Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự...

Tài liệu Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự

.PDF
71
461
129

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2009 – 2013 ĐỀ TÀI THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ VẬT CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Giáo viên hướng dẫn: ThS. Mạc Giáng Châu Bộ môn Tư pháp Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Bình MSSV: 5095403 Lớp: Tư Pháp 1 – K35 Cần Thơ, 5/2013 Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT CHỨNG ...................4 1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................4 1.1.1. Khái niệm chứng cứ .................................................................................4 1.1.1.1. Định nghĩa chứng cứ ........................................................................4 1.1.1.2. Thuộc tính của chứng cứ ..................................................................6 1.1.1.3. Phân loại chứng cứ...........................................................................8 1.1.2. Khái niệm vật chứng............................................................................... 11 1.2. 1.1.2.1. Định nghĩa vật chứng ..................................................................... 11 1.1.2.2. 1.1.2.3. Đặc điểm của vật chứng.................................................................. 12 Phân loại vật chứng ........................................................................ 13 Cơ sở lý luận về vật chứng............................................................................ 16 1.2.1. 1.2.2. Mối quan hệ giữa vật chứng và chứng cứ.............................................. 16 Vị trí, vai trò của vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ... 17 1.2.3. Ý nghĩa của vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự........... 19 1.2.4. Nguyên tắc của việc thu thâp, bảo quản và xử lý vật chứng .................. 20 CHƯƠNG 2. THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ VẬT CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.......................................................................................................... 24 2.1. Thu thập vật chứng....................................................................................... 24 2.1.1. Biện pháp thu thập vật chứng ................................................................ 24 2.1.2. Chủ thể thu thập vật chứng .................................................................... 28 2.1.3. Trình tự, thủ tục thu thập vật chứng ...................................................... 29 2.2. Bảo quản vật chứng ...................................................................................... 32 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. Biện pháp bảo quản vật chứng............................................................... 32 Chủ thể bảo quản vật chứng................................................................... 35 Trình tự, thủ tục bảo quản vật chứng..................................................... 36 2.3. Xử lý vật chứng ............................................................................................. 38 2.3.1. Biện pháp xử lý vật chứng...................................................................... 38 2.3.2. Chủ thể xử lý vật chứng ......................................................................... 41 2.3.3. Trình tự, thủ tục xử lý vật chứng ........................................................... 42 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ................................. 44 3.1. Về mặt pháp lý .............................................................................................. 44 3.1.1. Thu thập vật chứng ............................................................................... 44 3.1.2. Bảo quản vật chứng ............................................................................... 46 3.1.2.1. Chủ thể bảo quản vật chứng ........................................................... 46 GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự 3.1.2.2. Bảo quản vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ ...................................................... 47 3.1.3. Xử lý vật chứng...................................................................................... 49 3.1.3.1. Biện pháp xử lý vật chứng .............................................................. 49 3.1.3.2. Trình tự, thủ tục xử lý vật chứng .................................................... 53 3.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................ 54 3.2.1. Về việc đảm bảo nguyên tắc kịp thời, đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục khi thu thập vật chứng................................................................................................. 54 3.2.1.1. 3.2.1.2. Tồn tại ............................................................................................. 54 Giải pháp......................................................................................... 55 3.2.2. Về việc đảm bảo nguyên tắc bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng vật chứng ................................................................................... 56 3.2.2.1. Tồn tại ............................................................................................. 56 3.2.2.2. Giải pháp......................................................................................... 58 3.2.3. Về việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự .......................................... 59 3.2.3.1. 3.2.3.2. Tồn tại ............................................................................................. 59 Giải pháp......................................................................................... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đấu tranh và phòng chống tội phạm là trách nhiệm của toàn xã hội mà trước hết là thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Một khi có vụ án hình sự xảy ra, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là phải sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để chứng minh và làm rõ sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ để từ đó có cơ sở cho việc ra các quyết định giải quyết đúng đắn vụ án. Muốn chứng minh và làm rõ sự thật khách quan của vụ án thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải xác định được những chứng cứ cần thiết làm cơ sở cho việc chứng minh. Chứng cứ là phương tiện của việc chứng minh, thông qua chứng cứ sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác định được những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS 2003) quy định chứng cứ được xác định bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó có vật chứng. Vật chứng là một trong những nguồn cung cấp chứng cứ đầu tiên và quan trọng. Thông qua vật chứng, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể rút ra được các chứng cứ cần thiết cho việc chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như những tình tiết khác giúp cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của vật chứng trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự mà BLTTHS 2003 đã có những quy định cụ thể để điều chỉnh về vấn đề thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng là ba hoạt động tố tụng quan trọng diễn ra liền kề và đan xen nhau trong quá trình giải quyết vụ án. Thu thập vật chứng không ngoài mục đích tìm kiếm chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án; bảo quản vật chứng trước hết là bảo vệ giá trị chứng minh, bảo vệ chứng cứ mà vật chứng chứa đựng; xử lý vật chứng nhằm mục đích tước đoạt công cụ, phương tiện phạm tội, khôi phục lại các quyền sở hữu và quản lý hợp pháp Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội xâm hại, cũng như làm giảm nhẹ gánh nặng trách nhiệm bảo quản vật chứng. Việc áp dụng đúng đắn các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng góp phần quan trọng vào việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ. Bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị hành vi phạm tội xâm hại. Tuy nhiên, những quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong BLTTHS 2003 vẫn còn nhiều điểm chưa được quy định, hướng dẫn rõ ràng và cụ thể, từ đó dẫn đến những khó khăn, vướng mắc khi GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 1 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự áp dụng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trên thực tiễn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giải quyết vụ án. Để nhằm hiểu rõ hơn về vai trò cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án. Từ đó, phát hiện ra những điểm còn tồn tại và đề xuất những ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng, giúp cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng, khách quan, toàn diện và đầy đủ, góp phần có hiệu quả vào công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm thì việc tìm hiểu, giải thích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng có ý nghĩa rất quan trọng. Chính vì vậy, người viết đã quyết định chọn đề tài “Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự” để tìm hiểu và nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng là chuỗi các hoạt động tố tụng có liên quan với nhau và có vai trò quan trọng trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án hình sự. Kết quả của hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần quyết định đến kết quả của toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Nếu việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng không được quy định cụ thể cũng như thực hiện tốt sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của quá trình giải quyết vụ án. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng và việc vận dụng các quy định này trên thực tiễn. Từ đó, người viết mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng, đồng thời chỉ ra những tồn tại, thiếu sót của quy định pháp luật về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng cũng như trong thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong BLTTHS 2003, phục vụ có hiệu quả cho quá trình giải quyết vụ án, góp phần vào công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài: “Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự” là một đề tài phức tạp cả về mặt lý luận cũng như trên thực tiễn. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn non yếu nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề về lý luận cũng như những quy định cụ thể trong BLTTHS 2003 về thu thập, bảo quản và xử lý vật GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 2 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự chứng. Trong phạm vi đề tài, người viết nghiên cứu xoay quanh các vấn đề liên quan đến định nghĩa, thuộc tính, phân loại chứng cứ; định nghĩa, đặc điểm, phân loại vật chứng; mối quan hệ giữa vật chứng, chứng cứ; vị trí, vai trò, ý nghĩa của vật chứng; những quy định về nguyên tắc của việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng; biện pháp, chủ thể, trình tự, thủ tục thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Thông qua đó, người viết chỉ ra những tồn tại về mặt pháp lý cũng như trên thực tiễn áp dụng các quy định về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đề tài nghiên cứu này người viết sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở; phương pháp phân tích luật viết; phương pháp phân tích, tổng hợp các thông tin trong một số sách, công trình nghiên cứu, bài viết và tạp chí chuyên ngành có liên quan. Từ đó, người viết vận dụng vào việc nghiên cứu đề tài này. 5. Bố cục đề tài Bố cục đề tài: Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được bố trí thành 3 Chương bao gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vật chứng. Chương 2: Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Chương 3: Một số tồn tại và giải pháp đề xuất. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, việc tìm kiếm tài liệu còn hạn chế, và cũng đây là lần đầu tiên người viết nghiên cứu một đề tài luận văn tốt nghiệp mang tính khoa học. Vì vậy, chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót, sai phạm trong việc phân tích, tổng hợp các quy định của pháp luật cũng như những bất cập còn tồn tại trên thực tiễn của việc thu thập, bảo quản và xử ý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, đánh giá, phê bình của quý Thầy, Cô để đề tài được hoàn thiện hơn. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 3 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT CHỨNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm chứng cứ 1.1.1.1. Định nghĩa chứng cứ Bản chất của quá trình giải quyết vụ án hình sự là hoạt động chứng minh. Quá trình giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tuy nhiên ở giai đoạn nào thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng nhằm mục đích chứng minh và làm rõ có hành vi phạm tội xảy ra hay không, ai là chủ thể thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết cần thiết khác giúp cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Để chứng minh và làm sáng tỏ những vấn đề trên đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố phải xác định được những chứng cứ cần thiết phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Chứng cứ là phương tiện của việc chứng minh nhằm xác định các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Nhờ vào chứng cứ mà các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng làm rõ được những vấn đề cần phải chứng minh từ đó có những quyết định giải quyết đúng đắn vụ án. Khi bàn về định nghĩa chứng cứ, đã có nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra trong khoa học Luật tố tụng hình sự. Chẳng hạn như: Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Chứng cứ trong vụ án hình sự là những thông tin xác thực về những gì có thật liên quan đến hành vi phạm tội được nghi nhận hoặc lưu giữ trong các nguồn do luật định, được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà những người và cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác định sự thật khách quan của vụ án”1. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Chứng cứ trong vụ án hình sự là những thông tin có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết vụ án hình sự”2. 1 Đỗ Văn Đương, Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 15. Trần Quang Tiệp, Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2009, tr. 30. 2 GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 4 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Quan điểm thứ ba cho rằng: “Chứng cứ là những cái có thật mang những thông tin xác thực về sự kiện thực tế có liên quan đến vụ án hình sự, được thu thập theo trình tự do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà cơ quan và người có thẩm quyền tố tụng hình sự dùng để làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự”3. Dù các quan điểm định nghĩa về chứng cứ nói trên khác nhau về hình thức diễn đạt ngôn từ, nhưng khi xét về nội dung chúng đều có những điểm chung nhất định. Đều khẳng định chứng cứ là những gì có thật tồn tại trong thực tế khách quan, phản ánh đúng thực tế khách quan, có liên quan nhất định đến vụ án hình sự và được thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để làm căn cứ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Xác định được tầm quan trọng của chế định chứng cứ, cũng như đáp ứng thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, BLTTHS 2003 trên cơ sở kế thừa Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (BLTTHS 1988) đã nêu định nghĩa một cách khái quát về chứng cứ tại khoản 1 Điều 64, theo đó: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Từ định nghĩa chứng cứ được quy định tại khoản 1 Điều 64 trong BLTTHS 2003 cho thấy, chứng cứ trước hết phải là “những gì là có thật”, những gì có thật ở đây có thể hiểu là những thông tin có thật và có liên quan về vụ án hình sự được phản ánh bởi những đối tượng khác nhau tồn tại trong môi trường xung quanh, do quá trình thực hiện tội phạm, người phạm tội đã tác động vào những đối tượng này. Thông qua việc thu thập và khai thác những thông tin có thật và có liên quan đến vụ án sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh từ đó xác định sự thật khách quan của vụ án. Bên cạnh những gì có thật và có liên quan đến vụ án, định nghĩa chứng cứ còn quy định chứng cứ phải được thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Việc tuân thủ những trình tự, thủ tục khi thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm giá trị pháp lý và tính minh bạch của chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 3 Nguyễn Văn Cừ, Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 80. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 5 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Như vậy, chứng cứ phải là những gì có thật và có liên quan về vụ án được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. 1.1.1.2. Thuộc tính của chứng cứ Căn cứ vào định nghĩa về chứng cứ được quy định tại khoản 1 Điều 64 BLTTHS 2003 cho thấy, những gì được xem là chứng cứ đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ các thuộc tính sau đây: Thuộc tính khách quan: theo Đại từ điển tiếng Việt thì khách quan là : “Cái tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức của con người”4. Chứng cứ trước hết phải là những gì có thật, tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chổ nó tồn tại trong thực tế khách quan, phản ánh một cách trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không bị bóp méo, giả tạo hay do suy đoán, tưởng tượng mà có. Đây là thuộc tính cơ bản nhất của chứng cứ.5 Thuộc tính này của chứng cứ đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự phải tôn trọng sự thật, không duy ý chí, chủ quan để áp đặt. Nếu những gì là có thật nhưng được các chủ thể giải quyết vụ án nhận thức không đúng, chủ quan, suy diễn, áp đặt thì sẽ mất đi thuộc tính khách quan và không được công nhận là chứng cứ. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, thuộc tính khách quan của chứng cứ là cơ sở quan trọng đảm bảo để giải quyết đúng đắn vụ án. Nếu thuộc tính khách quan của chứng cứ không được đảm bảo có thể sẽ dẫn đến quá trình giải quyết vụ án không còn chính xác, khách quan, xử lý không đúng người, đúng tội, dẫn đến kết tội oan hoặc để lọt tội phạm. Thuộc tính liên quan: thuộc tính này đòi hỏi những gì là có thật, tồn tại khách quan phải có mối liên hệ khách quan nhất định đến những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Chứng cứ được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, vì vậy đòi hỏi chứng cứ phải có thuộc tính liên quan. Thuộc tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chổ nó có liên quan đến những vấn đề cần phải chứng minh 4 5 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998, tr. 884. Nguyễn Văn Cừ, Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2005, tr. 82. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 6 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự trong vụ án hình sự. Trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể thu thập được nhiều tài liệu, sự kiện khác nhau tồn tại khách quan nhưng chỉ được coi chứng cứ khi nó có liên quan đến vụ án. Nếu những gì tồn tại khách quan nhưng không có liên quan đến vụ án thì không phải là chứng cứ. Thuộc tính liên quan của chứng giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác định được những gì cần thiết cho quá trình giải quyết đúng đắn vụ án, tránh tình trạng thu thập một cách tràn lan, gây tốn kém, lãng phí. Thuộc tính liên quan là thuộc tính không thể thiếu của chứng cứ. Thuộc tính hợp pháp: tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện chứng cứ phải được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng trình tự, thủ tục mà Luật tố tụng hình sự đã quy định. Tính hợp pháp của chứng cứ có nền tảng là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ trong tố tụng hình sự6. Đây là nguyên tắc Hiến định, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi tiến hành giải quyết vụ án hình sự phải tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án nói chung và những quy định về trình tự, thủ tục thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nói riêng. Tuân thủ những trình tự, thủ tục khi thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ là đảm bảo tính hợp pháp của chứng cứ và góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. Ngoài việc chứng cứ phải được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo những trình tự, thủ tục nhất định thì tính hợp pháp của chứng cứ đòi hỏi chứng cứ phải được xác định từ những nguồn nhất định theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 BLTTHS 2003 thì chứng cứ được xác định bằng những nguồn sau: “Vật chứng ; lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ; kết luận giám định ; biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”. Đây là những nguồn hợp pháp giúp xác định chứng cứ. Nếu những gì là có thật, liên quan đến vụ án nhưng không được rút ra từ các nguồn chứng cứ và không được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng những trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì sẽ không đáp ứng thuộc tính hợp pháp và không được xem là chứng cứ trong vụ án. Tính hợp pháp nhằm đảm bảo cho chứng cứ có đầy đủ giá trị chứng minh. 6 Điều 3. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. “ Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.” GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 7 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Như vậy, chứng cứ trong vụ án hình sự phải đáp ứng đầy đủ ba thuộc tính: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Tính khách quan và tính liên quan là nội dung của chứng cứ còn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ. Ba thuộc tính này của chứng cứ là một thể thống nhất, có mối quan hệ nội tại, gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu thiếu một trong ba thuộc tính trên thì một tài liệu, sự kiện sẽ mất đi giá trị chứng minh và không thể trở thành chứng cứ trong vụ án hình sự. 1.1.1.3. Phân loại chứng cứ Phân loại chứng cứ là việc phân chia chứng cứ thành những loại khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định. Xuất phát từ những tiêu chí khác nhau mà khoa học Luật tố tụng hình sự có những cách phân chia chứng cứ khác nhau. Chứng cứ được phân thành những loại sau: Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp. Cách phân loại chứng cứ này dựa trên tiêu chí mối quan hệ giữa chứng cứ và những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự: Chứng cứ trực tiếp: là chứng cứ mà dựa vào nó có thể xác định được ngay những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Bằng chứng cứ trực tiếp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể kết luận được ngay có hành vi phạm tội xảy ra hay không, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, yếu tố lỗi, động cơ, mục đích phạm tội cũng như những tình tiết khác cần phải chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án. Do có liên hệ trực tiếp đến những vấn đề cần phải chứng minh nên chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng minh cao trong quá trình giải quyết vụ án. Chứng cứ gián tiếp: là chứng cứ không trực tiếp làm rõ ngay những vấn đề cần phải chứng minh nhưng khi kết hợp với các tình tiết khác sẽ giúp xác định được những vấn đề cần phải chứng minh. Khác với chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp chỉ chứng minh được tính liên quan đến vụ án đã xảy ra chứ chưa cho phép xác định được ngay những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Muốn xác định được phải đặt chứng cứ gián tiếp bên cạnh những tình tiết, sự kiện khác có liên quan đến vụ án để từ đó so sánh, đối chiếu tìm ra mối liên hệ nhất định đi đến làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Việc phân loại chứng cứ thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chứng minh, giải quyết vụ án hình sự. Nếu là GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 8 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự chứng cứ trực tiếp sẽ xác định được ngay những vấn đề cần phải chứng minh, từ đó giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dễ dàng xác định sự thật khách quan của vụ án, góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án. Ngược lại, nếu là chứng cứ gián tiếp thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tìm kiếm, thu thập thêm những tình tiết, sự kiện khác để kết hợp với chứng cứ gián tiếp từ đó xác định được những vấn đề cần phải chứng minh. Chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép, thuật lại. Cách phân loại chứng cứ này dựa trên tiêu chí nguồn gốc xuất xứ mà chứng cứ được rút ra: Chứng cứ gốc: là chứng cứ được rút ra từ nguồn xuất xứ đầu tiên mà không qua khâu trung gian. Nguồn xuất xứ đầu tiên của chứng cứ là nguồn trực tiếp tiếp nhận và phản ánh những thông tin về vụ phạm tội ngay khi hành vi phạm tội được thực hiện. Do được rút ra từ nguồn xứ xứ đầu tiên mà không phải trải qua khâu trung gian nào nên mức độ chính xác về thông tin của chứng cứ càng cao, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dễ dàng tiếp cận sự thật của vụ án. Chứng cứ sao chép, thuật lại: là chứng cứ không được được rút ra từ nguồn xuất xứ đầu tiên mà thông qua một hay nhiều khâu trung gian. Mặc dù chứng cứ sao chép, thuật lại được rút ra từ những nguồn trung gian nhưng vẫn phải đảm bảo tính liên quan với nguồn xuất xứ đầu tiên của chứng cứ. Do được thu thập qua những nguồn trung gian nên tính chính xác về những thông tin của chứng cứ có phần hạn chế hơn so với chứng cứ gốc ban đầu. Việc phân loại chứng cứ thành chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép, thuật lại có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh giải quyết vụ án hình sự. Chứng cứ gốc có giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ sao chép, thuật lại do mức độ chính xác của thông tin trong chứng cứ gốc cao hơn chứng cứ sao chép, thuật lại. Vì vậy, để giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải thu được những chứng gốc. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ quan tâm thu thập những chứng cứ gốc mà xem nhẹ những chứng cứ sao chép, thuật lại. Trong nhiều trường hợp, chứng cứ sao chép, thuật lại cũng giúp khẳng định, củng cố giá trị chứng minh của chứng cứ gốc. Vì vậy, phải quan tâm thu thập cả chứng cứ gốc kết hợp với chứng cứ sao chép nhằm đảm bảo giải quyết vụ án được toàn diện, đầy đủ. Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Cách phân loại chứng cứ này căn cứ vào tiêu chí mối quan hệ giữ chứng cứ và đối tượng bị buộc tội: GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 9 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Chứng cứ buộc tội: là chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của người đó. Các chứng cứ buộc tội tập trung vào việc chứng minh một người là có tội và phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng. Bên cạnh đó, chứng cứ buộc tội còn là những chứng cứ xác định hành vi phạm tội thuộc các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự 1999 (BLHS 1999). Đây là những chứng cứ mang tính chất bất lợi và làm xấu đi tình trạng pháp lý cho người phạm tội. Chứng cứ buộc tội được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dùng làm cơ sở cho việc ra các quyết định khởi tố, truy tố, xét xử, xác định tội danh, định khung hình phạt,… cho người phạm tội. Chứng cứ gỡ tội: là chứng cứ xác định không có sự việc phạm tội hoặc các tình tiết làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người thực hiện tội phạm. Trái lại với chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội lại tập trung vào việc bác bỏ khả năng phạm tội của một người, chứng minh là họ không phạm tội, hành vi của họ không cấu thành tội phạm hoặc cấu thành tội phạm nhưng thuộc trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự. Chứng cứ gỡ tội cũng là những chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội thuộc những trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 BLHS 1999. Chứng cứ gỡ tội là căn cứ đề các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hủy bỏ các quyết định khởi tố vụ án, đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra, truy tố về tội nhẹ hơn, miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự,…cho người phạm tội. Việc phân loại chứng cứ thành chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Chứng cứ buộc tội cùng với chứng cứ gỡ tội giúp xác định sự thật của vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi tiến hành giải quyết vụ án phải thu thập đầy đủ cả những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Tránh khuynh hướng chỉ thu thập chứng cứ buộc tội mà bỏ qua hoặc xem nhẹ những chứng cứ gỡ tội sẽ dẫn đến quá trình giải quyết vụ án không chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ. Việc phân chia chứng cứ thành những loại khác nhau chỉ mang tính tương đối. Một chứng cứ có thể là chứng cứ trực tiếp trong nội dung này nhưng lại là chứng cứ gián tiếp trong nội dung khác hoặc một chứng cứ vừa là chứng cứ trực tiếp vừa là chứng cứ gốc, vừa là chứng cứ sao chép, thuật lại... Chứng cứ được phân thành nhiều loại khác nhau nhưng chung qui lại cũng đều nhằm mục đích GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 10 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự giúp cho việc thu thập, kiểm tra đánh giá, bảo quản, sử dụng và xử lý chứng cứ đạt hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ án. 1.1.2. Khái niệm vật chứng 1.1.2.1. Định nghĩa vật chứng Quá trình thực hiện tội phạm là một quá trình vật chất xảy ra trong thế giới khách quan và được thế giới khách quan phản ánh lại thông qua những phản ánh vật chất và phản ánh ý thức. Phản ánh vật chất là phản ánh bởi các vật thể, còn phản ánh ý thức là phản ánh thông qua não bộ của con người. Thông qua phản ánh vật chất, những dấu vết do hành vi tác động của người phạm tội sẽ được các vật thể khác nhau lưu giữ và phản ánh lại. Hay nói cách khác, những vật thể đó có chứa đựng các thông tin về vụ phạm tội mà thông qua nó các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng rút ra được những thông tin, tình tiết cần thiết phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Những vật thể đó được khoa học tố tụng hình sự gọi là vật chứng. Vật chứng được quy tại Điều 74 BLTTHS 2003, theo đó: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết của tội phạm; vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.” Vật chứng trước hết phải là những vật thể nhất định mà con người có thể nhận biết, mô tả được. Những vật thể này có giá trị chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Giá trị chứng minh của nó thể hiện ở chổ là những vật mà dựa vào nó các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể xác định được các thông tin, tình tiết có liên quan đến vụ án, tạo cơ sở cho quá trình giải quyết đúng đắn vụ án. Vật chứng được thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Bản thân vật chứng có chứa đựng những thông tin, tình tiết có liên quan đến vụ án, có thể được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sử dụng để làm chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Chính vì vậy, để đảm bảo cho những thông tin, tình tiết được rút ra từ vật chứng có giá trị chứng minh, có thể được sử dụng làm chứng cứ thì đòi hỏi vật chứng phải được thu thập bằng những biện pháp, tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Nếu vật chứng không được thu thập bằng những biện pháp, trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì những thông tin, tình GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 11 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự tiết có chứa đựng trong vật chứng cho dù có liên quan đến vụ án cũng không có giá trị chứng minh, không được sử dụng làm chứng cứ cho quá trình giải quyết vụ án. Như vậy, vật chứng trong vụ án hình sự là những vật thể được thu thập theo trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định có chứa đựng những thông tin, tình tiết có thể được xác định làm chứng cứ cho quá trình giải quyết đúng đắn vụ án. 1.1.2.2. Đặc điểm của vật chứng Mỗi một sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan đều mang trong mình những điểm đặc trưng nhất định, phản ánh đầy đủ bản chất bên trong của chúng, giúp phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tương khác. Đối với vật chứng trong vụ án hình sự cũng vậy. Vật chứng cũng mang trong mình những đặc điểm riêng để từ đó phân biệt với những sự vật, hiện tượng khác không phải là vật chứng. Vật chứng trong vụ án hình sự trước hết phải là những vật thể nhất định tồn tại trong thế giới khách quan mà các chủ thể giải quyết vụ án có thể tri giác được. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của vật chứng. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì vật được giải thích là “cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết được”7. Như vậy, các vật thể mang tính hữu hình cụ thể mà các cơ quan, người tiến hành tố tụng có thể nhận biết được thông qua cảm nhận giác quan đều có thể trở thành vật chứng trong vụ án hình sự. Những gì không tồn tại dưới dạng vật thể nhất định thì sẽ không được xem là vật chứng. Do tồn tại dưới dạng vật thể nên khả năng vật chứng xuất hiện trong vụ án hình sự rất đa dạng đa dạng và phong phú. Vật chứng có thể là những vật thể to lớn, đồ sộ nhìn thấy một cách dễ dàng nhưng cũng có thể chỉ là một vật thể nhỏ bé, li ti cần phải quan sát tỉ mỉ hoặc có sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật phù hợp mới có thể nhìn thấy được. Cũng chính vì là những vật thể vô tri, vô giác tồn tại trong thế giới khách quan nên vật chứng có tính khách quan cao, song vật chứng cũng dễ bị tác động bởi các yếu tố khác nhau trong môi trường tự nhiên dẫn đến thay đổi, biến dạng hoặc hủy hoại. Chính vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần lưu ý tới đặc điểm này của vật chứng để kịp thời có những biện pháp thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng cho phù hợp 7 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, 1998, tr.1803. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 12 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Vật chứng có chứa đựng những thông tin, tình tiết có thể được sử dụng để làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vật chứng xuất hiện trong vụ án hình sự và có liên quan nhất định với quá trình xảy ra vụ án do bản thân vật chứng có chứa đựng những thông tin, tình tiết mà thông qua việc khai thác những thông tin, tình tiết đó các chủ thể giải quyết vụ án có thể tìm ra được những chứng cứ cần thiết làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Đây là đặc điểm không thể thiếu được của một vật chứng. Bản thân sự tồn tại của mỗi một vật thể có thể mang trong nó rất nhiều đặc điểm khác nhau phản ánh những thông tin khác nhau. Tuy nhiên, đối với một vật thể được xác định là vật chứng thì song song với việc mang trong mình những thông tin phản ánh về các đặc điểm vốn có như tính chất, đặc điểm, cấu tạo lý hóa,… còn đòi hỏi vật thể đó phải chứa đựng những thông tin, tình tiết phản ánh về vụ án có thể được xác định làm chứng cứ cho quá trình giải quyết vụ án. Nếu một vật không có chứa đựng các thông tin, tình tiết phản ánh về vụ án có thể được sử dụng để làm chứng cứ thì nó không phải là vật chứng mà chỉ là một vật thể bình thường. Vật chứng mang tính pháp lý tố tụng hình sự. Đặc điểm này của vật chứng xuất phát từ đặc điểm vật chứng chứa đựng những thông tin, tình tiết phản ánh về vụ án có thể được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác định làm chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, để đảm bảo cho những thông tin, tình tiết rút ra từ vật chứng có giá trị chứng minh thì yêu cầu vật chứng trước hết phải được thu thập theo những trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Ngoài ra, do tính chất đặc thù vật chứng dễ bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên bên ngoài làm giảm sút giá trị chứng minh dẫn đến có thể gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự quy định vật chứng cũng phải được bảo quản ngay sau thu thập nhằm đảm bảo giá trị chứng minh. Hơn nữa, khi vụ án kết thúc vấn đề xử lý vật chứng cũng được pháp luật tố tụng hình sự quy định. Như vậy, đối với vật chứng vấn đề thu thập, bảo quản và xử lý đều chịu sự điều chỉnh của quy định Bộ luật tố tụng hình sự. Chính những quy định này đã góp phần tạo nên đặc điểm pháp lý riêng biệt cho vật chứng trong vụ án hình sự. 1.1.2.3. Phân loại vật chứng Phân loại vật chứng là việc chia vật chứng thành những loại khác nhau dựa trên những căn cứ nhất định. Căn cứ vào đặc điểm của việc xuất hiện và tham gia vào quá trình xảy ra vụ án hình sự mà vật chứng có thể được phân thành những GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 13 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự loại khác nhau. Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS 2003 thì vật chứng được chia thành các loại sau: Vật chứng là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Công cụ phạm tội là những vật mà người phạm tội sử dụng để tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm từ đó gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm8. Ví dụ, vật chứng là dao để đâm, súng để bắn, dây thừng để siết cổ, thuốc để đầu độc… Phương tiện phạm tội là những vật mà người phạm tội tuy không dùng để tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm, nhưng được sử dụng vào quá trình thực hiện tội phạm, có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ cho quá trình thực hiện tội phạm. Ví dụ, vật chứng là điện thoại để liên lạc, xe dùng để đi cướp, tàu thuyền để di chuyển… Những vật chứng thuộc loại này đều có chung đặc điểm là những vật có tác dụng hỗ trợ nhất định vào quá trình thực hiện tội phạm của người phạm tội. Việc phân loại vật chứng thành vật chứng là công cụ phạm tội và vật chứng là phương tiện phạm tội chỉ có ý nghĩa tương đối, một vật chứng có thể là công cụ phạm tội trong vụ án này nhưng lại là phương tiện phạm tội trong vụ án khác. Vật chứng là những vật mang dấu vết của tội phạm. Vật mang dấu vết tội phạm là vật chứa đựng những dấu vết phản ánh do người phạm tội để lại trong quá trình thực hiện tội phạm. Những dấu vết này được gọi là dấu vết hình sự. Dấu vết hình sự là những phản ánh của các sự vật, hiện tượng để lại trong quá trình thực hiện tội phạm9. Những dấu vết này là hệ quả của việc người phạm tội có hành vi va chạm, tiếp xúc với nhũng vật thể trong môi trường xung quanh và được những vật thể này lưu lại10. Những dấu vết này có thể là dấu vết về mặt cơ học như vết tùy, 8 Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, trực hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp thống trị được nhà nước bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự. Khách thể của tội phạm bao gồm ba loại: 1. Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Luật hình sự bảo vệ; 2. Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại; 3. Khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại (xem Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb Chính trị quốc gia, 2009, tr.100 -102. ) 9 Trịnh Tiến Việt, Về chứng cứ và nguồn chứng cứ quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Tạp chí nghề luật số 2, 2006. 10 Căn cứ vào tính chất phản ánh và điều kiện hình thành dấu vết, người ta chia các dấu vết này thành ba loại chính: 1. Dấu vết hình thành là sự phản ánh hình dạng, kích thước và một số thuộc tính khác của đối tượng gây vết. Dấu vết này hình thành dưới các dạng như : dấu vết lõm, dấu vết in, dấu vết cắt, dấu vết trượt ; 2. Dấu vết phản ánh cấu trúc bên trong của đối tượng gây vết, hình thành do sự di chuyển của một phần đối tượng gây vết.Thuộc tính của dấu vết cũng chính là thuộc tính của đối tượng gây vết. Nó là yếu tổ chủ yếu để truy nguyên, như dấu vết sinh vật là vết máu, vết tinh trùng…dấu vết hóa học như vết sơn, vết dầu, vết đất… 3. Dấu vết là một phần vật thể bị tách ra từ tổng thể của đối tượng gây vết. Dấu vết này hình thành chủ yếu từ các đường rạn, vỡ, đứt, rách, gãy…Thuộc tính của dấu vết là phần vật thể bị tách ra, đó cũng là căn cứ dùng để truy nguyên đối GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 14 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự vết hằng, dấu vết sinh học như vết máu, vết tinh dịch, vết nước bọt, dấu vết về mặt hóa học.... Ví dụ, vật chứng là con dao có vết máu, tàn thuốc có vết nước bọt, cánh cửa có dấu vân tay, quần áo có vết tinh dịch… Vật chứng mang dấu vết tội phạm thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa vật mang dấu vết và người phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm. Thông qua thu thập, nghiên cứu những dấu vết có trên vật chứng các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sẽ có được những thông tin cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Những dấu vết tội phạm có trên vật chứng cũng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên trong môi trường xung quanh dẫn đến làm biến đổi, sai lệch, không còn nguyên vẹn như khi hình thành. Chính vì vậy, những vật chứng mang dấu vết tội cần được thu thập, bảo quản kịp thời để giảm thiểu những tác động từ môi trường tự nhiên làm ảnh hưởng tới giá trị chứng minh của vật chứng. Vật chứng là những vật được xem là đối tượng của tội phạm. Vật là đối tượng của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ11. Đây là những vật thể bị hành vi phạm tội tác động làm biến đổi tình trạng bình thường về vị trí, hình dáng, kích thước, tính chất,… qua đó gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Sự làm biến đổi tình trạng bình thường có thể do các hành vi khác nhau của tội phạm gây ra như hành vi chiếm đoạt, hành vi hủy hoại, hành vi làm hư hỏng, hành vi sử dụng trái phép… Ví dụ, vật chứng là xe máy bị trộm, túi xách bị cướp, tài sản bị hư hỏng do hành vi cố ý hủy hoại tài sản… Vật chứng là tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Trong một số vụ án hình sự nhất định, quá trình phạm tội người phạm tội không chỉ sử dụng những vật thể khác nhau mà còn sử dụng đến tiền bạc để phục vụ cho quá trình thực hiện tội phạm. Khi đó tiền bạc có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội thì cũng được xem là vật chứng trong vụ án hình sự. Ví dụ, vật chứng là tiền bạc thu giữ trong sòng bạc, tiền bạc dùng để đưa và nhận hối lộ, tiền bạc dùng để buôn lậu,… tượng gây vết ( xem Nguyễn Văn Cừ, Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2005, tr. 168 -169.) 11 Trần Quang Tiệp, Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2009, tr. 52. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 15 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Ngoài những vật, tiền bạc được xem là vật chứng thì trong thực tiễn xảy ra vụ án hình sự có nhiều vật có liên quan đến vụ án, có giá trị chứng minh cho tội phạm và người phạm tội khi xét về đặc điểm tính chất thì không thuộc những loại vật chứng nêu trên nên được xem là vật “khác”. Vật khác ở đây có thể được xem là bất cứ vật gì có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu thập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật thì cũng được xem là vật chứng. Chẳng hạn, vật chứng là các loại giấy tờ tùy thân, quần áo, giầy, dép,…của hung thủ hoặc nạn nhân đánh rơi tại hiện trường. Tóm lai, việc phân chia vật chứng thành các loại khác nhau chỉ mang tính chất tương đối. Một vật chứng có thể vừa là công cụ, phương tiện phạm tội vừa là vật mang dấu vết của tội phạm hoặc vừa là đối tượng tác động của tội phạm vừa là vật mang dấu vết của tội phạm... Mục đích của việc phân chia vật chứng thành các loại khác nhau nhằm giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhận thức đầy đủ, cụ thể hơn về vật chứng. Từ đó có những biện pháp thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng cho phù hợp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 1.2. Cơ sở lý luận về vật chứng 1.2.1. Mối quan hệ giữa vật chứng và chứng cứ Giữa vật chứng và chứng cứ trong vụ án hình sự có mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa vật chứng và chứng cứ được thể hiện chủ yếu trên những phương diện sau: Vật chứng là một nguồn của chứng cứ còn chứng cứ là cái có thể được rút ra từ vật chứng. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì nguồn là “nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp”12. Như vậy, có thể hiểu nguồn chứng cứ là nơi chứa đựng chứng cứ, là nơi chứng cứ được rút ra để làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Chứng cứ trong vụ án hình sự thực chất là những thông tin có liên quan đến vụ án được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định mà thông qua nó các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể nhận biết được sự thật khách quan của vụ án. Những thông tin được xác định là chứng cứ phải gắn liền với những vật mang thông tin tức là nguồn chứng cứ thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng mới có thể nhận biết được. Vật chứng là một nguồn của chứng cứ, bởi bản thân vật chứng 12 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, 1998, tr. 880. GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 16 SVTH: Đoàn Thanh Bình Luận văn tốt nghiệp Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự có chứa đựng những thông tin xác thực liên quan đến vụ nếu được thu thập theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì những thông tin này được xem là chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Chẳng hạn, tại hiện trường Cơ quan điều tra thu được vật chứng là con dao gây án có dấu vân tay của hung thủ và vết máu của nạn nhân. Con dao trong trường hợp này là vật chứng và cũng được xem là một nguồn của chứng cứ, còn chứng cứ là những thông tin về dấu vân tay, thông tin về nhóm máu mà con dao mang trên mình. Như vậy, vật chứng được xem là một nguồn của chứng cứ chứ không phải là chứng cứ, còn chứng cứ là những thông tin xác thực có liên quan về vụ án có thể được rút ra từ nguồn là vật chứng. Vật chứng là tiền đề của chứng cứ, muốn có chứng cứ thì trước tiên phải xác định được vật chứng. Vật chứng có chứa đựng những thông tin, tình tiết xác thực có liên quan đến vụ án được rút ra để làm chứng cứ cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy, muốn có được chứng cứ từ vật chứng thì trước tiên phải xác định được vật chứng. Vật chứng là tiền đề cần có để có thể xác định được chứng cứ. Nếu không có vật chứng thì không thể có được chứng cứ từ vật chứng. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là khi có vật chứng là có được chứng cứ. Vật chứng chỉ mới là điều kiện cần để có được chứng cứ. Để có được chứng cứ đòi hỏi phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Vật chứng có được phát hiện và thu thập kịp thời, đúng trình tự, thủ tục như quy định hay không, những thông tin được rút ra từ vật chứng có đáp ứng đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ hay không... Tóm lại, vật chứng vẫn là tiền đề cần có để từ đó có thể xác định được những chứng cứ cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án. Như vậy, giữa vật chứng và chứng cứ có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ. Vật chứng có chứa đựng những thông tin, tình tiết xác thực có liên quan đến vụ án có thể được rút ra để làm chứng cứ nên vật chứng được xem là một nguồn của chứng cứ, còn chứng cứ là cái có thể được rút ra từ vật chứng hay nói cách khác là vật chứng chứa đựng chứng cứ. Muốn có chứng cứ trước tiên phải tìm thấy được vật chứng, vật chứng được xem là điều kiện đầu tiên để có thể xác định được chứng cứ. 1.2.2. Vị trí, vai trò của vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 bên cạnh các loại nguồn chứng cứ khác. Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 BLTTHS 2003 thì chứng cứ được xác định bằng nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: vật chứng; lời khai của người làm GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu 17 SVTH: Đoàn Thanh Bình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng