Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thử nghiệm kích thích sinh sản cá chép phụng (cyprinus carpio) bằng các liều lượ...

Tài liệu Thử nghiệm kích thích sinh sản cá chép phụng (cyprinus carpio) bằng các liều lượng 17,20p (17α – hydroxy - 20β – dihydroprogesteron)

.PDF
53
290
114

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ BÍCH THI THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ CHÉP PHỤNG (Cyprinus carpio) BẰNG CÁC LIỀU LƯỢNG 17,20P (17α – HYDROXY - 20β – DIHYDROPROGESTERON) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. BÙI MINH TÂM 2013 1 LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô đang giảng dạy và làm việc trong Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Minh Tâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. Xin cảm ơn đến các anh cán bộ Trại cá thực nghiệm – Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Và để hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất là nhờ sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các bạn lớp liên thông Nuôi Trồng Thủy Sản K37 trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng xin gửi những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả mọi người đã quan tâm và dạy bảo tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Nguyễn Thị Bích Thi 2 TÓM TẮT Đề tài “ Thử nghiệm kích thích sinh sản cá chép Phụng (Cyprinus carpio) bằng các liều lượng 17,20P (17α – Hydroxy - 20β – Dihydrogesteron)” được thực hiện tại Trại cá thực nghiệm – Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài được tiến hành với 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Kích thích sinh sản cá chép Phụng bằng 17,20P với các liều lượng khác nhau: 17,20P (3, 4 ,5 mg/kg); Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ ương cá chép Phụng từ giai đoạn bột lên hương với 3 mật độ khác nhau: (1; 1,5; 2 con/l) các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 mức liều lượng khác nhau và được lặp lại 3 lần. Kết quả thu được ở thí nghiệm 1 liều lượng 4 mg/kg cho kết quả sinh sản cao nhất với sức sinh sản 40.585 trứng/kg cá cái. Tỷ lệ thụ tinh 72,1 % và tỷ lệ nở 68,3 %. Kết quả sinh sản thấp nhất ở liều lượng 3 mg/kg với sức sinh sản 13.239 trứng/kg cá cái. Tỷ lệ thụ tinh 80,4 % và tỷ lệ nở 61,1 %. Kết quả ương cho thấy ở thí nghiệm 2 mật độ 1 con/l có tốc độ tăng trưởng về chiều dài (3,65 cm/con), khối lượng (0,70 g/con) và tỷ lệ sống là cao nhất và tỷ lệ sống (76%). Ở mật độ 2 con/l có tốc độ tăng trưởng thấp nhất ( 2,55 cm/con, 0,46 g/con), tỷ lệ sống thấp (60,5%). Vậy ương cá chép Phụng mật độ 1 con/l sẽ cho kết quả về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao nhất. 3 MỤC LỤC Lời cảm tạ ........................................................................................................ i Tóm tắt ............................................................................................................ ii Mục Lục ......................................................................................................... iii Danh sách bảng ................................................................................................v Danh sách hình ............................................................................................... vi Phần 1: Đặt vấn đề ..........................................................................................1 1.1 Giới Thiệu.............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2 1.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................2 Phần 2: Lược khảo tài liệu ................................................................................3 2.1 Đặc điểm sinh học cá chép phụng .........................................................3 2.1.1 Đặc điểm phân loại .........................................................................3 2.1.2 Đặc điểm hình thái...........................................................................3 2.1.3 Đặc điểm phân bố ............................................................................4 2.1.4 Đặc điểm môi trường sống...............................................................4 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng .....................................................................5 2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng ......................................................................6 2.1.7 Đặc điểm sinh sản............................................................................6 2.2 Các hormone steroid gây chín và rụng trứng ở cá ..................................6 2.3 Một số kết quả sinh sản sử dụng 17,20P trên cá chép và các loài cá khác..................................................................................................................8 2.3.1 Kết quả sinh sản trên cá chép ...........................................................8 2.3.2 Kết quả sinh sản trên các loài cá khác ..............................................9 2.4 Một số kết quả ương trên cá Chép và các loài cá khác ...........................9 Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 11 3.1 Phương tiện ......................................................................................... 11 3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện..................................................... 11 3.1.2 Vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 11 3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 11 3.2.1 Thí nghiệm 1: kích thích sinh sản cá chép phụng bằng 17,20P với các liều lượng khác nhau ................................................................................ 11 3.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá giai đoạn từ bột lên hương ........................................................... 13 3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................13 3.3 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................15 Phần 4: Kết quả thảo luận ............................................................................... 16 4.1 Kết quả sinh sản cá chép phụng bằng 17,20P với các liều lượng khác nhau ............................................................................................................... 16 4 4.1.1 Kết quả theo dõi môi trường .......................................................... 16 4.1.2 Kết quả theo dõi sinh sản ............................................................... 16 4.1.2.1 Tỷ lệ cá đẻ ............................................................................. 17 4.1.2.2 Thời gian hiệu ứng ................................................................ 17 4.1.2.3 Sức sinh sản thực tế ............................................................... 18 4.1.2.4 Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở ........................................................... 18 4.1.2.5 Quá trình phát triển phôi của cá chép Phụng .......................... 19 4.2 Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chép Phụng giai đoạn từ bột lên hương .............................................................................. 20 4.2.1 Biến động của các yếu tố môi trường ............................................. 20 4.2.2 Tăng trưởng của cá chép phụng ở các mật độ ương khác nhau ....... 21 4.2.2.1 Tăng trưởng về chiều dài ....................................................... 21 4.2.2.2 Tăng trưởng về khối lượng .................................................... 23 4.2.3 Tỷ lệ sống của cá sau 30 ngày ương............................................... 25 Phần 5: Kết luận và đề xuất ............................................................................ 26 5.1 Kết luận .............................................................................................. 26 5.2 Đề xuất................................................................................................ 26 Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 27 Phụ lục ......................................................................................................... 29 5 DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Thức ăn sử dụng trong quá trình ương .................................................. 13 Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu môi trường trong sinh sản cá chép phụng ..................... 16 Bảng 4.2 Kết quả sinh sản cá chép phụng bằng 17,20P........................................ 17 Bảng 4.3: Thời gian và các giai đoạn phát triển phôi cá chép phụng .................... 19 Bảng 4.4: Các yếu tố môi trường trong xô qua 30 ngày ương .............................. 20 Bảng 4.5: Tăng trưởng về chiều dài cá chép phụng ở các mật độ ương khác nhau .................................................................................................................... 21 Bảng 4.6: Tăng trưởng về khối lượng cá chép phụng ở các mật độ ương khác nhau .................................................................................................................... 23 Bảng 4.7: Tỷ lệ sống cá chép Phụng ở các mật độ khác nhau .............................. 25 6 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 cá Chép Phụng ...................................................................................4 Hình 4.1: Sức sinh sản thực tế của cá chép phụng........................................... 18 Hình 4.2: Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của cá chép phụng ...................................18 Hình 4.3: Tăng trưởng về chiều dài của cá chép phụng ...................................22 Hình 4.4: Tăng trưởng về khối lượng của cá chép phụng ................................ 24 Hình 4.5: Tỷ lệ sống của cá chép phụng sau 30 ngày ương ............................. 25 7 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Từ đó, nhu cầu vui chơi, giải trí tinh thần ngày càng phát triển đa dạng hơn. Do đó, nghề sản xuất cá cảnh đã phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu giải trí, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất kinh doanh không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu thị trường. Khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam thích hợp phát triển nhiều loài cá cảnh nội địa và nhiều loài cá đẹp, quí hiếm kể cả nước mặn và ngọt được nhập nội phát triển rất tốt. Những năm gần đây, cá tự nhiên trong các thủy vực nước ngọt thuộc các nước Đông Nam Á cũng được khai thác dùng làm cá cảnh, đặc biệt là Việt Nam đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh doanh cá cảnh ở các nước vì ở đây có nhiều loài cá nhiệt đới lạ, đẹp và quí hiếm. Theo số liệu của Chi cục Thủy sản thành phố Hồ Chí Minh, toàn thành phố có gần 300 cơ sở nuôi cá cảnh, số lượng lên đến hàng trăm triệu con. Nếu như năm 2009 thành phố xuất khẩu được 7 triệu con cá cảnh các loại thì năm 2010 đã tăng lên 7,5 triệu con, thu về gần 6,2 triệu USD. Trong đó thị trường Châu Âu chiếm 64,22%, Hoa Kỳ 19,71%, Châu Á 16,07%. Các loại cá đang được xuất khẩu gồm: cá dĩa, cá bảy màu, cá chép Nhật…( http://www.baomoi.com). Trong các loài cá cảnh, cá chép được ghi nhận là loài có lịch sử nuôi lâu đời nhất, từ 2000 năm trước công nguyên ở Trung Hoa. Trung Hoa cũng là nơi đầu tiên sinh sản nhân tạo cá thành công và là chiếc nôi của hoạt động chọn lọc và lai tạo cá vàng và cá chép làm cảnh. Người Nhật học kỹ thuật chọn giống cá vàng và cá chép từ Trung Hoa, sau đó đã tạo nên thương hiệu “cá chép Nhật”. Cá chép Phụng là đối tượng không chỉ được người chơi cá cảnh trong nước quan tâm, mà nó còn được xuất khẩu ra các nước Châu Âu, Châu Á, Mỹ,…Nét độc đáo mà chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn chính là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá chép Nhật rất thích hợp với điều kiện nuôi tại Việt Nam từ đó các nhà sản xuất, các nghệ nhân trong làng cá cảnh không ngừng nghiên cứu lai tạo để cho ra những dòng cá mới lạ , độc đáo về hình dạng, màu sắc phong phú. Cá chép phụng (Cyprinus carpio) là một trong những loài có giá trị kinh tế cao, loài cá này dễ nuôi và thích nghi tốt với điều kiện môi trường của nước ta. 8 Việc tìm hiểu và nghiên cứu về cá chép Phụng ngày càng được quan tâm trong khâu sản xuất giống cung cấp đáp ứng cho thị trường. Do đó đề tài “ Thử nghiệm kích thích sinh sản cá chép phụng (Cyprinus carpio) bằng các liều lượng 17,20P (17α – Hydroxy - 20β – dihydroprogesteron)” nhằm xác định liều tiêm tối ưu nâng cao sức sinh sản, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nhằm tìm ra liều lượng 17,20P thích hợp để kích thích sinh sản nhân tạo cá chép phụng đạt hiệu quả cao và tìm ra mật độ thích hợp ương cá chép Phụng giai đoạn bột lên hương. 1.3 Nội dung nghiên cứu Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá chép phụng bằng 17,20P (17α – Hydroxy 20β – dihydroprogesteron) với các liều lượng khác nhau. Đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chép phụng giai đoạn từ cá bột lên cá hương khi ương ở các mật độ khác nhau. 9 PHẦN 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá chép phụng 2.1.1 Đặc điểm phân loại Theo Berg (1950), Mai Đình Yên (1978) và Trần Đình Trọng (1965) thì cá Chép có hệ thống phân loại như sau: Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Cypriniformes Họ: Cyprinidea Giống: Cyprinus Loài: Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 Tên tiếng Việt: cá Chép Phụng, chép Vây Dài Tên tiếng Nhật: Nishiki Koi Cá chép phụng có xuất xứ từ Trung Quốc, qua nhiều quá trình lai tạo giống để làm cảnh ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản…đến nay đã có nhiều chủng loại cá chép khác nhau có chung tên gọi là cá Koi. Được phân biệt dựa vào màu sắc, đốm và hình dạng vảy. Cá chép phụng thuộc loại Koi bướm có vây và đuôi dài hơn những loại cá chép thông thường. 2.1.2 Đặc điểm hình thái Cá chép có thân dẹp bên, đầu cá thuôn, cân đối, mõm tù. Cá có 2 đôi râu: râu mõm ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên về phía trên của đầu. Khoảng cách giữa hai mắt rộng và lồi. Miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình cung khá rộng, rạch miệng chưa tới viền trước mắt. Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang rộng gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu phía trong là răng cấm. Vẩy tròn lớn, vẩy phân bố không đều trên thân và chỗ có vẩy chỗ không. Đường bên hoàn toàn chạy thẳng giữa thân và cuống đuôi. Vây đuôi dài, có 2 thùy bằng nhau, tia cứng cuối cùng của vây lưng và vây hậu môn đều có răng cưa ở cạnh trong. (Võ Văn Chi, 1993). 10 Hình 2.1 cá Chép Phụng 2.1.3 Đặc điểm phân bố Cá chép phân bố rộng có ở gần khắp các nước trên thế giới. Cá chép sống chủ yếu trong nước ngọt nhưng cũng sống được ở nước lợ có nồng độ muối thấp. Cá được sống được ở độ cao 1500 m so với mặt nước biển (Dương Nhựt Long, 2003). Cá chép sống tập trung nhiều ở Châu Á, trong số những loài cá chép thì cá chép thông thường (Cyprinus carpio) là loài phổ biến nhất. Loài cá này có nguồn gốc ở Tây Á. Chúng phát tán tự nhiên đến Trung Quốc, Siberia và lưu vực sông Danube. Sau đó người La Mã cổ đại đã đưa đến Châu Âu (Vương Trung Hiếu, 2006). 2.1.4 Đặc điểm môi trường sống Nhiệt độ là nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn đối với động vật, tùy theo loài, tính đực cái, giai đoạn phát triển, tình trạng cơ thể mà tác động cùng một nhiệt độ cũng khác nhau. Nhiệt độ không những ảnh hưởng lên tốc độ phát triển, mà nhiệt độ còn ảnh hưởng còn tác động trực tiếp đến các đặc trưng sinh thái (như sinh trưởng, sinh sản, di cư, phân bố,…) và các hoạt động sinh lý (như tiêu hóa, hô hấp,…) của động vật. Ở cá cường độ trao đổi chất phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường nước. Trong phạm vi thích ứng của loài thì nhiệt độ tăng, cường độ trao đổi chất sẽ tăng. Cá Chép là loài rộng nhiệt, chúng sống được ở lớp nước bên dưới lớp nước đóng băng vào mùa đông ở châu Âu, đến nhiệt độ cao vào mùa hè ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho cá chép từ 20 – 280C, ở nhiệt độ dưới 120C cá chậm lớn, ít ăn và dưới 50C cá ngừng bắt mồi (Dương Nhựt Long, 2003). pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thủy sinh vật. Khi pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi. pH có ảnh hưởng đến sự phát triển phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng 11 và sinh sản của cá. Khoảng pH thích hợp cho đa số các loài cá nuôi là 6,5 – 9 nhưng tốt nhất pH bằng 7. Tuy nhiên mỗi loài cá khác nhau sẽ thích ứng với một khoảng pH khác nhau (Phạm Minh Thành, 1997). Độ pH thích hợp cho cá là 7-8, nhưng cá cũng sống được ở pH từ 6 – 8,5 (Dương Nhựt Long, 2003). Oxy hòa tan trong ao nuôi cá koi từ nhiều yếu tố như sự hòa tan oxy từ không khí hòa tan vào trong nước, từ quá trình quang hợp và do sục khí. Nước nóng có khả năng giữ oxy hòa tan kém hơn nước lạnh. Vào mùa hè cần lưu ý lượng oxy hòa tan trong nước xuống thấp vào ban đêm là do quá trình hô hấp của thực vật nhất là thực vật phiêu sinh. Cá chép đòi hỏi oxy hòa tan thích hợp <6 mg/l (Bùi Minh Tâm, 2008). Nồng độ gây chết của Ammonia từ 0,2-0,5 mg/l, Nitrite 0,15 mg/l và Nitrate 500 mg/l (Bùi Minh Tâm, 2008). 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng Từ 3 - 4 ngày tuổi cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, thức ăn chủ yếu của cá là động vật phù du như luân trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera). Ngoài ra ở giai đoạn này cá có thể ăn thêm được các loại thức ăn khác như: bột đậu nành, bột huyết, lòng đỏ trứng nghiền mịn… Từ 8 – 10 ngày phân bố ở tầng đáy nhiều, ăn thức ăn lắng ở đáy, sinh vật phù du, ấu trùng côn trùng,…(Dương Nhựt Long, 2003). Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy do đó trong giai đoạn này tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ hoặc gây nuôi các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá,… Nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này có vai trò quyết định đến tỉ lệ sống của cá. Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn giống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, ấu trùng, côn trùng. Cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu và các loại thức ăn tổng hợp dưới dạng viên hoặc sợi (http://www.kythuatnuoitrong.com). Thức ăn của cá koi phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng. Dạng thức ăn, chất lượng và kích cở thức ăn thay đổi tùy thuộc vào kích cở cá. Vấn đề lớn thức ăn cá koi dựa vào các ngủ cốc với các thành phần khác nhau đưa vào để tạo màu cho cá và giúp cá tiêu hóa tốt. Chọn kích cở thức ăn phải nhỏ hơn cở miệng của cá. Cá koi là loài cá ăn đáy nên thức ăn tốt nhất cho nó là dạng chìm. Nên cho cá ăn vừa đủ, nghĩa là sau 5 phút cá ăn hết thức ăn. Thường cho cá ăn khoảng 5% trọng lượng than 12 với kích cở 15 – 20 cm, cá lớn hơn 15 cm thì giảm thức ăn xuống 2% trọng lượng thân. Vào mùa đông nên cung cấp lúa mì để cung cấp năng lượng cho cá. Ngoài ra mầm lúa mì còn là nguồn vitamin E giúp cá thành thục sinh dục tốt (Bùi Minh Tâm, 2008). 2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), quá trình sinh trưởng của cá chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố sinh lý và các yếu tố sinh thái là thể hiện sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường. Những loài cá có kích thước lớn và có tuổi thọ cao thì thường có tốc độ sinh trưởng nhanh và kéo dài hơn những loài cá có kích thước nhỏ và tuổi thọ ngắn. Đây là vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho các người nuôi trồng thủy sản có thể lựa chọn các đối tượng nuôi phù hợp và xác định thời điểm thu hoạch cá thịt. Ngoài ra còn góp phần chủ yếu để xác định tuổi và kích thước cần thiết của cá để lựa chọn cá làm cá bố mẹ. Cá chép Phụng có tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 1 - 2 tháng ương cá đạt chiều dài 3 - 4 cm/con, trong khoảng 6 - 8 tháng nuôi cá đạt 20 - 30 cm/con. 2.1.7 Đặc điểm sinh sản Cá chép Phụng thành thục khoảng 8 tháng đến 1 năm. Cá sẽ đẻ tự nhiên trong môi trường nếu đủ các điều kiện sau: có cá đực và cá cái thành thục, có cây cỏ thủy sinh hay giá thể làm tổ, có điều kiện môi trường nước thích hợp. Cá chép đẻ nhiều lần trong năm. Thường sinh sản tập trung vào các tháng đầu năm và giữa mùa mưa với nhiệt độ từ 25 – 290C. Trong sinh sản nhân tạo cá chép sinh sản quanh năm. Sức sinh sản dao động từ 120.000 – 140.000 trứng/kg cá cái. Trứng cá thuộc loại trứng dính, hình tròn, đường kính: 1,1 – 1,2 mm, màu vàng. sau khi cá đẻ khoảng 36 - 48 giờ ở nhiệt độ 26 - 280C trứng sẽ nở (Bùi Minh Tâm, 2008) Ở điều kiện nuôi dưỡng tốt và vùng nước ấm quanh năm cá chép có thể đẻ nhiều lần trong năm nhưng sức sinh sản sẽ giảm dần. Cá chép ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể đẻ 4 – 5 lần/ năm. Sức sinh sản của cá chép rất cao, cá càng lớn thì sức sinh sản tuyệt đối càng cao và ngược lại (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 2.2 Các hormone steroid gây chín và rụng trứng ở cá Hormone steroid là những chất hữu cơ phức tạp, mà trong phân tử, các nguyên tử C tạo thành 4 mạch vòng, gồm 3 mạch có 6 đỉnh và một mạch có 5 đỉnh. Chữ steroid bắt nguồn từ chữ stereos của hy lạp có nghĩa là rắn, cứng. Có thể 13 lý do của sự đặt tên như thế là các chất steroid thường không tan trong nước và nóng chảy hoặc phân hủy ở nhiệt độ cao. Những công trình nghiên cứu cho thấy có nhiều loại steroid gây được sự chín và rụng trứng in vitro và in vitro đôi khi còn được sữ dụng ở quy mô sản xuất như: Progesteron: sinh sản trên cá chạch Misgurnus fossilis, cá tầm, cá hồi, cá chép, cá trê phi Clarias gariepinus. Progesteron có khả năng gây chín và rụng trứng những noãn bào mà nang trứng vẫn chưa đủ nhạy cảm với kích dục tố, thậm chí trên những noãn bào mà lớp nang trứng đã chín thoái hóa nhiều nhà nghiên cứu làm sáng tỏ (Hirose, 1972; Goncharov 1977; Bradach 1978) ( trích Phan Văn Kỳ, 2003). Hydroxyprogesteron: hydroxyprogesteron đã dùng cho cá trê phi mà không cần liều sơ bộ bằng não thùy. DOC và DOCA: được dùng rất có hiệu quả cho cá trê phi (De Kimpe và Micha, 1974) và cá trê vàng Clarias macrocephalus (Nguyễn Tường Anh, 1981). Trên cá nheo mang túi Heteropneus fossilis thì DOC và hydrocortisone cùng các dẫn xuất acetat của nó đều có tác dụng gây chín và rụng trứng. Các nhà nghiên cứu này còn nhận xét DOC mạnh gấp 5 lần hydrocortisone và 2 chất này lại có sự hợp lực tốt nhất ở tỷ lệ 1:2,5 và 1:5. Cortexolon: được thí nghiệm để kích thích sinh sản rất thành công trên quy mô sản xuất lớn cho cá chép, cá trắm cỏ. 17P (17 – hydroxyl-progesterone): gây chín và rụng trứng trên cá trê phi Clarias gariepinus ( Richter et al., 1985) là chất tiền than của 17,20P. 17,20P: (Tên đầy đủ là 17α – Hydroxy - 20β – dihydroprogesteron hoặc 17α, 20β dihydroxy – 4 – pregnen – 3 – one): 17,20P đã gây chín và rụng trứng cho cá hồi mống Salmo gairdneri và cá chép. Sundararaj et al., (1985) nghiên cứu trên nhiều đối tượng như cá nheo mang túi H.fossilis, cá rhohu Labeo rohita và cá mrigal Cirrhina mrigala đã công nhận là 17,20P còn mạnh hơn các loại corticosteroid (DOC và DOCA) rất nhiều. Những công trình nghiên cứu về sau, đặc biệt là những công trình nghiên cứu gây chín noãn bào cá in vitro, đo hàm lượng hormone steroid ở cá lúc chín và rụng trứng cho thấy 17,20P có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở nhiều nhóm cá: trong bài tổng quan “Tình hình các steroid gây chín ở noản bào cá xương”, Scott & Canario (1987) đã kết luận rằng trong hang chục hormone steroid đã thử thì 17,20P là steroid gây chín mạnh nhất. Ở tất cả các loài cá thí nghiệm 17,20P đã gây chín hầu hết các loài cá như vược vàng Perca flavescens, cá 14 chép, cá diếc. Đặc biệt là S.Haider et al (1994) kết hợp với não thùy với 17,20P tiêm 2 lần trên cá trê trắng Clarias batrachus cho kết quả. Hiện nay 17,20P là chất được dùng nhiều nhất trong các loại steroid, mở ra cho nhiều triển vọng cho ngành sản xuất giống thủy sản (Nguyễn Tường Anh, 1999). Các hormone steroid có ưu điểm chung là rất dễ định lượng vì nguyên chất ở dạng tinh thể, qua đó có thể dễ dàng xác định được hoạt tính và định liều. Hormone steroid chịu được nhiệt độ cao, không bị phân hủy bởi vi khuẩn và nấm, nên dễ bảo quản. Tuy nhiên tất cả các chất steroid đều không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ có thể dung dung môi là ethanol và các chất cồn khác cho phép pha loãng các dung dịch steroid thành những dung dịch huyền phù thuận lợi và đã thu được kết quả tốt trong kích thích cá sinh sản. Ưu điểm nổi bật nhất của các hormone steroid là có phổ noản bào cảm ứng rộng hơn phổ noản bào chịu tác dụng của các kích dục tố, tức có thể cho cá đẻ sớm hơn hoặc khi trứng của chúng đã thoái hóa ở mức độ nhất định vẫn đẻ được., hiệu quả kinh tế hơn khi giá thành sản phẩm rất rẻ. 2.3 Một số kết quả sinh sản sử dụng 17,20P trên cá chép và các loài cá khác 2.3.1 Kết quả sinh sản trên cá chép Theo Nguyễn Dương Dũng và Nguyễn Tường Anh (2003) kích thích sinh sản cá chép bằng liều sơ bộ với LRH-a từ 5 – 6 µg/kg và liều quyết định 17,20P liều 5 mg/kg liều này cho kết quả rụng trứng ở 9/10 cá tức là 90 ± 0,95%, tỷ lệ thụ tinh bằng 70 – 80% và tỷ lệ nở bằng 70 -80%. Thử nghiệm sinh sản cá chép bằng 17α – Hydroxy - 20β – dihydroprogesteron (17,20P) và Progesteron (P) kết quả tỷ lệ đẻ 80%, tỷ lệ thụ tinh 84,3± 6,95%, tỷ lệ nở 78,2 ± 3,96%, liều tối ưu của P là 15 mg/kg, tỷ lệ đẻ 70%, tỷ lệ thụ tinh 83,9 ± 1,23%, tỷ lệ nở 79,6 ± 2,69% (Lê Văn Dân và Nguyễn Tường Anh, 2008). Theo Nguyễn Thị Yến Linh và ctv (2006) kích thích cá chép bằng 2 phương pháp: Khi tiêm liều sơ bộ bằng domperidon (5mg/kg) và tiêm quyết định 17,20P ở liều 3-4 mg/kg cho tỷ lệ rụng trứng dao động tự 73,3 – 80%; khi dùng liều sơ bộ là domperidon 10mg/kg và liều quyết định 17,20P ở liều 2,5 mg/kg cho tỷ lệ rụng trứng tương ứng là 77,33%. 15 Kết quả cao nhất ở hỗn hợp gồm Domperidon (10mg/kg) + 17,20P (4mg/kg) cá có tỷ lệ rụng trứng tương ứng là 93,3% ±3,72%. 2.3.2 Kết quả sinh sản trên các loài cá khác Theo Lê Văn Dân và ctv (2007) sử dụng 17,20P (17α, 20β - dihydroxy – 4 – pregnen – 3 – one) ở liều 4mg/kg trên cá Trắm Cỏ (Ctenopharyngodon idellus) cho tỷ lệ đẻ róc và tỷ lệ rụng trứng đều lớn hơn 80%, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở đều đạt hơn 72%. Theo Nguyễn Tường Anh và ctv (2005) kích thích sinh sản cá tra (Pangasius hypophthalmus) liều sơ bộ bằng HCG (500IU/kg) hoặc nảo thùy cá chép (0,6mg/kg) và liều quyết định bằng 17,20P (4-5mg/kg) đã đạt kết quả rụng trứng róc 100%. Trên cá hú (Pangasius conchophilus) liều sơ bộ bằng HCG 1500IU/kg và liều quyết định bằng 17,20P (5mg/kg) cho kết quả đạt yêu cầu. Kết quả thử nghiệm sinh sản trên cá trê vàng (Clarias macrocephalus) chỉ tiêm một lần duy nhất là hỗn hợp não thùy + 17,20P (2,5 mg/kg) đạt tỷ lệ rụng trứng đến 93,33% và khi dùng 17,20P cùng liều trên với HCG (1000 – 1500 IU) đạt tỷ lệ cá rụng trứng 66,67 – 75%. (Nguyễn Tường Anh, 2003) Theo Nguyễn Tường Anh và Phan Văn Kỳ (2004) trong sinh sản nhân tạo cá Mè Vinh (Barbodes gonionotus) và cá He Vàng (Barbonymus altus) tiêm liều quyết định bằng 17,20P ở cá mè vinh (mức 1mg/kg) và cá he vàng (2,5mg/kg) sau liều sơ bộ bằng nảo thùy cá (0,5 mg/kg) tỷ lệ đẻ róc là 86,7% + 5,06% ở cá mè vinh và 84,4 % + 5,4% cho cá he vàng. 2.4 Một số kết quả ương trên cá Chép và các loài cá khác Theo Võ Quý Hoan và Đặng Thúy Nhung (2007) thử nghiệm ương cá Chép khối lượng sau 49 ngày ở ao K1 và K2 đạt tương ứng là 9,4 ± 0,54 và 14,88 ± 1,24 g/con. Sau 109 ngày tương ứng là 31,93± 1,36 và 36,00 ± 3,20 g/con, chiều dài tổng cộng sau 49 ngày đạt tương ứng là 8,54 ± 0,18 và 9,35 ± 0,26 cm, sau 109 ngày đạt tương ứng là 12,01 ± 0,25 và 13,04 ± 0,57 cm. Tỷ lệ sống sau 49 ngày 75% và 84% sau 109 ngày đạt tương ứng 95% và 97%. Ương cá chép Nhật sau 30 ngày đạt tỷ lệ sống từ 46,8% (0g) lên 62,2% (3g), 83,3% (6g) và 80% (9g). Bổ sung tảo vào thức ăn không ảnh hưởng đến trọng lượng (0,523 – 0,663g) và chiều dài (2,52 – 2,67 cm) của các chép Nhật (Nguyễn Huỳnh Quang Thái, 2008). Ngô Văn Ngọc và ctv (2007) ương cá Lăng Nha (Mystus wyckioides) sau 30 ngày kết quả ở NT 2 với tần số cho ăn 5 lần/ngày và mật độ 4 con/L cho tăng trưởng cao nhất (3,83 ± 0,05 cm; 0,56 ± 0,02 g) và mật độ 200 con/m2 thì tỷ lệ sống của cá đạt từ 46,66 - 58,33%. 16 Thử nghiệm ương cá Thát Lát Cườm của Lê Ngọc Diện và ctv (2004) có tỷ lệ sống lần lượt là 81,1 ± 11,4%, 76,1 ± 22,5% và 39 ± 17%. Tương tự ở thử nghiệm ở ương cá Thát Lát kết quả thu được là 80,76 và 72%. Đối với ương trong ao đất lót bạc thì tỷ lệ sống là 96,7%, 93,3% và 88,9% (Nguyễn Hoàng Vinh, 2008). 17 PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương tiện 3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện Thời gian: từ tháng 4/2013 đến tháng 6/2013 Địa điểm: được thực hiện tại Trại cá thực nghiệm – Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. 3.1.2 Vật liệu nghiên cứu Bể composite có hệ thống phun mưa. Thau, cân đồng hồ, cối sứ, kim tiêm, khay nhựa. Dây nilon (làm giá thể). Đĩa Petri, nhiệt kế, kính hiển vi. Hormon steroid 17,20P. Não thùy. Bộ test kiểm tra oxy và pH. Cân điện tử, thước đo và một số vật liệu khác. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Thí nghiệm 1: Kích thích sinh sản cá chép phụng bằng 17,20P với các liều lượng khác nhau Chọn cá bố mẹ Cá khỏe mạnh, hoạt động nhanh, ngoại hình cá không bị trầy xước, không dị hình, dị dạng, vây, vẫy đầy đủ, màu sắc tươi sáng. Cá đực và cá cái được chọn cho sinh sản có biểu hiện bên ngoài như sau: Cá cái: Bụng to mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục hơi lồi và có màu hồng. Cá đực: Nắp mang nhám, cơ thể thon dài, khi vuốt nhẹ gần lổ sinh dục thấy có tinh dịch màu trắng chảy ra. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí gồm 3 nghiệm thức với các liều tiêm khác nhau, các nghiệm thức được bố trí ngẫu nghiên với 3 lần lặp lại. Số lượng cá tham gia sinh sản là 9 cặp. Tỉ lệ đực : cái là 1:1. Nguồn cá bố mẹ được thu từ Bạc Liêu. Tiêm 2 liều: Liều sơ bộ: Não thùy liều lượng 2mg/kg cá cái. Liều quyết định: 17,20P Liều sơ bộ cách liều quyết định 6 giờ. Cá đực tiêm bằng ½ liều cá cái. Các nghiệm thức cụ thể như sau: Nghiệm thức 1: liều tiêm 3 mg/kg cá cái. Nghiệm thức 2: liều tiêm 4 mg/kg cá cái. Nghiệm thức 3: liều tiêm 5 mg/kg cá cái. 18 Cho cá sinh sản Sau khi đã lựa chọn cá bố mẹ thành thục, cân khối lượng cá. Tiến hành tiêm kích thích tố theo từng khối lượng cá và nghiệm thức bố trí. Cách tiêm: tiêm ở gốc vây ngực, lệch 1 gốc 450. Bố trí cá đã tiêm kích thích tố vào bể composite 1m3, mực nước từ 0,5-0,7m, sử dụng giá thể bằng giây nilon đã được ngâm và rửa sạch, kết hợp phun mưa và sục khí. Ấp trứng: khi thấy cá không còn rượt đuổi nhau nữa thì cá đã đẻ xong. Sau khi cá đẻ xong, vớt cá bố mẹ ra khỏi bể, sử dụng bể đẻ để ấp trứng. Tiếp tục sục khí để cung cấp đầy đủ oxy cho quá trình trứng nở. Đếm số trứng vào khây có đánh dấu để tính tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở. Cấp nước liên tục vào bể với lượng nước vừa phải, tiếp tục sục khí để đảm bảo môi trường nước trong sạch cho quá trình ấp trứng. Khi cá nở thì tiến hành vớt giá thể ra khỏi bể và chuyễn cá bột nhẹ nhàng ra thau để loại bỏ trứng không thụ tinh. Rửa sạch bể ấp và cấp nước mới vào bể ấp, sau đó thả cá bột trở lại bể ấp để dưỡng cá thêm 2 ngày mới đem bố trí ương, bể được sục khí liên tục trong suốt quá trình dưỡng cá. Các chỉ tiêu theo dõi Thời gian hiệu ứng: được tính từ lúc tiêm liều quyết định (liều cuối cùng) đến lúc cá bắt đầu đẻ. Số cá đẻ Tỷ lệ cá đẻ (%) = x 100 Số cá cho đẻ Sau khi cá nở sau 3 ngày, tiến hành thu cá bột theo từng nghiệm thức, đong thể tích và lấy ngẫu nhiên 1 ml đếm xem bao nhiêu cá thể, sau đó nhân lại với thể tích ban đầu sẽ thu được số cá nở. Lấy kết quả số cá nở chia cho tỷ lệ nở sẽ thu được số trứng thụ tinh. Lấy kết quả số trứng thụ tinh chia cho tỷ lệ thụ tinh sẽ thu được sức sinh sản thực tế. Mỗi nghiệm thức lấy ngẫu nhiên 3 khay, mỗi khay 100 trứng cho vào nước có sục khí. Quan sát đếm số trứng thụ tinh và tỷ lệ nở . Số trứng thụ tinh Tỷ lệ thụ tinh (%) = x 100 Tổng số trứng quan sát 19 Số trứng nở Tỷ lệ nở (%) = x 100 Tổng số trứng thụ tinh 3.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá chép phụng giai đoạn từ bột lên hương 3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trong xô nhựa thể tích 60 lít. Xô được đặt trong nhà và có hệ thống sục khí. Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Thời gian ương nuôi 30 ngày. Khi cá bột được 3 ngày tuổi đếm cá bố trí vào xô nhựa với các mật độ khác nhau: Nghiệm thức 1: ương với mật độ 1 con/lít. Nghiệm thức 2: ương với mật độ 1,5 con/lít. Nghiệm thức 3: ương với mật độ 2 con/lít. Chuẩn bị xô ương Trước khi ương, xô được rửa sạch sau đó cung cấp nước vào xô, chiều sâu mức nước là 40 cm, ngày hôm sau tiến hành cho cá vào ương. Thả cá vào bể ương lúc chiều mát để tránh nhiệt độ cao của môi trường ảnh hưởng xấu đến cá. Chăm sóc quản lý Cho ăn Trong quá trình ương sử dụng các loại thức ăn như: Lòng đỏ trứng, bột đậu nành, trứng nước, trùn chỉ, thức ăn công nghiêp cho cá ăn và cho ăn theo nhu cầu của cá. Số lần cho ăn và loại thức ăn của từng giai đoạn theo bảng sau: Bảng 3.1 Thức ăn sử dụng trong quá trình ương Ngày tuổi 1-3 4-10 11-20 21-30 Thức ăn Lòng đỏ trứng + Bột đậu nành Trứng nước Trùn chỉ Thức ăn công nghiệp Số lần ăn/ngày 4 3 3 2 Phương pháp cho ăn Ba ngày đầu cho cá ăn lòng đỏ trứng luộc chín kết hợp với bột đậu nành hòa tan với nước, sau đó rây qua lưới và tạt đều khắp xô. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan