Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh, phòng trị bệnh trên đàn gà ...

Tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh, phòng trị bệnh trên đàn gà thương phẩm nuôi tại trại gà công ty tnhh emivest chi nhánh phúc thọ thành phố hà nội.

.PDF
52
1
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––––– LÊ THỊ HÀ THU Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG VÀ VỆ SINH, PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ THƢƠNG PHẨM NUÔI TẠI TRẠI GÀ CÔNG TY EMIVEST CHI NHÁNH PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Khoa: Khóa học: Chính qui Thú y Chăn nuôi Thú y 2013 - 2017 THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––– LÊ THỊ HÀ THU Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG VÀ VỆ SINH, PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ THƢƠNG PHẨM NUÔI TẠI TRẠI GÀ CÔNG TY EMIVEST CHI NHÁNH PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Lớp: Khoa: Khóa học: Giảng viên hƣớng dẫn: Chính qui Thú y TYN01 - K45 Chăn nuôi Thú y 2013 - 2017 Th. S Phạm Thị Phƣơng Lan Thái Nguyên - năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, và công ty TNHH EMIVEST FEEDMILL VIỆT NAM Tôi cũng nhận đƣợc sự cộng tác nhiệt tình của các bạn, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của ngƣời thân trong gia đình. Nhân dịp này tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Phạm Thị Phương Lan đã rất tận tình và trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện thành công khóa luận này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới lãnh đạo công ty TNHH EMIVEST FEEDMILL VIỆT NAM, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trại về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân cùng bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả! Thái nguyên, ngày…tháng… năm 2017 Sinh viên Lê Thị Hà Thu ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Lịch tiêm phòng vaccine của công ty .........................................................6 Bảng 2.2. Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt .........................................23 Bảng 2.3. Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt .........................................24 Bảng 2.4. Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500. .......................24 Bảng 4.1. Quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng gà thƣơng phẩm ...................................29 Bảng 4.2. Quy trình sử dụng vaccine cho gà nuôi tại trại công ty Emivest ..............31 Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng ...................................31 Bảng 4.4. Lƣợng thức ăn điều chỉnh và khối lƣợng trung bình của gà qua các giai đoạn tuổi ....................................................................................................................32 Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các giai đoạn nuôi .........................................33 Bảng 4.6. Kết quả tiêm phòng vaccine cho đàn gà tại trại ........................................34 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà ..............................................................38 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa Cs Cộng sự CRD: Chronic Respiratory Disease E.coli Escherichia coli IB: Viêm phế quản truyền nhiễm Kg Kilogam g: Gram ND: Newcastle MG: Mycoplasma gallimarum MS: Mycoplasma synoviae TY: Thú y TĂ: Thức ăn TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn tr: Trang iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv Phần 1 MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................1 1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................1 1.2.2. Yêu cầu ..............................................................................................................2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ................................................................................3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của công ty .........................................................................3 2.1.2.Điều kiện cơ sở cuả trại gà Emivest ...................................................................4 2.1.3.Công tác chăn nuôi tại trại gà Công Ty Emivet ................................................5 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................6 2.2.1. Quá trình sinh trƣởng và phát triển của đàn gà .................................................6 2.2.2. Một số bệnh thƣờng gặp trên gà......................................................................10 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ................................................17 2.3.1. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................17 2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu nƣớc ngoài ...........................................................20 2.4. Giới thiệu giống gà nuôi tại trang trại ................................................................22 2.4.1.Nguồn gốc .......................................................................................................22 2.4.2. Đặc điểm ngoại hình .......................................................................................23 Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ................25 3.1. Đối tƣợng ...........................................................................................................25 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................25 3.3. Nội dung thực hiện .............................................................................................25 3.4. Phƣơng pháp thực hiện và chỉ tiêu theo dõi .......................................................25 v 3.4.1. Chỉ tiêu theo dõi ..............................................................................................25 3.4.2. Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu ..................................................................25 3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................................26 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................27 4.1.Công tác chăn nuôi ..............................................................................................27 4.2. Công tác thú y ....................................................................................................30 4.3. Kết quả thực hiện chuyên đề ..............................................................................31 4.3.1. Kết quả chăm sóc, nuôi dƣỡng đàn gà thƣơng phẩm tại trại ..........................31 4.3.2. Khả năng sản xuất trên đàn gà ........................................................................32 4.3.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các giai đoạn tuổi ................................................33 4.3.4. Kết quả phòng bệnh cho đàn gà tại trại bằng thuốc và vaccine ......................34 4.3.5. Kết quả điều trị một số bệnh thƣờng gặp trên đàn gà nuôi tại trại gà thịt công ty TNHH Emivet Feedmill Việt Nam tại xã Xuân Phú huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội ......................................................................................................35 4.3. Tham gia các hoạt động khác .............................................................................39 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................40 5.1. Kết luận ..............................................................................................................40 5.2. Đề nghị ...............................................................................................................40 5.3. Tồn tại ................................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................42 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CỦA ĐỀ TÀI 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng số giá trị sản xuất của nghành chăn nuôi nƣớc ta. Những năm gần đây chăn nuôi gà ngày càng đƣợc đẩy mạnh và không ngừng phát triển về cả số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm với mục tiêu chuyển đổi mạnh mẽ chăn nuôi gà nhỏ lẻ, phân tán, năng suất thấp sang hƣớng tập trung, công nghiệp, năng suất, hiệu quả cao. Để đạt đƣợc mục tiêu đó thì đòi hỏi các hộ nông dân, các trại chăn nuôi từng bƣớc áp dụng những tiến Bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhƣ: cải tạo giống, nâng cao chất lƣợng thức ăn, thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh, chuyển từ phƣơng thức chăn nuôi truyền thống sang phƣơng thức chăn nuôi công nghiệp có sự đầu tƣ thỏa đáng về trang thiết bị, chuồng trại, con giống và thú y… chính vì lẽ đó, chăn nuôi gà tập trung ngày càng phát triển trên cả nƣớc nhằm tăng nhanh về số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu, đảm bảo về sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng sinh thái. Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho ngƣời chăn nuôi. Dƣới sự hỗ trợ kỹ thuật của công ty Emivet, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh, phòng trị bệnh trên đàn gà thương phẩm nuôi tại trại gà công ty TNHH Emivest - chi nhánh Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội ”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn gà thƣơng phẩm - Rèn luyện và nâng cao kỹ năng chẩn đoán lâm sàng trên gà bị bệnh. - Kê đơn và điều trị bệnh cho đàn gà mắc bệnh - Áp dụng quy trình phòng và điều trị một số bệnh thƣờng gặp trên đàn gà thƣơng phẩm. 2 1.2.2. Yêu cầu -Thực hiện đƣợc quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn gà thƣơng phẩm - Thành thạo phƣơng pháp chẩn đoán lâm sàng và mổ khám bệnh tích trên gà. thƣơng phẩm - Đƣa ra đƣợc phác đồ điều trị bệnh đối với gia cầm và các vật nuôi khác. - Đánh giá đƣợc hiệu quả của việc áp dụng quy trình phòng và trị một số bệnh thƣờng gặp ở gà theo khuyến cáo của công ty Emivet Feedmill Việt Nam. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của công ty Trại gà Công ty Emivet đƣợc xây dựng trên địa bàn xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội. 2.1.1.1.Vị trí địa lý Xuân Phú là một trong 23 xã, thị trấn thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, gồm 6 làng: Xuân Trù, Xuân Đoài, Xuân Đông, Cựu Lục, Ân Phú và Phú Châu. + Phía Tây Bắc giáp xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ + Phía Tây Nam giáp xã Võng Xuyên và Long Xuyên + Phía Đông Nam giáp xã Thƣợng Cốc +Phía Đông Bắc giáp xã Vân Nam, Vân Phúc, huyện Phúc Thọ. 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu Xã Xuân Phú là 1 xã thuộc châu thổ sông hồng, nên khí hậu cũng giống các huyện khác trong tỉnh nói riêng và trên toàn bộ châu thổ nói chung, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hƣởng của loại khí hậu này, nên thời tiết thay đổi theo từng vùng. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:- mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,60C. Độ ẩm không khí trung bình 75-85%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.622mm. Lƣợng mƣa cao nhất là 2.310mm. Năm thấp nhất là 1.250mm 2.1.1.3. Điều kiện đất đai Diện tích đất tự nhiên của xã là 494,43 ha, dân số có 5.415 ngƣời, 1.385 hộ. Xuân phú là xã có địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Đất đai ở đây chủ yếu đƣợc sử dụng cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho việc canh tác của nhân dân, mặt khác cơ cấu đất đai đa dạng nên rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại kinh tế khác nhau. 4 Trang trại của công ty nằm ở khu vực cánh đồng rộng lớn, cách xa khu dân cƣ thuộc thôn Ân Phú có địa hình khá bằng phẳng. 2.1.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội Trong những năm gần đây, kinh tế của xã có những bƣớc phát triển khá, tăng trƣởng bình quân đạt mức cao và ổn định. Năm 2015, thu nhập bình quân 35 triệu đồng/ngƣời/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực: Nông nghiệp 43%, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 15%, dịch vụ 42%. Mục tiêu chung của toàn xã, phấn đấu đến năm 2017, Xuân Phú trở thành xã nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ, hiện đại, văn minh, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao. Là vùng đất cổ, xã Xuân Phú là nơi lƣu giữ bảo tồn hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tính đến tháng 3/ 2015, xã có 4/12 di tích đã đƣợc xếp hạng, với các loại hình nhƣ: chùa, đền, đình, miếu… Trong đó, có 2 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 2 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố. Tiêu biểu nhƣ đình Ân Phú, đình Phú Châu, thích hợp cho việc phát triển nghành du lịch. 2.1.2.Điều kiện cơ sở cuả trại gà Emivest 2.1.2.1. Điều kiện cơ sở vật chất của trại Trại đƣợc thiết kế xa khu dân cƣ, có hệ thống bảo vệ xung quanh đƣợc xây tƣờng rào bao quanh trại. Trại đƣợc trang bị máng ăn thủ công, máng uống nƣớc tự động, mỗi trại có 5 đƣờng máng ăn, 6 đƣờng nƣớc và 1 bình nƣớc 500 lít. Trang trại có 4 kho cám: chuồng 1 và chuồng 2 chung 1 kho cám, chuồng 3,4,5 mõi chuồng 1 kho riêng đƣợc thiết kế ở đầu chuồng, 1 kho thuốc. Trong mỗi chuồng có 10 quạt thông gió: 9 quạt thiết kế ở cuối chuồng 1 quật ở đầu chuồng và 1 lò sƣởi đƣợc thiết kế ở đầu chuồng. Hệ thống nƣớc cung cấp cho chăn nuôi và sinh hoạt đƣợc sử dụng bằng nƣớc giếng khoan và có bể chứa để khử nƣớc. Sân trại và lối đi giữa các chuồng đƣợc bê tông hóa. Hệ thống điện sử dụng dòng điện 3 pha, có 7 máy phát điện, hệ thống đèn cảnh báo. 5 Trại có 2 khu nhà ở cho công nhân, 1 nhà kho để chứa dụng cụ chăn nuôi. Trại gồm có: 5 chuồng, mỗi chuồng có diện tích 900 nuôi từ 7000 - 9000 con. Trong trại trồng chủ yếu cây ăn quả nhƣ sấu, vú sữa.Trồng rau để cung cấp thực phẩm sạch cho trại sử dụng hằng ngày. Chăn nuôi lợn: với mục đích để cung cấp thịt cho trại nâng cao bữa ăn cho công nhân. Có ao nuôi cá. 2.1.2.2. Mô hình tổ chức của trang trại - Hiện nay trang trại có Đội ngũ cán bộ, quản lý, kỹ thuật, công nhân gồm: - 1 quản lý kiêm kỹ thuật trại - 7 công nhân - 1 đầu bếp - 3 sinh viên thực tập - 1 bảo vệ - Trong quá trình thực tập tại cơ sở, trại đã tạo điều kiện chỗ ăn, chỗ ở và sinh hoạt theo công nhân. 2.1.3.Công tác chăn nuôi tại trại gà Công Ty Emivet 2.1.3.1.Quy mô cơ cấu của đàn gà - Quy mô gồm 5 chuồng - Cơ cấu 7-9nghìn gà/ trại - Đƣợc sự phân công của quản lý trại em làm ở chuồng số 1 là 9000gà/ trại 2.1.3.2. Tình hình công tác thú y  Công tác vệ sinh Sử dụng thuốc sát trùng cho toàn bộ nền, vách, nóc, máng, chụp sƣởi và các dụng cụ chăn nuôi. Sau khi sát trùng cần bỏ trống chuồng trại ít nhất từ 7 - 10 ngày. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho chuồng nuôi. Luôn giữ ấm cho cho gà tùy theo điều kiện thời tiết để điểu chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Nuôi gà cần giữ cho chuồng trại luôn thoáng mát, sạch sẽ. Cửa chuồng cần có hố sát trùng ASI- CIDE hoặc vôi bột. Chuồng trại đƣợc quét dọn sạch sẽ. Rắc vôi ở đƣờng đi giữa các trại. Thƣờng xuyên phun sát trùng bằng ASI- CIDE 2,5ml/lit nƣớc với tần suất 1lần/tuần 6  Công tác phòng bệnh Phòng bệnh là khâu quan trọng nhất trong công tác thú y, nó là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi Công tác phòng bệnh bao gồm các nội dung sau: - Hạn chế cho ngƣời ngoài vào khu vực chăn nuôi công nhân đƣợc trang bị quần áo bảo hộ lao động - Phải thƣờng xuyên quét dọn chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế máng ăn, máng uống, cũng nhƣ phải sát trùng giầy dép trƣớc khi vào chuồng gà. - Trại đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vaccine cho toàn bộ đàn gà trong trại theo lịch tiêm phòng của công ty Bảng 2.1. Lịch tiêm phòng vaccine của công ty Ngày tuổi Tên vaccine Phƣơng pháp dùng và liều lƣợng ND Broiler 500ml 0.1ml/ con/ tiêm da cổ IBND polybanco B1 2500 dos 1 lọ/2500 con/ nhỏ mắt IBD GM97 1000 dos 17 lít/1000 con/ pha uống IB 491 2500 dos 17 lít /1000 con/ pha uống H5N1 250ml 0.5ml/con/ tiêm da cổ 11 IB-ND Shohol 2500 dos 20 lít/1000 con/ pha uống 14 IBD Xtreme 2500 dos 25 lít/1000 con/ pha uống 21 IB-ND Shohol 2500 dos 35 lit/1000 con/ pha uống 30 IB-ND Shohol 2500 dos 35 lít/1000 con/ pha uống 1 7 Vaccine 30 ngày tuổi thì tùy tình hình của trại mà có chỉ đạo từ cấp trên. Nhờ vào tiến hành tốt công tác phòng bệnh cho đàn gà,cho nên trong quá trình sản xuất đã không xảy ra dịch bệnh trong trại 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Quá trình sinh trưởng và phát triển của đàn gà 7 2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng Cũng nhƣ các loài vật nuôi khác, sự sinh trƣởng của gà tuân theo quy luật chung và trải qua 2 giai đoạn chính là giai đoạn trong thai và giai đoạn sau khi nở. Quá trình sinh trƣởng phải thông qua 3 quá trình là phân chia để tăng số lƣợng tế bào, tăng thể tích tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào. Nói đến sinh trƣởng không thể không nói đến phát dục bởi vì sinh trƣởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể. Phát dục là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn thiện các tính chất, chức năng của cơ thể. Quá trình phát dục diễn ra từ khi trứng đƣợc thụ tinh, qua các giai đoạn khác đến khi trƣởng thành. Sinh trƣởng, phát dục ở gia súc, gia cầm luôn tuân theo quy luật nhất định, đó là: quy luật sinh trƣởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trƣởng phát dục không đồng đều, quy luật sinh trƣởng phát dục có tính chu kỳ. Trong chăn nuôi gia cầm, việc nghiên cứu sinh trƣởng cần chú ý xác định khối lƣợng cơ thể ở một thời điểm nhất định. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh trƣởng mà rất dễ thực hiện. Vì vậy cần tiến hành theo dõi khối lƣợng cơ thể liên tục qua các tuần tuổi và tính mức độ tăng khối lƣợng, do tính trạng này có liên quan đến hiệu suất sử dụng thức ăn. 2.2.1.2 Các giai đoạn sinh trưởng của gà Ở sinh vật từ khi hình thành phôi tới khi trƣởng thành, khối lƣợng và thể tích cơ thể tăng lên. Điều này trƣớc tiên là số lƣợng tế bào tăng lên, các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều có sự tăng lên về khối lƣợng và kích thƣớc. Từ đó, dẫn đến khối lƣợng và thể tích của cơ thể tăng lên. Sự lớn lên của cơ thể là là do sự tích lũy các chất hữu cơ thông qua việc trao đổi chất. Ngô Giản Luyện (1994) [11]: Trong các tổ chức cấu tạo cơ thể gia cầm thì khối lƣợng cơ chiếm nhiều nhất: 42- 45 % khối lƣợng cơ thể. Khối lƣợng con trống luôn lớn hơn con mái (không phụ thuộc vào giống, lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn 70 ngày tuổi khối lƣợng tất cả các cơ quan của gà trống đạt 530 g, của gà mái đạt 467 g. Mozan (1997) đã đƣa ra khái niệm: Sinh trƣởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trƣởng của các bộ phận nhƣ thịt, xƣơng, da. Những bộ phận này không chỉ khác 8 nhau về tốc độ sinh trƣởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dƣỡng và nhiều yếu tố khác. (Theo Chambers J. R. (1990) [21]) Trần Đình Miên và Hoàng Kim Đƣờng (1992) [12], đã khái quát nhƣ sau: “Sinh trƣởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang khối lƣợng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trƣớc”. Đối với gà, quá trình tích luỹ các chất thông qua quá trình trao đổi chất đó là sự tăng lên về khối lƣợng, kích thƣớc tế bào, số lƣợng tế bào và dịch thể trong mô bào ở giai đoạn phát triển đầu của phôi trên cơ sở tính di truyền. Sau khi nở thì sinh trƣởng là do sự lớn dần của các mô, đó là sự tăng lên về kích thƣớc của tế bào và đƣợc chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn gà con và giai đoạn trƣởng thành. • Giai đoạn gà con Giai đoạn này gà sinh trƣởng rất nhanh do lƣợng tế bào tăng nhanh, một số bộ phận của cơ quan nội tạng còn chƣa phát triển hoàn chỉnh nhƣ các men tiêu hoá trong hệ tiêu hoá chƣa đầy đủ do vậy thức ăn giai đoạn này cần chú ý đến thức ăn dễ tiêu, vì thức ăn giai đoạn này ảnh hƣởng rất lớn đến tốc độ sinh trƣởng của gà. Quá trình thay lông diễn ra trong cùng giai đoạn này là quá trình phát triển sinh lý, nó làm thay đổi quá trình trao đổi chất, tiêu hoá và hấp thu, do đó cần chú ý đến hàm lƣợng của các chất dinh dƣỡng và axit amin thiết yếu nhƣ: methionine, tryptophan, lysine trong khẩu phần thức ăn. • Giai đoạn gà trƣởng thành Giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể gà gần nhƣ đã phát triển hoàn thiện, số lƣợng tế bào tăng chậm chủ yếu là quá trình phát dục. Quá trình tích luỹ các chất dinh dƣỡng trong giai đoạn này một phần để duy trì cơ thể, một phần để tích luỹ mỡ, tốc độ sinh trƣởng chậm hơn giai đoạn gà con. 2.2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng của gà với những mức độ khác nhau nhƣ di truyền, tính biệt, tốc độ mọc lông, các điều kiện môi trƣờng, nuôi dƣỡng chăm sóc... - Ảnh hƣởng của dòng, giống 9 Tốc độ sinh trƣởng cuả gia cầm phụ thuộc vào loài, giống, dòng, cá thể.Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs. (1999) [17], khi nuôi gà thịt Tam Hoàng ở 85 ngày tuổi cho thấy dòng 882 có khối lƣợng trung bình đạt 1418 g trong khi dòng Jiangcun chỉ đạt 1248 g. Các loài gia cầm khác nhau thì có khả năng sinh trƣởng hoàn toàn khác nhau. Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [6], tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối của một số giống gà ở các giai đoạn tuổi là hoàn toàn khác nhau. Ở tháng thứ nhất của gà 150 %, của vịt là 180 %, của ngỗng là 170 %, ở tháng thứ năm lần lƣợt là 20 %, 4 % và 7 %. - Ảnh hƣởng của tính biệt Ở gia cầm tốc độ sinh trƣởng giữa 2 giới có sự khác nhau về trao đổi chất, đặc điểm sinh lý, tốc độ sinh trƣởng và khối lƣợng cơ thể. Thƣờng thì con trống có tốc độ sinh trƣởng mạnh hơn con mái. Sự khác nhau này đƣợc giải thích thông qua tác động của các gen liên kết giới tính. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân và cs. (2015) [18]: Ở gà hƣớng thịt, giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi, con trống nặng hơn con mái 180 - 250 g. - Ảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng Chế độ dinh dƣỡng ảnh hƣởng đến từng mô khác nhau, gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác, dinh dƣỡng còn ảnh hƣởng đến biến động di truyền về sinh trƣởng. Theo Chanbers J. R. (1990) [21], thì tƣơng quan giữa trọng lƣợng của gà và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 - 0,9). Để phát huy khả năng sinh trƣởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lƣợng, thức ăn theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, axit amin và năng lƣợng. Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm. - Ảnh hƣởng của môi trƣờng Điều kiện môi trƣờng có ảnh hƣởng lớn đến quá trình sinh trƣởng của gia cầm. Nếu điều kiện môi trƣờng là tối ƣu cho sự sinh trƣởng của gia cầm thì gia cầm 10 khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trƣờng không thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnh hƣởng đến sức khỏe gia cầm. Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trƣởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hƣớng công nghiệp ở vùng khí hậu nhiệt đới (Wesh Bunr K. W. ET - AT, 1992 [29]). Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hƣởng tới khả năng sinh trƣởng vì gà rất nhạy cảm với ánh sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cần quan tâm. Ngoài ra trong chăn nuôi cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: Độ ẩm, độ thông thoáng, tốc độ gió lùa và ảnh hƣởng của mật độ nuôi nhốt đến khả năng sinh trƣởng của gia cầm. Sinh trƣởng của gia súc, gia cầm luôn gắn với phát dục, đó là quá trình thay đổi chất lƣợng, là sự tăng lên và hoàn chỉnh về tính chất, chức năng hoạt động của cơ thể. Hai quá trình đó liên quan mật thiết và ảnh hƣởng lẫn nhau tạo nên sự hoàn thiện cơ thể gia súc, gia cầm. Sinh trƣởng và phát dục của cơ thể gia súc, gia cầm tuân theo tính quy luật và theo giai đoạn. 2.2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm Có nhiều cách đánh giá khả năng sinh trƣởng của gia cầm. Hiện nay các nhà chọn giống và các nhà chăn nuôi thƣờng áp dụng phƣơng pháp định lƣợng là: cân khối lƣợng cơ thể định kỳ, xác định mức tăng khối lƣợng cơ thể theo thời gian. - Khối lƣợng cơ thể từng thời điểm là chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng sinh trƣởng của gia cầm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ xác định đƣợc khả năng sinh trƣởng tại một thời điểm nhất định của cơ thể, nhƣng không chỉ ra đƣợc sự sai khác về tỷ lệ sinh trƣởng của các phần trong cơ thể, trong một khoảng thời gian, ở các độ tuổi khác nhau. Chỉ tiêu khối lƣợng cơ thể ở từng thời điểm đƣợc minh hoạ bằng đồ thị, gọi là đồ thị sinh trƣởng tích luỹ. Đối với gà, khối lƣợng đƣợc tính theo tuần tuổi, đơn vị là g/con hoặc kg/con. 2.2.2. Một số bệnh thường gặp trên gà 2.2.2.1. Bệnh đường tiêu hóa *Bệnh nhiễm khuẩn E.coli - Nguyên nhân:Do vi khuẩn gram âm Escherichia Coli, đặc biệt là các chủng O1, O2, O76,… có các yếu tố bám dính và sinh độc tố gây ra. Thƣờng là nhiễm khuẩn kế phát khi gia cầm bị stress hay nhiễm một số bệnh khác làm cho miễn dịch 11 suy yếu, điển hình là hen và cầu trùng. Kế phát bệnh nhiễm khuẩn E.coli thƣờng làm bệnh trở nên trầm trọng và gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi. (Trần Văn Bình, 2008)[1] - Triệu chứng: Bệnh có dấu hiệu không đặc hiệu. Đàn gà giảm ăn, xuất hiện một số đám phân loãng, vàng, xanh lẫn nhiều bọt khí. - Điều trị: điều trị toàn đàn bằng thuốc Hamcoli-forte (thành phần Amoxycillin + Colistin) cho uống và kết hợp vitamin C + Bcomplex tăng sức đề kháng cho gà. * Bệnh Bạch lỵ (Salmonellosis) Nguyên nhân gây bệnh - Đặc điểm của bệnh: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà con và mạn tính ở gà lớn. Bệnh gây viêm, hoại tử niêm mạc đƣờng tiêu hoá và các cơ quan phủ tạng. - Nguyên nhân: do vi khuẩn Gram (-) Salmonella pullorum vi khuẩn đề kháng yếu, dễ bị diệt bởi thuốc sát trùng nhƣ iodine, focmol nồng độ 1 - 2%. - Sức đề kháng: Vi khuẩn sống lâu ở trong phân (3 tháng) và đất nền chuồng (2 năm), song lại đề kháng yếu với nhiệt độ và hoá chất: Bị tiêu diệt ở nhiệt độ 550C trong 20 phút. Các chất sát trùng thông thƣờng diệt vi khuẩn nhanh chóng. - Động vật cảm thụ: Gà, chim các lứa tuổi đều bị và gà con rất nhạy cảm và thƣờng bị nặng. - Đường lây nhiễm: Lây qua trứng do gà bố mẹ nhiễm bệnh, lây từ máy ấp, từ thức ăn, từ dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh, lây từ gà bệnh sang gà khỏe khi chúng tiếp súc với nhau. - Cơ chế sinh bệnh: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng huyết, từ máu vi khuẩn đến các cơ quan nội tạng gây viêm, xuất huyết ruột, lách sƣng. Thƣờng gà con sẽ chết trong giai đoạn này, còn gà lớn trở thành con vật mang trùng, chúng sẽ không ngừng bài xuất mầm bệnh ra ngoài và truyền bệnh cho thế hệ sau qua trứng. Bệnh có thể gây chết nhanh nếu nhƣ gặp nhũng điều kiện làm sức đề kháng của cơ thể gà giảm sút, lúc này buồng trứng hoặc dịch hoàn, gan, lách, ruột viêm, hoại tử nặng. (Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lƣu, 2001) [19] 12 Triệu chứng của bệnh - Gà con: Ủ rũ, kém ăn, tụ lại từng đám. Phân tiêu chảy màu trắng, hậu môn dính phân đóng thành cục, gà thở khó. Tỷ lệ chết 5 - 15%. - Gà lớn: Không biểu hiện rõ, chỉ thấy đẻ giảm, mào tái. Bệnh tích của bệnh - Gà con: Gan, phổi sung huyết đỏ bầm hoặc gan và lách có điểm hoại tử trắng lấm tấm nhƣ đinh gim. Tim, phổi có điểm hoại tử trắng. Lòng đỏ không tiêu. Lách sƣng to, thận sung huyết. - Gà trưởng thành: Trứng non méo mó, biến dạng và có màu sắc biến đổi từ đỏ sang trắng (u nang buồng trứng). Gà trống dịch hoàn viêm, từng điểm lúc đầu đỏ sau hoại tử trắng. Chẩn đoán bệnh - Dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh - Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh: + Bệnh nấm phổi ở gà con: Chỉ có bệnh tích ở phổi và thành các túi khí. Các cơ quan nội tạng không có bệnh tích viêm hoại tử. + Bệnh lao ở gà lớn: Có bệnh tích ở xƣơng ống, nốt lao có giới hạn rõ, ở giữa bị bã đậu hoá. Biện pháp phòng, trị bệnh - Phòng bệnh: + Gà con: Nhập nuôi để tại nơi sạch, sát trùng kỹ và biệt lập, cách ly hẳn với gà lớn. + Trứng ấp: Để trong khay sạch đã tiệt trùng, trứng phải xông sát trùng bằng thuốc tím và formol (0,6g thuốc tím với 1,2ml formol cho 1m3 không khí). + Máy ấp: Sau mỗi đợt ấp, cọ rửa và sát trùng dụng cụ, máy ấp bằng nƣớc sạch và xông sát trùng. + Chuồng nuôi: Chất độn chuồng thƣờng xuyên thay đổi, giữ khô. + Thức ăn, nƣớc uống tránh nhiễm bẩn từ phân. - Điều trị: Dùng thuốc Oxytetraxyclin 50mg/kg thể trọng trong 10 ngày, hoặc Colistin với liều 50mg/kg thể trọng trong 7-10 ngày. 13 *Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) Xác định nguyên nhân gây bệnh - Đặc điểm của bệnh: Bệnh cầu trùng gà là 1 bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất ở giai đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi do các loại bào tử trùng thuộc giống Emeria gây ra với đặc điểm là: gà ủ rũ, kém ăn, phân có máu tƣơi. Bệnh xảy ra quanh năm nhƣng nặng nhất là vào vụ xuân hè khi thời tiết nóng ẩm (Nguyễn Bá Hiên và cs,2008) [4 ] - Nguyên nhân: Có 9 loại cấu trùng gây bệnh cho gà, mỗi loại bệnh ở các đoạn ruột khác nhau trong đó có 5 loại thƣờng gặp. + Cầu trùng manh tràng: Emeria tenella. + Cầu trùng ruột non: Emeria necatris, Emeria maxinra, Emeria acewulian. + Cầu trùng ruột già: Emeria bumetis. Cầu trùng sinh sản qua 2 giai đoạn: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Quá trình này vừa xảy ra trong cơ thể gà, vừa xảy ra ngoài môi trƣờng. - Sức đề kháng Bệnh lây lan chủ yếu qua đƣờng tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nƣớc uống bị nhiễm mầm bệnh. Gây rối loạn tiêu hóa, tổn thƣơng các tế bào thƣợng bì, làm cho gà không hấp thu đƣợc dinh dƣỡng, ảnh hƣởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, gà mắc bệnh này thƣờng còi cọc, chậm lớn , suy yếu có thể chết (tỷ lệ chết 20 - 30% ). Gà mắc bệnh sức đề kháng giảm là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên gà từ 2 - 8 tuần tuổi hay mắc nhất và ở tất cả các hình thức chăn thả (nuôi công nghiệp, bán công nghiêp có nguy cơ mắc cao nhất).(Trần Văn Hòa và cs. 2011) [5] Noãn nang cầu trùng có sức đề khánh tƣơng đối cao ở ngoại cảnh. ở điều kiện bình thƣờng nó có thể tồn tại hàng tháng, ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt đƣợc noãn nang nhƣng rất chậm, noãn nang cầu trùng ít mẫn cảm với các chất sát trùng, nhƣng rất mẫn cảm với nhiệt độ. Ở 600C nó bị tiêu diệt trong vài phút, ở nhiệt độ máy ấp cũng có thể tiêu diệt đƣợc noãn nang.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất