Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Thu trang dao tao nghe binh duong

.PDF
52
394
100

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc lập quy hoạch mạng lưới dạy nghề Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, với chính sách trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư, Bình Dương trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong thu hút đầu tư, góp phần giải quyết việc làm không những cho lao động trong tỉnh mà còn lao động từ các tỉnh khác đến. Trong quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh Bình Dương đến năm 2020 sẽ xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh toàn diện, đảm bảo mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp dịch vụ, tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng tưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực; phát triển và chuyển dịch các ngành kinh tế theo hướng tăng cao công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP. Cơ cấu lao động chuyển dịch cùng cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn. Theo quy hoạch, đến 2020, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp lớn, tầm quốc gia và khu vực; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 30,6%/năm thời kỳ 2006-2010; 26% thời kỳ 2011-2015 và 24,1% thời kỳ 2016-2020, tăng tỷ lệ nội địa hóa từ 2010 lên 60% năm 2015 và 70% năm 2020, nâng dần công nghệ cao trong sản phẩm công nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp nhỏ và vừa; các ngành nghề truyền thống, giải quyết công việc tại chỗ ở nông thôn, củng cố và nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, đến 2020 dự kiến toàn tỉnh Bình Dương có 31 khu công nghiệp. Bên cạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong quy hoạch còn tập trung phát triển thương mại dịch vụ; nông lâm thủy sản... Mặt khác, từ nay đến năm 2020, hằng năm tỉnh cần tuyển dụng trên 50.000 lao động trong đó phấn đấu trên 70% lao động được qua đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu phát triển thì công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực rất quan trọng, trong đó có vai trò của các cơ sở dạy nghề. Là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Trong những năm qua, dạy nghề tại Bình Dương có phát triển, đã đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Tuy nhiên do tốc độ phát triển nhanh của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nhu cầu lao động, đặc biệt là công nhân có tay nghề càng ngày càng cao; trong khi đó một số lao động có tay nghề từ các tỉnh đến lần lần trở về địa phương của họ , do nhiều địa phương khác cũng phát triển các khu công nghiệp, các làng nghề đang cần nhiều lao động có trình độ, vì thế sự thiếu hụt lao động ở tỉnh Bình Dương càng ngày càng lớn hơn. Với 40 cơ sở dạy nghề hiện có, chắc chắn sẽ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Hiện nay lao động qua đào tạo mới đạt 45,5%, trong đó đào tạo nghề mới đạt 32,5%. Chính vì vậy, quy hoạch dạy nghề giai đoạn 2009 - 2020 đóng vai trò quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển theo đúng nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. 1 2. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình quy hoạch - Điều tra xã hội học; - Phân tích, tổng hợp từ số liệu thống kê và phiếu khảo sát; - Phương pháp dự báo dựa vào các mô hình toán; - Phương pháp chuyên gia. 3. Các căn cứ pháp lý để lập quy hoạch - Luật dạy nghề ngày 29/11/2006 - Luật giáo dục, ngày 14/06/2005 - Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng bộ LĐTBXH phê duyệt “quy hoạch phát triển mạng lưới cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến 2020”. - Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020” số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05/06/2007. - Quyết định 1089/QĐ-UBND ngày 14/04/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt đề cương, dự toán quy hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. - Quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2020. - Quy hoạch ngành giáo dục-đào tạo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2020. - Quy hoạch phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2020. 2 PHẦN I THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Điều kiện tự nhiên và phân bố các đơn vị hành chính của Tỉnh * Vị trí địa lý: Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên 2.695,22 km2, chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên, phía bắc giáp với Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Bình Dương hiện có 7 đơn vị hành chính trực thuộc: Thị xã Thủ Dầu Một hiện là trung tâm hành chính-kinh tế-văn hóa của tỉnh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km và các huyện Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo, Thuận An và Dĩ An. Bảng 1.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số theo các đơn vị hành chính Đơn vị hành chính Tổng số Diện tích (Km2) Dân số trung bình 2008 (Người) Mật độ dân số (Người/km2) 2.695,22 1.106.327 410 87,88 181.587 2.066 Huyện Dầu Tiếng 721,39 103.443 143 Huyện Bến Cát 584,37 151.097 259 Huyện Phú Giáo 543,78 73.307 135 Huyện Tân Uyên 613,44 169.309 276 Huyện Dĩ An 60,10 191.734 3.190 Huyện Thuận An 84,26 235.850 2.799 Thị xã Thủ Dầu Một Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2008 * Địa hình: Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5° và độ chịu nén 2kg/cm². Bình Dương có 07 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp. Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km. * Khí hậu: - Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có 3 mưa là 120 ngày. - Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290C (tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1), số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ. - Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. - Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. * Tài nguyên: - Về tài nguyên rừng: Diện tích rừng hiện còn 18.527 ha, khu vực có diện tích lớn nhất là rừng phòng hộ núi Cậu với 3.905 ha. Rừng tự nhiên hiện còn chủ yếu là rừng non tái sinh, phân bố rải rác ở phiá Bắc tỉnh, chưa đáp ứng được vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ và cung cấp lâm sản. Độ che phủ của tỉnh đến cuối năm 1999 đạt tỷ lệ 44,5% diện tích. - Về tài nguyên nước: Đối với nguồn nước mặt, hiện có 3 sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương. Ngoài ba sông chính, còn có sông Thị Tính (chi lưu của sông Sài Gòn), rạch Bà Lô, Bà Hiệp, Vĩnh Bình, rạch cầu Ông Cộ... Tiềm năng nguồn nước mặt trong tỉnh khá dồi dào, hàng năm các sông suối trong tỉnh truyền tải đến cho khu vực một khối lượng nước rất lớn, nhưng do chịu ảnh hưởng của chế độ mưa và chế độ gió mùa nên dòng chảy mặt cũng phân theo hai mùa: mùa lũ và mùa kiệt, đây là một vấn đề bất lợi cho việc sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà . Đối với nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm của tỉnh Bình Dương tương đối phong phú, được tồn tại dưới 2 dạng là lổ hỗng và khe nứt và được chia làm 3 khu vực nước ngầm: Khu vực giàu nước ngầm: Phân bố ở phiá Tây huyện Bến Cát đến sông Sài Gòn; có những điểm ở Thanh Tuyền mực nước có thể đạt đến 250l/s. Khả năng tàng trữ và vận động nước tốt, tầng chứa nước dày từ 15-20m. Khu giàu nước trung bình: Phân bố ở huyện Thuận An (trừ vùng trũng phèn). Các giếng đào có lưu lượng 0,05-0,6l/s. Bề dày tầng chứa nước 10-12m. Khu nghèo nước: Phân bố ở vùng Đông và Đông Bắc Thủ Dầu Một hoặc rải rác các thung lũng ven sông Sài Gòn, Đồng Nai thuộc trầm tích đệ tứ. Lưu lượng giếng đào Q = 0,05-0,40l/s thường gặp Q = 0,1-0,2l/s. - Về tài nguyên khoáng sản: Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hoá đặc thù. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật 1.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng * Giao thông: - Tỉnh Bình Dương nằm cạnh thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương có thuận lợi là sử dụng các công trình hạ tầng của thành phố này như sân bay, bến cảng, đường giao thông. Trung tâm tỉnh cách sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn 30km, cách cảng biển Vũng Tàu (Thị Vải, Bến Đình, Sao Mai) 110 - 115 km đường bộ, cách sân bay mới Long Thành 65 - 70km. 4 - Hệ thống giao thông của tỉnh nối liền với các đường giao thông quốc gia quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 13, 14, 22, 51, đường cao tốc Biên Hòa - Tân Uyên quốc lộ 13. Tuyến đường sắt xuyên Á (trong tương lai): thành phố Hồ Chí Minh Phnôm Pênh - Bangkok xuyên dọc từ nam đến bắc tỉnh nối vùng công nghiệp - đô thị với vùng nguyên liệu phía bắc tỉnh và Tây Nguyên. - Hệ thống đường nội tỉnh: ô tô, xe cơ giới đến được 100% số xã trong tỉnh đã và đang được mở rộng và nâng cấp. Sông Sài Gòn và sông Đồng Nai là 2 tuyến vận tải đường sông quan trọng của tỉnh, hiện có 2 cảng sông Bà Lụa, Bình An và Bến Lái Thiêu. * Hệ thống cấp điện: Bình Dương có nhiều tuyến lưới điện quốc gia xuyên qua từ Nam đến Bắc: tuyến 66KV Thủ Đức - Lái Thiêu - Thủ Dầu Một, tuyến 500 KV điện lưới quốc gia Bắc Nam, tuyến 220 KV Trị An – Hóc Môn, tuyến 110 KV Thác Mơ chạy qua địa bàn tỉnh là điều kiện rất thuận lợi đối với việc quy hoạch xây dựng trạm nguồn, đảm bảo đáp ứng đủ cho sản xuất với chất lượng ổn định. Đến nay tổng công suất trạm nguồn đạt 1.548,5 MVA, điện lưới có đến 100% trung tâm các xã, phường, 98,7% hộ dân có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. * Hệ thống cấp nước: Giai đoạn 1996 - 2000 khai thác từ sông Sài Gòn 21.600 m3/ngày, sông Đồng Nai 50.000 m3/ngày và nước ngầm khoảng 10.000-15.000 m3/ngày. Giai đoạn 2001-2005 đầu tư nâng công suất khai thác từ sông Đồng Nai lên 200.000 m3/ngày, sông Sài Gòn lên 75.000 - 80.000 m3/ngày; giai đoạn 2005-2007 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 3 công trình cấp nước: Thủ Dầu Một, Bến Cát và Dĩ An với công suất 111.600 m3/ngày đêm, hiện Tỉnh cũng đang triển khai 4 công trình cấp nước tại Tân Uyên, Bến Cát với công suất 157.000 m3/ngày đêm; xây dựng hồ Phước Hòa và hệ thống các kênh cấp nước chính; đến năm 2010, Bình Dương có nhu cầu nước 0,6-0,7 triệu m3 nước/ngày, sẽ được cấp từ hồ Phước Hòa 0,3 triệu m3/ngày, từ sông Sài Gòn 0,15 triệu m3/ngày, từ sông Đồng Nai 0,15-0,3 triệu m3/ngày. Nhà máy nước Thị xã và nhà máy nước Dĩ An với tổng công suất 56.000m3 sẽ cung cấp đầy đủ nhu cầu nước cho các Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Sóng Thần I, Sóng Thần II, Việt Nam-Singapore. * Hệ thống thông tin liên lạc: 100% cơ sở thông tin của Tỉnh với kỹ thuật số hóa và tổng đài kỹ thuật số; các dịch vụ điện thoại, fax, telex, gentex, truyền dẫn số liệu tự động hóa hai chiều đạt tiêu chuẩn quốc tế; hệ thống cáp quang đã được xây dựng ở thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và các khu công nghiệp; Tỉnh đã đầu tư phủ sóng điện thoại, mạng lưới bưu cục đến các vùng trong tỉnh. Hiện có 32.809 thuê bao Internet; thuê bao điện thoại cố định đạt 17máy/100 dân. 1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội * Về kinh tế: - Nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước, tận dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên và kết hợp với chính sách “trải thảm đỏ” chào đón các nhà đầu tư, trong giai đoạn 2001 – 2008, Bình Dương đã đạt được một số các thành tựu về kinh tế như sau: + Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) tăng bình quân 15% hàng năm. GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 24,3 triệu đồng, gấp 1,68 lần so với năm 2005 và dự kiến đến năm 2010 là 30 triệu đồng. 5 Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch đúng định hướng của Tỉnh “tăng tỷ trọng dịch vụ, ổn định tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp”. Năm 2008, cơ cấu kinh tế của Tỉnh là công nghiệp 64,8%, dịch vụ 29,5%, nông nghiệp 5,7%, trong đó tỷ trọng dịch vụ tăng thêm 1,4% và nông nghiệp giảm 3,7% so với năm 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 23,9%/năm, tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước chiếm 36%, khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài chiếm 64%. Bảng 1.2. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của Bình Dương qua các năm TT Chỉ tiêu 1 Tổng GDP Tăng trưởng GDP ĐV Tr.đ % 1997 2003 2005 2007 2008 4.754.667 6.359.441 8.482.020 11.224.995 12.896.608 14,4 15,5 15,5 15,0 14,9 726.040 763.890 804.352 840.872 854.325 2 Cơ cấu kinh tế Nông-Lâm nghiệp Tr.đ Tăng trưởng GDP % 3,8 3,3 2,5 2,1 1,6 Tỷ trọng % 15,27 12,01 9,48 7,49 5,7 C.Nghiệp-Xây dựng Tr.đ 2.984.360 4.210.947 5.802.024 7.501.530 8.447.691 Tăng trưởng GDP % 17,4 17,9 17,2 13,5 12,6 Tỷ trọng % 62,77 66,22 68,4 66,83 64,8 Thương mại-Dịch vụ Tr.đ 1.044.267 1.384.604 1.875.644 2.882.593 3.594.592 Tăng trưởng GDP % 14,3 15,8 16,8 24,1 24,7 Tỷ trọng % 21,96 21,77 22,11 25,68 29,5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2000,2003, 2008 Tổng số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2008 là 27 với tổng diện tích 8.904 ha, trong đó 23 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (11 khu công nghiệp ấp kín diện tích 90%), số còn lại đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,6%/năm. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả cao, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Giá trị dịch vụ bình quân tăng 24,4%/năm, trong đó: thương mại (gồm tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ) tăng bình quân 31,6%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 23,8% /năm (các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phát triển ổn định, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Tỉnh là: sản phẩm chế biến gỗ, giày da, dệt may, sản phẩm cao su, thủ công mỹ nghệ, điện - điện tử,…); kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 33%/năm, chủ yếu là nhập vật tư, nguyên phụ liệu sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh và nhập máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, cải tiến và đổi mới công nghệ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng bình quân 14,4%/năm và đạt 43,4 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 8,2%, vốn doanh nghiệp trong nước chiếm 27,1%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 54,1% và các nguồn vốn khác 10,6%. Về đầu tư trong nước: đến nay toàn tỉnh có 6.233 doanh nghiệp thành lập với tổng vốn đăng ký đạt 39.800 tỷ đồng. 6 Về đầu tư nước ngoài: hiện toàn tỉnh có 1.910 dự án với tổng vốn đầu tư là 11,5 tỷ đô la Mỹ. Vốn đầu tư giải ngân đạt khoảng 50%. * Về văn hóa – xã hội:  Về giáo dục – đào tạo: - Hệ thống trường học cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, 100% trường lớp trong toàn tỉnh đã được kiên cố hóa, số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 24,7% (58/235). Toàn tỉnh có 353 đơn vị, trường học với 204.118 học sinh, tăng 21 dơn vị và 4.192 học sinh so với năm 2005. Huy động trẻ em trong độ tuổi vào mẫu giáo đạt 88,37% và 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% hàng năm. - Toàn ngành có 12.064 cán bộ, viên chức; trình độ đào tạo như sau: Mầm non có 96,53% đạt chuẩn và 23,07% trên chuẩn, Tiểu học 98,77% đạt chuẩn và 49,37% trên chuẩn, Trung học cơ sở 99,42% đạt chuẩn và 24,04% trên chuẩn, Trung học phổ thông 95,99% đạt chuẩn và 1,04% trên chuẩn. - Chất lượng các cấp học có chuyển biến. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi cấp tiểu học chiếm 99,1% - tăng 1,2%, cấp trung học cơ sở chiếm 37,6% tăng 9,9%, cấp trung học phổ thông chiếm 27,3% tăng 1,3% so với năm 2005. Năm 2008, tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,05% tăng 1,09%; tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 90,76% giảm 1,67%; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 63,52% tăng 1,11%; tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông đạt 19,3% tăng 7,8% so với năm học trước. Tỷ lệ trúng tuyển vào đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng. - Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển đến hầu hết địa bàn khu dân cư. Hoạt động văn hóa trong công nhân viên chức, lao động ở các vùng công nghiệp được quan tâm phát triển. - Hiện có trên 2.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, câu lạc bộ thể dục thể thao được các thành phần kinh tế đầu tư hoạt động phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.  Về dạy nghề và giải quyết việc làm: - Số lượng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển nhanh về quy mô và số lượng học viên, sinh viên. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 04 trường Đại học, 08 trường Cao đẳng, 10 trường Trung cấp và 30 cơ sở đào tạo nghề, đang xúc tiến các thủ tục để thành lập trường Đại học Thủ Dầu Một trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm. - Từ năm 2001 đến 2008, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 299.255 lao động, vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo liên tục tăng qua các năm, tính đến năm 2008 đạt 50,5% (trong đó, tỷ lệ qua đào tạo nghề là 35,5%). Hiện nay Tỉnh đang chú trọng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn và bộ đội xuất ngũ. - Thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh liên tục tăng qua các năm: năm 2008 đạt 2.027 ngàn đồng/người/tháng tăng 167,9% so với năm 2002 (1.207 ngàn đồng /người/tháng). - Số hộ nghèo giảm một cách kể, đến 31/12/2008 toàn tỉnh hiện chỉ còn 1.950 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,99%, hoàn thành trước thời hạn 2 năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII. - Các hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ được tỉnh chú trọng đẩy mạnh. Các đề tài cải tiến, đổi mới kỹ thuật – công nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục, y tế; 51% các đề tài, dự án khoa học đã được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. 7 2. THỰC TRẠNG VỀ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 2.1. Dân số và chất lượng dân số Theo số liệu của cục thống kê tỉnh Bình Dương, năm 2008 dân số toàn tỉnh là 1.106.327 người, tăng 75.605 người so với năm 2005, tăng 336.381 người so với năm 2001. Giai đoạn 2001-2008 bình quân mỗi năm tăng khoảng 48.054 người (tương đương tăng 4,66%). Mật độ dân số khoảng 410 người/km2. Tỷ lệ dân cư sống tại khu vực đô thị là 31,1% với 344.017 người, đa số dân cư sống tại khu vực nông thôn với 762.310 chiếm 68,9%. Với đặc trưng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, thị xã Thủ Dầu Một là điểm dân cư đô thị quan trọng nhất của tỉnh, số người sống ở thành thị tại khu vực này chiếm 63%. Mật độ dân số thị xã là 2.026 người/km2 cao hơn mật độ trung bình của toàn tỉnh là 5 lần (2.066 người/km2 so với 410 người/km2). Tại huyện Dĩ An mật độ dân số là 3.190 người/km2, huyện Thuận An là 2.799 người/km2. Các huyện còn lại có mật độ dân cư thấp hơn rất nhiều so với mật độ dân cư tòan tỉnh, thấp nhất là huyện Phú Giáo chỉ có 135 người/km2 . Theo số liệu thống kê cho thấy hàng năm tỷ suất sinh, tỷ suất chết đều giảm do đó tỷ suất tăng dân số tự nhiên của tỉnh có xu hướng giảm từng năm, cụ thể: năm 2001 tỷ suất tăng tự nhiên là 13.89 ‰, năm 2003 giảm còn 12.25 ‰, năm 2005 là 10.94 ‰ và cuối năm 2006 là 10.32 ‰. Chỉ tiêu này có sự biến động khác biệt tương đối lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Năm 2001 tỷ suất tăng tự nhiên của thành thị là 10,98 ‰ trong khi đó tại khu vực nông thôn là 15,30 ‰ Bảng 1.3. Biến động tự nhiên của dân số qua các năm Tỷ suất sinh (‰) Năm Chung Tỷ suất chết (‰) Tỷ suất tăng tự nhiên (‰) Thành Nông Thành Nông Thành Chung Chung thị thôn thị thôn thị Nông thôn 2001 18,66 15,12 20,38 4,77 4,14 5,08 13,89 10,98 15,30 2003 17,06 14,21 18,26 4,80 4,60 4,90 12,25 9,61 13,36 2005 15,56 13,58 16,35 4,62 4,26 4,76 10,94 9,32 11,59 2007 15,24 13,49 15,93 4,68 4,70 4,67 10,56 8,97 11,26 2008 14,83 13,17 15,58 4,72 4,64 4,76 10,11 8,79 10,82 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2008 Chất lượng dân số là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển của địa phương. Nâng cao chất lượng dân số là điều kiện hết sức cần thiết, tạo nền tảng cho việc thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập. Số liệu thống kê cho thấy Bình Dương có lực lượng dân số trẻ chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng dân số tòan tỉnh, tỷ lệ người dưới 35 tuổi chiếm 68,21% dân số toàn tỉnh, trong tuổi lao động 67,53% dân số toàn tỉnh. Đây là điều kiện rất thuận lợi của tỉnh Bình Dương trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương, bên cạnh đó cũng tạo ra cho tỉnh một sức ép tương đối về giải quyết việc làm, đào tạo nghề và đặc biệt là nhu cầu học nghề là rất lớn của lực lượng lao động. Những năm qua Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao, việc đầu tư phát triển con người, nguồn nhân lực luôn được tỉnh quan tâm chú trọng thể hiện ở tỷ lệ học sinh đến lớp mỗi năm đều tăng, năm sau cao hơn năm truớc, điều này thể hiện sự quan tâm của tỉnh trong việc đầu tư cho thế hệ trẻ, những chủ 8 nhân tương lai. Bảng 1.4. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi năm 2008 (31/12/2008) TT Tiêu chí Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Dân số dưới độ tuổi lao động 261.988 23,36 2 Dân số trong độ tuổi lao động 757.492 67,53 3 15 – 34 tuổi 503.081 44,85 35 tuổi trở lên 254.411 22,68 Dân số trên độ tuổi lao động Tổng cộng 102.244 9,11 1.121.724 100,0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2008 2.2. Lao động và chất lượng lao động Theo kết quả điều tra dân số 2001, tỉnh Bình Dương có dân số người trong độ tuổi lao động chiếm 59,9% dân số tòan tỉnh. Lao động có trình độ đại học và trên đại học là 6.272 người, chiếm 4,74% tổng số lao động; trình độ trung cấp và tương đương là 21.268 người, chiếm 16,02%. Năm 2008 tổng số lao động sử dụng của tỉnh là 695.478 người, chiếm 62,86% dân số toàn Tỉnh. So với năm 2001, số lao động sử dụng năm 2008 tăng thêm 71,1%. Mặc dù có số lượng lao động dồi dào nhưng nhìn chung nguồn lao động có trình độ, có tay nghề còn thiếu và yếu. Việc đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn, do đó, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực hiện nay tỉnh Bình Dương đã có nhiều biện pháp thu hút lao động từ các tỉnh trong cả nước, điều này cũng đã tạo một áp lực rất lớn đối với Bình Dương trong quá trình đảm bảo tình hình ổn định chính trị xã hội. Bảng 1.5. Lao động sử dụng và cơ cấu lao động sử dụng qua các năm TT Chỉ tiêu 1 Tổng LĐ sử dụng (người) 2 Chia theo khu vực (người) 2 2001 2003 2005 2007 2008 406.435 526.602 627.730 675.305 695.478 Nông-Lâm-Thủy sản 165.462 150.239 138.521 130.956 126.569 Công nghiệp-Xây dựng 161.993 282.503 368.266 417.155 438.408 Dịch vụ 78.980 93.860 120.943 127.194 130.501 Cơ cấu lao động (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông-Lâm-Thủy sản 40,71 28,53 22,07 19,39 18,20 Công nghiệp-Xây dựng 39,86 53,65 58,67 61,77 63,04 Dịch vụ 19,43 17,82 19,26 18,84 18,76 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2008 Cơ cấu lao động của Tỉnh đang chuyển dịch theo hướng giảm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng lao động trong 2 khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp liên tục tăng mạnh thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của khu vực này. Nhằm đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động cho các khu công nghiệp, năm 9 2006 tỉnh Bình Dương xây dựng kế hoạch liên kết thu hút nguồn lao động theo “hình tam giác": doanh nghiệp tại Bình Dương – Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh - tỉnh bạn và kế hoạch này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt năm 2007. Cách làm này là một "đặc trưng" của Tỉnh, bởi đây là nơi thu hút một lực lượng lớn lao động. Hàng năm, theo nguồn này, Tỉnh thu hút thêm từ 35.000 đến 40.000 lao động. So với nhu cầu lao động, hàng năm Bình Dương thiếu từ 15.000 - 20.000 lao động. Số lao động ngoài tỉnh làm việc trong các khu công nghiệp chiếm 90%. Nhu cầu lao động của tỉnh sẽ còn tăng khi các khu công nghiệp được tiếp lấp đầy trong những năm tới. Chính vì thế, nhu cầu lao động (nhất là lao động qua đào tạo) sẽ rất lớn đặt ra cho các cấp, các ngành của tỉnh Bình Dương và bản thân các doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa để có đội ngũ lao động đáp ứng được nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. 2.3. Việc làm và thất nghiệp Việc làm được coi là một trong những vấn đề then chốt của mỗi địa phương cũng như toàn xã hội. Giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp vừa là trách nhiệm, vừa là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh và phải được quán triệt trong cả hệ thống chính trị, trong các doanh nghiệp, tổ chức... nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho mọi người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, có cơ hội tìm được việc làm. Người trong độ tuổi lao động cần phải có nhận thức đầy đủ về vấn đề việc làm, khắc phục tư tưởng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, chủ động phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, để tạo cho mình một việc làm, có thu nhập, ổn định đời sống. Năm 2008 tỉnh Bình Dương đã dạy nghề cho 22.210 học viên, trong đó có 167 học viên hệ Cao đẳng nghề, 3.301 học viên hệ Trung cấp nghề, và 18.742 học viên hệ Sơ cấp và bồi dưỡng nghề. Tỉnh cũng rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và bộ đội xuất ngũ được 40 lớp với 1.406 học viên. Nhìn chung các học viên sau khi được đào tạo đề có việc làm ổn định. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 50,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 35,5%. Theo số liệu thống kê Lao động-việc làm năm 2005, số người trong độ tuổi lao động (từ đủ 15 tuổi trở lên) của Bình Dương là 139.550 người, trong đó, số người làm việc trong lĩnh vực quản lý chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 1,41%; 31,35% là tỷ lệ số lao động là nhân viên dịch vụ nhân viên bảo vệ; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong lĩnh vực khoa học chỉ có 7,86% (Bảng 1.6). Mặc dù nhu cầu nguồn lao động của tỉnh hàng năm đều thiếu, phải thu hút lao động từ các tỉnh thành khác trong cả nước, nhưng bên cạnh đó tỷ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi lao động Bình Dương là 1,37%. Trong đó, tỷ lệ người thất nghiệp chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất 69,84% trên tổng số 14.163 người. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp nhìn chung là do đối tượng chưa được đào tạo, thiếu chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm do đó không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Để giải quyết được vấn đề về nguồn nhân lực, đòi hỏi các nhà quản lý, hoạch định chiến lược phải có một kế hoạch định hướng và đào tạo nghề một cách hợp lý đối với từng nhóm đối tượng. Số lao động trong độ tuổi chưa qua đào tạo thất nghiệp thường chiếm tỷ lệ khá cao: Bà Rịa – Vũng Tàu là 86,49%, Đồng Nai là 80,14%, Bình Dương là 69,84%. 10 Bảng 1.6. Lao động đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và thất nghiệp năm 2005 Chỉ tiêu Số lượng (người) Lao động có việc làm 139.550 100,00 1.965 1,41 CMKT cao trong lĩnh vực KH 10.972 7,86 CMKT bậc trung 14.134 10,13 2.854 2,05 43.745 31,35 LĐ có kt trong nông, LN 3.565 2,55 Thợ thủ công có kỹ thuật 30.399 21,78 Thợ kỹ thuật lắp ráp vận hành máy 18.554 13,3 Lao động giản đơn 13.362 9,57 Lao động thất nghiệp 14.136 100,00 9.872 69,84 988 6,99 Sơ cấp nghề và tương đương 1.223 8,65 Trung cấp chuyên nghiệp 1.352 9,56 Cao đẳng, đại học trở lên 701 4,96 TT 1 Tỷ lệ (%) Chia ra: Lao động quản lý Nhân viên trong các lĩnh vực Nhân viên DV, nhân viên bảo vệ 2 Chia ra: Chưa qua đào tạo CNKT không có bằng Nguồn: Số liệu thống kê lao động – việc làm 2005 2.4. Thu nhập và mức sống: Thu nhập và mức sống của người dân trong tỉnh đã từng bước được nâng lên, năm 2002 thu nhập bình quân đầu người là 504.300đ/người/tháng, đến năm 2006 mức thu nhập là 1.215.000đ/người/tháng, tăng lên 2,41 lần. Căn cứ chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 mới của chính phủ, chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã nâng tiêu chí xác định hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 của tỉnh với mức thu nhập bình quân từ 400.000đ/người/tháng đối với khu vực nông thôn và từ 500.000đ/người/tháng đối với khu vực thành thị để phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, mức thu nhập GDP bình quân đầu người và mức sống trung bình của người dân trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2005, bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn Bình Dương là 15 triệu đồng, năm 2008 là 24,3 triệu đồng và dự kiến đến năm 2010 sẽ nâng lên mức thu nhập của đầu người là 30 triệu đồng/người/năm./. Căn cứ theo tiêu chuẩn hộ nghèo của tỉnh, đến cuối năm 2006, toàn tỉnh còn 10.020 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 5,52%. Năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo giảm trong năm là 1,51% (giảm 2.945 hộ so với cuối năm 2007). Đến cuối năm 2008, toàn tỉnh còn 1.950 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,99%. Theo báo cáo thống kê chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh năm 2006, tình hình thu nhập bình quân toàn tỉnh là: 1.215.000đ/người/tháng, tăng 240% so với năm 2002; trong đó: tại thành thị là 1.424.000đ/người/tháng và nông thôn là 11 1.116.200đ/người/tháng. Kết quả cho thấy tinh hình đời sống người dân ngày một nâng cao. Nhìn chung sự chênh lệnh giữa các nhóm với nhau vẫn còn khoảng cách tương đối lớn, như năm 2006 sự chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất cách nhau 6,2 lần. Thu nhập tăng, mức sống của người dân được tăng cao, đó cũng là điều kiện thuận lợi để người dân có cơ hội đầu tư cho con cái được học hành và có nhiều cơ hội học tập nâng cao trình độ, tay nghề… Bảng 1.7. Một số chỉ tiêu về mức sống dân cư Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2003 2005 2007 Dân số trung bình Nghìn người 769,6 853,8 1.030,7 1.075,5 Tỷ lệ trẻ em SDD % 26,2 24,1 19,0 17,0 Hộ sử dụng điện % 91,0 94,2 97,0 98,7 Hộ sử dụng nước sạch % 72,5 78,4 84,0 89,2 Nguồn: Số liệu thống kê Kinh tế - xã hội Bình Dương 2008 Năm 2006 chi tiêu cho đời sống bình quân 1 người 1 tháng khu vực nông thôn đạt 836.800 đồng, tăng 49,39%; khu vực thành thị đạt 932000 đồng, tăng 54,68% so với năm 2002 và gấp 0.89 lần khu vực nông thôn. Tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong chi tiêu cho đời sống là một chỉ tiêu tốt đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Mức sống tiếp tục có chuyển biến tích cực thông qua số liệu chi tiêu cho đời sống. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm qua từng năm, năm 2001 tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 26,2%, đến năm 2007 tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 17,0%. Tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch hợp vệ sinh năm 2007 đạt 89,2%, tăng 5,2% so với năm 2005 và tăng 16,7% so với năm 2001. 12 PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC DẠY NGHỀ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO 1. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC DẠY NGHỀ 1.1. Mạng lưới dạy nghề 1.1.1. Hệ thống các cơ sở dạy nghề chính quy Hệ thống cơ sở dạy nghề toàn Tỉnh qua các năm thể hiện ở bảng 2.1. Tính đến năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 40 cơ sở có dạy nghề như sau : Bảng 2.2. Cơ cấu hệ thống mạng lưới dạy nghề theo hình thức đào tạo Loại hình cơ sở đào tạo - Trường Cao Đẳng nghề - Trường trung cấp nghề - Trường dạy nghề - Công ty đào tạo - Cơ sở/trung tâm đào tạo Tổng Số lượng (cơ sở) Tỷ lệ (%) 05 05 02 12 16 12,5 % 12,5 % 05,0 % 30,0 % 40,0 % 40 100 Tốc độ tăng của hệ thống mạng lưới đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hàng năm tăng không đều nhau, tăng mạnh vào năm 2007, đặc biệt là năm 2008. So với năm 2001, số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tăng lên 18 cơ sở. Tốc độ tăng bình 8,9% /năm trong giai đoạn từ 2001 đến 2008. Đây là cơ sở để đáp ứng nhu cầu đào tạo cho nguồn nhân lực của tỉnh trong giai đoạn tới. 1.1.2. Theo loại hình đào tạo Số liệu thống kê cho thấy: - Các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng nghề chiếm 12,5% (05 cơ sở) - Các cơ sở đào tạo trình độ trung cấp nghề chiếm 12,5% (05 cơ sở) - Các cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp nghề chiếm 75 % (30 cơ sở). Cơ cấu hệ thống mạng lưới dạy nghề theo trình độ nghề này phản ánh sự yếu kém của hệ thống dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu cần được đào tạo của lực lượng lao động. Cụ thể là các cơ sở đào tạo cao đẳng nghề và trung cấp nghề còn ít so với số lượng các cơ sở đào tạo sơ cấp nghề. 1.1.3. Theo thành phần kinh tế * Cơ sở có dạy nghề khu vực Nhà nước: Tổng số có 20 đơn vị, Trong đó: Địa phương: Trên địa bàn tỉnh có 17 cơ sở dạy nghề Nhà nước bao gồm 03 Trường cao đẳng nghề, 05 trường trung cấp nghề, 06 Trung tâm/cơ sở dạy nghề và 03 trung tâm giới thiệu việc làm. Trung ương: Số lượng cơ sở dạy nghề : 03 đơn vị. Trong đó: 01 Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và nông lâm Đông Nam Bộ, 01 Phân hiệu cao đẳng nghề Đường Sắt phía Nam và 01 Trung tâm kỹ năng thực hành giao thông vận tải 13 * Cơ sở dạy nghề dân lập: Trên địa bàn tỉnh có 20 cơ sở dạy nghề dân lập quy mô từ nhỏ đến lớn. Trong đó, bao gồm 01 Trường cao đẳng nghề, 01 trường đào tạo kỹ thuật, 12 công ty hoạt động đào tạo nghề và 06 cơ sở Dạy nghề. Đến năm 2008, hệ thống mạng lưới dạy nghề theo hình thức sở hữu công lập và ngoài công lập, như sau: - Các cơ sở đào tạo thuộc công lập chiếm 50% (20 cơ sở) - Các cơ sở đào tạo thuộc ngoài công lập chiếm 20% (20 cơ sở) - Các cơ sở đào tạo thuộc đầu tư nước ngoài chiếm 0% Cơ cấu hệ thống mạng lưới dạy nghề theo chủ thể quản lý này phản ánh chính sách của nhà nước mới thu hút được các nhà đầu tư trong nước tham gia xã hội hóa đào tạo, nhưng chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài tham vào lĩnh vực này. Nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều ưu thế trong lĩnh vực này như vốn và trình độ quản lý cũng như chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng và phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề. 1.1.4. Theo địa bàn hành chánh: Các cơ sở có dạy nghề của tỉnh chủ yếu tập trung phân bố tại các khu công nghiệp hoặc khu quy hoạch và dọc trục lộ giao thông lớn.Việc phân bố các cơ sở như sau ; - Thị xã Thủ Dầu Một: 18 cơ sở. - Huyện Dĩ An: 06 cơ sở. - Huyện Thuận An: 13 cơ sở. - Huyện Tân Uyên: 01 cơ sở. - Huyện Bến Cát: 01 cơ sở. - Huyện Dầu Tiếng: 01 cơ sở. Như vậy, các cơ sở dạy nghề của tỉnh chủ yếu tập trung tại TX. Thủ Dầu Một, Huyện Dĩ An và Huyện Thuận An. Sự phân bố này là không đồng đều làm hạn chế cơ hội học nghề của lao động trong tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn có các trung tâm bảo trợ và giáo dục lao động xã hội, trường giáo dưỡng, tham gia đào tạo nghề cho ở trung tâm cộng đồng, hiện đang đào tạo một số nghề phổ cập với quy mô nhỏ hoặc mới bắt đầu thực hiện dạy nghề. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số trường, cơ sở dạy nghề đóng tại TP.HCM tham gia vào hoạt động dạy nghề (chủ yếu là đào tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp hoặc huấn luyện nâng cao trình độ, nâng bậc cho công nhân..). Đồng thời hệ thống các trung tâm khuyến nông khuyến lâm của tỉnh cũng góp phần bồi dưỡng, đào tạo bổ sung một số nghề do lao động nông thôn, lao động lâm nghiệp của tỉnh. Trung tâm khuyến công & tư vấn đầu tư công nghiệp thuộc Sở Công thương có chức năng tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công nhân, xúc tiến việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho công nhân trong khu vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trung tâm khuyến nông thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có chức năng tiếp nhận chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, tổ chức trình diễn, thử nghiệm các mô hình sản xuất và chăn nuôi trong nông hộ phục vụ phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với các Trung tâm khuyến nông tại các huyện, hàng năm tổ chức tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, tổ chức trình diễn các mô hình trồng trọt (cây 14 bắp lai, mì cao sản, cây cao su , cây rau, cây tiêu, cây ăn quả,…) các mô hình chăn nuôi (nạc hóa đàn heo, sinh hóa, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi khép kín…). 1.1.5. Các cơ sở dạy nghề phi chính quy: Ngoài các trung tâm, cơ sở dạy nghề kể trên, còn có các hình thức dạy nghề, truyền nghề tại nhà, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ như : tiệm may mặc, sửa chữa xe gắn máy, đồ sắt, uốn tóc, hớt tóc, tiệm vàng, sửa chữa điện tử… mỗi cơ sở từ 1- 5 người vừa học vừa làm với thời gian không hạn chế chủ yếu là thực hành cho đến khi thạo nghề. Ngoài ra, các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động cũng tổ chức dạy nghề dưới hình thức kèm cặp, bồi dưỡng nâng cao trình độ tại doanh nghiệp, hoặc gửi đi tu nghiệp, đào tạo… 1.1.6. Các hình thức dạy nghề theo chương trình mục tiêu: Cùng với các cơ sở dạy nghề nêu trên, mạng lưới dạy nghề của tỉnh còn thực hiện việc dạy nghề theo các chương trình mục tiêu như chương trình dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ, các lao động trong diện bị thu hồi đất và lao động nông thôn … các trường đã cử cán bộ, giáo viên xuống tận các xã để dạy nên đạt hiệu quả cao. 1.2. Thực trạng năng lực các cơ sở dạy nghề 1.2.1. Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động Trong những năm qua, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh đã bước đầu có những chuyển biến trong nhận thức về đào tạo nghề, cung cấp sản phẩm đầu ra của mình theo hướng phù hợp với nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Cụ thể về chương trình đào tạo đã dựa trên việc tự biên soạn của giáo viên (chiếm 57%) căn cứ vào yêu cầu của thị trường, sự cập nhật kiến thức của giáo viên; chất lượng các môn học đạt loại tốt trở lên đã chiếm 2/3 tổng số các môn học, thời lượng thực hành môn học tăng đạt 70%. Các cơ sở đào tạo nghề đã chú trọng đến việc gặp gỡ các doanh nghiệp thông qua các buổi hội chợ việc làm và sàn giao dịch việc làm nhằm, tìm hiểu nhu cầu đào tạo các nghề mà các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có nhu cầu cao như thợ cơ khí, điện công nghiệp, điện dân dụng, điện tử,…Riêng nghề gỗ dân dụng việc đáp ứng nhu cầu thị trường của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Sản phẩm do các cơ sở đào tạo nghề, do đó, đã có những bước cải thiện đáng kể, ngày càng phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, mức độ phù hợp, đáp ứng được mới chỉ đạt từ 60-80% yêu cầu. Trong thời gian tới, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động. 1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Qua khảo sát thực tế tại các cơ sở có dạy nghề trong tỉnh, năng lực các các đơn vị này được thể hiện như sau: Trong giai đoạn 2001- 2006, Tỉnh đã đầu tư khá lớn cho cơ sở vật chất dạy nghề là 163,730 tỷ đồng. Trong đó: Đầu tư nâng cấp là 149,005 tỷ đồng, chiếm 91,01%; Đầu tư trang thiết bị là 14,725 tỷ đồng, chiếm 8,99% (bảng 2.3). Cơ cấu đầu tư cơ sở vật chất cho mạng lưới dạy nghề này phản ánh chính sách của nhà nước mới chỉ đầu tư xây dựng cơ bản nhà xưởng là chính chiếm 91,01% tổng vốn đầu vào cơ sở vật chất. Đã phản ánh chúng ta chưa chú trọng đầu tư vào trang thiết bị phục vụ đào tạo. Nhưng trong lĩnh vực đào tạo nghề thì trang thiết bị phục vụ đào tạo quyết định chất lượng và số lượng của lực lượng lao động được đào tạo nghề. Theo số liệu khảo sát (bảng 2.4), hiện nay tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị như sau: 15 Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu của các cơ sở đào tạo Chỉ tiêu + Học sinh sinh viên tuyển vào bình quân 1 cơ sở (người) + Diện tích mặt bằng bình quân 1 cơ sở (m2) + Tổng diện tích các phòng học bình quân 1 cơ sở (m2) + Diện tích các phòng thực hành bình quân (m2) + Diện tích thư viện bình quân (m2) + Trị giá máy móc thiết bị phục vụ đào tạo bình quân (triệu đồng) + Số lượng máy vi tính bình quân (cái) Số lượng 946 24.510 969 1.267 126 3.468 58 Nguồn: Sở LĐTBXH Bình Dương, Khảo sát thực trạng các cơ sở đào tạo, 2008 Về diện tích mặt bằng, các trường công lập thuộc trung ương quản lý và các trường dạy nghề công lập thuộc tỉnh quản lý có diện tích mặt bằng xây dựng lớn, có đầy đủ phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, nhà nội trú cho học viên, chủ yếu là loại nhà kiên cố và bán kiên cố được xây dựng cho mục đích đào tạo nghề. Các trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm dạy nghề thuộc cấp huyện, Các cơ sở có dạy nghề của các ban ngành đoàn thể đều được cung cấp mặt bằng nhà xưởng, về cơ bản có các loại phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, một số đơn vị còn có nhà ở cho học viên. Nhất là các đơn vị đang được đầu tư nâng cấp. Các cơ sở dạy nghề dân lập: đa số có mặt bằng nhỏ bé, chật hẹp, phần lớn là nhà ở của chủ cơ sở hoặc thuê mướn nhà dân cải tạo thành nơi vừa học, vừa thực hành, huy động diện tích tối đa cho hoạt động dạy nghề. Thông thường mặt bằng của các cơ sở dạy nghề dân lập khoảng 200-300m2. Cơ sở dạy nghề sở hữu lớn cũng chỉ có mặt bằng khoảng 400m2. Diện tích mặt bằng bình quân tại một cơ sở dạy nghề là 24.510 m2, tương đương bình quân gần 25,9m2/một học viên. Chỉ tiêu này tương đối tốt để đảm bảo không gian học nghề, nhưng chủ yếu tập trung vào các cơ sở dạy nghề của nhà nước, còn các cơ sở ngoài công lập thì không gian mặt bằng học nghề chưa đảm bảo. Về Tổng diện tích các phòng học bình quân 969m2/một cơ sở, tương đương bình quân gần 1,02m2/một học viên; Tổng diện tích các phòng thực hành bình quân 1.267m2/một cơ sở, tương đương bình quân gần 1,34m2/một học viên. Và tổng diện tích thư viện bình quân 126m2/một cơ sở, tương đương bình quân gần 0,133m2/một học viên. Các chỉ tiêu này phản ánh tình đầu tư cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp công tác dạy nghề quá chật trội vì diện tích phòng học để học lý thuyết cho một học viên là 1,02m2/một học viên, còn đảm bảo hoạt động học có hiệu quả. Nhưng diện tích phòng học để học thực hành cho một học viên là 1,34m2/một học viên thì không còn đảm bảo cho hoạt động học thực hành có hiệu quả. Tình trạng này ở cả hai khu vực trong công lập và ngoài công lập. Tình trạng máy móc trang thiết bị dạy nghề: Tổng trị giá máy móc thiết bị phục vụ đào tạo bình quân trong một cơ sở là khoảng 3,28 tỷ đồng, tương đương bình quân gần 3,468 triệu đồng/một học viên; và Tổng diện tích các phòng thực hành bình quân 1.267m2/một cơ sở, tương đương bình quân gần 1,34m2/một học viên. Và tổng số máy vi tính bình quân trong một cơ sở là 58 bộ, tương đương bình quân gần một máy tính phục vụ cho khoảng 16,3 học viên. Các chỉ tiêu này phản ánh tình đầu tư máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp công tác dạy nghề quá thiếu, không còn đảm bảo cho hoạt động học thực hành, chưa nói đến tính lạc hậu 16 về trình độ kỹ thuật cũng như công nghệ. Mặt khác, ngày nay việc cập nhật thông tin và kiến thức trên mạng là rất cần thiết, nhưng với chỉ tiêu một máy tính phục vụ cho 16,3 học viên thì không thể đảm bảo cho việc học nghề. Đặc biệt tình trạng lại là phổ biến ở cả hai khu vực trong công lập và ngoài công lập. Đây là một vấn đề cần phải đầu tư ngay, vì chất lượng dạy nghề phụ thuộc rất nhiều vào máy móc thiết bị dùng để dạy nghề. Qua số liệu khảo sát (bảng 2.5 - Phần PL), tình hình chung về hệ thống mạng lưới dạy nghề, các cơ sở dạy nghề đạt các chỉ tiêu như sau: - Mặt bằng đạt loại khá trở lên chiếm 83,4%, trung bình, yếu là 16,6% - Phòng học đạt loại khá trở lên chiếm 80%, loại trung bình, yếu là 20% - Phòng thực hành đạt loại khá trở lên là 70%, loại trung bình, yếu là 30% - Thư viện đạt loại khá trở lên chiếm 30%, loại trung bình, yếu là 70% - Máy móc, thiết bị phục vụ đào tạo đạt loại khá trở lên chiếm 60%, loại trung bình, yếu là 40% Tình hình chung, hệ thống mạng lưới dạy nghề về cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác dạy nghề, loại trung bình, yếu vẫn còn phổ biến như mặt bằng là 16,6%, thậm chí, trang thiết bị là 40%. Các đơn vị Nhà nước mặc dù được đầu tư khá nhưng tỷ lệ trang thiết bị dạy nghề lạc hậu và trung bình vẫn còn chiếm khá lớn. 1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy Hiện nay, theo số liệu khảo sát, tổng số cán bộ nhân viên trong các cơ sở dạy nghề khoảng 692 người. Trong đó, tổng số giáo viên đạt chuẩn chiếm 90% tổng số giáo viên. Cơ cấu về trình độ của cán bộ, giáo viên như sau: trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 66,29% và trình độ từ trung cấp trở xuống chiếm 33,71% (bảng 2.7). Chỉ tiêu này phản ánh trình độ của cán bộ, giáo viên chưa đảm bảo chất lượng. Nhưng trong lĩnh vực đào tạo nghề thì trình độ của cán bộ, giáo viên quyết định chất lượng và số lượng của lực lượng lao động được đào tạo nghề. Trong đó, đội ngũ giáo viên đào tạo nghề còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Bảng 2.7. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của các cơ sở đào tạo nghề Bình Dương Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) - Trên đại học 33 4,77 - Đại học 373 53,90 - Cao đẳng 65 9,39 - Trung cấp 55 7,95 - Thợ bậc cao 166 23,99 692 100 Tổng Nguồn: Sở LĐTBXH Bình Dương, Khảo sát thực trạng đào tạo nghề, 2008 Chúng ta có thể thấy, đội ngũ giáo viên có trình độ trên đại học của các cơ sở dạy nghề còn rất thấp (4,77%). Trong khi đó, số giáo viên có trình độ cao đẳng trở xuống còn chiếm tỷ lệ cao (41,33%). Hơn nữa số giáo viên chưa đạt chuẩn còn chiếm tỷ lệ 14,88% (chi tiết xem phụ lục số 02). Khảo sát về năng lực của đội ngũ giáo viên (tổng hợp tại bảng 2.8) thì số giáo viên đạt loại khá trở lên chiếm 86,7% và giáo viên đạt loại trung bình trở xuống chiếm 17 13,3%. Về năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thì số cán bộ quản lý đạt loại khá trở lên chiếm 96,7% và cán bộ quản lý đạt loại trung bình trở xuống chiếm 3,3%. Chỉ tiêu này phản ánh năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu. Vì năng lực của cán bộ, giáo viên quyết định chất lượng của học viên học nghề. Khảo sát về nhóm tuổi của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý thì số giáo viên, cán bộ quản lý từ 51 tuổi trở lên chiếm 10,55% và từ 40 tuổi trở xuống chiếm 68,45% (bảng 2.9 - Phần PL). Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu tuổi của lực lượng giáo viên và cán bộ quản lý trẻ chiếm hơn hai phần ba. Nhưng lại thể hiện một vấn đề đáng báo động, là khoảng 5 năm đến 10 năm nữa thì một lượng lớn giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ và kinh nghiệm lâu năm sẽ về hưu. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị đào tạo một lực lượng cán bộ, giáo viên để kế thừa, nếu không sẽ xảy ra sự thiếu hụt trầm trọng lực lượng cán bộ, giáo viên trong hệ thống mạng lưới dạy nghề. 1.2.4. Chương trình, nội dung đào tạo Các cơ sở có dạy nghề trong tỉnh sử dụng chương trình giảng dạy có sẵn của các cơ sở khác (của bộ, của nước ngoài, của trường khác…) chiếm khoảng 40%, Giáo viên tự xây dựng chương trình chiếm khoảng 57% và loại khác chiếm khoảng 3%. Về giáo trình giảng dạy cũng vậy, nói chung các cơ sở dạy nghề khu vực Nhà nước chú trọng sử dụng các giáo trình chính thống do các cơ quan Nhà nước ban hành, còn các đơn vị dạy nghề trong khu vực dân lập vẫn còn sử dụng các giáo trình tự soạn là chủ yếu hoặc các sách giáo khoa do các trường Nhà nước tại TP. HCM biên soạn. Do đó, mới xuất hiện tình trạng, do chưa có đầy đủ các chương trình, giáo trình chuẩn do Tổng cục dạy nghề ban hành, nên các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề thường dựa vào các chương trình của cơ quan chủ quản, chương trình khung của Bộ giáo dục đào tạo,… tổ chức biên soạn, sửa đổi và bổ sung cập nhật thêm kiến thức mới cho phù hợp thực tiễn nghề. Tuy nhiên việc này chưa có sự quy chuẩn thống nhất còn phụ thuộc vào trang thiết bị hiện có nên có trường hợp cùng bậc nghề 3/7, hoặc cùng loại chứng chỉ nghề nhưng tay nghề thực tế có khác nhau. Hoặc chất lượng đào tạo không đảm bảo do nội dung đào tạo lạc hậu. Cơ cấu chuơng trình dạy nghề Khảo sát về mức độ phù hợp các môn học thì đạt mức độ tốt trở lên chiếm 80% và đạt mức độ trung bình trở xuống chiếm 20% (Bảng 2.10). Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ đáp ứng của các môn học chưa đáp ứng yêu cầu trang bị đầy đủ trình độ, các kỹ năng và rèn luyện các phẩm chất cần thiết của ngành nghề đào tạo. Đồng nghĩa, chương trình học có khoảng 20% môn học không cần thiết. Vì kết cấu các môn học quyết định chất lượng của học viên. Bảng 2.10. Đánh giá nội dung, chương trình của các cơ sở đào tạo Tiêu chí - Mức độ phù hợp của các môn học - Thời lượng các môn học - Tỷ lệ thời lượng lý thuyết & thực hành - Mức độ cập nhật kiến thức của các môn học Mức độ đáp ứng Rất tốt 10,0 3,3 10,0 6,7 Tốt 70,0 63,4 60,0 56,7 Được 20,0 30,0 26,7 36,6 Kém 0 3,3 3,3 0 Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, 2008 Về thời lượng các môn học thì đạt mức độ tốt trở lên chiếm 66,7% và đạt mức độ 18 trung bình trở xuống chiếm 33,3%. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng về thời gian học của một số các môn học chưa đáp ứng yêu cầu đủ thời lượng để trang bị đầy đủ trình độ, các kỹ năng và rèn luyện các phẩm chất cần thiết của ngành nghề đào tạo. Nghĩa là, có tới gần 33,3% môn học có quá ít hoặc không đủ để học. Về cơ cấu học lý thuyết và thực hành của các môn học thì đạt mức độ tốt trở lên chiếm 70% và đạt mức độ trung bình trở xuống chiếm 30%. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng về thực hành của các môn học chưa đáp ứng yêu cầu trang bị đầy đủ các kỹ năng thực hành. Đồng nghĩa, chương trình học có khoảng gần 30% môn học không đủ thời gian thực hành cần thiết. Nó quyết định chất lượng của học viên. Về mức độ cập nhật kiến thức của các môn học thì đạt mức độ tốt trở lên chiếm 63,4% và đạt mức độ trung bình trở xuống chiếm 36,6%. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phù hợp của các môn học về kiến thức lạc hậu là 36,6%. Đồng nghĩa, chương trình học có khoảng gần 36,6% kiến thức của các môn học không phù hợp. Nó quyết định đến chất lượng của học viên. 1.2.5. Đối tượng tuyển sinh đào tạo Năm 2007, năng lực chung của toàn bộ hệ thống mạng lưới dạy nghề đã dạy nghề cho khoảng 18.741 học viên với 1.600 học viên dài hạn chiếm tỷ lệ là 8,54% và 17.141 học viên ngắn hạn chiếm tỷ lệ là 91,46%. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ dạy nghề dài hạn quá ít dưới 10%, do đó trình độ và tay nghề của học viên không cao. Về đối tượng tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề năm 2008 là học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở chiếm 51,3% và đối tượng khác như lao động làm việc tại các khu công nghiệp chiếm 23%, lao động nông thôn chiếm 17,5% và đối tương khác chiếm 8,2% (Bảng 2.11- Phần PL). Chỉ tiêu này phản ánh hệ thống dạy nghề chưa thu hút được đối tượng học viên là học sinh trung học. 1.2.6. Năng lực đào tạo a. Ngành nghề đào tạo Bảng 2.12. Qui mô đào tạo của các đơn vị nằm trên địa bàn tỉnh Ngành nghề đang đào tạo Số lượng HSSV (người) Tỷ lệ (%) - Sư phạm 1,000 4,28 - Ngoại ngữ, du lịch 236 1,01 - Các ngành nghề xã hội khác 6,366 27,23 - Cơ khí 932 3,99 - Kỹ thuật nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 570 2,44 - Chế tạo, vận hành máy móc thiết bị 4,335 18,54 - Tin học, viễn thông 4,990 21,34 - Xây dựng 220 0,94 - Y dược 2,730 11,68 - Ngành nghề truyền thống của địa phương 380 1,62 - Ngành nghề lĩnh vực KH tự nhiên khác 1,620 6,93 - Kinh tế 2666 10,24 Tổng cộng 26,045 100,00 Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, 2008 19 Theo thống kê các cơ sở có dạy nghề trong tỉnh đă đăng ký dạy khoảng 12 ngành nghề chủ yếu trong 34 cơ sở đang dạy nghề trong tỉnh., tin học viễn thông là 4.990 học viên chiếm tỷ lệ 21,34%, các ngành về xã hội là 6.366 học viên chiếm tỷ lệ 27,23%, ngành chế tạo, vận hành máy móc thiết bị là 4,335 học viên chiếm 18,54% (Bảng 2.12) và còn lại là các ngành khác. b. Số lượng học viên có khả năng tuyển sinh học nghề Đến nay cuối năm 2008, theo số liệu khảo sát năng lực của toàn bộ hệ thống mạng lưới dạy nghề đã dạy nghề cho khoảng của toàn bộ hệ thống mạng lưới dạy nghề đã dạy nghề cho khoảng 26.045 học viên. Đó còn chưa tính các hình thức dạy nghề, truyền nghề tại nhà, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, cũng như hệ thống dạy nghề tại các doanh. 1.3. Đánh giá thực trạng năng lực về đào tạo nghề Qua phân tích số liệu điều tra có thể nhận thấy: - Hệ thống mạng lưới dạy nghề của tỉnh có quá ít về số lượng và yếu về chất lượng vì nhiều nguyên nhân như: trang thiết bị thiếu và lạc hậu, không theo kịp trình độ khoa học và công nghệ tạo các doanh nghiệp; Nội dung chương trình giảng dạy cũng không phù hợp, thiếu và lạc hậu, không theo kịp trình độ khoa học và công nghệ tạo các doanh nghiệp; Đội ngũ giảng viên trình độ không cao, …Chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề. - Hệ thống mạng lưới dạy nghề mặc dù phân bố chưa thực sự hợp lý nhưng bước đầu gắn với các khu đô thị, các khu công nghiệp chủ yếu ở Thủ Dầu Một, Dĩ An và Thuận An. - Hệ thống mạng lưới dạy nghề đã tăng cường xã hội hoá trong công tác đào tạo nghề bằng cách khuyến khích các thành phần kinh tế và cá nhân có điều kiện và khả năng mở ra các cơ sở dạy nghề chiếm 46,88%. Các thành phần kinh tế đã có các cơ sở dạy nghề nhà nước, có cơ sở dạy nghề dân lập tuy qui mô nhỏ bé nhưng đà phát triển nhanh với thế mạnh dạy các nghề tin học, may thêu, cơ khí, ... - Công tác đào tạo nghề đã có những đóng góp tích cực đáp ứng phát triển nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu lao động có tay nghề trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề vừa bảo đảm chặt chẽ, đúng theo qui định của Pháp luật Nhà nước vừa tạo ra một cơ chế, chính sách thông thoáng để khuyến khích các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân mở ra các cơ sở dạy nghề phục vụ cho công tác đào tạo nghề cho người lao động. Cơ bản đã khắc phục được tình trạng buông lỏng công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề. Tuy nhiên vẫn còn khó khăn trong việc lập kế hoạch đào tạo, phân bổ kinh phí đầu tư. - Các Trường Dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm công lập được Nhà nước củng cố và đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề nên năng lực đào tạo nghề tăng lên nhanh chóng. Các cơ sở dạy nghề dân lập, tư thục được khuyến khích mở ra tạo điều kiện cho công tác đào tạo nghề của tỉnh phát triển, số lượng học sinh đăng ký học nghề ngày càng tăng, chất lượng đào tạo nghề được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, hiện đa số các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập mới chỉ tập trung chủ yếu vào đào tạo nghề sơ cấp, bồi dưỡng các nghề như tin học, ngoại ngữ,…chưa đầu tư nhiều vào các nghề thuộc lĩnh vực cơ khí, điện dân dụng, điện lạnh, điện tử,…nên năng lực đào tạo nghề nói chung còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua, toàn khối dạy nghề đã đạt được nhiều thành tích cao trong dạy nghề ngoài hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi thiết bị và đồ dùng dạy học tự làm trong toàn quốc và học sinh giỏi khu vực ASEAN. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan