Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thử nghiệm ương ấu trùng ếch thái lan với các mật độ khác nhau...

Tài liệu Thử nghiệm ương ấu trùng ếch thái lan với các mật độ khác nhau

.PDF
36
368
84

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 THỬ NGHIỆM ƯƠNG ẤU TRÙNG ẾCH THÁI LAN VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU Sinh viên thực hiện TÔ TRỌNG NHÂN MSSV: 06803028 Lớp: NTTS K1 Cần Thơ, 2010 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 THỬ NGHIỆM ƯƠNG ẤU TRÙNG ẾCH THÁI LAN VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện TS. NGUYỄN VĂN KIỂM KS. NGUYỄN THÀNH TÂM TÔ TRỌNG NHÂN MSSV: 06803028 Lớp: NTTS K1 ii 2010 Cần Thơ, LỜI CẢM TẠ Sau 2 tháng thực tập từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 5 năm 2010 tại trường Đại Học Tây Đô, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với và kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy Nguyễn Văn Kiểm - Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ và thầy Nguyễn Thành Tâm - Khoa Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình chỉ dạy cho em suốt thời gian làm đề tài. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ ích để hoàn thành thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng con đường cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ! Tô Trọng Nhân iii TÓM TẮT Thí nghiệm ương ấu trùng Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) với các mật độ khác nhau được bố trí vào 9 thùng xốp có diện tích 0,08 m2 tại trường Đại Học Tây Đô từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2010. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong quá trình ương, các yếu tố môi trường được ghi nhận thích hợp cho sự phát triển của nòng nọc Ếch Thái Lan. Giai đoạn từ ngày thả đầu tiên đến ngày thứ 7 sự tăng trọng của nòng nọc cả 3 nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Đến 21 ngày tuổi thì khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với nghiệm thức I và sau 21 ngày tuổi thì sự tăng trọng của nòng nọc là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tăng trưởng về chiều dài khác biệt không có ý nghĩa thống kê từ ngày thả đến 7 ngày tuổi và đến 14 ngày tuổi thì khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thời gian biến thái và tỷ lệ sống của nòng nọc ở nghiệm thức I là cao nhất chiếm 96,9% và 87,5%, mật độ ương 300 con/m2 đạt kết quả tốt nhất. [Từ khóa: Ếch Thái Lan, ương nuôi, ấu trùng Ếch, thức ăn]. iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ.......................................................................................................... i TÓM TẮT.............................................................................................................. ii MỤC LỤC............................................................................................................. iii DANH SÁCH BẢNG............................................................................................ iv DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................. v CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1 1.1 Giới thiệu........................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 1 1.3 Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 1 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 2 2.1 Đặc điểm sinh học........................................................................................... 2 2.1.1 Phân loại............................................................................................... 2 2.1.2 Đặc điểm hình thái................................................................................ 2 2.1.3 Đặc điểm phân bố................................................................................. 3 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng............................................................................ 4 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng............................................................................ 5 2.1.6 Đặc điểm sinh sản................................................................................. 6 2.2 Tình hình nuôi Ếch trong và ngoài nước.......................................................... 7 2.2.1 Tình hình nuôi Ếch ngoài nước............................................................. 7 2.2.2 Tình hình nuôi Ếch trong nước..............................................................7 2.3 Các mô hình nuôi Ếch Thái Lan...................................................................... 8 CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 10 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 10 3.2. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................10 3.3 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 10 3.3.1 Bố trí thí nghiệm.................................................................................10 3.3.2 Quản lý thí nghiệm............................................................................. 10 3.4 Phân tích số liệu.............................................................................................11 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN............................................................12 4.1 Khảo sát yếu tố môi trường............................................................................12 4.1.1 Nhiệt độ..............................................................................................12 4.1.2 Hàm lượng oxy.................................................................................. 13 4.1.3 pH...................................................................................................... 14 4.2 Ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng, thời gian biến thái và tỷ lệ sống của nòng nọc Ếch Thái Lan............................................................................ 15 4.2.1 Tốc độ tăng trưởng của nòng nọc........................................................15 4.2.2 Thời gian biến thái của nòng nọc........................................................ 17 4.2.3 Tỷ lệ sống........................................................................................... 20 CHƯƠNG V:KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT............................................................... 21 5.1 Kết luận......................................................................................................... 21 5.2 Đề xuất.......................................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 22 PHỤ LỤC A........................................................................................................... A PHỤ LỤC B........................................................................................................... B v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân biệt giới tính Ếch đực và Ếch cái............................................................6 Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ nước qua các đợt thu mẫu..............................................12 Bảng 4.2: Sự biến động oxy qua các đợt thu mẫu......................................................... 13 Bảng 4.3: Sự biến động pH qua các đợt thu mẫu.......................................................... 14 Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của nòng nọc........................................ 15 Bảng 4.5: Tăng trưởng về chiều dài của nòng nọc qua các đợt thu mẫu......................17 Bảng 4.6: So sánh thời gian biến thái của nòng nọc...................................................... 18 Bảng 4.7: Tỷ lệ sống của Ếch con ở các nghiệm thức.................................................... 20 vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài Ếch Thái Lan.................................................................2 Hình 2.2: Vòng đời phát triển của Ếch............................................................................ 5 Hình 2.3: Nuôi Ếch trong bể xi măng.............................................................................. 8 Hình 2.4: Nuôi Ếch trong ao đất và nuôi Ếch trong ao lót bạt........................................8 Hình 2.5: Nuôi Ếch trong giai lưới, vèo lưới....................................................................9 Hình 4.1: Tăng trưởng về trọng lượng qua các đợt thu mẫu........................................ 16 Hình 4.2: Tăng trưởng về chiều dài qua các đợt thu mẫu.............................................17 Hình 4.3: Nòng nọc mọc chi sau..................................................................................... 18 Hình 4.4: Nòng nọc xuất hiện đủ 4 chi........................................................................... 19 Hình 4.5: Nòng nọc đã tiêu biến đuôi thành Ếch con.................................................... 19 Hình 4.6: Tỷ lệ sống của Ếch con khi ương với ba mật độ khác nhau..........................20 vii CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Nghề nuôi thủy sản nước ngọt xuất hiện khá lâu ở nước ta, cho đến ngày nay đang phát triển với nhịp độ cao. Đối tượng nuôi rất phong phú bao gồm rất nhiều giống loài, trong đó có cả những loài không thuộc lớp cá như các giống loài thuộc bò sát, kể cả những loài lưỡng cư như Ếch, mà trong đó Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) là đối tượng đang được nhiều người nuôi quan tâm. Việc nghiên cứu để đưa những loài thủy sản mới có giá trị kinh tế (trong đó có Ếch Thái Lan) vào nuôi là một trong các mục tiêu của chương trình đa dạng hóa mô hình nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay. Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) là một trong những loài thủy sản có nhiều ưu điểm như tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt ngon, giá trị kinh tế cao (Lê Thanh Hùng, 2004). Thịt Ếch Thái Lan là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và cũng là đối tượng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác về lĩnh vực thần kinh và sinh lí học. Ngoài ra thịt Ếch cũng được dùng điều trị một số bệnh ở người (Nguyễn Hữu Đảng, 2004), mỡ Ếch được dùng chế biến thuốc rất quý (Ngô Trọng Lư, 2002). Do đó, nhu cầu thịt Ếch ngày càng cao. Hiện nay Ếch Thái Lan đã được nuôi ở một số địa phương thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long và cũng đã đem lại một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, nghiên cứu về loài Ếch này ở Đồng Bằng Sông Cửu Long còn hạn chế, kể cả những nghiên cứu về đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi Ếch. Đồng thời mang lại nguồn giống có chất lượng tốt cho người nuôi nhằm hạn chế rủi ro trong ương nuôi Ếch. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Thử nghiệm ương ấu trùng Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) với các mật độ khác nhau” được tiến hành. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định mật độ thích hợp trong ương ấu trùng Ếch Thái Lan đến 30 ngày tuổi. Bổ sung thêm một số thông tin về kỹ thuật ương nuôi Ếch Thái Lan ở giai đoạn 1 tháng tuổi. 1.3 Nội dung nghiên cứu So sánh sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của nòng nọc Ếch Thái Lan khi ương ở các mật độ khác nhau. 1 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học 2.1.1 Phân loại Theo tài liệu của Lê Thanh Hùng (2004), Ếch Thái Lan được phân loại như sau: Ngành: Chordata Ngành Phụ: Craniae Bộ: Anura Bộ phụ: Phaneroglosa Họ: Ranidae Giống: Rana Loài: Rana rugulosa Tên tiếng Anh: Frog Tên địa phương: Ếch Thái Lan Hiện nay có khoảng 2.500 loài ếch nhái thuộc lớp lưỡng thê và được phân thành 3 bộ: bộ lưỡng thê có đuôi (280 loài), bộ lưỡng thê không chân (60 loài) và bộ lưỡng thê không đuôi (2.100 loài). Ếch là loài lưỡng thê không đuôi, sống được trên cạn và môi trường nước (Ngô Trọng Lư, 2002). 2.1.2 Đặc điểm hình thái Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài Ếch Thái Lan Ếch có mình ngắn và không phân cách với đầu. Chiều dài thân trung bình 7-13 cm và nặng 100-300g, Ếch có bốn chân, chân trước có bốn ngón rời, chân sau dài và khỏe có năm ngón dính liền nhau bằng một màng mỏng (Ngô Trọng Lư, 2002). Ở góc ngón thứ nhất của chi trước có một mấu lồi có tên là chai sinh dục, chai sinh dục phát triển to trong mùa sinh dục và có vai trò như một cái mấu, giúp con đực ôm con cái chặt hơn kích thích đẻ trứng. 2 Toàn thân Ếch phủ da trần thường xuyên ẩm ướt và được cấu tạo bởi nhiều lớp, lớp thượng bì có nhiều lớp tế bào và có nhiều tuyến nhờn, lớp hạ bì tiêu giảm và chỉ dính với cơ bên dưới làm thành những vách ngăn giữa các túi bạch huyết, vì thế da Ếch chỉ dính với cơ thể theo một số đường nhất định. Miệng Ếch rộng, mắt lồi, mi trên không cử động, mi dưới có thể che đậy cả mắt. Hai lỗ mũi ở gần mõm đầu (Việt Chương, 2003). Phần lưng có màu đất xám nâu nhạt, phần da bụng có màu trắng bạc, hai đùi có hoa văn sắc tố màu xanh pha trắng bạc (Ngô Trọng Lư, 2002). Da là một bộ phận đặc biệt và có vai trò quan trọng đối với đời sống của Ếch. Vì chúng là loài lưỡng cư nên da giữ chức năng hô hấp trong nước hoặc môi trường ẩm ướt, còn phổi chỉ giúp Ếch thở khi lên cạn sống. Da còn giữ nhiệm vụ trao đổi nước với môi trường ngoài. Do đó, đối với Ếch chỉ cần mất khoảng 15-30% lượng nước cơ thể thì Ếch sẽ chết (Việt Chương, 2003). Mắt Ếch kém phát triển, chỉ phân biệt được các vật di động. Chúng không cảm nhận được các vật bất động hay di động chậm chạp. Mắt Ếch chỉ phân biệt hai màu đỏ và xanh da trời hoặc sự phối hợp giữa hai màu này (Ngô Trọng Lư, 2002). Hệ xương của Ếch vẫn chưa thật hoàn chỉnh đối với đời sống trên cạn, các chi tuy đã phát triển nhưng vẫn chưa đủ sức để nâng cơ thể khỏi mặt đất. Sọ có hai khớp nối với đốt sống cổ đầu tiên, song cử động của đầu vẫn còn hạn chế (Ngô Trọng Lư, 2002). Hệ cơ của Ếch đã có những biến đổi quan trọng, đã hình thành những bó cơ riêng biệt và khỏe. Ngoài ra, tính phân đốt của cơ thể giảm đi rõ rệt, chỉ còn vài cơ ngực và cơ lưng (Trần Kiên, 1996). 2.1.3 Đặc điểm phân bố Ếch Thái Lan có nguồn gốc từ Thái Lan, trong tự nhiên sinh sống ở các ao hồ, đầm lầy, kênh rạch (Việt Chương, 2003). Ếch Thái Lan được nuôi theo hộ gia đình và trang trại ở một số quốc gia trên thế giới như: Ấn Độ, Đài Loan, Ai Cập, Singapore (Lê Thanh Hùng, 2002). Năm 2001-2002, đã có một số hộ ở thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp nhập Ếch Thái Lan về nuôi. Đây là đối tượng mới di nhập nên cần có thời gian theo dõi. Nhưng những kết quả ban đầu cho thấy Ếch Thái Lan có khả năng thích ứng với điều kiện ở miền Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Nhiệt độ sống thích hợp của Ếch Thái Lan trong khoảng 25-32 oC, tốt nhất là 28-30 oC, pH thích hợp trong khoảng 6,5-8,5 và phải nuôi trong môi trường nước ngọt, độ mặn không quá 5 ppt (Việt chương, 2003). 3 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Ếch có khe miệng rộng và khoang miệng lớn, vì thế chúng có thể nuốt con mồi có kích cỡ lớn. Lưỡi có hệ cơ riêng nên có thể cử động được, phần trước lưỡi dính vào thềm miệng và phần sau hướng về phía trong họng, do đó chúng dễ dàng phóng lưỡi đớp con mồi. Các tuyến nhờn trong xoang miệng có tác dụng làm trơn thức ăn. Răng Ếch nhỏ, hình nón có tác dụng giữ con mồi (Ngô Trọng Lư, 2002). Thực quản ngắn, không phân biệt với dạ dày, thành thực quản có nhiều tuyến nhờn và tuyến vị tiết acid, men pepsin. Dạ dày Ếch có hệ cơ khỏe và các tuyến tiêu hóa, ruột cuộn lại thành nhiều vòng, không phân biệt ruột trước và ruột giữa, nhưng ruột sau (trực tràng) phân biệt rõ hơn và là nơi chứa phân (Trần Kiên, 1996). Sau khi nở 3 ngày đầu nòng nọc Ếch sống bằng hình thức dinh dưỡng trong. Sau đó bắt đầu cho nòng nọc ăn, thức ăn chủ yếu của nòng nọc là động vật phù du, cá bột. Từ giai đoạn Ếch con đến Ếch trưởng thành thì cho ăn thức ăn công nghiệp, giun, tép, ốc, cua, cá và các côn trùng. Ngoài ra, Ếch còn có đặc tính ăn lẫn nhau khi thiếu thức ăn (Lê Thanh Hùng, 2004). Về khả năng bắt mồi, Ếch chậm chạp so với mồi ăn là côn trùng, chúng bắt mồi nhờ lưỡi dài. Khi bắt mồi Ếch mở miệng rộng tới mang tai, sau đó phóng đầu lưỡi ra ngoài tới dính con mồi, khi nuốt mồi chúng nhắm nghiền hai mắt (Nguyễn Chung, 2007). Đối với Ếch Thái Lan còn có đặc điểm quan trọng nữa là do được thuần dưỡng nên chúng ăn được thức ăn công nghiệp, đây là đặc điểm quan trọng để có thể nuôi chúng với quy mô thâm canh. 4 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Vòng đời của Ếch Thái Lan được chia thành 4 giai đoạn: Trứng, nòng nọc, Ếch con và Ếch trưởng thành. Hình 2.2: Vòng đời phát triển của Ếch (Nguồn: Bùi Tấn Anh, 2003) Theo Ngô Trọng Lư (2002), trong điều kiện nhiệt độ 25-30 oC, thời gian phát triển phôi là 18-24 giờ. Sự biến thái của nòng nọc thành Ếch con có thể được chia thành hai thời kỳ: Thời kỳ 1: Nòng nọc mới chỉ có đầu, thân và đuôi. Khi mới nở nòng nọc chưa có mắt, đuôi đơn giản nằm trong khối chất nhày. Sau 3-4 ngày nòng nọc xuất hiện mang ngoài, có đường bên, chưa có miệng mà chỉ có giác bám hình chữ V giúp chúng bám vào cây cỏ thủy sinh. Sau 4-6 ngày thì mang ngoài tiêu biến và mang trong hình thành. Cơ quan bám tiêu biến và xuất hiện miệng phễu có răng môi và lỗ thở. Đuôi kéo dài, lỗ hậu môn và mắt xuất hiện. Nòng nọc bơi lội dễ dàng trong nước, thức ăn chủ yếu là động vật phù du cỡ nhỏ. Thời kỳ 2: Xuất hiện các chi. Chi trước xuất hiện trước ẩn dưới da, tiếp theo là chi sau. Đuôi và mang tiêu biến, đồng thời xuất hiện mi mắt, lưỡi, phổi, cơ. Hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, da cũng biến đổi. Sau đó nòng nọc trở thành Ếch con. 5 Khi tới thời kỳ biến thái các tuyến nội tiết hoạt động rất mạnh, kích thích tố giáp trạng có tác dụng quyết định đến sự biến thái của Ếch. Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình này, nhiệt độ thấp hơn 22 oC nòng nọc biến thái rất chậm. Ở nhiệt độ 28-30 oC, sau ba tuần nòng nọc sẽ biến thái thành Ếch con. Sau một tháng nuôi đạt Ếch giống 20 - 25 g/con. Ếch trưởng thành (200-300g): Sau 8-10 tháng nuôi Ếch đã trưởng thành và có thể tham gia sinh sản. 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Ếch thường sinh sản vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8. Đến mùa sinh sản, con đực sẽ phát ra tiếng kêu báo hiệu cho con cái và con đực nào kêu lớn hơn sẽ được con cái tìm đến ghép cặp. Thời điểm bắt cặp và đẻ trứng kéo dài từ nửa đêm đến gần sáng (Nguyễn Chung, 2007). Những nơi có mực nước thấp từ 5-15 cm, có nhiều thực vật thủy sinh là nơi Ếch sử dụng để sinh sản từng cặp một. Thời gian bắt cặp, đẻ trứng có thể kéo dài 2-3 giờ (Ngô Trọng Lư, 2002). Bảng 2.1: Sự phân biệt giới tính Ếch đực và Ếch cái Ếch đực Ếch cái Màng nhĩ lớn hơn mắt Màng nhĩ nhỏ hơn mắt Hàm dưới có hai túi phát âm Không có túi phát âm Có chai sinh dục ở góc ngón chi trước Không có chai sinh dục Khối lượng thân nhỏ hơn Ếch cái Khối lượng thân lớn hơn (Nguồn: Ngô Trọng Lư, 2002) Ếch đẻ trứng trong nước và thụ tinh ngoài, tùy theo kích cỡ con cái mà số lượng trứng đẻ ra khác nhau, dao động 3.000-6.000 trứng/lần sinh sản, có khả năng sinh sản 2-3 lứa/năm (Nguyễn Duy Khoát, 1999). Trứng Ếch đẻ ra được bao bọc trong khối màng nhày nổi trên mặt nước, khối nhày có tác dụng bảo vệ trứng tránh va chạm, tránh bị con vật khác ăn và tăng độ hội tụ ánh sáng làm tăng nhiệt độ giúp trứng nở nhanh (Ngô Trọng Lư, 2002). Trứng Ếch phân cắt kiểu hoàn toàn và không đều. Trứng Ếch gồm có hai cực: cực màu đen hướng lên trên gọi là cực động vật, còn cực màu trắng quay xuống gọi là cực thực vật (Lê Thanh Hùng, 2004). 6 2.2 Tình hình nuôi Ếch trong và ngoài nước 2.2.1 Tình hình nuôi Ếch ngoài nước Ở Thái Lan, nông dân đã thu bắt Ếch đồng từ thiên nhiên về nuôi và không thu được kết quả khả quan. Từ những năm 1995-1998, họ đã du nhập giống Ếch Bò Bắc Mỹ về nuôi và cho kết quả tốt hơn. Từ năm 2000, tại Thái Lan đã cho lai Ếch Bò Bắc Mỹ với giống Ếch đồng địa phương cho ra giống Ếch Thái Lan, đây là giống Ếch nuôi có hiệu quả kinh tế cao (Nguyễn Chung, 2007). Chỉ trong năm 1995, Thái Lan đã có trên 300 trại nuôi Ếch với quy mô công nghiệp. Không chỉ có vậy, người Thái Lan còn nhập cả giống Ếch Bò từ Nam Mỹ (Rana catesbeiana) về nuôi. Loài Ếch này nuôi từ 6-8 tháng cho ra Ếch thương phẩm, trọng lượng trên dưới 0,5 kg/con (Hương Cát, 2010). Ngoài ra loài Ếch Bò Nam Mỹ (Rana catesbeiana) cũng được nuôi nhiều ở vùng Đông Bắc của Mexico và phía Đông của Mỹ (Lê Thanh Hùng, 2004). Riêng ở Đài Loan cũng bắt đầu xuất hiện những trại nuôi Ếch công nghiệp. Đây là loài Ếch đồng của Đài Loan, có tên khoa học Rana tigrina pantheria. Ếch đồng Đài Loan cũng được nuôi bằng thức ăn viên công nghiệp cho đến khi thành Ếch thương phẩm với thời gian nuôi và trọng lượng Ếch tương đương như ở Thái Lan (Hương Cát, 2010). Sau đó, Đài Loan đã nhập Ếch Bò Nam Mỹ (Rana catesbeiana) về nuôi, người ta hy vọng chúng sẽ góp phần tiêu diệt sâu bọ và côn trùng (Lê Thanh Hùng, 2004). 2.2.2 Tình hình nuôi Ếch trong nước Ở Việt Nam, loài Ếch Bò được di nhập từ Cu Ba vào miền Bắc từ những năm 1960, tuy nhiên việc nuôi loài Ếch này cho thấy hiệu quả không cao. Bên cạnh đó thì Ếch đồng (Rana tigrina) cũng được các hộ nông dân nuôi với quy mô nhỏ và hộ gia đình do chưa chủ động được con giống và nguồn thức ăn, chỉ ăn mồi sống nên tỷ lệ sống thấp, lợi nhuận thấp (Ngô Trọng Lư, 2002). Năm 2001-2002, một số hộ nuôi ở thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp đã nhập giống Ếch Thái Lan về nuôi. Kết quả ban đầu cho thấy Ếch Thái Lan phát triển tốt và có thể nuôi với quy mô công nghiệp (Lê Thanh Hùng, 2004). 2.3 Các mô hình nuôi Ếch Thái Lan 7 Nuôi Ếch trong bể xi măng Thích hợp vùng ven đô thị có diện tích đất giới hạn, tận dụng chuồng trại cũ hay bể xi măng bỏ trống để nuôi. Hình 2.3: Nuôi Ếch trong bể xi măng (Nguồn: http://www. khuyennongtphcm.com/images/u/mohing…) Nuôi trong ao đất Thích hợp vùng ven đô thị hay nông thôn có diện tích đất khá lớn. Hình 2.4: Nuôi Ếch trong ao đất (trái) và nuôi Ếch trong ao lót bạt (phải) (Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/uploaded);(http://www.ctu.edu.vn/colleges/aquaculture) Nuôi ếch trong giai (vèo), đăng quầng 8 Thích hợp vùng có ao, hồ lớn có thể vừa nuôi Ếch kết hợp với nuôi cá. Hình 2.5: Nuôi Ếch trong giai lưới, vèo lưới (http://www.khuyennongtphcm.com/images/u/giaveo.JPG); (http://www.vinasme.com.vn) CHƯƠNG 3 9 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10 tháng 03 năm 2010 đến tháng 05 năm 2010. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại Học Tây Đô. 3.2 Vật liệu nghiên cứu  Thùng xốp có thể tích: 33,5 cm x 24 cm x 17 cm.  Thức ăn cho nòng nọc và Ếch con: Trùn chỉ.  Cân điện tử, vợt vớt ếch.  Nhiệt kế, dụng cụ kiểm tra Oxy và pH.  Thuốc và hóa chất cần thiết.  Các trang thiết bị khác: lưới, xô, thau. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Bố trí thí nghiệm Nòng nọc sau khi hết noãn hoàng sẽ tiến hành bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức về mật độ, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Nghiệm thức I: 300 con/m2 (24 con/thùng). Nghiệm thức II: 400 con/m2 (32 con/thùng). Nghiệm thức III: 500 con/m2 (40 con/thùng). 3.3.2 Quản lý thí nghiệm  Các hoạt động chăm sóc nòng nọc trong quá trình ương Thức ăn cho nòng nọc trong quá trình ương: Trùn chỉ. Cho nòng nọc ăn 2 lần/ngày theo mốc thời gian: 8 giờ và 16 giờ. Lượng thức ăn: cho ăn theo nhu cầu. Thả thêm rong vào bể ương để tạo môi trường tự nhiên và làm giá thể cho nòng nọc. Thay 30% nước mỗi ngày, tránh cho ăn thức ăn dư thừa trong bể ương. Nếu cần thay 100% nước mỗi ngày. Thao tác nhẹ nhàng tránh gây sốc cho nòng nọc. 10  Theo dõi các chỉ tiêu Định kỳ 7 ngày/lần kiểm tra tăng trưởng và mỗi ngày kiểm tra các chỉ tiêu thủy lý hóa.  Oxy (bằng bộ dụng cụ kiểm tra môi trường)  Nhiệt độ (bằng nhiệt kế)  pH (bằng bộ dụng cụ kiểm tra môi trường)  Đo chiều dài (bằng thước đo)  Kiểm tra trọng lượng: Nòng nọc trước khi bố trí thí nghiệm được xác định trọng lượng đầu. Trong quá trình thí nghiệm, định kì 7 ngày thu mẫu một lần, mỗi lần thu bắt ngẫu nhiên 5 cá thể trong mỗi bể (mỗi nghiệm thức kiểm tra 15 cá thể). Mẫu nòng nọc sau khi thu được cân bằng cân điện tử và giữ sống để nuôi tiếp cho những lần thu mẫu sau.  Các thông số kỹ thuật được ghi nhận và tính toán theo các công thức sau  Tăng trọng bình quân/ngày (g/ngày ): DWG = Wt – Wo (3.1) t  Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày): SGR = LnWt LnWo t x100 (3.2)  Tỷ lệ sống (%): Tỷ lệ sống = (số cá thể cuối / số cá thể đầu) x100 (3.3) Trong đó: W0: trọng lượng Ếch xác định tại thời điểm đầu Wt: trọng lượng Ếch xác định sau t ngày ương t: thời gian ương (ngày) So sánh thời gian biến thái và tỷ lệ biến thái của nòng nọc ở mật độ khác nhau. 3.4 Phân tích số liệu Các số liệu sau khi thu thập được đưa vào bảng Excel và phần mềm SPSS để xử lý, tính toán và so sánh kết quả. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 11 4.1 Khảo sát yếu tố môi trường 4.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố rất cần thiết và không thể loại trừ ra khỏi đời sống của thủy sinh vật nói chung, kể cả loài sống lưỡng cư nói riêng. Bảng 4.1 : Biến động nhiệt độ nước qua các đợt thu mẫu Nghiệm thức Nhiệt độ buổi sáng (oC) Nhiệt độ buổi chiều (oC) I 26,3±1 29,3±1,5 II 26,3±1 29,3±1,5 III 26,3±1 29,3±1,5 Qua kết quả trình bày ở Bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch không đáng kể, trung bình nhiệt độ trong cả ba nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Vì các nghiệm thức đều được bố trí trong điều kiện có mái che. Nhiệt độ giữa các đợt thu dao động từ 24-31 oC, biên độ nhiệt độ chênh lệch giữa sáng và chiều tương đối cao dao động khoảng 3 oC. Nhiệt độ sống thích hợp của ếch Thái Lan trong khoảng 25-32 oC, tốt nhất là ở 28-30 o C (Lê Thanh Hùng, 2004). Như vậy, nhiệt độ nước của các bể ương thích hợp cho sự tăng trưởng của nòng nọc và nhiệt độ không phải là tác nhân ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Tóm lại, qua kết quả thí nghiệm cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng không đáng kể tới hoạt động sống của nòng nọc. Vì ở giai đoạn này nòng nọc sống hoàn toàn ở dưới nước nên sự thích nghi với nhiệt độ của nòng nọc cũng giống như cá. 4.1.2 Hàm lượng oxy 12 Oxy là chất khí không thể thiếu trong quá trình hô hấp của tất cả các loài sinh vật, đối với các loài sống dưới nước thì hàm lượng oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh trưởng và phát triển của chúng. Hàm lượng oxy trong thủy vực phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cường độ quang hợp của tảo, thời tiết, sự xâm nhập của oxy từ không khí vào, sự hô hấp của cá, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ trong thủy vực. Đối với cá ở các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu về oxy cũng khác nhau, thường ở giai đoạn càng nhỏ thì nhu cầu về oxy càng cao và ngược lại. Bảng 4.2: Sự biến động oxy qua các đợt thu mẫu Nghiệm thức Oxy buổi sáng (mg/l) Oxy buổi chiều (mg/l) I 2,2±1,8 3,3±1,4 II 2,0±1,7 2,9±1,7 III 1,9±1,7 2,9±1,7 Qua Bảng 4.2 cho thấy hàm lượng oxy trung bình trong nước dao động trong khoảng 1,9-2,2 mg/l vào buổi sáng và 2,9-3,3 mg/l vào buổi chiều. Theo Dương Nhựt Long (1994), nồng độ oxy thích hợp cho các ao nuôi là 6-8 ppm, nếu nhỏ hơn 4 là nồng độ không thích hợp cá không chết nhưng giảm bắt mồi và chậm lớn. Theo Swingle (1969), hàm lượng oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là trên 5 ppm. Như vậy hàm lượng oxy trong đợt thí nghiệm tương đối thấp nhưng vẫn phù hợp với nòng nọc vì nòng nọc có khả năng ngoi lên ngóp khí trời như các loài cá có cơ quan hô hấp phụ. 4.1.3 pH 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng