Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thu hút vốn fdi vào việt nam nghiên cứu trường hợp tỉnh bà rịa vũng tàu ...

Tài liệu Thu hút vốn fdi vào việt nam nghiên cứu trường hợp tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
127
1
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU --------------------------- TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 9 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU --------------------------- TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUY NHỰT Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 9 năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt. Các số liệu và kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng năm 2022 Người thực hiện luận văn Trần Thị Bích Tuyền ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi làm cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt, người đã dành thời gian quý báu và kinh nghiệm nghiên cứu để hướng dẫn và hỗ trợ tôi hoàn thiện được luận văn của mình. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của các đồng nghiệp, bạn bè từ các cơ quan, ban ngành trong việc hỗ trợ cung cấp những số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu cũng như những góp ý quý báu mà họ đưa ra cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn tốt nghiệp này, không thể không nhắc đến sự hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình của Quý Thầy, Cô giảng viên Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu cũng các Anh/Chị chuyên viên từ các đơn vị chức năng trong trường. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ về mặt tinh thẫn lẫn vật chất trong suốt thời gian tham gia chương trình đào tạo và thực hiện đề tài nghiên cứu này./. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng năm 2022 Người thực hiện luận văn Trần Thị Bích Tuyền iii TÓM TẮT Luận văn “Thu hút vốn FDI vào Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được thực hiện nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp của các nhà đầu từ nước ngoài vào Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Để đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả sử dụng cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng cho đề tài của mình. Kết quả đánh giá của 215 doanh nghiệp FDI trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được đưa vào phân tích. Trong phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả căn cứ vào mô hình và thang đo của Nguyễn Mạnh Toàn (2010), sau đó thực hiện phỏng vấn chuyên gia để bổ sung và điều chỉnh các thang đo cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tiếp theo, đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá EFA. Cuối cùng là kiểm định lại mô hình nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu xác định có 7 yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI vào Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo mức độ từ mạnh nhất đến yếu nhất là: Vị trí địa lý; Ưu đãi và hỗ trợ; Nguồn nhân lực; Cơ sở hạ tầng; Thị trường tiềm năng; Tài nguyên thiên nhiên; và cuối cùng là Lợi thế về chi. Từ đó, đề tài đề xuất các hàm ý quản trị nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn FDI vào Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Để kết thúc luận văn, tác giả đã chỉ ra một số hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo cho mình trong thời gian tới. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii MỤC LỤC .............................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐỀ TÀI ............................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3 1. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 1.6. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 4 1.7. Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu...................................................................... 9 1.8. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ....... 10 2.1. Đầu tư quốc tế và các hình thức đầu tư quốc tế......................................... 10 2.1.1. Khái niệm đầu tư quốc tế ................................................................ 10 2.1.2. Các hình thức đầu tư quốc tế ........................................................... 10 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ............................................................ 12 2.2.1. Khái niệm FDI ................................................................................ 12 2.2.2. Các hình thức của FDI .................................................................... 14 2.2.3. Tác động của FDI ........................................................................... 19 2.3. Các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài................................. 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 35 3.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................ 35 3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35 v 3.2.1. Nghiên cứu định tính ...................................................................... 35 3.2.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................... 36 3.2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................... 36 3.3. Xây dựng thang đo nghiên cứu ................................................................. 38 3.3.1. Thang đo nháp ................................................................................ 38 3.3.2. Thang đo hiệu chỉnh ....................................................................... 44 3.4. Thiết kế mẫu nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu ........................... 46 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 49 4.1. Kết quả thu hút vốn FDI tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu............................... 49 4.2. Thực trạng thu hút vốn FDI tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua kết quả khảo sát ................................................................................................................... 51 4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................... 51 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ...... 52 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................... 57 4.2.4. Phân tích tương quan ...................................................................... 61 4.2.5. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ............................................... 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................. 69 5.1. Kết luận.................................................................................................... 69 5.2. Hàm ý quản trị ......................................................................................... 69 5.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 70 5.2.2. Ưu đãi và hỗ trợ .............................................................................. 72 5.2.3. Nguồn nhân lực............................................................................... 74 5.2.4. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 76 5.2.5. Thị trường tiềm năng ...................................................................... 78 5.2.6. Tài nguyên thiên nhiên.................................................................... 79 5.2.7. Lợi thế về chi phí ............................................................................ 80 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 83 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Diễn giải 1 BRVT Bà Rịa – Vũng Tàu 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CSHT Cơ sở hạ tầng 4 DNNN Doanh nghiệp nước ngoài 5 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 6 ĐTQT Đầu tư quốc tế 7 GI Greenfield Investment – Đầu tư mới 8 HI Horizontal FDI - FDI theo chiều ngang 9 M&A Merger & Acquisition – Sáp nhập và mua lại 10 R&D Research and Development - nghiên cứu và phát triển 11 Sở KH-ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư 12 VI Vertical FDI - FDI theo chiều dọc vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. FDI theo chiều dọc và FDI theo chiều ngang ......................................... 16 Bảng 2..2. Sự khác nhau giữa HI và VI.................................................................. 18 Bảng 2.3. Tác động của FDI đến nước đi đầu tư .................................................... 21 Bảng 2.4. Tác động tích cực và tiêu cực của FDI đến nước nhận đầu tư ................ 26 Bảng 2.5. Các yếu tố quyết định nước nhận đầu tư FDI ......................................... 29 Bảng 2.6. Các lý thuyết liên quan đến thu hút vốn FDI .......................................... 33 Bảng 3.1. Thang đo “Thị trường tiềm năng” .......................................................... 38 Bảng 3.2. Thang đo “Lợi thế về chi phí”................................................................ 39 Bảng 3.3. Thang đo “Nguồn nhân lực” .................................................................. 40 Bảng 3.4. Thang đo “Tài nguyên thiên nhiên” ....................................................... 41 Bảng 3.5. Thang đo “Cơ sở hạ tầng”...................................................................... 41 Bảng 3.6. Thang đo “Vị trí địa lý” ......................................................................... 42 Bảng 3.7. Thang đo “Ưu đãi và hỗ trợ” ................................................................. 43 Bảng 3.8. Thang đo nhân tố “Đầu tư trực tiếp” ...................................................... 43 Bảng 3.9. Thang đo hiệu chỉnh .............................................................................. 44 Bảng 4.1. Tình hình thu hút FDI tại Tỉnh BRVT qua các năm ............................... 49 Bảng 4.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Thị trường tiềm năng” ................ 52 Bảng 4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Lợi thế về chi phí” lần 1 ............. 52 Bảng 4.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Lợi thế về chi phí” lần 2 ............. 53 Bảng 4.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Nguồn nhân lực” lần 1 ............... 53 Bảng 4.6. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Nguồn nhân lực” lần 2 ............... 54 Bảng 4.7. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Tài nguyên thiên nhiên” ............. 55 Bảng 4.8. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Cơ sở hạ tầng” ........................... 55 Bảng 4.9. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Vị trí địa lý” ............................... 56 Bảng 4.10. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Ưu đãi và hỗ trợ” ..................... 56 Bảng 4.11. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Đầu tư trực tiếp” ...................... 57 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập .......................... 58 Bảng 4.13. Tổng phương sai trích .......................................................................... 58 viii Bảng 4.14. Ma trận xoay nhân tố ........................................................................... 59 Bảng 4.15. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc ............................ 60 Bảng 4.16. Tổng phương sai trích .......................................................................... 60 Bảng 4.17. Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo biến phụ thuộc .............. 61 Bảng 4.18. Ma trận hệ số tương quan .................................................................... 61 Bảng 4.19. Sự phù hợp mô hình ............................................................................ 62 Bảng 4.20. ANOVA .............................................................................................. 63 Bảng 4.21. Kết quả hồi quy tuyến tính ................................................................... 64 Bảng 4.22. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu .............................. 64 Bảng 5.1. Quyết định đầu tư vào Tỉnh BRVT ........................................................ 70 Bảng 5.2. Kết quả đánh giá yếu tố Vị trí địa lý ...................................................... 71 Bảng 5.3. Kết quả đánh giá yếu tố Ưu đãi và hỗ trợ ............................................... 73 Bảng 5.4. Kết quả đánh giá yếu tố Nguồn nhân lực ............................................... 74 Bảng 5.5. Kết quả đánh giá yếu tố Cơ sở hạ tầng ................................................... 76 Bảng 5.6. Kết quả đánh giá yếu tố Thị trường tiềm năng ....................................... 78 Bảng 5.7. Kết quả đánh giá yếu tố Tài nguyên thiên nhiên .................................... 79 Bảng 5.8. Kết quả đánh giá yếu tố Lợi thế về chi phí ............................................. 80 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Phân loại ĐTQT theo chủ đàu tư ............................................................ 11 Hình 2.2. Sự khác biệt giữa đầu tư GI và BI .......................................................... 15 Hình 2.3. Các hình thức của VI ............................................................................. 17 Hình 2.4. Ảnh hưởng của FDI tại nước đi đầu tư ................................................... 20 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn......................................... 34 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 35 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 37 Hình 4.1. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại Tỉnh BRVT .................. 50 Hình 4.2. Các nguồn FDI vào Tỉnh BRVT ............................................................ 51 Hình 4.3. Mô hình kết quả nghiên cứu ................................................................... 66 Hình 4.4. Biểu đồ tần số Histogram ....................................................................... 66 Hình 4.5. Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot........................................................ 67 Hình 4.6. Biểu đồ phân tán Scatterplot .................................................................. 68 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh và tương đối ổn định ở khu vực Châu Á. Việt Nam được đánh giá là đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tốt với các chỉ số kinh tế vĩ mô đáng khích lệ được quan sát trong năm 2009 và 2010. Có được sự ghi nhận này là nhờ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy mạnh quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Với khởi đầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam ngày càng tiến xa hơn trong tiến trình hội nhập toàn cầu với việc đàm phán và tham gia hàng loạt các hiệp thương mại tự do song phương và đa phương. Nhờ đó, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chú ý nhiều hơn đến Việt Nam và Việt Nam luôn nằm trong danh sách lựa chọn đầu tư của họ. Với một môi trường chính trị ổn định, lao động và chi phí vận hành thấp, cũng như triển vọng kinh tế đầy hứa hẹn, Việt Nam thể hiện một thị trường năng động và là điểm đến hấp dẫn cho cả nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân tham gia vào nền kinh tế. Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hàng đầu ở Đông Nam Á. Với lợi thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động phải chăng, Việt Nam thu hút một lượng vốn lớn mỗi năm. Việt Nam có một số lĩnh vực chưa được khám phá và thị trường tiêu dùng đang phát triển. Tương tự như tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam chịu tác động đáng kể của dịch Covid-19, làm hạn chế sự di chuyển của các nhà đầu tư, giảm thu hút đầu tư nước ngoài mới. Tuy nhiên, trong 12 tháng qua, có một số điểm nổi bật trong thu hút đầu tư nước ngoài vào một số ngành cũng như một số địa phương ở Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, ... Thành công của Việt Nam trong việc thu hút FDI không chỉ được đo bằng số vốn đăng ký hoặc giải ngân mà còn bằng những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết cũng như kế hoạch hành động nhằm thực hiện cam kết cải thiện môi trường đầu tư và cộng đồng kinh doanh cho các nhà đầu tư. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi đã mang đến nhiều ưu đãi 2 cho các nhà đầu tư. Ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp được khôi phục. Thuế suất điều chỉnh của thuế TNDN đã giảm xuống còn 20%, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam ngày càng được nhấn mạnh. Các cuộc họp và đối thoại “Diễn đàn doanh nghiệp” giữa Chính phủ với khu vực tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài thường xuyên được tổ chức, mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp - đặc biệt là khu vực nước ngoài - được lắng nghe về các vấn đề pháp lý quan trọng. Những thông tin trên cho thấy vai trò của doanh nghiệp FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư FDI vào quốc gia. Cùng với chủ trương chung của Chính phủ, Tỉnh BRVT đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm kêu gọi thêm nhiều dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, từ năm 2016 đến năm 2020, BRVT luôn thuộc nhóm những địa phương dẫn đầu cả nước về quy mô vốn, dự án; và hiện nay tỉnh được xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố về thu hút đầu tư nước ngoài. Với lợi thế về hạ tầng giao thông, cảng biển, khu công nghiệp ngày càng được hoàn thiện và nâng cấp, Tỉnh BRVT luôn sẵn sàng để đón dòng vốn đầu tư. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội mà các doanh nghiệp FDI mang lại, thì vẫn còn tồn tại những vấn đề như chuyển giá trốn thuế hoặc gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 lần thứ 4 tại miền Nam Việt Nam, tình trạng giãn cách và ngưng trệ sản xuất kéo dài cũng mang lại nhiều nguy cơ doanh nghiệp FDI sẽ rời khỏi Việt Nam và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác. Điều này đặt ra thách thức lớn cho Tỉnh BRVT khi cần có chiến lược và giải pháp để vừa giữ chân các doanh nghiệp FDI, vừa tiếp tục thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp quốc tế mới. Xuất phát từ tính cần thiết trên, tác giả chọn đề tài “Thu hút vốn FDI vào Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm đề tài Luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn đóng góp một phần giái pháp cho chiến lược thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam nói chung và BRVT nói riêng. 3 1.2. Mục tiêu đề tài  Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn tập trung đánh giá thực trạng hoạt động thu hút vốn FDI vào BRVT. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI vào Việt Nam nói chung và BRVT nói riêng.  Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung trên, những mục tiêu cụ thể cần được giải quyết chính là: - Thứ nhất, để xác định các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn FDI vào BRVT, từ đó đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào BRVT hiện nay; - Thứ hai, để đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm tăng cường nguồn vốn FDI đầu tư vào Tỉnh BRVT trong thời gian sắp tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Câu hỏi 1: Những lý luận liên quan đến vốn FDI là gì? - Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến việc thu hút vốn FDI vào BRVT? - Câu hỏi 3: Giải pháp nào có thể thực hiện nhằm tăng cường vốn FDI đầu tư vào Tỉnh BRVT? 1. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thu hút vốn FDI tại Tỉnh BRVT. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong phạm vi Tỉnh BRVT, những dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn năm 20182020. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Cùng với việc nghiên cứu các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút vốn FDI, đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập và phân tích 4 các số liệu, báo cáo các cơ quan liên quan đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Sở Công thương, Sở Kế hoạch – Đầu tư và các cơ quan thuế, từ đó so sánh, đánh giá rút ra kết luận làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp thu hút vốn FDI vào Tỉnh BRVT. Trong luận văn của mình, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp định tính: Phương pháp chuyên gia được tác giả sử dụng để thu thập các ý kiến, đánh giá khách quan về các chính sách thu hút vốn FDI tại Tỉnh BRVT cũng như tiếp thu những tư vấn về các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI. Thời gian thực hiện phỏng vấn chuyên gia kéo dài trong khoảng 1 tháng. Tất cả các chuyên gia đều là các cán bộ, các nhà quản lý có kinh nghiệm có trình độ chuyên môn lành nghề đã và đang công tác tại các đơn vị quản lý có liên quan đến doanh nghiệp FDI (như Sở Công thương, Cục thuế,...) - Phương pháp đánh giá định lượng: Tác giả đề xuất phiếu điều tra các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Tỉnh BRVT để có được các đánh giá và ý kiến khách quan về các chính sách thu hút vốn FDI của Tỉnh BRVT. Thời gian tiến hành điều tra: Từ ngày 10/01/2022 đến 25/03/2022. Sau khi hoàn thành việc phỏng vấn, tác giả thực hiện việc làm sạch dữ liệu để đưa vào phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. - Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng trong việc phân tích các dữ liệu thứ cấp liên quan đến tình hình đầu tư FDI tại Tỉnh BRVT. 1.6. Tình hình nghiên cứu Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, thu hút vốn FDI luôn là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của các tác giả trong và ngoài nước và được phân tích dưới nhiều góc độ, quan điểm nghiên cứu khác nhau. Một số nghiên cứu tiêu biểu như sau: 1.6.1. Nghiên cứu nước ngoài Ebrahim Mohammed Al-Matari và cộng sự (2021) đã xác định các yếu tố quyết định chính trong các quốc gia của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (Gulf Cooperation 5 Council - GCC) đối với dòng vốn FDI bằng cách sử dụng bảng dữ liệu cân bằng cho giai đoạn từ 1995 đến 2018. Nghiên cứu sử dụng mười biến số giải thích, đó là: tỷ lệ thương mại, tổng sản phẩm quốc nội, cán cân đối ngoại, xuất khẩu nhiên liệu, tổng tiết kiệm, du lịch quốc tế, chi tiêu quân sự, tài sản nước ngoài ròng, giá trị gia tăng dịch vụ và tổng tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tích cực đáng kể giữa lạm phát, tỷ lệ thương mại, tổng sản phẩm quốc nội, tổng tiết kiệm và tài sản nước ngoài ròng với FDI. Ngược lại, du lịch quốc tế được cho là có mối liên hệ tiêu cực với FDI. Michael Asiamah và cộng sự (2018) nghiên cứu các yếu tố quyết định đầu tư FDI ở Ghana. Nghiên cứu đã kiểm tra thực nghiệm các yếu tố quyết định FDI ở Ghana bằng cách sử dụng bộ dữ liệu cho giai đoạn 1990–2015. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy những phát hiện sau: cả kết quả dài hạn và ngắn hạn đều cho thấy tác động tích cực có ý nghĩa thống kê GDP, sản xuất điện và điện thoại lên FDI ở Ghana. Nghiên cứu cũng cho thấy lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể đến FDI cả trong dài hạn và ngắn hạn. Điều này nhấn mạnh lại tác động tiềm tàng của các biến này đối với FDI ở Ghana. Từ kết quả phân tích phương sai sai số dự báo, biến quan trọng nhất đối với FDI là tỷ giá hối đoái và biến ít nhất đối với FDI là sản xuất điện. Simplice Asongu và cộng sự (2018) xem xét các yếu tố xác định hướng FDI đến các nước BRICS đang phát triển nhanh (Brazil, Russia, India, China, and South Africa - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và MINT (Mexico, Indonesia, Nigeria, and Turkey - Mexico, Indonesia, Nigeria và Thổ Nhĩ Kỳ). Kết quả chứng minh rằng quy mô thị trường, tính sẵn có của cơ sở hạ tầng và độ mở thương mại đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thu hút FDI vào BRICS và MINT, trong khi vai trò của sự sẵn có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chất lượng thể chế là không đáng kể. Để duy trì và thúc đẩy dòng vốn FDI, chính phủ BRICS và MINT phải đảm bảo rằng các quốc gia của họ vẫn hấp dẫn đầu tư bằng cách cung cấp một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư và ổn định chính trị. Các chính phủ BRICS và MINT cũng cần đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực để đảm bảo rằng nền kinh tế 6 của họ có thể hấp thụ các kỹ năng và sự lan tỏa công nghệ đáng kể từ FDI và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. Nlandu Mamingi và Kareem Martin (2018) nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Đông Caribe (OECS). Để đạt được mục tiêu đó, bài báo sử dụng dữ liệu bảng bao gồm dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1988-2013 từ 34 quốc gia, bao gồm sáu nền kinh tế OECS và ước tính mô hình tăng trưởng bảng năng động bằng cách sử dụng phương pháp tổng quát của thời điểm (GMM). Các kết quả thực nghiệm cho thấy mặc dù FDI ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng, nhưng tác động của nó là tối thiểu khi xét riêng lẻ. Nói cách khác, ảnh hưởng đáng kể của nó là gián tiếp. Ngoài ra còn có sự tương tác tích cực và mạnh mẽ giữa phát triển cơ sở hạ tầng và FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng FDI lại lấn át đầu tư trong nước. Donny Susilo (2018) nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ. Tác giả đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ bị tác động đáng kể bởi hoạt động FDI trong 10 ngành được đề cập trong nghiên cứu. Tuy nhiên, có một số khác biệt xảy ra trong kết quả giữa các ngành. Hai ngành lĩnh vực ngân hàng và tài chính không mang lại tác động đáng kể. Lĩnh vực bảo hiểm đóng góp đáng kể và tiêu cực vì tình trạng khuyết tật của các công ty bảo hiểm trong việc bồi thường đã làm giảm năng suất ở Mỹ. FDI vào lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật cũng đóng góp đáng kể và tiêu cực vì nó chỉ làm cho chi phí và năng suất của các công ty trở nên thấp hơn do chất lượng của các chuyên gia nước ngoài kém hơn. Ngành sản xuất của Hoa Kỳ đã giúp tăng GDP kể từ rất lâu trước đây nhờ xuất khẩu và đầu tư. Sản xuất chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ trong năm 2017. Đây là ngành có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ. Đầu tư nước ngoài vào cả lĩnh vực thương mại bán buôn và bán lẻ đã làm tăng tiêu dùng ở Mỹ, do đó nó cung cấp tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường viễn thông lớn nhất trên thế giới, do đó đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này sẽ tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. 1.6.2. Nghiên cứu trong nước 7 Bùi Kiều Anh và Lê Minh Sơn (2021) nghiên cứu mối liên hệ giữa chất lượng thể chế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu bảng cân đối gồm 39 tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2018. Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy, ngay cả ở cấp tỉnh, hiệu quả thể chế tốt có tác động tích cực đến dòng vốn FDI, song tác động của từng loại thể chế là khác nhau. Nghiên cứu cung cấp những hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách địa phương thể hiện: (i) Chất lượng thể chế tốt là yếu tố quyết định tích cực đến dòng vốn FDI nhưng một số khía cạnh của thể chế có mức độ tác động nhiều hơn những khía cạnh khác. Với khả năng ban hành và thực thi các chính sách ở cấp địa phương còn hạn chế thì cam kết đảm bảo mọi vấn đề kinh tế được giải quyết một cách minh bạch và được pháp luật hậu thuẫn là khá quan trọng. (ii) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều khả năng đầu tư vào một tỉnh hơn nếu kinh nghiệm cho họ thấy rằng chính quyền địa phương sẵn sàng tham gia với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tích cực tạo môi trường hỗ trợ cho doanh nghiệp nước ngoài. Chính quyền địa phương sáng tạo và linh hoạt (trong phạm vi pháp lý), có khả năng giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp một cách kịp thời và rõ ràng thông qua một quy trình phối hợp hợp lý, nhất quán ở cả cấp sở và cấp huyện được đánh giá cao. Như đã thảo luận, do cơ cấu hành chính giống nhau giữa các địa phương nên nỗ lực để phối hợp với các doanh nghiệp một cách tích cực là yếu tố phân biệt giữa các địa phương trong thu hút vốn FDI. (iii) Quyết định đầu tư được xác định trên nhiều yếu tố, trong đó ngoài yếu tố thể chế thì kết quả hoạt động kinh tế tổng thể vẫn cho thấy một tín hiệu quan trọng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là quy mô nền kinh tế và cơ sở hạ tầng. Do đó, các điều kiện kinh tế vĩ mô cần được quản lý hiệu quả để các tỉnh duy trì sức cạnh tranh trong tầm ngắm của các nhà đầu tư. Nguyễn Thị Kim Chi và Lê Trung Đạo (2021) phân tích mối quan hệ giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại 32 quốc gia đang phát triển trong đoạn từ năm 2009 đến năm 2019. Các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa dòng vốn đầu tư nước ngoài và tổng thu thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng như cơ sở thuế thu 8 nhập doanh nghiệp. Từ đó, các tác giả đã đề cập đến vai trò quan trọng của năng lực cạnh tranh thuế, chính sách thuế của mỗi quốc gia trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Trần Nhuận Kiên và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2019) phân tích tác động của yếu tố chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế đến FDI của Hàn Quốc vào 9 nước thành viên khối ASEAN trong giai đoạn 2002–2017. Dựa trên mô hình trọng lực, phân tích thực nghiệm đã chỉ ra các chỉ số thành phần của chất lượng thể chế, bao gồm: Tuân thủ luật pháp, hiệu quả chính phủ, chất lượng lập pháp và kiểm soát tham nhũng có tác động tích cực đến FDI của Hàn Quốc vào khu vực này. Sử dụng kỹ thuật phân tích thành phần chính, kết quả nghiên cứu khẳng định FDI của Hàn Quốc bị thu hút bởi yếu tố chất lượng thể chế của ASEAN. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy bằng chứng tác động tích cực của quy mô thị trường, tỷ lệ lạm phát của các nước ASEAN và lợi ích của Hiệp định về Đầu tư, bên cạnh tác động tiêu cực của chất lượng cơ sở hạ tầng của ASEAN đến FDI của Hàn Quốc. Nguyễn Anh Tú (2017) xem xét mối quan hệ cả trong ngắn hạn và dài hạn giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua dữ liệu trong giai đoạn 1985 2015 theo các bước kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu (ADF), kiểm định đồng kết hợp (EG) và kiểm định nhân quả Granger. Kết quả cho thấy có tác động hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngắn hạn và dài hạn một cách rõ nét. Huỳnh Công Minh và Nguyễn Tấn Lợi (2017) phân tích mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI với chất lượng thể chế tại 19 nước châu Á trong giai đoạn 2002– 2015 thông qua mô hình hệ phương trình đồng thời. Bằng phương pháp ước lượng 3SLS và SGMM, nghiên cứu đã chứng minh chất lượng thể chế là một tín hiệu tích cực trong thu hút FDI và ngược lại, FDI là một kênh quan trọng thúc đẩy chất lượng thể chế. Các tác giả đã chỉ ra những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến chất lượng thể chế là: Dân chủ hóa, độ mở thương mại, giáo dục, và thu nhập bình quân quốc gia; đồng thời, nghiên cứu cũng xác định các nhân tố quan trọng để thu hút vốn FDI bao gồm: Đầu tư trong nước, quy mô thị trường, nguồn lao động, chất lượng lao động, độ mở thương mại, và tài nguyên thiên nhiên. 9 1.7. Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu Đề tài nghiên cứu một lần nữa tìm hiểu kỹ hơn những lý thuyết liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là vấn đề thu hút vốn đầu tư FDI. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà lãnh đạo Tỉnh BRVT và các bên liên quan có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng, đánh giá của các nhà đầu tư, từ đó có những điều chỉnh thích hợp trong chính sách và thực thi nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI vào Tỉnh nhà. 1.8. Bố cục của đề tài Với việc xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi, và phương pháp nghiên cứu, tác giả xây dựng luận văn theo bố cục 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quát về đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Đây là cơ sở để tác giả so sánh các lý thuyết nền tảng liên quan đến FDI, các quan điểm giống và khác nhau trong các nghiên cứu trước đó, từ đó định hướng và đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài của mình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan