Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực, ảo trong liêu trai chí dị...

Tài liệu Thực, ảo trong liêu trai chí dị

.PDF
92
295
132

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG THỰC, ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN TP. Hồ Chí Minh Tháng 9 / 2001 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................3 LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................5 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................6 1. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................... 6 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 9 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 11 4.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ................................................................................. 12 5.KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ..................................................................................... 12 CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA LIÊU TRAI CHÍ DỊ TRONG TIỂU THUYẾT MINH THANH .......................................................................................................14 1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT MINH THANH ......................................................................................................................... 14 1.2.VỊ TRÍ CỦA LIÊU TRAI CHÍ DỊ TRONG TIỂU THUYẾT MINH THANH ... 22 CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA BỒ TÙNG LINH ..............26 2.1.KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG PHỔ BIẾN TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC TRUNG QUỐC ................................................ 26 2.2.QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA BỒ TÙNG LINH ........................................ 28 2.2.1.VỊ TRÍ CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM .................................................................................................... 28 2.2.2.MỘT QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT MỚI MẺ VÀ TÁO BẠO ..................... 31 CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI THỰC TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ .......................37 3.1.LIÊU TRAI CHÍ DỊ-MỘT CÁCH TIẾP CẬN HIỆN THỰC CỦA BỒ TÙNG LINH ............................................................................................................................. 37 3 2.2.THẾ GIỚI THỰC TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ ................................................. 39 CHƯƠNG 4: THẾ GIỚI ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ.............................58 4.1.QUAN NIỆM VỀ CÁI KỲ ẢO ............................................................................... 58 4.2.THẾ GIỚI ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ....................................................... 62 KẾT LUẬN .............................................................................................................84 THƯ MỤC THAM KHẢO ...................................................................................87 4 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xỉn chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ cửa Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, Tập thể Thầy, Cô khoa Ngữ Văn, cùng tất cả các bạn đồng học, đồng sự đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn tất luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc đổi với người Thầy kính yêu của tôi, Phó Giáo sư Trần Xuân Đề, người đã tận tụy, chu đáo, nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu - học tập và hoàn thành luận văn. Toi cũng xin trân trọng đón nhận sự khích lệ, động viên của những người thân yêu trong gia đình đã dành cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. Tháng 9/2001 NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG 5 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Bồ Tùng Linh, một cây bút đoản thiên văn xuôi vĩ đại của văn học Trung Hoa nửa cuối thế kỷ XVII, nửa đầu thế kỷ XVIII, người khai sinh ra hơn năm trăm truyện ngắn truyền kỳ xen lẫn chí quái, được tập hợp trong bộ Liêu trai chí dị, cũng là người thiết kế thành công cả một thế giới nghệ thuật kỳ ảo, muôn hình, nghìn vẻ, đã làm say mê bao thế hệ độc giả từ bao thế kỷ nay. Liêu trai chí dị không phải là sáng tác duy nhất của Bồ Tùng Linh, nhưng là bộ sách mà ông đã dành nhiều thời gian và tâm huyết nhất, ông đã dành gần ba mươi năm của cuộc đời cho bộ truyện này. Người đời sau không ai có thể vô tình trước tất cả những gì mà nhà văn đã gửi gắm, dồn nén và thể hiện trong bộ đoản thiên tiểu thuyết độc đáo, có một không hai này. Đã hơn ba thế kỷ trôi qua, kể từ ngày bộ truyện đặc sắc này ra đời, đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà phê bình và nhiều thế hệ độc giả quan tâm đến tác phẩm được mệnh danh là "thiên cổ kỳ thư " ấy với nhiều cách thẩm định, đánh giá khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng tới một mục đích chung là tìm cách "giải mã" những tín hiệu nghệ thuật được thể hiện dưới dạng kỳ ảo, và tìm một con đường ngắn nhất trong cái mê cung của thế giới đầy ma lực để đến với những giá trị đích thực của Liêu trai chí dị. Mặc dù trong lời tựa viết lấy, Bồ Tùng Linh nhún nhường tâm sự : “Không có tài như Can Bảo (tác giả của "Sưu thần ký") nhưng rất thích sưu tầm chuyện thần ma, tâm tình giống như người xưa ở Hàng Châu (Tô Thức bị biếm trích về Hàng Châu) thích nghe chuyện quỷ. Nghe đến đâu là đặt bút ghi chép đến đấy, lâu ngày thành sách”, nhưng giá trị của bộ sách quyết không phải chỉ dừng lại ở những câu chuyện lạ được sưu tầm. Từ khi chưa chính thức được in ra, Liêu trai chí dị đã gây xôn xao dư luận, người khen không ít nhưng kẻ chê cũng nhiều. Sách được Vương Sĩ Trinh, người ẩn sĩ của chốn Sơn Dương ca ngợi : 6 " Diệu ưng yểm tác nhân gian ngữ Ái thính thu phần quỷ xướng thi". Sự đời hẳn chán không buồn nhắc Thơ thẩn nghe ma đọc mấy lời. (Tản Đà dịch) Còn các nhà Nho theo phái Lý học chính thống thì tuy ra sức bài xích, lên án, coi Liêu trai chí dị là loại sách dâm cuồng quái đản, hồ mị viển vông ... nhưng lại vẫn chuyền tay nhau xem vụng. Như vậy đủ thấy sức quyến rũ của Liêu trai mãnh liệt nhường nào. Lâm Ngữ Đường, trong "Tuyển tập truyện truyền kỳ Trung Quốc" đã chọn ba thiên truyện ngắn của Bồ Tùng Linh và khẳng định "Các tác giả truyện thần quái Trung Quốc kể có hàng trăm người, nhưng miêu tả sâu sắc đến chỗ vi diệu, truyện hay, sống động thì chỉ có một họ Bồ mà thôi." (12.10) Trong cuốn "Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc"nhà văn Lỗ Tấn cũng ca ngợi "Liêu trai chí dị, tuy cũng có sách cùng loại đương thời, không ngoài những truyện đời xưa nói về thần tiên, ma quái, yêu tinh, song mô tả cũng khác, thứ lớp rõ ràng, dùng phương pháp truyền kỳ mà viết theo lối chỉ quái, tình tiết biến ảo, như bày ra trước mắt thật. Lại có khi đổi điệu thay dây, thuật hành vi lạ, tả người đặc kỳ hiếm thấy, ra cõi mộng ảo, vào thế gian tình cờ có thuật chuyện vặt thì cũng giản dị, trong sáng, cho nên tai mắt đọc giả cũng thấy mới và hay ". (75.273) Liêu trai chí dị còn được chọn dịch và giới thiệu ra nước ngoài, trong cuốn "Lịch sử văn minh Trung Quốc", của nhà sử học nổi tiếng người Anh Will Durant, cũng nhắc tới bộ truyện lừng danh này "... Một trong những bộ tiểu thuyết cổ nhất là "Thủy hử"... một trong những bộ tiểu thuyết dài nhất là "Hồng lâu mộng"... một trong những bộ tiểu thuyết hay nhất là "Liêu trai chí dị ", văn vừa đẹp, nhã, vừa gọn". (10.148) 7 Ở Việt Nám, tên tuổi và tác phẩm của Bồ Tùng Linh được biết đến từ rất sớm (trong kho sách Hán Nôm của Việt Nam, hiện còn lưu trữ bản in mộc một số truyện trong tác phẩm Liêu trai của Bồ Tùng Linh ), và ít nhiều có ảnh hưởng đến các sáng tác truyện truyền kỳ của tác giả Việt Nam. Có một điều khá thú vị là khi tiếp xúc, tìm hiểu về Liêu trai, cả người Trung Quốc và người nước ngoài đều quan tâm tới yếu tố "lạ" của tác phẩm. Tuy nhiên, cách hiểu về Liêu trai vẫn chưa được thống nhất, vì vậy, mà việc đi tìm hiểu những giá trị đích thực của Liêu trai hầu như vẫn còn để ngỏ. Dù rằng số lượng độc giả hâm mộ Liêu trai khá đông đảo, nhưng công trình nghiên cứu về Liêu trai lại xuất hiện khá thưa thớt và lẻ tẻ, nó không được tiến hành rầm rộ như đối với một số bộ tiểu thuyết nổi tiếng khác như Tam quốc, Thủy hủy, Tây du ký hay Hồng lâu mộng ... và cũng chưa chính thức có một công trình nào chuyên nghiên cứu về Liêu trai, nó mới chỉ được nhắc đến trong chuỗi các tác phẩm tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh được nhiều người yêu thích. Dường như các nhà nghiên cứu khi đề cập đến tác phẩm Liêu trai vẫn còn những dè dặt, một phần có lẽ do các đệ tài được phản ánh trong Liêu trai quá phong phú nên khó có thể có một cái nhìn thống nhất, một nhận định khái quát, phần nữa cọ lẽ do sự không đồng đều về "tầm vóc" của gần 500 truyện ngắn trong bộ truyện đã gây cản trở trong việc cảm thụ tác phẩm ... . Một vài năm gần đây, loại truyện kỳ ảo, chí quái chí nhân, truyền kỳ của Trung Quốc đã được quan tâm trở lại và được tái bản với số lượng lớn. Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến Liêu trai như một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại văn học kỳ ảo và bước đầu đã khảo sát tác phẩm theo một hướng nghiên cứu mới, tìm cách "giải mã" các tín hiệu nghệ thuật của bộ "Bách khoa toàn thư" về cuộc sống này. Bản thân người viết luận văn cũng đã từng là một độc giả say mê, truyện Liêu trai và cũng đã từng được giảng tác phẩm này trong chương trình Cao đẳng sư phạm nên cũng từng có những băn khoăn khi cảm thụ tác phẩm : Đâu là cái hay của Liêu trai ? Tác phẩm quyến rũ được đông đảo các thế hệ độc giả ở mọi lứa tuổi là vì đâu ? Đâu là giá trị đích thực của tác phẩm ? Phải hiểu Liêu trai thế nào cho đúng ? ... 8 Thực hiện đề tài này là một cơ hội tốt để người nghiên cứu có điều kiện tìm hiểu sâu hơn các giá trị của một tác phẩm được coi là một hiện tượng văn học độc đáo, trong một giai đoạn văn học tiêu biểu, của một nền văn học lớn, và có thể giúp cho người nghiên cứu tự tin hơn trong công việc giảng dạy tác phẩm Liêu trai chí dị. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Cũng giống như cuộc đời của Bồ Tùng Linh, số phận của tác phẩm Liêu trai cũng ba chìm bảy nổi, lắm người khen, không ít kẻ chê. Ngay cả cái tên "Liêu trai" cũng đem lại nhiều cách hiểu khác nhau, còn như cảm thụ tác phẩm cũng có nhiều ý kiến trái ngược. Chung quy có một số cách hiểu Liêu trai như sau : 1)Nho gia "chính thống" thì cho rằng Liêu trai chủ yếu viết về chuyện hồ ly, quỷ quái hoang đường và nói nhiều về chuyện trai gái... nên họ đã xếp Liêu trai vào loại sách hoang đường và đâm loạn, cho rằng tác giả Liêu trai đã làm bại hoại thuần phong mỹ tục và kết tội nó "răn một, dục mười 2)Những nhà Nho có quan niệm "thoáng" hơn trong thẩm định văn chương thì đánh giá Liêu trai là tác phẩm được viết nên để gửi gắm những nỗi niềm u phẫn, để thể hiện cảm xúc, tâm tình ... 3)Trong "Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc" Lỗ Tấn nhân mạnh cái mới mẻ của Liêu trai so với các tác phẩm cùng thể loại đời Minh. "Các sách chỉ quái cuối đời Minh, đại để đều sơ lược, lại lắm điều hoang đường quái đản, không ra tình người. Chỉ một mình Liêu trai chí dị là tường tận mà lại bình thường, khiến cho yêu hoa tinh cáo đều giống người ỉa, hiền hòa, giản dị, dễ thân, quên mình là giống khác, mà nếu tình cờ thấy hồ đồ, ngớ ngẩn thì cũng biết là không phải người" . (75.273) 4)Nguyễn Huy Khánh, trong cuốn "Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa" lại đề xuất một hướng tiếp cận khác, không hẳn không có lý, nhưng khá chủ quan và phần nào cực đoan, phiến diện khi quả quyết rằng "Liêu trai chẳng có sức mạnh huyền bí gì cả, 9 mà nó đã nói lên được vấn đề mà mọi người - dù nam bay nữ - đều phải nghĩ tới: vấn đề sinh lý". (30.247) 5)Các nhà nghiên cứu Mác-xít, nghiên cứu tác phẩm dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã bắt đầu tiếp cận tác phẩm ở góc độ tác giả, thế giới quan và phương pháp sáng tác, đề tài, chủ đề... và bước đầu đã đạt được những thành tựu lớn trong việc lý giải, chiếm lĩnh, chỉ ra được giá trị của Liêu trai: ♦ Trần Xuân Đề trong cuốn "Những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc", nhấn mạnh đến giá trị hiện thực của Liêu trai và khẳng định "Bồ Tùng Linh sáng tác Liêu trai chí dị không phải để tiêu khiển mua vui trong một vài trống canh mà nhằm ký thác nỗi niềm tâm sự riêng tư và thái độ bất mãn của ông đối với hiện thực (...) không thể công khai tuyên chiến với lưỡi dao oan nghiệt của giai cấp thống trị Mãn- Thanh, nên ông đành mượn truyện yêu ma quỷ quái gửi thác lòng ưu phẫn, biểu hiện tâm tình, tư tưởng của bản thân" .(16.181) ♦ Lương Duy Thứ, trong cuốn "Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc" ca ngợi Liêu trai chí dị là biểu hiện của một cá tính sáng tạo mới mẻ, tác giả đề cập đến ba đề tài phổ biến để làm nổi bật lên giá trị hiện thực đồng thời cũng đánh giá cao những yếu tô" kỳ ảo được sử dụng như những phương tiện nghệ thuật, đem lại cái không khí lãng mạn, bay bổng cho tác phẩm. Tác giả kết luận : "Liêu trai chí dị đem đến cho người đọc một cá tính sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn, người đọc có được niềm, vui nhờ sự hóa thân kỳ diệu trong chốc lát để thoát khỏi cảnh đời ngang ngược, để thể hiện ước mơ...". (68.106) ♦ Nguyễn Huệ Chi, trong lời giới thiệu khá công phu cho bộ truyện Liêu trai chí dị của nhà xuất bản Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh năm 1999 - do chính ông dịch - đã tiếp cận tác phẩm dưới góc độ tác giả, thế giới quan, đề tài, chủ đề, tư tưởng nghệ thuật... và đã có những phát hiện thú vị, có giá trị định hướng cho việc chiếm lĩnh tác phẩm. ♦ Lê Nguyên cẩn, trong bài Ma trong "Liêu trai chí dị" (được in chung trong cuốn Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac) đã tập trung nghiên cứu hình tượng nhân vật "ma" 10 trong tác phẩm Liêu trai và coi đó là nét độc đáo của thế giới nghệ thuật kỳ ảo Bồ Tùng Linh. ♦ Lê Từ Hiển, trong luận án thạc sĩ năm 1991, với đề tài "Một vài đặc điểm thi pháp Liêu trai chí dị" đã đề xuất hướng tiếp cận mới dưới ánh sáng của thi pháp học hiện đại. Nhìn chung, các tác giả đều có những hướng khai thác đúng đắn để tìm đến những giá trị đích thực của Liêu trai. Tuy nhiên, mỗi người đều có quan niệm riêng và mục đích nghiên cứu riêng, nên quan tâm đến các khía cạnh khác nhau. Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi trước, chúng tôi cũng xin mạnh dạn được góp một tiếng nói vào việc cảm thụ tác phẩm, trên cơ sở tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật của tác giả, kết hợp với việc khảo sát các đề tài chính được thể hiện trong Liêu trai trên hai trục: thực và ảo. Làm như vậy, chúng tôi hy vọng sẽ hiểu sâu sắc hơn những ý đồ nghệ thuật của tác giả và hiểu thêm quan niệm nghệ thuật của tác giả đã chi phối tới việc tổ chức tác phẩm và xây dựng các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, tạo nên giá trị độc đáo cho Liêu trai. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi đã vận dụng những cách làm sau : 1- Khảo sát kỹ tác phẩm, từ đó "nhận diện" những đề tài phổ biến trong tác phẩm, được lặp lại nhiều lần trong các thiên truyện ngắn, từ đó lập ra những nhóm đề tài riêng để tìm hiểu dụng ý của tác giả trong việc biểu hiện cuộc sống. 2-Vận dụng phương pháp hệ thống để tìm hiểu những liên hệ bên trong của tác phẩm - các vấn đề được phản ánh, bộc lộ đều được khúc xạ qua lăng kính của cái kỳ ảo nhưng vẫn bám sát hiện thực. Cái kỳ ảo là phương thức thể hiện, là hình thức của nội dung. 3-Vận dụng thi pháp về thời gian, không gian nghê thuật và thi pháp nhân vật để khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm, góp phần "giải mã" những tín hiệu nghệ thuật tạo nên cái "lạ" cho tác phẩm. 11 4-Phương pháp phân loại - so sánh. Đặt tác phẩm trong sự so sánh bên ngoài (các sáng tác cùng thể loại) để nhấn mạnh tính kế thừa văn học truyền thống, và bên trong để khẳng định thêm hai thế giới thực - ảo trong Liêu trai chẳng qua chỉ là hai mặt của một tờ giấy, nó có quan hệ khắng khít, đan xen, hòa quyện... tôn tạo lẫn nhau, đem lại sức quyến rũ muôn đời cho tác phẩm. 4.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn đã đề xuất một hướng tiếp cận tác phẩm bằng cách khai thác đặc trưng nổi bật và cũng là thành tựu đột xuất, thể hiện một tiếng nói nghệ thuật rưới mẻ và táo bạo của Bồ Tùng Linh. Đó là sự hoa quyện giữa cái thực và cái ảo, đem lại tiếng nói đa nghĩa, nhiều tầng cho tác phẩm. Người viết hy vọng hướng tiếp cận này sẽ nhận được sự hưởng ứng của những người yêu thích Liêu trai và đang lưỡng lự trước vô số nẻo vào của cái mê cung kỳ ảo đầy hấp dẫn của văn sĩ họ Bồ. 5.KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm bốn chương chính : Chương 1: Vị trí của "Liêu trai chí dị" trong tiểu thuyết Minh Thanh 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết Minh Thanh 1.2.Vị trí của Liêu trai chí dị trong tiể thuyết Minh Thanh Chương 2 : Quan niệm nghệ thuật của Bồ Tùng Linh 2.1.Kế thừa truyền thống là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử phát triển văn hoá Trung Quốc 2.2.Quan niệm nghệ thuật của Bồ Tùng Linh 2.2.1.Vị trí của quan niệm nghệ thuật trong quá trình nghiên cứu tác phẩm 2.2.2.Một quan niệm mới mẻ và táo bạo 12 Chương 3 : Thế giới thực trong "Liêu trai chí dị " 3.1.Liêu trai chí dị - một cách tiếp cận hiện thực của Bồ Tùng Linh 3.2.Thế giới thực trong Liêu trai chí dị Chương 4 : Thế giới ảo trong "Liêu trai chí dị" 4.1.Quan niệm về cái kỳ ảo 4.2.Thế giới ảo trong Liêu trai chí dị 13 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA LIÊU TRAI CHÍ DỊ TRONG TIỂU THUYẾT MINH THANH 1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT MINH THANH Thời Minh Thanh được coi là thời kỳ hoàng kim của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Văn học Minh Thanh giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển văn học Trung Quồ'c, nó gây được tiếng vang lạ bất ngờ không kém văn học đời Đường nhờ vào sự thăng hoa của thể loại tiểu thuyết, một thể loại văn học vốn không được coi trọng trong dòng văn học truyền thống của Trung Quốc. Sự thành công của tiểu thuyết Minh Thanh đã khẳng định vai trò và sứ mệnh quan trọng của thể loại văn xuôi này trên hành trình phát triển của văn hóa Trung Quốc. Đó là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển của Văn học cổ điển cũng là giai đoạn dài nhất, là giai đoạn đánh dấu sự chuyển mình sang khuynh hướng hiện đại. Xét về mặt lịch sử, đây là giai đoạn có nhiều biến động. Thời Minh (1368 -1644) là triều đại Hán tộc cuối cùng. Thời Thanh (1644 -1911) là triều đại ngoại tộc do người Mãn Thanh cai trị. Đời sống kinh tế và văn hóa cơ bản giống nhau, cả hai đều nằm trong tiến trình kinh tế thị trường bước đầu hình thành và đời sống văn hóa chủ yếu hướng về nhu cầu các đô thị. Những yêu cầu mới của thời đại đã dẫn đến sự suy tàn của văn học chính thống và sự trỗi dậy mạnh mẽ của văn học dân chủ và tiến bộ, văn học đã hướng về đời sống đời thường, thỏa mãn thị hiếu của tầng lớp thị dân và dân nghèo. Sự xuất hiện đúng lúc của tiểu thuyết Minh Thanh đã đáp ứng được nhu cầu mới của thời đại và đưa thể loại văn xuôi xưa nay vốn bị coi thường lên đỉnh cao của vinh quang. 14 Với số lượng không ngờ khoảng một vạn cuốn tiểu thuyết, trong đó có nhiều bộ được lưu truyền cho đến ngày nay, tiểu thuyết Minh Thanh đã trở thành biểu tượng chung cho văn học của cả một giai đoạn lịch sử. Khái niệm tiểu thuyết xuất hiện khá sớm ở Trung Quốc (tk IV - tk III TCN), những tác:phẩm văn xuôi của thời đó không phải là tiểu thuyết theo đúng nghĩa của nó như bây giờ. Ban đầu khái niệm tiểu thuyết được dùng với ý nghĩa coi thường, để chỉ lời nói nơi đầu đường xó chợ. Dần qua các giai đoạn phát triển của lịch sử văn học, khái niệm này đã được mở rộng cùng với phạm vi phản ánh ngày một phong phú hơn và ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nghệ thuật để đến giai đoạn văn học Minh Thanh đã có sự bùng nổ và hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Không phải ngẫu nhiên mà thể loại văn xuôi vốn bị coi là tà thống lại đạt được những thành tựu rực rỡ với sự có mặt của khoảng một vạn cuốn tiểu thuyết lớn nhỏ. Tìm hiểu sự phát triển của văn học Trung Quốc nói chung và của tiểu thuyết Minh Thanh nói riêng không ngoài việc tìm hiểu sự tác động chi phôi của điều kiện xã hội kinh tế và cả những gì mà nó đã tiếp thu được từ văn học truyền thống đặc biệt là ở đất nước Trung Quốc, nơi thể hiện cao nhất của sự trung thành với truyền thống. Vì vậy tìm hiểu sự phát triển của tiểu thuyết Minh Thanh không thể không xem xét về mối quan hệ giữa nó với sự phát triển của văn xuôi và truyện trước Minh, cội nguồn của văn hóa Trung Quốc nói chung và của tiểu thuyết nói riêng. Thần thoại cổ đại Trung Hoa mặc dù là "hình thái xã hội và tự nhiên, kinh qua sự gia công bằng hình thức nghệ thuật một cách không tự giác trong trí tưởng tượng của loài người" nhưng đã cung cấp nguồn đề tài phong phú và là phương pháp sáng tác của không ít những bộ tiểu thuyết nổi tiếng về sau. Kho tàng thần thoại phong phú của Trung Quốc đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của truyện thần quái Trung Quốc và bộ đoản thiên tiểu thuyết trứ danh Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Tản văn thời Xuân Thu chiến quốc với Tả truyện, Chiến quốc sách và những truyện ngụ ngôn là mẫu mực lý tưởng làm giàu thêm cho kho tàng kinh nghiệm sáng tác của tiểu thuyết Minh Thanh. Những thủ pháp nghệ thuật : khoa trương, nhân cách hóa, 15 xây dựng hình tượng nhân vật, xây dựng tình tiết cốt truyện trong những áng văn xuôi của thời này đã được các tác giả tiểu thuyết Minh Thanh tiếp thu có sáng tạo. Bộ Sử ký của Tư Mã Thiên đời Hán (tk IU TCN - tk IU SCN) là bộ sử ghi chép những sự kiện lịch sử Trung Quốc suốt 3000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế, nhưng khi chép lịch sử tác giả đã lấy nhân vật làm trung tâm, thông qua việc ghi chép cuộc đời hoạt động của nhân vật để phản ánh tình hình lịch sử. Vì vậy, bộ Sử ký không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà còn là một tác phẩm văn chương kiệt xuất được các nhà viết tiểu thuyết đời sau tiếp nhận. Điều này được thể hiện trong những bộ tiểu thuyết Minh Thanh : khi miêu tả tính cách nhân vật, tác giả không đứng ở vị trí người thứ ba kể lại hay giới thiệu nhân vật đó mà thông qua việc miêu tả hành động và ngôn ngữ của nhân vật để khắc họa bộ mặt tinh thần và tính cách nhân vật. Tiểu thuyết chí quái chí nhân đời Tấn (từ giữa tk IU đến đầu tk V) và tiểu thuyết truyền kỳ đời Đường (từ đầu tk vu đến đầu tk X) đã có ảnh hưởng trực tiếp sâu rộng đến sự phát triển của tiểu thuyết Minh Thanh, đặt cơ sở ban đầu chạ sự hình thành của tiểu thuyết Minh Thanh. Khái niệm tiểu thuyết được dùng cho giai đoạn này thực ra vẫn là để chỉ những câu chuyện dân gian truyền miệng. Tiểu thuyết thời này rất thịnh, hành và có nhiều tác phẩm, được chia làm hai loại: tiểu thuyết chí quái và tiểu thuyết dật sư. Tiểu thuyết chí quái : Ghi lại những chuyện quái lạ. Tiểu thuyết dật sư : Ghi lại chuyện của con người. Trong hai loại này thì tiểu thuyết chí quái có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của tiểu thuyết Trung Quốc. Phần tinh hoa của tiểu thuyết chí quái là một số truyền thuyết dân gian ưu tú, những truyện này đều mang màu sắc thần bí và có nhiều tình tiết khác thường, phi hiện thực nhưng đều thể hiện những ước mơ đẹp đẽ, và thái độ yêu ghét rõ ràng của nhân dân, và cho dù là những truyện ghi chép về thần linh quỷ quái thì tình cảm, ngôn ngữ, hành động 16 cũng đượm ý vị nhân gian.về mặt nghệ thuật, tuy còn sơ sài nhưng tình tiết tương đối hợp tình hợp lý, cách miêu tả tính cách nhân vật đã được chú ý. Các học giả, các nhà sáng tác truyện thần quái của thời kỳ này nổi tiếng có Trương Hoa (thời Tây Tấn) Quách Phác, Can Bảo (thời Đông Tấn). Đặc biệt Sưu thần ký của Can Bảo không chỉ tập hợp đầy đủ các truyện thần quái cổ kim từ thời thượng cổ đến Tây Tân mà còn được sáng tạo khiến cho nhiều câu chuyện trở nên khúc chiết, cảm động. Sau Sưu thần ký còn xuất hiện nhiều bộ khác nữa. Nói đến truyện thần quái thời này không thể không kể đến U Minh Lục của Lưu Nghĩa Khánh. Ông không chỉ ghi chép lại những truyền thuyết thần quái dân gian mà còn sáng tạo thêm bằng một trí tưởng tượng phong phú, U Minh Lục rất có ảnh hưởng đến truyền kỳ đời sau và trở thành một dạng thức cực kỳ phổ biến về loại truyện thần quái của Trung Quốc. Thời kỳ này sự có mặt của những câu chuyện trong kinh Phật được truyền từ An độ sang cũng góp phân làm tăng thêm nội dung phong phú cho truyền kỳ. Tiểu thuyết truyền kỳ đời Đường đánh dấu một bước chuyển biến mới của tiểu thuyết Trung Quốc, mặc dầu nó vẫn chưa được coi là văn học chính thống nhưng đã giành được một vị trí không thể xem thường trong lịch sử văn học Trung Quốc. Người thời Đường gọi tiểu thuyết là tiểu thuyết truyền kỳ với ngụ ý chê bai (để phân biệt với văn cổ thể - được coi là "cao văn"). Ân tượng về một thể loại Văn học từ xưa đã bị coi là "tà thống" vẫn còn chi phối trong cách đánh giá của dư luận đối với nó bởi cái cách "cấu tứ chuộng sự ly kỳ". Thế nhưng, trên thực tế, đội ngũ các nhà sáng tác truyền kỳ ngày một đông đảo hơn, và con đường nhỏ (tiểu đạo) đã ngày càng lôi cuốn, hấp dẫn mọi người và đã dần trở thành một hoạt động cổ ý thức. Hồ Ưng Lâm (đời Minh) trong Thiếu thất sơn phòng bút tùng (36) từng viết "Những chuyện biến hóa kỳ lạ rất thịnh vào thời Lục Triều, có điều phần lớn là ghì chép lại những điều bịa đặt chứ đâu phải chuyện biến hóa, đến đời Đường mới có sự cấu tứ ly kỳ, mượn tiểu thuyết để gửi gắm ngọn bút" 17 Mặc dù các nhà tiểu thuyết đời Đường chưa sáng tác ra được những tác phẩm lớn, nhưng họ đã có những đóng góp cực kỳ quý báu cho sự phát triển của tiểu thuyết Trung Quốc. Về nghệ thuật, sáng tác được nâng cao hơn trước rất nhiều, về kết cấu, ngôn ngữ, tình tiết và cả về xây dựng nhân vật đều có những khai phá và sáng tạo. Văn phong cũng phong phú, đẹp đẽ hơn, thể hiện được những tình cảm uyển chuyển, khúc chiết. Đặc biệt là họ đã làm thay đổi hiện tượng chìm đắm trong thế giới Thần quái của tiểu thuyết Trung Quốc trong một thời gian dài từ Lục triều về trước, khiến cho tiểu thuyết gần gũi hơn với đời sống hiện thực và mang những nội dung tương đối phong phú. Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết đã dần biến hóa từ quỷ thần trở thành con người của đời sống hiện thực. Đời Đường ở thành thị còn lưu hành loại "tiểu thuyết thị dân" được coi là cội nguồn đề tài của tiểu thuyết truyền kỳ đời Đường (ví dụ : Lý Oa truyện của Bạch Hành Giản dựa vào truyện dân gian "Chuyện một cánh hoa" mà sáng tác). Loại tiểu thuyết này ít chịu sự trói buộc về hình thức lại có thể phản ánh nhiều mặt đời sống xã hội đương thời. Những chủ đề chính thường khai thác : chống lễ giáo phong kiến, chống chế độ môn phiệt, đòi hỏi tự do hôn nhân..., đặc biệt nhân vật kỹ nữ, thư sinh đi thi, dân kẻ chợ... đã trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm. Sang đến đời Tống, các nhà văn xuôi đời Tống chủ trương thay đổi cho bộ mặt của thể loại này "vứt hết mọi trang điểm phù phiếm" chỉ cần lời đạt đến ý. Yêu cầu cao nhất của văn xuôi là dễ hiểu, vì vậy văn xuôi đời Tống mang một đặc điểm chung: nặng về nghị luận mà thiếu vẻ đẹp. Vào đời Tống, xuất hiện một hiện tượng văn học đặc sắc, mà sự có mặt của nó tạo ra một cục diện mới trong văn họe đó là tiểu thuyết bạch thoại (thoại bản). Nhìn chung đến đời Đường tiểu thuyết vẫn còn là những đoản thiên được ghi lại một cách lẻ tẻ phải đợi đến đời Tống mới xuất hiện những bản thoại, bình thoại, thi thoại tương đối dài có đầu, có đuôi. Hình thức của các thoại bản chính là tiền thân của tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh. 18 Hình thức kể chuyện (vốn có từ đời Tùy) đến đời Tống mới được coi là một nghề chuyên môn nên các nghệ nhân kể chuyện ra sức trau chuốt gọt giũa, sáng tạo làm sao cho các thoại bản ngày càng trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Chính sự ra đời cíủa hình thức thoại bản đa tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử văn học Trung Quốc nói chung và lịch sử tiểu thuyết nói riêng. Nhờ ưu thế riêng hết sức ưu việt này mà văn bạch thoại mới cạnh tranh được với văn bát cổ và cuối cùng đã chiếm được ưu thế tuyệt đối trong thể loại tiểu thuyết. Có thể coi thời Tống là thời kỳ thai nghén của nhiều thể loại tiểu thuyết. Đến thời Minh Thanh, tiểu thuyết đã có một lịch sử phát triển dài lâu và thực sự hoàn chỉnh về thể loại để được gọi là tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Những thành tựu mà tiểu thuyết Minh Thanh có được là sự tiếp thu có sáng tạo từ nguồn văn học truyền thống. Nếu không có sự phát triển bền bỉ không ngừng của tiểu thuyết Trung Quốc trong suốt khoảng mười thế kỷ thì cũng không thể có được tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh. Thời Minh Thanh chính là mảnh đất màu mỡ cho tiểu thuyết thực sự đơm hoa kết trái. Nói như vậy không có nghĩa vừa bước sang thời kỳ Minh Thanh, tiểu thuyết Trung Quốc đã được hoàn thiện ngay mà nó còn phải trải qua quá trình lột xác dần dần ngay trong lòng thời đại mà nó tồn tại và phát triển. Nhìn vào lược đồ phát triển của tiểu thuyết Minh Thanh mà giáo sư Lương Duy Thứ đã xây dựng ta có thể thấy tiểu thuyết Minh và Thanh có nhiều điểm khác nhau : • Thời Minh 150 năm đầu : có Tam quốc, Thủy hử, Tây du ký. Hơn 100 năm cuối: có khoảng 180 bộ trong đó có cả truyện dài: Kim Bình Mai, Liệt quốc chí truyện, Đông Tây Hán diễn nghĩa, Nam Bắc Tống chí truyện, Phong thần diễn nghĩa, Đông du ký, Nam du ký, Bắc du ký. Có cả truyện ngắn: Tam ngôn, Nhi phách, về sau được tuyển chọn lại 40 truyện với tên gọi "Kim cổ kỳ quan". • Thời Thanh 19 Khoảng 100 năm từ Kiền Long về trước: có Thủy hử hậu truyện, Nhạc Phi truyện, Tùy Đường diễn nghĩa, Liêu trai chí dị, Chuyện làng nho, Hồng lâu mộng. - Từ Kiền Long về sau : chủ yếu là những truyện tài tử giai nhân trong đó có Kính hoa duyên của Lý Như Trân là tương đối có giá trị. Sau chiến tranh Thuốc phiện chủ yếu là tiểu thuyết khiển trách, có thể nói thời Minh dấu vết của những câu chuyện dân gian, thoại bản còn để lại khá đậm nét cả ương đề tài và hình thức thể hiện nhưng sang đến đời Thanh nó thoát dần khỏi thể loại truyền thống và thể hiện bằng những cách thức mới lạ hơn, gần với tiểirthuyết hiện đại hơn. Đề tài cũng gần gũi với cuộc sống đời thường hơn. Tuy có sự phát triển từ tiểu thuyết đời Minh sang tiểu thuyết đời Thanh, nhưng vẫn có sự gặp gỡ trong việc lựa chọn đề tài phản ánh của các bộ tiểu thuyết. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã phân loại để thuận tiện cho việc nghiên cứu. Trong cuốn Trung Quốc tiểu thuyết sử lược, Lỗ Tấn đã chia như sau : ♦ Tiểu thuyết đời Minh được chia làm bốn loại : - Giảng sử (bao gồm cả Thủy hử) - Thần ma - Nhân tình thế thái - Tiểu thuyết thị dân. ♦ Tiểu thuyết đời Thanh được chia làm sáu loại: - Tiểu thuyết giảng sử - Tiểu thuyết châm biếm - Tiêu thuyết nhân tình - Tiểu thuyết hiệp tà - Tiểu thuyết hiệp nghĩa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan