Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm cho lao động nhập cư người khmer tại xã phư...

Tài liệu Thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm cho lao động nhập cư người khmer tại xã phước hòa, huyện phú giáo, tỉnh bình dương

.PDF
126
1
84

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VÕ THỊ BÍCH THẢO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NHẬP CƢ NGƢỜI KHMER TẠI XÃ PHƢỚC HÕA, HUYỆN PHÖ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƢƠNG - 2019 UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VÕ THỊ BÍCH THẢO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NHẬP CƢ NGƢỜI KHMER TẠI XÃ PHƢỚC HÕA, HUYỆN PHÖ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS Đỗ Hạnh Nga BÌNH DƢƠNG - 2019 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện, Các số liệu, kết quả nghiên cứu, các kết luận đƣợc trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực, khách quan và chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Học viên Võ Thị Bích Thảo i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể thầy cô giáo Trƣờng đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng, đặc biệt các thầy cô giáo khoa Công tác xã hội đã tận tình dạy bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm cũng nhƣ lòng yêu mến, tâm huyết với nghề nghiệp của các thầy cô, Xin trân trọng cảm ơn Cô PGS,TS Đỗ Hạnh Nga ngƣời đã hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài, Nhờ có sự chỉ bảo giúp đỡ của Cô, tôi đã có đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Đảng ủy - HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam, Công an xã, ban lao động thƣơng binh, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên và các ban ngành đoàn thể của xã Phƣớc Hòa cùng các cô chú ban điều hành các ấp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn đặc biệt là lãnh đạo công ty gạch tuynel Phƣớc Hòa, công đoàn công ty và chi hội thanh niên, phụ nữ công nhân xa quê đã hợp tác với tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Dù bản thân đã rất cố gắng và tâm huyết dành công sức cho nghiên cứu này nhƣng do kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu chƣa đƣợc chuyên sâu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp từ phía các thầy cô giáo để luận văn của tôi đƣợc hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Phước Hòa, ngày tháng năm 2019 Học viên Võ Thị Bích Thảo ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển có lực lƣợng lao động lớn nhƣ Việt Nam. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong sự phát triển của thị trƣờng lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trƣờng, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp các nƣớc trong khu vực và trên thế giới [17]. Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách về lao động việc làm nhƣ nghị quyết của các kỳ đại hội của Đảng, Hiến pháp, các Bộ luật... Nhằm từng bƣớc hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm, tạo môi trƣờng bình đẳng cho tất cả lực lƣợng lao động trong mọi thành phần kinh tế, giai cấp và dân tộc. Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm cho LĐNC ngƣời Khmer; vận dụng kiến thức và kỹ năng của CTXH, phƣơng pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu về thực trạng chính sách việc làm của lao động nhập cƣ ngƣời Khmer. Tác giả lựa chọn và phân tích các đề tài nghiên cứu có liên quan và thực hiện làm khung ma trận tổng quan và từ đó phân chia theo hai chủ đề chính đó là những nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ đối với đời sống của ngƣời Khmer và thực trạng đời sống của LĐNC ngƣời Khmer. Vận dụng lý thuyết nhu cầu và lý thuyết hệ thống để đánh giá thực trạng và nhu cầu đối với LĐNC ngƣời Khmer trong quá trình nghiên cứu thực tiễn. Áp dụng cả hai phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và định tính, để tiếp cận và thu thập thông tin một cách tốt nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉnh Bình Dƣơng đã có nhiều chính sách hỗ trợ học nghề đối với lao động nông thôn và LĐNC. Tuy nhiên, với điều kiện thời gian và thu nhập của LĐNC ngƣời Khmer đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ xã Phƣớc Hòa, thì họ khó có thể tiếp cận đƣợc các chƣơng trình đào tạo này nếu không đƣợc chính quyền địa phƣơng và các doanh nghiệp hỗ trợ. Mặc khác, đa phần LĐNC ngƣời Khmer xuất phát điểm ở trình độ học vấn thấp, iii không biết tiếng Việt, mù chữ nên khó có thể tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn và trình độ tay nghề. Với đặc thù công việc đòi hỏi ngƣời lao động trong các lĩnh vực này phải có sức khỏe và chấp nhận làm những công việc nặng nhọc, làm việc ngoài trời với mọi điều kiện thời tiết. Đây cũng là ƣu điểm lớn nhất của họ mà các chủ cơ sở sản xuất nhỏ trên địa bàn rất cần. Do xu hƣớng di dân cùng gia đình và ngƣời thân nên họ thƣờng làm việc theo đại gia đình, để đảm bảo thu nhập, họ phải thƣờng xuyên làm thêm giờ, nhƣng chủ doanh nghiệp không phải chi trả tiền tăng ca và các chế độ khác cho ngƣời lao động. Đa phần cách nhìn của LĐNC ngƣời Khmer họ chấp nhận đánh đổi sức khỏe để mƣu sinh, là tầng lớp kiếm sống “bằng sức lao động” một trong những mong đợi gần gũi và thiết thực nhất đối với họ là có sức khỏe để làm việc. Với họ, sức khỏe có lẽ là thứ vốn mà họ có ƣu thế so với ngƣời khác. Bên cạnh đó, tác giả đã vận dụng phƣơng pháp công tác xã hội cá nhân để hỗ trợ, giúp đỡ đối với trƣờng hợp thân chủ là LĐNC ngƣời Khmer của công ty gạch tuynel Phƣớc Hòa. Đây là trƣờng hợp mẹ đơn thân nuôi con khuyết tật vận động, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chƣa tiếp cận đƣợc các chính sách hỗ trợ việc làm và và một số chính sách khác. Tóm lại, việc tiếp cận đƣợc các chính sách hỗ trợ việc làm còn rất hạn chế , từ đó đời sống vật chất tinh thần của những lao động nhập cƣ này còn tồn tại nhiều khó khăn. Họ rất cần sự quan tâm của doanh nghiệp, của chính quyền địa phƣơng nơi cƣ trú. Nhƣng nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến doanh thu, đến lợi nhuận mà ít quan tâm đến, thậm chí không quan tâm đến quyền lợi chính sách mà họ đƣợc hƣởng, đến thu nhập, sức khỏe, tinh thần của ngƣời lao động. Bên cạnh đó, công đoàn chƣa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong việc chăm lo bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Vì thế, rất nhiều ngƣời lao động không biết đến tổ chức công đoàn, hay việc công ty có tổ chức công đoàn hay không và họ cũng không hiểu đƣợc chức năng, nhiệm vụ của công đoàn nhƣ thế nào đối với ngƣời lao động. Từ đó, tác giả đƣa ra những kiến nghị đối với cơ quan ban hành chính sách, chính quyền địa phƣơng, ngành công tác xã hội, doanh nghiệp và lao động nhập cƣ ngƣời Khmer. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................ iii MỤC LỤC................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... viii DANH MỤC BẢNG .................................................................................. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................. x MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 3 2.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................... 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 4 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................ 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .................................... 9 6.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................... 9 6.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................... 10 7. Kết cấu của luận văn ...................................................................... 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 11 1.1. Tình hình nghiên cứu ..................................................................... 11 1.1.1 Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ đối với đời sống của ngƣời Khmer ................................................................................................. 11 1.1.2 Nghiên cứu về thực trạng đời sống lao động nhập cƣ ngƣời Khmer ................................................................................................. 15 1.2. Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu .............................................. 22 1.1.3 Cách tiếp cận lý thuyết hệ thống.............................................. 22 v 1.1.4 Cách tiếp cận lý Thuyết nhu cầu của A,Maslow ..................... 24 1.3. Một số khái niệm có liên quan ....................................................... 27 1.3.1. Lao động .................................................................................. 27 1.3.2. Lao động nhập cƣ .................................................................... 29 1.3.3. Lao động nhập cƣ là ngƣời Khmer .......................................... 30 1.3.4. Chính sách xã hội..................................................................... 31 1.4. Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nhập cƣ .................... 33 1.5. Công tác xã hội trong việc hỗ trợ việc làm và thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động khmer nhập cƣ ............................................. 41 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ NGƢỜI KHMER TẠI XÃ PHƢỚC HÒA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG ............................ 47 2.1. Khái quát về mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu .................... 47 2.1.1. Mẫu nghiên cứu ....................................................................... 47 2.1.2. Địa bàn nghiên cứu .................................................................. 48 2.2. Thực trạng việc làm của lao động nhập cƣ ngƣời Khmer trên địa bàn xã Phƣớc Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng ................................... 49 2.2.1 Công việc đang làm ................................................................. 49 2.2.2 Trình độ tay nghề ..................................................................... 51 2.2.3 Điều kiện làm việc ................................................................... 52 2.2.4 Thời gian làm việc ................................................................... 55 2.2.5 Mức thu nhập từ công việc ...................................................... 56 2.3. Thực trạng hỗ trợ việc làm và thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nhập cƣ ngƣời Khmer tại xã Phƣớc Hòa .............................. 57 CHƢƠNG 3 CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ NGƢỜI KHMER VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ................................................................................................. 63 3.1. Tổ chức thực hiện công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho LĐNC ngƣời Khmer........................................................................... 63 3.1.1. Mục tiêu ................................................................................... 63 vi 3.1.2. Thời gian thực hành ................................................................. 63 3.1.3. Kế hoạch thực hiện .................................................................. 63 3.2. Tiến trình công tác xã hội cá nhân ................................................. 64 3.2.1. Tiếp cận thân chủ ..................................................................... 64 3.2.2. Thu thập thông tin về thân chủ ................................................ 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 87 1. Kết luận .......................................................................................... 87 2. Kiến nghị ........................................................................................ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 91 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt LĐNC BHXH BHYT BHTN CTXH PTCĐ TNCN NVCTXH NXB HĐND UBMTTQ UBND XHH Nguyên nghĩa Lao động nhập cƣ Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm tai nạn Công tác xã hội Phát triển cộng đồng Thanh niên công nhân Nhân viên Công tác xã hội Nhà xuất bản Hội đồng nhân dân Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Ủy ban nhân dân Xã hội học viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: M tả mẫu nghiên c u ............................................................. 47 Bảng 2.2: M tả c ng việc ......................................................................... 49 Bảng 2.3: Điều iện m việc c ảnh hƣởng s c h e............................ 53 Bảng 2. 4: Điều iện m việc c ảnh hƣởng s c h e .......................... 53 Bảng 2.5: Thời gian m việc ................................................................... 55 Bảng 2.6: Thu nhập t c ng việc chính ................................................... 56 Bảng 2.7: Nguồn ực hỗ trợ việc m ....................................................... 58 Bảng 2.8: M c ộ thƣờng uyên nhận hỗ trợ th ng tin về BHXH ...... 58 Bảng 2.9: Nguồn hỗ trợ th ng tin về BHXH .......................................... 58 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phả hệ .............................................................................. 69 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ sinh thái ........................................................................... 70 Sơ đồ 3.3: Sơ đồ mức độ vấn đề thân chủ đang gặp ................................... 74 Sơ đồ 3.4: Sơ đồ cây vấn đề 1 ..................................................................... 76 Sơ đồ 3.5: Sơ đồ cây vấn đề 2 ..................................................................... 78 Sơ đồ 3.6: Sơ đồ Cây mục tiêu 1................................................................. 78 Sơ đồ 3.7: Sơ đồ Cây mục tiêu 2………………………………………...84 x MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn ề tài Ở Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc liên quan đến việc làm và chính sách giải quyết việc làm. Đây là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển có lực lƣợng lao động lớn nhƣ Việt Nam. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong sự phát triển của thị trƣờng lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trƣờng, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp các nƣớc trong khu vực và trên thế giới [17]. Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách về lao động việc làm nhƣ nghị quyết của các kỳ đại hội của Đảng, Hiến pháp, các bộ luật... Nhằm từng bƣớc hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm, tạo môi trƣờng bình đẳng cho tất cả lực lƣợng lao động trong mọi thành phần kinh tế, giai cấp và dân tộc. Bình Dƣơng kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay là một trong những địa phƣơng có tốc độ phát triển nhanh, có nhiều khu công nghiệp nhất trong cả nƣớc. Tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh Bình Dƣơng có 29 khu công nghiệp (27 khu công nghiệp đang hoạt động), thu hút trên 27 nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ. Với hơn 718.000 công nhân làm việc và lao động ngoài tỉnh chiếm khoảng 81% [46]. Địa phƣơng này là điểm đến của không ít lao động là ngƣời Khmer đến từ những vùng quê nghèo ở miền Tây Nam Bộ để tìm kiếm việc làm [49]. Song song với các văn bản pháp luật, Bình Dƣơng đề ra nhiều chƣơng trình, đề án về lao động, việc làm và các chính sách an sinh xã hội. 1 Xã Phƣớc Hòa là một xã nằm phía nam của huyện Phú Giáo, trong vùng quy hoạch khu công nghiệp ven đô của tỉnh Bình Dƣơng. Tập trung các khu sản xuất gạch, gốm sứ, cƣa xẻ gỗ và nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo [47]. Địa phƣơng đang trong quá trình phát triển và đô thị hóa mạnh mẽ, thu hút lƣợng lớn ngƣời nhập cƣ từ các tỉnh thành, trong đó có lao động nhập cƣ (LĐNC) ngƣời Khmer. Theo số liệu điều tra của công an xã Phƣớc Hòa tháng 6/2018 tổng LĐNC ngƣời Khmer đến địa bàn sinh sống và làm việc khoảng 150 ngƣời. Tuy nhiên, do trình độ học vấn thấp, không biết chữ, không có tay nghề, thiếu kỹ năng và thiếu thông tin nên không đáp ứng đƣợc yêu cầu tuyển dụng đối với các công việc thuộc khu vực kinh tế chính quy, LĐNC ngƣời Khmer phải làm việc trong môi trƣờng lao động nặng nhọc ở khu vực kinh tế phi chính quy, công việc mang tính chất bấp bênh, tạm thời, mức lƣơng thấp và không có các chế độ bảo hiểm, an sinh xã hội. Điều này, đặt ra cho các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể của địa phƣơng những thách thức trƣớc việc xác định các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những khó khăn, đồng thời tăng cƣờng khả năng tiếp cận các chính sách giáo dục nâng cao năng lực, giá trị của bản thân, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ tay nghề, các kỹ năng mềm và xóa mù chữ. Tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho lao động nhập cƣ ngƣời Khmer tại địa phƣơng. Vấn đề giải quyết việc làm cho LĐNC ngƣời Khmer đã có nhiều nghiên cứu từ góc độ kinh tế học và xã hội học. Tuy nhiên, từ góc độ công tác xã hội, vẫn còn ít nghiên cứu về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với lao động ngƣời Khmer, nhất là tại một địa phƣơng cụ thể nhƣ xã Phƣớc Hòa, huyện Phú Giáo. Đó là lý do học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nhập cư người Khmer tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ công tác xã hội. Qua đó, tìm hiểu những lý luận trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với LĐNC ngƣời Khmer. Thực trạng của việc thực hiện chính sách việc làm đối với LĐNC ngƣời Khmer. Vận dụng những kiến thức đƣợc học chuyên ngành công tác xã hội (CTXH), lên kế hoạch hỗ trợ, hỗ trợ những đối tƣợng này. Đồng thời, đƣa ra 2 những đề xuất kiến nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với LĐNC ngƣời Khmer. 2. Mục ích v nhiệm vụ nghiên c u 2.1. Mục ích nghiên c u Nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm cho LĐNC ngƣời Khmer; vận dụng kiến thức và kỹ năng của CTXH thông qua mô hình CTXH cá nhân để hỗ trợ một trƣờng hợp thân chủ trong việc thực hiện chính sách việc làm, giúp họ ổn định cuộc sống nơi nhập cƣ. Trên cơ sở đó, đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với LĐNC ngƣời Khmer. 2.2. Nhiệm vụ nghiên c u Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nhƣ trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: 2.2.1. Làm rõ các khái niệm liên quan đến chính sách xã hội, chính sách việc làm, lao động nhập cƣ và LĐNC ngƣời Khmer. Thống kê các chính sách hỗ trợ việc làm, lao động, hỗ trợ dân tộc thiểu số của Đảng, nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng nơi nghiên cứu. 2.2.2. Tìm hiểu, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với LĐNC ngƣời Khmer tại xã Phƣớc Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. Thông qua phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu LĐNC ngƣời Khmer để tìm hiểu những vấn đề bất cập trong việc thực hiện chính sách và khó khăn họ đang gặp phải trong quá trình di cƣ tìm kiếm việc làm. 2.2.3. Thiết lập mô hình công tác xã hội cá nhân đối với một trƣờng hợp LĐNC ngƣời Khmer, hỗ trợ một cách có hiệu quả trong việc thực hiện chính sách việc làm. 2.2.4. Đề xuất, kiến nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với LĐNC ngƣời Khmer. 3. Câu h i và giả thiết nghiên c u: 3.1. Câu h i nghiên c u LĐNC ngƣời Khmer đang đối mặt với những khó khăn nào? 3 Việc thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với LĐNC ngƣời Khmer tại địa phƣơng nhƣ thế nào? Nhu cầu cấp bách và cần thiết của LĐNC ngƣời Khmer hiện nay là gì? Chính quyền địa phƣơng đã có những hoạt động nào trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với LĐNC ngƣời Khmer? Công tác xã hội đối với LĐNC ngƣời Khmer tại địa phƣơng nhƣ thế nào? 3.2. Giả thiết nghiên c u Giả thiết 1: LĐNC ngƣời Khmer đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công việc và điều kiện sống của mình tại địa phƣơng nơi cƣ trú. Những khó khăn này xuất phát từ việc không tiếp cận đƣợc các chính sách hỗ trợ việc làm và chính sách ƣu đãi đối với ngƣời dân tộc thiểu số. Giả thiết 2: Chính quyền địa phƣơng và các doanh nghiệp chƣa quan tâm đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với LĐNC ngƣời Khmer theo đúng quy định của Pháp luật. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên c u 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nhập cƣ ngƣời Khmer. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Về khách thể nghiên cứu: Chính sách hỗ trợ đối với lao động nhập cƣ. Về đối tượng khảo sát: Thu thập thông tin 120 LĐNC ngƣời Khmer, Ngƣời làm công tác quản lý và đại diện công đoàn thuộc công ty trên địa bàn xã Phƣớc Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. 4.2.2. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm cho LĐNC ngƣời Khmer. Vận dụng phƣơng pháp CTXH cá nhân hỗ trợ một cách có hiệu quả việc thực hiện chính sách việc làm, Từ đó, đề xuất kiến nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với LĐNC ngƣời Khmer. (Lý do học viên vận dụng CTXH cá nhân vì đa số LĐNC ngƣời Khmer làm việc không theo thời gian cố định, không 4 thể gặp gỡ đƣợc cùng lúc một nhóm lao động để thực hiện CTXH nhóm, nên chỉ chọn CTXH cá nhân). 4.2.3. Địa bàn nghiên cứu: Xã Phƣớc Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. 4.2.4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2018. 5. Phƣơng pháp nghiên c u Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu để tìm kiếm những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đồng thời, áp dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu chính là phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu định tính, để tiếp cận và thu thập thông tin một cách tốt nhất. 5.1. Phương pháp phân tích tài liệu Tác giả nghiên cứu và phân tích một số quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng liên quan đến lao động việc làm, chính sách ƣu đãi phát triển kinh tế đối với dân tộc thiểu số, dân tộc Khmer và vấn đề tiếp cận chính sách của LĐNC ngƣời Khmer. Phân tích các tài liệu trên sách, báo, tạp chí, internet, tài liệu chuyên ngành và các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan. Qua đó, kế thừa có chọn lọc, vận dụng những thông tin phù hợp với đề tài, giúp học viên có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu. Đƣa ra quan điểm mới, hƣớng nghiên cứu mới cho đề tài nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lƣợng là nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp (chủ yếu là thống kê) để lƣợng hóa, đo lƣờng, phản ánh và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau. Mục đích đo các biến số theo từng mục tiêu và xem xét sự liên quan của chúng dƣới dạng các số đo và số thống kê; tổng quát hóa kết quả nghiên cứu thông qua phân phối ngẫu nhiên và lấy mẫu đại diện, Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các phƣơng pháp của nghiên cứu định lƣợng nhƣ Phƣơng pháp Bảng hỏi khảo sát, cụ thể nhƣ sau: Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo 5 một quy ƣớc nào đó. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng 120/150 bảng hỏi phỏng vấn áp dụng cho đối tƣợng lao động nhập cƣ ngƣời Khmer hiện có trên địa bàn xã Phƣớc Hòa huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng (số lao động Khmer còn lại do thƣờng xuyên thay đổi công việc và di chuyển nơi ở nên không thực hiện đƣợc khảo sát). Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, hình thành nên bảng khảo sát, Bảng khảo sát bao gồm 3 phần, phần thứ nhất 20 câu hỏi tìm hiểu về thực trạng việc làm nhƣ: lý do di cƣ vào Bình Dƣơng, cách tìm kiếm công việc, trình độ tay nghề, những thuận lợi, khó khăn, điều kiện và thời gian làm việc, ảnh hƣởng của công việc đối với sức khỏe. Phần thứ hai, gồm 18 câu tìm hiểu về thực trạng việc thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm, hợp đồng làm việc, các chế độ BHXH, BHTN, mức độ tham gia và hiệu quả hỗ trợ của các tổ chức xã hội, việc tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ khi gặp khó khăn, những mong muốn của bản thân về chính sách hỗ trợ việc làm. Phần thứ ba, tìm hiểu một số thông tin cá nhân nhƣ tuổi, giới tính, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, số lƣợng ngƣời đang sinh sống trong gia đình, trình độ học vấn, mức thu nhập hàng tháng, địa chỉ nơi thƣờng trú, nơi cƣ trú của LĐNC ngƣời Khmer trên địa bàn xã Phƣớc Hòa. Kết quả của việc thu thập thông tin bằng bảng khảo sát giúp học viên có cái nhìn tổng quát về việc tiếp cận chính sách việc làm của LĐNC ngƣời Khmer, những khó khăn trong quá trình nhập cƣ và làm việc tại xã Phƣớc Hòa, qua đó đề xuất mô hình can thiệp hữu hiệu của công tác xã hội, đồng thời kiến nghị chính quyền địa phƣơng, những ngành có liên quan đề xuất chính sách thiết thực hỗ trợ có hiệu quả cho LĐNC ngƣời Khmer. 5.3. Cách ử lý số liệu Cách xử lý số liệu là việc thống kê, khai thác có hiệu quả các số liệu; từ đó rút ra đƣợc những nhận xét, kết luận khoa học có tính khách quan đối với vấn đề nghiên cứu. Học viên xử lý thông tin theo chƣơng trình phần mềm của SPSS để phân tích thực trạng LĐNC ngƣời Khmer trên địa bàn xã Phƣớc Hòa; phát hiện, đề xuất, thiết kế và tổ chức thực hiện mô hình CTXH cá can thiệp, hỗ trợ hiệu quả cho LĐNC Khmer. 6 5.4. Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính là phƣơng pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm đối tƣợng từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Dữ liệu trong nghiên cứu định tính thƣờng phổ biến hơn dƣới dạng chữ (mô tả tính chất, đặc điểm) hơn là dạng số (mô tả các giá trị đo lƣờng hoặc thứ nguyên). Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lƣợc nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phƣơng pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chƣa bao quát đƣợc trƣớc đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập thông tin đƣợc chuẩn bị trƣớc, nhƣng chúng có thể đƣợc điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. Tác giả sử dụng các phƣơng pháp của nghiên cứu định tính nhƣ phƣơng pháp quan sát và phƣơng pháp phỏng vấn sâu. 5.4.1. Phương pháp quan sát Phƣơng pháp quan sát là phƣơng pháp thu thập thông tin thông qua các tri giác nhƣ nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp quan sát nhằm thu thập, bổ sung thông tin còn thiếu và kiểm tra độ tin cậy của các thông tin qua việc quan sát đặc điểm, tâm sinh lý, thể trạng, sức khỏe, thể chất, trình độ học vấn, hoàn cảnh sống, thái độ... của LĐNC ngƣời Khmer, cụ thể: Quan sát về môi trƣờng, không gian sống và điều kiện làm việc, môi trƣờng làm việc, sinh hoạt hàng ngày của họ; quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp và trạng thái tâm lý của LĐNC ngƣời Khmer; quan sát thực trạng đời sống kinh tế-văn hóa-xã hội của địa phƣơng, thái độ hành vi của ngƣời dân, gia đình, của chính quyền đối với các vấn đề liên quan đến chính sách đối với LĐNC ngƣời Khmer... những quan sát này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những kết quả nghiên cứu định lƣợng và định tính đã thu thập đƣợc. 5.4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Thuật ngữ phỏng vấn (Interview) đã đƣợc sử dụng khá rộng rãi cả trong cuộc sống và trong nghiên cứu khoa học. Theo cách hiểu thông thƣờng, phỏng 7 vấn là sự tiếp xúc trao đổi giữa chủ thể (ngƣời phỏng vấn) và khách thể (ngƣời đƣợc phỏng vấn, ngƣời trả lời). Nội dung phỏng vấn cần phải đƣợc chuẩn bị trƣớc, phải tuân thủ theo mục tiêu nghiên cứu, theo đối tƣợng đã đƣợc ghi nhận trong chƣơng trình nghiên cứu. Nhà nghiên cứu cần phải đƣợc chuẩn bị ở mức độ kỹ lƣỡng về kỹ năng và chuyên môn, việc ghi chép cũng cần thực hiện có hệ thống theo chƣơng trình đƣợc chuẩn bị từ trƣớc để tạo điều kiện tốt nhất cho xử lý thông tin sau này. Nguồn thông tin trong phỏng vấn sâu không chỉ đơn thuần là những câu trả lời phản ánh ý thức, quan điểm của khách thể, mà còn bao gồm cả các yếu tố khác nhƣ hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thân thể của ngƣời trả lời mà ngƣời phỏng vấn quan sát đƣợc trong suốt quá trình tiếp xúc. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu không những giúp nhà nghiên cứu thâm nhập đƣợc vào cộng đồng khách thể nghiên cứu, hiểu biết và phản ảnh đƣợc bản chất vấn đề, mà còn thực sự là những nghiên cứu từ bên trong (cách nhìn của ngƣời trong cuộc). Trên cơ sở điều tra thông qua các bảng khảo sát, học viên tiến hành phƣơng pháp phỏng vấn sâu để phát hiện và phân tích sâu hơn các thông tin có liên quan đến nhu cầu, mong muốn của thân chủ, những khó khăn mà họ đang gặp phải. Học viên kết hợp phƣơng pháp phỏng vấn tiểu sử để hiểu đƣợc bản chất của vấn đề. Từ đó, có cơ sở để thiết lập mô hình can thiệp, hỗ trợ phù hợp với điều kiện, nhu cầu và nguyện vọng của đối tƣợng nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan và chính xác, luận văn đã sử dụng tƣ liệu phỏng vấn sâu từ 14 ngƣời, đối tƣợng là LĐNC ngƣời Khmer làm tại các công ty, các cơ sở trên địa bàn, ở các độ tuổi, giới tính khác nhau, cơ cấu gia đình khác nhau và đa nghề nhƣ lao động làm ở khâu đốt lò, khâu sếp gòn, khâu sếp gạch thành phẩm trong các công ty sản xuất gạch, ở khu lò chén, lao động phơi ván lạng, tẩm hóa chất lên ván ở cơ sở ván lạng, thợ hồ làm việc tự do. Bên cạnh đó, còn phỏng vấn sâu đại diện chính quyền địa phƣơng, cán bộ phụ trách lao động việc làm, đại diện doanh nghiệp, đại diện công đoàn. Qua phỏng vấn sâu đã tạo mối tƣơng quan tốt giữa ngƣời nghiên cứu và thân chủ, đồng thời tìm hiểu đƣợc những tâm tƣ, tình cảm, nguyện vọng của LĐNC ngƣời Khmer. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan