Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt cobb ...

Tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt cobb 500 nuôi tại công ty emivest chi nhánh phúc thọ hà nội

.PDF
58
24
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ YẾN Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DUỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ THỊT COBB 500 NUÔI TẠI CÔNG TY EMIVEST CHI NHÁNH PHÚC THỌ, HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017 THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ YẾN Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DUỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ THỊT COBB 500 NUÔI TẠI CÔNG TY EMIVEST CHI NHÁNH PHÚC THỌ, HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: 45 TY N02 Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Đặng Xuân Bình THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CẢM ƠN Bản khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp. Có được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc tới: Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Chăn nuôi Thú y, Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam cùng các thầy cô giáo của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em hoàn thành học tập đúng thời gian quy định. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của “Công ty Emivest” và thầy PGS. TS. Đặng Xuân Bình. Sự động viên và tạo điều kiện tốt nhất của Công ty và thầy đã giúp em hoàn thành bản khóa luận được tốt. Một lần nữa em kính chúc các thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Thái nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Yến ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 - gà trống .... 7 Bảng 2.2: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 - gà mái ........ 7 Bảng 2.3: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn trung bình của gà thịt Cobb 500 ...... 8 Bảng 2.4: Nhiệt độ gà con theo môi trường .................................................... 14 Bảng 2.5: Chế độ nhiệt chuồng gà thịt Broiler ............................................... 14 Bảng 2.6: Số lượng quạt tối đa sử dụng .......................................................... 17 Bảng 2.7: Mật độ chuồng nuôi ........................................................................ 20 Bảng 4.1: Nhu cầu nước uống mỗi ngày của gà ............................................. 32 Bảng 4.2: Cách thêm máng ăn vào khi gà lớn ................................................ 33 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng ......................... 35 Bảng 4.4: Chương trình vắc xin của công ty .................................................. 37 Bảng 4.5: Kết quả thực hiện công tác phòng vắc xin cho gà tại cơ sở ........... 38 Bảng 4.6: Lượng thức ăn tiêu thụ và khối lượng gà qua các giai đoạn .......... 39 Bảng 4.7: Tỷ lệ nuôi sống cuà gà Cobb 500 qua các tuần tuổi....................... 41 Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh....................................................................... 44 iii DANH MỤC, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Ý nghĩa Cs Cộng sự G Gam FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc. TP Thành phố iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................iii MỤC LỤC ......................................................................................................... 4 Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ............................................................... 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................. 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ................................................................... 4 2.1.1 Điều kiện tự nhiên…………………………………………………..4 2.1.2 Cơ sở vật chất trong trang trại thực tập……………………………5 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trang trại……………………………………….6 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong, ngoài nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề ...................................................... 7 2.2.1. Tổng quan tài liệu…………………………………………..............7 2.2.1.1Vài nét về gà Cobb 500 và phương thức nuôi nhốt chồng kín……7 2.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của gia cầm………………12 2.2.1.3 Một số bệnh thường gặp………………………………………...20 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................... 23 2.2.2.1 Tình hình trong nước……………………………………………23 2.2.2.2 Tình hình ngoài nước……………………………………………24 iv Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 27 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 27 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................ 27 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 27 3.4.1. Chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 27 3.4.2. Phương pháp theo dõi ..................................................................... 28 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 28 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27 4.1. Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc .......................................................... 29 4.1.1. Nuôi dưỡng và chăm sóc ................................................................ 29 4.1.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh .......................................................... 36 4.1.3. Kết quả theo dõi về khả năng sản xuất của gà................................ 39 4.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị ............................................................... 41 4.3. Tham gia các hoạt động khác................................................................ 45 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 46 5.1. Kết luận ................................................................................................. 46 5.2. Đề nghị .................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48 MỘT SỐ ẢNH MINH HỌA CHO KẾT QUẢ THỰC TẬP 1 Phần 1 MỞ ĐÂU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi trong đó có chăn nuôi gia cầm đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng cho người dân và thúc đẩy tiến trình giảm nghèo. Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đang phát triển cả về số lượng và chất lượng. Với 4 phương thức chủ yếu là: Chăn nuôi nhỏ nông hộ; chăn nuôi vịt thả đồng; chăn nuôi bán công nghiệp; chăn nuôi công nghiệp. Năm 2012 đã sản xuất ra 2.042 ngàn tấn thịt, 8.763,9 triệu quả trứng, trong đó có 5.549 triệu quả trứng gà và 3.294,9 triệu quả trứng vịt. Hầu hết các giống gia cầm cao sản của thế giới đều được nhập vào nuôi ở Việt Nam thông qua các công ty nước ngoài,công ty liên doanh (Japa, Dabaco, Pro Conco,…) và Trung tâm nghiên cứu gia cầm – Viện chăn nuôi. Trong đó có gà COBB 500, nguồn gốc ở Mỹ, hiện nay đang được nuôi phổ biến ở nước ta. Đây là giống gà có đặc điểm ít bệnh, dễ nuôi, tầm vóc lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Để khai thác tối đa khả năng sản xuất của vật nuôi, các phương thức chăn nuôi khép kín là sự lựa chọn của các trang trại có vốn đầu tư lớn và hệ thống mạng lưới chăn nuôi gia công do các công ty nước ngoài triển khai đang phát triển hầu khắp cả nước.Trong đó quy trình chăm sóc nuôi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng các sản phẩm của gia cầm. Những năm gần đây, nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngành chăn nuôi gà ở nước ta đang được phát triển mạnh về số 2 lượng và chất lượng. Phương thức chăn nuôi đã và đang được chuyển dịch theo hướng tích cực từ quy mô gia đình, nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, tập trung. Nhờ đó việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn và tạo ra giá trị sản phẩm kinh tế cao hơn, các sản phẩm từ gà như: trứng, thịt là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống của nhân dân, ngoài ra còn cung cấp một lượng phân cho ngành nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi gà đã mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho người dân, cũng như tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo. Đặc biệt người dân biết tiếp cận với khoa học và công nghệ, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ vào chăn nuôi, lựa chọn các giống gà có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư con giống tốt, chăn nuôi gà muốn phát triển, đạt năng suất và hiệu quả cao thì vấn đề quan trọng hàng đầu là công tác phòng bệnh cho gà phải tốt. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở miền Bắc mùa hè nóng ẩm, mùa đông có mưa phùn gió bấc. Những yếu tố thời tiết đó rất thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển. Khi gà bị bệnh sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải có những giải pháp như: Nâng cao nhận thức, kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, phòng tránh dịch bệnh từ chính phía người chăn nuôi, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ thú y cơ sở và nâng cao kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, phòng tránh dịch bệnh từ chính phía người chăn nuôi. Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của trại công ty EMIVET và giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Đặng Xuân Bình, em tiến hành thực hiện đề tài “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt Cobb 500 nuôi tại Công ty Emivest chi nhánh Phúc Thọ, Hà Nội”. 3 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài Hiểu rõ và thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt tại trại Trần Thị Ngân. Đánh giá quá trình sinh trưởng của gà qua các giai đoạn. Rèn luyện kĩ năng và thái độ nghề nghiệp để trở thành kỹ sư chăn nuôi giỏi. Có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến sự vận hành dây chuyền sản xuất trong phương thức chăn nuôi gia cầm hiện đại. 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học góp phần vào việc hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi gà thịt. Đề xuất một số biện pháp phòng và trị hiệu quả một số bệnh thường gặp ở gà. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để góp phần vào công tác chăn nuôi gà an toàn, áp dụng những ảnh hưởng tốt của mùa vụ đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ sống vào chăn nuôi gà thịt. Ứng dụng hiệu quả các biện pháp phòng và trị một số bênh hay gặp cho gà. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Trại gà của công ty Emivest Feedmill Việt Nam nằm trên địa bàn hành chính xã Xuân Phú, Huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km. + Về vị trí địa lý: Phía Tây Bắc giáp xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ; phía Tây Nam giáp xã Võng Xuyên và Long Xuyên; phía Đông Nam giáp xã Thượng Cốc; phía Đông Bắc giáp xã Vân Nam, Vân Phúc, huyện Phúc Thọ. + Điều kiện địa hình, Đất đai: Xuân Phú là xã có địa hình tương đối bằng phẳng. Đất đai ở đây chủ yếu được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho việc canh tác của nhân dân, mặt khác cơ cấu đất đa dạng nên rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau. Trang trại chăn nuôi nằm ở khu vực cánh đồng rộng lớn thuộc thôn Phú Châu có địa hình khá bằng phẳng. + Điều kiện khí hậu: Về điều kiện tự nhiên và các yếu tố khí hậu của xã Xuân Phú có thể khái quát như sau: Xã Xuân Phú là một xã thuộc châu thổ sông Hồng, nên khí hậu cũng giống như các huyện khác trong tỉnh nói riêng và trên toàn bộ châu thổ nói chung, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưởng của loại khí hậu này, nên thời tiết thay đổi theo từng vùng và rất bình thường. 5 Từ tháng 5 đến tháng 10: mùa nóng và ẩm. Mùa hè gió thổi từ nam đến Đông - Nam, mang theo nhiều hơi nước nên hay mưa và giông bão. Mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ trung bình mùa hè là 26oC. Từ tháng 11 đến tháng 4: mùa khô, lạnh, nhiệt độ trung bình trong mùa là 18oC. Nhiệt độ trung bình tháng 11 là 21oC, tháng 12 và tháng giêng là 17oC, độ ẩm khoảng 40-45%, tháng 2 và tháng 3 trời lắm sương mù và thường có mưa phùn. 2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại thực tập Trại gà của công ty THNN Emivest Feedmil Việt Nam được xây dựng trên diện tích 1ha gồm trang trại, nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bếp ăn và các công trình phụ phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại. Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống gồm 5 chuồng, mỗi chuồng có diện tích 900m2 Hệ thống nước trong trại chăn nuôi cho gà uống là nước giếng khoan được sử lý qua hệ thống bể lọc rồi bơm lên bể chứa theo hệ thống dẫn đến các chuồng khác nhau. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại Cơ cấu tổ chức của trại được tổ chức như sau: Chủ trại, kiêm kỹ thuật trại: 01 người. Công nhân: 7 người. Có 3 sinh viên thực tập. Bảo vệ chịu trách nhệm bảo vệ tài sản chung của trại: 01 người. Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm 5 chuồng. Mỗi chuồng thực hiện công việc hàng ngày một cách nghiêm túc, đúng quy định của trại. 6 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong, ngoài nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề 2.2.1. Tổng quan tài liệu 2.2.1.1. Vài nét về gà Cobb 500 và phương thức nuôi nhốt chuồng kín Vài nét về gà Cobb 500 - Nguồn gốc: Giống gà Cobb 500 bố, mẹ được Công ty Emivest nhập từ Mỹ. Công ty nuôi gà Cobb 500 bố, mẹ để sản xuất ra gà con. Gà con được đưa về các trại nuôi gia công cho công ty và một số bán ra thị trường (Cobb-vantress.com (2015) [24]. - Đặc điểm: Gà giống Cobb 500 là gà thịt cao sản có nguồn gốc từ Mỹ, lông trắng, thân hình bầu đẹp. Gà tăng trọng nhanh, FCR thấp, sức đề kháng và sự thích nghi tốt. Gà dễ nuôi, mau lớn. Giống gà Cobb 500 là giống gà hướng thịt, có đặc điểm chung là tầm vóc lớn, tốc độ trưởng nhanh, cơ thể có dạng hình khối vuông, bộ lông phát triển không ép sát vào thân, đầu to, cổ to ngắn, mỏ to chắc, ngực sâu rộng, lưng dài, rộng, phẳng, đùi lườn phát triển, xương thô, thành thục muộn, bản năng ấp bóng cao nên sản lượng trứng thấp (150-170 trứng/năm), khối lượng trứng lớn (58-60g/quả), thường có bản năng ấp trứng cao. Tỷ lệ thụ tinh và ấp nở thấp. Tính tình hiền lành, chậm chạp (Anonymous, 2015) [22]. Gà hướng thịt thường có hình dạng cân đối, ngực nở, chân chắc, tiết diện hình vuông hay hình chữ nhật. Là những giống gà có tầm vóc lớn, trước đây đã nổi tiếng về khả năng cho thịt cao. Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 được thể hiện trong các bảng sau: 7 Bảng 2.1: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 - gà trống Trọng lượng Hệ số chuyển bình quân (gam) hóa thức ăn 7 170 0,836 2 14 449 1,047 3 21 885 1,243 4 28 1478 1,417 5 35 2155 1,569 6 42 2839 1,700 Tuần tuổi Ngày tuổi 1 (Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500) [18] Bảng 2.2: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 - gà mái Trong lượng Hệ số chuyển bình quân (gam) hóa thức ăn 7 158 0,876 2 14 411 1,071 3 21 801 1,280 4 28 1316 1,475 5 35 1879 1,653 6 42 2412 1,820 7 49 3486 1,847 Tuần tuổi Ngày tuổi 1 (Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500) [18] 8 Bảng 2.3: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn trung bình của gà thịt Cobb 500 Trong lượng Hệ số chuyển bình quân (gam) hóa thức ăn Tuần tuổi Ngày tuổi 1 7o 164 0,866 2 14 430 1,059 3 21 843 1,261 4 28 1397 1,446 5 35 2017 1,611 6 42 2626 1,760 7 49 3177 1,902 (Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500) [18] Có khoảng trên 40 hợp chất là các chất dinh dưỡng cần thiết có trong thức ăn của gia cầm để giúp chúng duy trì sự sống, sinh trưởng và sinh sản. Những chất dinh dưỡng này được phân chia thành 6 loại chủ yếu theo bản chất hóa học và chức năng của từng loại. Các chất dinh dưỡng đó là protein, carbohydrate, chất béo, khoáng, vitamin và nước (Bùi Xuân Mến, 2007) [15]. - Vai trò của protein Protein tham gia cấu tạo nên các tế bào sống. Nó là thành phần quan trọng của sự sống, vì nó chiếm khoảng 1/5 khối lượng cơ thể gia cầm và 1/7 - 1/8 khối lượng trứng. Protein tham gia cấu tạo nên các men sinh học, các hormone, mà những chất này vừa là chất xúc tác vừa là điều hòa quá trình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng của thức ăn, thành vật chất xây dựng cơ thể. Giá trị sinh học (khả năng tiêu hóa và sử dụng) của protein trong thức ăn từ thực vật thấp hơn so với protein động vật, vì không những nó chứa hàm 9 lượng ít, mà còn không cân bằng những acid amin thiết yếu trong đó. Do đó trong thức ăn hỗn hợp (TAHH) cần bổ sung thức ăn protein động vật, hoặc hỗn hợp nhiều loại hạt đậu khô dầu của chúng (Bùi Thanh Hà, 2005[3]). - Vai trò của năng lượng Các carbohydrate có lợi cho gia cầm là các đường hexose như sucrose, maltose và tinh bột. Lactose có thể không được sử dụng bởi gia cầm vì dịch tiêu hóa tiết ra ở gia cầm không chứa enzyme lactase để tiêu hóa lactose. Những thức ăn năng lượng tốt nhất cho gia cầm là thức ăn chứa các carbohydrate dễ tiêu hóa. Chức năng chủ yếu của carbohydrate trong thức ăn là cung cấp năng lượng cho vật nuôi. - Vai trò của chất khoáng Lượng khoáng cần cho cơ thể gà con không đồng đều nhau theo từng loại. Những khoáng cần thiết cho sự phát triển cơ thể của gà con như sau: Ca, P, Mn, Cl, K, Na, I, Fe, Cu, Co, Zn, các chất này không có sẵn trong thức ăn mà chúng ta phải bổ sung nó dưới dạng muối hay hợp chất để có thể hấp thu được (Lã Thị Thu Minh, 2000) [14]). - Vai trò của vitamin Vitamin được định nghĩa là một nhóm chất hữu cơ, động vật yêu cầu với số lượng rất ít khi so sánh với những dưỡng chất khác, nhưng cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì của vật nuôi (Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung và cộng tác viên, 1999) [13]. Vitamin là một nhóm thức ăn không thể thiếu được trong khẩu phần của gà con. Đối với gà nuôi nhốt việc bổ sung thêm vitamin là một điều tối cần thiết. Những vitamin cần thiết cho cơ thể gà con như vitamin nhóm B và vitamin A, D, E, K (Lã Thị Thu Minh, 2000) [14]). 10 Thiếu vitamin E sẽ làm cho gà yếu chân, không thể đứng hoặc không đi lại được, đôi khi nhận thấy có hiện tượng bị bệnh thần kinh (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2006) [5]. Gà thiếu vitamin K sẽ chậm tăng trưởng, co giật tetany có thể chết (Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung và cộng tác viên, 1999) [13]. - Vai trò của nước Nước uống sạch là cần thiết cho sức khỏe của đàn gà. Mỗi gà tiêu thụ nước gấp 2 - 3 lần tiêu thụ thức ăn trong ngày. Khi nhiệt độ môi trường tăng sự tiêu thụ nước uống của gà tăng, trong những ngày nóng cần cung cấp gấp 5 lần lượng thức ăn. Vì vậy phải chú ý cung cấp nước thỏa mãn cho gà (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999) [7]). Một số giống gà công nghiệp khác - Gà Cornish: Là giống gà chuyên thịt, có màu lông trắng và thân mình lớn. Gà trưởng thành con trống nặng 4 - 5 kg, mái nặng 3,5 - 3,8 kg. Gà có ngực rộng và sâu, đùi to nhiều thịt và thịt thơm ngon. Gà sinh trưởng nhanh, có thể đạt 2,2 - 2,5 kg lúc 7 tuần tuổi. Gà giống cho năng suất trứng 150 - 160 trứng/năm, độ lớn trứng từ 60 - 65 g và trứng có màu nâu. Gà Cornish thường được chọn lọc và sử dụng làm dòng trống trong công tác giống để tạo ra nhiều tổ hợp lai sản xuất gà thịt broiler. - Gà Arbor Acres (AA): Là giống gà thịt cao sản có nguồn gốc từ Mỹ. Gà cho năng suất thịt cao, lúc 42 ngày tuổi gà trống đạt thể trọng trên 2 kg, 50 ngày tuổi đạt 3,2 kg và mái đạt 2,6 kg. Tiêu tốn khoảng 2 kg thức ăn để cho 1 kg tăng trọng. Tuy nhiên, yêu cầu chế độ nuôi dưỡng cao và đòi hỏi chế độ chăm sóc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (CSA (2014)) [25]. - Gà Hybro (HV85): Là gà thịt cao sản của Hà Lan. Gà có màu lông trắng, tỷ lệ nuôi sống đạt trên 94%. Gà tăng trọng nhanh 51 ngày tuổi đạt bình quân 2,3 kg, tiêu tốn 2,14 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Gà Hybro gồm các 11 dòng trống (V1, A) có sức tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp và dòng mái (V3, V5) cho năng suất trứng cao, để tạo các dòng lai thương phẩm AV35, AV53, AV1V35, AV1V53. - Gà Ross 208: Là giống gà thịt cao sản nhập từ Hungari. Gà có tỷ lệ sống cao 96%. Lúc 7 tuần tuổi đạt 2,3 kg, với tiêu tốn thức ăn 1,97 kg/kg tăng trọng; lúc 9 tuần tuổi đạt 3,19 kg tiêu tốn thức ăn 2,3 kg/kg tăng trọng. Giống này nuôi ở Việt Nam trong các hộ gia đình cho kết quả tốt. Phương thức nuôi nhốt chuồng kín - Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi Trong chăn nuôi hiện nay, vật nuôi bị giam giữ hoàn toàn nên kỹ thuật chuồng trại đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất vật nuôi. Chính chuồng nuôi quyết định điều kiện vi khí hậu và vệ sinh môi trường chung quanh vật nuôi. Một chuồng nuôi thỏa mãn tiêu chuẩn sẽ cho phép vật nuôi phát triển và cho năng suất tối đa. Bên cạnh việc thỏa mãn các điều kiện sống của vật nuôi, chuồng nuôi còn phải thỏa mãn các điều kiện làm việc và quyết định năng suất lao động của con người. Một vai trò vô cùng quan trọng của chuồng nuôi là cho khấu hao xây dựng trên một đơn vị sản phẩm thấp. Như vậy chuồng nuôi phải có thời gian sử dụng dài và chi phí xây dựng thấp. Một vấn đề nữa là việc ô nhiễm môi trường trong chuồng nuôi và môi trường bên ngoài chuồng nuôi. Ô nhiễm trong chuồng nuôi sẽ ảnh hưởng đến vật nuôi và người chăn nuôi. Song song đó, việc gây ô nhiễm bên ngoài khu vực chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư chung quanh. Do vậy, chuồng nuôi phải đảm nhiệm vai trò hạn chế sự ô nhiễm ngay chính trong chuồng nuôi và không gây ô nhiễm cho môi trường chung quanh (Võ Văn Sơn, 2002) [16]. 12 - Yêu cầu chính của một chuồng nuôi Do chuồng nuôi đóng nhiều vai trò quan trọng nên việc thiết kế và xây dựng chuồng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Tạo được điều kiện vi khí hậu tốt cho vật nuôi và con người. Thuận tiện cho việc lao động và quản lý của người chăn nuôi. Khấu hao xây dựng thấp. Thuận lợi giao thông. Không gây ô nhiễm môi trường. Thuận tiện cho việc mở rộng hoặc kết hợp với các mô hình sản xuất nông nghiệp khác. Có cảnh quan vệ sinh và đẹp (Võ Văn Sơn, 2002) [16]. - Chọn vị trí xây dựng chuồng trại Chọn địa điểm xây dựng chuồng trại trước hết phải chú ý đến lượng gió và lượng ánh sáng chiếu đến địa điểm đó. Nơi đó phải cao ráo, sạch sẽ, không đọng nước, không có cây cối rậm rạp quá dễ sinh ra chuột, rắn (Lã Thị Thu Minh, 2000) [14]. - Hướng chuồng Hướng Bắc là hướng gió lạnh, hướng Tây là hướng của những tia nắng xiên gay gắt. Trong khi đó chúng ta lại thường hay chống gió mùa Đông Bắc vào những 5 ngày cuối thu nên chỉ còn lại hướng Nam là hướng tốt nhất. Tuy nói vậy không có nghĩa là nơi nào ta cũng làm chuồng hướng Nam mà còn phải tùy theo địa điểm, đất đai cụ thể để có thể làm chuồng theo hướng Đông Nam hoặc Tây Nam (Lã Thị Thu Minh, 2000) [14]. Khí hậu nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, do đó chuồng trại nên xoay mặt về hướng Đông Nam hoặc Nam để chuồng trại được sáng sủa, giữ được nhiệt độ thích hợp. Như vậy, chuồng nuôi sẽ được mát mẻ về mùa hè do có gió Đông Nam và Nam thổi thẳng góc vào mặt chuồng và ấm áp về mùa 13 đông do gió mùa Đông Bắc thổi thẳng góc vào đầu hồi chuồng (Đỗ Ngọc Hồ và Nguyễn Minh Tâm, 2005) [4]. 2.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của gia cầm Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn và phát triển của vật nuôi. Trong điều kiện hoang dã, động vật thích nghi với môi trường xung quanh để tồn tại, những cá thể không thích nghi, không chịu đựng được sẽ không tồn tại. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt, người ta phải hạn chế mức thấp nhất các thiệt hại do môi trường gây ra để tăng hiệu quả kinh tế của việc nuôi, do vậy việc tạo ra một môi trường phù hợp cho vật nuôi là điều cần thiết. Các yếu tố môi trường chủ yếu có ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi gồm: Nhiệt đô, ẩm độ, ánh sáng, tốc độ gió, thông thoáng (thành phần không khí), mật độ (Võ Văn Sơn, 2002) [16]. - Nhiệt độ Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thể sinh vật. Gà không có tuyến mồ hôi và lớp lông rất dày cản trở sự thoát nhiệt bằng bức xạ và bốc hơi trên da. Vì vậy thoát nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Gà con mới nở hoàn toàn không có khả năng điều nhiệt, nên thân nhiệt của chúng tùy thuộc nhiệt độ môi trường. Yêu cầu nhiệt độ môi trường của gà công nghiệp khác nhau tùy theo lứa tuổi. Nói chung, gà con cần nhiệt độ cao hơn gà lớn, gà thịt cần nhiệt độ cao hơn gà chuyên trứng (Dương Thanh Liêm và Võ Bá Thọ, 1980) [6]. Nhiệt độ cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng thông qua mức độ tiêu thụ thức ăn. Khi được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 20°C nhu cầu về năng lượng là thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, mức tiêu thụ thức ăn này sử dụng cho việc sưởi ấm cơ thể, do vậy tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn nhiều cho quá trình hô hấp, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan