Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh...

Tài liệu Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh

.PDF
89
751
54

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MINH THẢO THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MINH THẢO THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH TRỌNG THẮNG HÀ NỘI, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, đề tài “Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi với sự hướng dẫn của TS. Đinh Trọng Thắng. Tôi xin cam đoan, các số liệu, kết quả nghiên cứu của công trình hoàn toàn trung thực. Trong công trình nghiên cứu này không hề có bất kỳ sự sao chép nào không trích dẫn nguồn, tác giả. Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 7 năm 2016 Học viên Nguyễn Thị Minh Thảo LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài tài “Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh”, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của tập thể và cá nhân. Tôi xin được gửi lời trân trọng cảm ơn và biết ơn TS. Đinh Trọng Thắng, thầy giáo hướng dẫn khoa học, người đã tận tình hướng dẫn, truyền thụ, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai, nghiên cứu đề tài và viết luận văn này; xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Hội đồng phản biện đề cương và Hội đồng phản biện luận văn đã góp ý giúp tôi hoàn thiện tốt hơn luận văn của mình; xin cảm ơn lãnh đạo, các thầy cô và các phòng, ban của Học viện Khoa học và xã hội đã giúp đỡ tôi trong việc truyền thụ kiến thức, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và điều kiện học tập tốt nhất trong quá trình theo học tại Học viện. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong cơ quan công tác, gia đình và những bạn bè thân thiết của tôi đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ, luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để có điều kiện tham gia học tập và hoàn thành luận văn của mình. Học viên Nguyễn Thị Minh Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP..................................................... 6 1.1 Những vấn đề cơ bản về vốn đầu tư nước ngoài......................................................... 6 1.2 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp ............................................... 15 1.3 Đánh giá thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp .......................... 18 1.4 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN ở một số địa phương trong nước và trên thế giới .............................................................................................. 28 Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ........................................................ 35 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh............................................. 35 2.2 Đặc điểm các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .......................................................... 42 2.3 Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................................................. 43 2.4 Kết quả thực hiện hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................................. 56 2.5 Đánh giá chung ......................................................................................................... 62 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH .................. 67 3.1 Bối cảnh và dự báo tình hình .................................................................................... 67 3.2 Mục tiêu và định hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................................. 70 3.3 Một số giải pháp ........................................................................................................ 74 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 79 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Thuật ngữ Thuật ngữ viết đầy đủ viết tắt 1. ASEAN 2. BOT 3. BT 4. BTO 5. CHH - HĐH 6. ĐTNN 7. FDI 8. GDP 9. GTSX 10. IMF 11. KCN 12. MNCs 13. ODA 14. OECD Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Build - Operation - Transfer Hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao Build - Transfer Hình thức Xây dựng - Chuyển giao Build - Transfer - Operation Hình thức Đầu tư - Chuyển giao - Kinh doanh Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đầu tư nước ngoài Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Giá trị sản xuất International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế Khu công nghiệp Multinational corporations Các công ty đa quốc gia Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức Organisation for Economic Co-operation and Development Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Provincial Competitiveness Index 15. PCI 16. PPP 17. QLNN 18. TNCs 19. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 20. UBND Ủy ban nhân dân 21. UNIDO 22. USD 23. VCCI 24. VNĐ 25. WB 26. WTO Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Public Private Partnerships Hình thức đầu tư đối tác công tư Quản lý Nhà nước Trans - National Companies Các công ty xuyên quốc gia United Nations Industrial Development Organisation Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc Đồng đô la Mỹ Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam Việt Nam đồng World Bank Ngân hàng thế giới World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2015 .................................................................................................. 38 Bảng 2.2: Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ............................................................ 42 Bảng 2.4: Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các KCN so với tổng số vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh lũy kế đến hết năm 2015 ............. 58 Bảng 2.5: Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các KCN so với toàn tỉnh lũy kế đến năm 2015 ............................................................................ 58 Bảng 2.6: Cơ cấu thu hút FDI trong các KCN theo ngành lũy kế đến năm 2015 ....... 59 Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI theo vùng .............................. 59 Bảng 2.8: Cơ cấu thu hút FDI theo đối tác ................................................................. 60 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Biểu đồ chỉ số PCI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 - 2015..................... 41 Hình 2.2: So sánh chỉ số PCI của Bắc Ninh trong vùng đồng bằng sông Hồng ......... 41 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) nền kinh tế quốc dân là một vấn đề có tính quy luật chung của những nước nông nghiệp, có vai trò rất quan trọng đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển, trong đó, các khu công nghiệp (KCN) giữ một vị trí quan trọng. Điểm mạnh của khu công nghiệp chính là thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy, xây dựng khu công nghiệp chính là thực hiện ý tưởng “đi tắt, đón đầu” trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Để đạt được mục tiêu CNH - HĐH, trước tiên Đảng và Nhà nước phải coi trọng phát triển công nghiệp, đây được coi là ngành chủ đạo của nền kinh tế. Mặt khác, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời gian tới và tiếp tục nhấn mạnh “đẩy mạnh CNH - HĐH, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, và một trong số những giải pháp chúng ta cần quan tâm đó là “nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa chọn và có chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư nước ngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại” [5]. Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH phát triển của đất nước. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc của Việt Nam, rất thuận lợi để phát triển các KCN. Nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, Bắc Ninh đã quy hoạch, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung, trở thành một trong những địa điểm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh đã có những chủ trương, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cởi mở, đặc biệt là trong những năm gần đây tỉnh đã có những cơ chế chính 1 sách để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư như hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ hạ tầng, đào tạo lao động,... Điều đó đã giúp tỉnh thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài vào các KCN như: Tập đoàn Samsung Electronic (Hàn Quốc), Tập đoàn Foxcon (Đài Loan), Canon (Nhật Bản)..., tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu khoa học công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến từ bên ngoài; tạo thêm nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế và tri thức cho người dân Bắc Ninh, nhờ đó thúc đẩy quá trình CNH - HĐH đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Bắc Ninh còn quá chú trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư mới, chưa giành sự quan tâm thích đáng cho công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp sau cấp phép đầu tư. Một số dự án đầu tư nước ngoài không đạt hiệu quả mong muốn, một số dự án dừng hoạt động hoặc không triển khai thực hiện đã bị thu hồi giấy phép đầu tư... Thực trạng đó đã ảnh hưởng nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự án đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài khác. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu. Dưới đây là nghiên cứu của một số tác giả: Trần Thị Giáng Quỳnh (2013), “Tác động của thể chế cấp tỉnh đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam”, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã phân tích tác động của môi trường thể chế cấp tỉnh đối với khả năng thu hút FDI thông qua đo lường tác động của các chỉ số thành phần PCI đến FDI, từ đó đánh giá yếu tố thuộc về thể chế có tác động mạnh nhất và các yếu tố có tác động yếu hơn đến FDI. Đề tài đã đưa ra những kiến nghị chính sách đối với tỉnh nhằm tăng cường thu hút đầu tư. PGS.TS Nguyễn Mại (2014), “Giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”, kỷ yếu hội thảo khoa học diễn ra tại Hà Nội, tháng 3/2014, đã đưa ra các giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn 2 FDI và làm thế nào để quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn này nhằm góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020. Nguyễn Thị Thanh Hải (2014), “Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra : (1) cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khẳng định vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế. (2) Nêu hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đánh giá thực trạng hoạt động QLNN đối với các doanh nghiệp đó. (3) Đưa ra phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN đối với các doanh nhiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Thị Huyền Phương (2015), Hoạt động của các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2013, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, Số 1(66), tr.6069. Bài viết tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp và tình hình hoạt động của các khu công nghiệp giai đoạn 2005 - 2013. Nguyễn Mạnh Hùng (2015), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình, www.123doc.org. Luận văn tập trung phân tích những vấn đề về thu hút vốn FDI vào địa phương, thực trạng tác động của vốn FDI đối với địa phương tiếp nhận và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào tỉnh thời gian tới. Những nghiên cứu trên các tác giả đã đề cập tới những vấn đề như: lý luận về vốn đầu tư nước ngoài, đều có phân tích thực trạng về vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, vùng kinh tế và một số địa phương, biện pháp thu hút sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, vì vậy tác giả muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Mục tiêu chung: đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ở phạm vi quốc gia cũng như địa bàn cấp tỉnh. 3 Mục tiêu cụ thể: đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới. 3.2 Nhiệm vụ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ở địa bàn cấp tỉnh; Nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp của một số địa phương và rút ra bài học cho Bắc Ninh; Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua; Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể tập trung nghiên cứu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua các chính sách ưu đãi của Nhà nước và của tỉnh Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu phân tích vốn đầu tư của các nhà đầu tư từ nước ngoài vào các KCN tỉnh Bắc Ninh thuộc Ban Quản lý các KCN cấp tỉnh quản lý; do chính quyền địa phương cấp tỉnh thu hút. Thời gian: từ năm 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu so sánh,… trên cơ sở sử dụng số liệu thống kê; tư liệu các cơ quan liên quan để phân tích, đánh giá, rút ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu kết hợp lý luận, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN để phân tích, đánh giá, luận giải các nội dung của luận văn. Cụ thể là: 5.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Nghiên cứu một cách toàn diện, lịch sử và cụ thể về hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN và vai trò của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài 4 đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mối liên hệ biện chứng giữa các nhân tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài, những đóng góp, hạn chế trong 06 năm trở lại đây và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 5.2. Các phương pháp thống kê Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ các báo cáo của các cơ quan có liên quan như Ban Quản lý các khu công nghiệp, Tỉnh ủy Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư,…. để tổng hợp số liệu về số lượng các doanh nghiệp, dự án đầu tư nước ngoài, số vốn đăng ký, số vốn giải ngân thực hiện, cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài, số liệu về những đóng góp trong xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp,... Phương pháp tổng hợp thông tin: Thông tin và các số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp như: sắp xếp, phân tổ, hệ thống các bảng biểu thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất. Phương pháp phân tích thông tin: Sau khi đã thu thập và tổng hợp số liệu thì phải phân tích được số liệu, sử dụng các phương pháp sau: phương pháp mô tả thống kê, sử dụng các phương pháp so sánh, mô hình hoá, đồ thị. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN; rút ra những bài học về thu hút vốn đầu tư; kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho chính quyền địa phương trong việc xây dựng, hoạch định chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN tỉnh Bắc Ninh. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp. Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 Những vấn đề cơ bản về vốn đầu tư nước ngoài 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn đầu tư nước ngoài Trong các lý thuyết kinh tế hiện đại tồn tại khá nhiều ý kiến bàn luận xung quanh khái niệm và bản chất của đầu tư. Tuy nhiên hiểu theo một cách khái quát nhất, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực đó là những tiềm lực về vật chất, phi vật chất, nguồn lực con người, tài nguyên, tiềm năng tài chính, phi tài chính, tài nguyên hữu hình, vô hình,… Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của một đơn vị kinh tế hay một quốc gia. Các loại vốn đang trong quá trình đầu tư xây dựng được gọi là vốn đầu tư. Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động. Vốn đầu tư là nguồn lực tích lũy được của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiết kiệm của dân và huy động từ nước ngoài, được biểu hiện dưới dạng tiền tệ, các loại hàng hóa hữu hình, tài nguyên, hàng hóa vô hình (công nghê, nguồn nhân lực,…) và các hàng hóa đặc biệt khác. Theo Luật Đầu tư được Quốc hội (khóa XIII) thông qua ngày 26/11/2014, “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh”.[11] Vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn đầu tư được huy động từ nước ngoài. Đây là nguồn vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đặc biệt đối với các nước đang phát triển đang trong tình trạng thiếu nguồn lực vốn trong nước để đầu tư. Nhờ có nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà các quốc gia có thêm động lực lớn để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội to lớn, nâng cao năng lực công nghệ và khả năng, chất lượng lao động,… từ đó nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. 6 1.1.2 Các hình thức đầu tư nước ngoài * Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày nay đã trở thành hình thức đầu tư phổ biến và đã được định nghĩa bởi các tổ chức kinh tế quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia. Hiện nay có nhiều quan niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment): Theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là phương thức để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty””. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF quan niệm rằng “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là vốn đầu tư thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là dành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó”. IMF nhấn mạnh đến 3 yếu tố của FDI đó là: tính lâu dài của hoạt động đầu tư, chủ thể đầu tư là nước ngoài và mục đích đầu tư là dành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp. Hiều một cách chung nhất đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là những khoản đầu tư do các tổ chức kinh doanh và cá nhân từ nước ngoài đưa vốn vào một nước để sản xuất kinh doanh hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức và cá nhân trong nước theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại nước sở tại. Mục đích của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm mục đích thu lợi nhuận. Do vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao, thời gian hoàn vốn nhanh, những lĩnh vực ít rủi ro. Bởi vậy các nước tiếp nhận đầu tư nếu không biết điều chỉnh sẽ làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. 7 Các hình thức đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài bao gồm các hình thức sau: Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài Đây là loại hình doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài bỏ toàn bộ vốn thành lập, tổ chức quản lý và điều hành. Loại hình này có đặc điểm là dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật nước chủ nhà, sở hữu hoàn toàn của người nước ngoài, chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, quyền lợi và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh 9 thuộc hoàn toàn về nhà đầu tư nước ngoài nhưng thành lập pháp nhân tại nước sở tại nên chịu sự kiểm soát của pháp luật của nước sở tại. Doanh nghiệp liên doanh Đây là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế trong đó có các bên tham gia có quốc tịch khác nhau giữa một bên là nhà đầu tư của nước sở tại và bên còn lại là của đối tác nước ngoài. Hình thức này có đặc điểm là thành lập doanh nghiệp mới theo pháp luật của nước sở tại, có tư cách pháp nhân theo luật của nước chủ nhà, các bên tham gia có quốc tịch khác nhau cùng kết hợp lại trên cơ sở cùng nhau góp vốn, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng nhau chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ góp vốn do các bên thỏa thuận dựa trên cơ sở luật định của nước nhận đầu tư. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là hình thức liên doanh liên kết giữa một bên là đối tác trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh giữa các bên trong các văn bản ký kết mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức này có đặc điểm là hợp tác kinh doanh của các bên được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết trong đó quy định rõ trách nhiệm và phân chia lợi nhuận của các bên, nước nhận đầu tư sẽ phê chuẩn hợp đồng giữa các bên, thời hạn do các bên thỏa thuận. Các hình thức khác: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, Hợp đồng xây dựng - chuyển giao 8 Hợp đồng BOT (Build - Operation - Transfer) - (Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng. Sau khi hoàn thành sẽ tiến hành kinh doanh khai thác trong một thời hạn nhất định, đảm bảo thu hồi được vốn và có lợi nhuận hợp lý; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó không bồi hoàn cho nhà nước sở tại. Hợp đồng BTO (Build - Transfer - Operation) - (Hợp đồng xây dựng chuyển giao - kinh doanh) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng công trình. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước sở tại; chính phủ sở tại dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Hợp đồng BT (Build - Tranfser) - (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao) là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng công trình. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước sở tại; chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT. Ngoài các hình thức kể trên, một số nước nhằm đa dạng hóa và tạo thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư còn áp dụng một số hình thức FDI khác như hình thức cho thuê, bán thiết bị, hình thức tham gia quản lý các công ty cổ phần, thành lập các công ty quản lý vốn…. mỗi hình thức đầu tư đều có sức hấp dẫn riêng đối với các nhà đầu tư, vì thế việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng cường khả năng thu hút FDI cả về số lượng cũng như chất lượng. * Đầu tư gián tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài là những khoản đầu tư được thực hiện thông qua các hoạt động cho vay và viện trợ nguồn vốn thường là của các Chính phủ các nước và của các tổ chức quốc tế. Đó là các khoản tài trợ phát triển chính thức (ODA) do các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc (UNDP, UNFPA, UNICEF, FAO, PAM,...) hoặc 9 các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ đóng góp vào các khoản cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB,... và Chính phủ các nước. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA: Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là hỗ trợ vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là chính thức vì nó thường là cho Nhà nước vay. [7] Theo Ngân hàng Thế giới WB thì “ODA là khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại hoặc những khoản ưu đãi của các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển”. ODA bao gồm: ODA không hoàn lại, ODA cho vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25% giá trị khoản vay. Thời gian vay nợ khá dài, thường từ 3040 năm. Ngoài viện trợ không hoàn lại thì nguồn vốn cho vay thường có lãi suất thấp 0 - 5%/năm. Mục tiêu tổng quát của khi đầu tư ODA là hỗ trợ các nước nghèo thực hiện chương trình phát triển và tăng phúc lợi của mình. Tuy nhiên bên cạnh những ưu đãi đó là những điều kiện ràng buộc kèm theo tương đối khắt khe như: thủ tục chuyển giao vốn và thanh toán, tính hiệu quả của dự án,… Đôi khi ODA được viện trợ từ Chính phủ các nước còn kèm theo những điều kiện ràng buộc về mặt chính trị, xã hội, thậm chí cả về mặt quân sự. Ngoài ra cần lưu ý rằng, ODA là nguồn vốn vay nợ từ nước ngoài mà nước đi vay phải thanh toán trong một thời gian nhất định. Chính vì vậy cần phải xem xét dự án viện trợ trong điều kiện tài chính tổng thể nếu không việc tiếp nhận viện trợ sẽ trở thành gánh nặng nợ vốn lâu dài đối với mỗi quốc gia. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA, theo Điều 5 - Thông tư số 05/2014/TT-NHNN quy định về các hình thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các hình thức sau đây: 10 (1) Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp. (2) Góp vốn, mua, bán cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường đăng ký giao dịch (UPCOM) và thị trường chứng khoán niêm yết và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp. (3) Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (4) Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam. (5) Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. (6) Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (không trực tiếp tham gia quản lý) trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán. (7) Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật. [9] 1.1.3 Tác động của vốn đầu tư nước ngoài tới nền kinh tế 1.1.3.1 Tác động tích cực của vốn đầu tư nước ngoài Thứ nhất, đầu tư nước ngoài bổ sung nguồn vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế của nước sở tại. Vào thời kì đầu của quá trình phát triển kinh tế, các nước đang phát triển đều bị thiếu vốn đầu tư do tích luỹ nội bộ thấp hoặc không có tích luỹ nên rất cần nguồn vốn từ bên ngoài bổ sung cho vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư nước ngoài không quy định mức vốn đầu tư tối đa mà chỉ quy định mức tối thiểu, do đó cho phép các nước sở tại khai thác được nguồn vốn bên ngoài, làm tăng thêm nguồn lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội và thường là vốn 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan