Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại...

Tài liệu Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y vnpet thái nguyên

.PDF
65
37
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------- HOÀNG THỊ THẤM Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CHÓ ĐƯỢC ĐƯA ĐẾN KHÁM VÀ CHỮA BỆNH TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y VnPet THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------- HOÀNG THỊ THẤM Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CHÓ ĐƯỢC ĐƯA ĐẾN KHÁM VÀ CHỮA BỆNH TẠI BỆNH PHÒNG KHÁM THÚ Y VnPet THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K48 – CNTY POHE Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Phương Lan Thái Nguyên, năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và rèn luyện tại trường. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo, cán bộ khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Ban lãnh đạo, các anh chị tại cơ sở 2 Doanh nghiệp Tài Thủy Phát đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Phạm Thị Phương Lan đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khích lệ em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy, cô và cán bộ công nhân viên của khoa, của trường luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Hoàng Thị Thấm ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, và một số công việc khác ............ 38 Bảng 4.2. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại phòng khám Thú y........ 39 Bảng 4.3. Số lượng chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y Vnpet Thái Nguyên (Tháng 11/2019 – Tháng 5/2020) .................. 41 Bảng 4.4. Số lượng và tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở chó được đưa................... 42 Bảng 4.5. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại phòng khám .... 43 Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó được đưa ..................... 45 Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh đường tiêu hóa cho chó .................... 46 Bảng 4.8 Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó tại phòng khám .............. 47 Bảng 4.9. Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp cho chó ...................... 48 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FDI : Foreign Direct Investment, Hình thức đầu tư dài hạn P.O : Per Os, đường uống S.C : Subcutaneous injection, tiêm dưới da I.M : Intramuscular, tiêm bắp I.V : Intravenous, tiêm tĩnh mạch TT : Thể trọng PTNT : Phát triển nông thôn KCN : Khu công nghiệp iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................iii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv Phần 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ...................................................................... 1 1.2.1. Mục tiêu ................................................................................................................ 1 1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................. 2 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................... 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .................................................................................. 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 3 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 5 2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ......................................................................... 6 2.1.4. Mô tả sơ lược về bệnh xá thú y cộng đồng ....................................................... 7 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước......................................................... 8 2.2.1. Hiểu biết chung về loài chó ................................................................................ 8 2.2.2 Một số giống chó được nuôi ở Việt Nam hiện nay .........................................10 2.2.3. Đặc điểm sinh lý của chó ..................................................................................15 2.3. Một số bệnh thường gặp ở chó ............................................................................18 2.3.1. Bệnh đường tiêu hóa .........................................................................................23 2.3.2. Bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục ...........................................................................23 2.3.3. Bệnh hệ hô hấp ..................................................................................................25 2.3.4. Bệnh Ký sinh trùng............................................................................................27 2.3.5. Bệnh về hệ thần kinh, vận động .......................................................................29 v 2.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................................32 2.4.1. Nghiên cứu trong nước ....................................................................................32 2.4.2. Nghiên cứu nước ngoài .....................................................................................33 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ......34 3.1. Đối tượng ...............................................................................................................34 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...........................................................................34 3.3. Nội dung thực hiện ...............................................................................................34 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ..............................................................34 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ..........................................................................................34 3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin).............................................34 3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh...........................................................................35 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................37 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ................................................38 4.1. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại phòng khám Thú y Vnpet Thái Nguyên..............................................38 4.2. Tình hình tiêm phòng vắc xin cho chó tại phòng khám thú y Vnpet Thái Nguyên ..........................................................................................................................39 4.3. Tình hình khám chữa bệnh cho chó tại phòng khám Thú y VnPet Thái Nguyên ..........................................................................................................................40 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám. ...................................................................................................42 4.4.1. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám ..................................................................................................................42 4.4.2 Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại phòng khám Thú y Vnpet Thái Nguyên .................................................................................................................43 4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hoá ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y Vnpet Thái Nguyên ............................................44 vi 4.5.1. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ................................................................44 4.5.2 Kết quả điều trị bệnh đường tiêu hoá ở chó .....................................................46 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y Vnpet Thái Nguyên ............................................47 4.6.1. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó được đưa đến phòng khám .........47 4.6.2. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho chó ..................................................48 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................50 5.1. Kết luận ..................................................................................................................50 5.2. Đề nghị...................................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................52 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trên thế giới chó là một trong những vật nuôi sống gần gũi và thân thiện với con người. Ngày nay nuôi chó không vì mục đích giữ nhà mà có thể giải trí, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, học tập, phục vụ cho công tác an ninh quốc phòng… Hiện nay, do nhu cầu và sở thích của con người, số lượng và giống chó ở Việt Nam ngày càng đa dạng phong phú. Bên cạnh đó, việc nuôi dưỡng và chăm sóc sao cho những chú chó cưng được khỏe mạnh cũng là mối quan tâm của chủ nuôi. Mặc dù, đã có vắc xin phòng bệnh, thuốc điều trị nhưng bệnh trên chó vẫn xảy ra và ngày càng có những diễn biến phức tạp. Doanh nghiệp Tài Thủy Phát được xây dựng và thành lập vào năm 2015. Cơ sở 2 Doanh nghiệp Tài Thủy Phát (gồm cả phòng spa và phòng khám) được xây dựng từ tháng 12/2018 và chính thức đưa vào hoạt động khám chữa bệnh cho động vật cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận, mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng cơ sở đã được chủ các thú cưng biết đến và đưa thú cưng vào chăm sóc, khám chữa bệnh tại đây ngày một đông. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của BCN khoa, thầy giáo hướng dẫn và cơ sở thực tập em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại Phòng khám Thú y Vpet Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Xác định được tình hình nhiễm các bệnh trên chó được đưa đến khám tại cơ sở 2 Doanh nghiệp Tài Thủy Phát 2 - Áp dụng biện pháp chẩn đoán, điều trị một số bệnh thường gặp cho chó được đưa đến khám tại Phòng khám Thú y Vnpet Thái Nguyên. 1.2.2. Yêu cầu - Làm quen với công tác khám chữa bệnh tại cơ sở. - Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó khám chữa bệnh tại phòng khám. - Xác định được tỷ lệ nhiễm các bệnh trên chó được đưa đến khám tại phòng khám. - Biết cách chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho chó được đưa đến khám tại phòng khám. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Cơ sở 2 Doanh nghiệp Tài Thủy Phát nằm ở PG2-12 vincom Thái Nguyên, trên địa bàn phường Quang Trung – Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên Phường Quang Trung nằm ở phía Bắc thành phố Thái Nguyên, có vị trí địa lý: Phía Đông giáp phường Hoàng Văn Thụ Phía Tây giáp phường Tân Thịnh Phía Nam giáp phường Đồng Quang và phường Tân Thịnh Phía Bắc giáp các phường Quan Triều, Quang Vinh và xã Quyết Thắng. Phường Quang Trung có diện tích 1,57 km2, dân số của năm 2011 mật độ dân số đạt 20.721 người/km2. 2.1.1.2. Điều kiện khí hậu Cơ sở 2 Doanh nghiệp Tài Thủy Phát nằm trên địa bàn phường Quang Trung – Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên thuộc phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, do đó khí hậu của bệnh cơ sở mang tính chất đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông song chủ yếu là hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 - 10, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 300C, ẩm độ trung bình từ 80 - 85%, lượng mưa trung bình là 160mm/tháng 4 tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8. Với khí hậu như vậy trong chăn nuôi cần chú ý tới công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Mùa khô kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Trong các tháng này khí hậu lạnh và khô, nhiệt độ dao động từ 12 - 260C, độ ẩm từ 70 80%. Về mùa đông còn có gió mùa đông bắc gây rét và có sương muối ảnh hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi. 2.1.1.3. Điều kiện đất đai Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau: Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên). Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác. Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp. 5 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Tình hình xã hội - Dân cư: Dân số của phường Quang Trung (2019) là 38.532 người, phường gồm có 39 tổ dân phố đánh số từ 1 đến 39, phường có tổng số diện tích theo km2 là là 1,57 km2. Phường nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có rất nhiều dân tộc sinh sống, dân số chủ yếu là dân tộc Kinh và một số dân tộc khác… - Y tế: Trạm y tế phường Đồng Quang với nhiều trang thiết bị hiện đại; là nơi thường xuyên khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. - Giáo dục: Phường Đồng Quang là nơi tập trung các khu trung tâm giải trí, thương mại, dịch vụ như Vincom plaza, chợ Đồng quang.... bên cạnh đó là nơi tập trung nhiều trường trung học cơ sở và trường tiểu học khác. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho trình độ dân trí của người dân được nâng lên rõ rệt, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. - An ninh chính trị: Là nơi tập trung đông dân cư nên tình hình an ninh ở phường luôn được đảm bảo, được sự quan tâm của các cấp chính quy. 2.1.2.2. Tình hình kinh tế Trong năm 2019, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chuyển biến tích cực: Tăng trưởng kinh tế đạt trên 9%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11.5%; xuất khẩu ước đạt 27.63 tỷ USD, tăng 11.2%; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 15600 tỷ đồng, vượt 4,2% so dự toán và tăng 3,6% so cùng kỳ; trong đó, thu cân đối ngân sách 15,56 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ và vượt 3,8% dự toán cả năm; thu quản lý qua ngân sách 68,7 tỷ đồng, tăng 22% so cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương: Cả năm 2019, tổng chi ngân sách địa phương đạt 14700 tỷ đồng, trong đó, chi cân đối ngân sách 6 địa phương ước đạt 13,72 nghìn tỷ đồng, bằng 100,6% so với dự toán và giảm 12% so với cùng kỳ. Trong tổng thu cân đối, thu nội địa đạt 12900 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ và bằng 110,7% dự toán cả năm; thu hoạt động xuất nhập khẩu đạt 2,67 nghìn tỷ đồng, giảm 15,6% so với cùng kỳ và bằng 79,7% dự toán cả năm. Tính đến tháng 12/2019, trên địa bàn tỉnh có trên 7.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 86 nghìn tỷ đồng; 143 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký gần 8,1 tỷ USD. Riêng các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện thu hút được trên 120.000 lao động, với thu nhập bình quân gần 7 triệu đồng/tháng. 2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 2.1.3.1. Ngành trồng trọt Phường Đồng quang được coi là trung tâm của thành phố Thái nguyên, song các ngành nông nghiệp ở đây đa phần nhỏ lẻ, phục vụ ở mức độ gia đình, ngành trồng trọt trên địa bàn. 2.1.3.2. Ngành chăn nuôi - Sự phát triển của ngành công nghiệp thú cưng: Đối với tỉnh Thái Nguyên, theo số liệu thống kê, tổng đàn chó của tỉnh là trên 300 nghìn con. Được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tỉnh Thái Nguyên nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại và các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn. Qua đó, đã góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin; xây dựng các mô hình quản lý đàn chó và phòng, chống bệnh dại; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương, mọi tầng lớp nhân dân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp chủ động phòng, chống để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh dại gây ra. Bên cạnh đó, trên địa bàn phường Đồng Quang và các khu lân cận, sự xuất hiện của các phòng khám Thú y, các 7 dịch vụ spa chó mèo đã và đang phát triển, điều này đã mở ra một trang mới trong ngành chăn nuôi nói chung và dịch vụ chó mèo cảnh nói riêng. - Công tác thú y: Trong những năm gần đây, lãnh đạo và cán bộ thú y trên địa bàn rất quan tâm tới công tác thú y. Hàng năm, phường tổ chức tiêm phòng cho đàn vật nuôi 2 lần trong một năm trên địa bàn. Ngoài việc đẩy mạnh công tác phòng bệnh, cán bộ thú y còn chú trọng tới công tác kiểm dịch, không để xảy ra các dịch bệnh lớn trên địa bàn. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền lợi ích của công tác vệ sinh thú y, giúp người dân hiểu và chấp hành tốt Pháp lệnh thú y, hạn chế tối đa rủi ro dịch bệnh, tăng năng suất chăn nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế. 2.1.4. Mô tả sơ lược về bệnh xá thú y cộng đồng Cơ sở 2 Doanh nghiệp Tài Thủy Phát được xây dựng từ tháng 12/2018. Từ năm 2018 đến năm 2019, cơ sở đã và đang trở thành nơi chăm sóc (spa), khám và chữa bệnh cho chó mèo có uy tín trong tỉnh Thái Nguyên.Từ năm 2019 đến nay, ngoài công tác kinh doanh phục vụ khách hàng, cơ sở còn thường xuyên nhận đào tạo học viên và sinh viên thực tập. * Chức năng, nhiệm vụ: - Phục vụ chăm sóc (kí gửi, spa) chó mèo tại cơ sở - Tư vấn, khám chữa bệnh và các dịch vụ về chó mèo. - Nhận đào tạo và sinh viên thực tập vào cơ sở. * Cơ cấu tổ chức của cơ sở: Cơ sở có một quản lí trực tiếp. Cán bộ làm trực tiếp tại phòng khám có 2 người: 1 bác sĩ thực hiện khám chữa bệnh và 1 nhân viên phục vụ. Cán bộ trực tiếp làm việc tại spa có 4 người: gồm 1 quản lí bán hàng, 2 thợ cắt tỉa chính và 1 nhân viên. Ngoài ra cơ sở có các học viên, sinh viên thực tập tốt nghiệp đến cơ sở để học tập, rèn luyện kỹ năng. * Cơ sở vật chất: 8 Phòng khám được xây dựng trên diện tích 200m2. Gồm 7 phòng chức năng: phòng trực, kho vật tư, phòng khám tổng quát, phòng tư vấn và điều trị, phòng chẩn đoán xét nghiệm, phòng mổ, phòng lưu trú gia súc bệnh. Phòng khám đã có đầy đủ các thiết bị để phục vụ các hoạt động về chăm sóc chẩn đoán bệnh cho thú cưng như máy siêu âm, xét nghiệm máu, máy khí dung, kính hiển vi, tủ lạnh, tủ ấm, máy sấy, đèn mổ và nhiều dụng cụ hỗ trợ khác. Spa: gồm 3 tầng Tầng 1: dịch vụ bán hàng, phụ kiện, thức ăn.. dành cho chó mèo. Tầng 2: spa, làm đẹp cho thú cưng như tắm ,nhuộm, cắt tỉa, vệ sinh chung. Tầng 3: dịch vụ kí gửi (Pet houtel) dành cho thú cưng Spa đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ các hoạt động spa cho thú cưng như máy cạo, kéo cắt tỉa, máy sấy, kìm bấm móng, các loại sữa tắm phù hợp... 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Hiểu biết chung về loài chó Chó là con vật được loài người ưa chuộng nhất để nuôi trong nhà, hơn cả mèo và cá cảnh. Họ Chó (danh pháp khoa học: Canidae) là một họ động vật có vú chuyên ăn thịt và ăn tạp được gọi chung là chó hay cáo. Họ này bao gồm chó, chó sói xám, cáo, chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ và chó rừng. Tất cả các loài động vật này đều đi bằng đầu ngón chân của chúng Loài chó có màu sắc lông, dạng lông, kích thước cơ thể và hình dáng rất đa dạng và phong phú, khác nhau tùy từng giống. Thời gian mang thai trung bình của chó khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Chó cái có tổng cộng 310 đốt xương và chó đực có thêm một đốt xương ở dương vật. Chó có 4 chân và mỗi chân có 4 ngón, ở chân trước có 9 thêm 1 ngón nhỏ nằm ở trên cao không bao giờ chạm đất. Một số con chó khi sinh ra có thêm ngón nhỏ ở chân sau (1 hoặc 2 ngón) được dân gian coi là huyền đề. Chó có tất cả 42 răng: 20 răng hàm trên và 22 răng hàm dưới. Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Đến khoảng 5 tháng các răng sữa bắt đầu rụng để được thay bằng các răng khôn. Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Thị giác của chúng rất kém, chỉ nhìn thấy 2 màu đen-trắng. Nhịp tim chó là từ 70 – 120 nhịp/phút. Thân nhiệt của chó thường từ 37,5°C đến 39°C, chó con thân nhiệt cao hơn chó già. Chó không đổ mồ hôi để làm giảm thân nhiệt mà thè lưỡi ra để nước miếng bốc hơi, mặc dù chó cũng có tuyến mồ hôi như loài người. Vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ "hạ nhiệt" trong những ngày oi bức. Người ta đã tính được rằng: chó 1 năm tuổi tương ứng với người 16 tuổi. Chó 2 tuổi tương ứng với người 24 tuổi, chó 3 năm tuổi tương ứng với người 30 tuổi và sau đó cứ thêm một năm tuổi chó bằng 4 năm tuổi người. 10 2.2.2 Một số giống chó được nuôi ở Việt Nam hiện nay Nhóm chó ta hay chó nội địa được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách đây 3.000 - 6.000 năm trước công nguyên. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2011) [33], ở nước ta có tập quán nuôi chó thả rông vì thế sự phối giống một cách tự nhiên giữa các giống chó kết quả là tạo ra nhiều thế hệ con lai với đặc điểm ngoại hình rất đa dạng và nhiều tên gọi dựa vào màu sắc bộ lông và từng địa phương để gọi tên. Giống chó Vàng: Chó vàng được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách đây khoảng từ 3.000 - 4.000 năm trước công nguyên. Chúng có tầm vóc trung bình, con trưởng thành nặng khoảng 12 - 18 kg, chiều cao 50 - 55cm, chó cái thường nhỏ hơn chó đực. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) [35], Đây là giống chó nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự thích ứng tốt với điều kiện ngoại cảnh, ít bị ốm, dễ ăn uống và bơi lội giỏi. Chó đực phối giống được ở lứa tuổi 15 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản được ở tuổi 12 - 14 tháng, mỗi lứa trung bình đẻ 5 con. Chó Lào: Theo Lê Văn Thọ (1997) [36], chó Lào lông xồm, màu hung với hai vệt trắng trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn chó H’Mông, cao 60 65cm, nặng 18 - 25kg. Tuổi thành thục con đực từ 16 - 18 tháng tuổi, con cái từ 13 - 15 tháng tuổi. Được nuôi nhiều ở vùng núi phía Bắc và Tây Bắc nước ta, chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con. Chó H’Mông: Theo Lê Văn Thọ (1997) [36], chó H’Mông sống ở miền núi cao, được dùng để giữ nhà, săn thú, có tầm vóc trung bình khá có những cá thể đặc biệt to lớn, lớn hơn chó vàng, chiều cao 55 - 60cm, nặng 18 - 20kg, chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con. Theo Đinh Thế Dũng và cs. (2011) [6], chó H’Mông có kiểu lông màu đen đôi khi xuất hiện màu vằn vện như da hổ, đầu to, lớn với trán phẳng, rộng, tỷ lệ giữa dài đầu và chiều cao trước là 1/3, 11 hai tai thường dựng đứng. Đuôi bị cộc bẩm sinh với độ dài khác nhau đây là điểm để nhận dạng quan trọng với các giống chó khác. Chó Phú Quốc: Chó Phú Quốc là giống chó nổi tiếng được người dân đảo Phú Quốc (Kiên Giang) sử dụng trong việc săn bắt từ hàng trăm năm nay. Nguồn gốc chó Phú Quốc có từ rất lâu đời và đôi khi người ta còn không biết chúng xuất hiện từ khi nào. Có giả thuyết cho rằng chúng có thể là một loài chó hoang, là một trong 3 giống chó trên thế giới có xoáy lông ở trên sống lưng, chân có màng lông ngắn và mượt. Chó Phú Quốc có thân hình chắc nịch, nhanh nhẹn, chiều cao trung bình 45-55cm, cân nặng 18-23kg. Đặc điểm nổi bật của những chú chó Phú Quốc là thể lực dẻo dai, di chuyển linh hoạt, biết leo trèo, nhảy cao, bơi lội, khả năng tác chiến cùng bầy đàn tốt. Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ, rất trung thành với chủ. Chính vì thế mà chó Phú Quốc được xếp là loại chó quý của Việt Nam. H’mông cộc đuôi: Là một giống chó bản địa cổ xưa của người dân tộc H’Mông ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Ngoại hình của chúng khá đặc trưng với vẻ ngoài chắc nịch đầy cơ bắp và chiếc đuôi cụt ngộ nghĩnh. Từ xưa giống chó này đã được sử dụng làm chó săn, chó canh gác và hiện tại vẫn tiếp tục đảm nhiệm khá tốt các vai trò này. Chó H’Mông cộc đuôi có thể lực tốt khả năng thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau một cách linh hoạt. Chiều cao từ 48-54 cm, cân nặng 16-20 kg đối với chó cái và từ 1826 kg đối với chó đực. Do những đặc điểm ưu việt, chó H'mông đã được Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga nghiên cứu và huấn luyện làm chó nghiệp vụ. Chó Bắc Hà: Theo Hoàng Nghĩa (2005) [22], chúng có bộ lông xù kèm theo cái bờm rất là đẹp chúng cách biệt với lông trên thân với nhiều màu lông khác nhau như: màu đen, trắng, xám, hung đỏ là màu rất hiếm. Là giống chó bản địa sống ở vùng Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, được người H'mông dùng để đi săn và làm bạn cho những chuyến đi săn dài ngày. Một số 12 rất ít cá thể có màu hung đỏ hoặc một số cá thể có bộ bờm rất đẹp, phân cách vùng đầu thủ với phần thân. Đây là loài chó thông minh, dễ huấn luyện và rất kỷ luật , chiều cao từ 57 - 65 cm đối với chó đực, từ 52 - 60 cm đối với chó cái, cân nặng trung bình từ 25 - 35 kg. *Các giống chó nhập ngoại Chó Chihuahua: Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ nhất trong các loại chó trên thế giới. Tên của giống chó này được lấy từ tên của bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng. Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1992) [13], chó Chihuahua lông ngắn, đầu hình quả táo, tai lớn, mắt tròn và lồi, mõm ngắn, đuôi mọc ở phần cao uốn cong trên lưng, lưng bằng, bốn chân thẳng, chiều cao khoảng 15 - 23cm, nặng từ 1 - 3kg. Chihuahua không chịu được lạnh và hay bị run lên vì rét. Nó tỏ ra dễ thích nghi với thời tiết ấm áp hơn là lạnh. Đây là loại chó thích hợp với việc nuôi ở căn hộ. Chó Bắc Kinh: Có nguồn gốc từ gia đình hoàng tộc ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Giống chó này được nhập vào Việt Nam từ Đài Loan, Nga, Pháp và Mỹ. Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Dịch Lân(1992) [13], chó Bắc Kinh tương đối nhỏ. Chó cái có trọng lượng khoảng 2,6kg, chó đực 3,5kg. Chó có đầu rộng, khoảng cách giữa hai mí mắt lớn, mũi ngắn, tẹt, trên mõm có nhiều nếp nhăn, mặt gẫy, mắt tròn lồi đen tuyền và long lanh. Tai hình quả tim cụp xuống hai bên, cổ ngắn và dầy, có một cái bờm nhiều lông dài và thẳng. Chó Bắc Kinh có bộ lông mầu pha nhiều lông mầu sẫm ở mặt lưng, hông và đuôi, đuôi gập dọc theo sống lưng kiểu đuôi. Chó Bắc Kinh lai Nhật: Chó Bắc Kinh lai Nhật là con lai của chó Bắc Kinh và chó Nhật lông xù (vốn là một hậu duệ của chó Bắc Kinh). Hai giống
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan