Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thủ tục phát hiện sai sót và gian lận trọng yếu trong quy trình kiểm toán doanh ...

Tài liệu Thủ tục phát hiện sai sót và gian lận trọng yếu trong quy trình kiểm toán doanh thu áp dụng tại công ty kiểm toán d& t

.DOC
52
780
143

Mô tả:

LÔØI MÔÛ ÑAÀU Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế, kiểm toán ngày càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, mà còn đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Những thông tin do kiểm toán cung cấp sẽ là những căn cứ đáng tin cậy giúp cho Nhà Nước nhìn nhận, đánh giá, xử lý đúng đắn các vấn đề kinh tế nảy sinh, đồng thời làm cơ sở cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý khi đưa ra quyết định kinh doanh mới. Bởi vì các nhà đầu tư và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp họ rất cần có những thông tin đáng tin cậy, nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp thông tin tài chính của doanh nghiệp do đó mà các báo các tài chính đã được kiểm toán sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư. Thông qua việc thực hiện các chức năng, nghiệp vụ của mình, kiểm toán viên còn giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế biết được và khắc phục những sai sót, vi phạm trong quản lý và trong việc chấp hành chính sách, luật lệ kinh tế của Nhà Nước. Thêm vào đó là sự kiện nổi bật trong những năm gần đây, Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta hiện nay đang có những bước biến chuyển mới, và ngành kiểm toán Việt Nam cũng đang bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc với nhiều khó khăn và cơ hội mới. Do vậy dưới tình hình như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Vì thế các doanh nghiệp sẽ có xu hướng gian lận trên báo cáo tài chính nhằm phục vụ cho những mục đích của cá nhân doanh nghiệp và làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng. Chính những yếu tố trên khiến cho kiểm toán trở thành một công việc không kém phần quan trọng và bắt buộc đối với những công ty muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán. Và khi muốn có một kết qủa sáng sủa trên Báo cáo tài chính mà nhiều khi thực chất không có được như thế thì các công ty thường khai khống cái lợi nhuận để “làm đẹp” Báo cáo tài chính, mà yếu tố lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Bằng việc “ sáng tạo” trong kế toán, Các công ty có thể làm cho các Báo cáo tài chính sai lệch một cách trọng yếu mà thường thấy nhất vẫn là khai tăng doanh thu và tài sản, khai giảm chi phí và công nợ hoặc đưa ra những thông tin thiếu trung thực và không đầy đủ… Và khi đó công ty sẽ nâng cao được lòng tin trong khách hàng, cổ đông và trên thị trường công ty sẽ có một vị trí vô cùng sáng sủa. Từ thực trạng trên, em muốn tìm hiểu “Thủ tục phát hiện gian lận và sai sót trọng yếu trong qui trình kiểm toán khoản mục doanh thu” để sau này có thể ứng dụng góp phần làm “trong sạch” hơn các Báo cáo tài chính như hiện nay. Trang 1 CHÖÔNG 1 CÔ SÔÛ LYÙ LUAÄN VEÀ GIAN LAÄN VAØ SAI SOÙT TROÏNG YEÁU TRONG KHOAÛN MUÏC DOANH THU VAØ THUÛ TUÏC ÑEÅ PHAÙT HIEÄN CHUÙNG TRONG QUY TRÌNH KIEÅM TOAÙN BAÙO CAÙO TAØI CHÍNH 1.1 Một số vấn đề cơ bản về gian lận và sai sót trong khoản mục doanh thu 1.1.1 Khái quát về doanh thu 1.1.1.1 Nội dung và đặc điểm của khoản mục doanh thu Khái niệm “Doanh thu: Là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” (Trích: điều 03, VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”) Nội dung  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá trị hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đã bán hay cung cấp trong kỳ. Đối với doanh nghiệp là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu này không bao gồm thuế giá trị gia tăng.  Các khoản giảm trừ doanh thu  Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.  Giảm giá hàng bán: là khỏan giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.  Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.  Doanh thu thuần là doanh thu được xác định sau khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã trừ đi các khoản như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu tính trên doanh thu thực hiện trong kỳ (nếu có). Đối với doanh nghiệp chịu thuế giá trị gia tăng theo Trang 2 phương pháp trực tiếp, thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính vào doanh thu bán hàng nhưng sau đó được đưa vào trong các khoản giảm trừ để loại khỏi doanh thu thuần. Đặc điểm  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính vì đó là cơ sở để người sử dụng đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh thu là đối tượng của nhiều sai phạm dẫn đến báo cáo tài chính bị sai lệch trọng yếu.  Doanh thu và có quan hệ mật thiết với lợi nhuận mà lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh, nó ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong tương lai.  Doanh thu trong nhiều đơn vị là cơ sở đánh giá kết quả hoặc thành tích nên có khả năng bị thổi phồng cao hoặc hạ thấp hơn so với thực tế.  Tại Việt Nam, doanh thu có quan hệ chặt chẽ, gắn liền với việc tính thuế giá trị gia tăng đầu ra, là nguồn tạo ra lợi nhuận để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Nhà nước, nên có khả năng doanh thu bị khai thấp hơn so với thực tế để tránh thuế.  Doanh thu là một khoản mục quan trọng và chủ yếu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, giúp người sử dụng đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.  Ngoài ra, khoản mục doanh thu còn có một đặc điểm nổi bật là có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản mục khác trên Bảng cân đối kế toán (ví dụ như: khoản mục tiền, khoản mục nợ phải thu...) Vì thế, doanh thu là một khoản mục khá nhảy cảm trong hệ thống Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. 1.1.1.2 Nguyên tắc và điều kiện ghi nhận doanh thu Nguyên tắc ghi nhận  Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến doanh thu phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.  Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Trang 3  Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:  Không đánh giá cao hơn giá trị của các khoản doanh thu.  Doanh thu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Điều kiện ghi nhận  Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện:  Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.  Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.  Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.  Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.  Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.  Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời 4 điều kiện:  Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Có nghĩa là khi không thể xác định được một cách chắc chắn thì doanh thu sẽ được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi được.  Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.  Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.  Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. 1.1.2 Gian lận và sai sót trong khoản mục doanh thu 1.1.2.1 Khái quát về gian lận và sai sót Khái niệm Trang 4  Gian lận: Là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính. Gian lận có thể biểu hiện dưới các dạng tổng quát sau:  Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến Báo cáo tài chính.  Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch Báo cáo tài chính.  Biển thủ tài sản.  Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch Báo cáo tài chính.  Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật.  Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính.  Cố ý tính toán sai về số học.  Sai sót: Là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.  Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai.  Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế.  Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính nhưng không cố ý. ( Trích: điều 04,05 chuẩn mực VSA 240 “Gian lận và sai sót”) Phân biệt gian lận và sai sót  Giống nhau: đều làm sai lệch thông tin, phản ánh sai thực tế. Dù sai phạm có thể là khác nhau nhưng trách nhiệm đều liên đới đến nhà quản lý.  Khác nhau  Về ý thức: gian lận là hành vi có chủ ý, có tính toán để biến các thông tin không có lợi cho doanh nghiệp thành có lợi để nhằm đạt được mục đích vụ lợi, còn sai sót thì không có.  Mức độ tinh vi: gian lận được tính toán kĩ lưỡng, được che dấu sau khi thực hiện, rất khó phát hiện, nhất là gian lận gắn với người quản lý cấp cao. Còn sai sót thì không tinh vi và dễ bị phát hiện. Trang 5  Mức độ nghiêm trọng: gian lận bao giờ cũng là trọng yếu trong khi sai sót lặp lại nhiều lần, quy mô lớn mới được coi là trọng yếu. Nguyên nhân dẫn đến gian lận và sai sót Theo ISA 240 “THE AUDITOR’S RESPONSIBILITY TO CONSIDER FRAUD IN AN AUDIT OF FINANCIAL STATEMENTS” thì nguyên nhân dẫn đến gian lận và sai sót là: Opportunities (Cơ hội), Incentives/Pressures (Động cơ và áp lực), Attitude/ Rationalizations (Cá tính/Thái độ). Cụ thể thì các nguyên nhân dẫn đến gian lận và sai sót  Gian lận: sự xúi giục, thời cơ, tính liêm khiết.  Sai sót: trình độ chuyên môn, tâm lý, do lối sống.  Điều kiện để gian lận và sai sót phát triển: quản lý bằng quyền lực không tin tưởng cấp dưới, đánh giá kết quả thực hiện dựa trên phương tiện ngắn hạn, do lợi nhuận là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự thành công của nhân viên. Những sự kiện làm tăng khả năng gian lận và sai sót  Những vấn đề liên quan tới tính chính trực và năng lực của Ban giám đốc: Đó là những vần đề liên quan tới cơ cấu tổ chức và việc quản lý quyền lực cũng như năng lực của ban lãnh đạo, những yếu kém của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và sự thay đổi nhân sự trong bộ máy (đặc biệt là bộ máy kế toán - nhân viên kế toán cũng như kế toán trưởng).  Các sức ép bất thường từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp: Các sức ép liên quan tới những khó khăn chung của ngành nghề kinh doanh và những khó khăn của bản thân doanh nghiệp.  Các sức ép từ bên ngoài như sự cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành với doanh nghiệp, từ những nhà đầu tư về mặt tài chính.  Sức ép lợi nhuận cũng như sức ép về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, sức ép đối với nhân viên kế toán phải hoàn tất báo cáo trong một thời gian ngắn.  Các sự kiện và nghiệp vụ không bình thường: Các nghiệp vụ đột xuất xảy ra vào cuối niên độ hoặc các nghiệp vụ có phương pháp xử lý kế toán phức tạp.  Những khó khăn liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp  Tài liệu kế toán không đầy đủ hoặc không được cung cấp kịp thời. Trang 6  Có chênh lệch lớn giữa sổ kế toán của đơn vị với xác nhận của bên thứ ba, mâu thuẫn giữa các bằng chứng kiểm toán, không giải thích được sự thay đổi của các chỉ số hoạt động.  Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến những tình huống và sự kiện nêu trên  Không lấy được thông tin từ máy vi tính.  Có những thay đổi trong chương trình vi tính nhưng không lưu tài liệu, không được phê duyệt và không được kiểm tra.  Thông tin, tài liệu in từ máy tính không phù hợp với báo cáo tài chính và có sự thay đổi từ mỗi lần in. Đối tượng gian lận  Khoản mục tiền, nợ phải thu trên Bảng cân đối kế toán.  Khoản mục Lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Khoản mục Hàng tồn kho, Giá vốn hàng bán trên Bảng cân đối và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Các khoản mục khác có liên quan như: thuế TNDN, thuế GTGT đầu ra… 1.1.2.2 Trọng yếu và mối quan hệ với gian lận và sai sót Khái niệm trọng yếu “ Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong Báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phương diện định lượng lẫn định tính.” ( Trích chuẩn mực VSA 320 “ Trọng yếu” ) Xác định mức trọng yếu Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính là để kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận xem Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sớ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh Trang 7 trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Việc xác định mức trọng yếu là công việc xét đoán mang tính nghề nghiệp của Kiểm toán viên. Mối quan hệ với gian lận và sai sót  Gian lận: Gian lận bao giờ cũng được coi là trọng yếu dù quy mô có như thế nào.  Sai sót:  Khi lập kế hoạch kiểm toán, Kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sót trọng yếu về mặt định lượng. Tuy nhiên, để đánh giá những sai sót được coi là trọng yếu, Kiểm toán viên còn phải xem xét cả hai mặt định lượng và định tính của sai sót.  Kiểm toán viên cần xét tới khả năng có nhiều sai sót là tương đối nhỏ nhưng tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, như: một sai sót trong thủ tục hạch toán cuối tháng có thể trở thành một sai sót trọng yếu, tiềm tàng nếu như sai sót đó cứ tiếp tục tái diễn vào cuối mỗi tháng.  Kiểm toán viên cần xem xét tính trọng yếu trên cả phương diện mức độ sai sót tổng thể của Báo cáo tài chính trong mối quan hệ với mức độ sai sót chi tiết của số dư các tài khoản, của các giao dịch và các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính.  Nói chung thì Kiểm toán viên cần phải xác định tính trọng yếu khi:  Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán  Đánh giá ảnh hưởng của những sai sót. 1.1.2.3 Mối quan hệ giữa gian lận và sai sót trọng yếu với rủi ro kiểm toán Khái niệm và phân loại rủi ro kiểm toán  Khái niệm  “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do Kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện”. (Trích điều 07 VSA 400 “Đánh giá rủi ro” ) Trang 8  Như vậy rủi ro kiểm toán xảy ra khi Báo cáo tài chính còn chứa đựng những sai lệch trọng yếu nhưng Kiểm toán viên lại nhận xét chúng được trình bày trung thực và hợp lý. Rủi ro này xuất phát từ các sai lệch tiềm ẩn trong Báo cáo tài chính vượt qua hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị và không bị các thử nghiệm cơ bản của Kiểm toán viên phát hiện.  “Đánh giá rủi ro kiểm toán: là việc Kiểm toán viên và công ty kiểm toán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro kiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán”. (Trích điều 08 VSA 400 “Đánh giá rủi ro” )  Kiểm toán viên chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, những kiến thức, hiểu biết của mình về khách hàng, và dựa trên xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro.  Phân loại  Rủi ro tiềm tàng: là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.  Rủi ro kiểm soát: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.  Rủi ro phát hiện: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được. Mối quan hệ đến gian lận và sai sót trọng yếu  Khi lập kế hoạch cũng như khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có, làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính và phải trao đổi với Giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty về mọi gian lận hoặc sai sót quan trọng phát hiện được.  Trên cơ sở việc đánh giá rủi ro, Kiểm toán viên phải thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp, và xác lập một mức trọng yếu cho các gian lận và sai sót có thể xảy ra làm ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính nhằm đảm bảo những gian lận và sai sót đó đều được phát hiện. Trang 9  Giữa mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Vì thế, Kiểm toán viên cần phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, phạm vi và lịch trình của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp. Khi rủi ro được đánh giá cao, thì mức trọng yếu chấp nhận phải ở mức thấp, do đó Kiểm toán viên sẽ phải tăng các thử nghiệm cơ bản và ngược lại.  Tuy nhiên trong thực tế, rủi ro không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu do gian lận thường cao hơn rủi ro không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu do sai sót, vì gian lận thường đi kèm với hành vi cố ý che dấu gian lận.  Vì thế, đòi hỏi trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp, phải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính. 1.1.2.4 Những gian lận và sai sót phổ biến trong khoản mục doanh thu  Doanh nghiệp chưa xác định được chắc chắn là hàng đã tiêu thụ như không có phiếu xuất kho hoặc phiếu giao hàng…nhưng lại ghi nhận doanh thu và nợ phải thu.  Kế toán bỏ sót ghi nhận doanh thu và nợ phải thu vào sổ sách khi đã có các chứng từ chứng minh hàng đã được tiêu thụ.  Việc lập hoá đơn sai do ghi nhận sai số tiền hoặc ghi nhầm tỷ giá hối đoái hoặc lập hoá đơn sai do tính toán sai do sử dụng đơn giá không đúng với bảng giá đã được lập hoặc không lập bảng giá để làm cơ sở tính tiền trên hoá đơn.  Kế toán ghi nhận doanh thu không đúng niên độ, thường là vào những ngày cuối niên độ: có những doanh thu phát sinh vào cuối niên độ nhưng ghi vào niên độ tiếp theo và ngựơc lại, hạch toán những doanh thu phát sinh trong niên độ mới mà ghi nhận vào niên độ đang được kiểm toán.  Các nghiệp vụ giảm trừ doanh thu phát sinh trong niên độ không được ghi nhận trong khi thực tế có phát sinh. Ví dụ như nghiệp vụ hàng bán bị trả lại: có biên bản trả lại hàng cùng với hoá đơn trả hàng của khách hàng nhưng kế toán không hạch toán.  Nghiệp vụ hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán bị tính toán sai do nhầm tỷ giá hoặc trong quá trình tính bị bỏ sót một khoản doanh thu.  Cũng như nghiệp vụ ghi nhận doanh thu thì nghiệp vụ ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu cũng không được ghi nhận đúng niên độ. 1.2 Mục tiêu kiểm toán và các thủ tục để phát hiện gian lận và sai sót trong khoản mục doanh thu Trang 10 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục doanh thu  Phát sinh: Kiểm toán viên cần phải thu thập các bằng chứng để chứng minh rằng các khoản doanh thu mà đơn vị khai báo có thực sự phát sinh trong thực tế và thuộc về đơn vị hay không.  Đầy đủ: Kiểm toán viên cần phải thu thập các bằng chứng để chứng minh rằng đơn vị đã khai báo trên Báo cáo tài chính tất cả các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ.  Đánh giá: Kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng để chứng minh rằng các khoản doanh thu đã được phản ánh đúng số tiền, không sai sót, và phải phản ánh đúng số tiền khi tính tỷ giá chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt nam phát sinh tại thời điểm đó.  Ghi chép chính xác: Kiểm toán viên cần phải thu thập các bằng chứng để chứng minh rằng các khoản doanh thu đã được ghi chép đúng thời kỳ, đúng tài khoản, được tính toán, cộng dồn chính xác, số liệu trên Báo cáo tài chính khớp với số liệu trong sổ cái và sổ chi tiết.  Trình bày và công bố: Kiểm toán viên cần phải chứng minh rằng các khoản doanh thu đã được trình bày đúng đắn và khai báo đầy đủ Báo cáo tài chính, phù hợp với chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành. 1.2.2 Các thủ tục phát hiện gian lận và sai sót trong khoản mục doanh thu Quá trình thực hiện thủ tục phát hiện gian lận và sai sót được thực hiện theo sơ đồ: 1.2.2.1 Dấu hiệu nhận biết gian lận và sai sót trong khoản mục doanh thu Trang 11  Doanh nghiệp có khả năng không còn hoạt động liên tục trong tương lai.  Hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém: không có kế toán trưởng hoặc kế toán trưởng là người thuê ngoài.  Quy trình ghi nhận doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu không rõ ràng, chặt chẽ, còn một số điểm nghi vấn.  Doanh nghiệp có số tiền lỗ lớn trong năm trước nhưng sang đến năm kiểm toán thì số tiền lãi nhiều hơn trước 2, 3 lần.  Doanh nghiệp sử dụng 2 chương trình phần mềm khác nhau trong kì.  Trong năm phát hiện một số khách hàng mới, không ghi rõ địa chỉ. 1.2.2.2 Thủ tục kiểm toán Thử nghiệm kiểm soát Là thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ. Để tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, trước hết ta cần tìm hiểu về kiểm soát nội bộ, sau đó sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm có nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay và nghiệp vụ bán chịu.  Nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay  Kiểm soát nội bộ Đối với doanh nghiệp nhỏ, Kiểm toán viên thừơng soạn bảng tường thuật quy trình bán hàng thu tiền ngay, còn đối với doanh nghiệp lớn thì thường sử dụng lưu đồ để mô tả quy trình này. Thông tường, Kiểm toán viên sẽ phỏng vấn, quan sát hoặc sử dụng bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ.  Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Kiểm toán viên chỉ đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệu nào đó là thấp hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được thiết kế và thực hiện hữu hiệu. Đây là cơ sở để Kiểm toán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, Kiểm toán viên sẽ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở mức thích hợp. Trang 12  Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát  Thử nghiệm 1 Mục tiêu Các nghiệp vụ bán hàng phát sinh đều phải có sự phê chuẩn của cấp trên (mục tiêu phát sinh) Doanh thu bán hàng được ghi nhận là kết quả của giao dịch với khách hàng có thật của doanh nghiệp ( mục tiêu phát sinh). Cách thực hiện Kiểm toán viên cần chọn mẫu những phiếu thu hoặc những chứng từ có giá trị khác, kiểm tra chữ kí của khách hàng và thủ quỹ để xác nhận các chứng từ là hợp lệ. Chọn mẫu kiểm tra tính hợp lý của các hoá đơn bán hàng tương ứng với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho và phiếu thu, các chứng từ có giá trị khác.  Thử nghiệm 2 Mục tiêu Phát hiện những trường hợp hàng gửi đi nhưng không được lập hoá đơn (mục tiêu phát sinh). Cách thực hiện Chọn mẫu các phiếu giao hàng và đối chiếu với hoá đơn có liên quan. Kiểm tra tính liên tục của các phiếu giao hàng và các hoá đơn.  Thử nghiệm 3 Mục tiêu Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng lên sổ sách kế toán (mục tiêu ghi chép chính xác). Cách thực hiện Trong nhật ký chung, Kiểm toán viên chọn mẫu các nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay và sẽ từ hoá đơn kiểm tra đến nhật ký chung hay nhật ký thu tiền và nhật ký bán hàng, đối chiếu số tổng cộng giữa hai nhật ký này về nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay.  Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm trên, Kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát cho từng có sở dẫn liệu nhằm nhận diện các điểm yếu và điểm mạnh của hệ thống kiểm soát nội bộ để điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp. Trang 13 Nếu Kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát thấp thì các thử nghiệm cơ bản sẽ hạn chế ở mức thích hợp. Nếu đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát là trung bình thì có thể áp dụng các thủ tục trên và bổ sung thêm một vài thủ tục khác nhằm phát hiện gian lận. Nếu đánh giá rủi ro kiểm soát là đáng kể hay tối đa thì cần phải mở rộng phạm vi thực hiện thử nghiệm chi tiết hơn.  Nghiệp vụ bán chịu  Kiểm soát nội bộ Để tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của nghiệp vụ bán chịu, trước hết ta cần tìm hiểu về việc tổ chức bán hàng tức là từ khi nhận đơn đặt hàng, xem xét phương thức thanh toán, vận chuyển, lập hoá đơn, ghi chép doanh thu, nợ phải thu cho đến khi được khách hàng trả tiền và ghi tăng quỹ. Tiếp đến Kiểm toán viên có thể lập bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ cho quy trình bán chịu hàng hoá. Để đảm bảo quy trình bán chịu có thực hiện đúng như Kiểm toán viên đã phỏng vấn doanh nghiệp hay không, Kiểm toán viên cần thực hiện thêm phép thử Walkthrough để kiểm tra bằng cách theo dõi một vài nghiệp vụ thông qua mỗi bước trong chu trình bán chịu. Cụ thể là chọn một vài nghiệp vụ và lần theo từng bước thực hiện xem có diễn ra phù hợp với mô tả hay không.  Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, Kiểm toán viên sẽ đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Nếu như đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, Kiểm toán viên phải chứng minh bằng các thử nghiệm kiểm soát.  Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát  Thử nghiệm 1 Mục tiêu Các hoá đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thật sự xảy ra và quá trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định nội bộ của doanh nghiệp (phát sinh và đầy đủ). Các nghiệp vụ bán chịu và chính sách hưởng chiết khấu đều được xét duyệt bởi người có thẩm quyền ( mục tiêu phát sinh). Các hoá đơn được tính giá chính xác và việc kiểm tra chúng trước khi gửi đi được thực hiên một cách hữu hiệu (mục tiêu chính xác). Việc ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách (mục tiêu ghi chép chính xác). Cách thực hiện Chọn mẫu các hoá đơn phát hàng trong kì, đối chiếu với các đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, phiếu giao hàng, số lượng, đơn giá, chữ kí… Trang 14 Chọn mẫu các hoá đơn rồi lần theo hoá đơn tìm đến các hợp đồng và chính sách bán chịu của doanh nghiệp để xem xét việc xét duyệt có được tuân thủ hay không. Chọn mẫu hoá đơn, xem xét số tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hoá đơn, so sánh giá trên hoá đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm. Lần theo các hoá đơn đã xem xét, Kiểm toán viên sẽ kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán.  Thử nghiệm 2 Mục tiêu Phát hiện các nghiệp vụ hàng đã được gửi đi nhưng không lập hoá đơn (mục tiêu đầy đủ). Cách thực hiện Chọn mẫu các phiếu giao hàng đã lập, đối chiếu với hoá đơn có liên quan. Cần đặc biệt lưu ý đến số thứ tự của các đơn đặt hàng, phiếu giao hàng và hoá đơn bán hàng.  Thử nghiệm 3 Mục tiêu Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng (mục tiêu phát sinh). Cách thực hiện: Chọn mẫu các chứng từ liên quan đến hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán do hàng bị hư hỏng, kiểm tra chữ kí của cấp có thẩm quyền về quy trình này. Đồng thời, cần đối chiếu giữa quy trình thực tế với quy định của doanh nghiệp. Mặt khác, cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật kí, chuyển vào sổ cái, sổ chi tiết hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và tài khoản Nợ phải thu khách hàng có liên quan.  Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiểt kế lại các thử nghiệm cơ bản: Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm trên, Kiểm toán viên sẽ đánh giá mức rủi ro cho mỗi cơ sở dẫn liệu có liên quan đến nghiệp vụ bán chịu. Khi đánh giá, kiểm toán viên cần nhận diện những yếu kém của kiểm soát nội bộ để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm bớt các thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm cơ bản Là thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng về những sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính. Nó bao gồm: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. Trang 15  Thủ tục phân tích: là kỹ thuật kiểm toán sử dụng phương pháp so sánh, các tỷ suất, các loại chỉ số tài chính để phát hiện những trường hợp bất thường xảy ra. Một số thủ tục phân tích thường được sử dụng:  Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc… và xem xét các trường hợp tăng hay giảm bất thường.  So sánh doanh thu của kì này với kì trước theo từng tháng. Các biến động bất thường cần được giải thích nguyên nhân.  Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trước. Phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng.  Thử nghiệm chi tiết  Thử nghiệm 1: Kiểm tra thực sự phát sinh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi chép. Mục tiêu Phát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không xảy ra nhưng được hạch toán trong kì. Cách thực hiện Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ, các chứng từ gốc chứng minh nghiệp vụ phát sinh rất đa dạng nên tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và sự hiểu biết của kiểm toán viên về kiểm soát nội bộ mà thực hiện thủ tục kiểm toán phù hợp. Đối với doanh thu bán hàng, kiểm toán viên sẽ:  Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên nhật kí bán hàng với các chứng từ gốc có liên quan như đơn đặt hàng, phiếu giao hàng, hoá đơn, phiếu xuất kho…  Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền. Đồng thời tìm hiểu việc ghi nhận doanh thu có đúng như quy trình đã mô tả không.  Thử nghiệm 2: Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ phát sinh trong kì. Mục tiêu Phát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh nhưng không được hạch toán. Cách thực hiện Kiểm toán viên xuất phát từ những chứng từ gốc như phiếu giao hàng, phiếu xuất kho, hoặc thẻ kho.. đối chiếu với sổ nhật kí bán hàng, xem xét Trang 16 nghiệp vụ chưa ghi nhận. Kiểm tra kết chuyển lên sổ cái tổng hợp, bảo đảm sự phù hợp giữa sổ chi tiết với sổ cái doanh thu.  Thử nghiệm 3: Kiểm tra sự chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu. Mục tiêu Đảm bảo tính chính xác số tiền được ghi nhận trên doanh thu. Cách thực hiện Tuỳ theo từng lĩnh vực kinh doanh mà doanh thu được ghi nhận theo quy định riêng của chuẩn mực và chế độ kế toán. Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thông thường thì doanh thu được ghi nhận theo số tiền trên hoá đơn. Do đó, Kiểm toán viên cần:  So sánh với phiếu giao hàng, phiếu xuất kho.. để biết thêm về chủng loại và số lượng trên hoá đơn. Sau đó, đối chiếu với bảng giá, kiểm tra tính toán trên hoá đơn, nếu có trường hợp bán bằng ngoại tệ thì phải xét đến tỷ giá quy đổi ra tiền Việt Nam.  Xem xét đến các khoản hưởng chiết khấu, giảm giá có phù hợp với chính sách của doanh nghiệp hay không Đối với các hoạt động bán hàng trả chậm, trao đổi tài sản không tương tự, cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều niên độ, Kiểm toán viên cần phỏng vấn doanh nghiệp về phương pháp kế toán sử dụng trước, có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán không. Sau đó Kiểm toán viên sẽ kiểm tra các dữ liệu sử dụng và việc tính toán chính xác của doanh nghiệp.  Thử nghiệm 4: Kiểm tra việc phân loại doanh thu. Mục tiêu Phát hiện những trường hợp không phân loại đúng doanh thu dẫn đến ghi chép và trình bày sai doanh thu. Cách thực hiện Tìm hiểu các loại hoạt động tạo ra doanh thu như:  Doanh thu bán chịu và doanh thu bán hàng thu tiền ngay.  Doanh thu bán hàng với doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính..  Các loại doanh thu là đối tượng của các loại thuế khác nhau, có thuế suất khác nhau, hoặc khác nhau về cơ sở xác định doanh thu chịu thuế Xem xét chứng từ của một số nghiệp vụ tạo thu nhập, lần đến các bút toán ghi nhận nghiệp vụ để xác định tính đúng đắn trong việc phân loại doanh thu. Trang 17  Thử nghiệm 5: Kiểm tra việc khoá sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mục tiêu Đảm bảo doanh thu được ghi nhận đúng niên độ. Cách thực hiện Kiểm toán viên lựa chọn một số nghiệp vụ doanh thu của một số ngày trứơc và sau thời điểm khoá sổ để kiểm tra hoá đơn và các chứng từ có liên quan. So sánh giữa ngày ghi trên phiếu giao hàng với hoá đơn, nhật ký bán hàng và các sổ chi tiết. Doanh thu cũng có thể bị ghi tăng giả tạo bằng cách ghi nhận trước một khoản nào đó cho niên độ này, sang đầu niên độ sau ghi giảm khoản này dưới hình thức hàng bán bị trả lại. Kiểm toán viên sẽ tập trung vào các nghiệp vụ trả lại hàng sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến số hàng niên độ trước, và các tài liệu xác nhận công nợ phải thu khách hàng.  Thử nghiệm 6: Kiểm tra việc ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu đúng kì. Mục tiêu Đảm bảo các nghiệp vụ hàng bán bị trả lại được ghi nhận đúng kì. Cách thực hiện Dựa trên chính sách đối với hàng bán bị trả lại, Kiểm toán viên chọn các nghiệp vụ trả hàng vào những ngày đầu của niên độ sau, kiểm tra về sự phê chuẩn, sự phù hợp giữa ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi sổ kế toán, phát hiện trường hợp doanh nghiệp cố ý bỏ sót khoản doanh thu hàng bán bị trả lại của kì kiểm toán. Trang 18 CHÖÔNG 2 THÖÏC TRAÏNG TAÏI COÂNG TY TNHH KIEÅM TOAÙN D&T 2.1 Khái quát về Công ty 2.1.1 Giới thiệu chung Teân coâng ty Teân giao dòch Teân vieát taét Maõ soá thueá Truï sôû chính : : : : : Điện thoại Fax : (84-8) : (84-8) Hình thöùc sôû höõu Lónh vöïc kinh doanh Ñaïi dieän phaùp luaät Coâng ty TNHH kiểm toán D&T D&T Auditing and Consulting Company D&T Co., Ltd 20 Le Lai, P13, Q1, Tp.HCM : Coâng ty TNHH 2 thành viên trở leân : Cung caáp dòch vuï kieåm Toaùn vaø tö vaán :  D&T là tên giao dịch của Công ty TNHH Kiểm toán D&T; hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, kiểm toán và thẩm định giá; chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về kiểm toán, tư vấn thuế, xác định giá trị doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp và đầu tư.  D&T đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành nghề kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Khách hàng của D&T bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh khác nhau; các văn phòng đại diện nước ngoài; các doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.  Với tôn chỉ “Khách hàng là thượng đế”, D&T cam kết cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng; mang lại lợi ích cụ thể và hiệu quả thật sự; đóng góp và hỗ trợ thiết thực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Quý khách hàng; đồng thời phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển  Công ty TNHH Kiểm Toán D&T được thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm 2003. Mặc dù khoảng thời gian hoạt động từ khi thành lập cho đến nay tương đối ngắn nhưng với sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc cùng đội ngũ nhân viên có nhiều năng lực, Trang 19 kinh nghiệm, Công ty đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, mở rộng các loại hình dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng hoạt động, uy tín của công ty đối với khách hàng.  Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102049140 ngày 12 tháng 4 năm 2007 do Sở kế hoạch đầu tư Tp.HCM cấp.  Được chuyển đổi theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về việc: Quy định thành lập các công ty kiểm toán độc lập và thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán.  Ngoài ra công ty còn hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Tài chính Việt Nam theo:  Công văn số 127/VACPA ngày 22/11/2006 của hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam về việc:Công khai danh sách các công ty Kiểm toán đủ điều kiện thực hiện kiểm toán năm 2006 và 2007.  Quyết định số 704/QĐ-UBCK ngày 18/12/2007 của Bộ tài chính về việc: Chấp thuận tổ chức Kiểm toán độc lập được kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.  Như vậy Công ty Kiểm toán D&T với chức năng chủ yếu là cung cấp dịch vụ Kiểm toán, tư vấn thuế - tư vấn tài chính. Từ khi thành lập cho tới nay,công ty đã có nhiều bước phát triển nhằm mở rộng loại hình dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng hoạt động và uy tín đối với khách hàng. Ban đầu chủ yếu cung cấp dịch vụ kiểm toán đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay công ty đã và đang mở rộng dịch vụ kiểm toán các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, cung cấp dịch vụ kiểm toán cho hầu hết các thành phần kinh tế và trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh (Ngân hàng, xây dựng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…)  Hiện nay, D&T có 3 văn phòng liên lạc ở Tp.Hồ Chí Minh (quận 1,quận 5 và quận Phú Nhuận) và có văn phòng đặt tại các tỉnh: Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, với đội ngũ gần 160 nhân viên gồm những người có trình độ nghiên cứu sinh, thạc sỹ chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính doanh nghiệp, cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp từ các trường Đại học chuyên ngành: Kinh tế, Ngân hàng, Đại học Luật, Bách khoa, Kiến trúc, Tin học. Đội ngũ chủ chốt của D&T là những chuyên gia giàu kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ và có sự am hiểu sâu sắc về các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. 2.1.3 Cơ cấu về nhân sự 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy Công ty Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng