Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách về bđkh từ thực tiễn bộ tài nguyên và môi trường...

Tài liệu Thực hiện chính sách về bđkh từ thực tiễn bộ tài nguyên và môi trường

.PDF
89
511
100

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ VĂN MÂY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐỖ PHÚ HẢI HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................................................................................... 10 1.1. Khái niệm chính sách biến đổi khí hậu .................................................... 10 1.2. Nội dung chính sách biến đổi khí hậu ở nước ta..................................... 12 1.3. Tổ chức thực hiện chính sách biến đổi khí hậu........................................ 17 1.4. Trách nhiệm thể thực hiện của các chủ ................................................. 30 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách biến đổi khí hậu .......... 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ................... 39 2.1. Thực trạng thực hiện chính sách biến đổi khí hậu ................................... 39 2.2. Kết quả thực hiện mục tiêu chính sách biến đổi khí hậu ở nước ta ........ 58 2.3. Đánh giá chung ....................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ........................................... 69 3.1. Mục tiêu thực hiện chính sách biến đổi khí hậu ..................................... 69 3.2. Giải pháp tăng cường năng lực thực hiện chính sách biến đổi khí hậu ở Trung ương và đại phương .............................................................................. 72 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..81 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á ATNĐ : Áp thấp nhiệt đới Bộ TNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BĐKH : Biến đổi khí hậu BCH : Ban chấp hành BAU : Kịch bản phát thải thông thường BUR : Báo cáo cập nhật 2 năm 1 lần BCĐQG : Ban chỉ đạo quốc gia BCN : Ban chủ nhiệm NTP BCH PCLB : Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão COP : Hội nghị các bên CS BĐKH : Chính sách biến đổi khí hậu CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia CCHĐQG : Chương trình hành động quốc gia CLQG : Chiến lược quốc gia CLTT : Chiến lược truyền thông CDM : Cơ chế phát triển sạch COMAP : Quá trình phân tích giảm phát thải toàn diện CARE : Tổ chức Hợp tác và Cứu trợ quốc tế CBA : Tiếp cận dựa vào cộng đồng CCA : Thích ứng với biến đổi khí hậu CCWG : Nhóm công tác về biến đổi khí hậu CSA : Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu CVCA : Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu DMHCC : Cục Khí tượng Thủy văn và Bbiến đổi khí hậu DMHCC-UNDP: Dự án CBICS DANIDA : Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch DRR : Giảm thiểu rủi ro thiên tai ĐCS : Đảng Cộng Sản ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long GFCS : Khung toàn cầu về dịch vụ khí hậu HST : Hệ sinh thái INC/FCCC : Ủy ban Hiệp thương Liên Chính phủ cho một Công ước khung về biến đổi khí hậu INDC : Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định IPCC : Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IHP-UNESCO: Chương trình thủy văn quốc tế IMHEN.GIZ: Dự án NAMA KT-XH : Kinh tế-xã hội KTTV : Khí tượng Thủy văn KHHĐQG : Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH KNK : Khí nhà kính KKKNK : Kiểm kê khí nhà kính KB BĐKH NBD: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng KHHĐ :Kế hoạch hành động MRV : Đo đạc, Báo cáo và Thẩm định NAMA : Các hành động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia NDC : Đóng góp do quốc gia tự quyết định NGO : Tổ chức Phi chính phủ NTP-RCC : Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH OECD : Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển PUBLIC POLICY: Chính sách công PBKT : Phổ biến kiến thức QLRRTT : Quản lý rủi ro thiên tai REDD : Giảm phát thải từ chống phá rừng và suy thoái rừng tại các nước đang phát triển SREX : Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu. SP-RCC : Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH ở Việt Nam TTKTTVQG: Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia UNFCCC : Ban thư ký Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu UNEP : Chương trình môi trường Liên hợp quốc UBTVQH : Uỷ ban thường vụ Quốc Hội VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật VPCC : Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu WMO : Tổ chức khí tượng thế giới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện BĐKH, thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên gây thiệt hại lớn đối với KT-XHnhư các đợt hạn hán năm 1997-1998, năm 2004-2005, năm 2010 (Phan Văn Tân và nnk, 2010) năm 2014 đến năm 2016.Để ứng phó với với thiên tai do BĐKH gây ra một cách hiệu quả, trước hết các nhà hoạch định chính sách cần phải nhận thức rõ những tác động hai mặt của chính sách BĐKH, để từ đó có các biện pháp điều chỉnh bổ sung, trên cơ sở chính sách quốc gia và quốc tế để tạo lập những hành lang pháp lý hữu ích cho toàn dân tham gia phòng tránh thiên tai, ứng phó, thích ứng với BĐKH. Để đảm bảo hiệu quả thực thi các định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, Bộ TNMT đã ban hành những CS KTTVBĐKH. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các chính sách thuộc lĩnh vực ngành KTTVBĐKH còn chưa được chú trọng một cách đúng mức, đa số tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, thiên tai trọng điểm. Bộ TNMT tập trung cao vào việc xây dựng và ban hành các chính sách nhằm tạo các hành lang pháp lý cho mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội mang tính tổng thể chưa sát thực tế, nhiều tham vọng lớn, kỳ vọng quá cao, kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm đến đối tượng thụ hưởng và tác động đa chiều trong chính sách; Trong tổ chức thực thi, quản lý CS BĐKH còn nhiều lỗ hổng, quá trình thực hiện còn chưa được theo dõi đánh giá sát sao, chưa thuyết phục, thiếu khách quan. Việc ban hành hàng loạt VBQPPL trong đó không ít trường hợp dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lắp, thậm chí mâu thuẫn nhau giữa các quy định pháp lý, mà cuối cùng là sự chi phối của chúng đối với các hoạt động KT-XH theo các chiều hướng khác nhau, khiến cho những hoạt động này không đạt được mục tiêu mong muốn. Việc chính sách đó có hiệu lực thực tế như thế nào và đáp ứng mục tiêu đặt ra đến đâu thì dường như chưa được quan tâm đúng mức. Bộ TNMT được giao làm Cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam, chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tham gia và thực hiện UNFCCC, Nghị 1 định thư Kyoto, trong đó có việc xây dựng các Thông báo quốc gia và các Báo cáo cập nhật hai năm một lần cho UNFCCC. Việt Nam đã ban hành một số chính sách ứng phó với BĐKH. Trong số các Luật đã ban hành, một số quy định về ứng phó BĐKH đã bước đầu được đề cập như Luật Tài nguyên nước (2012), Luật Phòng, chống thiên tai (2013), Luật Bảo vệ môi trường (2014), Luật KTTV (2015) trong đó có lồng ghép giám sát BĐKH quốc gia. Chiến lược quốc gia về BĐKH được Thủ tướng chính phủ phê duyệt với những mục tiêu sát với thực tế được đánh giá cao trong định hướng thực hiện chính sách. Theo thống kê đến nay, các chính sách và các văn bản dưới Luật được Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành là trên 300 văn bản. Thực tiễn, mức độ, cấp độ ảnh hưởng của BĐKH đối với quốc tế và Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt, khắc nhiệt và sống còn, nhưng các văn bản nêu trên được thực hiện như thế nào, hiệu quả đạt hay không thì chỉ được tổng hợp qua báo cáo, tính kiểm tra, giám sát thực hiện còn mờ nhạt. Để xây dựng và thực hiện được một chính sách BĐKH tốt, chế độ quản lý một cách hiệu quả, vấn đề xác định những khó khăn nội tại và khách quan, đề ra những giải pháp kịp thời, bắt kịp xu hướng hội nhập sâu rộng toàn cầu, có tính thời đại, điều chỉnh, bổ sung kịp thời chính sách BĐKH còn chưa hợp lý nhằm tháo gỡ những tồn tại từ quy mô vùng, miền, bản sắc văn hóa, khu vực, theo phân cấp nhà nước, vùng đồng bằng, duyên hải ven biển bị ảnh hưởng trực tiếp BĐKH, xâm nhập mặn, nước biển dâng, đến vi mô là gen các loài động, thực vật, giống, cây trồng thích ứng. Trong đó, bao hàm cả sự sống còn của con người là nhu cầu cấp thiết. Vì vậy, từ những lý giải nêu trên học viên lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách về BĐKH từ thực tiễn Bộ Tài nguyên và Môi trường” cho Luận văn Thạc sỹ cao học Chính sách công là xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế toàn cầu đang quan tâm và có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển môn khoa học chính sách công tại Việt Nam, góp phần nâng cao tính khách quan, công bằng và minh bạch trong xây dựng, thực hiện chính sách của Bộ TNMT, tăng cường khả năng lồng ghép các kế hoạch hành động kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh BĐKH. 2 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Do các bằng chứng khoa học về sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu toàn cầu ngày càng tăng lên, CS BĐKH luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và địa phương quan tâm. Đã có rất nhiều tác giả tham gia nghiên cứu và viết bài trên các sách báo, tạp chí, bài luận văn, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về CS BĐKH. Việt Nam coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn, phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế thị trường, kinh tế tăng trưởng xanh, các-bon thấp, vận dụng nội lực, tận dụng các cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia. Vì vậy, công tác xây dựng chính sách, thực hiện CS BĐKH trong chu trình chính sách đang dần được chú trọng hơn, xem là nhu cầu thiết yếu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện CS BĐKH được quan tâm và triển khai nhiều Dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trên thực tế, một số Dự án thực hiện tại Viện KTTVMT và BĐKH, Viện KHTL, Viện Chiến lược, chính sách TN&MT, các cơ quan trong và ngoài Bộ TNMT, tại các viện nghiên cứu khác, từ trung ương đến địa phương tại các tỉnh, thành phố. Các Đề tài nghiên cứu trong chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015, như sau: - Quyết định số 2630/QĐ-BKHCN ngày 29/8/2011 của Bộ KHCN về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ CTMTQG gia ứng phó với BĐKH”, mã số KHCN-BĐKH/1115;Quyết định Số: 1262/QĐ - BTNMT ngày 8/8/2012 về việc phê duyệt danh mục các đề tài KH và CN thực hiện từ năm 2013 thuộc Chương trình KH và CN phục vụChương trình MTQG ứng phó với BĐKH. - “Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định sự cấp thiết đánh giá tác động của BĐKH và tích hợp vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển” Nguồn. Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH (IMHEN và UNDP.2015. Báo cáo tóm tắt phục vụ các nhà hoạch định chính sách, NXB Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, 2015), mã số ISBN: 978-604-904-623-0.Tuyển tập báo cáo hội thảo 3 khoa học quốc gia về KT, TV, MT và BĐKH (lần thứ XVIII), NXB TNMT và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, 2015, mã số ISBN: 978-604-904-468-7. - Dự án do UNDP/UNITAR/GEF tài trợ “CC:TRAIN (Giai đoạn 1). Dự án đã giúp xây dựng chính sách về BĐKH nhằm thực hiện Công ước Khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC). Dự án: Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH, đơn vị thực hiện: Bộ TNMT, năm 2010-2012, do Nhật Bản, Pháp tài trợ. Nội dung chính: Hỗ trợ các hành động chính sách liên quan đến BĐKH trên cơ sở NTP; Dự án: Quản lý đất và rừng bền vững, đơn vị thực hiện: Bộ NNPTNT, năm 2009-2012, do UNDP tài trợ. Nội dung chính: Đề ra các chính sách, các công cụ chính sách hỗ trợ giảm thiểu thoái hóa rừng; - Dự án: Chương trình MediaNet, đơn vị thực hiện: Thông tấn xã VN, năm 2008-2011, do Anh tài trợ. Nội dung chính: Huấn luyện các nhà báo về các vấn đề môi trường, bao gồm vấn đề BĐKH;Dự án:Thông báo quốc gia đầu tiên của Việt Nam cho UNFCCC, đơn vị thực hiện: Bộ TNMT, năm 1999-2002, do UNEP tài trợ. Nội dung chính: Tăng cường năng lực khoa học kỹ thuật, thu thập và cập nhật các số liệu có hiệu quả trong lĩnh vực KKKNK, BĐKH để giúp việc lập và quyết định các chính sách quốc gia; Tổng hợp các đề tài, dự án (xem tại Phụ lục 1). Tuy nhiên, vấn đề thực hiện chính sách BĐKH còn nhiều địa phương, bộ, ngành cho là vấn đề lớn của quốc gia và cho đây là việc của Chính phủ, chưa nhận thức rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trước cộng đồng. Các cơ quan nhà nước và địa phương đã có rất nhiều đề tài, dự án trong nước và quốc tế được triển khai tại Việt Nam, nhưng chưa có nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu chủ thể này, các đề tài nghiên cứu chỉ mới đề cập đến vấn đề cần phải xây dựng cơ chế CS BĐKH hợp lý, phù hợp với ngành, địa phương của mình. Nhưng, chưa đề cập đến vấn đề thực hiện chính sách một cách hiệu quả hơn, hài hòa hơn, thực hiện chính sách là một trong những khâu quan trọng để chính sách có thể đạt được mục tiêu đề ra. Về mặt thể chế chính sách, Việt Nam có những văn bản chính thức như sau:  Năm 1998: Việt Nam tham gia ký Nghị định thư Kyoto vào tháng 12/1998 và chính thức phê chuẩn NĐT vào tháng 9/2002. Năm 2003: Báo cáo Quốc gia Đầu 4 tiên của Việt Nam theo Hiệp định khung về BĐKH của Liên hiệp quốc (SRV, MONRE, 2003). Năm 2004: Công bố Báo cáo Quốc gia về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai ở Việt Nam (SRV, 2004). Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Định hướng Chiến lược Phát triển Bền vững ở Việt Nam” hay còn gọi là “Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam”. Năm 2005: Thủ tướng Chính phủ ra Hướng dẫn số 35/2005/TTg ngày 17/12/2005 về việc thực hiện NĐT Kyoto ở Việt Nam. Năm 2007: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 47/2007/TTg ngày 6/4/2007 phê duyệt Kế hoạch thực hiện NĐT Kyoto trong giai đoạn 2007-2010. Công bố Chiến lược Quốc gia về Phòng chống, Thích nghi và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007). Năm 2008: Công bố Chương trình MTQG Ứng phó với BĐKH. Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.  Năm 2011: Công bố Chiến lược Quốc gia về BĐKH. Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2012: Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh. Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 /9/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2013: Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của BCH Trung ương ĐCS Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 7 ngày 03/6/2013.Năm 2014: Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW. Năm 2015: Luật KTTV số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015 tạo cơ sở tiền đề về đánh giá CSBĐKH, định hướng cơ bản cho công tác xây dựng Luật BĐKH và INDC trong tiến trình đàm phán cho một thỏa thuận mới về BĐKH sau 2020. Bản Thỏa thuận chống BĐKH toàn cầu được chính thức thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc COP21 ở Paris lúc 17 giờ 30 giờ Paris, tức 23 giờ 30 giờ Việt Nam ngày 12/12/2015. Luận văn được thực hiện có sự kế thừa, phát triển những thành quả nghiên cứu của các đề tài, dự án liên quan trước đó để đánh giá, phân tích từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của Bộ TNMT. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Tác giả lấy nghiên cứu này nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện CS BĐKH tại Bộ TNMT,trên cơ sở vận dụng lý luận về xây dựng, thực hiện, phân tích, đánh giáchính sách công để xem xét thực tiễn thực hiện chính sách BĐKH tại Bộ TNMT, tìm ra những mặt được, chưa được, những bất cập, những thách thức và cơ hội trong việc thực hiện CS BĐKH từ năm 2010-2015. Đồng thời, luận văn đánh giá việc thực hiện chính sách về BĐKH nói riêng trên cơ sở từ thực tiễn củacơ quan tác giả đang công tác nhằm xem xét,phân tích đánh giá các yếu tố tác động và những khó khăn còn tồn tại của chính sách BĐKH. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BĐKH từ thực tiễn Bộ TNMT, tham vấn ở các bộ, ngành, lĩnh vực, trung ương và địa phương, phát hiện vấn đề, nguyên nhân, những ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách chủ yếu tăng cường năng lực thực hiện chính sách BĐKH từ thực tiễn thông qua công cụ là VBQPPL.Mặt khác, tự nâng cao năng lực bản thân và mong muốn đóng góp cho việc nâng cao năng lực thực hiện chính sách BĐKH tại Bộ TNMT. Hướng đến mục tiêu khách quan, công bằng và minh bạch trong thực hiện chính sách BĐKH tại Bộ TNMT, đảm bảo người dân, doanh nghiệp được tham gia.Để chính sách BĐKH thực sự đem lại hiệu quả trong quy trình hoạt động chính sách nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển KT- XH trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đa chiều. 3.2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách BĐKH từthực tiễn Bộ TNMT phục vụ công tác ban hành, thực hiện chính sách BĐKH; Tổng quan thực hiện chính sách về BĐKH [26]. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách về BĐKHthực tiễn Bộ TNMT, các bộ, ngành, lĩnh vực ở trung ương, địa phương phát hiện vấn đề, nguyên nhân, những ưu điểm, hạn chế và từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện CS BĐKH cụ thể là nghiên cứu giải pháp và công cụ chính sách, việc thực hiện các giải pháp và công cụ CS BĐKH từ thực tiễn Bộ TNMT dưới góc độ khoa học chính sách công. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu chủ yếu tại Cục KTTVBĐKH - Bộ TNMT, nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách BĐKH; Có tham vấn các nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện, các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của một số bộ, ngành, lĩnh vực và tại các tỉnh, thành phố trọng điểm bị ảnh hưởng BĐKH trực tiếp, gián tiếp làm cơ sở khoa học cho luận văn. Do những vấn đề nghiên cứu CS BĐKH quá rộng, trong phạm vi luận văn này tác giả xin được chú trọng phần thực hiện CS BĐKH ở Bộ TNMT về thực hiện công tác xây dựng KB BĐKH NBD, Lồng ghép vấn đề BĐKH với chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển KT-XH (Ứng phó BĐKH: Thích ứng và Giảm phát thải KNK thông qua CDM,.., INDC, tiến tới NDC) cho nền kinh tế xanh đảm bảo tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu khoa học chính sách công đa ngành, liên ngành và áp dụng các phương pháp nghiên cứu chính sách công từ lý luận đến thực tiễn. Các quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng và thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công được soi sáng qua thực tiễn của việc thực hiện chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở khoa học,đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tế; phương pháp hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá SWOT. 7 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Phân tích và tổng hợp, thống kê và so sách được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các Văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề thực hiện chính sách BĐKH tại Bộ TNMT. Đồng thời, thu thập thông tin từ các tài liệu của các tổ chức và học giả trong nước liên quan đến đề tài trong thời gian qua. Phương pháp phân tích SWOT: Là phương pháp thông dụng trong phân tích chính sách, được sử dụng để khái quát, tổng hợp các mặt được, chưa được, các thách thức và cơ hội mà chính sách BĐKH cần tính đến. Phương pháp phỏng vấn sâu: Là phương pháp được dùng khá phổ biến trong nghiên cứu xã hội học, đó là phương pháp đối thoại trực tiếp với đối tượng nhằm thu thập thông tin. Ngoài các thông tin thu thập được qua các số liệu thứ cấp và kết quả xử lý thông tin khác bằng phương pháp phỏng vấn đối với một số đối tượng để làm rõ thêm thông tin mà phương pháp thu thập thông tin chưa đáp ứng được. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài này cung cấp lý luận thực hiện chính sách BĐKH;Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BĐKH tại Bộ TNMT;Từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện CSBĐKH cho các cơ quan nhà nước nhằm phát huy tối đa hiệu quả chính sách đã ban hành và đề xuất đổi mới trong thực hiện chính sách. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết về chính sách công để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn về thực hiện CSBĐKH phục vụ công tác ban hành, thực hiện chính sách và quản lý nhà nước tạiBộ TNMT từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng của chính sách trong những năm tiếp theo.Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho Bộ TNMT, các sở, ban, ngành trong quá trình thực hiện CSBĐKH để chính sách có thể mang lại hiệu quả tốt hơn phục vụ phát triển KT-XH ở trung ương, địa phương. 8 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách biến đổi khí hậu ở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách BĐKH ở Bộ TNMT. Chương 3. Giải pháp tăng cường năng lực thực hiện chính sách biến đổi khí hậu hiện nay ở Bộ Tài nguyên và Môi trường. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. Khái niệm chính sách biến đổi khí hậu “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và các giải pháp, công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”. [6] Việc ứng dụng khoa học khí hậu trong các vấn đề pháp luật được gọi là khí hậu pháp lý (forensic climatology). Đây là một lĩnh vực chuyên ngành rộng và thân thiện đã xuất hiện ở các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến, ở Hoa Kỳ đã có từ năm 1948, nhưng vấn đề này còn mới đối với Việt Nam. * Định nghĩa biến đổi khí hậu:“Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của BĐKH”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. Nguồn. Công ước khung của LHQ về BĐKH. “ Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Công ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được”.Nguồn. Viện KHKTTVBĐKH và và tác động BĐKH ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2010. “ Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan”. Nguồn. Luật khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13. Quốc Hội, 2013. Các chính sách “chung và được điều phối” hoặc hòa hợp là để chỉ các chính sách cùng được các Bên thông qua. Nguồn. Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về 10 Biến đổi khí hậu. Do đó, CS BĐKH có chủ thể ban hành và thực hiện CS BĐKH là Nhà nước. CS BĐKH phản ánh và thể hiện hoạt động cũng như quản lý đối với khu vực công, phản ánh việc đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cộng và CS BĐKHlà một công cụ quản lý của nhà nước.Chính sách BĐKH là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước, cụ thể như: Nghị Quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương ĐCS Việt Nam; Nghị quyếtsố 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ; Chính sách của Nhà nước lựa chọn mục tiêu cụ thể và đưa ra các giải pháp và bằng công cụ là VBQPPL thực hiện giải quyết các vấn đề CS BĐKH của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định như: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008); CLQG về BĐKHtại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011;CTMTQG ứng phó với BĐKH trong giai đoạn 2012-2015 tại Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012;CLQG về tăng trưởng xanh tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012; của Thủ tướng Chính phủ; Từ đó suy ra định nghĩa về CSBĐKH: Là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và các giải pháp, công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề CS BĐKH của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định. Bộ TNMT đã xây dựng và trình Chính phủ VBQPPL đáp ứng yêu cầu Hiệp ước quốc tế đã ký và tình hình phát triển KT-XH của đất nước. Việc xây dựng những chính sách về BĐKH trong hệ thống chính sách của Nhà nước là tạo lập một Thể chế, chính sách:Bao gồm hệ thống thể chế, chính sách từ trung ương tới địa phương đó là hành lang pháp lý, chính sách của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ…và các quy định của cộng đồng liên quan tới hoạt động sinh kế” trong bối cảnh BĐKH. Hình 1.1.Tổ chức thực hiện CS BĐKH là một khâu hợp thành chu trình chính sách về BĐKH là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách là nhà nước, nhân dân và cộng đồng quốc tế thành hiện thực. Vì vậy, Tổ chức thực hiện CS BĐKH có vị trí đặc biệt quan trọng, là bước hiện thực hoá CS BĐKH vào đời sống xã hội.Việc thực hiện chính sách BĐKH là việc thực hiện hóa các quyết định chính trị về BĐKH từ định hướng của Đảng và 11 quyết sách của Nhà nước trong chu trình CS BĐKH trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Nó có nhiệm vụ hiện thực hóa CS BĐKH của Nhà nước, đưa CS BĐKH đi vào thực tế cuộc sống cộng đồng nhằm đảm bảo phát triển KT-XH bền vững. Vì vậy, học viên xin bàn về những vấn đề thực hiện CS BĐKH thực tiễn tại Bộ TNMT. 1.2. Nội dung chính sách biến đổi khí hậu ở nước ta Lược đồ các chính sách BĐKH Việt Nam đã ban hành Nghị Quyết số 24-NQ/TW (2013) về chủ động ứng phó Kế hoạch phát triển KT-XH (2010- nay) với BĐKH của BCH Trung ương ĐCS Việt Nam Chiến lược (CL) quốc gia về BĐKH CLQG về tăng BĐKH được tích hợp (2011) trưởng xanh (2012) vào Kế hoạch phát Kế hoạch hành động quốc gia về Kế hoạch HĐtăng triển KT-XH (2010, BĐKH 2012-2020 (2012) trưởng xanh (2014) đến nay) Chiến lược của CT MTQG ƯP các ngành K.tế với BĐKH (2008) Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng KHHĐ của các CT MTQG ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh ngành kinh tế phó với BĐKH 2012-2015 (2012) tín chỉ cacbon ra thị trường thế giới CT MTQG của các ngành * Chính sách ứng phó với BĐKH có hai loại: Thích ứng với BĐKH và Giảm nhẹ phát thải KNK; 1.2.1.Vấn đề chính sách biến đổi khí hậu ở nước ta Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Xác định quy mô của BĐKH là toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto. Ngày 03/12/2007, Chính phủ đã có Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP giao Bộ TNMT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng CTMTQG ứng phó với BĐKH. Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn dưới tác động của BĐKH đứng thứ 5 trên thế giới (theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP, 2007). Do BĐKH làm ảnh hưởng với mức độ nghiêm trọng đến sự phát triển KT-XH, vì nhu cầu của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, nhu cầu của xã hội và yêu cầu quản lý của Nhà nước. Cho nên, cần phải giải quyết các vấn đề BĐKH gây ra bằng chính sách, theo chiều sâu, bề rộng, nội tại theo vùng, khu vực, cả nước mà còn trên bình diện quốc tế. Việc chung tay giữa quốc tế, nhà nước với cộng đồng, doanh nghiệp cùng tham gia 12 mới có đủ năng lực để giải quyết. Đối tượng chịu ảnh hưởng BĐKH cần có chính sách. Từ những vấn đề nêu trên ta đã rõ về các trở ngại khó khăn, vướng mắc trong xã hội trong bối cảnh BĐKH ở nước ta và trên thế giới. Đó là, những bất hợp lý gây mâu thuẫn, mất cân bằng, ổn định về KT-XH, ngăn cản tăng trưởng kinh tế và những nhu cầu tương lai. Việc này, cần phải giải quyết bằng chính sách.Vấn đề này được Đảng và Chính phủ quan tâm sâu sắc, BĐKH đã được cơ quan cao nhất quốc gia quan tâm đặt ra vấn đề thực hiện những chính sách lớn, “Khi vấn đề KT-XH trở thành vấn đề chính trị là bắt đầu xuất hiện chính sách. Nguồn gốc của vấn đề chính sách là vấn đề xã hội được chuyển thành vấn đề chính trị. Đó là những mâu thuẫn xã hội nẩy sinh cần được giải quyết bằng công cụ chính sách để cho thực tế xã hội tồn tại và phát triển. Thực chất vấn đề chính sách công là các nhu cầu, các giá trị, các cơ hội cải thiện đời sống của người dân chưa được hiện thực hóa” [6] Vì vậy, ngày 13/4/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phân công Phó TTg.Trịnh Đình Dũng là Trưởng BCĐCTMTQG ứng phó với BĐKH; Trong những năm qua, trên cơ sở Luật pháp quốc tế và các Hiệp ước thỏa thuận được ký kết, Nhà nước ta đã nắm bắt được thời cơ để xây dựng các báo cáo quốc tế và ban hành nhiều VBQPPL tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện CS BĐKH có tính dự báo tầm xa và chiều sâu được các học giả quốc tế đánh giá cao. Cho đến nay, các nghiên cứu đều khẳng định rằng, BĐKH là do hai nguyên nhân chính: do những quá trình tự nhiên và do ảnh hưởng của con người [13]. Việc giải quyết các vấn đề do BĐKH gây ra cũng là con người, có khác đi đó là con người xây dựng và thực hiện CS BĐKH trong cơ quan công quyền của nhà nước, đặc biệt đó là lãnh đạo. Chính vì vậy cần phải xác định rõ nguyên nhân của vấn đề thực hiện CS BĐKH bằng đề tài này, nhằm đáp ứng nhu cầu chung của xã hội.Từgóc độ thực tiễn, qua nhận thức, tác giả thấy việc triển khai thực hiện CS BĐKH vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập:  Nhận thức của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bộ máy công quyền về BĐKH còn chưa đầy đủ. Nguyên nhân là: (Nhận thức và tầm nhìn của các cấp uỷ, chính 13 quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về công tác này chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi ích kinh tế trước mắt, chưa coi trọng phát triển bền vững). [19]  Nguồn lực tài chính của nước ta khó đảm bảo thực thi thực hiện CS BĐKH.Nguyên nhân là: Việt Nam đã rất cố gắng và chủ động thực hiện các hoạt động thích ứngvới BĐKH, nhưng những thiếu hụt về năng lực và nguồn lực để thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH, là thách thức lớn đối với Việt Nam. Bản chất nước ta là nước Nông nghiệp, nguồn thu còn hạn hẹp, tuy đang bước vào nền kinh tế thị trường nhưng còn non trẻ, tổng thu nhập quốc dân theo số liệu do Ngân hàng thế giới(World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF, International Monetary Fund) công bố, ngày 13/02/2014 ) [22]. Do vậy, nguồn lực quốc gia đầu tư cho thích ứng với BĐKH còn hạn chế. Trong khi đó, chi phí khắc phục những thiệt hại dự kiến sẽ tăng lên đáng kể dưới tác động của BĐKHNBD và xâm nhập mặn, hạn hán. Chi phí cho thích ứng với BĐKH ước tính sẽ vượt quá 3-5% GDP vào năm 2030). [15]. Trong khi đó, thể chế còn chưa rõ ràng, chính sách còn chồng chéo đó là nguyên nhân chủ yếu, bắt nguồn từ khoảng trống pháp lý trong điều chỉnh vấn đề BĐKH đã tạo ra những rào cản cho việc xây dựng và triển khai các CS BĐKH và giải pháp ứng phó với BĐKH của Việt Nam, cụ thể xem tại Phụ lục 1.2: Chất lượng CS BĐKH còn chung chung, thiếu định lượng cụ thể. Tính khả thi để tổ chức thực hiện chưa cao. Tính hiệu xuất, tính kinh tế còn mờ nhạt. Nguyên nhân: Do chưa tạo dựng được môi trường pháp lý an toàn, động lực đảm bảo cho doanh nghiệp. Thiếu cơ chế, chính sách để ưu tiên cho các hoạt động ứng phó với BĐKH.Tính đồng thuận trong CS BĐKH chưa cao, chưa được đồng bộ, đầy đủ, tính minh bạch không thể hiện rõ, phân công còn chồng chéo, chưa có hệ thống tư pháp nhằm thiết chế. Công tác truyền thông, giáo dục, PBKT chưa thường xuyên, liên tục, chưa đạt hiệu quả sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH. * Mục tiêu chính sách biến đổi khí hậu: Việc xác định rõ chính xác mục tiêu ban hành CS BĐKH,tác giả đã phân tích những vấn đề liên quan như: Tính bức xúc của vấn đề CS BĐKH đối với đời sống xã hội trong bối cảnh BĐKH; Tính phức tạp của vấn đề CS BĐKH trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam; Tính thời cơ của việc 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan