Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh nghệ an đến năm 2015 (tt)...

Tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh nghệ an đến năm 2015 (tt)

.PDF
30
34
90

Mô tả:

i LỜI MỞ ĐẦU Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, có đời sống kinh tế kéo dài hằng chục năm, rất phù hợp với vùng đất đai rộng lớn của miền núi, trung du và cao nguyên. Chè đóng vai trò quan trọng trong cải thiện thu nhập và tạo việc làm ở các vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Thái Nguyên, Lâm Đồng và Nghệ An. Mặt khác nƣớc chè là một loại nƣớc uống bảo vệ sức khoẻ lý tƣởng, hiện đang đƣợc rất nhiều ngƣời tiêu dùng trên thế giới ƣa chuộng. Cây chè đang từng bƣớc khẳng định vị trí của mình không chỉ bằng việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc mà còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Việt Nam đƣợc xác định là một trong 8 cội nguồn của cây chè, có điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển và cho chất lƣợng cao. Với hơn 600 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè, trong đó có gần 200 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè. Hiện ở Việt Nam có 34 tỉnh trồng chè với tổng diện tích trên 131.500 ha. Sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thƣơng hiệu “CheViet” đã đƣợc đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trƣờng quốc gia và khu vực. Năm 2008, ngành chè xuất khẩu đƣợc 104.000 tấn chè các loại, với tổng kim ngạch đạt 147 triệu USD. Bất chấp những khó khăn của khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu chè của cả nƣớc năm 2009 vẫn đạt kim ngạch 179,5 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng lƣợng chè xuất khẩu tăng lên 55.031 tấn, với kim ngạch là gần 77,37 triệu USD, tăng 6,35% về lƣợng và 21,24% về trị giá so với cùng kỳ năm trƣớc. Chè đƣợc xem là cây công nghiệp mũi nhọn và là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nghệ An có rất nhiều lợi thế về phát triển sản xuất, xuất khẩu chè, đó là điều kiện tự nhiên thuận lợi, lực lƣợng lao động dồi dào, có kinh nghiệm, lại đƣợc sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của chính quyền. ii Hiện nay, Nghệ An đã có khoảng 9000 ha chè tập trung ở các huyện Thanh Chƣơng, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn và rải rác ở một số huyện khác, cho sản lƣợng gần 65.000 tấn, đạt tốc độ tăng trƣởng 144,8% về diện tích so với 10 năm trƣớc đây. Cơ cấu giống chè có tới trên 78% đƣợc trồng bằng các giống chè mới có năng suất cao, chất lƣợng khá, thích hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Nghệ An đã xuất khẩu khoảng 80% tổng sản lƣợng chè sản xuất hằng năm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, ngành chè Nghệ An hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nhƣ: năng suất thấp do giống cây trồng, kỹ thuật canh tác và chế biến, bảo quản sau thu hoạch chƣa phù hợp; doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đáp ứng nguồn hàng cho các hợp đồng lớn, do năng suất của cây chè bị ảnh hƣởng vì thời tiết, khí hậu khắc nghiệt; sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là chè sơ chế, giá trị thấp, chất lƣợng không ổn định. Mặt khác, thị phần xuất khẩu còn nhỏ bé, thƣơng hiệu chè Nghệ An chƣa đƣợc phát triển trong giao dịch chào bán với bạn hàng nƣớc ngoài, nạn “chè vàng” khiến các doanh nghiệp bị thiếu nguyên liệu ... Do đó, việc nghiên cứu và tìm ra các hƣớng đi mới cho ngành chè Nghệ An nói chung và hoạt động xuất khẩu chè nói riêng là một trong những việc làm cấp bách và cần thiết. Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An đến năm 2015” làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đƣa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở Nghệ An trong thời gian tới. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1. Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An Chƣơng 2. Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 đến 2010 Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An đến năm 2015. iii CHUƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH NGHỆ AN 1.1. Tầm quan trọng của thúc đấy xuất khẩu chè đối với tỉnh Nghệ An. 1.1.1 Đặc điểm cây chè và xuất khẩu chè Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần có thể cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè kéo dài từ 50 - 70 năm, nếu chăm sóc tốt chè có thể sống tới hàng trăm năm. Chè là một là một loại thực vật có những lá non chứa các chất liệu đặc biệt để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu uống của con ngƣời. Ngoài tác dụng giải khát ra chè còn là một loại dƣợc liệu quý. Chè đƣợc trồng chủ yếu ở trung du, miền núi và có giá trị kinh doanh tƣơng đối cao. Nhìn chung cây chè có các đặc điểm kinh tế chủ yếu sau đây: Thứ nhất, đời sống kinh tế của cây chè tƣơng đối dài, khoảng từ 50 đến - 70 năm hoặc có thể hơn. - Thứ hai, ngành chè có tính sinh lời cao. - Thứ ba, chè có thời gian thu hoạch dài và tƣơng đối rải đều trong nhiều tháng (thƣờng khoảng 9 tháng). Đặc điểm này có thể giúp cho ngƣời lao động tránh tình trạng bán thất nghiệp vốn khá phổ biến trong sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta . Thứ tƣ, việc trồng chè cần lƣợng vốn đầu tƣ lớn, tỷ suất đầu tƣ cho 1ha - chè công nghiệp khá cao. Thứ năm, sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một lƣợng lao động khá lớn. - Là loại cây lá nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng ở nƣớc ta nói chung và Nghệ An nói riêng, cây chè có các đặc điểm kỹ thuật sau: * Thời tiết khí hậu: - Nhiệt độ: nhiệt độ bình quân hàng năm thích hợp với cây chè là từ 18230C, tuỳ giống mà nhiệt độ khác nhau. iv - Ánh sáng: Chè là cây ƣa bóng, ƣa ẩm, giai đoạn chè con cần ít ánh sáng, chè kiến thiết cơ bản, chè kinh doanh có cây che bóng hạn chế đƣợc một số loài sâu bệnh, góp phần cải tạo đất, chè phát triển lâu bền hơn. - Độ ẩm: Yêu cầu lƣợng mƣa tối thiểu là 1000mm/năm, độ ẩm không khí thích hợp là 85-90%. * Đất đai: - Độ pH thích hợp là 4,5-5,5. - Chè thích hợp với vùng đất rộng hay khô cạn do vậy tầng dầy của đất trồng tối thiểu là 60cm. Thích hợp với đất thịt nhẹ đến thịt nặng, giữ ẩm thoát nƣớc nhanh, phát triển tốt trên vùng đồi núi có độ cao từ 701000m. - Có thể trồng chè bằng hạt hoặc dâm cành. Xuất khẩu chè có những đặc điểm nổi bật nhƣ sau : Thứ nhất, giá chè xuất khẩu vào các thời kì khác nhau trong năm sẽ rất khác nhau nguyên nhân là do việc sản xuất chè mang tính thời vụ và phụ thuộc vào thời tiết nên chất lƣợng chè sẽ thay đổi. Thứ hai, chè không phải là mặt hàng thiết yếu, hay xa xỉ nên cầu co dãn theo giá thấp. Thứ ba, sản xuất và thu mua chè thƣờng nhỏ lẻ và không đƣợc tập trung theo qui mô lớn, phân tán ở nhiều vùng nên chất lƣợng chè xuất khẩu thƣờng không đƣợc ổn định. 1.1.2 Vai trò của xuất khẩu chè đối với tỉnh Nghệ An. Một là, thúc đẩy xuất khẩu chè sẽ tạo cơ hội thuận lợi để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của Nghệ An. Hai là, thúc đẩy xuất khẩu chè sẽ góp phần phát triển các vùng chè nguyên liệu do đó có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đời sống của ngƣời nông dân tại các vùng trung du và miền núi. v Ba là, thúc đẩy xuất khẩu chè còn góp phần làm gia tăng sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu của ngành chè Nghệ An. Từ đó, tạo nguồn vốn không nhỏ cho nhập khẩu thiết bị, công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách địa phƣơng. Bốn là, thúc đẩy xuất khẩu chè tạo cơ hội và động lực phát triển cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất chè sẽ có cơ hội mở rộng thị trƣờng, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán độ rủi ro, mất mát trong kinh doanh, tăng cƣờng uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Năm là, thúc đẩy xuất khẩu chè tạo điều kiện hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ hội nhập. 1.1.3 Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An.  Cơ hội: - Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới đang tăng mạnh. Đặc biệt, khu vực Trung Đông đƣợc đánh giá là có tiềm năng lớn cho chè xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. - Giá chè thế giới đang có xu hƣớng tăng lên. Theo đó, giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. - Nguồn cung thị trƣờng chè thế giới có xu hƣớng giảm, đặc biệt ở các nƣớc sản xuất và xuất khẩu chè lớn nhƣ Kenya, Ấn Độ, Sri Lanka… - Chất lƣợng chè Nghệ An đã đƣợc cải thiện và ổn định do nhiều nguyên nhân.  Thách thức: - Việc mở rộng quy mô sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn. - Chất lƣợng chè xuất khẩu của Nghệ An còn thấp. - Cơ cấu chè xuất khẩu chƣa đƣợc cải thiện, chè đen vẫn là chủ yếu. 1.2. Lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu chè 1.2.1. Nội dung thúc đẩy xuất khẩu chè vi Thúc đẩy xuất khẩu là một cách thức để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Có thể hiểu rằng thúc đẩy xuất khẩu là một hoạt động tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm bằng các biện pháp, chính sách, cách thức .. . Đối với Nhà nƣớc, thúc đẩy xuất khẩu chè đƣợc thể hiện thông qua các chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu nhƣ: các chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ vay vốn, kỹ thuật sản xuất và chế biến, bảo lãnh và cung cấp tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái, xúc tiến xuất khẩu, … Đối với các doanh nghiệp, để thúc đẩy xuất khẩu chè trên cơ sở các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nƣớc, các doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trƣờng, không ngừng đổi mới và cải tiến máy móc trang thiết bị kỹ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè. Doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với ngƣời trồng chè để xây dựng đƣợc các vùng nguyên liệu ổn định, có năng suất và chất lƣợng cao; chủ động mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nhằm góp phần ổn định sản xuất và xuất khẩu. 1.2.2. Những lý thuyết chủ yếu vận dụng trong thúc đẩy xuất khẩu chè * Lý thuyết truyền thống: Lý thuyết về lợi thế so sánh Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith và lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Rcardo đã vạch ra các cơ sở lý luận cơ bản cho đến nay vẫn đƣợc coi là nền tảng của thƣơng mại quốc tế. Theo A. Smith, hai quốc gia trao đổi thƣơng mại với nhau là tự nguyện và cả hai đều cùng có lợi. Cơ sở lợi ích thƣơng mại giữa hai quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối, ở đây đƣợc hiểu là chi phí sản xuất thấp hơn (chỉ chi phí lao động). Trao đổi trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thế tuyệt đối đã làm tăng sản xuất chung của xã hội. Theo D.Ricardo thì những nƣớc không có lợi thế tuyệt đối thì sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có mức bất lợi tuyệt đối nhỏ hơn và nhập khẩu mặt vii hàng bất lợi tuyệt đối lớn hơn. Chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm có lợi thế tƣơng đối cũng làm tăng lên lợi ích cho xã hội. * Lý thuyết mới: Lý thuyết về khả năng cạnh tranh Lý thuyết về khả năng cạnh tranh đƣợc Michael Porter đƣa ra vào những năm 1990 nhằm mục đích giải thích tại sao một số quốc gia lại có vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm. Nội dung của lý thuyết đƣợc xây dựng trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. 1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu chè. Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng tới thúc đẩy xuất khẩu chè, trong đó bao gồm những nhân tố cơ bản nhƣ: chất lƣợng chè xuất khẩu, công tác nghiên cứu, mở rộng thị trƣờng và xúc tiến xuất khẩu, các chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu, môi trƣờng vĩ mô, … 1.3. Đặc điểm thị trƣờng chè trên thế giới. 1.3.1. Đặc điểm chung về các nước xuất khẩu chè chủ yếu. Hàng năm, khoảng 45% sản lƣợng chè sản xuất ra trên thế giới đƣợc giành cho xuất khẩu. Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nƣớc xuất khẩu chè lớn nhất thế giới đạt gần 3,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2007. Danh sách các nƣớc trong bảng xếp hạng top 10 nƣớc xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 không có nhiều thay đổi so với năm 2007 với ba nƣớc dẫn đầu là Sri Lanka (đạt 1,2 tỉ đô la), Trung Quốc (682,3 triệu đô la) và Ấn Độ (501,3 triệu đô la). Ba nƣớc dự kiến sẽ chiếm khoảng 70% sản lƣợng chè thế giới vào năm 2010. 1.3.2. Đặc điểm thị trường một số nước nhập khẩu chè lớn. Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nƣớc nhập khẩu chè lớn nhất thế giới đạt 2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế giới. So với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nƣớc này tăng trung bình 16,89%. Năm nƣớc có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế viii giới năm 2008 là Nga (510,6 triệu đô la), Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu đô la), Nhật Bản (182,1 triệu đô la) và Đức (181,4 triệu đô la). 1.4. Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu chè của số tỉnh và bài học rút ra cho Nghệ An. 1.4.1- Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Thái Nguyên. Triển khai Ðề án phát triển chè của tỉnh giai đoạn 2006-2010, Thái Nguyên đã thật sự tạo bƣớc đột phá cả về diện tích, sản lƣợng, lẫn cơ cấu giống... cũng nhƣ giá trị của cây chè. Từ tháng 7/2006, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên đã phối hợp với Công ty Sở hữu trí tuệ INVENCO tiến hành lập đề cƣơng “Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên”. Mặt khác, Thái Nguyên đang trình Chính phủ tổ chức một Festival chè tại địa phƣơng vào năm 2011. Hình thành các vùng sản xuất chè, kết hợp du lịch sinh thái để thu hút khách đến tham quan và từ đó quảng bá rộng rãi sản phẩm chè. 1.4.2- Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ. Phát triển cây chè đƣợc Phú Thọ xác định là một trong sáu chƣơng trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, với chín huyện vùng trồng chè đƣợc quy hoạch, đầu tƣ hỗ trợ phát triển, mỗi năm ngân sách tỉnh chi bình quân 2,5 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ giá chè giống cho diện tích trồng mới, trồng lại bằng giống mới. Các huyện trồng chè đều thành lập ban chỉ đạo hoặc ban quản lý dự án chè để chỉ đạo việc sản xuất giống, trồng mới, nghiệm thu kết quả và cấp phát kinh phí hỗ trợ. Toàn tỉnh có 30 câu lạc bộ “sinh kế cộng đồng” áp dụng kỹ thuật sản xuất chè an toàn; khoảng 500 máy hái chè và một nửa diện tích chè đƣợc đốn bằng máy, 42% diện tích trồng chè LDP1, LDP2. Các cơ sở chế biến chè cũng phát triển mạnh cả về số lƣợng và công suất. Việc mở rộng thị trƣờng, xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu chè Phú Thọ cũng rất đƣợc chú trọng. ix 1.4.3.Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc đã có cuộc tọa đàm hợp tác và phát triển giữa ngành chè Vĩnh Phúc với Hiệp hội Chè- Cà phê Liên bang Nga để tìm hiểu sở thích ngƣời dân Nga về các loại chè. Tỉnh cũng thành lập Chi hội chè Vĩnh Phúc và đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh chè. 1.4.4. Bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An Về phía Nhà nƣớc, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng chè. Trên cơ sở các chính sách đó, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cần có các văn bản cụ thể để hƣớng dẫn và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Về phía các doanh nghiệp, việc cần làm ngay là phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm (đặc biệt là nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm), tích cực tìm kiếm thị trƣờng mới, duy trì và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hiện có, tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, quảng bá thƣơng hiệu, làm tốt công tác thông tin thị trƣờng. Về phía ngƣời trồng chè, cần tích cực đổi mới kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng chè, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để làm tốt khâu thu hoạch và sơ chế, tranh thủ sự giúp đỡ của các doanh nghiệp và chính quyền địa phƣơng để giải quyết các khó khăn về vốn, về kỹ thuật và thị trƣờng. x CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN 2010 2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 đến 2010 2.1.1 Tiềm năng và điều kiện của sản xuất chè ở Nghệ An. Là một trong 10 tỉnh của cả nƣớc dẫn đầu về sản xuất và xuất khẩu chè, Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế trong hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung, chè nói riêng bao gồm: vị trí địa lý, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, chính sách đổi mới và sự ổn định kinh tế vĩ mô. 2.1.2 Tình hình sản xuất chè của Nghệ An hiện nay. 2.1.2.1. Thực trạng sản xuất chè của Nghệ An. Tính đến nay, tỉnh đã có các vùng chè sau: Bảng 2.1- Diện tích trồng chè của tỉnh Nghệ An Đơn vị: ha TT Địa phương Thanh DT chè năm DT chè trồng thêm Tổng DT chè 2007 từ 2008 - 2010 đến năm 2010* 3494 1156 4650 1 Chương 2 Anh Sơn 1687 1113 2800 3 Con Cuông 304 296 600 4 Kỳ Sơn 319 211 530 5 Quỳ Hợp 210 50 260 6 Quế Phong 107 53 160 Tổng cộng 6121 2879 9000 Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An (*: ước tính) Diện tích chè của tỉnh đã có mức tăng cao. Nếu nhƣ cuối năm 2007, diện tích mới đạt 6.121 ha thì đến năm 2010 ƣớc đạt 9.000 ha, bình quân mỗi năm xi trồng mới đƣợc gần 960 ha. Việc tăng nhanh diện tích chè chủ yếu là do việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cây chè đƣợc xác định là cây chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo của các vùng trung du và miền núi của tỉnh, đồng thời cũng là kết quả của những chính sách khuyến khích đối với sản xuất chè. Bên cạnh việc tăng nhanh diện tích trồng chè, từ năm 2007 đến nay, năng suất chè có chiều hƣớng tăng lên. Cụ thể, diện tích, năng suất và sản lƣợng của ngành chè Nghệ An đạt đƣợc từ năm 2007 – 2010 nhƣ sau: Bảng 2.2- Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của Nghệ An giai đoạn 2007 – 2010 Diện tích (ha) Năm Tổng số Năng suất Sản lượng Sản lượng DT cho chè búp tươi búp tươi búp khô sản phẩm (tạ/ha) (tấn) (tấn) 2007 6.121 4.900 80,0 40.000 8.000 2008 7.089 5.200 85,0 49.300 9.860 2009 8.039 5.550 90,0 58.400 11.680 2010 (*) 9000 6.000 95,0 60.000 12.000 Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An (*: ước tính) Sản lƣợng chè tăng mạnh, từ 40.000 tấn năm 2007 lên 58.400 tấn năm 2009, dự kiến đạt mức 60.000 tấn năm 2010. Tuy năng suất chè đã tăng lên hàng năm nhƣng nói chung vẫn còn thấp so với tiềm năng cây chè và chỉ tiêu đề ra (100 tạ búp tƣơi/ha). Hiện nay, các vùng chè công nghiệp của tỉnh chủ yếu trồng các giống chè LDP1 và LDP2. Ở vùng chè chất lƣợng cao, tỉnh chủ trƣơng trồng các giống nhƣ Keo Am Tích, Hùng Đỉnh Bạch, TRI 2024. Bảng 2.3- Diện tích theo giống chè năm 2009 của tỉnh Nghệ An. Đơn vị tính: ha TT Địa phƣơng Tổng PH1 LDP1,2 Trung Shan Giống xii DT Thanh 1 Chƣơng du khác 4.650 390 3750,6 456,4 53 250 29 2 Anh Sơn 2.800 261 2260 3 Con Cuông 600 78 510,7 4 Kỳ Sơn 530 265 5 Quỳ Hợp 260 124 6 Quế Phong 160 155,3 Tỏng cộng 9000 729 7065,6 11,3 265 136 4,7 842,4 265 98,0 Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng chuyển giao nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là kỹ thuật làm giống mới cho ngƣời lao động. Công tác sản xuất giống chủ yếu tập trung thực hiện việc trồng lại và trồng mới bằng chè cành 100% diện tích. Nhờ đó, cơ cấu giống chè đã nhanh chóng thay đổi theo hƣớng tiến bộ. Bảng 2.4- Cơ cấu giống chè năm 2009 của tỉnh Nghệ An. TT Giống chè Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Giống LDP1,2 7.065,6 78,51 2 Giống chè PH1 729 8,1 3 Giống chè Trung du 842,4 9,36 4 Giống chè Shan 265 2,94 5 Giống chè khác 98 1,09 Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An Có thể thấy rằng, đến cuối năm 2009, cơ cấu giống chè công nghiệp toàn tỉnh Nghệ An đã thay đổi cơ bản, diện tích các giống LDP1 và LDP2 chiếm 78,51%, giống chè trung du là 9,36% và giống chè PH1 là 8,1%. 2.1.2.2. Tình hình chế biến chè của tỉnh Nghệ An hiện nay. xiii Những năm qua, các công ty xuất khẩu chè Nghệ An liên tục cải tạo nâng cấp thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến chè để cân đối năng lực sản xuất; tăng cƣờng kiểm tra chất lƣợng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng; đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và công nhân chế biến chè. Nhờ đó, tổng công suất của các cơ sở chế biến chè trong toàn tỉnh đến nay đạt 324 tấn/ngày, trong đó có 7 dây chuyền chế biến chè đen (công suất 108 tấn/ngày), 12 dây chuyền chế biến chè xanh (công suất 76 tấn/ngày) và 60 cơ sở nhỏ chế biến chè xanh (công suất 140 tấn/ngày). 2.1.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An: * Về kim ngạch xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An: Bảng 2.6- Kim ngạch xuất khẩu chè của Nghệ An so với cả nƣớc Đơn vị: triệu USD TT 1 2 3 Chỉ tiêu Kim ngạch xuất khẩu chè cả nƣớc Kim ngạch xuất khẩu chè của Nghệ An Tỷ trọng (%) 2005 2006 2007 2008 99,4 110,4 133,5 2009 2010(*) 147 179,5 200 5,8 6,5 7,3 8,5 9,2 12,0 5,84 5,89 5,49 5,78 5,13 6,0 Nguồn: Niên giám thống kê- Tổng cục thống kê Việt Nam (*: dự kiến) Kim ngạch xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An tăng từ 8,5 triệu USD năm 2008 lên 9,2 triệu USD năm 2009 và dự kiến đạt mức 12 triệu USD năm 2010. Cây chè đã thực sự trở thành cây công nghiệp quan trọng và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Bảng 2.7- Kim ngạch xuất khẩu chè trong xuất khẩu của tỉnh Nghệ An Đơn vị: triệu USD TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 xiv 1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 86,6 2 Kim ngạch xuất khẩu nông sản 47,63 53,85 3 Kim ngạch xuất khẩu chè 5,8 98,55 114,4 146,7 103,0 64,2 62,4 7,3 6,5 62,5 8,5 9,2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An Mặc dù thị trƣờng quốc tế thời gian qua có nhiều biến động nhƣng các doanh nghiệp xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An vẫn giữ đƣợc bạn hàng truyền thống, tổ chức tốt khâu tiêu thụ, xuất khẩu cơ bản sản lƣợng chè sản xuất ra trong từng năm. Do đó, từ năm 2006 đến nay, sản lƣợng chè xuất khẩu liên tục tăng lên. Cụ thể, khối lƣợng chè xuất khẩu hàng năm đạt đƣợc nhƣ sau: Bảng 2.8- Khối lƣợng chè xuất khẩu của tỉnh Nghệ An Đơn vị: nghìn tấn Chỉ tiêu TT 2005 2006 2007 2008 2009 6,81 8,41 7,48 7,71 7,87 1 Sản lƣợng sản xuất 2 Sản lƣợng chè xuất khẩu 5,041 3 Tỷ trọng (%) 6,713 5,390 5,940 6,310 74,02 79,82 72,05 77,04 80,18 Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Nghệ An Nhìn chung, sản lƣợng xuất khẩu của ngành chè khá ổn định và có chiều hƣớng phát triển tích cực. Ngành chè Nghệ An cũng đã đạt đƣợc rất nhiều tiến bộ trong việc đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm chè cho xuất khẩu và đã chú ý nhiều đến việc nâng cao tỷ trọng các mặt hàng chè chất lƣợng cao. Trong cơ cấu xuất khẩu chè của Nghệ An, chè đen chiếm tỷ trọng lớn, trung bình hơn 80%. Điều này cho thấy chè đen là mặt hàng chủ lực của ngành chè. Bảng 2.9- Khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng Chè đen TT Năm Khối lƣợng (tấn) Kim ngạch (1000USD) Chè xanh Khối lƣợng (tấn) Kim ngạch (1000USD) Chè khác Khối lƣợng (tấn) Kim ngạch (1000USD) xv 1 2006 5670 5386,5 1000 920,0 43 193,5 2 2007 4306 4822,72 1015 1050,525 69 1426,755 3 2008 4785 5502,75 1075 1118,0 80 1879,25 4 2009 5080 5969,0 1142 1199,10 88 2031,90 Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nghệ An Hiện nay sản phẩm chè của Nghệ An đã có mặt ở hơn 15 quốc gia. Các thị trƣờng chủ yếu trong những năm qua là Nga, Pakistan, Ba Lan, Phần Lan… Công tác thị trƣờng của ngành chè Nghệ An đã đạt đƣợc những tiến bộ rõ rệt, một số sản phẩm bắt đầu chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng một cách vững chắc. Bảng 2.10- Kim ngạch xuất khẩu theo thị trƣờng Đơn vị: 1000 USD TT Thị trƣờng 2007 2008 2009 1 Lào 79,5 98,5 113,5 2 Ba Lan 1705 1840 1920 3 Pakistan 2445 2895 3253,5 4 Nga 1250 1465 1500 5 Phần Lan 1452 1586 1620 Nguồn: Sở Công thương Nghệ An Sản phẩm chè của Nghệ An đƣợc xuất khẩu dƣới 2 hình thức: xuất khẩu uỷ thác qua Tổng công ty Chè Việt Nam và xuất khẩu trực tiếp. Trong những năm vừa qua, nhờ sự tích cực và chủ động trong việc khai thác, tìm kiếm thị trƣờng mới, các đơn vị xuất khẩu chè Nghệ An đã từng bƣớc vƣơn lên khẳng định vị thế của mình. Nhờ đó, xuất khẩu trực tiếp đã dần dần chiếm ƣu thế trong các phƣơng thức xuất khẩu chè của tỉnh. Bảng 2.11- Phƣơng thức xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An Đơn vị tính: tấn xvi Chỉ tiêu TT Năm Năm Năm Năm Năm 2006 2007 2008 2009 2010(*) 1 Tổng xuất khẩu 6713 5390 5940 6310 8000 2 Xuất khẩu uỷ thác 1213 1130 1020 900 1150 3 Xuất khẩu trực tiếp 5500 4260 4920 5410 6850 Nguồn: Sở Công thương Nghệ An (*: dự kiến) Trong ngành chè Nghệ An, công ty ĐT & PT chè Nghệ An là đơn vị có thị phần sản xuất và xuất khẩu lớn nhất. Vì thế tình hình giá chè của công ty ĐT & PT chè Nghệ An cũng phản ánh đƣợc thực trạng chung cho sản phẩm chè của tỉnh Nghệ An. Bảng 2.12: Giá bán một số loại chè xuất khẩu Đơn vị: USD/tấn Loại chè TT Năm 2006 2007 2008 2009 1 Chè đen Orthdox 1270 1295 1330 1410 2 Chè đen CTC 935 1045 1105 1120 3 Chè xanh 920 1000 1020 1050 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu – Công ty ĐT & PT chè Nghệ An Hiện nay, giá chè của Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng đang ở mức thấp nhất thế giới và thƣờng xuyên chịu sự ép giá của các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Nguyên nhân chính là do chất lƣợng chè xuất khẩu chè thấp, chủ yếu dƣới dạng chè thô, chƣa qua chế biến, nên có giá trị thấp và chƣa có thƣơng hiệu. Bảng 2.13- Một số doanh nghiệp xuất khẩu chè của Nghệ An năm 2009. Sản TT Doanh nghiệp XK chè lƣợng XK Kim ngạch XK (USD) xvii (tấn) 1 Công ty Đầu tƣ và phát triển chè Nghệ An 2 3 5.200 7.840.000 Công ty TNHH XNK Cƣờng Thịnh 454 538.804 Công ty TNHH Trƣờng Thịnh 429 514.666 Nguồn: Sở Công thương Nghệ An Trong số các đơn vị xuất khẩu chè chủ yếu của tỉnh Nghệ An thì công ty ĐT & PT chè Nghệ An luôn giữ vị trí số một trong nhiều năm qua. Để đạt đƣợc thành tích đó, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với tổng công ty chè Việt Nam để khai thác ƣu thế của thị trƣờng chè Irắc bằng hình thức xuất khẩu uỷ thác, công ty còn tích cực củng cố thị trƣờng đã có, tiếp tục mở rộng thị trƣờng mới, từng bƣớc thâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc phát triển để mở rộng kinh doanh xuất khẩu chè của công ty. 2.1.4. Phân tích khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An. Vấn đề chất lƣợng là vấn đề lớn nhất đối với chè xuất khẩu của Nghệ An. Chất lƣợng sản phẩm chè xuất khẩu chƣa cao, chủng loại chƣa phong phú đa dạng, chƣa tạo ra các chủng loại sản phẩm phù hợp cho thị trƣờng từng thời điểm. Chất lƣợng thấp chính là nguyên nhân làm cho giá chè xuất khẩu của Nghệ An thấp hơn mức giá trung bình của các tỉnh nhƣ Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng, thấp hơn nhiều so với giá chè thế giới. Sản lƣợng chè xuất khẩu của Nghệ An vẫn tăng lên hằng năm, đạt mức cao so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Lƣợng chè xuất khẩu tăng so với các năm trƣớc là do thị trƣờng xuất khẩu đã đƣợc chú trọng mở rộng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế nên nhƣ thƣơng hiệu sản phẩm chƣa có uy tín trên thị trƣờng thế giới, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao nên mặc dù chè Nghệ An có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm chè của các địa phƣơng khác trong cả nƣớc nhƣng so với các nƣớc trên thế giới thì khả năng cạnh tranh về thị trƣờng còn thấp. xviii 2.2. Phân tích thực trạng cơ chế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An . 2.2.1. Công tác quy hoạch, chiến lược và kế hoạch sản xuất, xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An Năm 2008, UBND Tỉnh Nghệ An đã ra quyết định số 5528 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp tỉnh Nghệ An đến 2015, có tính đến năm 2020. Tiếp đó, năm 2009, chƣơng trình phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu (1 trong 9 chƣơng trình đề án thực hiện Nghị quyết 01 của Ban thƣờng vụ Tỉnh uỷ Nghệ An khoá 16) đã có kết quả khả quan. Nhóm các đề án phát triển vùng nguyên liệu đƣợc cơ quan chủ quản là Sở NN&PTNT tích cực triển khai. Có thể thấy, những năm qua tỉnh đã làm tốt công tác quy hoạch phát triển đối với ngành chè. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu đề ra vẫn chƣa thực hiện đƣợc và các kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh vì nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan. 2.2.2. Chính sách đất đai và chính sách với người trồng chè của tỉnh Nghệ An Trên cơ sở các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đối với ngƣời trồng chè và doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng chè, nhƣ Quyết định số 1596 QĐ/UB, Quyết định số 138 /2007/QĐ-UBND, Quyết định số 75/2009/QĐUBND, Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND… Bên cạnh đó, từ năm 2001 trở đi ngân sách tỉnh tiếp tục cấp lại cho công ty ĐT & PT chè, công ty ĐTSX&XNK cà phê - cao su, công ty cây ăn quả Nghệ An và các doanh nghiệp Nhà nƣớc sản xuất nông nghiệp có đất quy hoạch cho trồng chè, cà phê, cam và dứa Cayenne 100% tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp của các đơn vị nói trên nộp vào ngân sách hàng năm. Bên cạnh những chính sách của tỉnh, các huyện trên địa bàn còn có sự quan tâm tích cực đến sự phát triển của ngành chè. Điển hình là Con Cuông với quyết định số 1563/2008/QĐ-UBND-NN về việc ban hành một số chính xix sách hỗ trợ đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn giai đoạn 2009-2010. 2.2.3. Chính sách xúc tiến vĩ mô của tỉnh Nghệ An cho xuất khẩu chè Tỉnh đã tích cực khuyến khích hoạt động xuất khẩu chè bằng các cách tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm, xúc tiến thƣơng mại và quảng bá sản phẩm. UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 73 ngày 5 tháng 11 năm 2008 về việc phê duyệt “Chƣơng trình Xúc tiến thƣơng mại trọng điểm Nghệ An đến năm 2010” nhằm hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, phục vụ mở rộng thị trƣờng trong, ngoài nƣớc và xuất khẩu, xây dựng quảng bá thƣơng hiệu, nâng cao năng lực của cộng đồng doanh nghiệp và quảng bá hình ảnh Nghệ An. Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sản xuất tại Nghệ An, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động trên cơ sở tận dụng những ƣu đãi mà WTO cho phép Việt Nam đƣợc hƣởng trong 5 năm đầu kể từ khi nƣớc ta là thành viên của tổ chức này, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định số 75/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2009 về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến hết năm 2011. Các chính sách đó đã tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Do thực hiện tốt các phƣơng pháp sản xuất, chế biến và tổ chức tiêu thụ sản phẩm, năm 2009 chè Nghệ An đã đƣợc xuất khẩu trên 80% tổng sản lƣợng và bƣớc đầu ổn định thị trƣờng, khẳng định vị thế của mình. 2.2.4. Chính sách đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An Trong những năm qua, tỉnh đã và đang thực hiện nhiều dự án đầu tƣ thủy lợi tƣới nƣớc cho cây chè và đầu tƣ giao thông vùng nguyên liệu chè, cụ xx thể nhƣ: Đề tài chuyển giao công nghệ tƣới nƣớc cho cây chè tại Xí nghiệp chè Thanh Mai, Dự án hồ nƣớc Khe mƣơng tại Xí nghiệp chè Ngọc Lâm, Dự án đập 30/4 tại Xí nghiệp chè Anh Sơn, Dự án đầu tƣ nâng cấp sửa chữa đƣờng vào Xí nghiệp Bãi Phủ… Những nỗ lực đó của tỉnh, các địa phƣơng và doanh nghiệp đã góp phần củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè trong thời gian qua. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề thuỷ lợi đang còn gặp rất nhiều khó khăn, một số địa phƣơng có diện tích chè lớn vẫn phải thuê máy bơm tƣ nhân để tƣới cho chè. Hoặc nhiều nơi nắng nóng không thể bơm tƣới đƣợc thì nhiều diện tích chè bị chết cháy, chết khát, đặc biệt là đợt nắng nóng kéo dài trong mùa hè năm 2010 vừa qua. Nguyên nhân chính là do vốn đầu tƣ còn hạn chế nên các hộ trồng chè chƣa hợp tác đƣợc với nhau để đắp hồ giữ trữ nƣớc... Chƣa kể là một số vùng đƣợc quy hoạch trồng chè nhƣng kết cấu hạ tầng lại chƣa đáp ứng đƣợc, nhất là về giao thông, điện... 2.3. Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An. 2.3.1. Những kết quả trong thúc đẩy xuất khẩu chè. Thứ nhất, cơ chế chính sách của tỉnh đối với sản xuất và xuất khẩu chè đã có sự thay đổi lớn phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu của tỉnh dành cho ngành chè bƣớc đầu đƣợc áp dụng và phát huy hiệu quả tốt. Thứ hai, tiềm năng của tỉnh trong sản xuất và xuất khẩu chè bƣớc đầu đƣợc khai thác có hiệu quả. Diện tích và năng suất chè không ngừng tăng lên hằng năm, sản lƣợng chè búp tƣơi tăng trƣởng với nhịp độ cao, vững chắc. Nhiều giống chè mới đã và đang phát triển tốt, cho năng suất và chất lƣợng cao. Thứ ba, chất lƣợng chè xuất khẩu đƣợc cải thiện đáng kể. Thứ tƣ, ổn định và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan