Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách việc làm khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn quận 2, thàn...

Tài liệu Thực hiện chính sách việc làm khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn quận 2, thành phố hồ chí minh (tt)

.PDF
24
179
122

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM ĐINH TRUNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội - 2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Khánh Vinh Phản biện 1: PGS. TS Văn Tất Thu Phản biện 2: TS. Phan Anh Tuấn Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 10 giờ, ngày 11 tháng 5 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước đang phát triển, có tiềm năng lao động rất lớn với trên 42 triệu lao động trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 70% (trên 30 triệu lao động nông nghiệp). Khả năng tạo việc làm cho lao động nói chung và đặc biệt là lao động nông thôn rất khó khăn, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp có xu hướng gia tăng, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tới sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh của quốc gia, nguyên nhân của vấn đề này là: Nền kinh tế của đất nước phát triển chậm, khả năng thu hút lao động và tạo việc làm mới hạn chế; trình độ của độ ngũ người lao động thấp, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, thông tin về thị trường, thông tin về khoa học công nghệ rất yếu, nghèo, thiếu vốn, thiếu công nghệ... Để phát triển nền kinh tế đòi hỏi đất nước phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ cơ cấu kinh tế thuần nông, độc canh hay nói cách khác là một đất nước nông nghiệp, sản xuất nhỏ lạc hậu phải chuyển sang nền văn minh mới: nền văn minh công nghiệp, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một đất nước công nghiệp hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực. Đi liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều thành phố, khu công nghiệp, thị trấn mới được mọc lên. Hay có thể nói, đô thị hóa là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước nhà. Đô thị hóa đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước, song bản thân nó lại gây ra không ít những mâu thuẫn mới đòi hỏi phải được giải quyết: quá trình đô thị 1 hóa gia tăng sẽ đẩy một bộ phận nông dân ra khỏi vùng đất mà họ vẫn thường sinh sống (quá trình bần cùng hóa những người lao động) làm cho đất canh tác bình quân đầu người đã thấp (0,17ha/người lao động) nay còn thấp hơn. Thu hồi đất phục vụ mục đích Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã mang đến những thay đổi lớn ở các vùng nông thôn Việt Nam. Báo cáo từ những đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước cho thấy sau khi thu hồi đất, ngân sách của địa phương tăng lên, cơ sở hạ tầng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của địa phương tăng lên hàng năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể. Tuy nhiên thu hồi đất làm giảm đi nhanh chóng diện tích đất sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất. Trong 10 năm từ năm 2001 đến 2010, trung bình mỗi năm khu vực nông thôn nước ta phải nhường 50.000 ha đất nông nghiệp. Theo tính toán của các nhà phân tích, mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ làm cho khoảng 10 người lao động mất việc làm; và với nửa triệu ha đất bị thu hồi từ năm 2001-2010, số lao động mất việc làm lên đến hàng triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa lớn, đồng thời là trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước; vì vậy, đô thị hóa ở Thành phố là một kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, quá trình đô thị hóa vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh đang diễn ra rất sôi động. Quận 2 là một trong những quận vùng ven của Thành phố, đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Điều này được biểu hiện qua sự gia tăng dân số, tăng tỉ lệ dân đô thị và thay đổi lớn số lượng dân cư. Bên cạnh đó, Quận 2 có nhiều công trình, dự án đang được triển khai thực hiện, trong đó nổi bật là dự án Đô Thị mới Thủ Thiêm, dự án khu Đô thị An Phú - An Khánh và nhiều 2 dự án lớn khác. Quận 2 là một quận ngoại thành được tách ra từ Huyện Thủ Đức cũ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhưng cùng với sự phát triển của thành phố, cùng với quá trình đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp của quận cũng đang phải nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu đô thị và nhà máy mới mọc lên. Quận 2 có vị trí và điều kiện thuận lợi để hình thành một đô thị mới của cả nước. Là đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt nội đô, đường thủy nối liền Thành phố với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu; có tiềm năng về quỹ đất xây dựng;…làm cho tốc độ đô thị hóa ở Quận 2 ngày càng nhanh hơn. Mặt khác, việc nhà nước thu hồi đất đã ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân như: không ít người dân mất đất canh tác gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp. Giờ mất đất, mất tư liệu sản xuất, người dân không có việc làm, thu nhập bấp bênh. Do số tiền đền bù và hỗ trợ thấp, hơn nữa có một bộ phận người dân không sử dụng số tiền đền bù một cách hiệu quả, nên sau khi tiêu hết không còn nguồn thu nhập, đời sống không ổn định, thậm chí rơi vào cảnh nghèo túng. Có một bộ phận do không có việc làm đã sa đà vào con đuờng kiếm tiền phi pháp hoặc mắc các tệ nạn xã hội. Với một quận mới thành lập, còn khó khăn về kinh tế như Quận 2, việc tạo việc làm cho nguời dân khi nhà nước thu hồi đất là một bài toán không dễ giải. Do đó, sau thời gian tìm hiểu về thực trạng việc làm của nguời dân sau khi bị thu hồi đất ở quận 2, tác giả chọn đề tài luận văn: “Thực hiện chính sách việc làm khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Tình hình nghiên cứu 3 - Trong quá trình đô thị hoá, nhiều vấn đề bức xúc về mặt xã hội đang diễn ra khắp cả nước đã được các cơ quan truyền thông đại chúng phản ánh hằng ngày, đời sống một bộ phận nhân dân sau khi di dời, tái định cư gặp nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề việc làm, thu nhập, điều kiện nhà ở khiến họ chưa thể hòa nhập với nơi ở mới, việc đền bù chưa hợp lý, chưa giải quyết dứt điểm khi giải phóng mặt bằng làm cho một số hộ dân bức xúc dẫn đến khiếu nại kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn… Song, sự phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng mới chỉ thể hiện ở từng hiện tượng riêng lẻ, chưa mang tính hệ thống và chưa đủ tầm khái quát để làm cơ sở khoa học cho các chủ trương, chính sách giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình đô thị hoá. - Việc thu hồi đất để tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa và tạo việc làm cho người dân sau khi Nhà nước thu hồi đất đang là bài toán khó của Chính phủ và các địa phương trong việc đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững. Nếu không đánh giá tổng quát, khoa học về sự tác động nhiều mặt của thu hồi đất đến việc làm, thu nhập và đời sống của người dân sẽ không tìm ra "nền tảng" cho việc ổn định chính trị, kinh tế xã hội ở nhiều địa phương trong cả nước. - Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã đánh giá sự tác động, sự cần thiết cũng như các nhân tố ảnh hưởng của thu hồi đất để công nghiệp hóa, đô thị hóa đến việc làm của người dân bị thu hồi đất; trên cơ sở đó đưa ra hệ thống các giải pháp và khuyến nghị nhằm tạo việc làm cho họ. - Vấn đề thực hiện chính sách giải quyết việc làm, sinh kế của người dân thuộc diện giải tỏa, tái định cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,...và việc thực hiện các chính sách liên quan đến giải tỏa, đền bù, thu hồi đất, phát triển kinh tế, đặc biệt là thực hiện chính sách tạo 4 việc làm cho người lao động, trong đó có đối tượng là người dân bị thu hồi đất. Đó là những căn cứ khoa học và thực tiễn quan trọng để kế thừa và phát triển cho quá trình nghiên cứu thực hiện của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất, đề xuất giải pháp tạo việc làm hiệu quả cho người dân bị thu hồi đất từ thực tiễn tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài hướng tới giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiệc các dự án trên địa bàn Quận 2. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu những nội dung sau: - Hệ thống hóa, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. - Đánh giá thực trạng tạo việc làm khi Nhà nước thu hồi đất tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh - Xác định các nhân tố ảnh huởng đến việc làm người dân bị thu hồi đất tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh - Đề xuất nhóm các giải pháp nhằm tạo việc làm hiệu quả cho người dân sau khi Nhà nước thu hồi đất tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5 Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận 2. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Thực trạng lao động, việc làm của người dân trước và sau khi bị thu hồi đất. - Các nhân tố ảnh hưởng tới việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất. - Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tạo việc làm cho dân sau khi bị thu hồi đất. + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn quận 2. + Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu số liệu từ năm 2010 đến năm 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung. Đặc biệt, chú trọng sử dụng các phương pháp đặc trưng của kinh tế chính trị - phương pháp trừu tượng hóa. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp... 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo kết quả, các cuộc tổng điều tra về xuất khẩu lao động, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, cuộc điều tra về lao động việc làm, đào tạo nghề cho lao động, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn quận từ năm 2010 đến năm 2015. - Phương pháp phân tích thống kê số liệu: Dựa trên số liệu thứ cấp được thu thập, tác giả lập các bảng biểu sơ đồ, đưa ra nhận xét một cách tổng thể đối với số liệu được thu thập, trích dẫn các 6 nguồn tham khảo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Làm rõ hơn cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở phân tích, đánh giá quá trình thực hiện chính sách giải quyết việc làm người dân bị thu hồi đất ở Quận 2 giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015. Tác giả sẽ đưa ra những nhận định khách quan về những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách giải quyết việc làm khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đưa ra những quan điểm và đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Chương 3. Tăng cường chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT 1.1. Khái quát về chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất 1.1.1. Các quan niệm về việc làm 1.1.2. Một số lý thuyết tạo việc làm 1.1.3. Chính sách việc làm cho người dân bị thu hồi đất Để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa, hàng chục vạn hộ gia đình đã phải nhường đất để di dời đến nơi định cư mới theo sự sắp xếp của các nhà quản lý. Cùng với đó là hàng trăm ngàn ha đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng, do đó sẽ có hàng chục vạn lao động không còn cơ hội được làm việc trên mảnh đất của mình. Số lao động đó hoặc phải chuyển sang các ngành nghề mới, hoặc phải chấp nhận cảnh không có việc làm. Để đảm bảo ổn định cuộc sống cho những người nhường đất, tạo việc làm cho lao động vùng bị thu hồi đất là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước; đồng thời là nhân tố quan trọng trong việc phấn đấu đạt được mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. 1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất 1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất là việc tạo ra các cơ hội để người dân bị thu hồi đất có việc làm và tăng được thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia 8 đình, cộng đồng và xã hội. Với đối tượng là người dân bị thu hồi đất, giải quyết việc làm là nhằm khai khai thác triệt để tiềm năng của một con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả. Chính vì vậy, giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình. 1.2.2. Đặc điểm thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất - Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất đã chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện cơ chế chính sách của chính phủ quốc gia, của chính quyền địa phương là nhóm nhân tố quan trọng tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất. - Trong Bộ luật lao động của nước ta quy định: “Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất kỳ chỗ nào mà pháp luật không cấm” (khoản 1, điều 16). Điều 13 ghi rõ: “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”. - Thực hiện chính sách giải quyết việc làm có mối quan hệ biện chứng với thực hiện chính sách xã hội và thực hiện các chính sách kinh tế. Thực hiện tốt chính sách việc làm thì nguồn lao động được sử dụng hiệu quả, thất nghiệp sẽ giảm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ổn định chính trị và xã hội. Ngược lại, khi chính sách việc làm chưa được giải quyết tốt, nạn thất nghiệp sẽ tăng và các tệ nạn xã hội sẽ dễ dàng phát sinh, gánh nặng của các chính sách bảo đảm an ninh, xã hội sẽ tăng lên. Một hệ thống các chính sách 9 việc làm đồng bộ sẽ tạo môi trường thuận lợi để việc làm hình thành, ổn định và phát triển, từ đó cho công tác giải quyết việc làm sẽ gặp nhiều thuận lợi và có kết quả tốt. - Thực hiện chính sách việc làm người dân bị thu hồi đất từng bước hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội toàn diện, đa dạng, ngày càng mở rộng, hiệu quả, một bộ phận của việc thực hiện chính sách việc làm nói chung nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nói riêng, cả nước nói chung. 1.2.3. Vai trò thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất 1.3. Nội dung thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất là quá trình tạo ra và kết hợp giữa các yếu tố tư liệu sản xuất, sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để đảm bảo cho giải quyết việc làm diễn ra và duy trì việc làm. Thực hiện chính sách cho người dân bị thu hồi đất chính là quá trình mà người dân sử dụng sức lao động của mình có thể tự do tìm kiếm được một công việc phù hợp, cũng như là quá trình mà người sử dụng lao động có thể tìm kiếm được những người lao động thoả mãn được những yêu cầu của mình về cả mặt số lượng và chất lượng, là quá trình nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi để người nông dân bị thu hồi đất có thể thực hiện quá trình lao động của họ. 1.4. Các giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng thể về việc thu hồi đất, tổ chức thực hiện kế hoạch tạo việc làm cho người dân 10 khi thu hồi đất. - Xây dựng môi trường pháp lý, các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết nhằm phát triển thị trường sức lao động. - Phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động sau khi thu hồi đất. - Xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp để người dân có cơ hội tìm được việc làm. - Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp - chủ đầu tư sử dụng đất thu hồi trong việc đào tạo và bố trí việc làm cho người dân bị thu hồi đất vào làm việc trong các doanh nghiệp này. - Tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người dân khi bị mất đất chủ động tìm kiếm và lựa chọn nghề nghiệp và việc làm mới phù hợp với bản thân thông qua các chính sách trợ giúp của Nhà nước và các doanh nghiệp, đồng thời bản thân người dân cũng có cơ hội tìm việc làm và duy trì việc làm ở các dự án sử dụng đất thu hồi hoặc tìm được các công việc khác do sự phát triển kinh tế xã hội tạo ra. - Ngoài ra, các tổ chức chính trị xã hội cũng có vai trò quan trọng trong tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất: tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai đến với người dân; làm cho người dân nhận thức đúng về việc thu hồi đất phục vụ lợi ích phát triển kinh tế xã hội. 1.5. Những yếu tố tác động đến thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất 1.5.1. Tác động của thu hồi đất đến việc làm và đời sống người dân bị thu hồi đất Hàng vạn ha đất đã được thu hồi để sử dụng vào mục đích chuyên dùng như xây dựng các khu công nghiệp, kinh tế, đô thị, xây 11 dựng các công trình cơ sở hạ tầng công cộng…Thực tế cho thấy, bên cạnh những mặt đã làm được thì vấn đề bố trí đời sống, việc làm ổn định cho các hộ dân bị thu hồi đất đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là các địa phương nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế cuả đất nước. 1.5.2. Tác động tích cực trong thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất - Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất sẽ tạo sức ép mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thay đổi cơ cấu việc làm - Thúc đẩy khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm đối với người lao động, đặc biệt, đối tượng là người dân bị thu hồi đất - Tạo cơ hội chuyển đổi việc làm cho người lao động nông nghiệp, đặc biệt là nông dân trong độ tuổi lao động khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các lĩnh vực khác - Góp phần cơ cấu lại lực lượng lao động theo hướng gia tăng lực lượng lao động trẻ, khỏe vào phát triển kinh tế. - Góp phần hiện đại hóa đời sống cư dân nông thôn và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa trên cơ sở lựa chọn, sàng lọc những giá trị truyền thống, tinh hoa văn hóa vùng miền. 1.5.3. Tác động tiêu cực trong thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất - Trong ngắn hạn, giảm việc làm và thu nhập của bộ phận người dân trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất. - Làm cho một bộ phận người lao động trong diện thu hồi đất rơi vào tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp. 12 - Gia tăng sức ép tìm kiếm việc làm đối với lao động bị thu hồi đất và tạo áp lực giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội đối với chính quyền địa phương. Kết luận Chương 1 Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa với tốc độ nhanh đã dẫn đến việc thu hồi một diện tích lớn đất đai. Một mặt, việc thu hồi quyền sử dụng đất như thế đã tạo tiền đề để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ như đảng và nhà nước mong đợi sẽ thành hiện thực vào năm 2020. Tuy nhiên, mặt khác, việc thu hồi đất đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của những người dân ở khu vực bị giải tỏa, những con người mà sinh kế của họ đã từ nhiều năm đã dựa vào đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp, tiểu thương buôn bán nhỏ, lẻ. 13 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT 2.1. Những yếu tố tác động đến thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân quận 2, thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quận 2 nằm ở phía Đông Bắc của Thành Phố Hồ Chí Minh: Phía Bắc giáp Quận Thủ Đức; Phía Nam giáp Quận 7 (qua sông Sài Gòn), tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai); Phía Tây giáp Quận 1, Quận 4 và Quận Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn); Phía Đông giáp Quận 9 Quận 2 nằm ở vị trí khá thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là thương mại, dịch vụ. Quận 2 chỉ cách trung tâm thành phố bởi sông Sài Gòn, hệ thống sông Sài Gòn sẽ giúp Quận 2 phát triển các trung tâm thương mại – dịch vụ mang tầm quốc tế, đặc biệt là khu vực cầu Thủ Thiêm. Tiếp giáp với sông Đồng Nai, Quận 2 có nhiều thuận lợi để phát triển hệ thống cảng, các khu công nghiệp. Vị trí địa lý sẽ biến Quận 2 thành đầu mối giao thông quan trọng nối liền Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây nguyên với hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Về điều kiện kinh tế Cơ cấu chuyển dịch đúng hướng theo “thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp” phù hợp với định hướng phát triển của Thành phố và quá trình đô thị hóa 2.1.2.2. Về điều kiện xã hội - Tính đến 31/12/2011 dân số của quận 2 là 132.874 người 14 (trong đó: 65.827 nam và 67.047 nữ; có 91.863 người thường trú và 41.009 tạm trú). - Nguồn lao động tăng nhanh là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của quận. Tuy nhiên chất lượng lao động lại đang là vấn đề hạn chế đối với quá trình phát triển. Đến thời điểm 31/12/2011 trên địa bàn quận có 82.381 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62% dân số toàn quận, thấp hơn tỷ lệ của (68,75%). 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh Những năm trở lại đây Quận 2 đang trong quá trình tích cực đẩy mạnh đô thị hóa, với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản quận 2 trở thành quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc thu hồi đất để phục vụ quá trình đô thị hóa là tất yếu. Điều đó ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là những người dân bị thu hồi đất. Đến năm 2010 có đến 11/11 phường của Quận 2 đều có dự án triển khai thực hiện và có diện tích đất bị thu hồi. Đa số những người dân bị thu hồi đất phải chuyển đổi nghề nghiệp, họ chỉ có thể tiếp tục canh tác trên diện tích đất nông nghiệp ít ỏi còn lại, một sô nông dân tiến bộ hơn, có học thức và được qua đào tạo tìm được ngành nghề thích hợp cho bản thân để chuyển đổi, số ít còn lại trở thành những lao động thất nghiệp Vấn đề thực hiện chính sách việc làm cho lao động, những năm qua các cấp chính quyền, đoàn thể ở địa phương bằng nhiều hình thức đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, bình quân mỗi năm đã tạo việc làm cho 5.487 lao động; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6% năm 2005 xuống còn 4,35% năm 2010. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận, song tỷ lệ 15 này vẫn còn khá cao so với chỉ tiêu yêu cầu. 2.3. Kết quả thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Tổ chức thực hiện Từ tháng 5-2007 đến nay, Quỹ Hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Quỹ 156) đã hỗ trợ được gần 90 tỷ đồng cho hàng ngàn hộ dân bị thu hồi đất sản xuất. Riêng tại Quận 2, công tác chăm lo, hỗ trợ cho người dân sau di dời luôn được cả hệ thống chính trị quận quan tâm thực hiện nhất là việc hỗ trợ người dân trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và hộ dân các dự án khác thực hiện chuyển đổi ngành nghề phù hợp với điều kiện tái định cư. Thông qua nguồn Quỹ 156/2006/QĐ - UBND ngày 27/10/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố, hoạt động của Sàn giao dịch việc làm hàng năm của quận, nhiều hộ dân đã được tạo điều kiện học nghề, giới thiệu việc làm, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. 2.3.2. Kết quả đạt được - Về hỗ trợ vay vốn đào tạo nghề và giải quyết việc làm - Về hỗ trợ đào tạo nghề - Về miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc diện có đất bị thu hồi - Về thực hiện đóng góp Quỹ 156 của các Chủ đầu tư 2.4. Đánh giá khái quát việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. 2.4.1. Thuận lợi 16 - Thực hiện đô thị hóa để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, Ủy ban nhân dân quận 2 đã quan tâm chỉ đạo các ngành tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ chăm lo hỗ trợ đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông qua các chính sách hỗ trợ nhiều hộ dân đã được tạo điều kiện học nghề, giới thiệu việc làm, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. - Xây dựng nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các thiết chế về văn hóa phục vụ quá trình tái định cư của người dân, đảm bảo an sinh xã hội. 2.4.2. Khó khăn - Tốc độ đô thị hóa nhanh khiến quỹ đất cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cạn kiệt. Nhiều dự án sau khi di dời người dân đi chỗ khác lại bỏ hoang hóa nhiều năm trời, gây lãng phí, bức xúc trong xã hội. - Chưa có nhiều giải pháp trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất Kết luận Chương 2 Vấn đề thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi trong những nắm tới vẫn là vấn đề nóng bỏng. Nếu không có giải pháp đồng bộ mang tính khả thi để giải quyết nó thì vấn đề ổn định và phát triển đối với quận 2 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung sẽ hết sức khó khăn. Để giải quyết cơ bản vấn đề trên, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của người dân bị thu hồi đất và giải quyết việc làm cho cho họ; trên cơ sở đó có các giải pháp cơ bản, phù hợp với từng địa bàn cụ thể. Cần phải thống nhất nhận thức rằng, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất là một trong những 17 nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, không những liên quan đến vấn đề phát triển Kinh tế xã hội, mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bản an sinh xã hội, an ninh trật tự tại địa phương. Vấn đề đó không đơn thuần để bảo đảm đời sống cho người dân, mà còn liên quan đến đường lối, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng, Nhà nước; không chỉ là vấn đề của hiện tại mà còn là của tương lai. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất