó. Văn hóa đạo đức cần cho con người để điều khiển cuộc sống riêng, để tự đánh giá, điều chỉnh các mối quan hệ với thế giới xung quanh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc giáo dục đạo đức là việc hình thành văn hóa đạo đức cho con người. - Văn hóa lãnh đạo, quản lý Nói đến văn hóa công sở không thể không đề cập đến vấn đề khá quan trọng, điều khiển, chi phối các hoạt động của công sở. Đó là vấn đề văn hóa lãnh đạo, quản lý. Nghệ thuật lãnh đạo, quản lý cũng tế nhị như đặc tính của con người. Muốn lãnh đạo, quản lý có hiệu quả, những người lãnh đạo, quản lý trước hết phải gần gũi người bị lãnh đạo, bị quản lý để hiểu được thế giới tinh thần, hiểu được cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ, nguyện vọng của họ. Người lãnh đạo, quản lý nắm được đặc điểm nhân tâm lý, nhân cách của người thuộc quyền để có nghệ thuật thích ứng hợp lý. - Văn hóa giao tiếp 7 Giao tiếp là một vấn đề lịch sử, sự hình thành và phát triển của giao tiếp không thể tách rời sự hình thành và phát triển của con người và xã hội. Thành phần giao tiếp không đơn nhất mà có sự kế thừa giữa cái cũ và cái mới, cái cải cách và cái truyền thống trong một quốc gia, một dân tộc, một địa phương và cả trong m i con người với tư cách là một nhân cách. - Văn hóa trang phục Trang phục là biểu hiện bên ngoài của bản sắc văn hóa dân tộc, là thành tố quan trọng của văn hóa dân tộc người. Trang phục biểu hiện th m mỹ, thuần phong mỹ tục và phong cách sống của một dân tộc. Nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc có bản sắc riêng tạo nên tính đặc thù, độc đáo của m i nền văn hóa, trong đó văn hóa trang phục là yếu tố để nhận biết. Các bộ tộc Lào có nền văn hóa lâu đời. Cùng với sự phát triển của lịch sử văn hóa dân tộc, văn hóa trang phục dân tộc Việt cũng trải qua những biến đổi, nhưng không hề đánh mất bản sắc, vẫn giữ vững phong cách truyền thống trong trang phục của mình. Có thể nói trang phục của người Lao đã bảo lưu được những n t đẹp truyền thống rất đáng tự hào. - Môi trường văn hóa công sở Môi trường văn hóa công sở được các nhà khoa học môi trường cũng như các nhà văn hóa rất quan tâm. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay và nhiều năm về sau, khi mà trào lưu văn hóa ngoại nhập ào ạt tấn công vào đất nước ta. 1.2 Vai trò và ảnh hưởn của văn hóa côn sở đối với hiệu quả hoạt độn của tổ chức 1.2.1. Vai trò của văn hóa công sở đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức Văn hóa công sở có một số vai trò sau: - Văn hóa công sở tạo ra các định hướng giá trị như niềm tin, lý tưởng, tinh thần phục vụ dân, ý thức trách nhiệm, chu n mực đạo đức công chức. - Trên cơ sở các định hướng giá trị được cho là tốt đẹp của tổ chức, văn hóa công sở là phương tiện điều chỉnh hành vi của con người trong tổ chức. Một cách có ý thức, con người tiếp thu những giá trị văn hóa đó để trở thành những hành vi ứng xử của mình. Thậm chí ở một mức độ nào đó, một cách vô thức, con người cũng bị dòng chảy của văn hóa cuốn theo. - Văn hóa công sở là “chất keo dính” tạo ra khối thống nhất giữa các thành viên của tổ chức với nhau, làm cho tổ chức trở thành một khối thống nhất gắn kết, đồng thuận. Văn hóa công sở giúp mọi người hiểu được mục tiêu, giá trị của tổ 8 chức và từ đó tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu, giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân riêng l trong tổ chức đó. Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụ của m i cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của m i cán bộ, công chức, viên chức đối với công việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực thi công vụ và cung cấp dịch vụ công. 1.2.2. Ảnh hưởng của văn hóa công sở đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức - Ảnh hưởng đến mục tiêu, chiến lược của tổ chức Văn hóa công sở giúp cụ thể hóa mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chức, đặc biệt là qua phương châm hành động, dù thành văn hoặc không thành văn. Văn hóa công sở có khả năng lôi cuốn, tập hợp các thành viên của công sở cùng hướng về mục tiêu chung của công sở, đem đến cho công sở một nguồn lực văn hóa, tạo nên sức mạnh cho sự phát triển. Trên cơ sở định hướng các giá trị của mình, văn hóa công sở sẽ vô hình chung điều khiển tình cảm, ý chí, hành vi, cách ứng xử của m i thành viên vào một chu n mực nhất đinh, thống nhất hành động chung của một hệ thống tổ chức. - Ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ công chức viên chức Chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức phụ thuộc phần lớn vào năng lực và ph m chất của đội ngũ C CCVC, C CCVC là nguồn lực vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả làm việc của công sở cũng như mục tiêu chung của tổ chức, nếu CBCCVC nắm bắt tốt công việc thì công việc của tổ chức sẽ được thực hiện thuận lợi nhanh chóng. Ngược lại nếu có nhiều CBCCVC ở các bộ phận khác nhau không nắm rõ yêu cầu của công việc hoặc không có thái độ đúng đắn với công việc thì công việc của tổ chức sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể phát triển theo đúng định hướng của tổ chức. - Ảnh hưởng đến các nhà quản lý, lãnh đạo Văn hóa công sở ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động chấp hành và điều hành: quan hệ trong các cơ quan hành chính nhà nước mang tính thứ bậc, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, dân chủ vẫn được phát huy nhưng không có nghĩa là “cào b ng”. Vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ chu n mực giữa cấp trên và cấp dưới trong cơ quan hành chính nhà nước là rất quan trọng. - Ảnh hưởng đến quy mô, vị thế của tổ chức Thường thì những tổ chức hành chính nhà nước có nền văn hóa thiên về quyền lực là những tổ chức có một quy mô rộng lớn, kèm theo đó là một vị thế cao 9 trong hệ thống hành chính. Mục tiêu của nền hành chính nhà nước ta đang cố gắng khẳng định vị trí của mình trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Muốn vậy, yếu tố văn hóa tổ chức góp phần không nhỏ vào việc phát triển quy mô, nâng cao vị thế tổ chức. Khi tổ chức luôn thống nhất về giá trị và hành vi chẳng hạn như sự tôn trọng các giá trị mở rộng quy mô, vị thế của tổ chức thì chứng tỏ nền văn hóa đó thực sự mạnh và đã thực sự nâng cao quy mô, vị thế tổ chức. - Ảnh hưởng đến các chức năng quản lý Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến việc thực hiện tất cả các chức năng quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp, điều hành, kiểm tra và đánh giá. Văn hóa tạo nên những quan điểm và giá trị bền vững, thúc đ y tiến trình ra quyết định, tạo điều kiện cho sự phối hợp và kiểm soát có khả năng thực thi. Văn hóa như một hệ thống kiểm soát tổ chức lớn nhất. Các tổ chức đều có nền văn hóa bề chìm bên trong và văn hóa bề nổi bên ngoài ảnh hưởng tới tổ chức và hành vi tổ chức. Văn hóa chìm thường mang tính đa chức năng và có giá trị hơn với những giả thiết, niềm tin, giá trị và định hướng cho con người hành động, là những yếu tổ kiểm soát mạnh mẽ nhất trong hệ thống vì nó không chỉ ảnh hưởng đến những hành vi văn hóa bên ngoài mà còn ảnh hưởng tới những hành vi tiềm n bên trong. 10 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG, NƢỚC CHDCND LÀO 2.1. Một vài nét hái quát về Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc CHDCND Lào ộ Tài nguyên và Môi trường nước CH CN Lào là bộ máy chính phủ có vai trò tham mưu và quản lý trức tiếp về môi trường, đất đai, nước, khí hậu, sinh vật và còn gọi “ tài nguyên và môi trường ” bao gồm cả việc quản lý taì họa và biển đổi khí hậu, khí tượng và thu văn trong cả nước. Hiện tại số lượng cán bộ tại ộ Tài nguyên và Môi trường là 727 cán bộ, trong đó có khoảng 239 cán bộ là nữ. 2.1.1. Cơ cấu t chức của Bộ tài nguyên và môi trƣờng 1. Văn phòng bộ 2. Vụ tổ chức và cán bộ 3. Vụ thanh tra 4. Vụ kế hoạnh và hợp tắc 5. Vụ phân bổ và phát triển đất đai 6. Cục quản lý đất đai 7. Cục quản lý tài nguyên nước 8. Vụ xúc tiến chất lượng môi trường 9. Vụ khiểm soát ô ngiễm 10. Vụ quản lý tài nguyên lâm nghệp 11. Vụ đại chất và khoáng sản 12. Cục khí tượng và th văn 13. Vụ quản lý thiên tại và biển đổi khi hậu 14. an thư ký đánh gia tắc dộng môi trường và xã hội 15. an thư ký y ban sông Mekong quốc gia lào 16. Viên nguyên cứu tài nguyên và môi trường 17. Trung tâm thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường 2.1 2 Nhiệm v và chức năn của Bộ Tài n uyên và ôi trườn , nước CHDCND Lào 2.1.2.1. Nhiệm vụ - Nghiên cứu, phát triển và thực hiện các hướng dẫn, kế hoạch, chính sách, nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Tổng thống, Pháp lệnh và Nghị định; 11 - Nghiên cứu, dự thảo và đề xuất với Chính phủ việc sửa đổi các chính sách và kế hoạch chiến lược, pháp luật, pháp lệnh của tổng thống và các nghị định, quy định khác liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường, dựa trên tình hình thực tế; - Nghiên cứu và phát triển các chính sách, kế hoạch, nghị quyết của Chính phủ vào các kế hoạch, chương trình và dự án chi tiết liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực môi trường; chịu trách nhiệm về việc thực hiện có hiệu quả như vậy trong cả nước;… 2.1.2.2. Chức năng - Kiến nghị với Chính phủ sửa đổi, dự thảo hoặc hủy bỏ các luật, pháp lệnh, nghị định tổng thống, các Nghị định của Thủ tướng liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động môi trường, bao gồm cả quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu; khí tượng và thủy văn; - an hành quyết định, đơn đặt hàng, thông báo và hướng dẫn về quản lý vĩ mô, bảo vệ, phục hồi và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bao gồm cả quản lý về thiên tai, biến đổi khí hậu, khí tượng và thủy văn; - Đề xuất hoặc tạm thời hoặc vĩnh viễn đình chỉ hoặc thu hồi giấy ph p kinh doanh về dịch vụ, sử dụng, quyền sử dụng, quyền sử dụng, cho thuê hoặc chuyển nhượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường; - Cung cấp dịch vụ kỹ thuật về tài nguyên và môi trường, bao gồm cả việc quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn; 2.2. Việc thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc CHDCND Lào 2.2.1 Nội quy và quy trình thực thi côn v Các văn bản phục vụ nhiệm vụ của đơn vị như nội quy, quy chế, quy trình làm việc đã được ban hành tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặc biệt là nhiệm vụ chính trị đặc biệt đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào đã thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm túc mọi chủ trương, chính sách của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và pháp luật của Nhà nước ân chủ nhân dân Lào để xây dựng và phát triển văn hóa công sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao phó. Song song với việc kiện toàn các tổ chức trong đơn vị, ộ Tài nguyên và Môi trường đã chú trọng hoàn thiện hệ thống các nội quy, quy chế, văn bản quy 12 định về quy trình thực thi công vụ đảm bảo mọi công việc được thông suốt, thống nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Đối với từng mảng công việc cũng đã ban hành những quy chế, quy định về quy trình thực thi công vụ. Quy trình thực hiện các nội quy, quy chế, quy trình thực thi công vụ, các đơn vị, phòng, ban trong ộ cũng đã thường xuyên kiểm tra, rà soát, sửa chữa, bổ sung, thay thế kịp thời để phù hợp hơn với tình hình thực hiên, đồng thời đảm bảo chất lượng công tác tốt, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Đặc biệt đối với những đơn vị, bộ phận mới được thành lập thì công tác này càng được chú trọng hơn để sớm ổn định và đi vào hoạt động. 2.2.2 Về nhận thức của c n bộ, côn chức Để nâng cao được nhận thức của cán bộ, công chức đối với việc thực hiện văn hóa công sở, cần tập trung vào một số nội dung liên quan tới văn hóa công sở như: trụ sở, trang thiết bị, môi trường làm việc, kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức, việc quản lý văn bản, tác phong, lề lối làm việc, trang phục của cán bộ, công chức. Làm tốt được các nội dung trên thì việc thực hiện văn hóa công sở tại đơn vị sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn Để nâng cao nhận thức về văn hóa công sở m i cán bộ, công chức phải ý thức được các hoạt động hành vi của mình, tự hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ. Khi mọi hoạt động của công chức đều được ý thức thì khi đó văn hóa công sở mới trở thành bản chất, nội tại trong m i con người. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng nhất có lẽ là nghệ thuật lãnh đạo quản lý trong đơn vị, vì thế vai trò của người thủ trưởng, đứng đầu đơn vị có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định đến việc hình thành văn hóa công sở tại đơn vị vì suy cho cùng người lãnh đạo luôn là người tiên phong trong mọi hoạt động của đơn vị cho nên nếu người lãnh đạo là người chu n mực thì chắc hẳn các cán bộ, công chức tại ộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ có cách sống nền nếp, chu n mực và thực hiện đúng các quy định về văn hóa công sở tại đơn vị. 2.2.3. Về tran ph c của c n bộ, côn chức Ngày nay khi đời sống ngày càng được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu về trang phục của xã hội nói chung và của cán bộ, công chức hiện được công tác tại ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào nói riêng cũng có nhiều thay đổi, đa dạng và phong phú hơn. o đó việc thực hiện thống nhất trang phục, lễ phục của cán bộ, công chức là một nội dung rất quan trong trong văn hóa công sở. Tất nhiên, không yêu cầu cán bộ, công chức của ộ Tài nguyên và Môi trường 13 phải có trang phục riêng hay đồng phục, tùy một số phòng, ban đặc thù mà điều quan trọng là cán bộ, công chức phải tự ý thức được cần phải mặc như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, công việc và vị trí của bản thân. Tuy nhiên, một số đơn vị thuộc ộ mặc dù đã có quy định về trang phục nhưng vẫn còn mang tính máy móc, chưa hợp lý, chưa tính đến đặc thù công việc của từng cán bộ, công chức nên hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chưa cao. Nhận thấy, hiện nay việc mặc trang phục của đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác tại ộ là chưa hợp lý. Một số đơn vị có may đồng phục cho cán bộ, công chức đơn vị mình nhưng chưa đồng bô, và việc mặc nó như thế nào, thì vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc nên còn không đồng đều, ai thích thì mặc, chưa có chế tài cụ thể về việc không thực hiện đúng các quy định của ộ về trang phục. 2.2.4. Về iao tiếp và ứn xử của c n bộ, côn chức Giao tiếp trong công sở là một nhu cầu tất yếu trong hoạt động công vụ, do đó đã hình thành và tồn tại cùng với sự phát triển của bộ máy hành chính nhà nước và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động chấp hành và điều hành của các đơn vị thuộc ộ Tài nguyên và Môi trường, nên có thể nói giao tiếp trong công vụ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc điểm của tổ chức công vụ và có vị trí quan trọng đối với hoạt động của công sở. Đối với giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp trong cơ quan thì phần lớn cán bộ, công chức tại ộ đều có mối quan hệ thân thiện, hợp tác, hòa đồng, trung thực. ởi họ nghĩ đồng nghiệp là những người thường xuyên bên cạnh họ cùng nhau làm việc vì thế nếu có tình đồng thuận cao thì sẽ là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công việc. Trong giao tiếp với đồng nghiệp đội ngũ cán bộ, công chức hiện đang công tác tại ộ Tài nguyên và Môi trường nên hình thành tính cởi mở, thân thiện và lấy hiệu quả công việc lên hàng đầu, bỏ qua những tính ích k của bản thân vì nhiều khi cái nhỏ sẽ làm ảnh hưởng cái lớn. uy trì và phát triển tốt mối quan hệ với đồng nghiệp là nhân tố quan trọng của thành công. Trong môi trường văn hóa công sở, giao tiếp giữa cán bộ, công chức ộ Tài nguyên và Môi trường với nhân dân là một trong những tương tác xã hội quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới uy tín của ộ trước nhân dân. 2.2.5 Về việc thực hiện c c hành vi cấm tron quy chế văn hóa côn sở của Bộ Tài n uyên và ôi trườn Cán bộ, công chức của ộ không đeo kính màu đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác, không đút tay vào túi quần hoặc áo khi làm nhiệm vụ. Không nhiệm tóc khác màu đen, móng tay, móng chân không để dài và không sơn 14 màu. Cán bộ, công chức nam không để tóc dài trùm tai, trùm gáy hay cắt tóc quá ngắn, không để râu ria ở c m, ở cổ và trên mặt. Cán bộ, công chức nữ tóc phải gọn gàng. Không ăn uống ở hàng quán vỉa hè; không uống rượu, bia và các chất có cồn trong giờ làm việc và tại trụ sở cơ quan trừ trường hợp đặc biệt ; không sử dụng chất gây nghiện trái ph p; không uống rượu, bia say trong mọi trường hợp, mọi lúc, mọi nơi, không hút thuốc khi làm nhiệm vụ và những nơi có quy định cấm. Nghiêm cấm đánh bạc dưới mọi hình thức, không mê tín, bói toán, lập bàn thờ, để bát hương, thắp hương trong hội trường, phòng làm việc, phòng ở, nhà kho, nhà ăn tập thể, nơi để hồ sơ tài liệu thuộc phạm vị trụ sở làm việc của ộ. Đối với cán bộ, công chức của ộ nói riêng và cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước của nước CH CN Lào nói chung khi thực hiện văn hóa công sở cần phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng những quy định về những việc được làm và không được làm. 2.2.6 Về bài trí khuôn viên, tr sở làm việc ài trí khuôn viên công sở đã được quán triệt đến các cơ quan và nghiêm túc thực hiện tạo ra không gian làm việc khang trang, sạch đẹp. Công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường đã bố trí phương tiện giao thông và không thu phí giao thông khi khách đến liên hệ công tác. Trong khuôn viên làm việc của ộ Tài nguyên và Môi trường đã có sơ đồ cơ quan, biển chỉ dẫn; nhất là đối với các phòng ban liên quan trực tiếp với công tác tiếp dân. Ngay từ yếu tố nhỏ nhất như quy định về biển treo trụ sở, treo quốc kỳ của đơn vị cũng được thực hiện không đầy đủ, không thống nhất. 2.2.7 Bầu khôn khí tron tổ chức Trong thời gian qua, lãnh đạo ộ Tài nguyên và Môi trường đã quan tâm tạo dựng được bầu không khí làm việc thoải mái, phát huy tinh thần dân chủ rộng rãi và các sinh hoạt quần chúng. Nhận thức sâu sắc vấn đề phát huy dân chủ, thời gian qua, lãnh đạo ộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các hoạt động, phát huy quyền làm chủ, sự nhiệt tình cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quy chế dân chủ được phát huy cao độ sẽ tạo tiền đề và điều kiện cho việc thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nhờ đó, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cán bộ với nhân 15 dân và nhân dân với cán bộ được tăng cường, củng cố mối quan hệ gắn bó và lòng tin giữa dân với Đảng. 2.3. Đánh giá về việc thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc CHDCND Lào 2.3 Ưu điểm Trong thời gian qua, sau khi nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa công sở đối với công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung và sự phát triển của ộ nói riêng, Lãnh đạo ộ chỉ đạo các phòng, ban liên quan, chủ động xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể, tổ chức và triển khai thực hiện văn hóa công sở tại đơn vị. 2.3 2 Hạn chế ên cạnh những kết quả đạt được nói trên, việc thực hiện văn hóa công sở tại ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc, cụ thể: - Việc tổ chức triển khai thực hiện văn hóa công sở mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện phong trào, còn mang nặng tính hình thức, nội dung quy chế còn chung chung. Chính vì vậy, việc thực hiện còn chưa được tiến hành đồng bộ, chưa mang tính bắt buộc nên hiệu quả chưa cao. - Việc thực hiện văn hóa công sở thường được phổ biến tại các cuộc họp của đơn vị dưới dạng hình thức nhắc nhở chung mà không có quy định cụ thể nên việc thực hiện không có kết quả mà mang tính hình thức, vẫn còn một số cán bộ, công chức của ộ ý thức tự giác thực hiện chưa có, nhiều nơi chỉ mang tính hình thức, không đi vào thực chất. - Trụ sở làm việc của nhiều sở, phòng, ban còn chật hẹp, thiếu diện tích làm việc, bình quân m i người chỉ đạt khoảng 5m2 nên khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí ch làm việc cho cán bộ, công chức. iện tích phòng làm việc còn nhỏ, trang thiết bị thiếu thốn, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả làm việc. - Những yếu tố liên quan đến con người cũng như kỹ năng giao tiếp, tác phong làm việc, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với công việc được giao vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Ở một số đơn vị thuộc ộ còn thiếu ý thức trách nhiệm được giao, xử lý thông tin chưa nhanh nhạy, lại, ngại việc… làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc chung. - Việc phối hợp công tác giữa cán bộ, công chức trong đơn vị thuộc ộ nhiều khi còn thiếu chặt chẽ, thiếu sự chia s , đặc biệt là chia s thông tin, làm ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. 16 2.3 3 N uyên nhân của nhữn hạn chế - Một số cán bộ, công chức chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về văn hóa công sở. Mối cán bộ, công chức nhận thức văn hóa công sở ở các khía cạnh khác nhau vì vậy việc triển khai thực hiện cũng rất khác nhau. Mặt khác nhận thức về vai trò của văn hóa công sở đối với hoạt động quản lý của nhiều đồng chí lãnh đạo còn chưa cao dẫn đến việc thực hiện văn hóa công sở còn gặp nhiều hạn chế. Trong việc thực hiện văn hóa công sở, văn hóa của người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng. Thực tế cho thấy người lãnh đạo nào mà quan tâm tới văn hóa của cơ quan mình thì việc thực hiện văn hóa công sở cơ quan đó sẽ mang lại kết quả tốt. - Việc thực hiện văn hóa công sở ở nhiều đơn vị còn mang tính hình thức, phát động phong trào thi đua theo chủ trương và yêu cầu của cấp trên, sau khi phong trào lắng xuống thì mọi việc lại như cũ. Chính vì vậy, mà ý thức xây dựng văn hóa công sở chưa trở thành nhu cầu tất yếu của từng cán bộ, công chức và tùy thuộc vào sự quyết tâm của lãnh đạo từng cơ quan. - Còn thiếu các quy định cụ thể về văn hóa công sở cũng như các chế tài đi kèm trong tổ chức, thực hiện văn hóa công sở, nên cũng ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức thực hiện văn hóa công sở. - Chưa có quy định đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện văn hóa công sở tại ộ. Mặc dù kinh phí không phài là vấn đề quyết định nhưng để nâng cao văn hóa công sở, có rất nhiều vấn đề cần có sự đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất. Chẳng hạn, để cán bộ, công chức có môi trường làm việc tốt, cần đầu tư cho việc xây dựng trụ sở làm việc và tạo dựng cảnh quan nơi làm việc, trang cấp các trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại và hiệu quả. - Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về thực hiện văn hóa công sở nhìn chung còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức. Cho đến nay, mặc dù đã có một số quy định về văn hóa công sở, nhưng các đơn vị phòng, ban, hầu như chỉ phát động phong trào mà không chú ý đến vấn đề kiểm tra, đánh giá. Vì thế, những cơ quan hoặc cá nhân vi phạm vẫn không bị xử lý nghiêm khắc. Điều này dẫn đến tình trạng không thống nhất trong việc thực hiện, một số đơn vị còn tự đặt ra các quy định riêng, nhất là trong vấn đề giao tiếp, ứng xử. - Chưa chú trọng tới công việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa công sở thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nh m trang bị kiến thức về văn hóa công sở, xây dựng các tiêu chí để thực hiện tốt văn hóa công sở, kế hoạch lộ trình cải cách hành chính cũng như những lợi ích của việc thực hiện thành công cải cách hành chính trong cơ quan nhà nước. Vì vậy, nhận thức của cán bộ, công chức về văn hóa công sở còn mang tính mâu thuẫn, chưa hiểu biết hết giá trị cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa công sở. 17 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG, NƢỚC CHDCND LÀO 3.1. Phƣơng hƣớng thực hiện nghiêm túc văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việc nâng cao văn hóa trong các cơ quan hành chính nhà nước nước CH CN Lào nói chung và của ộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng cần phải thực hiện nghiêm túc theo đúng định hướng của Đảng Cộng Sản Nhân ân Cách Mạng Lào: - Văn hóa là nền tảng của tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đ y sự phát triển kinh tế, xã hội. - Nền văn hóa đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. - Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. 3.2. Một số giải pháp để nâng cao văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc CHDCND Lào 3 2 Tăn cườn sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong xây dựng văn hóa công sở là vấn đề có tính nguyên tắc, đồng thời là nhân tố quyết định thắng lợi của hoạt động này. Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng sẽ đảm bảo cho phát triển văn hóa công sở đúng hướng và mang lại hiệu quả thiệt thực. Văn hóa công sở của ộ Tài nguyên và Môi trường, nước CH CN Lào là một bộ phận văn hóa công sở của nền hành chính nhà nước. Chức năng, nhiệm vụ của ộ Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn mới đang đặt ra những yêu cầu mới lại càng phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chuyển biến cả nhận thức và hành động để không ngừng phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, đảng viên và quần chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Những vấn đề về chủ trương, chính sách, công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, công tác quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, chế độ vật chất và tinh thần nhất thiết phải do cấp ủy có th m quyền quyết định theo đa số, cá nhân chấp hành 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất