Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh s...

Tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại chăn nuôi nguyễn châu thắng, xã long hưng huyện văn giang tỉnh hưng yên.

.PDF
76
1
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- LÊ HẢI NAM Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI CHĂN NUÔI NGUYỄN CHÂU THẮNG XÃ LONG HƢNG HUYỆN VĂN GIANG TỈNH HƢNG YÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú Y Khoa: Chăn nuôi - Thú y Khóa học: 2013 – 2017 Thái Nguyên, 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- LÊ HẢI NAM Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI CHĂN NUÔI NGUYỄN CHÂU THẮNG XÃ LONG HƢNG HUYỆN VĂN GIANG TỈNH HƢNG YÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú Y Lớp: K45 - TY - NO3 Khoa: Chăn nuôi - Thú y Khóa học: 2013 – 2017 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Ngô Nhật Thắng Thái Nguyên, 2017 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình ho ̣c tâ ̣p và thực tâ ̣p tố t nghiê ̣p đươ ̣c sự giúp đỡ , giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi thú y , đã ta ̣o điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i nhấ t giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tố t nghiê ̣p ta ̣i cơ sở thực tâ ̣p . Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắ c nhấ t tới: Ban giám hiê ̣u nhà trường, Ban chủ nhiê ̣m khoa, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y đã tâ ̣n tình giảng da ̣y , chỉ bảo cho em trong suố t thời gian ho ̣c tâ ̣p ta ̣i trường. Em xin chân thành cảm ơn tới chủ tra ̣i là ông Châu Thắng cùng các anh chị kỹ thuật, công nhân ta ̣i tra ̣i Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm , giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn : Ts. Ngô Nhật Thắng đã hướng dẫn chỉ bảo tâ ̣n tiǹ h giúp đỡ em trong quá trin ̀ h thực tâ ̣p và hoàn thành khóa luâ ̣n này. Mô ̣t lầ n nữa em xin gửi tới các thầ y giáo , cô giáo , tấ t cả các ba ̣n bè , người thân đã luôn bên em , giúp đỡ động viên và khuyến khích em trong quá trình hoàn thành khóa luận lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe, cùng mọi điều tốt đe ̣p nhấ t. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 20 Sinh viên Lê Hải Nam ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................ 44 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Nguyễn Châu Thắng qua 3 năm 2015 - 2017...................................................................................................... 49 Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập ............................................................................................................ 50 Bảng 4.3 Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại ..................................... 51 Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái.............................. 52 Bảng 4.5. Kêt quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại .................................... 53 Bảng 4.6 Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh lợn nái sinh sản và lợncon tại trại ......................................................................................................................... 54 Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại ....... 55 Bảng 4.8 Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản và lợn con tại trại ........ 55 Bảng 4.9 Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con .................................... 57 Bảng 4.10. Bảng hạch toán kinh tế cho 1174 ................................................. 58 iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Ts Tiến sĩ Cs Cộng sự Kg Kilogam Ml Mililit STT Số thứ tự TT Thể trọng Nxb Nhà xuất bản iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................iii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv Phần 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ..................................................................... 2 1.2.1. Mục đích ............................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề........................................................................................ 2 Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .................................................................................. 3 2.1.1. Điều kiện của trang trại ....................................................................................... 3 2.1.2. Đánh giá chung .................................................................................................... 8 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề thực hiện ................................................ 8 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh du ̣c của lơ ̣n ná.............................................................. i 8 2.2.2. Những hiểu biết về đă ̣c điể m sinh lý tiết sữa của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng ........................................................................................................ 12 2.2.3.Những đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ..............................................20 2.2.4.Những hiểu biết về phòng và trị bệnh cho vật nuôi. .......................................24 2.2.5.Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái đẻ nuôi con và lợn con. ..........................................................................................................................28 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................36 2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ............................................................36 2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................38 v Phần 3:ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN .....40 3.1. Đối tượng ...............................................................................................................40 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ..........................................................................40 3.3. Nội dung thực hiện ...............................................................................................40 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ..............................................................40 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi thực hiện .........................................................................40 3.4.2. Phương pháp thực hiện .....................................................................................41 3.4.3. Công thức tính và xử lý số liệu.........................................................................47 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 48 Phần 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................49 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm từ 2015 – 2017..............................49 4.2. K ết quả thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại trại ............50 4.2.1. Số lượng nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại ............................. 50 4.2.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.............................................................................................................................51 4.2.3. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của đàn lợn nái sinh sản tại trại ...............................52 4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng trị bệnh cho lợn nái tại trại. .......................52 4.3.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh. .............................................................52 4.3.2. Kết quả công tác tiêm phòng bằng vacxin ......................................................53 4.3.3. Kết quả công tác chẩn đoán bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại. ..55 PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................59 5.1. Kết luận ..................................................................................................................59 5.2. Đề nghị...................................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................61 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong xu thế hô ̣i nhâ ̣p hiê ̣n nay , phát triển công nghiệp là chiến lược lâu dài , nhưng nông nghiê ̣p vẫn là ngành kinh tế tro ̣ng tâm mà Đảng và Nhà nước ta đă ̣t lên hàng đầ u. Trong đó ngành chăn nuôi chiế m vi ̣trí vô cùng quan trọng trong đời sống của nhân dân . Chăn nuôi không chỉ góp mô ̣t khố i lươ ̣ng lớn thực phẩ m cho đời số ng sinh hoa ̣t hàng ngày của con người mà còn cung cấ p nguyên li ệu cho ngành công nghiệp chế biến, bên ca ̣nh đó ngành chăn nuôi còn giải quyế t công ăn viê ̣c làm cho người dân , góp phần hạn chế thực trạng thiếu việc làm như hiện nay, đồ ng thời góp phầ n đẩ y ma ̣nh kinh tế của người dân. Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Nó là nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng và chất lượng tốt cho con người. Hiện nay, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao, đòi hỏi ngành chăn nuôi lợn không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng của sản phẩm, đem lại nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đạt được như vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu ra các giống sản xuất tốt, chế biến các loại thức ăn nghiên cứu bổ sung chăm sóc nuôi dưỡng kết hợp với thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cùng vitamin, và khoáng chất... ngoài ra trong chăn nuôi thì công tác thú y không thể thiếu được. Tuy vậy trong chăn nuôi còn gặp nhiều trở ngại và hạn chế đó là: thông tin khoa học, kỹ thuật chăn nuôi lợn chưa nhanh chóng, kịp thời đến người chăn nuôi, những hiểu biết về dịch bệnh còn hạn chế.Đặc biệt là trong quá trình đẻ lợn nái hay bị nhiễm các loại vi khuẩn như : Streptococcus, E.coli...xâm nhâ ̣p và gây mô ̣t số bê ̣nh ở cơ quan sinh dục như: viêm âm đa ̣o , viêm tử cung, viêm vú, mất sữa…Các bệnh này do nhiều yếu tố như điều kiện vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn nước uống không đảm bảo vệ 2 sinh, do vi khuẩn, virus gây nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đàn lơ ̣n lợn nái. Để nắm bắt được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái trong thực tiễn sản xuất, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại traị chăn nuôi Nguyễn Châu Thắng xã Long Hưng huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên“. 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích - Nắm được tình hình chăn nuôi lợn tại tra ̣i. - Nắm được quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản. - Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và cách cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai. - Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Đánh giá tình hình chăn nuôi ta ̣i tra ̣i. - Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại. - Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và áp dụng các biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái tại cơ sở thực tập. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện của trang trại 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trại chăn nuôi Nguyễn Châu Thắng nằm trên địa phận xã Long Hưng, huyện Văn Giang, nằm ở phía tây bắc tỉnh Hưng Yên. Phía bắc và tây bắc giáp thành phố Hà Nội, phía nam giáp huyện Khoái Châu, huyện Văn Lâm, phía đông giáp huyện Yên Mỹ, phía tây giáp tỉnh Hà Tây. Có 11 đơn vị hành chính, gồm 10xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 71,79 km2. Trại bắt đầu hoạt động từ năm 2005 là trại tư nhân và do ông Nguyễn Châu Thắng làm chủ trại. 2.1.1.2. Đặc điểmkhí hậu Long Hưng là một xã thuộc huyện Văn Giang, nằm ở tỉnh Hưng Yên, trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa , một năm có bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do đó trại Nguyễn Châu Thắng cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng. Nhiệt độ: Trại có nhiệt độ cao, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hạ khá lớn.Nhiệt độ trung bình hàng năm là: 23 - 240C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 390C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 150C. Có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiề u về mùa hè, hanh khô và la ̣nh kéo dài về mùa đông. Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng : 1.450 giờ Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1400 - 1700mm nhưng lượng mưa phân bố không đều trong năm, phân thành hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. + Mùa mưa: Từ tháng 4 - tháng 10, lượng mưa chiếm từ 80 - 82% tổng lượng mưa của cả năm. Lượng mưa bình quân là 75mm/tháng. 4 + Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa khô trùng với các tháng có nhiệt độ thấp trong năm. Lượng mưa bình quân là 25mm/tháng. Độ ẩm không khí ở trại tương đối cao, trung bình từ 83 - 85%, tháng cao nhất là 88% (tập trung vào các tháng 3 và tháng 4), tháng thấp nhất là: 65% (tập trung vào tháng 12). - Chế độ gió mùa : hướng gió ch ủ đạo về mùa đông là Đông - Bắ c, về mùa hè là Đông – Nam, vâ ̣n tố c gió trung bình năm là 2,4 m/s. Vâ ̣n tố c gió cực đa ̣i có thể xảy ra theo chu kỳ thời gian 5 năm là 25 m/s; 10 năm là 32 m/s; (Nguồn : http://vangiang.hungyen.gov.vn) 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại Trại có đội ngũ cán bộ kĩ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế và có nhiều năm trong nghề. Cơ cấu lao động của trại gồm: - 01 Chủ trại: Là người làm chủ và điều hành công việc chung. - 01 Quản lý trại: Trực tiếp quản lý các công việc của trại . - 05: Công nhân: Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn. - 01: Bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại. Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các chuồ ng khác nhau như: chuồng bầu, chuồng đẻ, chuồng hậu bị , chuồng cai sữa và chuồ ng thiṭ . Mỗi chuồ ng đề u thực hiện công việc hàng ngày một cách nghiêm túc , đúng quy định của trại. 2.1.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại Để đảm bảo công tác chăn nuôi và sinh hoạt của công nhân trại được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật gồm: Khu nhà điều hành, khu nhà ở cho công nhân, nhà bếp, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại. 5 Khu chăn nuôi xung quanh có hàng rào bao bọc và có cổng ra, cổng vào riêng. Chuồng trại được quy hoạch bố trí xây dựng phù hợp với hướng chăn nuôi công nghiệp, hệ thống chuồng nuôi lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái, lợn đực, sàn nhựa cho lợn con cùng với hệ thống vòi nước tự động và máng ăn. Trong khu chăn nuôi lợn được bố trí xây dựng chuồng trại cho hơn 100nái sinh sản với các giống sản xuất chính như: Landrace, Yorshire,...được nhập từ nước ngoài về. Khu chăn nuôi gồm: 1 chuồng đẻ, 1 chuồng bầu, 1 chuồng cai sữa và 4 ô chuồ ng thit ̣ nhỏ. Một số công trình khác phục vụ cho chăn nuôi như: kho cám, kho thuốc, phòng tinh, phòng sát trùng, kho chứa vật liệu ... - Hệ thống chuồng được xây dựng khép kín và hoàn toàn tự động. Trang thiết bị trong chuồng hiện đại đươ ̣c đầ u tư. Đầu mỗi chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng là hệ thống quạt thông gió. Riêng chuồng đẻ và chuồng bầu thì trong chuồng có hệ thống cảm biến nhiệt độ giúp ta biết rõ nhiệt độ trong chuồ ng nuôi. - Phòng pha tinh có các dụng cụ hiện đại phục vụ cho việc pha chế tinh như: ống đựng tinh, nhiệt kế kính hiển vi, tủ sấy, tủ bảo quản tinh sau khi pha và các dụng cụ khác... - Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu đều được đổ bê tông và có hố sát trùng. Khu chuồng nuôi được quản lý nghiêm ngặt. Mọi công nhân trong trại cho đến khách vào thăm quan trại trước khi vào chuồng đều phải thay quần áo, đeo khẩu trang, ủng chuyên dụng và phải đi qua hệ thống sát trùng. - Nguồn nước thải rửa chuồng trại, xả gầm đều được xử lý qua hệ thống thoát nước ngầm. - Xung quanh trang trại còn trồng rau xanh, cây ăn quả, đào những hồ sinh học tạo môi trường thông thoáng. 6 2.1.1.5. Tình hình chăn nuôi tại cơ sở trong những năm qua * Công tác chăn nuôi Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuấttheo hướng lấy thịt.Số con sơ sinh là 12,25 con/đàn, số con cai sữa là 11,68 con/đàn, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển từcác chuồng úm sang các chuồng thịt. * Công tác vệ sinh thú y của trại Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trạiluôn được thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên tại trại. - Công tác vệ sinh: Chuồng trại được xây dựng thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, xung quanh các chuồng nuôi được trồng cây xanh nhằm tạo sự thoáng mát tự nhiên. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn, phun thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư, khách tham quan trước khi vào khu chăn nuôi đều phải sát trùng tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo bảo hộ lao động. - Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực và đến lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh 7 truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn luôn đạt 100%. *Lịch tiêm phòng cho lợn tại trại cụ thể theo giai đoạn sau: Thời điểm phòng bệnh Bệnh đƣợc phòng Mang thai tuần thứ 10 Dịch tả Mang thai tuần thứ 11 Mang thai tuần thứ 12 Trước đẻ 1 tuần Lở mồm long móng Aftopor Khô thai Suvaxyn Parvo Kí sinh trùng Ivermectin 3 ngày tuổi Cầu trùng Baycox 5% 1ml/con Uống 7 ngày tuổi Suyễn Respisure 1 one 2 ml/con Tiêm bắp 14 - 21 ngày tuổi Hội chứng còi cọc Circo Pigvac 1 ml/con Tiêm bắp 28 – 30 ngày tuổi Dịch tả lần 1 Vacxin Dịch tả lợn nhược độc đông khô 1 ml/con Tiêm bắp 35 ngày tuổi Lở mồm long móng Aftopor 2 ml/con Tiêm bắp Dịch tả lần 2 Vacxin Dịch tả lợn nhược độc đông khô 1 ml/con Tiêm bắp 40 – 45 ngày tuổi Loại vacxin Liều dùng Đƣờng tiêm Vacxin Dịch tả lợn nhược độc đông khô 1 ml/con Tiêm bắp 2 ml/con 2 ml/con Tiêm bắp Tiêm bắp 1ml/30kgTT Tiêm dưới da - Công tác trị bệnh: cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trại luôn được kỹ thuật 8 viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ngay ở giai đoạn đầu, vì vậy hiệu quả điều trị thường cao, không gây thiệt hại nhiều cho trang trại. 2.1.2. Đánh giá chung 2.1.2.1. Thuận lợi - Trại được xây dựng ở vị trí cách xa khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường và tiếng ồn, thuận tiện đường giao thông. - Công nhân có tay nghề, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc. - Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay. 2.1.2.2. Khó khăn - Thời gian vừa rồi tình hình giá lợn trên thị trường chưa cao làm cho việc chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn. - Tình hình dịch bệnh hiện nay diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh cao . 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề thực hiện 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 2.2.1.1. Sự thành thục về tính và thể vóc * Sự thành thu ̣c về tin ́ h Gia súc phát triể n đế n mô ̣t giai đoa ̣n nhấ t đinh ̣ thì sẽ có biể u hiê ̣n về tiń h dục. Tuổ i thành thu ̣c về tin ́ h là tuổ i mà con vâ ̣t bắ t đầ u có phản xạ tính dục và có khả năng sinh sản theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2005) [22]. Khi gia súc đã thành thu ̣c về tin ́ h, bô ̣ máy sinh du ̣c đã phát triể n hoàn thiê ̣n, dưới tác du ̣ng của thần kinh nội tiết tố con vật bắt đầu xuấ t hiê ̣n các phản xa ̣ về sinh du ̣c . Con cái có hiê ̣n tươ ̣ng đô ̣ng du ̣c, con đực có phản xa ̣ giao phố i. Khi đó ở con cái các noañ bào chiń và ru ̣ng trứng (lầ n đầ u ), con đực có phản xạ sinh tinh . Đối với các giống gia súc khác n hau thì thời gian thành 9 thục về tính khác nhau , ở lợn nội thường từ 4-5 tháng tuổi (120-150 ngày), ở lơ ̣n ngoa ̣i (180-210 ngày) (Võ Trọng Hốt và cs (2000) [9]). Tuy nhiên thành thu ̣c về tính sớm hay muô ̣n phu ̣ thuô ̣c vào giố ng , chế đô ̣ dinh dưỡng, khí hậu, chuồ ng tra ̣i, trạng thái sinh lý của từng cá thể. + Giố ng Các giống lợn khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau. Ở lợn lai tuổ i đô ̣ng du ̣c đầ u tiên muô ̣n hơn so với lơ ̣n nô ̣i thuầ n . Lơ ̣n lai F1 bắ t đầ u đô ̣ng du ̣c lúc 6 tháng tuổi, khi khố i lươ ̣ng cơ thể đa ̣t 50-55kg. Lơ ̣n ngoa ̣i đô ̣ng dục lần đầu muộn hơn so với lợn lai vào lúc 6-7 tháng tuổi, khi lơ ̣n có khố i lươ ̣ng 65-68kg. Còn đối với lợn nội tuổi thành thụ c về tính từ 4-5 tháng tuổi. Cụ thể lợn Landrace nhập vào nuôi ở Việt Nam có tuổi động dục lần đầu là 208-209 ngày. Tùy theo giống, điề u kiê ̣n chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý mà lơ ̣n có tuổ i đô ̣ng du ̣c lầ n đầ u khác nhau. Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158 ngày tuổi), các giống lợn ngoại Yorkshire, Landrace muộn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi. + Điề u kiê ̣n chăm sóc nuôi dưỡng Chế đô ̣ dinh dưỡng ảnh hưởng rấ t lớn đế n tuổ i thành thu c̣ về tiń h của lơ ̣n nái. Thường những lơ ̣n đươ ̣c chăm sóc và nuôi dưỡng tố t thì tuổ i thành thu ̣c về tin ́ h sớm hơn những lơ ̣n đươ ̣c nuôi trong điề u kiê ̣n dinh dưỡng kém. Dinh dưỡng thiế u làm châ ̣m sự thành thu ̣c về tiń h là do sự tác động xấu lên tuyế n yên và sự tiế t kić h tố , nế u thừa dinh dưỡ ng cũng ảnh hưởng đến sự thành thục là do sự tích lũy xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của trứng , mă ̣t khác do béo qúa ảnh hưởng đến hooc môn oestrogen và progesteron trong máu làm cho hàm lươ ̣ng của chúng trong cơ thể không đa ̣t mức cầ n thiế t để thúc đẩ y sự thành thu ̣c. + Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: 10 Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến tuổi đô ̣ng du ̣c. Mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu – đông, điề u đó có thể do ảnh hưởng của nhiê ̣t đô ̣ trong chuồ ng nuôi gắ n liề n với mức tăng tro ̣ng thấ p trong các thá ng nóng bức. Những con đươ ̣c chăn thả tự do thì xuấ t hiê ̣n sớm hơn những con nuôi nhố t trong chuồ ng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu ). Mùa đông, thời gian chiế u sáng trong ngày thấ p hơn so với các mùa khác trong năm , bóng tố i cũng làm châ ̣m tuổ i thành thu ̣c về tính so với những biế n đô ̣ng ánh sáng tự nhiên hoă ̣c ánh sáng nhân ta ̣o 112 giờ mỗi ngày (Dwane và cô ̣ng sự, (2000) [7]) + Mâ ̣t đô ̣ nuôi nhố t: Mâ ̣t đô ̣ nuôi nhố t đông trên 1 đơn vi ̣diê ̣n tích trong suố t thời gian phát triể n sẽ làm châ ̣m tuổ i đô ̣ng du ̣c . Nhưng cầ n tránh nuôi cái hâ ̣u bi ̣tách biê ̣t đàn trong thời kỳ phát triể n . Kế t quả nghiên cứu cho thấ y viê ̣c nuôi nhố t lơ ̣ n cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính so với l ợn cái đươ ̣c nuôi nhố t theo nhóm . Bên ca ̣nh những yế u tố trên thì đực giố ng cũng là một trong những yế u tố ảnh hưở ng đế n tuổ i đô ̣ng du ̣c của lơ ̣n cái hâ ̣u bi .̣ Nế u cái hậu bị thường xuyên tiếp xúc với đực giống sẽ nhanh động dục hơn cái dự bị không tiếp xúc với lợn đực giống . Lợn cái hậu bị ngoài 90kg thể tro ̣ng ở 165 ngày tuổi cho tiếp xúc 2 lầ n trên ngày với lơ ̣n đự c, mỗi lầ n cho tiế p xúc 15-20 phút thì tới 83% lơn cái hâ ̣u bi ̣đô ̣ng du ̣c lầ n đầ u. *Sự thành thu ̣c về thể vóc Sự thành thu ̣c về thể vóc thường diễn ra châ ̣m hơn sự thành thu ̣c về tin ́ h . Sau mô ̣t thời kỳ sinh trưởng và phát t riể n, đến một thời điểm nhất định con vâ ̣t đa ̣t tới đô ̣ trưởng thành về thể vóc. Tuổ i thành thu ̣c về thể vóc là tuổ i có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh , xương đã đươ ̣c cố t hóa hoàn toàn , tầ m vóc ổ n đinh ̣ . Tuổ i thành thu ̣c về thể vóc thường châ ̣m hơn so với tuổ i thành thu ̣c về tiń h . Thành thục về tính được đánh dấu bằng 11 hiê ̣n tươ ̣ng đô ̣ng du ̣c lầ n đầ u tiên .Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục , trong giai đoa ̣n lơ ̣n thành thục về tính mà ta cho giao phố i ngay sẽ không tố t . Vì lợn mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt , nên chấ t lươ ̣ng đời con kém . Đồng thời cơ quan sinh du ̣c, đă ̣c biê ̣t là xương châ ̣u vẫn còn he ̣p dễ gây hiê ̣n tươ ̣ng khó đẻ . Điề u này ảnh hưởng đế n năng suấ t sinh sản của lơ ̣n nái sau này. Do đó không nên cho phố i giố ng quá sớm . Đối với lợn cái nội khi được 7-8 tháng khối lượng đạt 40-50kg nên cho phố i , đố i với lơ ̣n ngoa ̣i khi đươ ̣c 8-9 tháng tuổi, khố i lươ ̣ng đa ̣t 100-110 kg mới nên cho phố i. 2.2.1.2. Những hiểu biết về sinh lý đẻ Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [6] gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác động của cơ chế thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn để đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài. Đẻ là quá trình đưa thai đã phát triển thành thục theo đường sinh dục của mẹ ra ngoài. Nếu không đủ hai điều kiện trên tức là đẻ không bình thường. Trước khi đẻ, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi quan trọng có liên quan tới việc đẩy thai ra ngoài như: dây chằng xương chậu giãn, gia tăng chiều dài từ 25 - 30% so với bình thường (người ta gọi là hiện tượng sụt lưng), nút cổ tử cung loãng. Trước khi đẻ từ 12 - 48 giờ thân nhiệt hơi hạ xuống. Cổ tử cung mở, sữa bắt đầu tiết. Đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa của cơ chế thần kinh thể dịch.Khi thai đã thành thục thì quan hệ sinh lý giữa mẹ và nhau thai không còn cần thiết nữa, lúc này thai đã trở thành như một ngoại vật trong tử cung nên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ. Khi lợn đẻ toàn thân co bóp, thường gọi là cơn đau, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai ra ngoài. Khi thai ra rốn thai tự đứt, lợn là một loài đa thai nên đẻ từng con một, cách khoảng 10-15 12 hoặc 20 phút đẻ 1 con. Thời gian đẻ của lợn trung bình kéo dài từ 1-6 giờ, nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì cần xem xét để có biện pháp tác động ngay. 2.2.2. Những hiểu biết về đăc̣ điểm sinh lý tiết sữa của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng * Sinh lý tiết sữa của lợn nái Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2005) [22] sữa là sản phẩm tiết ra từ tuyến vú, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, hấp thu, rất cần thiết cho gia súc non đang bú sữa và là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với con người. Đối với heo bầu vú không có bể sữa. Sữa được sản xuất ra từ các tuyến bào và được tích lũy trong các xoang tuyến bào. Việc tiết sữa của chúng được thực hiện theo cơ chế thần kinh, thể dịch và theo ba pha. Sự tiết sữa của lợn nái trong quá trình nuôi con là một quá trình sinh lý phức tạp. Khi heo con mút bú, đầu tiên heo con ngậm và thúc vào vú mẹ, luồng xung động hưng phấn thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm truyền về vỏ não, rồi tới vùng dưới đồi, tiết các yếu tố giải phóng, các yếu tố giải phóng tác động lên thùy sau tuyến yên, kích thích tiết kích tố oxytoxin, oxytoxin đi tới tuyến vú và làm co bóp tế bào biểu mô, cơ tuyến bào và cơ tuyến vú. Nhờ vậy sữa được thải ra từ các xoang tuyến bào, qua ống dẫn sữa nhỏ, rồi ống dẫn sữa lớn và chảy ra ngoài theo ống tiết sữa, từ đó heo con mới bú được. Do vậy, khi heo con bú sữa, chúng được thực hiện theo ba pha như sau: Pha ngậm và thúc vú (80-100s), pha nằm im (20s) và pha mút vú (20s). Do tác động của oxytoxin trong máu khác nhau cho nên các vú khác nhau và cho sản lượng sữa khác nhau. Sản lượng sữa và chất lượng sữa ở các vị trí khác nhau của bầu vú cũng không giống nhau: các vú trước ngực sản lượng sữa cao, phẩm chất tốt, các vú phía sau nhìn chung kém (Nguyễn Khánh Quắc và cs, 1995) [19]. Theo Trương Lăng (2000) [10] vú nằm ở trước ngực sản lượng sữa tiết nhiều hơn, trong thời 13 kỳ tiết sữa lợn con bú ở vú sau được 32 - 39 kg thì vú trước cho 36 - 45 kg sữa vì oxytoxin theo máu đến vú trước sớm hơn. Vì vậy để đảm bảo tính đồng đều của toàn ổ lợn ta nên cố định những con nhỏ hơn bú vú trước, nhất thiết phải cho lợn con bú sữa đầu chậm nhất là 2 giờ sau đẻ để lợn con có đủ kháng thể trong năm đầu sau khi sinh vì trong sữa đầu của lợn mẹ có chứa globulin giúp cho cơ thể lợn con có sức đề kháng với ngoại cảnh. Theo Phan Đình Thắm (1996) [21] thì nhất thiết phải cho lợn con bú sữa đầu vì trong sữa đầu có hàm lượng globulin cao hơn sữa thường và đây là chất chủ yếu giúp lợn con có sức đề kháng. Lượng sữa của lợn nái tiết sữa tăng cao dần từ lúc mới đẻ, cao nhất lúc 21 ngày sau khi đẻ, sau đó giảm dần. Do đó ở tuần thứ tư có sự khủng hoảng vì thiếu sữa mẹ khi đàn heo con đangsức tăng trưởng cao. Để tránh hiện tượng đàn con tăng trưởng chậm lại, tập cho heo con ăn sớm là một biện pháp kỹ thuật cần thiết. * Sữa lợn mẹ Sữa lợn mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ nuôi sống của lợn con. Để heo con phát triển tốt thì cần rất nhiều sữa, lượng sữa mẹ sau khi sinh đến khoảng 3 tuần sẽ đạt mức cao nhất, sau đó sẽ từ từ giảm dần. Việc cai sữa cho lợn con có thể thực hiện được ngay từ khi đẻ ra, tuy nhiên sữa lợn mẹ luôn được coi là nguồn thức ăn lý tưởng cho lợn con. Nguyên liệu để tạo nên sữa đều được lấy từ máu, phải có một máu rất lớn chảy qua bầu vú mới đảm bảo cho nhu cầu tạo sữa: khoảng 540 lít máu chảy qua bầu vú mới tạo được thành 1 lít sữa lợn mẹ. Sữa lợn mẹ tiết ra trong vòng 2-3 ngày đầu sau khi đẻ gọi là sữa đầu. Theo Trịnh Văn Thịnh (1978) [23] cho rằng thức ăn đầu tiên của lợn con là sữa đầu. Sữa đầu có đặc điểm là màu vàng đặc và hơi mặn, khi đun dễ ngưng kết. Thành phần dinh dưỡng của sữa đầu khác hẳn so với sữa thường, trong sữa đầu các thành phần như protein, vitamin… đều cao hơn so với sữa thường. Trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất