Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thư viện trường đại học ở hà nội trước yêu cầu kiểm định giáo dục đại học...

Tài liệu Thư viện trường đại học ở hà nội trước yêu cầu kiểm định giáo dục đại học

.PDF
208
359
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------------- NGUYỄN CHÍ TRUNG THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI TRƯỚC YÊU CẦU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN NGƯỜI HNG DẪN: PG S. TS. TRẦ HÀ NỘI, 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------------- NGUYỄN CHÍ TRUNG THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI TRƯỚC YÊU CẦU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện Mã số: 60 32 02 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Quý TRẦ HÀ NỘI, 2013 Luận văn “Thư viện các trường đại học ở Hà Nội trước yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học” đã được chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh LỜI CẢM ƠN Luận văn với đề tài “Thư viện các trường đại học ở Hà Nội trước yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học” là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả trong khóa học 2011 - 2013, chuyên ngành khoa học thông tin - thư viện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, tác giả đã được PGS.TS. Trần Thị Quý trực tiếp hướng dẫn. Sự tận tình chỉ bảo của PGS.TS. Trần Thị Quý cùng với sự định hướng chuyên môn, gợi mở hướng nghiên cứu của các nhà khoa học trong ngành đã giúp tác giả có điều kiện hoàn thành luận văn. Tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành đến PGS.TS. Trần Thị Quý và đội ngũ các nhà khoa học ngành thông tin - thư viện. Bên cạnh đó, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc các Trung tâm Thông tin - Thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả tiếp cận thực tế nghiên cứu của mình thông qua điều tra, thu thập dữ liệu và trao đổi ý kiến. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, và các thầy cô đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành công trình này. Tác giả: Nguyễn Chí Trung MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................................7 PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................9 1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................9 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...........................................................................12 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................18 3.1. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................18 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................19 4. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................19 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................20 6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................20 6.1. Phương pháp luận ...................................................................................20 6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể......................................................20 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài..........................................................21 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu.....................................................................................22 9. Cấu trúc luận văn.........................................................................................................22 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC .................................................................23 1.1. Lý luận chung về thư viện trước yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học ...........................................................................................................................23 1.1.1. Khái niệm Chất lượng .........................................................................23 1.1.2. Khái niệm Giáo dục đại học................................................................26 1.1.3. Khái niệm Chất lượng giáo dục đại học.............................................28 1.1.4. Khái niệm Kiểm định chất lượng giáo dục ........................................31 1 1.1.5. Khái niệm Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học ........32 1.1.6. Khái niệm Tiêu chuẩn thư viện trường đại học .................................33 1.2. Vai trò của thư viện trước yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Hà Nội........................................................................................................................34 1.2.1. Tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam ...34 1.2.2. Vị trí của Hà Nội với sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam......37 1.2.3. Vị trí của thư viện đại học đối với yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Hà Nội ..........................................................................................39 1.3. Thư viện đại học trên thế giới trong yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học .................................................................................................................41 1.3.1. Bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.......41 1.3.2. Bộ tiêu chuẩn cho thư viện đại học của Hiệp hội các thư viện đại học và nghiên cứu Mỹ................................................................................................43 1.3.3. Bộ tiêu chuẩn đánh giá của Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng vùng Đông Bắc Mỹ.............................................................................................45 1.4. Tiêu chuẩn về thư viện trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam ...........................................................................................................................46 1.4.1. Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học ............47 1.4.2. Tiêu chuẩn thư viện trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo......................................................................................47 1.4.3. Tiêu chuẩn thư viện trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội....................................................................................49 1.5. Cơ sở thực tiễn về kiểm định chất lượng thư viện các trường đại học ở Hà Nội ................................................................................................................................51 1.5.1. Về tên gọi của thư viện các trường đại học........................................53 1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện đại học ........................................54 2 1.5.3. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của thư viện đại học..........56 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI TRƯỚC YÊU CẦU CỦA KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC....................................................................................................63 2.1. Thực trạng về công tác tổ chức của thư viện các trường đại học ở Hà Nội....63 2.1.1. Về cơ cấu tổ chức của thư viện trường đại học .................................63 2.1.2. Nguồn nhân lực của thư viện trường đại học.....................................65 2.1.3. Về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ và kinh phí hoạt động của thư viện đại học..........................................................................................................84 2.2. Thực trạng về hoạt động của thư viện các trường đại học ở Hà Nội.87 2.2.1. Công tác phát triển nguồn lực thông tin .............................................87 2.2.2. Công tác xử lý thông tin ......................................................................89 2.2.3. Công tác tổ chức và bảo quản nguồn tin ............................................92 2.2.4. Công tác tổ chức phục vụ người dùng tin ..........................................93 2.2.5. Công tác đối ngoại, hợp tác trong nước và quốc tế ...........................97 2.2.6. Hiệu quả hoạt động của thư viện các trường đại học ở Hà Nội........99 2.3. Nhận xét về thư viện các trường đại học trước yêu cầu của kiểm định chất lượng giáo dục đại học........................................................................................103 2.3.1. Về nguồn nhân lực thư viện đại học ở Hà Nội.................................106 2.3.2. Về tổ chức và hoạt động của thư viện các trường đại học ở Hà Nội ....107 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRƯỚC YÊU CẦU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ...............................................................110 3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với thư viện trường đại học thông qua kiểm định chất lượng giáo dục.........................................................................110 3 3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu kiểm định chất lượng thư viện đại học ........................................................................................111 3.2.1. Chú trọng nguồn và chất lượng nguồn tuyển dụng .........................114 3.2.2. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ..........................115 3.2.3. Đảm bảo môi trường làm việc thân thiện.........................................117 3.2.4. Chú trọng cải thiện thu nhập cho cán bộ ..........................................118 3.2.5. Nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho cán bộ thư viện....................118 3.3. Hoàn thiện và đổi mới tổ chức và hoạt động thư viện đảm bảo yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học .........................................................120 3.3.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thư viện ..................................................120 3.3.2. Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin ............121 3.3.3. Chú trọng phát triển nguồn lực thông tin .........................................124 3.3.4. Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ hiện đại.............................................128 3.3.5. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện hiện đại................................................................................................128 3.3.6. Tăng cường đầu tư kinh phí đảm bảo hoạt động của thư viện........130 3.3.7. Mở rộng liên kết, hợp tác với các thư viện trong và ngoài nước....130 3.3.8. Chú trọng đào tạo người dùng tin .....................................................131 KẾT LUẬN........................................................................................................................132 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................134 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Từ viết tắt tiếng Việt STT Từ viết tắt Từ gốc 1. ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 2. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 3. HVCH Học viên cao học 4. NCS Nghiên cứu sinh 5. SV Sinh viên 6. TTTV Thông tin - Thư viện 2. Từ viết tắt tiếng Anh STT Từ viết tắt 1. AACR 2. ACRL 3. ASEAN 4. AUN Từ gốc Quy tắc biên mục Anh - Mỹ Anglo-American Cataloguing Rules Hiệp hội các thư viện đại học và nghiên cứu Mỹ The Association of College and Research Libraries Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á The Association of Southeast Asian Nations Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á ASEAN University Network Chuẩn kiểm định chất lượng dành cho hệ thống các 5. AUN-QA trường Đại học Đông Nam Á ASEAN University Network - Quality Assurance 6. INQAAHE Hiệp hội các cơ quan đảm bảo chất lượng quốc tế The International Network for Quality Assurance 5 STT Từ viết tắt Từ gốc Agencies in Higher Education 7. ISBD 8. ISO 9. LAN 10. MARC Tiêu chuẩn quốc tế về mô tả thư mục International Standard Bibliographic Description Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế International Organization for Standardization Mạng máy tính cục bộ Local Area Network Khổ mẫu biên mục đọc máy Machine Readable Catloguing Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng vùng Đông 11. NEASC Bắc Hoa Kỳ The New England Association of Schools and Colleges 12. OCLC Trung tâm thư viện máy tính trực tuyến Online Computer Library Center Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc 13. UNESCO The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization 6 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tỷ lệ người dùng tin tại các thư viện trường đại học ... 57 Bảng 1.1: Mục đích sử dụng thư viện của người dùng tin............................ 59 Bảng 1.2: Nội dung tài liệu người dùng tin quan tâm .................................. 60 Bảng 1.3: Ngôn ngữ tài liệu người dùng tin quan tâm ................................. 61 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ giới tính của cán bộ thư viện trường đại học................... 67 Biểu đồ 2.3: Độ tuổi cán bộ thư viện các trường đại học ở Hà Nội............... 68 Biểu đồ 2.4: Trình độ học vấn của cán bộ thư viện....................................... 69 Biểu đồ 2.5: Trình độ ngoại ngữ của cán bộ thư viện .................................. 71 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ phân bổ nguồn nhân lực tại các bộ phận trong thư viện... 74 Biểu đồ 2.7: Hình thức mong muốn đào tạo để nâng cao trình độ................ 76 Biểu đồ 2.8: Hình thức mong muốn đào tạo so với lứa tuổi......................... 77 Bảng 2.4: Hình thức mong muốn đào tạo so với trình độ được đào tạo........ 78 Biểu đồ 2.9: Nội dung mong muốn đào tạo để nâng cao trình độ................. 79 Biểu đồ 2.10: Nội dung mong muốn đào tạo so với lứa tuổi......................... 80 Biểu đồ 2.11: Nội dung mong muốn đào tạo so với trình độ được đào tạo... 81 Biểu đồ 2.12: Những khó khăn ảnh hưởng đến công việc của cán bộ thư viện ....82 Biểu đồ 2.13: Lý do lựa chọn nghề nghiệp theo từng độ tuổi........................ 83 Biểu đồ 2.14: Nhu cầu của người dùng tin về bổ sung nguồn tin theo ngôn ngữ ......88 Biểu đồ 2.15: Nhu cầu bổ sung tài liệu theo loại hình của người dùng tin .... 89 Bảng 2.5: Tình hình áp dụng chuẩn nghiệp vụ tại một số thư viện đại học ... 91 Bảng 2.6: Mức độ sử dụng các sản phẩm thông tin của người dùng tin ........ 94 Bảng 2.7: Mức độ sử dụng các dịch vụ thông tin của người dùng tin ........... 96 Biểu đồ 2.16: Mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin ......... 99 Biểu đồ 2.17: Lý do người dùng tin bị từ chối tài liệu tại thư viện.............. 100 7 Biểu đồ 2.18: Mức độ cập nhật về nội dung tài liệu.................................... 101 Bảng 2.8: Mức độ đáp ứng các dịch vụ thông tin - thư viện........................ 101 Bảng 2.9: Bảng so sánh giữa các tiêu chuẩn kiểm định năm 2004 với tiêu chuẩn kiểm định năm 2007 của Bộ GD&ĐT .............................................. 104 Bảng 2.10: Bảng thống kê các tiêu chí về nguồn nhân lực thư viện đại học 106 Bảng 2.11: Bảng thống kê tiêu chí về tổ chức, hoạt động thư viện đại học . 107 Bảng 3.12: Khả năng sử dụng ngoại ngữ của cán bộ thư viện..................... 112 Biểu đồ 3.19: Khả năng sử dụng các kỹ năng tin học của cán bộ thư viện .. 113 Biểu đồ 3.20: Khả năng sử dụng các phần mềm trong quá trình tác nghiệp 114 Biểu đồ 3.21: Các kỹ năng cần có cho tương lai của cán bộ thư viện.......... 117 Biểu đồ 3.22: Nguyên nhân khiến cho ngành thông tin - thư viện chưa được đánh giá đúng ở Việt Nam.......................................................................... 119 Bảng 3.13: Bảng so sánh giữa các tiêu chí về cơ sở vật chất của thư viện đại học so với thực tế ....................................................................................... 121 Biểu đồ 3.23: Mức độ đầy đủ của các nguồn lực thông tin so với nhu cầu tin...124 Biểu đồ 3.24: Mức độ phù hợp trong nội dung tài liệu so với nhu cầu tin... 125 Bảng 3.14: Bảng so sánh giữa các tiêu chí về nguồn lực thông tin của thư viện trường đại học so với thực tế .............................................................. 126 Bảng 3.15: Nhận xét của người dùng tin về mức độ quan trọng của các loại hình sản phẩm thông tin - thư viện ............................................................. 129 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục đại học được công nhận là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phương diện. Ngày nay, giáo dục đại học của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều yếu tố tác động, trong đó có yếu tố kinh tế, kể cả sự huy động nhân lực xuyên quốc gia. Sự cạnh tranh nguồn nhân lực cao cho thị trường có trình độ tương xứng ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các trường đại học phải tự nhìn nhận và đổi mới chất lượng giáo dục, không ngừng đầu tư trang thiết bị và hướng tới trở thành đại học nghiên cứu. Trong xu thế chung đó, việc ra đời hoạt động đánh giá và tự đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học thông qua Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng là điều tất yếu. Chất lượng giáo dục, quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng giáo dục hay văn hóa chất lượng đã và đang là những vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Có thể thấy, giáo dục ngày càng phát triển cả về quy mô, hình thức và mạng lưới. Sự phát triển nhanh về quy mô đào tạo, số lượng người học đã làm cho công tác quản lý nhà nước về giáo dục gặp nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục không đảm bảo, nhiều vấn đề tiêu cực, hạn chế nảy sinh: bệnh thành tích, đào tạo không gắn với nhu cầu xã hội, xã hội “bằng cấp”…ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục. Tại Việt Nam, kiểm định chất lượng giáo dục còn là lĩnh vực khá mới mẻ, sự hiểu biết của cán bộ quản lý, giảng viên nói riêng và của xã hội nói chung về kiểm định còn hạn chế, nhiều người đang hiểu công việc này theo nhiều nghĩa khác nhau và chưa có sự đầu tư đúng đắn dẫn đến chất lượng giáo 9 dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học chậm được đổi mới phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Trong kết luận về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thẳng thắn nhìn nhận: “…Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, giữa dạy chữ, dạy người và dạy nghề; nội dung giáo dục còn nặng về lý thuyết, có mặt xa rời thực tế, chạy theo thành tích, chưa chú trọng giáo dục đạo đức, ý thức và trách nhiệm công dân. Chương trình giáo dục phổ thông còn quá tải đối với học sinh. Giáo dục đại học và giáo dục nghề chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, chưa gắn với yêu cầu sử dụng nhân lực; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng thực hành nghề nghiệp…” [5,tr.97-98]. Trong hoạt động giáo dục và đào tạo, có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục của một đơn vị đào tạo. Trong đó, phải kể đến là hoạt động thông tin - thư viện. Bởi thư viện ra đời với sứ mệnh gắn liền với tri thức. Thư viện luôn đồng hành cùng con người với sự tiến hóa của nhận thức, mở mang tầm nhìn, phát triển của khoa học, bảo tồn và phát huy văn hóa. Đối với xã hội học tập ngày nay, tầm quan trọng của thư viện chưa hề bị giảm đi. Với sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, thư viện truyền thống dần được thay thế bằng loại hình thư viện mới với tên gọi mới thay đổi theo thời gian: thư viện điện tử, thư viện số, thư viện ảo, thư viện không tường…. Nhìn ra các nước với nền giáo dục tiến bộ, thư viện chưa bao giờ tách biệt với hoạt động dạy và học. Sự phát triển của giáo dục luôn song hành cùng sự phát triển của ngành thông tin - thư viện, đặc biệt là giáo dục đại học. Thư viện trường đại học là một yếu tố cơ bản và quan trọng, là thước đo đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả đào tạo của trường đại học và không 10 thể tách rời trường đại học với thư viện. Hiện nay chúng ta đang tiến hành việc kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục. Đây là một hướng đi đúng. Trên cơ sở tiêu chuẩn, tiêu chí sẽ phân loại, xếp hạng được các trường đại học. Kết quả của phân loại, xếp hạng theo kiểm định cũng là căn cứ phân quyền tự chủ cho các trường đại học. Vì thế, nếu gắn nội dung này với hoạt động kiểm định giáo dục thì chất lượng hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện trong trường đại học (một trong những tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng giáo dục đại học) cũng sẽ góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục. Điều đó lại càng đúng hơn với Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học và giáo dục của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ quan của trung ương, các bộ ngành, các viện và trung tâm nghiên cứu….và trường đại học có “thương hiệu” của cả nước. Công tác thông tin - thư viện các trường đại học ở nước ta nói chung và ở Thủ đô Hà Nội nói riêng trong những năm qua đã có nhiều thay đổi, thể hiện thông qua quá trình tự động hóa hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của người dùng tin. Tuy nhiên, hoạt động này của các thư viện đại học ở Hà Nội trong việc góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo đến đâu thì vẫn là đòi hỏi bức thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng thư viện đại học ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thông qua tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học để từ đó đưa ra những giải pháp cho góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục trường đại học này có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn. Do đó, tôi đã chọn đề tài “Thư viện các trường đại học ở Hà Nội trước yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học” làm đề tài luận văn của mình. 11 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Theo hướng nghiên cứu của đề tài, tác giả thấy có những công trình như sau: * Bài báo, bài trích tạp chí Đây có thể coi là phần phong phú nhất, bởi có rất nhiều bài viết đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, trong đó có một số nghiên cứu liên quan tới công tác thông tin - thư viện. Cụ thể như: “Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Sự vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam” của tác giả Phạm Xuân Thanh đăng trong Tạp chí Giáo dục số 115, kỳ 1 tháng 6 năm 2005; “Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học” của tác giả Nguyễn Kim Dung và Phạm Xuân Thanh đăng trong Tạp chí Giáo dục số 66, tháng 9 năm 2003; “Khái niệm chất lượng giáo dục đại học với cách tiếp cận thông qua khách hàng” của tác giả Nguyễn Quang Giao đăng trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng năm 2010; Nghiên cứu của tác giả Nguyễn An Ninh và Phạm Xuân Thanh với đề tài “Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam”; Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Nga đăng trong tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn năm 2011 với đề tài “Bàn về các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học”; Năm 2008, Tạp chí Thư viện Việt Nam số 2 đăng bài nghiên cứu của tác giả Lê Quỳnh Chi với nội dung “Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”; “Xây dựng thư viện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đại học” của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh đăng trong Tạp chí Giáo dục số 107, năm 2005… Có thể thấy, những bài viết nêu trên đã đưa ra những nhận định riêng của các tác giả về công tác kiểm định chất lượng nói chung, công tác thông tin 12 - thư viện góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học trước yêu cầu của kiểm định chất lượng ở Việt Nam nói riêng. * Kỷ yếu hội nghị, hội thảo Thời gian gần đây, do những đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn của công tác đổi mới giáo dục đại học, của hoạt động đảm bảo chất lượng và sự “chuyển mình” của hoạt động thông tin - thư viện, nhiều cơ quan trong nước đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi về các khía cạnh khác nhau của giáo dục đại học, của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục đại học hay của hoạt động thư viện trong trường đại học. Theo hướng đề tài, có thể kể đến một số bài viết đã được đăng trong kỷ yếu hội nghị, hội thảo như: Năm 2007 và 2012, nhân kỷ niệm 10 năm và 15 năm thành lập Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm đã tổ chức hội thảo “Khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin - thư viện” và biên soạn cuốn kỷ yếu cùng tên. Trong kỷ yếu tập hợp nhiều bài viết của các tác giả có những nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau của thư viện đại học, trong đó có những yếu tố liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng. Tiêu biểu như các bài viết: Nghiên cứu về “Thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập” của tác giả Lê Văn Viết và Võ Thu Hương công bố năm 2007; Nghiên cứu về “Quản lý thư viện đại học dưới tác động của công nghệ thông tin” của tác giả Trần Thị Minh Nguyệt công bố năm 2012; Nghiên cứu về“Nguồn nhân lực Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Hoàng Văn Dưỡng công bố năm 2012; Hoặc như nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thanh Mai và Trịnh Thị Lan về “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” công bố năm 2007…. 13 Năm 2006, nhân kỷ niệm 33 năm truyền thống đào tạo và 10 năm trở thành đơn vị độc lập của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1973 - 2006 & 1996 - 2006), Khoa Thông tin - Thư viện đã tổ chức và xuất bản kỷ yếu hội thảo “Ngành thông tin - thư viện trong xã hội thông tin”. Trong kỷ yếu tập hợp nhiều bài viết của các tác giả về các nội dung liên quan đến chất lượng đào tạo ngành thông tin - thư viện, kiến thức thông tin và triển vọng của ngành trong tương lai. Xét đến vấn đề nghiên cứu mà tác giả quan tâm, có thể kể đến một số bài viết như: “Kiểm định chất lượng đào tạo đại học - thời cơ và thách thức đối với các thư viện đại học Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hành; “Yêu cầu đối với cán bộ thông tin - thư viện trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hà; “Một số nhận xét về chất lượng đào tạo cán bộ thông tin - thư viện” của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc; “Từ thực trạng chất lượng dào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện hiện tại đến việc nâng cao chất lượng đào tạo trong tương lai” của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh… Tiếp đó đến năm 2011, nhân kỷ niệm 38 năm truyền thống đào tạo và 15 năm thành lập Khoa Thông tin - Thư viện (1973 - 2011 & 1996 - 2011), Khoa Thông tin - Thư viện - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học “Sự nghiệp thông tin thư viện Việt Nam đổi mới và hội nhập quốc tế” và cho ra mắt cuốn kỷ yếu “Một chặng đường đào tạo và nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện”. Trong cuốn kỷ yếu này, tác giả chú ý tới nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huy Chương với nội dung “Suy nghĩ về đào tạo cán bộ thư viện nhân đọc tiêu chuẩn cho thư viện đại học của Hiệp hội các thư viện đại học và nghiên cứu của Mỹ”. Bài viết đã tập trung vào việc giới thiệu tiêu chuẩn thư viện trường đại học ở Mỹ và đồng thời đưa ra những đề xuất cho việc xây dựng tiêu chuẩn 14 cho thư viện đại học ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến đội ngũ cán bộ nguồn nhân lực. Cũng liên quan đến hoạt động thông tin - thư viện trường đại học, năm 2010, Liên hiệp thư viện đại học khu vực phía Bắc đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới tổ chức, quản lý và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện” và biên soạn kỷ yếu. Kỷ yếu tập hợp 23 bài viết của các tác giả về những vấn đề khác nhau trong tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học. Bên cạnh những bài viết được đăng trong kỷ yếu, tác giả đặc biệt chú ý đến nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Kim Anh với nội dung “Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo”. Nghiên cứu đã trình bày tương đối rõ nét và đã tự đánh giá được mức độ “đạt chuẩn” của đơn vị minh thông qua Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng năm 2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, còn có nghiên cứu “Làm gì để khai thác và phát huy hiệu quả của hệ thống thư viện trường đại học ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Xuân Đán. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Xuân Đán đã phân tích thực trạng của hệ thống thư viện các trường đại học ở Việt Nam, đồng thời đưa ra ba giải pháp chính để hoạt động của thư viện các trường đại học ở Việt Nam ngày càng phát triển. Đây chính là nguồn tham khảo quý cho tác giả trong quá trình hoàn thành Luận văn. * Luận văn Từ trước đến nay, đề tài về lĩnh vực thông tin - thư viện trong trường đại học trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo hướng của đề tài tại các cơ quan thông tin - thư viện trên địa bàn Hà Nội, có một số công trình tiêu biểu như: “Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội 15 hiện nay” của tác giả Phạm Thị Mai bảo vệ năm 2009; Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực thông tin - thư viện của mạng trong hoạt động thông tin - thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thanh Trà bảo vệ năm 2010; Đề tài “Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh của tác giả Lê Hoài Thu bảo vệ năm 2010; Đề tài “Nghiên cứu mô hình phối hợp bổ sung tài liệu giữa các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Đoàn Thị Thu bảo vệ năm 2011…..Các công trình kể trên đã đề cập tới những đối tượng nghiên cứu cụ thể (nguồn nhân lực, công tác tổ chức, hoạt động của thư viện), đồng thời chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu và đưa ra những giải pháp có tính thuyết phục nhằm đáp ứng hiệu quả hoạt động của thư viện trường đại học trong giai đoạn tiếp theo. Xét tiếp về nội dung tác giả quan tâm liên quan công tác thông tin - thư viện với đến yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục và đổi mới giáo dục đại học, có thể kể đến một số công trình như: “Tổ chức và quản lý công tác thông tin - thư viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu của kiểm định chất lượng đào tạo” của tác giả Bùi Thị Thu Hương bảo vệ năm 2007. Công trình đã giới thiệu cơ sở lý luận về vấn đề tổ chức và quản lý công tác thông tin - thư viện trong trường đại học, nêu lên vai trò, đặc điểm của hoạt động thông tin - thư viện trong trường đại học. Công trình đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm về triển khai quy trình nghiệp vụ thư viện, tổ chức và quản lý...đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm cải tiến công tác tổ chức và quản lý thông tin - thư viện nhằm đáp ứng yêu cầu của kiểm định chất lượng đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan