Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt tại...

Tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại bùi minh hoạ, an lão hải phòng

.PDF
62
15
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN LONG Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN THỊT NUÔI TẠI TRANG TRẠI BÙI MINH HOẠ, AN LÃO – HẢI PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Thái Nguyên, 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN LONG Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN THỊT NUÔI TẠI TRANG TRẠI BÙI MINH HOẠ, AN LÃO – HẢI PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K48 - CNTY - N03 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Anh Khoa Thái Nguyên, 2020 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập lý thuyết tại trường và thực tập là một thời gian để em được vận dụng những lý thuyết đó vào thực tế. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô khoa Chăn nuôi thú y - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em được có cơ hội để học tập và rèn luyện trong thời gian qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Mai Anh Khoa đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt bản khóa luận này. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới chủ trại Bùi Minh Họa đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em được thực tập ở trang trại, em xin cảm ơn tất cả các cô bác anh chị em công nhân trong trang trại đã quan tâm giúp đỡ động viên em trong quá trình thực tập. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ anh chị em, cùng bạn bè đã tạo điều kiện ủng hộ và động viên em để em hoàn thành tốt khóa học này. Cuối cùng, em xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng đánh giá khóa luận lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 07 năm 2020 Sinh viên Hoàng Văn Long ii LỜI NÓI ĐẦU Trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên hệ thống hoá toàn bộ kiến thức đã học và củng cố chuyên môn, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được công tác tổ chức và tiến hành công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một người cán bộ kĩ thuật có chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Được sự nhất trí của nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của thầy giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại Bùi Minh Hoạ, An Lão - Hải Phòng”. Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản khoá luận này được hoàn thiện hơn. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... i LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... vi PHẦN 1.MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ................................................................................ 1 1.2.1. Mục tiêu ....................................................................................................................... 1 1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của chuyên đề .................................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập ................................................................................................. 3 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................................................ 3 2.1.2. Điều kiện khí hậu ......................................................................................................... 4 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại ................................................................................................ 4 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại.................................................................................................. 5 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn ..................................................................................................... 6 2.1.6. Quy trình, chăm sóc đàn lợn thịt tại trại ...................................................................... 7 2.1.7. Quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại............................................ 8 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................. 10 2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn ......................... 10 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt............................................................................. 15 2.3. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................................. 26 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................................. 26 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................... 28 PHẦN 3. ĐỒI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ....................... 30 iv 3.1. Đối tượng ...................................................................................................................... 30 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .................................................................................... 30 3.3. Nội dung thực hiện ....................................................................................................... 30 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện......................................................................... 30 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................. 30 3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin .............................................................. 30 3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu .......................................................................................... 32 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 33 4.1. Kết quả việc thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn nuôi thịt ............................................................................................................ 33 4.1.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng ..................................................................... 33 4.1.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh ........................................................ 36 4.2. Kết quả công tác tiêm phòng ........................................................................................ 37 4.3. Kết quả chăn nuôi đàn lợn thịt thương phẩm ................................................................ 39 4.3.1 Tỷ lệ nuôi sống đàn lợn thịt thương phẩm .................................................................. 39 4.3.2. Sinh trưởng của đàn lợn thịt thương phẩm ................................................................ 39 4.3.3. Hiệu quả sử dụng TĂ của đàn lợn thịt thương phẩm ................................................. 40 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại ........................................ 40 4.4.1. Bệnh tiêu chảy ........................................................................................................... 41 4.4.2. Bệnh về đường hô hấp ............................................................................................... 41 4.4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại ............ 42 4.5. Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất ...................................................................... 43 4.5.1. Xuất lợn ..................................................................................................................... 43 4.5.2. Công tác vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn ........................................................... 44 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................. 45 5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 45 5.2. Đề nghị .......................................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 47 PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 1 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa cs: Cộng sự E. coli: Escherichia coli MH: Mycoplasma hyopneumoniae Nxb: Nhà xuất bản TĂ: Thức ăn TGE: Transmisssible gastro enteritis TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TT: Thể trọng VSV: Vi sinh vật vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả khảo sát một số giống lợn .......................................................... 14 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng ........................................ 37 Bảng 4.2. Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn thịt của trại ....................................... 38 Bảng 4.3. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại .................................. 38 Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống lợn thịt .............................................................................. 39 Bảng 4.5. Các chỉ số về khối lượng của đàn lợn ..................................................... 39 Bảng 4.6. Hiệu quả sử dụng TĂ của lợn thịt tại trại .............................................. 40 Bảng 4.7. Kết quả điều trị lợn mắc hội chứng tiêu chảy qua các tháng ............ 41 Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp theo các tháng ............................ 42 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại......... 43 Bảng 4.10. Kết quả thực hiện xuất lợn tại trại ......................................................... 44 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Nó là nguồn cung cấp thực phẩm với tỉ trọng và chất lượng tốt cho con người. Thịt lợn có thể chế biến nhiều món ăn ngon, khi chế biến lại không làm giảm phẩm chất thịt và phù hợp với đa số người dân. Trong những năm gần đây, nhờ việc áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta luôn có những bước phát triển lớn như: Tổng đàn lợn tăng, cơ cấu đàn lợn đa dạng, năng suất cao, khả năng phòng bệnh tốt. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách, những biện pháp cụ thể nhằm phát triển ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng. Do nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn ngành chăn nuôi lợn nước ta đang có những bước chuyển mình từ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi hộ gia đình sang chăn nuôi tập trung với quy mô vừa và lớn. Các trang trại do nhà nước xây dựng hay những mô hình kết hợp giữa hộ gia đình và công ty sản xuất TĂ đầu tư xuất hiện ở khắp mọi nơi từ các xã, huyện trở đi. Các năm trở lại đây, đã xuất hiện mô hình chăn nuôi lợn mới đó là mô hình chăn nuôi trang trại hộ gia đình nhưng đã được mở rộng và đầu tư phát triển hơn với số vốn lớn hơn nên số lượng co giống cũng được tăng cao mà hiệu quả mang lại từ mô hình này cũng khá cao. Để đánh giá được sức sản xuất của đàn lợn thịt và rèn luyện tay nghề, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, em tiến hành chuyên đề với nội dung: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại Bùi Minh Hoạ, An Lão – Hải Phòng” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại Bùi Minh Hoạ, An Lão – Hải Phòng. 2 - Nắm được quy trình chăm sóc và phòng trị những triệu chứng của lợn khi mắc bệnh. - Phát hiện kịp thời những con lợn bị ốm, lợn mắc bệnh. - Đánh giá được tỉ lệ mắc bệnh trên đàn lợn thịt tại trang trại Bùi Minh Hoạ, An Lão – Hải Phòng. - Đánh giá được kết quả điều trị bệnh. - Sinh viên nâng cao tay nghề, thành thạo về chuẩn đoán, điều trị bệnh, dùng thuốc chính xác, có hiệu quả. Đánh giá được sức sản xuất và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tại cơ sở thực tập, rèn luyện tay nghề và kỹ năng công việc. 1.2.2. Yêu cầu - Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Xác định được tình hình nhiễm các bệnh trên đàn lợn thịt, để từ đó áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. 1.3. Ý nghĩa của chuyên đề 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Từ tình hình mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn thịt nuôi tại trại cũng như kết quả điều trị bệnh là cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định hiệu lực của một số loại thuốc trong điều trị một số bệnh trên lợn thịt từ đó đưa ra những liệu trình điều trị hiệu quả, kinh tế để áp dụng rộng rãi trên thực tiễn chăn nuôi - Nâng cao kiến thức thực tiễn, tăng khả năng tiếp súc với thực tế chăn nuôi, điều trị bệnh cho lợn từ đó nâng cao và củng cố kiến thức của bản thân. - Đưa ra những khuyến cáo từ kết quả của đề tài giúp cho người chăn nuôi hạn chế được những thiệt hại do bệnh gây ra. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Trang trại chăn nuôi của ông Bùi Minh Họa thuộc địa bàn xã Mỹ Đức, huyện An Lão, tỉnh Hải Phòng. Vị trí địa lý huyện được xác định như sau: Huyện An Lão nằm về phía tây nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 18km. Từ kinh tuyến 106027'30'' đến 106041'15'',vĩ độ từ 20042'30'' đến 20052'30'' - Phía Bắc giáp huyện An Hải. - Phía Đông giáp quận Kiến An. - Phía Nam giáp huyện Tiên Lãng. - Phía Đông Nam giáp huyện Kiến Thụy. - Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Thanh Hà và huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. An Lão nằm trong khu vực miền duyên hải đồng bằng bắc bộ, địa hình không bằng phẳng, thấp dần về phía đông nam, bị chia cắt bởi một số sông ngòi. Hệ thống sông ngòi được phân bố tương đối đều: phía bắc là sông Lạch Tray, phía nam là sông Văn Úc. Chảy theo hướng từ tây bắc xuống đông nam là sông Đa Độ, đổ ra biển ở cửa sông Cổ Trai. Sông Đa Độ cung cấp nước ngọt phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các sông tạo thành hệ thống giao thông rất thuận tiện cho tầu bè qua lại. Địa hình đồi núi: Tuy nằm ở vùng châu thổ, nhưng An Lão lại có nhiều đồi núi, tạo nên cảnh trí thiên nhiên kỳ thú. Đồi núi tập trung ở các xã Trường Thành, An Tiến, An Thắng, Trường Sơn và Thái Sơn. Núi Voi cách trung tâm huyện 2km về phía tây bắc, hình voi phục. Trong núi có nhiều hang động đẹp như hang Họng Voi, hang Già Vị, hang Cá Trắm, hang Cá Chép... Đây là khu du lịch, danh thắng, di tích lịch sử của huyện và thành phố, hằng năm thu hút hàng vạn lượt khách thập phương về thăm quan, chiêm ngưỡng. 4 Mạng lưới giao thông đường bộ gồm: quốc lộ 10, tỉnh lộ 354,357, huyện lộ 301, 302, 303, 304, 402 phục vụ thuận lợi việc đi lại của nhân dân. Địa hình đồng bằng nằm ở các xã, thị trấn trong huyện, rất thuận lợi cho việc trồng lúa, trồng màu và trồng cây ăn quả. Ven các dòng sông, bãi bồi được hình thành, nhân dân đã và đang cải tạo, khoanh vùng, trồng cây ăn quả, cấy lúa và thả cát, phát triển kinh tế. Tổng số nhân khẩu của huyện, tính đến ngày 1-1-2002 là 121.588 người. Trong đó, nam: 60.152 người; nữ: 61436 người. Số người trong độ tuổi lao động là 70.222 người. Chủ yêu là dân tộc Kinh. Nhân dân An Lão có truyền thống yêu quê hương, đất nước, tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sữ lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân An Lão cần cù, khiếm tốn, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất; kiên cường, bất khuất trong đấu tranh cách mạng; son sắt thuỷ chung với Đảng, với sự nghiệp cách mạng; tự lực, tự cường vượt qua khó khăn gian khổ, không chấp nhận đói nghèo, lạc hậu. Ngày nay trong công cuộc đổi mới, nhân dân An Lão càng quyết tâm cao để xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh. 2.1.2. Điều kiện khí hậu An Lão là một huyện thuộc tỉnh Hải Phòng, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó trại giống của công ty Amafarm chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng. Huyện An Lão nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,80C, độ ẩm 85%, lượng mưa 1740 - 1820 mm/năm. Trong năm có 150 - 160 ngày nắng, cao nhất là 188 giờ nắng/tháng (tập trung từ tháng 5 đến tháng 7). Gió trong năm chủ yếu là gió mùa đông nam và gió mùa đông bắc. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại Trại gồm có 3 người trong đó có: + 1 quản lý + 2 sinh viên trực tiếp làm 5 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại Trang trại có tổng diện tích 80ha bao gồm: khu chăn nuôi, khu nhà ở, ao cá, các công trình phụ khác và đất trồng cây xanh, cây ăn quả. * Về cơ sở vật chất: - Có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho công nhân và sinh viên sinh hoạt hàng ngày như: nóng lạnh, tivi, tủ lạnh, quạt,... - Những vật dụng cá nhân như: kem đánh răng, xà phòng tắm, dầu gội đầu cũng được trại chuẩn bị. - Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi được trại chú trọng đầu tư hơn hết: + Trong các chuồng có các ô chuồng được ngăn cách bằng tường và thép chắn. + Có hệ thống quạt gió, dàn mát, điện sáng, vòi uống nước cho lợn tự động. + Có hệ thống đèn điện sưởi ấm cho lợn con vào mùa đông. + Có hai máy phát điện công suất lớn đủ cung cấp điện cho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi những khi mất điện. Trại được liên kết với công ty cổ phần chăn nuôi TNHH De Heus với số lượng lợn thịt là trên 1000 con. - Hiện nay trại lợn của chủ trại Bùi Minh Hoạ là 1 trong số các trại âm tính với dịch tai xanh của công ty cổ phần chăn nuôi De Heus. * Về cơ sở hạ tầng: Trại lợn được chia làm hai khu là khu điều hành và khu sản xuất. Khu điều hành gồm nơi làm việc của quản lý trại và nơi ăn, ở của công nhân. Khu sản xuất gồm: - Khu lợn sinh sản gồm: 3 chuồng bầu, 2 chuồng đẻ, 2 chuồng cai sữa. - Khu chuồng hậu bị gồm: 2 chuồng hậu bị. - Khu lợn thịt gồm: 4 dãy chuồng thịt. Về khu điều hành: - Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh tiện nghi. 6 - Khu nhà ăn cũng được tách biệt có nhà ăn chung - Khu nhà bếp rộng rãi và sạch sẽ - Mỗi khu có một nhà kho là nơi chứa TĂ cho lợn và một kho thuốc là nơi cất giữ và bảo quản các loại thuốc, vắc xin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ công tác chăm sóc, điều trị cho đàn lợn của trại. Trại được xây dựng khá lâu nên cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cũng đã khá cũ nhưng mọi trang thiết bị và vật tư phục vụ chăn nuôi và sinh hoạt của cán bộ, công nhân của trại đều được quan tâm và chú trọng. * Hệ thống chuồng nuôi: Khu vực chuồng nuôi của trại được xây dựng trên một khu vực cao, dễ thoát nước và xây cách ly xa khu vực sinh hoạt của công nhân. Trang trại có 2 chuồng lợn thịt. Mỗi chuồng có 2 dãy chuồng nhỏ được chia làm 18 ô chuồng. Trong đó, mỗi dãy chuồng đều có 1 ô chuồng để tách và chăm sóc cho nhưng trường hợp đặc biệt. Mỗi chuồng có 6 quạt thông gió cỡ lớn và 2 quạt thông gió cỡ nhỏ. Hệ thống chuồng nuôi có đầy đủ trang thiết bị như bóng đèn sưởi ấm, thắp sáng, quạt thông gió đảm bảo và có giàn mát, ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè. Thuốc và dụng cụ để chăm sóc điều trị bệnh cho lợn được công ty và trang trại cung cấp đầy đủ cho từng chuồng riêng biệt. 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn - Thuận lợi + Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Đức tạo điều kiện cho sự phát triển của trại. + Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. + Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. + Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. 7 + Con giống tốt, TĂ, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại. + Cơ sở vật chất tốt thuận lợi cho quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. - Khó khăn + Trại được xây dựng trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. + Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn. 2.1.6. Quy trình, chăm sóc đàn lợn thịt tại trại Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi có xây những ô thoáng và dàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng sắt, hình nón, có thể chứa được tối đa 60kg. TĂ cho lợn của trại là TĂ hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty De Heus tự sản xuất . + TĂ của công ty De Heus gồm các loại: Romelko 3810, 3840S, 3840. + Các chất bổ trợ và kích thích khẩu phần ăn cho lợn. * Chăm sóc và quản lý lợn Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% để đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn khỏi các bệnh về đường hô hấp. Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè là chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo 8 ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông của trại là treo hệ thống đèn điện bóng tròn ở đầu giàn mát để làm nóng không khí được hút vào chuồng. Vào những hôm nhiệt độ hạ thấp, tiến hành che giàn mát lại để hạn chế không khí lạnh vào chuồng và giảm bớt quạt nhưng không được để tích khí trong chuồng nó sẽ gây viêm phổi. Công việc hàng ngày đã tiến hành làm ở chuồng lợn thịt: kiểm tra nguồn nước, trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát hành vi, biểu hiện của đàn lợn. 2.1.7. Quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, TĂ, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy trang trại cũng đã tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm ra một ô riêng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn. Sáng sớm em tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật, sau đó cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có. Tùy vào thời tiết điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng chuồng. Bằng biện pháp quan sát ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nó giúp phân biệt lợn khỏe lợn ốm, bệnh để điều trị. - Lợn khỏe: + Trạng thái chung: Lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng. + Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5oC; nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn một chút. + Mắt mở to, long lanh, khô ráo, không bị sưng, không có rử kèm nhèm, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không đỏ tía. + Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét. 9 + Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân. + Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng. + Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào TĂ, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm. + Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt. - Lợn ốm: Trong thời gian trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn, em đã quan sát và phát hiện những lợn có biểu hiện không bình thường như.... +Trạng thái chung thấy mệt mỏi, nằm im lìm, cách xa con khác hoặc lùi vào trong lớp rác lót chuồng, đi lại xiêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh cũng không đứng dậy nổi. Lợn kém hoặc bỏ ăn. Lưng gồng lên là do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón. + Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên đến 420C). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường. + Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, nháy lia lịa khi có ánh sáng chiếu vào, có thể bị mù, viêm kết mạc mắt. + Mũi thường bị khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc Lở mồm long móng (LMLM). + Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh LMLM. Khoeo chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được nếu TĂ bị thiếu khoáng. + Tai có màu tím, đỏ hoặc xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả hoặc bị tai xanh. + Màu của phân rất quan trọng. Màu và mùi khác thường của phân cho thấy lợn đang bị bệnh. Phân màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con, phân màu 10 đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non, phân màu đỏ là bị xuất huyết ở ruột già, phân có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả. + Nếu quan sát lượng và màu của nước tiểu của lợn vì những dấu hiệu không bình thường về lượng và màu cho thấy những vấn đề trong hệ bài tiết. Nước tiểu ít, có màu đỏ là do bị xuất huyết, màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang, màu đỏ sẫm có thể do kí sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh ở gan. 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn 2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, cơ sở di truyền của sự sinh trưởng Sinh trưởng được nhiều tác giả nghiên cứu cho các khái niệm cũng phần nào khác nhau. Khi nghiên cứu về sinh trưởng, (Johansson L ,1972) [13] đã có khái niệm như sau: về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp protein, cho nên người ta lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng. Tuy nhiên có những khi tăng khối lượng không phải là tăng trưởng. Sự tăng trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, số lượng và các chiều của tế bào mô cơ. Ông còn cho biết cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh thưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật. Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực ( 1975) [17], sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo Đặng Hoàng Biên (2016) [2], sinh trưởng là quá trình sinh tổng hợp, tích lũy các chất dinh dưỡng từ bên ngoài được đưa vào để tăng lên về kích thước các mô trong cơ thể, làm cho kích thước và khối lượng cơ thể tăng lên 11 Để xác định sinh trưởng người ta dùng phương pháp cân định kì khối lượng và đo kích thước các chiều của cơ thể. Ở lợn thường đo 4 chiều: Dài thân, vòng ngực, cao vây, vòng ống và thường đo ở các tháng tuổi: Sơ sinh, tháng 1, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 18, 24 và 36. 2.2.1.2. Sự phát triển các hệ thống trong cơ thể Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn các tổ chức khác nhau được ưu tiên tích luỹ khác nhau. Các hệ thống chức năng như hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, tuyến nội tiết được ưu tiên phát triển trước hết. Sau đó là bộ xương, hệ thống cơ bắp và cuối cùng là mô mỡ. Cơ bắp là phần quan trọng tạo nên sản phẩm thịt lợn. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành số lượng các bó cơ và sợi cơ ổn định. Tuy nhiên giai đoạn lợn còn nhỏ đến khoảng 60kg trong cơ thể có sự ưu tiên cho sự phát triển các tổ chức nạc. Đối với mô mỡ, sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào mỡ là nguyên nhân chính gây nên sự tăng về khối lượng của mô mỡ. Ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển cá thể trong cơ thể lợn có quá trình ưu tiên phát triển và tích luỹ mỡ. 2.2.1.3. Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể Trong cơ thể động vật có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển và cho từng hoạt động chức năng của các bộ phận. Trước hết dinh dưỡng được ưu tiên cho hoạt động thần kinh, tiếp đến cho hoạt động sinh sản, cho sự phát triển bộ xương, cho sự tích luỹ nạc và cuối cùng cho sự tích luỹ mỡ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khi dinh dưỡng cung cấp bị giảm xuống 20% so với tiêu chuẩn ăn cho lợn thì quá trình tích luỹ mỡ bị ngưng trệ, khi dinh dưỡng giảm xuống 40% thì sự tích luỹ nạc, mỡ của lợn bị dừng lại. Vì vậy nuôi lợn không đủ dinh dưỡng thì lợn sẽ không có tăng khối lượng. 12 2.2.1.4. Ảnh hưởng của quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt Lợn thịt là giai đoạn chăn nuôi cuối cùng để tạo ra sản phẩm thịt, lợn thịt cũng là thành phần chiến tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (65 - 80%), do vậy chăn nuôi lợn thịt quyết định thành công của chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn thịt cần đạt những yêu cầu: Lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tốn ít công chăm sóc và phẩm chất thịt tốt.  Dinh dưỡng thức ăn: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng của yếu tố ngoại cảnh quyết định đến khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và cs. (2004) [24] cho rằng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các thành phần trong cơ thể. Khẩu phần có mức năng lượng cao và mức protein thấp thì lợn sẽ tích luỹ mỡ nhiều hơn so với khẩu phẩn có mước năng lượng thấp và hàm lượng protein cao. Khẩu phần có hàm lượng protein cao thì lợn có tỷ lệ nạc cao hơn. Lượng thức ăn cho ăn cũng như thành phần dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng khối lượng của lợn. Hàm lượng xơ thô tăng từ 2,4 - 11% thì tăng khối lượng mỗi ngày của lợn giảm từ 566g xuống 408g và thức ăn cần cho 1kg tăng khối lượng tăng lên 62%. Vì vậy để chăn nuôi có hiểu quả cần phối hợp khẩu phần ăn sao cho vừa cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển và vừa tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương.  Môi trường: Trần Văn Phùng và cs, 2004 [24] cho biết: Môi trường xung quanh gồm nhiệt độ, độ ẩm, mật độ, ánh sáng. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất và phẩm chất thịt. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 180C. Nhiệt độ chuồng nuôi liên quan mật thiết đến độ ẩm không khí, độ ẩm không
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan