Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái...

Tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái

.PDF
79
1
128

Mô tả:

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI GIÀNG A CHANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, tháng 11 năm 2022 BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI GIÀNG A CHANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG Hà Nội, tháng 11 năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quốc Khương - Giảng viên Khoa Khoa học chính trị, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu và những số liệu sử dụng trong luận văn phân tích một cách khách quan, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các thông tin, nội dung trích dẫn trong Luận văn cũng được trích dẫn có nguồn gốc rõ rằng và nghiên cứu đầy đủ. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng của công trình nghiên cứu này. Hà Nội, ngày……tháng……năm 2022 Học viên Giàng A Chanh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn, tôi đã nhận được sự động viên, hỗ trợ, giúp đỡ hết sức tâm huyết, trách nhiệm từ các thầy, cô giáo là lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Khoa, các thầy cô trong Khoa Khoa học chính trị, cũng như các thầy, các cô đã trực tiếp giảng dạy tôi trong các học phần lý thuyết. Đồng thời, cũng nhận được sự khích lệ vô cùng quan trọng từ gia đình, lãnh đạo, anh chị em đồng nghiệp và các anh, chị học viên cùng lớp với tôi. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các quý thầy, cô, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn tạo điều kiện, đóng góp ý kiến hết sức bổ ích cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn thạc sĩ. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Quốc Khương Giảng viên hướng dẫn trực tiếp của tôi trong quá trình thực hiện Luận văn. Thầy đã rất tận tâm, đầy trách nhiệm để hỗ trợ, giúp đỡ, chỉ bảo và có những ý kiến đóng góp vô cùng chất lượng, bổ ích nhằm giúp tôi hoàn thiện hơn trong hoạt động nghiên cứu và thực hiện Luận văn của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến UBND huyện Mù Cang Chải đã cung cấp các số liệu, báo cáo và trao đổi phân tích để tôi có những định hướng trong nghiên cứu của mình và đề xuất giải pháp gắn với địa phương. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa phong phú chắc hẳn bài Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được nhiều đóng góp quý báu từ quý thầy cô và từ bạn đọc để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thiết thực để áp dụng vào thực tiễn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Giàng A Chanh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 7 3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................................. 8 7. Bố cục của luận văn............................................................................................. 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ................................................................................................................................. 10 1.1. Chính sách dân tộc ................................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm dân tộc.................................................................................................. 10 1.1.2. Khái niệm chính sách dân tộc.............................................................................. 10 1.1.3. Đặc điểm của chính sách dân tộc ........................................................................ 11 1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc.............................................. 12 1.1.5. Tầm quan trọng của chính sách dân tộc ............................................................ 14 1.2. Thực hiện chính sách dân tộc................................................................................. 15 1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách dân tộc ............................................................ 16 1.2.2. Vai trò của việc thực hiện chính sách dân tộc ................................................... 16 1.2.3. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách dân tộc ................................................ 17 1.2.4. Quy trình thực hiện chính sách dân tộc ............................................................. 18 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách dân tộc.............................. 20 1.3.1. Các yếu tố bên ngoài ............................................................................................. 20 1.3.2. Các yếu tố bên trong.............................................................................................. 22 1.4. Cơ sở pháp lý thực hiện chính sách dân tộc ......................................................... 23 1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương về thực hiện chính sách dân tộc và bài học kinh nghiệm cho huyện Mù Cang Chải ................................................................ 26 1.5.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách dân tộc tại một số địa phương ................ 26 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Mù Cang Chải............................................... 29 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI ................................................ 31 2.1. Khái quát về huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái ................................................ 31 2.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ........................................................................ 31 2.1.2. Về đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 32 2.2. Tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Mù Cang Chải ................... 33 2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ........................................ 33 2.2.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách .................................... 34 2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách ....................................................... 34 2.2.4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách............................................. 36 2.2.5. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm................................................................... 37 2.3. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân ............................................. 37 2.3.1. Những kết quả đạt được ....................................................................................... 37 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................................... 48 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 50 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI ................................................................................................................ 51 3.1. Quan điểm thực hiện chính sách dân tộc.............................................................. 51 3.2. Các giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái ........................................................................................................... 52 3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách .......................................................................... 52 3.2.2. Giải pháp về công tác quy hoạch, chỉ đạo thực hiện chính sách .................... 53 3.2.3. Giải pháp về công tác phổ biến, tuyên truyền .................................................... 54 3.2.4. Giải pháp về công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách dân tộc.... 55 3.2.5. Giải pháp về phát huy nguồn lực, kêu gọi người dân địa phương cùng tham gia thực hiện chính sách dân tộc ................................................................................... 55 3.2.6. Giải pháp phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện chính sách dân tộc ........................................................................................................... 56 3.2.7. Giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ thực hiện chính sách dân tộc ......................................................................................... 56 3.2.8. Giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách dân tộc ........................................................ 57 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 58 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 59 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt STT Giải nghĩa 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 CBCC Cán bộ, công chức 3 CP, TTg Chính phủ, Thủ tướng 4 CSC Chính sách công 5 DT, DTTS Dân tộc, Dân tộc thiểu số 6 ĐTBD Đào tạo bồi dưỡng 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 KT-XH Kinh tế - xã hội 9 MTTQ Mặt trận tổ quốc 10 NĐ, NQ Nghị định, Nghị quyết 11 NXB Nhà xuất bản 12 PTDT Phổ thông dân tộc 13 QĐ Quyết định 14 THPT Trung học phổ thông 15 TU, TW Trung ương 16 UBND Ủy Ban Nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bắt nguồn từ tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ lịch sử và thực tiễn, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp cũng như khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của mỗi dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Đảng và Nhà nước luôn coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược, nhiệm vụ mang tính cách mạng trong mỗi giai đoạn phát triển. Những chủ trương của Đảng và các chính sách dân tộc của Nhà nước ta mang tính tổng hợp và toàn diện bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến tất cả các dân tộc cũng như mối quan hệ giữa dân tộc trong cộng đồng quốc gia. Vấn đề dân tộc và giải quyết đúng đắn các nội dung về công tác dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta, điều này thể hiện thông qua các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đã có nhiều chương trình, dự án và chính sách của Trung ương đầu tư, hỗ trợ cho vùng dân tộc, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số được ban hành nhằm phát triển mọi mặt ở vùng đồng bào dân tộc, trong đó nhiều chính sách hỗ trợ đối với vùng đặc biệt khó khăn, Chương trình 30a hỗ trợ đối với các huyện nghèo, Chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được phê duyệt vào tháng 03 năm 2013, theo đó nhằm đảm bảo phát triển nhanh, bền vững và toàn diện Chính phủ đã định hướng các mục tiêu và đưa ra nhiều nhiệm vụ mang tính cụ thể nhằm giải quyết vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc; khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn được quan tâm hàng đầu và phát huy trong mỗi thời kỳ cách mạng; từng bước củng cố và nâng cao hệ thống chính trị cơ sở; định hướng để từng bước hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế, văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc để giảm dần khoảng cách phát triển, sự chênh lệch giữa các dân tộc; giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; nguồn nhân lực dân tộc thiểu số được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và phát triển; đảm bảo ổn định an ninh - quốc phòng luôn được giữ vững. Mù Cang Chải nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yên Bái 1 180km, theo quốc lộ 32 và là một trong những huyện vùng cao của nước ta. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính ôn đới, trên 91% dân cư là dân tộc Mông cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc. Chiếm trên 91% dân số toàn huyện, người Mông ở Mù Cang Chải có 4 nhóm: Mông Đơ (Mông Trắng); Mông Đu (Mông Đen); Mông Lình (Mông Hoa); Mông Si (Mông Xanh), cư trú ở những sườn núi cao từ 800 đến 1.700m với những nét văn hóa đậm đà truyền thống, đặc sắc. Trong ngôn ngữ của đồng bào Mông, huyện vùng cao Mù Cang Chải với ý nghĩa “đất gỗ khô” đã trở thành biểu tượng sức cần cù, sáng tạo bền bỉ của đồng bào các dân tộc, từ một vùng đất với địa hình hiểm trở, khô cằn, hoang hóa, những người Mông giỏi trèo đèo vượt núi đã không quản ngại khó khăn, vất vả để khai hoang những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Qua đó, đã giúp đồng bào các dân tộc ngày càng ấm no, hạnh phúc và góp phần điểm thêm nét đẹp vào thiên nhiên, người Mông đã tạo ra những kiệt tác mang đậm giá trị văn hóa truyền thống cho riêng mình, góp phần phát triển kinh tế và du lịch như hiện nay. Sở hữu tiềm năng lớn với nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn như: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo, đèo Khau Phạ, thung lũng Nậm Khắt, đỉnh Púng Luông... cùng với đó là những nét văn hóa riêng, đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông, Thái. Là huyện miền núi, nằm trong những vùng tập trung đông đảo các đồng bào dân tộc cùng sinh sống, mỗi một dân tộc lại mang trong cộng đồng mình những bản sắc văn hóa riêng có từ văn hóa tâm linh, văn hóa lễ hội, văn hóa canh tác, văn hóa trang phục, văn hóa ẩm thực… đó là những truyền thống văn hóa riêng mà không dân tộc nào khác có được. Với nhiều tiềm năng sẵn có, Mù Cang Chải có nhiều lợi thế nhằm phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển các loại hình du lịch nói riêng như: Du lịch sinh thái, thăm quan, nghỉ dưỡng (Thác Mơ, khu bảo tồn loài sinh cảnh xã Chế Tạo, rừng phong lá đỏ xã Chế Tạo, bãi đá cổ Lao Chải…). Du lịch văn hoá - lịch sử (tập trung khôi phục và tái hiện các lễ hội truyền thống như: Lễ hội cúng cơm mới, đám cưới Mông, lễ hội gầu tào, Tuần văn hoá hàng năm). Trước đây, Mù Cang Chải từng được coi là thủ phủ trồng cây thuốc phiện, cuộc sống người dân chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp nhưng với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể hệ thống chính trị kết hợp với sự đầu tư từ các chương trình, chính sách dân tộc, cuộc sống của người dân ở đây đã thay đổi, đường bê tông vào đến tận bản; trạm xá, trường học, trụ sở, nhà cộng đồng đều được xây mới khang trang, người dân 2 được hỗ trợ phát triển sản xuất và từng bước vươn lên thoát nghèo. Từ những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc, công tác triển khai thực hiện chính sách dân tộc của huyện Mù Cang Chải cũng được thực hiện với những nét đặc trưng riêng. Theo đó, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện, đặc biệt phòng Dân tộc là cơ quan chuyên môn tham mưu trực tiếp về công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã bám sát các chương trình, chính sách dân tộc kết hợp chặt chẽ với những bản Hương ước, quy ước thôn bản nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả những chủ trương của Đảng và chính sách Nhà nước về công tác dân tộc. Bên cạnh đó, đội ngũ Già làng, Trưởng dòng họ, Người có uy tín cũng giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc của huyện. Bởi vậy, các chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần thay đổi diện mạo và từng bước cải thiện cuộc sống của đồng bào các dân tộc của huyện vùng cao Mù Cang Chải. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách còn bộc lộ một số hạn chế như: hiệu quả của chính sách chưa thực sự bền vững, nguồn vốn nhà nước chủ yếu mang tính chất hỗ trợ, chưa đủ mạnh để làm chuyển biến mọi mặt ở vùng cao; nguồn lực của địa phương cũng còn rất nhiều khó khăn; công tác chỉ đạo, quản lý, triển khai thực hiện các chính sách còn có những hạn chế, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn. Từ những phân tích nêu trên, học viên lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công của mình với mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó sẽ định hướng những giải pháp góp phần đẩy mạnh việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong công cuộc xây dựng và phát triển đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội vấn đề dân tộc, các chính sách dân tộc là một nội dung có ý nghĩa chiến lược luôn được các ngành, các cấp hết sức quan tâm. Vì thế, những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn chú trọng đến công tác dân tộc như một kim chỉ nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, bên cạnh phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh… Theo đó, các vấn đề về dân tộc và chính sách dân tộc đã được nghiên cứu một cách công phu, bài bản và từ đó chỉ ra hệ thống về cả lý luận và thực tiễn về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân 3 tộc. Các công trình nghiên cứu về chính sách dân tộc được nghiên cứu bài bản, chuyên sâu theo nhiều dạng khác nhau như sách chuyên khảo, luận văn, luận án. Tại công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả phân loại các công trình nghiên cứu như sau: 1) Những công trình nghiên cứu về vấn đề lý luận về dân tộc, quan hệ dân tộc, công tác dân tộc: - Ủy ban Dân tộc và Miền núi (2001), Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Những nội dung lý luận về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc, các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới đã được nghiên cứu công phu, khoa học; công trình nghiên cứu đã trình bày nhiệm vụ công tác dân tộc cần thực hiện của nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp cách mạng. Như vậy, thông qua công trình nghiên cứu các tác giả đã hệ thống được nội dung cả về lý luận và thực tiễn về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc. - Lê Ngọc Thắng (2005), Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Công trình nghiên cứu đã làm rõ các nội dung cả về lý luận và thực tiễn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc tác giả đã phân tích làm rõ những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc. Cuốn sách đã làm rõ nhiều nội dung quan trọng về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, từ đó gợi mở những cách tiếp cận mới về định hướng phát triển chính sách ở vùng đồng bào dân tộc. - Viện Dân tộc (2005), Một số vấn đề về dân tộc và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách tập trung phân tích và đưa ra những vấn đề lý luận về chính sách phát triển của Nhà nước về các nguồn lực trong giải quyết vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và phát triển vùng đồng bào dân tộc; vai trò nghiên cứu về công tác dân tộc và sự phát triển bền vững đã được thể hiện trong công trình nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận và thực tiễn về vấn đề dân tộc và phát triển. - Ủy ban dân tộc (2006), Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ở tất cả các giai đoạn xây 4 dựng và phát triển, vì thế cuốn sách đã tập trung nghiên cứu về phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững, đồng thời đưa ra định hướng chiến lược phát triển bền vững đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. - Bế Trường Thành (2011), Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc. Cuốn sách đã nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới nhằm luận giải vấn đề dân tộc ở Việt Nam. Từ góc độ công tác dân tộc, tác giả đã đề cập đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh khác nhau như: tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân tộc, nghiên cứu về công tác hoạch định chính sách dân tộc, công tác nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi, tham mưu về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc cho Đảng và Nhà nước trong bối cảnh hiện nay … Kế thừa từ các nghiên cứu về công tác dân tộc, cuốn sách đã gợi mở và đổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu về lĩnh vực dân tộc trong thời kỳ đổi mới. - Hoàng Hữu Bình, Phan Văn Hùng (2013), Một số vấn đề về đổi mới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc, Nxb Chính trị - Hành chính. Công trình nghiên cứu đã được các tác giả trình bày rõ ràng về cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới; những thành tựu, khó khăn trong xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc đã được nghiên cứu chuyên sâu và phân tích cụ thể, theo đó các tác giả đã chỉ ra những giải pháp mang tính đột phá để góp phần đổi mới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển. - Đặng Khắc Ánh, Phan Thị Mỹ Bình (2021), Chính sách dân tộc, tôn giáo, Nxb Bách khoa Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày cơ sở lý luận về chính sách dân tộc, tôn giáo; đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; bên cạnh đó các tác giả đã đưa ra định hướng nhằm đổi mới chính sách dân tộc, tôn giáo trong thời gian tới. Cuốn sách góp phần hoàn thiện dần nội dung lý luận về chính sách dân tộc, tôn giáo, đồng thời là gợi ý để hoạch định và thực thi chính sách dân tộc, tôn giáo trong thời kỳ mới. - Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2021), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia sự thật. Cuốn sách đã trình bày khoa học liên quan đến nội dung lý luận về dân tộc và quan hệ dân tộc trên thế giới; phân tích cụ thể các đặc 5 điểm cơ bản của cộng đồng dân tộc của nước ta; những quan điểm và nguyên tắc về công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta được nghiên cứu cụ thể; cuốn sách đã trình bày khái quát nhất những kiến thức cơ bản, thiết thực nhằm bồi dưỡng tư tưởng lý luận chính trị cho bán bộ, đảng viên và nhân dân. 2) Những công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách dân tộc: - Triệu Thanh Phương (2014), Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn. Công trình nghiên cứu này là Luận văn Thạc sĩ Luật học, tác giả đã hệ thống được cơ sở lý luận về thực hiện chính sách dân tộc. Luận văn đã phân tích thực trạng thực hiện chính sách các chính sách dân tộc ở tỉnh Lạng Sơn, từ đó đánh giá tổng quát và chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra hệ thống giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Đinh Thị Giang (2017), Thực hiện chính sách dân tộc - Từ thực tiễn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Tác giả tiếp cận dưới góc độ Quản lý công, Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta; phân tích việc thực hiện các chính sách trên địa bàn huyện Sơn Hà và chỉ ra những ưu điểm, bất cập của chính sách dân tộc. Luận văn đã khái quát được yêu cầu nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc và đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc. Những đề tài nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất nhiều giải pháp trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng. Tuy nhiên, tiếp cận dưới gốc độ Luận văn Thạc sĩ Chính sách công chưa có công trình nào nghiên cứu về “Thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”. Do đó, Học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu với mục tiêu làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách dân tộc; đánh giá những kết quả đạt được và phân tích nguyên nhân, hạn chế; đồng thời đưa ra các quan điểm, giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu quy trình và nội dung thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái từ năm 2016 đến nay, luận văn chỉ ra những kết quả đạt được và những khó khăn, tồn tại, hạn chế. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Mù Cang Chải trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện tốt mục đích nghiên cứu trên, học viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách dân tộc; - Đánh giá quy trình và nội dung việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Mù Cang Chải, chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và những nguyên nhân; - Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách dân tộc tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Về nội dung nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quy trình và nội dung thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. 4.2.2. Về thời gian và địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái từ năm 2016 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong đề tài Luận văn gồm: 7 - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Phân tích các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu của cơ quan chuyên môn thực hiện công tác dân tộc ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. - Phương pháp thống kê: Thống kê tài liệu và hệ thống báo cáo thường kỳ, báo cáo giai đoạn liên quan đến công tác thực hiện chính sách dân tộc tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. - Phương pháp tham khảo tài liệu: Nhằm góp phần nâng cao công tác nghiên cứu hoàn thành thông qua các bài báo, luận án, báo cáo khoa học, giáo trình... - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của cán bộ, công chức của phòng Dân tộc và cán bộ có kinh nghiệm công tác dân vận, quản lý nhà nước về DTTS trên địa bàn huyện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới, đòi hỏi tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cần không ngừng thay đổi, phát triển để bắt kịp với xu thế trong tình hình mới. Theo đó, chính sách dân tộc cũng là một trong những nội dung mà Đảng và Nhà nước ta cần phải quan tâm cải cách nhằm đưa ra những chính sách phù hợp. Công tác dân tộc, chính sách dân tộc cần phải bổ sung và hoàn thiện nhiều khía cạnh, tuy nhiên trong khuôn khổ Luận văn, học viên làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách dân tộc, đồng thời đánh giá kết quả đạt được trong công tác thực hiện chính sách dân tộc tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái và chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế trong công tác thực hiện chính sách dân tộc. Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm và giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Các giải pháp từ đề tài Luận văn sẽ góp phần làm phong phú và hoàn thiện công tác thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta. Bênh cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài Luận văn sẽ là những gợi ý để chính quyền địa phương tham khảo trong việc xây dựng chủ trương, nghị quyết về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, thông qua đó thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng thời, những địa phương 8 có đặc điểm tương tự huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có thể tham khảo nhằm cải cách công tác thực hiện chính sách dân tộc. Ngoài ra, Luận văn có thể sử dụng là tài liệu tham khảo trong lĩnh vực nghiên cứu, áp dụng trong công tác bồi dưỡng, tuyên truyền địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 7. Bố cục của luận văn Bên cạnh các nội dung phần mở đầu, nội dung, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chính của Luận văn bao gồm 03 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách dân tộc Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái Chương 3. Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 1.1. Chính sách dân tộc 1.1.1. Khái niệm dân tộc Qua quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người dân tộc được hình thành, đây là một trong những hình thái cộng đồng người, ở Việt Nam và trên thế giới vấn đề dân tộc và công tác dân tộc là một trong những nội dung quan trọng và phức tạp. Có thể hiểu về khái niệm dân tộc theo hai nghĩa phổ biến như sau: Một là, “dân tộc” được hiểu là “tộc người” (Ethnics). Đó là cộng đồng người tự ý thức về tộc thuộc, có ngôn ngữ chung, có những đặc điểm văn hóa chung và có sự chia sẻ về ký ức lịch sử (nguồn gốc, tổ tiên, nơi xuất cư...). Trong bối cảnh toàn cầu hóa khiến quan hệ giao lưu, hôn nhân hỗn hợp dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ, với mỗi cá nhân, có thể tồn tại đa bản sắc văn hóa tộc người và thuộc về hơn một tộc người. [32, tr.141] Hai là, về khái niệm dân tộc, có thể định nghĩa dân tộc ở hai mức độ. Trước hết, dân tộc với nghĩa hẹp, như là tộc người. Ở đây, thuật ngữ Nation có liên quan đến từ Latin là Natio - với hàm nghĩa mối quan hệ có cùng dòng máu, tức mối quan hệ chung tổ tiên, mà phần lớn có ý nghĩa huyền thoại. Thứ hai, dân tộc với nghĩa rộng, như siêu cộng đồng dân cư, chỉ hình thành khi có nhà nước, với một lãnh thổ, cấu trúc kinh tế, xã hội và chia sẻ những giá trị văn hóa chung. Vẫn theo nghĩa rộng, đến nay có hai quan điểm lớn về khái niệm dân tộc. [32, tr.253-254] Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn, khái niệm “dân tộc” được hiểu theo nội hàm thứ nhất, tức là “tộc người”. 1.1.2. Khái niệm chính sách dân tộc Chính sách công là một lĩnh vực rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội vì thế đã được nghiên cứu và tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, theo đó có thể hiểu khái niệm về chính sách công (CSC) như sau: CSC là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó được định hướng mục tiêu và cách giải quyết những vấn đề công trong xã hội. [11, tr.51] Từ khái niệm về chính sách công, xét thấy rằng chính sách công bắt nguồn từ 10 các Quyết định do Nhà nước ban hành, các Quyết định hành động hướng tới giải quyết vấn đề công trong xã hội, bao gồm các mục tiêu và giải pháp nhằm tạo ra sự thay đổi và đạt mục tiêu trong quá trình quản lý nhà nước của các các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Đầu ra của quá trình quản lý nhà nước và sản phẩm của đội ngũ cán bộ, công chức được thể hiện cụ thể thông qua các chính sách công. Trên cơ sở khái niệm về chính sách công, có thể hiểu chính sách dân tộc như sau: “Chính sách dân tộc là quan điểm, chủ trương, các quyết định của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc với mục tiêu, giải pháp, công cụ nhằm bảo đảm và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển và xây dựng đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo giữ gìn phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc, bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển đất nước”. 1.1.3. Đặc điểm của chính sách dân tộc Chính sách dân tộc được hoạch định đều hướng đến giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc, giúp đồng bào dân tộc xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững, giảm dần sự phát triển chênh lệch giữa các dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thể hiện nguyên tắc cơ bản: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển. Theo đó, có thể khái lược đặc điểm chính sách dân tộc ở một số nội dung cơ bản sau: - Tính tổng hợp: Xem xét, giải quyết từng vấn đề phải đặt trong mối quan hệ với các vấn đề khác, đảm bảo lợi ích của dân tộc và cộng đồng quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh đất nước đa tộc người mang đậm nhiều nét văn hóa đặc trưng riêng góp phần tạo ra nền văn hóa Việt Nam phong phú, thì vấn đề dân tộc vừa là vấn đề giai cấp, đồng thời là vấn đề quốc phòng - an ninh nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đây là đặc trưng, góp phần tạo nên diện mạo lịch sử, văn hóa của Việt Nam và đồng thời là một đặc điểm lớn trong chính sách dân tộc. Do đó, một chính sách dân tộc được ban hành ra phải xem xét tính tổng hợp của các vấn đề trong xã hội để vừa giải quyết tốt vấn đề dân tộc, đồng thời cũng giải quyết tốt các vấn đề khác. - Tính toàn diện: Bao hàm các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, quan tâm tới các giai tầng xã hội, các dân tộc trong cộng đồng. 11 Giải quyết vấn đề dân tộc tác động đến toàn thể hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, bởi vấn đề dân tộc là phức tạp cho nên khi giải quyết tốt vấn đề dân tộc không chỉ giải quyết ở một lĩnh vực cụ thể như chính trị, xã hội mà còn tác động đến nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục, y tế, tôn giáo… Chính sách dân tộc có thể là một vấn đề hoặc nhiều vấn đề nhưng để thực hiện có hiệu quả thì các giải pháp tổ chức thực hiện phải mang tính toàn diện. Chính sách dân tộc không chỉ biểu hiện sự quan tâm một mặt nào đó mà còn là biểu hiện sự quan tâm toàn diện đến các dân tộc thiểu số về tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội. - Tính cụ thể: Gắn với từng dân tộc cụ thể, trong điều kiện và bối cảnh cụ thể. Những chủ trương, đường lối của Đảng luôn chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định chính sách dân tộc, hướng tới triển khai các chính sách đạt mục tiêu. 1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc đã được hình thành ngày từ thời kỳ dựng nước và thông qua quá trình xây dựng, phát triển đất nước thì những nguyên tắc này đã ngày càng hoàn thiện hơn. Trong quá trình hội nhập và phát triển các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc tiếp tục được khẳng định, hoàn thiện và bổ sung thêm. Nếu như trong các văn kiện Đại hội Đảng từ lần thứ II đến lần thứ V đều nhấn mạnh: đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc thì từ Đại hội VI trở đi các nguyên tắc này đã được xác định là: “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau” (Đại hội VI), “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau” (Đại hội VII), “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ” (Đại hội VIII), “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển” (Đại hội IX), “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” (Đại hội X)… Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 24NQ/TW, ngày 12/03/2003 về công tác dân tộc. Nghị quyết đã đề cập toàn diện, tổng thể về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc ở nước ta, bên cạnh đó cũng tập trung vào những nội dung có tính chiến lược, cấp bách của công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước, đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với một quốc gia có nhiều dân tộc, sự bình đẳng giữa các dân tộc vừa là 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng