Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Anh ngữ phổ thông THUAT NGU Y HOC TIENG ANH - MOT SO VAN DE CO BAN...

Tài liệu THUAT NGU Y HOC TIENG ANH - MOT SO VAN DE CO BAN

.PDF
9
387
142

Mô tả:

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 THUẬT NGỮ Y HỌC TIẾNG ANH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ENGLISH MEDICAL TERMINOLOGY - SOME BASIC PROBLEMS Nguyễn Phước Vĩnh Cố Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Các thuật ngữ y học (TNYH) tiếng Anh như “Otorhinolaryngology, electroencephalography, pseudohypoparathyroidism, arteriosclerosis…” thoạt nhìn có vẻ phức tạp. Lý do chính là khoảng 3/4 TNYH tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp/La Tinh mà giờ đây đã không còn phổ biến trong giảng dạy. Tuy nhiên các thuật ngữ như thế lại không khó hiểu lắm nếu chúng được phân thành các bộ phận có nghĩa. Bài báo sẽ giới thiệu cho người học các bộ phận cấu thành TNYH tiếng Anh. Một khi biết được cấu trúc TNYH cơ bản và các bộ phận này hợp thành như thế nào thì người học sẽ “xây dựng” và hiểu được gần như bất kì một TNYH nào. Bài báo cũng nêu một số giải pháp dịch TNYH vốn là một thách thức cho người dịch. ABSTRACT The English medical terms like “Otorhinolaryngology, electroencephalography, pseudohypoparathyroidism, arteriosclerosis…” may seem complicated at first glance. The main reason is that around 3/4 of medical terms comes from Greek or Latin, which is now no longer used widely in language teaching. However, they are not difficult to master if they are broken down into meaningful parts. The learners will be given the various parts (roots, prefixes, and suffixes) that make up medical terms in this paper. Once they learn the basic medical term structure and how these parts fit together, they will be able to build and understand almost any medical term. The paper also deals with some solutions to translating medical terms which can be a challenge for translators. 1. Giới thiệu Cách đây không lâu, báo Pháp luật (số 043 (1313), ngày 28 tháng 3 năm 2007) có đăng tin về một công nhân xuất khẩu bị đột tử tại Malaysia nhưng theo các giấy tờ của các cơ quan có trách nhiệm thì nguyên nhân cái chết lại mâu thuẫn nhau. Giấy chứng tử của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia ghi anh chết vì “bệnh phổi” nhưng sau đó cơ quan này có một giấy chứng nhận khác ghi là do “bệnh tụy” giấy xác nhận của các chuyên gia y tế Malaysia ghi là do “xuất huyết viêm tuyến tụy cấp”. Giấy báo tử của Cục Đăng ký khai sinh, khai tử lại nêu lý do chết là “xuất huyết lá lách cấp tính”. Gần đây, ngày 8/3/2009 trên các báo Việt Nam có đăng tin thông báo về sai sót trên nhãn lọ vắc-xin phòng 3 bệnh (sởi, quai bị, rubella). Phần hướng dẫn lẽ ra phải ghi dòng “tiêm dưới da” thì lại ghi dùng “tiêm bắp”. Có thể rút ra điều gì sau khi đọc các tin trên: Đó là sự tắc trách ? (có thể); nhưng nếu nhìn từ góc độ tiếng Anh y học (YH) chúng ta có thể giả định rằng sự nhầm lẫn nói trên là do hệ thuật ngữ (HTN). 209 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 Giả định 1: có thể hai cơ quan có trách nhiệm của Malaysia nêu nguyên nhân cái chết của anh công nhân là: (1). acute hemorrhagic pancreatitis (xuất huyết viêm tuyến tụy cấp). (2) acute splenorrhagia (xuất huyết lá lách cấp tính). Nhưng khi dịch những TN này sang tiếng Việt có thể có sự nhầm lẫn (giả định người dịch không am hiểu TNYH). Giả định 2: những ai có kiến thức YH cơ bản đều biết các đường chích thông thường là: (1). trong da/ dưới da. (2). trong cơ (tiêm bắp). (3). trong tĩnh mạch. Tuy nhiên nếu thiếu kiến thức cơ bản về TNYH thì các từ tiếng Anh sau: intracutaneous, intradermal, subcutaneous, intramuscular, hypodermic từ nào là tiêm dưới da, từ nào là tiêm bắp thì có thể giả định việc sai sót khi chuyển dịch như đã đề cập là có thể do TNYH1 . Điều này đúng với nhận xét của Peter Newmark [4,151] “Dịch kỹ thuật được phân biệt với các hình thái khác chủ yếu bởi hệ thuật ngữ (HTN)” (Technical translation is primarily distinguished from other forms of translation by terminology). HTN khoa học-kỹ thuật (KH-KT) trong đó có YH vốn có những đặc trưng riêng biệt mà người học, người dịch cần lưu tâm. 2. Các đặc trưng của một văn bản YH Nguyễn Phước Vĩnh Cố và Nguyễn Bắc Nam[5,3] cho rằng có hai đặc trưng cơ bản trong một văn bản KH-KT: - Nguồn gốc HTN. - Biến thể của ngôn ngữ. 2.1. Nguồn gốc HTN Trước hết HTNYH thường là từ La tinh hay Hy Lạp như: Otorhinolaryngology, arteriosclerosis… electroencephalography, pseudohypoparathyroidism, Theo Alison Pohl [8,4] gần ¾ TNYH tiếng Anh đều lấy gốc ở các từ tiếng Hy Lạp hoặc La tinh mà hiện nay không còn phổ biến nữa. Người mới bắt đầu tiếp cận với các văn bản YH tiếng Anh không khỏi thấy lúng túng khi gặp phải các thuật ngữ như: cardiosclerosis, aortorraphy, arteriopathy, haemorrhagia, thrombophlebitis, pulmonary emphysema. 2.2. Biến thể của ngôn ngữ Kế đến HTN này còn được gọi là “ biến thể ngôn ngữ” được ghi nhận có hai chiều. 2.2.1. Phương ngữ: Chiều thứ nhất là phương ngữ (dialect): loại biến thể này được sử dụng phổ biến trong một cộng đồng/nhóm người cụ thể. Một trong những biến thể đặc trưng nhất trong văn bản YH tiếng Anh là loại phương ngữ địa lý (geographical) giữa tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ. Xin xem các ví dụ sau: Anh: aetiology, pyorrhoea, operating theatre, congestive cardiac failure, chronic obstructive airways disease, cervical smear. 210 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 Mỹ: etiology, pyorrhea, operating room, congestive heart failure, chronic obstructive pulmonary disease , Pap smear. Đặc biệt từ viết tắt của từ electrocardiogram (điện tâm đồ) thì người Anh dùng ECG còn người Mỹ dùng EKG. 2.2.2. Ngữ vực: Chiều thứ hai là ngữ vực (register): loại biến thể, mà người sử dụng ngôn ngữ xem xét phù hợp cho một tình huống cụ thể. Căn cứ vào từ vựng YHYH, Peter Newmark [4,153] đề xuất 3 cấp độ sau: a. Hàn lâm (academic): Đây là những thuật ngữ được chuyển ngữ từ tiếng La tinh và Hy Lạp thường được sử dụng trong các bài báo học thuật như thuật ngữ “phlegmasia alba dolens”. b. Chuyên môn (professional): Là các từ trang trọng do các nhà chuyên môn sử dụng như: epidemic parotitis (viêm tuyến mang tai), varicella (thủy đậu), scarlatina (tinh hồng nhiệt), tetanus (uống ván)… c. Phổ thông: (popular): Ngữ vựng dành cho những người không chuyên, thường là các từ quen thuộc, có thể dùng thay thế các từ chuyên môn như: “mumps” (quai bị) thay cho “epidemic parotitis”, “chicken-pox” (thủy đậu) thay cho “varicella”, “scarlet fever” (tinh hồng nhiệt) thay cho “scarletina”… 3. Một số vấn đề cơ bản về phương thức cấu tạo và ngữ nghĩa của HTNYH TNYH thoạt nhìn trông hết sức rối rắm. Các từ như “otorhinolaryngology”, “electroencephalography”… có vẻ như thách thức người dịch/người học về cách phát âm, về ngữ nghĩa. Tuy nhiên xét về mặt hình thái học, những từ như thế được tạo thành từ việc ghép các bộ phận nhỏ hơn, đơn giản hơn. Theo Ralph Rickards [9,7] nếu biết nghĩa của những bộ phận nhỏ hơn thì thường có thể suy ra được nghĩa của một thuật ngữ phức hợp. Ví dụ “otorhinolaryngology” có thể được phân thành: Oto. rhino. laryngo. logy Oto (tai) Rhino Laryngo Logy (mũi) (thanh quản) (sự nghiên cứu) Vậy “otorhinolaryngology” có nghĩa là “môn học về tai, mũi, họng”. Cần lưu ý là từ “otorhinolaryngology” nay được gọi gọn hơn “otolaryngology” trong tiếng Anh - Mỹ. 3.1. Gốc từ (roots), tiền tố (prefixes) và hậu tố (suffixes) của HTNYH Cũng như từ vựng phổ thông, TNYH thường gồm ba bộ phận: a. gốc từ b. tiền tố (âm/từ thêm vào trước gốc từ) c. hậu tố (âm/từ thêm vào sau gốc từ). Ba bộ phận này thường có gốc tiếng Hy Lạp/La tinh. Nhìn chung, gốc từ Hy Lạp chỉ có tiền tố và hậu tố gốc Hy Lạp. Ví dụ gốc từ Hy Lạp “arter”/ “arterio” có nghĩa là “động mạch” thường đi với hậu tố Hy Lạp “pathy” chỉ “bệnh” sẽ cho một từ “arteriopathy” có nghĩa là “bệnh động mạch”. Trái lại gốc từ La tinh “vagin”/ “vagin(o)” (âm đạo) lại thường đi 211 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 với hậu tố gốc La tinh “scope” (chỉ dụng cụ dùng để quan sát/khám nghiệm) sẽ cho từ “vaginoscope” có nghĩa là “cái mỏ vịt”. Tuy nhiên cũng tìm thấy một số TN ngoại lệ như: “vaginopathy” (bệnh âm đạo) “colposcope” (cái mỏ vịt). 3.2. Nghĩa của gốc từ “hệ tim mạch” và sự kết hợp của các gốc từ này với các hậu tố chỉ sự “rối loạn”/ “bệnh tật” Để hiểu được một số lượng lớn TNYH (có gốc Hy Lạp/La tinh) điều quan trọng là cần biết nghĩa của gố từ, tiền tố và hậu tố vì số TN thường dùng này rất nhỏ nhưng một số phương thức khác nhau mà chúng có thể kết hợp thì rất lớn. Trong tiếng Anh hệ tim mạch có khoảng 10 gốc từ2: 1. cardi(o)- (tim) 2. aorto- (động mạch chủ) 3. arteri(o)- (động mạch) 4. phleb(o)- (tĩnh mạch) 5. ven(o)- (tĩnh mạch) 6. angi(o)(mạch máu) 7. vas(o)-(mạch máu) 8. haemat(o)- (máu/huyết) 9.sanguin(o)(máu/huyết)10.thromb(o)- (huyết khối). Lấy 2 gốc từ “cardi(o)- và phleb(o)- khi chúng kết hợp với một số hậu tố chỉ “bệnh”/”rối loạn” như –“itis” (viêm) –“pathy” (bệnh) hoặc các hậu tố chỉ phương thức phẫu thuật như “-tomy” (mổ, rạch, cắt) “rrhaphy” (khâu) ta sẽ có từ “cardi+itis” -> carditis (viêm tim) cardio+pathy -> cardiopathy (bệnh tim), cardio + rrhaphy -> cardiorrhaphy (khâu tim), cardio + tomy -> cardiotomy (mổ tim) phlebo + tomy -> phlebotomy ( mổ tĩnh mạch). Gốc từ “cardi(o)- cũng có thể kết hợp một số tiền tố như “tachy” (nhanh) “brady” (chậm), “peri” (ngoài), “endo” (trong) cho ta một số từ như “tachycardia” (nhịp tim nhanh) “bradycardia” (nhịp tim chậm) “pericarditis” (viêm ngoại tâm mạc), “endocarditis” (viêm nội tâm mạc). 4. Giới từ và tính từ trong HTNYH 4.1. Giới từ Các tiền tố đóng vai trò giới từ trong TNYH là từ được dùng trước một gốc từ để biểu thị nơi chốn hoặc vị trí. Chúng thường được dùng trong mô tả giải phẩu hoặc trong báo cáo của bác sĩ để xác định vị trí của một triệu chứng hoặc tổn thương trên cơ thể. Lấy lại gốc từ “cardi(o) dùng làm ví dụ, khi nó kết hợp với các tiền tố đóng vai trò giới từ như “endo” (bên trong) sẽ cho các từ như “endocardial” (ở trong tim) “endocardium” (màng trong tim) và với “exo” (bên ngoài) sẽ cho từ “exocardial” (bên ngoài tim)... Chúng được chia làm 2 loại chính: a.các tiền tố đóng vai trò giới từ chỉ vị trí như: “endc(o)”/”ento”/”intra” (trong), “meso”/ “medi”/ “inter” (giữa), “ect”/ “exo”/ “extra” (bên ngoài)… b. các tiền tố đóng vai trò giới từ chỉ sự chuyển động như: “dia” / “per” / “trans” (qua, xuyên qua), “ana” (trên/lên), “cata”/ “de” (dưới, xuống). 4.2. Tính từ Giống như giới từ, một số lượng lớn tiền tố (Hy Lạp/La tinh) đóng vai trò tính từ khi chúng được đặt trước một gốc từ hoặc một gốc từ đã được kết hợp với một số hậu tố. Một gốc từ có thể biến đổi thành nhiều từ có nghĩa khác nhau bởi những tiền tố như thế. Một lần nữa ta sẽ dùng gốc từ “cardi(o)” làm ví dụ khi nó kết hợp với các tiền tố 212 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 đóng vai trò tính từ như “pan” (toàn, tất cả) sẽ cho từ “pancarditis” (viêm toàn tim) “micro” (nhỏ) sẽ cho từ “microcardia” (tật tim nhỏ) v.v. Các tính từ này được phân cụ thể theo từng loại: 1. số lượng: ví dụ: a. “poly” a(nhiều, đa) b. “olig” (ít, thiếu) c. “pan” (tất cả) d. “an/a” (không có, thiếu). 2. số: a. “hemi”/ “semi” (phân nữa bán) b. “mono”/ “un” (một, đơn) c. “di”/ “bi” (hai, nhị) d. “tri”/ “ter” (ba, tam). 3. kích cỡ và hình dáng: a. “normal”/ “ortho” (bình thường, thẳng) b. “ankyl” “kyph” (cong) c. “sten” (hẹp) d. “mega”/ “macro” (rộng). 4. màu sắc: a. “leuc”/ “leuk”/ “alb” (trắng) b. “melan” (đen) c. “polio” (xám) d. “erythr” (đỏ). 5. các chất: a. “hydro” (nước) b. “lact” (sữa) c. “glu”/ “glyc”/ “sacchar” (đường) d. “amyl” (tinh bột). 6. mối quan hệ với con người: a. “andr” (nam giới) b. “gyn (ec)” (nữ giới) c. “paed” (trẻ con) d. “ger(on)” (người già). 7. một số tiền tố có chức năng tính từ khác như: a. “chron” (thời gian) b. “nyct”/ “noct” (đêm) c. “men” (tháng) d. “tachy” (nhanh) c. “brady” (chậm) “pachy” (dày) “scler” (cứng). 5. Từ viết tắt trong TNYH Trong hệ thống từ vựng tiếng Anh, thường có 3 dạng viết tắt: 1. phương thức gộp (blends) 2. phương thức rút gọn (clipping) 3. phương thức viết tắt của từ/cụm từ bằng 1 âm tiết đầu (acronyms). Tuy nhiên trong TNYH tiếng Anh thường gặp nhất vẫn là hai phương thức sau (2,3). 5.1. Phương thức rút gọn Có 3 dạng a.rút gọn phần đầu từ (rất hiếm thấy) b. rút gọn phần cuối từ: Ví dụ: laboratory -> lab c. rút gọn vừa phần đầu từ vừa phần cuối từ: ví dụ: influenza -> flu. 5.2. Phương thức viết tắt của từ/cụm từ bằng 1 âm tiết đầu/cụm chữ đầu Có 2 dạng a. các con chữ đại diện cho mỗi từ. Ví dụ: VD (veneral disease): bệnh hoa liễu, ENT (ear, nose, throat): tai, mũi, họng, MRT (magnetic resonance imaging) (chụp cộng hưởng từ) CT (computed/computerised tomography): chụp cắt lớp điện toán. b.các con chữ đại diện cho các yếu tố trong 1 danh từ ghép hoặc các yếu tố chỉ những bộ phận của từ. Ví dụ TB (tuberculosis): bệnh lao, CV (cardiovascular): thuộc hệ tim mạch. 6. Thuật ngữ YH tiếng Anh dưới góc nhìn dịch thuật 6.1. Hệ thuật ngữ Đây là thách thức lớn nhất cho người dịch/người đọc văn bản YH. Có 2 nguyên 213 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 nhân chính những nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là nguồn gốc HTN. Như đã đề cập [2.1] 3/4 TNYH tiếng Anh đều có gốc từ tiếng Hy Lạp và La tinh vốn là những ngôn ngữ nay ít sử dụng trong tiếng Anh hiện đại. Để rõ vấn đề hơn, ta có thể quay trở lại cái chết của người công nhân (xin xem phần 1), nếu giấy báo tử ghi nguyên nhân cái chết là “pulmonary disease” thì hẳn sẽ không có vấn đề gì đối với người dịch. Tuy nhiên nếu “bệnh phổi” mà ghi cụ thể các từ sau: 1. “pneumonia” (viêm phổi, phế viêm) 2. “pneumonitis” (viêm thành phế quản) 3. “bronchitis” (viêm phế quản, viêm thành phế nan) 4. bronco-pneumonia” (phế quản, phế viêm) 5. “pleuricy” (viêm màng phổi), thì dịch “kỹ thuật” đúng với nhận xét của Peter Newmark (xin xem phần 2), hơn nữa, nếu thiếu kiến thức về nguồn gốc HTN (gốc từ, tiền tố và hậu tố…) người dịch có thể nhầm lẫn “arthrosis” (bệnh thấp khớp) với “arthritis” (viêm khớp) “hypertension” (tăng huyết áp) với “hypotension” (hạ huyết áp). Nguyên nhân thứ hai là “biến thể ngôn ngữ” ( hay còn gọi là “biến thể phong cách kỹ thuật” nói nôm na là tính chuyên môn/nghề nghiệp và được hiểu là mức độ chúng ta sử dụng các từ ngữ từ các ngành nghề cụ thể một cách chính xác hơn. Xét từ các cấp độ do Peter Newmark đề xuất [153], cấp độ chuyên môn (professional) vốn là các từ trang trọng do các nhà chuyên môn sử dụng như: “acute cerebrovascular event” (tai biến mạch máu não) “dyspnoea” (khó thở) “haematuria” (huyết niệu) “myocardial infarction” (nhồi máu cơ tim) “nocturia” (chứng tiểu đêm) vừa lạ vừa khó hơn các ngữ vựng phổ thông như “stroke” (đột quỵ) “breathlessness (khó thở) “blood in the urine” (nước tiểu có máu) “heart attack” (suy tim) “needing to pass urine at night” (muốn tiểu đêm)… v.v. Hai ví dụ sau sẽ cho ta thấy từ “management” khó dịch hơn từ “treatment” dù chúng đồng nghĩa: - Penicillin is used in the treatment of a wide range of illneses. - Diet plays an important role in the management of heart disease. 6.2. Từ mới Peter Newmark [4,152] cho rằng khó khăn chủ yếu trong dịch kỹ thuật thường là từ mới (the central difficulty in technical translation is usually the new terminology). Nhận xét này cho thấy người dịch sẽ gặp khó khăn khi gặp phải các TNYH mới như: “andropause” “tummytuck” … mà hiện nay vẫn vắng bóng ở từ điển YH Anh - Việt và kể cả các từ diển Oxford. Phần lớn từ mới trong YH vốn là những thách thức cho người dịch/người đọc văn bản YH. Những khó khăn liên quan đến HTNYH thuộc các loại sau: a. từ cũ nhưng nghĩa mới b. từ lóng c. từ viết tắt d. ghép danh nhân. 6.2.1. Từ cũ có nghĩa mới (old words with new senses) Một số từ như “bypass” (đường vòng) “waterworks” (nhà máy nước) vốn khá quen thuộc với người học tiếng Anh nay có thêm nghĩa mới thuộc lĩnh vực YH như “phẫu thuật bắc cầu” (bypass) “hệ tiết niệu” (waterworks) hay từ “bypass” kết hợp với từ “cardio-pulmonary” cho ra từ “cardio-pulmonary bypass” có nghĩa “tim phổi nhân tạo” chỉ “một phương pháp trong đó sự tuần hoàn tới cơ thể vẫn tiếp tục trong khi 214 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 ngừng tim để giải phẫu. Chức năng của phổi và tim được thực hiện bởi 1 máy bơm (máy tim phổi) cho tới khi sự tuần hoàn tự nhiên được tái lập [7,153]. 6.2.2. Từ lóng (slangs) Từ lóng trong lĩnh vực YH cũng được xem là từ giả mới (pseudo-neologism). Người dịch văn bản YH ắt phải gặp khó khăn khi gặp từ “cabbage” mà thực ra là một từ lóng thay cho “coronary artery bypass (việc phẩu thuật tạo vòng nối động mạch vành) hoặc từ “coronary artery bypass graft (CABG). 6.2.3. Từ viết tắt (abbreviations) Cũng như từ lóng, từ viết tắt như “CABG” cũng là một vấn đề của dịch thuật. Có thể phân 2 dạng từ viết tắt trong YH. Một dạng cho người có chuyên môn như các từ “CVS” viết tắt của từ “cardiovascular system”, từ “GUS” viết tắt của từ “genitourinary system… Ngoài ra còn gặp các từ viết tắt có gốc La tinh như b.d/b.i.d (ngày 2 lần), t.i.d/t.d.s (ngày 3 lần) q.d.s/q.i.d (ngày 4 lần), p.c (sau ăn)… thường gặp ở bệnh án. Dạng còn lại dành cho người không chuyên môn (vốn khá phổ biến như) “VD” (veneral disease) “flu” (influenza) OCT (over the counter)… Đáng chú ý các từ viết mà ở ngôn ngữ gốc cũng như ngôn ngữ dịch đều quan trọng thì chúng có thể khác biệt ở 2 ngôn ngữ “DNA” (deoxyribonucleic acid) ở tiếng Anh thành “ADN” (axit deoxyribonucleic) ở tiếng Việt, “MAOI” (monoamine oxidase inhibiters) ở tiếng Anh thành “IMAO” ở tiếng Pháp. 6.2.4. Ghép nhân danh (eponyms) Trong lĩnh vực YH, ghép nhân danh là một bệnh, một cấu trúc hay một loại sinh vật đặt tên theo một người đặc biệt thường là người khám phá hay mô tả đầu tiên [7,341]. Việc ghép nhân danh khá phổ biến trong tiếng Anh YH nhưng hiện đang được thay thế bởi các thuật ngữ mô tả. Ta sẽ bắt gặp từ ghép nhân danh “tiểu đảo Langerhans” (islet of Langerhans) sẽ thành “tiểu đảo tụy tạng” (pancreatic islands), hơn nữa, nhìn từ góc độ dịch thuật, các từ ghép nhân danh có thể được hiểu ở quốc gia này nhưng lại khó hiểu ở quốc gia khác. Thí dụ từ “Willis’s pancreas / Winslow’s pancreas (tiểu tụy) chỉ biết ở tiếng Anh nhưng ở tiếng Việt người ta chỉ biết từ “tiểu tụy”. Vì vậy khi gặp từ “Caesarean section/operation” nên dịch là sinh mổ, từ “Röntgenography” nên dịch bằng 1 từ chuyên môn tương đương là “chụp X-quang”. 7. Kết luận Phải thừa nhận rằng kiến thức về HTN đóng 1 vai trò quan trọng trong dịch chuyên ngành. Vì vậy các nghiên cứu về ngữ vực (2.2.2) là cần yếu cho người dịch YH: văn bản sau đây có nhan đề “Dental Public Health and Disease Prevention” được đăng trong tạp chí “World Health Forum” là 1 ví dụ sinh động về khó khăn của người dịch khi gặp phải “ngữ vực chuyên ngành” (xin lưu ý các từ in đậm). Oral health care does not have the makings of a dramatic issue. Very few people die of oral disease, and its effect on the economies of nations is significant. Yet very 215 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 few people manage to avoid oral disease, and the two major variants-dental caries and periodontal disease- can and do cause irreversible damage. In the process, dental caries can cause some of the most serve pain that the average person is likely to experience in his lifetime. In 1987 a national survey in the United Kingdom, where 4% of the national health budget is spent on dental care, showed that 30% of the adult population was edentulous. [3,55] Nhưng bí quyết để đọc/dịch 1 văn bản chuyên ngành nêu trên thành công không chỉ dừng lại ở chỗ: “dental caries” là “sâu răng” “periodontal disease” là “bệnh nha chu”, “edentulous” là “không răng”, nói 1 cách khác là không chỉ đi tìm nghĩa tương đương cho từ mà còn là như một ai đó nói [10,200]: để hiểu 1 văn bản YH ở một ngôn ngữ, người ta phải đọc (nó) như một bác sĩ hoặc y tá hoặc nhà quản lý bệnh viện… ở ngôn ngữ đó, để dịch văn bản YH đó có hiệu quả sang một ngôn ngữ khác, người ta phải viết như một bác sĩ (hoặc đại loại như vậy) ở ngôn ngữ khác đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Phương Nga & Nguyễn Quang (2003), English for Medical Student, Hue Medical College. [2] Glendinning, E.H & Howard, R (2009), Professional English in Use - Medicine, NXB Đồng Nai. [3] Hatim, B & Mason, I (1990), Discourse and the Translator, Longman. [4] Newmark, P (1988), A Textbook of Translation, Prentice Hall International. [5] Nguyễn Phước Vĩnh Cố & Nguyễn Bắc Nam (2007), ‘Một số điều cần lưu ý khi dịch một văn bản khoa học - kỹ thuật từ tiếng Anh sang Tiếng Việt’, Kỷ yếu hội thảo công tác dịch thuật và đào tạo cử nhân phiên-biên dịch lần thứ 1_ trang 3_11, Đại học Ngoại Ngữ, Huế. [6] Norman, R & University, S (2003), Let’s Examine the Text (English in medicine), revised and added by Lê Minh Diệu & Nguyễn Thị Diễm Thi. [7] Phạm Ngọc Trí (2004), Từ điển Y Học Anh-Việt, NXB Y học. [8] PohL, A (2009), Test your Professional English Medical, NXB Đồng Nai. [9] Rickards, R (2005), Understanding Medical Terms (Trần Văn Tiềm biên dịch), NXB Tổng Hợp t.p Hồ Chí Minh. [10] Robinson, D (1997), Becoming a Translator, Routledge. 1. Để minh chứng các giả định trên cũng như nhận xét của Peter Newmark, có thể xem sự nhầm lẫn về TNYH trong cuốn từ điển Anh-Việt (Nxb tp HCM,1998) là một ví dụ. Đây là cuốn từ điển được chuyển dịch từ cuốn từ điển tường giải “Oxford Advanced Learner’s Dictionary (1992). Cụm từ “sex organs” (i.e penis, vagina, etc trong từ điển Oxford tr.831) được chuyển dịch thành “cơ quan sinh dục”, tức dương vật, âm vật trong từ điển Anh-Việt tr.1589. Thực ra âm vật là một từ khác, nếu có kiến thức về 216 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 TNYH thì từ vagina phải được dịch là âm đạo. Danh sách về sự nhầm lẫn TNYH không dừng lại ở ví dụ nói trên. Trong một Phiếu Chỉ Định của bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng từ nội soi niệu quản được dịch là urethroscopy nhưng từ “urethroscopy” lại có nghĩa là nội soi niệu đạo. Ở một cuốn từ điển hình ảnh “Word by word” từ pancreas (tuyến tụy) được dịch là lá lách (xin xem Học Tiếng Anh qua Hình Ảnh tr.71, Nxb Đà Nẵng). Khá thú vị có một từ ở tiếng Việt tần xuất sử dụng khá nhiều nhưng ở tiếng Anh trong lĩnh vực y học lại dịch sai ở 2 cuốn từ điển y học (xin xem từ “catchment area” trong từ điển Y Học Anh-Việt tr.162 Nxb Từ Điển Bách Khoa và từ điển Y Học AnhViệt tr.160 Nxb Y Học). 2. TNYH tiếng Anh (có gốc Hy Lạp hoặc La tinh) thường bắt đầu bằng một gốc từ (root) + nguyên âm kết hợp (combining vowel) + hậu tố (suffix). Nguyên âm kết hợp này không có nghĩa và được dùng để nối một gốc từ với một hậu tố hoặc một gốc từ khác. Khi một nguyên âm được dùng để nối với một gốc từ thì sự kết hợp này được gọi là hình thái kết hợp (combining forms). Tuy nhiên, trong bài báo này, hình thái kết hợp được gọi chung là gốc từ vì lý do giản tiện. 217
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan