Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta tại thành phố hồ chí minh ...

Tài liệu Thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta tại thành phố hồ chí minh ( 1990 - 2005)

.PDF
116
885
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------- HOÀNG NGỌC PHƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1990 – 2005) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội-2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------- HOÀNG NGỌC PHƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1990 – 2005) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC Mã số: 60 301 20 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Trần Luân Hà Nội-2012 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, tư liệu được dẫn trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn Hoàng Ngọc Phương 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4 Chương 1 CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI .................................. 11 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo.......................................................................................11 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo ............................. 11 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ..................................................... 16 1.2. Các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo ..............................................................................................................22 1.3. Những chính sách tôn giáo chủ yếu của Đảng và Nhà nước ta ..............30 Chương 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO 1990 - 2005....................................... 39 2.1. Đặc điểm tôn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh ..........................................39 2.1.1. Vài nét khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh ................................... 39 2.1.2. Đặc điểm của ba tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh ........................ 41 2.2. Quá trình thực hiện chính sách tôn giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 - 2005 ..........................................................................47 2.2.1. Thực hiện chính sách đối với tín đồ .................................................... 48 1 2.2.2. Thực hiện chính sách đối với chức sắc, nhà tu hành ........................... 51 2.2.3. Thực hiện chính sách đối với các tổ chức tôn giáo .............................. 56 2.2.4. Thực hiện chính sách đối với nơi thờ tự............................................... 60 2.2.5. Thực hiện chính sách đối với ấn phẩm và đồ dùng trong việc đạo ........ 60 2.2.6. Thực hiện chính sách đất đai và hoạt động kinh tế của tôn giáo .......... 61 2.2.7. Thực hiện chính sách đối với các hoạt động văn hóa, xã hội của tôn giáo ................................................................................................ 64 2.2.8. Chính sách đối với quan hệ quốc tế của tôn giáo ................................ 65 2.2.9. Một số tồn tại và hạn chế .................................................................... 67 2.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới ...............81 2.3.1. Nhận thức đúng đắn vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội ............... 81 2.3.2. Quản lý chuyên biệt và đa ngành ........................................................ 82 2.3.3. Đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo.................................... 84 2.3.4. Truyên truyền, giáo dục, xây dựng nhân tố tích cực............................ 85 KẾT LUẬN.................................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 95 PHỤ LỤC .................................................................................................. 101 I- SỐ LIỆU CHUNG VỀ TÔN GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CUỐI NĂM ....................................................................................... 101 II- THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO............................................. 103 Thuyết minh thống kê theo quận, huyện......................................... 105 2 III- THỐNG KÊ TÌNH HÌNH CÔNG GIÁO ............................................ 106 Thống kê Công giáo năm 2005......................................................... 108 IV- THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TIN LÀNH ............................................... 110 Thống kê Tin lành năm 2005 ........................................................... 112 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Đặc điểm quan trọng trong ý thức tôn giáo là một mặt nó phản ánh tồn tại xã hội, mặt khác, nó lại có xu hướng phản kháng lại xã hội đã sản sinh ra và nuôi dưỡng nó. Vì vậy, từ khi ra đời đến nay, cùng với sự biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo. Trong thời đại ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa đang chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là những thành tựu của khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng trở nên thế tục hóa kéo theo sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây xuất hiện các ý kiến khác nhau trong một tôn giáo và dẫn đến sự chia rẽ trong các tôn giáo một cách có tổ chức, bùng nổ các giáo phái và xuất hiện nhiều tôn giáo mới. Bản thân trong các tôn giáo khu vực và thế giới cũng có những biểu hiện khác trước: số tín đồ ngày càng tăng nhưng số tín đồ thực tế giảm, nghĩa là người ta theo đạo nhưng không hành đạo, nhiều tín đồ bỏ đạo để theo các đạo mới. Trong nội bộ các tôn giáo có sự chia rẽ thành những giáo phái với những tính chất cấp tiến, ôn hòa hoặc cực đoan. Ở Việt Nam hiện có 6 tôn giáo lớn đang tồn tại với khoảng 20 triệu tín đồ. Trong đó có khoảng 10 triệu tín đồ Phật giáo; 6 triệu tín đồ Công giáo; gần 66,7 ngàn tín đồ Hồi giáo. Trong số bốn tôn giáo du nhập vào Việt Nam, đạo Tin lành đến muộn nhất, vào khoảng cuối thế kỷ XIX, hiện có gần 6,4 ngàn tín đồ. Có hai tôn giáo nội sinh từ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân vùng Nam Bộ là đạo Cao Đài, xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, hiện có gần 2,3 triệu tín đồ và Phật giáo Hòa Hảo ra đời vào năm 1939, hiện có trên 1,2 triệu tín đồ. Trong những năm gần đây có thêm hai tôn giáo nữa được công nhận là Tịnh độ cư sĩ Phật hội và Tứ Ân hiếu nghĩa. Hiện có khoảng trên 2 triệu tín 4 đồ đang theo hai tôn giáo này. Ngày nay, cùng với hội nhập với quốc tế, Việt Nam đã có nhiều thay đổi về cơ cấu xã hội và lợi ích xã hội thay đổi, quan niệm, tư tưởng của nhân dân ngày càng có xu hướng đa dạng, nhiều người tìm kiếm sự an ủi tâm lý từ tôn giáo... Ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống của một bộ phận nhân dân ngày càng tăng lên. Cùng với sự phát triển của các tôn giáo, hoạt động của các thế lực thù địch có xu hướng ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị ở nước ta. Trong một mức độ nhất định, sự can thiệp của các thế lực này đã làm cho tính phức tạp của vấn đề tôn giáo ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi chúng ta phải nắm chắc và xử lý đúng đắn vấn đề tôn giáo, vừa không thể chỉ dùng biện pháp hành chính để quản lý tôn giáo, đồng thời cũng không thể từ bỏ vai trò quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động của tôn giáo mà cần tăng cường làm tốt công tác tôn giáo của Đảng, đoàn kết chặt chẽ những người theo tôn giáo, cùng phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Tôn giáo ở Việt Nam là vấn đề lớn, phức tạp, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có chủ trương, chính sách thích hợp trong hoàn cảnh và điều kiện mới, nhất là khi nước ta mở cửa, hội nhập quốc tế và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để tập hợp quần chúng nhằm chống phá cách mạng nước ta trong âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ. Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới đã có những chuyển biến sâu sắc và đạt được kết quả quan trọng. Việc thực hiện tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng đã đi vào nề nếp bên cạnh việc bảo đảm sự phát triển của kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, trong đó có cả đồng bào theo đạo. Đó là kết quả của đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cũng như sự quản lý có hiệu lực của Nhà nước. Việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà 5 nước ta đang được tiến hành một cách có hiệu quả trên phạm vi cả nước, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước, là trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của cả nước, là địa bàn trọng điểm về tôn giáo. Trong thời kỳ đổi mới thực hiện đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta tại thành phố mang tên Bác trong thời kỳ đổi mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta tại Thành phố Hồ Chí Minh (1990 - 2005) làm đề tài luận văn cao học của mình, tập trung vào ba tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Đó cũng là nội dung chính của luận văn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những năm đầu của thế kỷ XX, tôn giáo học đã có những bước phát triển mới về cả nguyên tắc tiếp cận cũng như các phương pháp nghiên cứu tôn giáo. Các học giả đã từng bước sử dụng các phương pháp đa dạng của xã hội học, tâm lý học và cận tâm lý để tiếp cận các mặt, các khía cạnh riêng biệt của tôn giáo. Đáng chú ý là việc các nhà tôn giáo mácxít đã kế thừa, chọn lọc các kết quả và thành tựu đạt được của tôn giáo học phương Tây, sử dụng các tài liệu, các luận điểm, những kết luận khác nhau một cách khoa học để xây dựng các quan điểm của mình dựa trên cơ sở thế giới quan khoa học. Có thể kể ra hàng loạt tác phẩm như: Tôn giáo học đại cương, Lịch sử và lý luận về tôn giáo học, Tôn giáo thế giới, Xã hội học tôn giáo, Tâm lý học tôn giáo (Khoa Triết học trường Đại học Tổng hợp quốc gia Lômônôxốp) hay tác phẩm: Triết học - Tôn giáo - Sự tiến triển đặc biệt của tôn giáo (Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô)... 6 Ở Việt Nam, những vấn đề học thuật về tôn giáo và những tôn giáo cụ thể của dân tộc đã được đề cập từ rất lâu bởi các nhà truyền giáo, nhà sư, học giả... đặc biệt là những nhà nghiên cứu có uy tín và tên tuổi như: Nguyễn An Ninh, Trần Văn Giàu, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, Vũ Khiêu, Nguyễn Tài Thư, Thượng tọa Thích Minh Châu, Minh Chi, Đặng Nghiêm Vạn... Các tác phẩm của họ chứa đựng một khối lượng lớn những tri thức quý báu về tín ngưỡng cổ truyền, Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo ở Việt Nam; thông qua đó phân tích những tính quy luật của sự phát triển của tôn giáo, quá trình dung hợp, pha trộn, vay mượn của tôn giáo dưới tác động của các điều kiện lịch sử cụ thể. Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về tôn giáo ngày càng nhiều, phong phú và có tính chuyên sâu hơn về mặt học thuật. Đáng chú ý là các công trình của Viện Nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam như: Những vấn đề tôn giáo hiện nay (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995), Về tôn giáo - tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996). Tác phẩm Lý luận về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996) đã đặt ra nhiều vấn đề mới mang tính cấp bách đối với tôn giáo. Hiện nay có nhiều công trình, nhiều bài viết về tôn giáo và ảnh hưởng của tôn giáo đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Có thể nêu một số luận văn, luận án như: Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam (Lê Hữu Tuấn, năm 1999), Ảnh hưởng của thế giới quan Công giáo đối với đời sống tinh thần tín đồ Công giáo Việt Nam - Những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh hiện nay (Mai Quan Hiện, năm 2000). Riêng về vấn đề tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Trần Chí Mỹ đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Triết học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài Xây dựng đời sống văn 7 hóa tinh thần ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (năm 2000), Thân Ngọc Anh bảo vệ thành công luận văn Cao học Ảnh hưởng của Phật giáo tới đời sống tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (năm 2004). Đặc biệt là bản Báo cáo tổng kết của đề tài Một số vấn đề cấp bách trong sinh hoạt tôn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh (trong bối cảnh thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo trong những năm gần đây) do GS. Đỗ Quang Hưng làm đồng chủ biên. Trên cơ sở quan điểm truyền thống đã xuất hiện hàng loạt những hệ thống phương pháp mới trong lĩnh vực xã hội học - tôn giáo, tâm lý học - tôn giáo... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau chưa thống nhất, không những về vấn đề lý luận mà cả về phương pháp nghiên cứu. Mặt khác, tôn giáo là một hiện tượng hết sức phức tạp nên còn nhiều khía cạnh cần được tìm hiểu sâu và làm sáng tỏ. Luận văn chỉ góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam và quá trình thực hiện chính sách ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến năm 2005 trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, bước đầu tiếp cận với đối tượng phức tạp, mới mẻ, năng lực kiến thức tôn giáo của tác giả còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Thành phố Hồ Chí Minh với 3 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo và Tin Lành. - Thời gian: Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005. 8 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp so sánh, lịch sử,... 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005 có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Luận văn góp phần làm sáng tỏ sự đổi mới về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề tôn giáo và bước đầu phân tích, đánh giá những thành tựu và những hạn chế của quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Qua những đánh giá chung, luận văn đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, cụ thể là ở Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết. Nội dung Chương 1 trình bày cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo. Trên cơ sở đó, cùng với thực trạng tình hình tôn giáo và nhu cầu của một bộ phận đồng bào có đạo, Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn đường lối và ban hành các chính sách tôn giáo thể hiện nhận thức đúng và chính sách phù hợp với bản chất vấn đề tôn giáo và thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta. Nội dung chương 2 nghiên cứu việc thực hiện chính sách tôn giáo của 9 Đảng và Nhà nước ta tại Thành phố Hồ Chí Minh - nơi tập trung nhiều tôn giáo và có sự tồn tại của ba tôn giáo lớn nhất Việt Nam là Phật giáo, Công giáo và Tin Lành, rút ra những thành tựu và hạn chế. Luận văn cũng mạnh dạn nêu ra nhận xét, rút ra một số giải pháp và kiến nghị trên phương diện tham khảo để việc thực hiện chính sách tôn giáo ở khu vực này đạt nhiều hiệu quả hơn. 10 Chương 1 CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo Các nhà triết học trước chủ nghĩa Mác, kể cả những nhà duy vật, đều là những người theo chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm về đời sống xã hội, vì họ mới dừng lại ở chỗ xác nhận một sự thực là: khác với tự nhiên - nơi mà những lực lượng vô tri vô giác đang hoạt động, thì trong xã hội, con người là một trong những thực thể có ý thức, có khả năng tự kiểm soát các hoạt động riêng của mình. Từ đó mà họ đều cho rằng, xã hội vận hành theo một cách riêng của nó, hoặc theo ý chí của một thế lực siêu nhiên có nhân tính (như Đức Chúa) hay không có nhân tính (như Ý niệm tuyệt đối), hoặc theo ý chí chủ quan của chính loài người. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, nó có nguồn gốc từ những sự hạn chế của các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen đã đưa ra một nhận định quan trọng vào loại bậc nhất của những người cộng sản về tôn giáo. Trong tác phẩm này, ông đã định nghĩa về tôn giáo, là: “Sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [17, tr.437]. 11 Còn Mác trong tác phẩm Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hêghen cũng đã khẳng định rằng “con người sáng tạo ra tôn giáo” [16, tr.569]. Trong lý luận nhận thức của Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng để nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan” [39, tr.179], ta có thể nhận thấy rằng, tôn giáo là kết quả từ một sự phản ánh của thế giới tự nhiên vào bộ não con người một cách sai lầm hoặc là một sự phản ánh không toàn diện thế giới khách quan, khiến con người hiểu sai hoặc không hiểu hết các hiện tượng trong tự nhiên. Cùng với những hạn chế mang tính chất thời đại bắt nguồn từ một nền khoa học còn rất thô sơ, mang nặng tính cảm tính, những phản ánh không đúng đắn này của nhận thức đã tạo nên những rào cản giữa con người và sự thực khách quan của thế giới tự nhiên, dẫn đến việc con người không thể trả lời được các câu hỏi về tự nhiên bí ẩn, và kết quả cuối cùng là khiến con người phải tìm đến tôn giáo. Trong suốt giai đoạn đầu của thời kỳ Công xã nguyên thủy, tôn giáo vẫn chưa tồn tại, mà chỉ đến cuối thời kỳ này, và sang thời kỳ Cổ đại thì những tôn giáo đầu tiên mới bắt đầu hình thành. Đó là do chỉ đến thời kỳ này con người mới có đủ những tri thức để xây dựng, hoàn thiện hệ thống kinh sách và tín điều, mà quan trọng nhất là việc xuất hiện chữ viết để ghi chép kinh sách. Khi xem xét những tôn giáo xuất hiện trong thời kỳ này, ta nhận thấy chúng mang nhiều đặc điểm xuất phát từ những tín ngưỡng rất sơ khai. Tôn giáo của người Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp - La Mã hay Giécmanh... đều là những tôn giáo đa thần (polytheism), mang nhiều màu sắc tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”; các thần thánh đều đại diện cho những lực lượng thiên nhiên, và “những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hóa một cách hết sức 12 nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp” [17, tr.437]. Là đại diện cho những lực lượng siêu nhiên, thần thánh của các tôn giáo chi phối đời sống con người. Và bắt nguồn từ đó, những lực lượng chỉ mang tính tự nhiên đã dần mang tính xã hội. Và cũng từ đó, tôn giáo mang tính giai cấp. Tính xã hội của tôn giáo được thể hiện qua nhận định của Mác trong Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hêghen. Ông viết: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [16, tr.570]. Nhận định này đã toát lên đầy đủ tính xã hội của tôn giáo, nó là sự đền bù lại cho sự nghèo nàn của hiện thực xã hội - với những nghèo nàn của tri trức để lý giải thế giới, tôn giáo lấp đầy vào đó bằng những huyền thoại: thế giới được tạo thành ra sao? Mây, gió, sấm, chớp sự thật là thế nào?... Và với những sự nghèo nàn trong đời sống do sự thấp kém của trình độ khoa học - kỹ thuật cùng với sự bất công, bạo ngược của xã hội đương thời, tôn giáo như một liều thuốc an thần xoa dịu những vết đau của con người. Lời khẳng định “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” là hoàn toàn chính xác trong thời điểm ấy. Tính giai cấp của tôn giáo được thể hiện qua sự lợi dụng tôn giáo để bảo vệ và củng cố quyền lợi của những lực lượng thuộc tầng lớp trên của xã hội, có địa vị, có tiền của và có tri thức hơn; đồng thời, họ không ngừng tác động làm tôn giáo ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Một thực tế lịch sử là: kinh sách và những tín điều của tôn giáo chỉ có thể được hoàn thiện và lưu truyền dưới dạng văn bản bởi những cá nhân và tổ chức thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Do đó, cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan mà tư tưởng của tầng lớp này dần trở thành nền tảng chủ yếu cho các tôn giáo. 13 Một sự kiện quan trọng có thể minh chứng cho sự tác động của tầng lớp quý tộc tới tôn giáo, đó chính là sự kiện “Cộng đồng Nicaea”: Hoàng đế La Mã là Constantine đã triệu tập hội nghị tất cả các giám mục Kitô giáo tại Nicaea (Thổ Nhĩ Kỳ) năm 325 để biên soạn bộ Kinh thánh Tân ước như chúng ta thấy ngày nay, mà mục đích chính là để thống nhất các chi nhánh của Kitô giáo, đưa tôn giáo này trở thành công cụ để mê hoặc nhân dân, củng cố quyền lực của bản thân Hoàng đế. Vì vậy, Từ điển triết học đã tổng kết quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo như sau: “Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ trong cuộc sống hằng ngày, sự phản ánh trong đó các lực lượng trần thế mang hình thức các lực lượng siêu phàm. Chủ nghĩa Mác coi tôn giáo là một hiện tượng xã hội chế định và vì vậy là một hiện tượng nhất thời trong lịch sử. Trong suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài của loài người, người ta không hề biết đến một tôn giáo nào cả. Tôn giáo xuất hiện trong một giai đoạn nhất định của chế độ công xã nguyên thủy với tư cách là sự phản ánh tình trạng bất lực của con người trước các lực lượng khủng khiếp và bí ẩn của tự nhiên” [52, tr.588]. Trong Chống Đuyrinh, Ăngghen đã phê phán thái độ bài tôn giáo cực đoan của Đuyrinh: “Trong xã hội tự do, không thể có sự thờ cúng; bởi vì mỗi thành viên của xã hội đều khắc phục được cái quan niệm ấu trĩ nguyên thủy cho rằng ở đằng sau thiên nhiên hay bên trên thiên nhiên, có những đấng mà người ta có thể dùng những vật hy sinh hay những lời cầu nguyện để tác động đến”. “Vì thế, hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa, được hiểu một cách đúng đắn, phải... phế bỏ mọi trang bị của sự mê hoặc tinh thần, và do đó, phế bỏ tất cả những yếu tố cơ bản của sự thờ cúng” [17, tr.436]. 14 Bởi vậy, giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau: Một là, chủ nghĩa Mác – Lênin nhấn mạnh tôn giáo và chủ nghĩa xã hội khoa học đối lập nhau về thế giới quan, không thể để tư tưởng tôn giáo thâm nhập vào chính đảng của giai cấp công nhân. Những mặt tiêu cực của tôn giáo phải bị khắc phục và đẩy lùi, dần đến chỗ xóa bỏ hoàn toàn. Đây là một nguyên tắc nhưng cũng là yêu cầu quan trọng nhất cần phải quán triệt trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo của những người cộng sản. Chỉ có thế tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin - tư tưởng khoa học chân chính, chủ đạo trong chủ nghĩa xã hội mới có thể đi sâu vào quần chúng nhân dân, mới tạo được nền tảng cơ sở vững chắc cho công cuộc xây dựng xã hội mới. Hai là, phải tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp bạo lực để xóa bỏ tôn giáo. Vi phạm nguyên tắc này là cố tình đẩy xã hội tới chỗ phân chia, đẩy những người theo đạo vào chỗ buộc phải chống lại chính quyền nhân dân. Vi phạm nguyên tắc này cũng là đi ngược lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vi phạm nghiêm trọng tới quyền thiết yếu nhất của con người: quyền được tự do; và trong đó có quyền được tự do theo hay không theo một tôn giáo. Chính quyền nhân dân nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là chính quyền của nhân dân nữa, tổ chức đảng nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là Đảng Cộng sản nữa. Bên cạnh đó, cần phải không ngừng phát huy những giá trị tốt đẹp, tích cực của tín ngưỡng tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa; cần phải nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Ba là, cần không ngừng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có cả mối liên hệ giữa người theo đạo và những người không theo đạo. Đó là yêu cầu hàng đầu để xây dựng đất nước và xã hội, nhưng cũng là một cách thức quan trọng để những người theo đạo hòa nhập vào cuộc sống tích cực 15 của xã hội, để họ nhận ra rằng cuộc sống hiện tại là quan trọng nhất, để giúp họ chủ động tham gia vào các hoạt động xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; chứ không phải luôn trong trạng thái thụ động, tiêu cực vì chỉ quan tâm tới việc sống sao bây giờ cho mai sau đến được với “nước Thiên Đường” hay “cõi Niết Bàn”. Bốn là, không ngừng thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục, giúp quần chúng nhân dân hiểu, nắm được những lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó nhận thức được rằng những tư tưởng duy tâm là hoàn toàn không có căn cứ. Việc giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học cũng như thế giới quan duy vật không chỉ đẩy lùi những sai lầm trong nhận thức của tư duy tôn giáo, mà chủ yếu là góp phần nâng cao trình độ kiến thức cho toàn dân. Năm là, phải kết hợp nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân theo đạo với nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống những thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, để tuyên tryền chống phá cách mạng. Cuộc đấu tranh này vừa phải khẩn trương, kiên quyết vừa phải thận trọng và có sách lược đúng, nếu không sẽ dễ dàng bị nhìn nhận là chính sách đàn áp tôn giáo. Sáu là, phải giải quyết vấn đề tôn giáo trên lập trường quan điểm lịch sử, tức là phải nhìn nhận vai trò, tác động của tôn giáo tới đời sống xã hội trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau là có thể rất khác nhau. Bởi vậy mối quan hệ với tôn giáo cũng cần phải rất linh hoạt và mềm dẻo: có những thời điểm phải biết sử dụng tôn giáo như một thứ vũ khí lợi hại để chống lại những kẻ thù chung của cả dân tộc. 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Đại hội VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam lần đầu tiên đã trân trọng ghi trong Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành 16 động”. Tiếp đến, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ sau những di sản quý báu, trong đó có những quan điểm của Người về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Những lời di huấn, các bài viết, các hành động cũng như phong cách ứng xử của Người đối với các tôn giáo nói chung và đối với tín đồ, giáo sĩ, nhà tu hành của đạo Công giáo nói riêng là những bài học quý báu. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc và tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng là nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Một trong những điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo đó là sự đoàn kết tôn giáo, mà cụ thể là đoàn kết lương giáo - kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Có thể thấy, tư tưởng đoàn kết lương - giáo, hòa hợp dân tộc của Người được hình thành trên những cơ sở kế thừa tinh hoa của truyền thống đoàn kết toàn dân trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo là nhân tố cơ bản đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi trong mọi giai đoạn. Tư tưởng ấy nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc, được thể hiện rõ qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao và giáo 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan