Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay...

Tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay

.PDF
18
99
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ THỊ VÂN ANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ THỊ VÂN ANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60 22 03 08 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phan Thanh Khôi Hà Nội - 2014 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 NỘI DUNG..................................................... Error! Bookmark not defined. Chương 1. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH VĨNH PHÚC ............... Error! Bookmark not defined. 1.1. Chính sách dân tộc........................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Nội dung chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh PhúcError! Bookmark not defined Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY ................. Error! Bookmark not defined. 2.1. Những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay ............... Error! Bookmark not defined. 2.2. Nguyên nhân của những thực trạng trênError! Bookmark not defined. Chương 3. NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAYError! Bookmark not defined. 3.1. Những quan điểm chỉ đạo góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nayError! Bookmark not defined. 3.2. Những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nayError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 13 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Phần lớn các dân tộc thiểu số sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa – những địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái. Do đó, Đảng ta luôn coi việc hoạch định và thực hiện đúng chính sách dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong tiến trình cách mạng. Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệptheo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, tình hình chính trị - xã hội thế giới có nhiều biến đổi lớn, vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc vẫn là vấn đề phức tạp, gay gắt và vô cùng nhạy cảm ở nhiều quốc gia.Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện đúng đắn chính sách dân tộc là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta. Giải quyết tốt vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc không những tạo nên sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách phát triển chênh lệch giữa các dân tộc mà còn phát huy được truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Chính sách dân tộc là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Do đó, thực hiện chính sách dân tộc phải gắn với kế hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc đã khẳng định: Các dân tộc thiểu số: thực hiện tốt chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc Việt 4 Nam. Đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) lại tiếp tục khẳng định: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đây là những nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Đó cũng chính là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội nói chung và chính sách dân tộc nói riêng nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số còn ở trình độ sản xuất và đời sống thấp, xây dựng, phát triển quan hệ dân tộc tốt đẹp và đấu tranh chống lại các thế lực phản động có âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại việc thực hiện chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc. Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đồng bằng có trung du và miền núi.Tỉnh Vĩnh Phúc có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 7 huyện. Bên cạnh dân tộc Kinh, toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có trên 10 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số với trên 40 nghìn nhân khẩu đang sinh sống tại trên 40 xã, thị trấn thuộc 5 huyện, thị xã: Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, Sông Lô và thị xã Phúc Yên. Toàn tỉnh có 13 dân tộc thiểu số; trong đó đông nhất là dân tộc Sán Dìu với gần 40 nghìn người (chiếm 90,8% tổng số đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh). Các dân tộc sống đan xen, đoàn kết, hoà thuận và hỗ trợ nhau phát triển. Ở Vĩnh Phúc đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở miền núi, đời sống còn rất nhiều khó khăn. Những năm qua, các chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và nhà nước được thực hiện trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc đặc biệt là dân tộc thiểu số và miền núi, rút ngắn dần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế cần được nhận thức và có những giải pháp nhằm 5 nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc quán triệt và triển khai thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã chọn đề tài “ Thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học xã hội khác nhau như Triết học, Sử học, Dân tộc học, Xã hội học, Chủ nghĩa xã hội khoa học,… Ở nước ta cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học đi sâu nghiên cứu về vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc, chính sách dân tộc, những vấn đề về thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Có thể kể đến một số công trình như: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, của TS. Lê Ngọc Thắng, Nhà xuất bản Trường Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2005. Nội dung cuốn sách tác giả trình bày một cách hệ thống các vấn đề lý luận về dân tộc, vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc; các quan điểm cơ bản của vấn đè dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta. Đồng thời tác giả trình bày một cách hệ thống chính sách dân tộc của các nhà nước phong kiến, thực dân đế quốc, tư bản và một số nước khác trên thế giới.Qua đó tác giả so sánh để thấy được tính sáng tạo, đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và yếu kém trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, 6 tác giả đề ra định hướng chính sách dân tộc, đặc biệt là chính sách trên lĩnh vực văn hóa trong thời gian tới. Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay do TS. Đậu Tuấn Nam chủ biên, được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2009.Cuốn sách gồm tập hợp các bài viết của các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Từ việc xác định khái niệm dân tộc, GS. TS. Phan Hữu Dật đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề này thông qua việc phân tích chủ nghĩa Mác cũng như chủ nghĩa Mác – Lênin. PGS, TS. Lê Ngọc Thắng và PGS, TS.Cao Văn Thanh đã trình bày những quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc cũng như những chính sách kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Bên cạnh việc đưa ra những quan điểm, chính sách cơ bản, các tác giả phân tích thực trạng, nguyên nhân cho những hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế… Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc của TS. Bế Trường Thànhdo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2011. Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Ủy ban Dân tộc (3-5-1946-3-5-2011), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc. Cuốn sách gồm một số bài viết và công trình tiêu biểu của đồng chí Bế Trường Thành, góp phần luận giải và làm sáng tỏ vấn đề dân tộc ở Việt Nam; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào các dân tộc và công tác dân tộc hiện nay. Các bài viết đề cập đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh khác nhau nhìn từ góc độ công tác dân tộc như: việc hoạch định chính sách dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân tộc, tham mưu cho Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong 7 tình hình hiện nay, vấn đề dân tộc trong chiến lược quốc phòng – an ninh, công tác nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi,… Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay của TS. Lô Quốc Toàn do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2012.Cuốn sách là một nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và thực trạng công tác phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, tác giả đã nêu phương hướng và hệ giải pháp nhằm phát triển nguồn cán bộ này một cách vững mạnh. Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcdo PGS, TS. Nguyễn Đăng Thành chủ biênđược Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2012.Cuốn sách tuyển chọn một số công trình nghiên cứu của Đề án “Luận cứ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nước ta đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay của TS. Phạm Thanh Hà, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2014 đã phân tích cơ sở hình thành, đặc điểm và nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và những tác động hai mặt của toàn cầu hóa. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, phát triển lành mạnh con người, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Văn hóa các dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc, của tác giả Lâm Quý, do Ban Dân tộc – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc xuất bản năm 2009. 8 Trong cuốn sách này, tác giả đã thể hiện theo tinh thần khảo cứu dân tộc học về lịch sử dân cư, tập quán sản xuất, sinh hoạt xã hội, ngôn ngữ, chữ viết, kiến trúc – mỹ thuật – âm nhạc dân gian, phong tục, lễ hội... nhằm giúp người đọc có cách nhìn tổng quan về văn hóa các dân tộc ở Vĩnh Phúc với bản sắc truyền thống riêng. Tác giả cũng đồng thời cảnh báo những nguy cơ làm phai nhạt bản sắc các dân tộc thiểu số. Từ đó khuyến nghị một số vấn đề về giữ gìn, bảo tồn, khai thác phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Sán Dìu, Cao Lan và Dao ở Vĩnh Phúc. Vựng tập các dân tộc thiểu số ở Vĩnh Phúc do Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phát hành năm 2011 đã giới thiệu khá chi tiết về đặc điểm các dân tộc thiểu số của tỉnh. Ngoài ra còn có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài này như: Thực hiện chính sách dân tộc ở vùng núi phía Bắc nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ( 2003) – Luận văn tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị của Bế Thu Hương. Thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2006) – Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị Phương Thủy. Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay (2006) – Luận văn Thạc sĩ Triết học của Hồ Thị Ngọc Mai. Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam( 2014) Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Lâm Thành. 9 Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010( 2014) – Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Hoàng Thu Thủy... Các tác giả đều tập trung phân tích thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc ứng với mỗi địa bàn cụ thể, từ đó đề ra giải pháp cơ bản nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Riêng tỉnh Vĩnh Phúc (ngoài các công trình nghiên cứu về dân tộc học và văn hóa các dân tộc của tỉnh) chưa có công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học nào bàn về chính sách dân tộc của tỉnh một cách toàn diện và đầy đủ.Vì vậy, đề tài không trùng lặp với các đề tài, công trình nghiên cứu đã công bố.Những tài liệu trên giúp ích cho việc tham khảo, đối chứng, so sánh trong quá trình nghiên cứu đề tài của tác giả luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Luận giải khái quát những nội dung lý luận cơ bản về dân tộc, chính sách dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phân tích thực trạng và những vấn đề dân tộc đặt ra đối với việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc. Nêu lên một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc trong tỉnh. 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: thực trạng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Về nội dung: chú trọng các vấn đề liên quan đến các dân tộc, dân tộc thiểu số của tỉnh Vĩnh Phúc. Về thời gian: 15 năm tái thiết lập tỉnh (1997 – 2013) và nhất là những năm gần đây. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận của luận văn: Được thực hiện dựa trên những nguyên lý, lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, đồng thời đề tài có kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan. - Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu: phương pháp logic - lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp điều tra dân tộc học… 6. Đóng góp mới của luận văn Dưới góc độ chính trị - xã hội, luận vănlàm rõ những những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc qua 15 năm tái thiết lập nhất là những năm gần đây, đồng thời chỉ ra những hạn chế cần được khắc phục. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa 11 hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu của đất nước và quốc tế. 7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan đến vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. Đồng thời, luận văn có thể cung cấp nguồn tài liệu để cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành có liên quan đề ra những chính sách cụ thể đối với khu vực đồng dân tộc thiểu số, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương với 6 tiết 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (2009), Kỷ yếu đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số địa phương lần thứ nhất – 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bế Trường Thành(2010), Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. C. Mác, Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đậu Tuấn Nam (2009), Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Hoàng Văn Hoan (2014), Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Lâm Quý (2009), Văn hóa các dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc, Ban Dân tộc – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc 15. Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (1998), Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Lê Ngọc Thắng (2005), Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 13 17. Lô Quốc Toàn(2010), Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Nguyễn Đăng Thành (2010), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Đức Lữ (2013), Tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Quốc Phẩm (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số (các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Lý(2012), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ lãnh đạo quản lý cấp huyện người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Nguyễn Văn Nam (2009), Vấn đề giao đất, giao rừng và định canh, định cư vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Phạm Thanh Hà(2010), Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Trần Hữu Tiến(2011), Dân tộc trong lịch sử và trong thời đại ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Trần Quang Nhiếp (1997), Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14 28. Trịnh Quốc Tuấn (1996), Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay. Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Ủy ban dân tộc(2010), Kỷ yếu Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất – 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 24, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 31. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 32. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 33. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 34. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ( 2007), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Vựng tập Các dân tộc thiểu số ở Vĩnh Phúc. 36. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2003), Văn kiện Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII ( nhiệm kỳ 2001 – 2005), Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV , Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc. 40. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 15 42. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 43. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sự thật, Hà Nội. 45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Sự thật, Hà Nội. 46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Sự thật, Hà Nội. 47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 48. Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa X(2000), Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 49. Nxb Chính trị quốc gia (2012), Tài liệu nghiên cứu các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Hà Nội. 50. Trường Đào tạo nghiệp vụ công tác dân tộc - Ủy ban Dân tộc (2004), Các chuyên đề bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác dân tộc cho cán bộ ở địa phương (Tài liệu phục vụ cho Hội nghị tập huấn năm 2004), Hà Nội. 51. Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Kỷ yếu Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2004 – 2009. 52. Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Kỷ yếu Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2004 – 2009( Từ kỳ họp thứ nhất đến kỳ họp thứ năm). 16 53. Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Kỷ yếu Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2004 – 2009( Từ kỳ họp thứ sáu đến kỳ họp thứ tám). 54. 55. Lê Duy Đại (2002), Một số chính sách cán bộ ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số hiện nay, Dân tộc học, (4), tr3-4. 56. Hoàng Công Dũng (2005), Sự tham gia của người dân trong xây dựng và thực hiện các chính sách dân tộc, Dân tộc (52), tr27-30. 57. Phan Hữu Dật (2003), Hợp tác, tương trợ giữa các dân tộc hướng tới mục tiêu ổn định và phát triển xã hội tại các vùng đa dân tộc ở nước ta, Lý luận chính trị, (8), tr27-31. 58. Nguyễn Quốc Phẩm (2004), Vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng nước ta, Lý luận chính trị, (3), tr42-46. 59. Đặng Quốc Tiến (2004), Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn hiện nay, Cộng sản, (20), tr18-21. 60. Bế Thu Hương(2003), Thực hiện chính sách dân tộc ở vùng núi phía Bắc nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận văn tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị. 61. Đặng Thành Đạt (2007), Nghiên cứu so sánh chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam thời hiện đại, Luận án Tiến sĩ Lịch sử. 62. Hồ Thị Ngọc Mai (2006), Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay ,Luận văn Thạc sĩ Triết học. 63. Nguyễn Thị Phương Thủy (2001), Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( từ các tỉnh miền núi phía Bắc ) Luận văn Thạc sĩ Triết học. 17 64. Nguyễn Thị Phương Thủy (2006), Thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Triết học. 65. Phạm Công Tâm (2001), Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Luận án Tiến sĩ Triết học. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan