Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thủ tục chuẩn bị xét xự sơ thẩm vụ án dân sự...

Tài liệu Thủ tục chuẩn bị xét xự sơ thẩm vụ án dân sự

.DOCX
35
341
133

Mô tả:

Trang 1 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT BLTD : Bộ luật dân sự BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự TAND : Tòa án nhân dân VADS : Vụ án dân sự Trang 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt bốn năm theo học tại trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau, em rất biết ơn quý thầy cô đã sự quan tâm, giúp đỡ rất tận tình, truyền đạt những kiến thức quy báo trong suốt khoản thời gian em theo tại trường. Để có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận tốt nghiệp, em cũng xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của thầy Nguyễn Hoàng Phúc trong suốt quá trình em viết bài tiểu luận tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn các phòng ban, ban lãnh đạo của Tòa án nhân dân huyện Cái Nước đã tạo những điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cung cấp số liệu để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận tốt nghiệp. Đồng thời còn giúp em được thực tập tại nơi mà em yêu thích, để em trải nghiệm thực tế quá trình làm việc tại Tòa án là như thế nào ? Và trong đợt thực tập vừa qua em cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, giúp ích cho em trong quá trình làm việc sau này. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô Trường Đại Học Bình Dương – Phân hiệu Cà Mau thật dồi dào sức khỏe để có thể truyền đạt lại kiến thức cho thế hệ mai sau. Cà Mau, ngày 2 tháng 5 năm 2017 SINH VIÊNTHỰC HIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) Trang 3 PHẦN MỘT : PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, đất nước ta ngày càng phát triển từ đó kéo theo những quan hệ xã hội nảy sinh và rất phức tạp. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp, mâu thuẩn trong xã hội ngày một gia tăng, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trở nên phổ biến. Trong đó phải kể đến các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự. Nó không đơn thuần chỉ là các tranh chấp ở một lĩnh vực nhất định mà còn ở các lĩnh vực khác như tranh chấp về kinh doanh, thương mại, đất đai, hôn nhân và gia đình... Đã gây không ít khó khăn , vướng mắc cho cơ quan nhà nước cụ thể là Tòa án trong quá trình giải quyết. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hiến pháp năm 1992 và năm 2013 cũng như Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 ra đời. Nhưng đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Những văn bản pháp luật kể trên đã góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự trong những năm gần đây. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định rõ những thẩm quyền, cách thức giải quyết các vụ án dân sự thuộc tất cả các lĩnh vực khác nhau, khắc phục được một phần lớn những vướng mắc đã gặp phải khi giải quyết các vụ án dân sự. Ngày nay các vụ án dân sự ngày càng giai tăng và phức tạp. Chính vì vây, cần phải áp dụng pháp luật một cách nhanh chóng và hiệu quả để góp phần giải quyết tình trạng nêu trên. Một trong những giai đoạn giải quyết đó thì giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là giai đoạn rất quan trọng. Giải quyết đúng pháp luật là đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự. Trong hoạt động tư pháp thì Tòa án giữ vai trò quan trọng, là trung tâm và là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh Nhà nước tiến hành xét xử các vụ án nói chung và sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật nói riêng. Trong những năm qua việc xét xử của Tòa án đã góp phần giải quyết được những tranh chấp về các lĩnh vực dân sự tránh được những mâu thuẩn nghiêm trọng xảy ra trong xã hội và đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong các vụ án. Bên cạnh những mặc đã đạt được trong xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thì còn một số hạn chế trong quá trình Trang 4 áp dụng pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình xét xử dẫn đến tình trạng một số án dân sự sơ thẩm không thể thi hành được còn tồn đọng nhiều vụ án chưa xử, một số vụ còn dây dưa kéo dài,... làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự. Ở địa bàn huyện Cái Nước, số vụ án dân sự không ngừng tăng lên, đặc thù của các vụ án dân sự là đa dạng về cả nội dung lẫn hình thức. Chính vì vậy, việc áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm những vụ án dân sự gặp không ít khó khăn.. Nhưng hằng năm, trên địa bàn huyện Cái Nước cũng đã thụ lý, giải quyết một số lượng rất lớn các tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự góp phần đảm bảo quyền, lấy lại lợi ích cho những đương sự đã bị mất đi và quan trọng nhất là đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần xây dựng chế độ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thì Tòa án Nhân dân huyện Cái Nước vẫn còn mắc phải một số thiếu sót dẫn đến một số án còn tồn đọng chưa xét xử kịp thời ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân và ảnh hưởng tới tính nghiêm minh của pháp luật. Chính vì những lý do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài là :”Thủ tục chuẩn bị xét xự sơ thẩm vụ án dân sự”. Cũng qua đề tài này tôi mong muốn làm rõ thêm những vấn đề còn thắc mắc trong trình tự, thủ tục giải quyết các vấn đề về giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Tìm ra những biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng của trình tự, thủ tục giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án dân sự của pháp luật nói chung và Tòa án nhân dân huyện Cái Nước nói riêng. 2. Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu : + Nghiên cứu lý luận về giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam. + Áp dụng thực tiễn giai đoạn xét xử sơ thẩm trên địa bàn huyện Cái Nước. + Tìm ra biện pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.  Nhiệm vụ nghiên cứu : + Để giải quyết những mục đích trên thì nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài khóa luận này là phải nêu lên được khái niệm đặc điểm của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. + Nêu lên những ưu điểm, nhược điểm của hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trên địa bàn huyện Cái Nước. Trang 5 + Nêu lên những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của chuẩn bị xét xử sở thẩm vụ án dân sự đối với Tòa án nói riêng và trên địa bàn huyện Cái Nước nói chung. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu : + Đề tài khóa luận được nghiên cứu trên phạm vi của văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam liên quan đến trình tự và thủ tục chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.  Đối tượng nghiên cứu : + Là việc giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án Nhân dân huyện Cái Nước. 4. Ý nghĩa của tiểu luận và thực tiễn của tiểu luận. Tiểu luận là đề tài nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật do đó sẽ góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật, làm phong phú thêm những vấn đề lý luận trong lĩnh vực này. Tiểu luận giúp làm rõ thêm những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật vào giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và góp phần tìm ra những giải pháp nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật tố tụng dân sự trong lĩnh vực xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật tại các Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân huyện Cái Nước nói riêng. 5. Kết cấu của bài tiểu luận Bài tiểu luận gồm ba phần Phần thứ nhất là phần mở đầu Phần thứ hai là tổng quan về các vấn đề nghiên cứu. Phần thức hai gồm hai chương Chương thứ nhất là pháp luật Việt Nam về giai đoạn chuẩn bị là xét xử sơ thẩm vụ án dân sự Chương thứ hai là thực trạng và giải pháp áp dụng của giai đoạn chuẩn bi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trên địa bàn huyện Cái Nước. Phần thứ ba là kết luận. Trang 6 PHẦN II : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 : PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SỞ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỤ ÁN DÂN SỰ Khái niệm : Trang 7 Vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có tranh chấp và yêu cầu Tòa án là có căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Đặc điểm : Một là, chỉ là vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu được giải quyết. Nghĩa là, khi các bên phát sinh tranh chấp sau đó gửi đơn lên Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ xem xét đơn kiện đó và chỉ khi Tòa án thụ lý thì tranh chấp đó mới được coi là một vụ án dân sự. Hai là, khi có tranh chấp xảy ra mà các bên không thể tự thỏa thuận được và đều có mong muốn khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi ích của mình. Khi các bên phát sinh tranh chấp về một vấn đề nào đó mà không thể tự thỏa thuận được và đều có mong muốn được Tòa án giải quyết. Ba là, vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nghĩa là vụ án này phải thuộc thẩm quyền của Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Bởi vì có một số vụ án trước khi đưa ra Tòa án giải quyết thì phải qua cấp giải quyết trung gian, nếu không giải quyết được thì Tòa án mới giải quyết nếu có yêu cầu của đương sự. Bốn là, được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, được quyết định bằng một bản án và bắt buộc các bên phải thực hiện. Khi vụ án đã được Tòa án thụ lý thì có nghĩa là việc giải quyết tranh chấp đó phải tuân theo trình tự giải quyết mà pháp luật đã quy định và bản án, quyết định mà Tòa án đã tuyên có giá trị pháp lý và buộc các bên phải thực hiện theo bản án, quyết định đó. 1.2 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SỞ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ Khái niệm : Chuẩn bịxét xử là mô t giai đoạn của quá trình sơ thẩm VADS. BLTTDS không hề ô đưa ra khái niê m sơthẩm VADS, tuy nhiên từ những quy định của pháp luâ ôt và xem xét ô khái niê m này dưới gócđô ô là mô ôt hoạt đô ông tố tụng thì có thể đưa ra định nghĩa: “Sơ ô thẩm VADS là viê ôc toà án cấpcó thẩm quyền giải quyết lần đầu mô t vụ án dân sự, bao ô Trang 8 gồm các hoạt đô ng khởi kiê n, thụlý, chuẩn bị xét xử, hoà giải và mở PTST dân sự.” ô ô Chuẩn bị xét xử là mô ôt giai đoạn trong sơ thẩm VADS, là viê ôc chuẩn bị những điều kiê ôncần thiết để xét xử sơ thẩm các VADS mà toà án đã thụ lý. Đặc điểm : Được bắt đầu từ khi toà án thụ lý VADS và kết thúc khi toà án mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Là hoạt đô ông tố tụng bao gồm những công viê ôc cụ thể do toà án tiến hành nhằm chuẩn bị những điều kiê n cần thiết cho viê ôc xét xử sơ thẩm VADS. ô Có mối liên hê ô mâ t thiết với các hoạt đô ông tố tụng khác : trong quá trình chuẩn bị ô xét xử toà án sẽ nghiên cứu hồ sơ và tiến hành các công viê ôc cần thiết. Viê ôc chuẩn bị xét xử có liên quan mâ t thiết đến phiên toà sơ thẩm và hoạt đô ông tố tụng của toà án sau này. ô Nếu viê ôc chuẩn bị xét xử mà tốt thì phiên toà sơ thẩm diễn ra mới được thuâ ôn lợi, hạn chế tình trạng hoãn phiên toà do các yếu tố chủ quan cũng như hạn chế tình trạng xét lại bản án quyết định đã có hiê u lực pháp luâ t nhưng bị kháng nghị vì phát hiê ôn có vi phạm ô ô pháp luâ ôt nghiêm trọng trong viê ôc giải quyết vụ án. Bêncạnh đó, chuẩn bị xét xử mô ôt cách đầy đủ cũng giúp cho toà án cấp phúc thẩm giải quyết các kháng cáo, kháng nghị nhanh chóng, thuâ n lợi. ô 1.3 CÁC GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 1.3.1 Khởi kiện vụ dân sự a ) Khởi kiện vụ án dân sự : Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại chương II (Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã quy định rõ :”Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật”. Trong các quyền con người đã được Hiến pháp ghi nhận, quyền dân sự của công dân có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó, công dân được phép xử sự theo một cách nhất định hoặc được yêu cầu người khác thực hiện những hành vi nhất định để thỏa mãn lợi ích của mình. Quyền năng này được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Sử dụng quyền Trang 9 dân sự, cá nhân và các chủ thể khác được thực hiện quyền tự do kinh doanh và các hoạt động hợp pháp khác làm ra của cải, tài sản và các thu nhập hợp pháp khác để đáp ứng tốt hơn các lợi ích vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng cao của mỗi người.Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền dân sự chính đáng ấy. Vì vậy, Bộ luật tố tụng dân sự chính thức ghi nhận quyền này và cho phép cá nhân và các chủ thể khác được chủ động thực hiện biện pháp để tự bảo vệ mình. Để bảo hộ cho các quyền dân sự của các chủ thể, Nhà nước quy định nhiều biện pháp, cách bảo vệ khác nhau như bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, bảo vệ bằng biện pháp hành chính... Đặc biệt hơn trong số các biện pháp bảo vệ quyền dân sự là biện pháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng dân sự. Thực hiện phương thức này, cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có quyền dân sự bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành vi trái pháp luật hoặc phải bồi thường thiệt hại hoặc phải chịu chế tài phạt vi phạm... Như vậy, trong các biện pháp bảo hộ của Nhà nước đối với quyền dân sự thì quyền khởi kiện vụ án dân sự là một biện pháp hữu hiệu quan trọng có tính khả thi cao. Tại điều 186 phần thứ hai, chương II của Bộ luật tố tụng dân 2015 quy định về quyền khởi kiện như sau :”Cá nhân, cơ quan , tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Đề làm rỏ hơn nữa về quyền khởi kiện của đương sự, pháp luật Việt Nam đã cụ thể quá tại Điểu 187 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau :” cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện về vụ án hôn nhân và gia đình trong trường hợp do luật Hôn nhân và gia đình quy định. Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”. Với các quy định đó, Nhà nước chính xác nhận quyền khởi kiện vụ án dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và các chủ thể khác như cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ, Trang 10 công đoàn v.v. trong việc khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Có thể khẳng định rằng quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng cơ bản, quan trọng của các chủ thể. Nó cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án. Việc thực hiện quyền này của các chủ thể được gọi là khởi kiện vụ án dân sự. Khởi kiện vụ án dân sự là :” việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác”. b ) Ý nghĩa của việc khởi kiên vụ án dân sự : Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Không có hoạt động khởi kiện thì cũng không có quá trình tố tụng dân sự cho các giai đoạn tiếp theo. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của các chủ thể. Đặc trưng của phương thức khởi kiện là trao cho đương sự quyền tự do hành động cùng với quyền tự định đoạt của các chủ thể khởi kiện làm cơ sở tố tụng. Theo đó, khởi kiện là phương thức để các chủ thể có thể hành động ngay tức khắc để tự bảo vệ các quyền dân sự của mình tránh nguy cơ xâm phạm xảy ra, như khởi kiện đòi lại tài sản... Với hành vi khởi kiện kịp thời như vậy, các cơ quan tố tụng sẽ có hành động can thiệp kịp thời, các quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ, thiệt hại sớm được khắc phục, ngăn chặn và chấm dứt hành vi trái pháp luật và sớm khôi phục lại mối quan hệ thiện chí, cởi mở giao hòa giữa các bên trong đời sống dân sự . Bằng hoạt động xét xử, tòa án góp phần bảo vệ và cung cổ pháp chế xã hội chủ nghĩa đông thời nâng cao hiệu quả xét xử, xác lập chế độ trách nhiệm cao đối với nhân dân và một môi trường pháp lý an toàn, trong đó các quyền công dân được bảo vệ và củng cố lòng tin của nhân dân đối với chế độ. Khi hoạt động xét xử kết thúc bằng một bản án của tòa án thì bản án phải được mọi người tôn trọng và đề cao. Đồng thời, thông qua phiên tòa công khai và bản án có căn cứ thuyết phục không những có tác dụng tốt đối với bản thân đương sự mà còn có giáo dục rộng rãi trong xã hội. Với người thật, được bản án kết luận chính xác, khách quan, nó dễ đi vào lòng người và dễ được nhân dân Trang 11 chấp nhận hơn là việc thuyết giáo xuông về pháp luật. Khi nhân dân đã tin tưởng vào pháp luật thì pháp luật là chổ dựa cho họ đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và chính pháp luật đi vào lòng người như vậy nó trở thành sức thành sức mạnh bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng, pháp chế xã hội chũ nghĩa ngày càng được củng cố và tăng cường. c ) Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự : Điều 186 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không chỉ ghi nhận quyền khởi kiện của vụ án dân sự mà còn quy định các điều kiện về thủ tục khởi kiện, yêu cầu các chủ thể khi thực hiện các quyền này phải tuân thủ bao gồm các vấn đề sau đây : Một là, về chủ thể khởi kiện : Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Các chủ thể này bao gồm cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng được những điều kiện do pháp luật quy định. Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởi kiện hoặc làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện, trừ việc li hôn. Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần phải được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án được mà phải do người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện. Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự thì pháp luật cũng đòi hỏi cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong tố tụng dân sự, nó không cho phép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức còn khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật.Ngoài những trường hợp các cá nhân, cơ quan tổ chức khác được khởi kiện những vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định tại các điều 55, 56 Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định các cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi Trang 12 nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Hai là, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án : Thẩm quyền Tòa án theo cấp: Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp nêu tại Điều 25 BLTTDS, trừ trường hợp những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp dân sự nêu tại Điều 25 BLTTDS mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài. Hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ : Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức; Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp dân sự; Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn: Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự trong các trường hợp sau đây: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; Trang 13 Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết; Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết; Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết; Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết; Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. * Chú ý: Điều 32a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức như sau: “1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng. *2. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt bị yêu cầu hủy quy định tại khoản 1 Điều này, thì quyết định cá biệt đó được Tòa án xem xét trong cùng vụ việc dân sự. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đó được xác định theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật tố tụng hành chính”. Ba là, vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện : Theo khoản 3 Điều 150 của Bộ Luật Dân Sự 2015, quy định về thời hiệu khởi kiện như sau :“Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Trang 14 Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Như vậy, để xác định đúng thời hiệu khởi kiện, phải xác định được quan hệ tranh chấp đó có được văn bản pháp luật nào khác quy định về thời hiệu khởi kiện hay không. Điều quan trọng thứ hai là phải xác định đúng ngày nào được coi là ngày có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện.Tuy nhiên việc xác định thời hiệu khởi kiện của một vụ án trên thực tế không phải dễ dàng. Mỗi vụ án thuộc những lĩnh vực khác nhau lại mang những đặc thù riêng của thời hiệu khởi kiện vụ án. Chính vì vậy mà gặp rất nhiều bất cập khi xác định thời hiệu khởi kiện của từng loại tranh chấp. d) Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự : Phạm vi khởi kiện là giới hạn những vấn đề khởi kiện trong một vụ án dân sự Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại điều 188 BLTTDS 2015 có thể khởi kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Các yêu cầu liên quan đến nhau là những yêu cầu phát sinh từ một quan hệ pháp luật hoặc các quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau. Trong trường hợp đương sự khởi kiện về những yêu cầu không liên quan đến nhau thì Tòa án phải thụ lý giải quyết các yêu cầu của họ trong từng vụ án riêng. e) Hình thức khởi kiện và việc gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự. Hình thức khởi kiện vụ án dân sự : Vụ án dân sự phát sinh chủ yếu là do cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền khởi kiện của mình bằng cách nộp đơn khởi kiện tại tòa án. Đề các đương sự nắm rõ hơn về hình thức và nôi dung đơn khơi kiện thì luật pháp đã quy định rõ về hình thức và nội dung tại điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó thì cá nhân, cơ quan tổ chức muốn khởi kiện thì phải làm đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án phải rõ ràng, đầy đủ. Nội dung đơn khởi kiện phải Trang 15 trình bày được những vấn đề cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 189 của Bộ luật dân sự 2015. Người khởi kiện gửi đơn cho Tòa án có thẩm quyền bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến Tòa án qua bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và quyết định vụ án có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không, vụ án còn thời hiệu khởi kiện hay không. Việc rửi đơn khởi kiện : Theo quy định tại điều 190 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức là nộp trực tiếp tại tòa hoặc thông qua bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày nộp đơn tại tòa án hoặc có dấu bưu điện nơi gửi. 1.3.2 Thụ lý vụ án dân sự a) Khái niệm thụ lý vụ án dân sự Theo các điều 195,196 của Bộ luật tố tụng dân sự, sau khi nhận được đơn khởi kiện và chứng cứ, tài liệu kèm theo thì tòa án phải vào sổ nhận đơn và xem xét trong thời hạn do pháp luật quy định. Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì tòa án thì tòa án phải báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người kiện nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng phí thì tòa án quyết định nhận giải quyết vào sổ thụ lý vụ án dân sự. Các hoạt động đó của tòa án được gọi là thụ lý vụ án dân sự. Như vậy, thụ lý vụ án dân sự là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết. b) Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự Thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của Tòa án trong quá trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lý vụ án của Tòa án sẽ không có các bước tiếp theo của quá trình tố tụng. Thụ lý vụ án dân sự bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết. Việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho Tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định. Sau khi thụ lý vụ án, thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến Tòa án để xác minh và hòa giải; đối với những việc pháp luật quy định không được hòa giải thì phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa. Trang 16 Thụ lý vụ án dân sự còn có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo vệ kịp thời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và hôn nhân gia đình; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật,trong đó Tòa án là cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết. c) Thủ tục thụ lý vụ án dân sự Nhận đơn khởi kiện và nghiên cứu : Theo khoản 1 điều 191của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét tính hợp lệ của đơn khởi kiện để có thể đưa ra quyết định có thụ lý hay là trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Yêu cầu sữa đổi bổ sung đơn khởi kiện : Theo quy định tại điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 trong trường hợp đơn khởi kiện không có đây đủ các nội dung quy định tại khoản 4 điều 189, thì tòa án Tòa án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do Tòa án ấn định nhưng không được quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Tòa án tiếp tục thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện. Xác định tiền tạm ứng phí và thông báo cho người khởi kiện : Án phí dân sự là khoản tiền mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự và được thi hành khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.Có các loại án phí: án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch, không có giá ngạch, án phí dân sự phúc thẩm. Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể. Ví dụ: một đương sự nộp đơn kiện yêu cầu Tòa án giải quyết việc truy nhận cha. Như vậy, trong vụ án này không liên quan gì đến chuyện tiền bạc, tài sản – nên không có “giá ngạch”. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch : Trang 17 Loại án phí Mức án phí Dân sự sơ thẩm: vụ án về tranh chấp dân sự , hôn nhân và gia đình, lao động không 200 ngàn đồng có giá ngạch Dân sự sơ thẩm: vụ án tranh chấp kinh 2 triệu đồng doanh, thương mại không có giá ngạch Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí 4 triệu đồng trở xuống Trên 4 triệu – 400 triệu đồng 200 ngàn đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản Trên 400 triệu - 800 triệu đồng Trên 800 triệu – 2 tỷ đồng Trên 2 tỷ - 4 tỷ đồng Trên 4 tỷ đồng có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800 triệu đồng 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2 tỷ đồng 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4 tỷ đồng. Tòa án dự tính số tiền tạm ứng, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Về nơi đóng tạm ứng án phí (và cả án phí) : đó là tại cơ quan thi hành án nơi Tòa án thụ lý giải quyết sơ thẩm vụ án ( Hiện nay gọi là Chi cục thi hành án dân sự) . Tòa án sau khi nhận đơn sẽ hướng dẫn và viết giấy giới thiệu để đương sự qua cơ quan thi hành án đóng tạm ứng án phí. Vào sổ thụ lý vụ án dân sự : Khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Tòa án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo. 1.4 CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ Trang 18 1.4.1 Thời hạn chuẩn bị xét xử Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày Tòa án vào sổ thụ lý vụ án đến ngày Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tùy theo tính chất của từng loại vụ án mà thời hạn chuẩn bị xét xử được tính khác nhau. Căn cứ theo điều 203 của BLTTDS 2015 thì : “1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau: a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này; b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác; c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng; d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án; đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn; Trang 19 h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này. 3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây: a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; d) Đưa vụ án ra xét xử. 4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng”. Việc BLTTDS quy định thời hạn chuẩn bị xét xử khác nhau cho việc giải quyết các loại vụ án là sự kế thừa các quy định của các pháp lệnh của Nhà nước ta ban hành trước đây quy định về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, lao động và kinh tế. 1.4.2 Các công việc chuẩn bị xét xử Từ khi thụ lý vụ án dân sự, Tòa án chính thức xác nhận thẩm quyền và trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vụ án dân sự. Nếu hòa giải không thành, Tòa án phải củng cố hoàn thiện hồ sơ vụ án để đưa vụ án ra xét xử ở tại phiên tòa. Các hoạt động này của Tòa án được gọi là chuẩn bị xét xử. Các công việc chuẩn bị xét xử chủ yếu của Tòa án bao gồm: phân công thẩm phán giải quyết vụ án; thông báo việc thụ lý vụ án; quyết định đưa vụ án ra xét xử và triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia phiên tòa.  Phân công thẩm phán giải quyết Thẩm phán là người có vai trò đặc biệt quan trọng trong phiên tòa, chính vì vậy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Toà án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án phải phân công một thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án. Việc phân công này là cơ sở để thẩm phán toàn tâm toàn ý với vụ án đã được giao, để thẩm phán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 48 BLTTDS 2015, đảm bảo giải quyết vụ án nhanh chóng, khách quan đúng pháp luật. Theo quy định tại khoản 3 Điều 197 của BLTTDS 2015 thì : “Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục Trang 20 nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp”.  Thông báo thụ lý vụ án Sau khi đã tiến hành các công việc thụ lý, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ biết được vụ án đã được thụ lý. Tòa án cũng phải thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án để viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát của mình đối với việc giải quyết vụ án. Theo quy định tai khoản 1 Điều 196 của BLTTDS 2015,trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án Tòa án phải gửi thông báo cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự. Văn bản thông báo phải có các nội dung chính như quy định tại khoản 2 điều này. Người được thông báo có trách nhiệm nộp cho tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của nguyên đơn hay người khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo trong thời hạn nhất định, đó là thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trong trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày nữa. Người được thông báo có quyền thể hiện quan điểm của mình về yêu cầu của người khởi kiện trước Tòa án là đồng ý hay bác bỏ yêu cẩu này; có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Cùng với việc phải nộp cho tòa án văn bản ghi ý kiến cua mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và các chứng cứ tài liệu kèm theo, theo Điều 200 của BLTTDS 2015, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, vì vậy có thể xem xét để giải quyết trong cùng một vụ án để sớm kết thúc việc giải quyết tranh chấp. Việc Tòa án xem xét, giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các tranh chấp dân sự được nhanh chóng triệt để, tránh được việc Tòa án phải mở phiên tòa riêng để giải quyết yêu cầu đó trong một vụ án khác.  Lập hồ sơ vụ án dân sự Để lập hồ sơ vụ án, căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, Tòa án xác định các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án yêu cầu các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện cung cấp. Khi nhận được các chứng cứ, tài liệu do các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp, Tòa án phải đưa chúng vào hồ sơ vụ án.Thủ tục giao nhận các chứng cứ tài liệu phải được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 96 BLTTDS
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan