Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện văn hóa công sở tại bộ tài nguyên và môi trường nước cộng hòa dân chủ ...

Tài liệu Thực hiện văn hóa công sở tại bộ tài nguyên và môi trường nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

.PDF
91
347
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SITHONG BOONYONG THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG, NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SITHONG BOONYONG THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG, NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. BÙI KIM CHI HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN SITHONG BOONYONG LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng nhƣ sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành cảm ơn đến TS. Bùi Kim Chi, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các đồng nghiệp trong Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 HỌC VIÊN THỰC HIỆN SITHONG BOONYONG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBCC: Cán bộ công chức CBCCVC: Cán bộ công chức viên chức CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ ............................... 6 1.1. Những khái niệm có liên quan đến đề tài luận văn .................................... 6 . . . Khái niệm văn hóa .................................................................................. 6 . .2. Đặc trƣng và các chức năng của văn hóa ................................................ 9 1.1.3. Khái niệm về công sở ............................................................................ 14 . .4. Khái niệm về văn hóa công sở .............................................................. 16 . .5. Nội dung của văn hóa công sở .............................................................. 20 .2. Vai trò và ảnh hƣởng của văn hóa công sở đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức ............................................................................................................. 26 .2. . Vai trò của văn hóa công sở đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức .. 26 .2.2. Ảnh hƣởng của văn hóa công sở đối với hiệu quả hoạt động của tổ c hức....................................................................................................................................... 30 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG, NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO .. 34 2. . Một vài nét khái quát về Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .................................................................................... 34 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Bộ tài nguyên và môi trƣờng................................. 34 2. .2. Nhiệm vụ và chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ............................................................................. 36 2.2. Việc thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ................................................................... 42 2.2. . Nội quy và quy trình thực thi công vụ .................................................. 42 2.2.2. Về nhận thức của cán bộ, công chức .................................................... 43 2.2.3. Về trang phục của cán bộ, công chức ................................................... 44 2.2.4. Về giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức ..................................... 45 2.2.5. Về việc thực hiện các hành vi cấm trong quy chế văn hóa công sở của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ......................................................................... 50 2.2.6. Về bài trí khuôn viên, trụ sở làm việc ................................................... 51 2.2.7. Bầu không khí trong tổ chức ................................................................. 52 2.3. Đánh giá về việc thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ............................................. 54 2.3.1. Ƣu điểm ................................................................................................. 54 2.3.2. Hạn chế .................................................................................................. 55 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 57 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG, NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................................. 59 3.1. Phƣơng hƣớng thực hiện nghiêm túc văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng .................................................................................................. 59 3.2. Một số giải pháp để nâng cao văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ............................................. 60 3.2. . Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền ................................ 60 3.2.2. Phát huy vai trò, sự gƣơng mẫu của ngƣời lãnh đạo............................. 63 3.2.3. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc nội quy, quy trình thực thi công vụ ..................................................................................................................... 66 3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về văn hóa công sở ........................................................................ 67 3.2.5. Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ, công chức ............................. 73 3.2.6. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn hóa công sơ ..................................................................................................................... 75 3.2.7. Xây dựng môi trƣờng văn hóa công sở ................................................. 76 3.2.8. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuận và tài chính cho việc thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ............................................................................................................ 78 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để có thể tồn tại và phát triển trong bối cánh toàn cầu hóa, mọi loại hình tổ chức xã hội đều phải tái cấu trúc lại chính mình để thích nghi và phát triển, dựa trên cơ sở phát huy nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, kết hợp với các nguồn lực ngoại sinh. Qua nghiên cứu cho thấy, văn hóa là một nguồn lực nội sinh, một “nguồn lực mềm” của tổ chức. Khi biết khai thác và vận dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động của mình, tổ chức có thể tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững. Chính vì vậy, các tổ chức, đặc biệt là các cơ quan nhà nƣớc cần nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của văn hóa công sở. Văn hóa công sở là một hệ thống các giá trị, quan niệm, niềm tin ảnh hƣởng đến tình cảm, suy nghĩ, hành vi của các thành viên trong tổ chức trong việc theo đuổi và thực hiện mục tiêu của tổ chức. Văn hóa công sở ảnh hƣởng tới cách làm việc, hiệu quả quản lý và điều hành của tổ chức công. Văn hóa công sở thực sự là linh hồn của tổ chức, tạo nên một dấu ấn riêng biệt, giúp phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng nƣớc CHDCND Lào đƣợc thành lập vào ngày 24 tháng 6 năm 2 , theo sự phê duyệt của Hội đồng Quốc gia thuộc chính phủ Lào. Nhiệm vụ chủ yếu của Bộ là hoạch định và thực thi các chính sách liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực môi trƣờng, thực hiện quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng bao gồm địa chất, lâm nghiệp, đất đai, tài nguyên nƣớc, khí tƣợng - thu văn và môi trƣờng. Việc xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc CHDCND Lào ngày càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết khi đất nƣớc Lào đang bƣớc sang giai đoạn phát triển mới. Văn hóa công sở góp phần tạo nên các mối quan hệ đẹp, có văn hóa, có đạo đức trong hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, công chức của đất nƣớc Lào nói chung và của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng nói riêng. 1 Trong những năm qua, qua quá trình thực hiện Quy chế văn hóa công sở của Chính phủ, văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã đạt đƣợc nhiều kết quả, tạo đƣợc sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động thực tiễn của cán bộ, công chức. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhƣ: vai trò của văn hóa công sở chƣa thực sự đƣợc đề cao; thiếu ý thức trách nhiệm đối với công việc đƣợc giao, một số cán bộ, công chức vi phạm các quy định về giờ giấc làm việc, uống rƣợu bia, hút thuốc lá không đúng nơi quy định, tồn tại văn hóa “uống trà” trong công sở... Những hạn chế trên cần sớm đƣợc khắc phục để thực hiện tốt văn hóa công sở, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc giao phó. Từ những vấn đề nêu trên, cũng nhƣ với mong muốn góp phần để văn hóa công sở tại đơn vị tôi đang công tác đƣợc hoàn thiện hơn trong thời gian tới, tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đề tài về văn hóa công sở nói chung là một trong những đề tài đƣợc rất nhiều tác giả quan tâm. Trƣớc khi chọn nội dungthực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc CHDCND Lào làm đề tài nghiên cứu ngƣời viết đã tìm hiểu và học hỏi đƣợc một số kinh nghiệm viết bài của các tác giả đã có đề tài nghiên cứu về nội dung trên. Trong những năm qua, có một số tác giả đã nghiên cứu về đề tài này nhƣ: - Hoàng Thị Thu Hiền (2012),Mô hình văn hóa công sở tại Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ quản lý Hành chính công – Học viện Hành chính; - Võ Minh Hoàng (2010), Xây dựng văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn quận tại TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Hành chính công – Học viện Hành chính; 2 - Văn Thị Xuân (2013), Thực hiện văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2020, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công – Học viện Hành chính; - Nguyễn Thị Thanh Tâm (2010),Thực hiện quy chế văn hóa công sở trong hoạt động công vụ ở TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công – Học viện Hành chính; Bên cạnh các Luận văn nghiên cứu về văn hóa công sở nêu trên, hiện đã có rất nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu về công tác xây dựng văn hóa công sở trong cán bộ, công chức nhƣ: Hội thảo về “Văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng”; các buổi hội thảo về văn hóa công sở tại đơn vị. Tuy nhiên, vấn đề về xây dựng văn hóa công sở của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng nói riêng hiện chƣa có một đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống. Trong khi thực tiễn công tác xây dựng văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng vô cùng phong phú và những yêu cầu rất cao chƣa phản ánh đƣợc. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - c tiêu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc CHDCND Lào, để có cơ sở đề xuất các giải pháp nh m nâng cao việc thực hiện văn hóa công sở tại đơn vị đó. - Nhiệm v Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: + Làm rõ cơ sở lý luận về văn hóa công sở; + Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc CHDCND Lào bao gồm nội quy và quy trình thực thi công vụ, nhận thức của cán bộ công chức, trang phục của cán bộ công chức, giao tiếp và ứn xử của cán bộ công chức, việc thực hiện các hành 3 vi cấm trong quy chế văn hóa công sở của Bộ, bài trí khuôn viên và trụ sở làm việc, bầu không khí trong tổ chức. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, phát hiện những tồn tại trong việc thực hiện văn hóa công sở và phân tích nguyên nhân của những tồn tại này để đƣa ra giải pháp khắc phục. Đề xuất các giải pháp nh m nâng cao việc thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc CHDCND Lào. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu:việc thực hiện văn hóa công sở - Phạm vi nghiên cứu: Không gian: nghiên cứu việc thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc CHDCND Lào Thời gian: từ năm 2 13 đến nay 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận Trên nền tảng quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về việc thực hiện văn hóa công sở tại các cơ quan nhà nƣớc. - Phươn ph p luận Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin. - Phươn ph p n hiên cứu Để thực hiện đề tài của luận văn, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: + Phƣơng pháp phân tích tổng hợp; + Phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn -Ý nghĩa lý luận 4 Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về việc thực hiện văn hóa công sở. - Ý nghĩa thực tiễn Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận ở chƣơng , thực trạng ở chƣơng 2 tác giả đề xuất một hệ thống giải pháp nh m nâng cao việc thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc CHDCND Lào. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về văn hóa công sở Chƣơng 2. Thực trạng việc thực hiện văn hóa công ở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nƣớc CHDCND Lào Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp nh m nâng cao việc thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ 1.1. Nh ng hái niệm có liên quan đến đề tài luận văn h i niệm văn hóa Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rất rộng lớn, liên quan tới mọi mặt của đời sống xã hội, do vậy có rất nhiều cách hiều và định nghĩa khác nhau về văn hóa. Cụm từ “văn hóa” vốn đƣợc bắt nguồn từ tiếng Latinh “cultura” và có nghĩa gốc là sự cày cấy, vun trồng. Từ nghĩa hạn hẹp, đơn giản ban đầu đƣợc gắn liền với hoạt động nông nghiệp cổ xƣa, nội dung của từ văn hóa đƣợc mở rộng và phát triển thành ý nghĩa vun trồng, bồi đắp hoạt động tinh thần của con ngƣời. Trong văn hóa nhân tố hàng đầu là sự hiểu biết. Ngày nay sự hiểu biết đƣợc đo b ng trình độ học vấn. Kinh nghiệm và sự khôn ngoan đƣợc tích lũy qua quá trình lao động, sản xuất và đấu tranh để phát triển của mỗi cộng đồng, nhƣng chỉ dừng lại ở sự hiểu biết không thôi thi chƣa thành văn hóa. Sự hiểu biết chỉ trở thành văn hóa khi đƣợc sử dụng làm nền tảng và định hƣớng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, hành động của mỗi dân tộc và các thành viên vƣơn tới các đúng, cái tốt đẹp trong mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời và giữa ngƣời với xã hội và tự nhiên. Văn hóa trong tiếng Việt là từ gốc Hán, trong đó chữ “văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con ngƣời có thể đạt đƣợc b ng sự tu dƣỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của ngƣời cầm quyền”, còn chữ “hóa là trong văn hóa việc đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn, đời sống [15, tr 18]. Trong sách đời Hán đã có từ “văn hóa” dùng để chỉ văn trị tức cách cai trị mạng hình thức đẹp đẽ kết hợp với giáo hóa [13, tr 9]. 6 Theo nghĩa rộng nhất, văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà con ngƣời đã tạo ra trong mối quan hệ giữa con ngƣời, tự nhiên và xã hội trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dùng văn hóa theo nghĩa rông nhất của nó. Ngƣời viết “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ vì mục đích cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp toàn bộ của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nh m thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[8]. Theo UNESCO thì cách hiểu văn hóa chung nhất đƣợc nêu trong những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế tổ chức ở Mêhicô vào năm 982 thì “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ, xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngƣỡng. Văn hóa đem lại cho con ngƣời khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con ngƣời tự thể hiện, tự ý thức đƣợc bản thân, tự biết mình là một phƣơng án chƣa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vƣợt trội lên bản thân”.[16, tr 23]. Theo nghĩa hẹp, văn hóa đƣợc hiểu nhƣ là một ngành của nền kinh tế quốc dân, là ngành văn hóa nghệ thuật và đƣợc phân biệt với các ngành kinh tế kỹ thuật. 7 Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đƣợc hiểu là trình độ học vấn hoặc một loại hình nghệ thuật. Có thể thấy, các cách hiểu có thể khác nhau từ những phƣơng diện đƣợc hạn chế nhƣ những tiền đề đƣợc lý giải các vấn đề đặt ra, song trong mọi trƣờng hợp khái niệm văn hóa và con ngƣời luôn luôn gắn liền với nhau. Văn hóa đƣợc coi là nề tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, tuy nhiên từ những cách hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp có thể thấy một vài đặc điểm chung về văn hóa nhƣ sau: - Văn hóa là một thuộc tính của thế giới ngƣời và chỉ của thế giới ngƣời mà thôi. Văn hóa là “thành tựu” của thế giới ngƣời; - Không hiện hình dƣới dạng một sự vật cụ thể, văn hóa tồn tại thông qua các sự vật đƣợc ra đời nhờ những giá trị thuộc về con ngƣời, đem đến những giá trị cho con ngƣời. Đặc tính này của văn hóa cho phép ngƣời ta xác định một hệ thống phân loại văn hóa theo giá trị: giá trị vật chất, giá trị tinh thần - giá trị đạo đức – giá trị thẩm mỹ, giá trị vĩnh cửu – giá trị nhất thời... - Văn hóa không phải là một sản phẩm đƣợc sản xuất ra mà do lịch sử hun đúc lên, vì vậy nó mang tính lịch sử. Từ đặc tính này của văn hóa, khái niệm truyền thống văn hóa ra đời; văn hóa mang tính lịch sử trong khi đó lịch sử xã hội đƣợc viết nên bởi con ngƣời, trong khuôn khổ những cộng đồng ngƣời cụ thể. Nói đến văn hóa là nói đến con ngƣời, nói đến môi trƣờng văn hóa là nói đến môi trƣờng sống đặc biệt đƣợc hun đúc lên bởi cộng đồng ngƣời, chỉ của con ngƣời và chỉ dành cho con ngƣời. Nghiên cứu một môi trƣờng văn hóa cụ thể là công việc nh m mục đích nh m nhận diện, đánh giá ảnh hƣởng của môi trƣờng văn hóa đó đối với cộng đồng đã sản sinh ra nó; hoặc nh m tác động cải biến nó. Để nhận diện môi trƣờng văn hóa của một cộng đồng ngƣời không thể không lƣu tâm đến lịch sử hình thành, tồn tại và 8 phát triển của cộng đồng ngƣời đó. Yêu cầu này từ đặc tính lịch sử của văn hóa: văn hóa không phải là một sản phẩm đƣợc sản xuất ra mà do lịch sử cộng đồng ngƣời hun đúc lên”. Trên cơ sở phân tích các khái niệm, trong luận văn này văn hóa đƣợc hiểu là: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội. 1.1.2. Đặc trưn và c c chức năn của văn hóa - Văn hóa trƣớc hết phải có tính hệ thống Mọi hiện tƣợng, sự kiện thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau. Nhƣợc điểm lớn nhất của nhiều định nghĩa văn hóa lâu nay là ở chỗ coi văn hóa nhƣ một phép cộng đơn thuần của những tri thức bộ phận. E.B. Taylor định nghĩa văn hóa nhƣ một "phức hợp bao gồm tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, cũng nhƣ mọi khả năng và thói quen khác mà con ngƣời nhƣ một thành viên của xã hội tiếp thu đƣợc . Định nghĩa văn hóa trong các loại từ điển, các công trình nghiên cứu... thƣờng 9 mở đầu b ng câu: Văn hóa là một tập hợp (hoặc phức hợp) của các giá trị... Quan niệm cảm tính này là sản phẩm của lịch sử, của thời k chia tách các khoa học - khi mà văn hóa chƣa đƣợc coi là đối tƣợng của một khoa học độc lập. Với tƣ cách là một khoa học lý luận, văn hóa học có nhiệm vụ nghiên cứu văn hóa nhƣ một đối tƣợng riêng biệt trên cơ sở những tƣ liệu do các ngành khác (dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học, tôn giáo học...) cung cấp với mục đích phát hiện các đặc trƣng, những quy luật hình thành và phát triển. Nghiên cứu văn hóa dân tộc theo lối này không chỉ là tìm hiểu Cái gì , mà chủ yếu là tìm hiểu Tại sao và Nhƣ thế nào Nhờ đi vào bề sâu, tìm những mối liên hệ có tính bản chất giữa các sự kiện, văn hóa học sẽ cho phép ta, ch ng hạn, nếu biết đƣợc một dân tộc sống ở đâu, ăn nhƣ thế nào, có thể nói đƣợc r ng dân tộc đó mặc và ở ra sao, suy nghĩ và ứng xử nhƣ thế nào... Từ đó, ngƣời đọc có thể suy ngẫm và lý giải các tƣ liệu văn hóa mà anh ta bắt gặp. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tƣ cách là một đối tƣợng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện đƣợc chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thƣờng xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phƣơng tiện cần thiết để đối phó với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình. - Đặc trƣng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị Trong từ văn hóa thì văn (ở Đông phƣơng đối lập với võ ) có nghĩa là vẻ đẹp ( giá trị), hóa là trở thành , văn hóa có nghĩa là trở thành đẹp, thành có giá trị . Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thƣớc đo mức độ nhân bản của xã hội và con ngƣời. Các giá trị văn hóa theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần). Theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ (chân, thiện, mỹ). Các giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ đều thuộc phạm trù giá trị tinh thần. 10 Giá trị tinh thần còn bao gồm các tƣ tƣởng có giá trị sử dụng (khoa học, giáo dục...), trong đó có cả bản thân cách thức sáng tạo ra các giá trị mà qua kinh nghiệm ngàn đời, con ngƣời đã tích lũy đƣợc. Theo nghĩa này, văn hóa có thể đƣợc xem nhƣ một dạng hoạt động: Theo L. White 949 , văn hóa là một phạm trù khoa học biểu thị một lĩnh vực hoạt động đặc biệt chỉ có ở riêng xã hội loài ngƣời, với những quy luật hành chức và phát triển riêng của mình. Tuy nhiên, tính giá trị cho phép phân biệt văn hóa với hậu quả của nó hoặc những hiện tƣợng phi văn hóa, loại ra những cách hiểu quá rộng, quy về văn hóa mọi hoạt động của con ngƣời. Ch ng hạn, theo L. White 975: 68-7 thì thậm chí ngay cả những hiện tƣợng nhƣ tội ác có tổ chức (maphia) cũng đƣợc xem là một loại véctơ văn hóa Theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Trong các giá trị nhất thời lại có thể phân biệt giá trị đã lỗi thời, giá trị hiện hành và giá trị đang hình thành. Sự phân biệt các loại giá trị theo thời gian cho phép ta có đƣợc cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tƣợng; tránh đƣợc những xu hƣớng cực đoan - phủ nhận sạch trơn hoặc tán dƣơng hết lời. Nhờ vậy mà, về mặt đồng đại, cùng một hiện tƣợng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theo góc nhìn, theo bình diện đƣợc xem xét. Ch ng hạn, việc chửi nhau hoặc chiến tranh thuộc số những biện pháp giải quyết xung đột ( có phần giá trị ). Ngƣợc lại, ô-tô, máy bay, công trình thủy điện... trong khi đem lại lợi ích rõ rệt cho con ngƣời thì đồng thời cũng làm ô nhiễm môi trƣờng, mất cân b ng sinh thái... ( phi giá trị ). Muốn kết luận một hiện tƣợng, sự vật có thuộc phạm trù văn hóa hay không phải xem xét mối tƣơng quan giữa mức độ giá trị và phi giá trị của chúng. Về mặt lịch đại, cùng một hiện tƣợng vào những thời điểm lịch sử khác nhau sẽ có thể có hay không có giá trị tùy thuộc vào chuẩn mực văn hóa của từng giai đoạn. Ch ng hạn, chế độ chiếm hữu nô lệ với tính dã man của nó quen đƣợc xem là phi giá trị. Song, ngay chính F. Engels trong Chống 11 Đuyrinh cũng đã từng nói r ng nếu không có chế độ nô lệ cổ đại thì không thể có chủ nghĩa xã hội hiện đại , bởi lẽ nhờ nó tạo ra sự phân công lao động trên một quy mô rộng lớn mà nền văn minh Hy Lạp đƣợc hình thành. Mà nhƣ F. Engels giải thích - nếu không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không thể có châu Âu hiện đại đƣợc . Áp dụng vào Việt Nam, việc đánh giá chế độ phong kiến, vai trò của Nho giáo, triều đại nhà Hồ, nhà Nguyễn... đều đòi hỏi một tƣ duy biện chứng nhƣ thế. Bởi vậy, không thể áp đặt một quan niệm về phẩm chất của giá trị cho mọi không gian, mọi thời gian, không thể đƣa khía cạnh này vào ngay trong định nghĩa nhƣ có ngƣời đề nghị. Nhờ thƣờng xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện đƣợc chức năng quan trọng thứ hai của mình là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì đƣợc trạng thái cân b ng động của mình, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trƣờng nh m tự bảo vệ để tồn tại và phát triển. Từ việc điều chỉnh xã hội, văn hóa có chức năng bộ phận là định hƣớng các chuẩn mực, điều chỉnh các ứng xử của con ngƣời. Từ việc điều chỉnh xã hội, văn hóa có chức năng phái sinh là động lực cho sự phát triển của xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà UNESCO nhấn mạnh r ng văn hóa chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết của phát triển. - Đặc trƣng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh Văn hóa là một hiện tƣợng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Theo nghĩa này, văn hóa đối lập với tự nhiên: nó là cái nhân tạo, trong khi tự nhiên là cái thiên tạo. Nhƣng nó không phải là sản phẩm của hƣ vô, mà có nguồn gốc tự nhiên: văn hóa là cái tự nhiên đã đƣợc biến đổi dƣới tác động của con ngƣời, là phần giao" giữa tự nhiên và con ngƣời. Đặc trƣng này cho phép phân biệt loài ngƣời sáng tạo với loài vật bản năng, phân biệt văn hóa với những giá trị tự nhiên chƣa mang dấu ấn sáng tạo của con ngƣời (nhƣ các tài nguyên khoáng sản trong lòng đất). Sự tác động 12 của con ngƣời đối với tự nhiên có thể mang tính vật chất (nhƣ việc luyện quặng để chế tạo đồ dùng, đẽo gỗ tạc tƣợng) hoặc mang tính tinh thần (nhƣ việc đặt tên, tạo truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên: vịnh Hạ Long, núi Ngũ Hành, hòn Vọng Phu...). Nhƣ vậy, văn hóa học không đồng nhất với đất nƣớc học nhƣ nhiều ngƣời quan niệm. Nhiệm vụ của đất nƣớc học là giới thiệu thiên nhiên - đất nƣớc - con ngƣời, đối tƣợng của nó bao gồm cả các giá trị tự nhiên. Và không nhất thiết chỉ bao gồm các giá trị. Về mặt này thì nó rộng hơn văn hóa học. Mặt khác, đất nƣớc học chủ yếu quan tâm đến các vấn đề đƣơng đại, về mặt này thì nó hẹp hơn văn hóa học. Do gắn liền với con ngƣời và hoạt động của con ngƣời trong xã hội, văn hóa trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng. Chức năng giao tiếp là chức năng thứ ba của văn hóa. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó; điều đó đúng với giao tiếp giữa các cá nhân trong một dân tộc, lại càng đúng với giao tiếp giữa những ngƣời thuộc các dân tộc khác nhau và giao tiếp giữa các nền văn hóa. - Văn hóa còn có tính lịch sử Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và đƣợc tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; và chính nó buộc văn hóa thƣờng xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử của văn hóa đƣợc duy trì b ng truyền thống văn hóa. Truyền thống (truyền chuyển giao, thống nối tiếp) là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm qua không gian và thời gian trong cộng đồng. Truyền thống văn hóa là những giá trị tƣơng đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dƣới những khuôn mẫu xã hội đƣợc tích lũy và tái tạo trong cộng đồng ngƣời qua không gian và thời gian và đƣợc cố định hóa dƣới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dƣ luận.... 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan