Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thử nghiệm ương cá thát lát còm (chitala chitala) bằng một số phương thức khác n...

Tài liệu Thử nghiệm ương cá thát lát còm (chitala chitala) bằng một số phương thức khác nhau

.PDF
58
426
78

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BỘ MÔN KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT LÊ NGỌC HIỀN LINH THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ THÁT LÁT CÒM (Chitala chitala) BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC KHÁC NHAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BỘ MÔN KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT LÊ NGỌC HIỀN LINH THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ THÁT LÁT CÒM (Chiatala chitala) BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC KHÁC NHAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. PHẠM MINH THÀNH 2012 LỜI CẢM TẠ Trước tiên tôi xin được gởi lời cảm ở đến các thầy cô giáo, lãnh đạo trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản nói chung và tổ bộ môn Thủy sản nước ngọt nói riêng đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Minh Thành, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và cho tôi những lời khuyên quý báu trong quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn. Xin cảm ơn cố vấn học tập, thầy Trần Ngọc Hải và tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K34 A2 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự quan tâm, động viên của gia đình trong suốt thời gian học tập. Cần Thơ, tháng 7 năm 2012 Sinh viên Lê Ngọc Hiền Linh TÓM TẮT Đề tài “Thử nghiệm ương cá thát lát còm (Chitala chitala) bằng một số phương thức khác nhau” được thực hiện tại trại cá giống Minh Trang-Quận Cái RăngThành phố Cần Thơ trong thời gian từ tháng 01-05/2012. Đề tài bao gồm 2 thí nghiệm bố trí trong bể lót bạt và giai có kích thước giống nhau chiều dài x chiều rộng x chiều sâu là 0,5 x 0,4 x 0,5 m3. Trong thời gian thí nghiệm theo dõi sự biến động nhiệt độ, pH và oxy khá phù hợp đối với sự phát triển của cá giống một vài nghiên cứu trước đây. Thí nghiệm 1 ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng và tỷ lệ sống của cá thát lát còm ương trong bể. Cá thát lát còm từ 7-28 ngày tuổi được bố trí vào 3 bể với 3 nghiệm thức mật độ khác nhau (500, 1000 và 1500 con/m2). Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng cao nhất ở mật độ 500 con/m2 đạt 0,05 g/ngày và 7,22 %/ngày. Tỷ lệ sống ở nghiệm thức có mật độ 500 con/m2 đạt 81,67% cao hơn nghiệm thức 1000 con/m2 78,67% và nghiệm thức 1500 con/m2 chỉ 72,33%. Thí nghiệm 2 ảnh hưởng của phương thức sử dụng moina, trùn chỉ, thức ăn công nghiệp lên khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống của cá trong quá trình ương cá từ 735 ngày tuổi. Thí nghiệm được bố trí trong giai với cùng một mật độ là 1000 con/m2. Trong tuần 1 cho ăn moina tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài (%/ngày) ở các nghiệm thức không có sự khác biệt lớn. Tuần 2 nghiệm thức tiếp tục cho ăn moina có tốc độ tăng trưởng đặc biệt thấp nhất về khối lượng và chiều dài lần lượt là 0,45 và 0,30. Hai nghiệm thức còn lại cho kết quả tăng trưởng tốt. Tuần 3 tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng và chiều dài ở các nghiệm thức từ cao đến thấp lần lượt là II (0,70 và 0,56), I (0,58 và 0,30), III (0,32 và 0,23). Trong tuần cuối cho ăn thức ăn công nghiệp, cao nhất vẫn là nghiệm thức II đạt 0,70 và 0,49 tiếp đến là nghiệm thức I (0,64 và 0,41) và nghiệm thức III (0,50 và 0,50). Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức II với tuần 1 cho ăn moina, tuần 2 và tuần 3 cho ăn trùn chỉ và tuần 4 cho ăn thức ăn công nghiệp đạt 85,33%, nghiệm thức I tuần 1 và 2 cho ăn moina, tuần 3 cho ăn trùn chỉ, tuần 4 cho ăn thức ăn công nghiệp đạt 81,00% thấp nhất là nghiệm thức III tuần 1 cho ăn moina, tuần 2 cho ăn trùn chỉ, tuần 3 và tuần 4 cho ăn thức ăn công nghiệp 72,33 %. MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ i TÓM TẮT.....................................................................................................................ii MUC LỤC ...................................................................................................................iii DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. v DANH SÁCH HÌNH................................................................................................... vi DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ...................................................vii PHẦN I GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu đề tài................................................................................................... 2 1.3 Nội dung đề tài .................................................................................................. 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3 2.1 Một số đặc điểm sinh học cá thát lát còm ......................................................3 2.1.1 Đặc điểm phân loại ....................................................................................3 2.1.2 Đặc điểm hình thái .....................................................................................4 2.1.3 Đặc điểm phân bố .....................................................................................4 2.1.4 Khả năng thích ứng với môi trường..........................................................4 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng................................................................................. 5 2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng................................................................................. 6 2.1.7 Đặc điểm sinh sản ......................................................................................7 2.2 Nghiên cứu kỹ thuật ương cá giống................................................................. 8 2.2.1 Kỹ thuật ương cá bột lên cá hương...........................................................8 2.2.2 Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống.......................................................9 2.3 Một số dẫn liệu về kỹ thuật ương nuôi một số loài cá khác............................9 2.4 Một số bệnh thường gặp trên cá thát lát còm................................................. 10 PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................12 3.1 Thời gian và địa điểm......................................................................................12 3.2 Vật liệu nghiên cứu..........................................................................................12 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 12 3.2.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ...............................................................12 3.2.3 Nguồn nước thí nghiệm ........................................................................... 13 3.3 Bố trí thí nghiệm..............................................................................................13 3.3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ ương đến khối lượng và tỷ lệ sống của cá thát lát còm sau 21 ngày ương trong bể................................................ 13 3.3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phương thức sử dụng thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thát lát còm sau 28 ngày ương trong giai............ 14 3.4 Thu và phân tích mẫu ......................................................................................14 3.4.1 Thu và phân tích mẫu môi trường nước ................................................. 14 3.4.2 Thu và phân tích mẫu đối tượng nghiên cứu.......................................... 14 3.5 Xử lý số liệu và đánh giá kết quả.................................................................... 16 PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 17 4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm................................................................... 17 4.1.1 Nhiệt độ .................................................................................................... 17 4.1.2 pH.............................................................................................................. 18 4.1.3 Oxy............................................................................................................ 18 4.2 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ ương đến khối lượng và tỷ lệ sống của cá thát lát còm sau 21 ngày ương trong bể.........................................................19 4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ ương đến khối lượng......................................... 19 4.2.2 Tỷ lệ sống cá thát lát còm........................................................................ 20 4.3 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phương thức sử dụng thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thát lát còm sau 28 ngày ương trong giai............ 22 4.3.1 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng ..........................................................22 4.3.2 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài..............................................................24 4.3.3 Tỷ lệ sống ................................................................................................. 25 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................... 27 5.1 Kết luận ............................................................................................................ 27 5.2 Đề xuất ............................................................................................................. 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................28 PHỤ LỤC....................................................................................................................31 DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn công nghiệp........................... 12 Bảng 3.2 Mật độ cá thả trong bể.......................................................................... 13 Bảng 3.3 Thức ăn trong quá trình ương cá ......................................................... 13 Bảng 3.4 Phương thức sử dụng thức ăn .............................................................. 14 Bảng 4.1 Hàm lượng oxy trung bình qua các đợt thu mẫu ................................ 19 Bảng 4.2 Ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng khối lượng................. 20 Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng .................................................................. 22 Bảng 4.4 Tăng trưởng trong về chiều dài ........................................................... 24 Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá sau 28 ngày ương trong giai .................................. 26 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài của cá thát lát còm (Chilata chitala) .................... 3 Hình 3.1 Bể lót bạc và giai .................................................................................... 12 Hình 4.1 Biến động nhiệt độ qua các lần thu mẫu................................................. 17 Hình 4.2 Biến động pH qua các lần thu mẫu......................................................... 18 Hình 4.3 Tỷ lệ sống của cá thát lát còm ở các nghiệm thức sau 21 ngày ương trong bể..................................................................................................................... 21 DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT NTTS : Nuôi trồng thủy sản ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long CTV : Cộng tác viên QL : Quốc lộ Tp : Thành phố TĂCN : Thức ăn công nghiệp DWG : Daily Weight Gain DLG : Daily Length Gain SGR : Specific growth rate NT : Nghiệm thức TN : Thí nghiệm TLS : Tỷ lệ sống NS : Năng suất TB : Trung bình PHẦN I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Việt Nam đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển khá nhanh với một số đối tượng chủ lực như: cá tra, cá basa, tôm sú, tôm càng xanh,…đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Theo VASEP, 2010 ngành thủy sản Việt Nam đã thiết lập kỉ lục mới với kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỉ USD. Cả nước đã xuất khẩu trên 1,35 triệu tấn thủy sản, trị giá trên 5,03 tỉ USD, tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009. Thị trường Mỹ đứng đầu về giá trị nhập khẩu với 971 triệu USD, chiếm khoảng 19,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tiếp đến là Nhật Bản 897 triệu USD chiếm khoảng 17,8%. Các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chính như tôm 2,1 tỉ USD (chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu); cá tra 1,44 tỉ USD (28,4%); nhuyễn thể 488,8 triệu USD (9,7%); cá ngừ 293 triệu USD (5,8%)…(www.fistenet.gov.vn). NTTS là một ngành đã và đang chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của người dân và dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Trong đó, ngành NTTS sản nước ngọt cũng có một vị trí quan trọng. Một trong những loài cá nuôi phổ biến hiện nay, cá thát lát còm (Chitala chitala) hay còn gọi là cá nàng hai là loài cá kinh tế ở ĐBSCL. Đây là loại cá có thịt thơm ngon rất được người tiêu dùng ưa chuộng và có giá trị rất cao trên thị trường. Cá thát lát đã được quan tâm nghiên cứu và đưa vào nuôi nhưng do kích thước nhỏ, một số trại giống đã chuyển sang sản xuất giống và ương nuôi cá thát lát còm có kích thước lớn. Nhưng nguồn giống thả nuôi hiện nay hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Thời gian qua, do việc khai thác, đánh bắt bừa bãi nên nguồn cá thát lát còm đã trở nên cạn kiệt và trở thành loại cá quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam. Cá thát lát còm chỉ còn tồn tại rất ít dưới dạng cá cảnh. Năm 1998-1999, nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá thát lát thành công, đã sản xuất cá bột và ương đến 30 ngày tuổi (Trần Ngọc Nguyên et al., 2000), nhưng tỷ lệ sống của cá chưa ổn định. Việc sản xuất giống cá còm ngày nay đã được nhiều người quan tâm, nhằm chủ động cung cấp con giống cho người nuôi, đồng thời bổ sung cơ cấu nguồn giống cá bản địa trong thiên nhiên ở nước ta. Tuy nhiên việc tìm được mật độ nuôi thích hợp trong quá 1 trình ương nuôi cá nhằm đem lại hiệu quả cao lại đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó thì các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều để tìm ra loại thức ăn phù hợp nhất cho ương nuôi cá thát lát còm. Trong ương nuôi cá từ bột lên giống, việc chuyển từ thức ăn tươi sống sang thức ăn nhân tạo sớm sẽ hạn chế được bệnh lây nhiễm từ thức ăn tươi sống, chủ động được và giảm chi phí sản xuất. Các loại thức ăn được sử dụng để ương nuôi như moina, trùn chỉ, thức ăn công nghiệp, thức ăn chế biến… Nhưng có nhiều công thức phối hợp giữa các loại thức ăn với nhau. Mỗi công thức khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Từ những vấn đề trên việc thực hiện đề tài “Thử nghiệm ương cá thát lát còm (Chitala chitala) bằng một số phương thức khác nhau” là rất cần thiết. 1.2 Mục tiêu của đề tài Tìm ra mật độ ương và phương thức sử dụng thức ăn thích hợp cho cá thát lát còm nhằm nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tăng trưởng trong giai đoạn bột lên hương. 1.3 Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài được tiến hành với các nội dung sau: Nghiên cứu mật độ ương khác nhau Phương thức kết hợp giữa moina, trùn chỉ và thức ăn công nghiệp khác nhau. 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Một số đặc điểm sinh học cá thát lát còm 2.1.1 Đặc điểm phân loại Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài của cá thát lát còm Năm 1922 với tên khoa học là Notopterus chitala cá thát lát được mô tả lần đầu tiên bởi Hamilton. Gray cũng nghiên cứu về đối tượng này và đặt tên là Chitala chitala vào năm 1931. Ông đã tách cá thát lát còm thuộc một giống khác với cá thát lát là giống Chitala, trong giống này có 3 loài là: cá thát lát còm (Chitala chitala), cá còm hoa (Chitala blanci) và cá vây mao (Chitala lopis). Ở Việt Nam, Mai Đình Yên và ctv., (1979) đã mô tả hệ thống phân loại được xác định như sau: Ngành: Vertebrata Lớp: Osteichthyes Phân lớp: Actinopteryii Liên bộ: Osteoglossomorpha Bộ : Osteoglossiformes Họ: Notopteridae Giống: Chitala Loài: Chitala chitala 3 Tên khoa học khác: Notopterus chitala Hamilton, 1822. Tên tiếng Anh: Clown knifefish. Tên tiếng Việt: cá thát lát còm, cá còm, cá thát lát cườm, cá cườm, cá nàng hai. 2.1.2 Đặc điểm hình thái Theo Mai Đình Yên và ctv., (1979) lúc phân tích mẫu ở Châu Đốc, Tân Châu, đã mô tả cá thát lát còm (Chitala chitala) có thân dẹp bên, đầu nhọn miệng rộng, rạch miệng kéo dài đến trước ổ mắt, mắt nằm lệch về phía lưng của đầu. Phần đầu cá chiếm 1/8 so với cơ thể. Hai xương hàm khẩu cái đều có răng nhọn. Cá có viền lưng nhô cao từ sau mắt đến vây lưng. Vây ngực phát triển, vây bụng nhỏ, vây lưng ngắn, thấp và nằm ở giữa thân, vây hậu môn dài liền với vây đuôi, vây đuôi nhỏ tròn, không chẻ hai. Toàn thân phủ một lớp vảy tròn nhỏ và rất đều từ đầu đến thân. Cá có màu xám bạc, mặt lưng của thân và đầu có màu xanh rêu, hai bên hông và bụng màu trắng, phía dưới viền xương nắp mang viền sáng hơn. Nhìn chung cá có hình dạng bên ngoài rất giống với cá thát lát (Notopterus notopterus) nhưng dọc theo vây hậu môn có 4-5 đốm đen viền trắng, số lượng có thể thay đổi từ 5-12 chấm trên các cá thể khác nhau. Ngay trên cùng một cơ thể số lượng chấm ở hai bên thân cũng không giống nhau. Lúc còn nhỏ cá có các vạch đậm từ lưng xuống bụng, đến kích thước 10-12 cm thì cá mới xuất hiện các chấm đen. Chiều dài tối đa 100 cm. 2.1.3 Đặc điểm phân bố Họ cá thát lát là cá nhiệt đới sống ở các thủy vực nước ngọt phân bố ở khu vực Đông Nam Á, lưu vực sông Mekong (Lào, Canpuchia, Thái Lan, Việt Nam), sông Chao Phraya (Thái Lan) các nước Srilanka, Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ. Ở Việt Nam, trong tự nhiên chỉ có cá thát lát còm và thát lát, không có cá còm hoa. Cá thát lát còm phân bố ở vùng biên giới Việt Nam-Campuchia, các nơi khác như sông Đồng Nai và sông Sài Gòn ít gặp hơn (Mai Đình Yên và ctv., 1992). Trong tự nhiên cá thát lát còm phân bố ở các địa phương trong và ngoài ĐBSCL như An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang. Vùng Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Lắk, Kom Tum (Phạm Phú Hùng, 2007). 2.1.4 Khả năng thích ứng với môi trường Cá thát lát còm trong tự nhiên thường sống ở tầng giữa và tầng đáy, môi trường nước có pH = 6,5-7, cá thích sống nơi có nhiều thực vật thủy sinh lớn. Cá thích 4 yên tĩnh nên hay chui rúc trong các rặng cây và hốc đá. Có vây hậu môn hoạt động liên tục như làn sóng, di chuyển chậm và nhẹ nhàng, thích hoạt động về đêm còn ban ngày cá thường ẩn nấp trong đám thực vật thủy sinh. Theo Dương Nhựt Long, 2004 nghiên cứu cho thấy cá có kích thước và trọng lượng nhỏ thì tiêu hao oxy lớn. Tiêu hao oxy trung bình của cá là 0,59 mgO2/g/giờ ở nhiệt độ 28-29 0C, cá sống được ở môi trường có pH 5,5-8,5, nhiệt độ thích hợp cho cá là 26-280C, ở nhiệt độ 360C cá lờ đờ và nhảy lung tung, chết dần sau 5 phút. Cá thát lát còm có cơ quan hô hấp phụ, chịu đựng tốt với môi trường nước có hàm lượng oxy thấp nên có thể nuôi ở mật độ khá cao trong hình thức thâm canh và bán thâm canh (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Cá thường vào đồng ruộng để sinh sản vào mùa nước lớn và mùa khô thì ra sông rạch hoặc khu vực nước sâu. 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng Giai đoạn cá bột 1-4 ngày sau khi nở, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Giai đoạn cá 4-8 ngày tuổi, cá ăn moina, daphnia. Từ ngày thứ 9, cá có thể ăn trùn chỉ, ấu trùng giáp xác, côn trùng. Sau 50 ngày tuổi cá có tính ăn giống cá trưởng thành. Cá thát lát bơi chuối đầu xuống đáy để tìm kiếm thức ăn, ban ngày cá ít kiếm ăn chỉ nấp vào chỗ tối, yên tĩnh, cá hoạt động mạnh vào lúc chiều tối. Với miệng rộng, răng sắc nhọn, là loài cá ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn ưa thích là động vật đáy, cá, giáp xác nhỏ và côn trùng. Theo Sarkar & Deepak (2009), cá chiếm tỷ lệ từ 20,05-40,65% trong dạ dày cá còm, còn giáp xác chiếm 3,538,39% và các tỷ lệ này phụ thuộc vào các vùng sinh sống khác nhau của cá. Chúng cũng ăn thực vật thủy sinh và thực vật phù du. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá thát lát còm gồm có tảo lục (4%), tảo khuê (4%), tảo lam (3%), giáp xác (10%), nguyên sinh động vật (5%), mùn bã hữu cơ (3%), nhuyễn thể (13%), luân trùng (4%), côn trùng (15%), thực vật bậc cao thủy sinh (5%), cát và bùn (4%), cá (28%) và một số thức ăn không xác định được (2%). Cá thát lát còm tính ăn không ổn định, cá có thể bỏ ăn cho đến kiệt sức và nhiễm bệnh chết nếu như có hiện tượng sốc môi trường, thay đổi mồi ăn đột ngột hay bắt cá phải ngừng ăn dài ngày khi vận chuyển (Nguyễn Chung, 2006). Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), dinh dưỡng là sự chuyển hóa vật chất của thức ăn thành những yếu tố cấu tạo nên cơ thể thông qua các quá trình sinh lý, hóa học. Theo Phạm Phú Hùng (2007) và Nikloski (1953), thì cấu tạo và chức phận của các cơ quan bắt mồi và hệ tiêu hóa có liên hệ chặt chẽ với sự khác biệt về thức ăn của cá, cá ăn thịt có kiểu vồ bắt mồi với đặc điểm 5 là miệng rộng răng sắc trên các xương hàm, xương lá mía và xương khẩu cái. Ngoài ra, để xác định tính ăn của cá người ta còn căn cứ trên lược mang, cấu tạo của dạ dày, răng hầu... Theo Nikolski (1963), cá ăn thịt có que mang ngắn, thưa, dạ dày to thường có nhiều răng hầu phát triển. Nghiên cứu cấu trúc của cơ thể cá như vị trí miệng, răng, kích cỡ miệng… sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về loại thức ăn tự nhiên và tập tính bắt mồi của cá (Pillay, 1952) (trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004). Cá có miệng dưới hay miệng nằm ở mặt bụng khẳng định đó chính là loài cá ăn đáy. Sự xuất hiện của các răng nhọn ở hàm chứng tỏ chúng có khả năng bắt và xé mồi như vậy đây là loài cá ăn thịt. Sự xuất hiện của mắt cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn thức ăn của cá trong tự nhiên (Alikunhi, 1952) (trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004). Hệ tiêu hóa của cá thát lát còm gồm miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Cá có miệng trước, rộng, rạch miệng xiên và kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhiều, nhọn mọc ở hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm, trên xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi. Ngoài ra còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ, vì vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi. Thực quản của cá ngắn, rộng và có vách hơi dày. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày. Ranh giới giữa ruột non và ruột già không phân biệt rõ ràng. Tỉ lệ Li/L0 = 0,3 cho nên đây là loài ăn động vật (Dương Nhựt Long, 2003). Cá có đặc tính sống quần đàn, khi lớn đặc tính này vẫn còn nhưng cá tự phá bầy săn mồi riêng lẻ. Cá sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng đáy nhưng trong thực tế nuôi thương phẩm, cá thát lát còm vẫn ăn mồi ở tầng mặt, cũng tranh mồi như những loài cá khác nếu như tập cho ăn đúng giờ. Do cá thát lát còm có đặc tính ăn thiên về động vật nên khi chọn cá nuôi ghép là chọn các loại không cùng tính ăn và không cạnh tranh thức ăn với cá thát lát còm như: cá mè trắng, sặc rằn, rô phi, trắm cỏ, rô đồng,… Các loài cá như : cá rô phi, sặc rằn, cá mè có thể lọc tảo nên có thể sử dụng ghép để hạn chế tảo phát triển nhiều trong ao và có cá con bổ sung nguồn thức ăn cho cá thát còm (Phạm Phú Hùng, 2007). 2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng Theo Oravdin (1973), sinh trưởng của cá thát lát còm là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy khối lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, tất cả các loài cá đều có qui luật phát triển chung là trước lúc cá thể đạt trạng thái thành thục sinh dục lần đầu, 6 cá chủ yếu tăng nhanh về kích thước, khi đạt trạng thái thành thục sinh dục, tốc độ tăng trưởng về chiều dài giảm và sự tăng trưởng về khối lượng tăng. Trong họ thát lát (Notopteridae) cá thát lát còm có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Thời gian từ khi trứng thụ tinh đến ấp là 7 ngày. Cá bột mới nở đến cá con phải mất đến 35-40 ngày mới đạt 3-4cm, cá giống tăng trưởng nhanh đạt 5-6cm sau 15 ngày. Để đạt kích thước 10-12 cm phải ương tiếp 30-35 ngày. Nuôi thương phẩm cá lớn nhanh, sau 6 tháng cá có thể đạt 400-500 g/con. Trong tự nhiên cá sau một năm tuổi có chiều dài trung bình khoảng 30-40 cm và nặng 600-1200 g/con, mỗi năm tăng từ 0,9-1,1 kg. Cá có thể sống 8-10 năm đạt chiều dài hơn 1 m, nặng trên 10 kg (Nguyễn Chung, 2006). Theo bộ thủy sản (1996), cá đạt kích thước 20 cm và khối lượng 100 g/con sau 1 năm tuổi. Trong nuôi thương phẩm cá thát lát còm nổi trội hơn so với các loài cá đang nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long vì cá nuôi càng lâu càng có hiệu quả kinh tế, sự tiêu tốn thức ăn giảm. Ở những loài cá rô phi, cá tra, cá basa... nuôi đến đạt kích thước thương phẩm phải lo thị trường tiêu thụ, nếu tiếp tục nuôi cá tăng trưởng chậm, tiêu tốn nhiều thức ăn (Nguyễn Chung, 2006). 2.1.7 Đặc điểm sinh sản Theo Phạm Phú Hùng (2007), cá thát lát còm được nuôi vỗ sau 4 tháng sẽ thành thục. Ngoài tự nhiên cá thành thục sinh dục lần đầu từ tuổi 2+ đến 3+ nặng 1-2 kg. Trong nuôi vỗ cá có thể thành thục sinh dục lần đầu ở 2+ nặng 2 kg (Nguyễn Chung, 2006). Cá thát lát còm cái thành thục khoảng 3 năm tuổi, còn cá đực thành thục sớm hơn khoảng 2 năm tuổi (Sarkar et al. 2007). Cá trưởng thành nhìn bên ngoài khó phân biệt được đực cái, cơ quan sinh dục được che khuất bởi cặp vây bụng. Cá đực mình thon dài, gai sinh dục là một mấu nhọn dài khi thành thục gai sinh dục có màu ửng hồng. Gai sinh dục của con cái là một mấu lồi ngắn hơn. Cá cái thành thục bụng to mềm đều, phần ngoài của lỗ sinh dục có màu phớt hồng và hơi cương phồng. Khi cá đã tham gia sinh sản bờ của gai sinh dục khá rộng dễ dàng phân biệt được với con đực. Theo kinh nghiệm vài trại cá nếu vây bụng kéo dài chưa đến điểm đầu gốc vây hậu môn là cá cái, nếu quá gốc vây hậu môn là cá đực. Khác với đa số các loài cá khác, cơ quan sinh dục của cá thát lát còm chỉ là một tuyến đơn hình túi. Buồng tinh chỉ là gồm một nhánh dạng hình túi, dài 3-5 cm nằm lệch về phía dưới của ổ bụng. Do túi tinh nhỏ, ngắn nên việc nặn vuốt tinh không thực hiện được, khi cho đẻ thụ tinh nhân tạo phải mổ cắt lấy túi tinh. 7 Còn buồng trứng của cá thát lát còm chỉ là một túi trứng nằm ở phần dưới ổ bụng. Kích thước trứng khá lớn, trứng giai đoạn II có đường kính 0,6-0,9 mm. Giai đoạn III đường kính 1-2,4 mm, màu vàng nhạt. Giai đoạn IV đường kính 2,3-3,0 mm, màu vàng rơm. Cá thát lát còm vào mùa mưa, di cư sinh sản và kiếm ăn vào các chi lưu nhỏ và các vùng ngập ở hệ thống sông Mekong. Tại đây chúng tiến hành sinh sản, đẻ trứng dính vào các thực vật ngập nước. Ấu trùng sau khi nở cũng quanh quẩn khu vực thực vật ngập nước ở dọc sông. Cá bố mẹ sẽ di cư về dòng chính khi mùa lũ kết thúc (http:// www.khoahocthuysan.org). Trong sinh sản nhân tạo, lúc sinh sản cá cái bơi đảo lộn dồn ép thành bụng để đẻ trứng dính. Trong khi đó con đực bơi cuộn theo và thụ tinh trứng. Khi đẻ trứng xong con cái rời khỏi trứng. Con đực sẽ bảo vệ trứng, dồn trứng vào giữa và quạt nước cung cấp dưỡng khí cho trứng (Dương Nhựt Long, 2003). Cá đẻ trứng vào giá thể là vật liệu cứng. Ống nhựa có đường kính 25 cm được cá ưa thích hơn tấm Fibrociment có kích thước 30×20 cm. Phạm Minh Thành và ctv., (2008) khẳng định sinh sản cá thát lát còm nhân tạo hay bán nhân tạo đều đạt hiệu quả cao. Cá được nuôi vỗ tham gia sinh sản 3 lần trong năm với thời gian tái thành thục khoảng 37 ngày. Sức sinh sản tương đối của cá là 432-535 trứng/kg cá cái. Cá thát lát còm (C. notopterus) trong điều kiện tự nhiên mùa vụ sinh sản tập trung từ tháng 5-7, tái phát dục sau khi sinh sản từ 7-10 tuần và có thể sinh sản 2-3 lần trong mùa mưa. Trong sinh sản nhân tạo, do chủ động được thức ăn và các điều kiện nuôi vỗ nên có thể cho cá đẻ 4-5 lần/mùa sinh sản (từ tháng 2-11). Nếu nuôi vỗ tốt cá có thể tái thành thục và tham gia sinh sản lần 2 sau 6 tuần (Trần Ngọc Nguyên và ctv., 2000). Theo Nguyễn Chung (2006) cá thát lát còm ngoài tự nhiên thường buồng trứng phát triển không đều và mỗi lần đẻ chỉ được 1000-5000 trứng với cá 2-3 kg. Trong nuôi vỗ mỗi cá thể có thể đẻ từ 2000-7000 trứng với cá 2-3 kg. Theo Trần Ngọc Nguyên và ctv., (2005) sức sinh sản tương đối của cá đạt 13±8 trứng/g cá cái, sức sinh sản thực tế trung bình 712 trứng/kg cá cái. 2.2. Nghiên cứu kỹ thuật ương cá giống 2.2.1. Kỹ thuật ương cá bột lên cá hương Cá thát lát còm có thể ương ở trong bể xi măng 5-10 m2 hoặc trong ao đất 50 m2, mực nước 0,4-0,6 m và không cần mái che cá ương trong bể dễ chăm sóc và tiện theo dõi, kiểm tra, xử lý. Trước khi ương vệ sinh bể bằng chlorine 20 ppm. Thả 8 lục bình, các thủy sinh vật 1/3 diện tích mặt nước hay đặt gạch ngói cho cá trú ẩn. Nước lấy vào bể ương được lắng lọc kỹ, chất lượng nước tốt với DO>5 mg/L, pH 6,8-7,5, nhiệt độ 28-300C, không ô nhiễm. Thả cá bột vào sáng sớm hoặc chiều mát, mật độ thả 300-500 con/m2 (Nguyễn Chung 2006) Trong 7-8 ngày đầu cho cá ăn moina, daphnia rải đều khắp bể, 100 g thức ăn/vạn cá bột/ngày, có thể cho cá bột ăn lòng đỏ trứng luộc hòa nước 2 lòng đỏ/vạn con/ngày. Từ ngày thứ 8 có thể cho ăn trùn chỉ hay thức ăn chế biến gồm 30% thịt cá xay nhuyễn với 70% bột cá giàu đạm hoặc thức ăn đậm đặc dạng bột. Cho ăn 100-250 g trùn chỉ hay thức ăn chế biến/ngày/vạn con. Mỗi ngày cho ăn 3 lần sáng trưa 2/5, chiều 3/5 lượng thức ăn trong ngày, ban ngày đặt thức ăn ở nơi cá ẩn nấp, buổi chiều thức ăn rải đều khắp bể. Hàng ngày siphon thức ăn thừa và cấp nước bằng với mức nước ban đầu. Trại cá Thạch Hòa-Hậu Giang cá bột được ương trong bể lót bạt có mái che, mực nước 30 cm, mật độ ương là 350 con/m2, ngày thay nước và siphon 2 lần, mỗi lần thay 50%. Thức ăn sử dụng là moina ngày cho ăn 5 lần. Sau 8-10 ngày ương cá đạt kích thước 2-3 cm. Tỷ lệ sống 90-97% (nếu không có dịch bệnh). 2.2.2. Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống Cá giống cũng được ương trong bể ximăng và bể bạt sẽ thuận lợi hơn ương ở trong ao đất. Mật độ ương là 150-200 con/m2, thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát tránh lúc nắng nóng làm cho cá bị sốc. Thức ăn trong giai đoạn này chủ yếu là trùn chỉ. Ngoài ra có thể tập cho cá ăn với thức ăn chế biến là 70% thịt cá xay và bột cá + 30% cám, khẩu phần ăn 200 g/vạn cá con/ngày. Mỗi ngày cho cá ăn 3 lần và cho ăn theo thời gian nhất định. Lượng thức ăn buổi sáng và buổi trưa là 1/3 buổi chiều là 2/3 lượng thức ăn của cả ngày. Thường xuyên theo dõi hoạt động, tính ăn của cá trong ngày. Hàng ngày tiến hành siphon thức ăn thừa và cấp lại nước. Hàng tuần tiến hành luyện ép cá để tăng khả năng trao đổi chất và tăng sức đề kháng. Sau 15 ngày ương từ cá cở 2-3 cm có thể đạt 5-6 cm (Nguyễn Chung, 2006). 2.3 Một số dẫn liệu về kỹ thuật ương nuôi một số loài cá khác Thực nghiệm ương giống cá sặc rằn (Trichogaster petoralis) với các mật độ khác nhau của Phạm Thị Tuyết Anh cho kết quả tốt ở mật độ 1000 con/m2. Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 28,17% 9 Khi ương cá leo bằng các loại thức ăn khác nhau, kết quả khi sử dụng TĂCB có hàm lượng đạm cao (50% CP) giúp cá tăng trưởng nhanh hơn khi sử dụng TĂCB có hàm lượng đạm thấp (40% CP), tỷ lệ sống khi ương cá Leo bằng TĂCB (50% CP) là 71,3% (Ngô Thị Kim Sang, 2010). Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng của cá tra giống của Trương Ngô Bích Ngọc (2007), tỷ lệ sống của cá tra giống đạt cao (98,89-100%) khi sử dụng thức ăn chế biến. Cá có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) khi sử dụng TĂCB có mức protein cao là tốt nhất (DWG = 0,66 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với loại thức ăn sử dụng loại thức ăn nông hộ và cá tăng trọng kém nhất (DWG = 0,25 g/ngày). Theo Lê Thị Ngọc Diện (2004) ương cá thát lát giống và nuôi thương phẩm ngoài thức ăn động vật thích hợp là cá biển xay, cá thát lát sử dụng thức ăn viên có hàm lượng đạm 25-30% trong giai đoạn ương giống, 20-25% đạm trong giai đoạn nuôi thương phẩm cho mức tăng trọng và tỷ lệ sống cao nhưng nuôi ở công thức thức ăn kết hợp 50% cá biển xay + 50% thức ăn viên 20% đạm cho mức tăng trọng và tỷ lệ sống cao nhất. 2.4 Một số bệnh thường gặp trên cá thát lát còm Theo Nguyễn Chung (2006) bệnh xảy ra chủ yếu trên cá nàng hai là bệnh do vi khuẩn và nấm. Chúng được xem là nguyên nhân gây bệnh thứ cấp (tác nhân gây bệnh cơ hội). Bệnh xảy ra là kết quả của sự tác động qua lại giữa mầm bệnh, môi trường và vật chủ. Cá nuôi thâm canh thường chịu sự biến động lớn của môi trường, rất nhạy cảm với các yếu tố gây sốc hơn cá ngoài tự nhiên.  Bệnh do vi khuẩn Bệnh do vi khuẩn chủ yếu là do vi khuẩn Aeromonas spp và nhóm vi khuẩn Streptococcus gây nên. Dấu hiệu thường gặp là cá bỏ ăn, nổi nghiêng, bơi lội uể oải, lờ đờ chậm chạp trên mặt nước. Kèm theo xuất huyết ở vây, đuôi, hậu môn viêm đỏ, trên thân có thể có những mảng đỏ,… Biện pháp phòng là không nên nuôi với mật độ quá dày, cho cá ăn đầy đủ có bổ sung thêm Vitamin C, hạn chế gây sốc cho cá. Trị: khi thấy cá có dấu hiệu trên thì phải vớt bỏ ngay những con bơi lờ trên mặt nước. Tiến hành thay 50% nước ao 2 ngày/lần và bón thêm vôi với liều lượng 4-6 kg/100 m3 nước. Trộn thêm Doxiciline 0,5-1 g hoặc oxytetraciline 2-4 g vào 1 kg 10 thức ăn và 1-2 g Vitamin C cho 100 kg cá bệnh, cho cá ăn liên tục 5-7 ngày (Nguyễn Chung, 2006).  Bệnh do nấm Chủ yếu là nấm thủy mi do 2 giống Saprolenia và Achlya thường có trong nước, nhất là trong nước bẩn và trong bùn ao. Dấu hiệu trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ như sợi bong bám vào da, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhất là khi cá bơi trong nước. Phòng: áp dụng biện pháp phòng bệnh chung như trên. Quản lý tốt môi trường, hạn chế xây xát cá khi vận chuyển. Trị: tắm cá bằng dung dịch muối ăn 3% trong 15-20 phút hoặc bằng dung dịch thuốc tím (KMnO4) 10-20 ppm trong 20-60 phút (Nguyễn Chung, 2006). 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan