Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thu hút FDI vào phát triển dịch vụ Việt Nam...

Tài liệu Thu hút FDI vào phát triển dịch vụ Việt Nam

.PDF
61
271
69

Mô tả:

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI  TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  ***************        BÁO CÁO TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC    ĐỀ TÀI : THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT  TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM    GVHD:              Nguyễn Xuân Thiên  SVTH:                          Hỏa Thị Hội                                                           Nguyễn Thị Thanh Mai                                                  Nguyễn Diệu Linh                                         Lớp :                            QH­2011­E­KTQT    HÀ NỘI, 2014      1      MỤC LỤC     MỤC LỤC   DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii​ i  DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v  MỞ ĐẦU   NỘI DUNG   Chương 1: Sự cần thiết phải thu hút FDI vào phát triển du lịch Việt Nam   1.1. Tiềm năng và lợi thế của Việt Nam về phát triển du lịch   1.2. Vai trò của thu hút FDI đối với phát triển du lịch Việt Nam   1.2.1. Tăng vốn đầu tư vào các dự án phát triển du lịch   1.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế.   1.2.3. Tăng nguồn thu ngân sách của nhà nước.   1.2.4. Tăng số lượng việc làm và chất lượng đào tạo.   1.3 Kinh nghiệm của Malaixia và Thái Lan về thu hút FDI để phát triển du lịch   1.3.1. Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư.   1.3.2. Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư   1.3.3. Giảm thuế ưu đãi, tài chính tiền tệ.   1.3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng   1.3.5. Coi trọng đầu tư cho giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. …………………………………………………………………     1.3.6. Liên kết chặt chẽ với các ngành có liên quan tăng hiệu quả   Chương 2 : Thực trạng nguồn vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam   2.1 Quy mô và xu hướng thu hút các dự án FDI vào phát triển ngành Du lịch Việt Nam   2.1.1 Quy mô các dự án FDI vào phát triển du lịch   2.1.2 Xu hướng thu hút FDI vào phát triển du lịch   2      2.2. Phân tích tác động của các dự án FDI vào phát triển ngành du lịch Việt Nam   2.2.1 Tác động tích cực   2.2.2 Tác động tiêu cực   2.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng và kết quả trên   2.3.1 Nguyên nhân chủ quan   2.3.2 Nguyên nhân khách quan   2.4 Những chính sách đã thực hiện nhằm tăng dòng vốn FDI đầu tư cho phát triển du  lịch, ưu và nhược của các chính sách   2.4.1 Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.   2.4.2 Nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý các dự án đầu tư.   2.4.3 Coi trọng công tác quy hoạch phát triển các dịch vụ du lịch ­ xây dựng kế  hoạch thu hút vốn đầu tư (FDI) và tổ chức quản lí giám sát.   2.4.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch.   2.4.5 Giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ.   2.4.6 Xây dựng cơ sở hạ tầng.   2.4.7 Chính sách thu hút nhân tài.   2.4.8 Những chính sách mang tính phổ biến chung.   Chương 3 : Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút dòng vốn FDI cho phát triển  du lịch   3.1 Xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch   3.2 Cải cách thủ tục hành chính( Cải thiện môi trường đầu tư)   3.3 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng.   3.4 Chính sách ưu đãi và hỗ trợ.   KIẾN NGHỊ   KẾT LUẬN   TÀI LIỆU THAM KHẢO       3        DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT    ❖ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT  CD  :  Cao đẳng  CN    :  Công nghiệp  DN   :  Doanh nghiệp DNNN    :  Doanh nghiệp nước ngoài  DTNN    :  Đầu tư nước ngoài  HD   :   Hoạt động  KD   :  Kinh doanh  KHCN   :  Khoa học công nghệ  NDT  :  Nhà đầu tư  PP   :  Phân phối  SX  :  Sản xuất  TNDN  :  Thu nhập doanh nghiệp  XH   :  Xã hội          4      ❖ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH    ASEAN    :  Association of Southeast Asian Nations  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á  FDI   :  Foreign Direct Investment      Đầu tư trực tiếp nước ngoài  GDP  :  Gross Domestic Product    Tổng sản phẩm quốc nội  OECD  :  Organization for Economic Co­operation and Development  Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế  R & D      UNESCO  :  Research & Development    Nghiên cứu và phát triển  :  United Nations Educational Scientific and Cultural Organization  Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc  WB  :  World Bank  Ngân hàng Thế giới  WTO  :  World Trade Organization  Tổ chức thương mại thế giới        5      DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU     Hình  Nội dung  Bảng 2.1   FDI phân theo ngành kinh tế năm 2009  17  Bảng 2.2  FDI phân theo ngành kinh tế năm 2010  18  Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành giai đoạn  2010 – 2013  Vốn FDI đầu tư vào dịch vụ lưu trú và ăn uống qua các  năm  Bảng 2.3  Bảng 2.4      6    Trang  20  22        7      MỞ ĐẦU  1.1.Tính cấp thiết của đề tài    FDI  đóng  một  vai  trò  quan  trọng  trong  quá  trình  phát  triển  kinh  tế  xã  hội.  Đối  với  bất  kì  một  quốc  gia  nào,  dù  là  nước  phát  triển  hay  là  nước  đang  phát  triển  thì  đều  cần  có  vốn  để  tiến  hành  các  hoạt  động  đầu  tư  tạo  ra  tài  sản  mới  cho  nền  kinh  tế.  Nguồn  vốn  để  phát  triển  kinh  tế  có thể huy động từ trong nước hay nước ngoài.  Tuy  nhiên,  đối  với  một  nước  đang  phát  triển  như  Việt  Nam  thì  nguồn  vốn  trong  nước  là  rất  thấp  bởi  tỉ  lệ  tích  lũy  thấp,  nhu  cầu  đầu  tư  cao  nên  cần  có  một  số  vốn  lớn  để  phát  triển  kinh  tế.  Vì  thế nguồn vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng cho  sự phát triển của nước ta.    Dự  án  FDI  đầu  tiên  được  cấp  phép  vào  năm  1988,  với  nguồn  vốn  đầu  tư  nhỏ,  trong  lĩnh  vực  dịch  vụ  taxi  ở  Bà  Rịa  Vũng  Tàu  đã  khơi  dòng  cho  dòng  vốn  FDI  chảy  vào  Việt  Nam.  25  năm  trước,  GDP  bình  quân  đầu  người  ở Việt Nam chỉ hơn  100  USD/  năm,  còn  bây  giờ  đã  gấp  hơn  10  lần.  Có  thể  nói  việc  Việt  Nam mở cửa  thu  hút  FDI  đã  giúp  cải  cách  nền  kinh  tế,  kích  thích  kinh  tế  phát  triển,  kích  thích  doanh  nghiệp  trong  nước  đổ  vốn  làm  ăn  thậm  chí  còn  có  thể  đã  giúp  người  dân  Việt  Nam  thay đổi tư duy, thay đổi cách sống và tác phong  làm việc. 25 năm trước  Việt  Nam  ở  vị  trí  rất  thấp  so  với  các  nước  trên  thế  giới và cả trong khu vực,nhưng  nhờ  có  FDI  Việt  Nam  đã  thay  đổi  vị  thế  của  mình,  các  nước  đã  nhìn  Việt  Nam  bằng con mắt khác.    Việt  Nam  được  đánh  giá  là  nước  có  môi  trường  chính  trị  xã  hội  ổn định, an ninh  trật  tự  tốt  nhất  Châu  Á,  là  nơi  đầu  tư  an  toàn  nhất  Châu  Á  ­  Thái  Bình  Dương với  nhịp  độ  tăng  trưởng  đứng  thứ  2  sau  Trung  Quốc  và  khu  vực  Đông  Á.  Đây  là  lợi  thế  to  lớn  để  Việt  Nam  trở  thành  điểm đến của FDI quốc tế và là điểm sáng của du  lịch và dịch vụ…    Tuy  nhiên  nguồn  vốn  FDI  hiện  nay  đang  hướng  mạnh  vào  các  ngành  chế  biến,  chế  tạo,  xuất  hiện  ngày  càng  nhiều  ở  các  dự  án  công  nghệ  cao,  trong  cả  lĩnh  vực  nghiên  cứu  và  phát  triển  R  &  D,  nhưng  chưa  thấy  nguồn  vốn  FDI  đầu  tư  cho  du  lịch  nhiều.  Du  lịch  là  ngành  dịch  vụ  mang  lại  lợi  nhuận  cao,  nhưng  chưa đạt được  mức  quan  tâm  đúng  mức  và  cũng  bởi  chưa  có  những  chính  sách  thu  hút  hiệu  quả.  8      Trong  khi  Việt  Nam  là  đất  nước  có  tiềm  năng  du  lịch,  được  thiên  nhiên  ưu  đãi  có  nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch.    Do  vậy,  thu  hút  đầu  tư  trực  tiếp  nước  ngoài  FDI  vào  phát  triển  du  lịch  ở  Việt  Nam  là  một  đề  tài  mang  tính  cấp  thiết  vì  tầm  quan  trọng  của  nó  đối  với  sự  phát  triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay.  1.2.Tình hình nghiên cứu    Nhìn  chung  ,  các  tài  liệu,  sách, báo, tài liệu trực tuyến về thu hút nguồn vốn FDI  vào  các  ngành,  lĩnh  vực  ở  Việt  Nam  có  nhiều  và  phong  phú  nhưng  những  tài  liệu  đề  cập  trực  tiếp  đến  thu hút nguồn vốn này vào phát triển du lịch vẫn đang còn hạn  chế.  ❖ Nghiên cứu chung về FDI chảy vào Việt Nam, có các tác phẩm sau :  ­ Thu  hút  FDI  “sạch”  cho  phát  triển  bền  vững  nền  kinh tế Việt Nam​ , Nguyễn  Thị  Liên  Hoa,  Viện  nghiên  cứu  phát  triển,  T.P  Hồ  Chí  Minh  (2009).Đây  là  bài  nghiên  cứu  khá  đầu  đủ  và  chất  lượng,  giúp  cho  người đọc hiểu được thế  nào  là  FDI “ sạch ”, đồng thời nêu lên một cách khá đầy đủ về thực trạng thu  hút  FDI,  đặc  biệt  là  FDI  “  sạch  ”  của  các  ngành  kinh  tế  của  nước  ta  với  số  liệu  rõ  ràng,  mạch  lạc.Bài  viết  cũng  đưa  ra  một  số  giải  pháp mới nhằm tăng  cường  hơn  nữa  ngồn  vốn  FDI  sạch  này  cho  phát  triển  bền  vững  nền  kinh  tế  Việt  Nam  như:  giải  pháp  thu  thuế  hoặc  phí  đối  với  các  doanh  nghiệp  gây  ô  nhiễm  môi  trường,  quy  định  giới  hạn ô nhiễm,nâng cao vai trò của nhà nước  và sự quan tâm của xã hội,…  ­ Thu  hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ­ kinh nghiệm của một số nước ASEAN :  bài  học  kinh  nghiệm  đối  với  Việt  Nam,  ​ Đoàn  Thị  Thu  Hương,  Đại  học  kinh  tế  ­  ĐHQGHN  (2012  )  –  Luận  văn  thạc  sỹ.Bài  nghiên  cứu  đã  hệ  thống  hóa  được  một  số  vấn  đề  về  đầu  tư  trực tiếp nước ngoài,đồng thời phân tích được  một  cách  khá  chi  tiết thực trạng thu hút FDI của một số nước ASEAN từ sau  khủng  hoảng  tài  chính  1997­1998  đến  nay  và  đưa  ra  một  số  kiến  nghị  tham  khảo  cho  Việt  Nam  như  :  duy  trì  ổn  định  kinh  tế  vĩ  mô  để  nhà  đầu  tư  nước  ngoài  yên  tâm  bỏ  vốn  vòa  Việt  Nam,  cải  cách  thủ  tục  hành  chính,  nâng  cao  chất  lượng  nguồn  nhân  lực,  nâng  cao  kết  cấu  hạ  tầng,…  Tuy  nhiên,  bài  viết  còn  vướng  vào  một  số  nhược  điểm,  chẳng  hạn  như  cách  viết  còn  dài  dòng,  9      ­ ❖ ­ ­ nhiều  vấn  đề  không  phải  trọng  điểm  nhưng  tác  giả  lại  đi  sâu  quá  mức  cần  thiết  làm  cho  người  đọc  không  thể  hình  dung  được  nội  dung  bao  quát  mà  luận văn muốn truyền tải.  Một  số  hạn  chế  trong  thu  hút  và  sử  dụng  FDI  ở  Việt  Nam  hiện  nay,​ Ngô  Quang  Trung,  Trung  tâm  bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị ­ ĐHQGHN  (2012)  –  Luận  văn  thạc  sỹ.  Trong  khuôn  khổ  của  luận  văn,  tác  giả  đã  cố  gắng  nghiên  cứu  một  số  lý  luận  về  FDI  ở  Việt  Nam  dưới  góc  độ  kinh  tế  chính  trị,  đồng  thời  phân  tích  thực  trạng  hạn chế thu hút và sử  dụng  FDI ở  nước  ta,  từ  đó  đề  xuất  một  số  phương  hướng  và  giải  pháp  chủ  yếu  nhằm  tiếp  tục  phát  huy  những  tác  động  tích  cực,  giảm  thiểu  những  hạn  chế  của  FDI  đối  với  phát  triển  kinh  tế  xã  hội  của  Việt  Nam.  Luận văn có ưu điểm là  số  liệu  nhiều,  chi  tiết  và  rõ  ràng.Tuy  vậy,hạn  chế  là  giải  pháp  còn  chung  chung, không mang tính thực tiễn trong bối cảnh nước ta hiện nay.  Nghiên cứu về du lịch Việt Nam, có các tác phẩm :  Hợp  tác  phát  triển  du  lịch  giữa  Việt  Nam  và  một  số  nước  ASEAN​ ,  Phan  Đăng  Hồng  Ánh,  Đại  học  khoa  học  xã  hội  và  nhân  văn  – ĐHQGHN (2010)  –  Luận  văn  thạc  sỹ.  Đây  là  một  đề  tài  nghiên  cứu khá mới mẻ, đã khái  quát  được  về  cơ  sở  phát  triển  mối  quan  hệ  hợp  tác  du  lịch  giữa Việt Nam và  các  nước  ASEAN  nói  chung  và  một  lát  cắt  cụ  thể  về  hợp  tác  du  lịch giữa  Việt  Nam  và  một  số  nước  ASEAN  nói  riêng.Tác  giả  đã  đánh  giá  tổng  quát  về  thực  trạng  hợp  tác  phát  triển  du  lịch  giữa  Việt  Nam  và  ASEAN  qua  những  thuận  lợi,  khó  khăn  và  triển  vọng  hợp  tác  phát  triển  trong  tương  lai  giữa  Việt  Nam  và  ASEAN  trong  lĩnh  vực  du  lịch.  Từ  đó  đề  xuất giải pháp  nhằm  phát  triển  mối  quan  hệ  hợp  tác  với  các  nước  ASEAN  để  khai  thác  tiềm năng phát triển du  lịch Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững.  Phát  triển  du  lịch  ở  Hải  Phòng trong quá trình hội nhập quốc tế​ , Trần Ngọc  Hương,Trung  tâm  bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị ­ ĐHQGHN (2012)  –  Luận  văn  thạc  sỹ.  Luận  văn  đã  góp  phần  giải  quyết  được  một  số  vấn  đề  như:  Hệ  thống  hoá lý luận du lịch,  phát triển du lịch, hội nhập quốc tế, cho  thấy  mối  quan  hệ  tác  động  qua  lại  giữa  hội  nhập  quốc  tế  và  phát  triển  du  lịch.  Đó  là  cơ  sở  lý  luận  để  phân  tích  thực  trạng  phát  triển  du  lịch  ở  Hải  Phòng  trong  bối  cảnh  hội  nhập  quốc  tế  thời  gian  qua.  Trên  cơ  sở  tình hình  thực  tế,  số  liệu,  kết quả  thực hiện  các chỉ  tiêu phát triển  du lịch thành phố  10      Hải  Phòng,  tác  giả  đã  tổng  hợp,  phân  tích,  đánh  giá  đúng  tình  hình  thực  trạng  phát  triển  du  lịch  trên  địa  bàn  thành  phố  Hải  Phòng  trong  giai  đoạn  2001­2011.  Sau  đó  đưa  ra  dự  báo  phát  triển  du  lịch  Việt  Nam  nói  chung  và  phát  triển  du  lịch  của  Hải  Phòng  nói  riêng.  Từ  thực  trạng  và  yêu  cầu  phát  triển  của  ngành  du  lịch  thành phố  Hải Phòng  trong  bối cảnh hội nhập quốc  tế  để  đề  ra  phương  hướng,  biện  pháp  phát  triển  du  lịch  trên  địa  bàn  thành  phố  Hải  Phòng  trong  thời  gian  tới.Tuy  vậy,  phải  thừa  nhận  rằng  bài  phân  tích  còn  khá  sơ  sài,  nghèo  số  liệu,  phần  giải  pháp  còn  mang tính chất chung  chung, nặng về lý thuyết mà thiếu tính thực tiễn.  ❖ Nghiên  cứu  về  dòng  vốn  FDI  đầu  tư  vào  phát  triển  du  lịch,  có  các  bài  viết  sau :  ­ Đầu  tư  trực  tiếp  nước  ngoài  vào  ngành  du  lịch  Việt  Nam​ ,Võ  Hồng  Quân  (2011)  –  Luận  văn  thạc  sỹ. Ngoài việc hệ thống hóa về đầu tư trực tiếp nước  ngoài,  luận  văn  còn  có những đóng góp mới như : Phân tích khá đầy đủ thực  trạng thu hút FDI vào ngành du lịch, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc  thu  hút  FDI,  nguyên  nhân  của  những  hạn  chế  đó  và  đưa  ra  giải  pháp  góp  phần  phát  triển  ngành  kinh  tế  du lịch ở Việt Nam hiện nay.Tuy vậy, bài luận  văn  còn  mang  nặng  tính  lý  thuyết,  chưa  có  nhiều  số  liệu,  chưa  bám  sát  vào  thực  tiễn, hơn nữa tác giả lại chỉ tập trung phân tích chủ yếu dịch vụ vui chơi  giải  trí  –  một  phần  của  du  lịch  chứ  chưa  bao  quát  được  tổng  thể  thực  trạng  FDI vào phát triển du lịch Việt Nam.  ­ Thu  hút  vốn  đầu  tư  trực  tiếp  nước  ngoài  (FDI)  để  phát  triển  ngành  du  lịch  tỉnh  Khánh  Hòa​ ,Nguyễn  Tăng  Huy,  Đại  học  Đà  Nẵng  (2011)  –  Luận  văn  thạc  sỹ.  Luận  văn  đã  đưa  ra  được  khái  niệm  cơ  bản,  vai  trò,  những  nhân  tố  ảnh  hưởng  và  sự  cần  thiết  của  FDI  đối  với  du  lịch  nói  chung  và  ngành  du  lịch  Khánh  Hòa  nói  riêng  .Từ  đó  đánh  giá được những thành công cũng như  là  hạn  chế  và  đó  đứa  ra  được  giải pháp nhằm kích thích đầu tư FDI vào Việt  Nam,  đặc biệt là vào ngành du lịch. Bài viết cũng đã đưa ra được những kinh  nghiệm  thu  hút  vốn  đầu  tư  nước  ngoài  của  các  nước  ASEAN và từ đó rút ra  được  bài  học  kinh  nghiệm,  ngoài  ra  luận  văn  còn  nêu  mục  tiêu  và  định  hướng  của  ngành  du lịch Khánh Hòa đến năm 2015. Tuy những vấn đề được  tác  giả  đề  cập  rất  chi  tiết  và  rõ  ràng  nhưng  luận  văn  này  vẫn  còn  điểm  hạn  chế  là  số  liệu hơi cũ, cách viết còn đi theo lối mòn, chưa tạp được điểm nhấn  11      đối với người đọc.  ­ Thu  hút  FDI  cho  phát  triển  bền  vững  các  ngành  dịch  vụ  Việt  Nam​ ,  Phạm  Thanh  Tuyền,  Đại  học kinh tế ­ ĐHQGHN (2012) – Luận văn thạc sỹ . Luận  văn  đã  đưa  ra  được  sơ  lược  thực  trạng về vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp  nước  ngoài  vào  việt Nam trong 1 số ngành dịch vụ như là du lịch , giáo dục ,  ý  tế  thời  gian  2006  –  2011.  Từ  đó  đưa  ra  những  đánh  giá,  phân  tích về thực  trạng  tình  hình  thu  hút  dòng  vốn FDI với sự phát triển kinh tế bền vững , chỉ  ra  những  điểm  tích  cực  cũng  như  thiếu  tính  bền  vững  còn  tồn  tại  .  Sau  đó  ,  đề  xuất  một  số  giải  pháp  nhằm  tạo  lập  và  thúc  đẩy  quá  trình  thu  hút  FDI  hướng  tới  phát  triển  bền  vững  lĩnh  vực  dịch  vụ  nói  riêng,  nền  kinh  tế  Việt  Nam.Tuy  nhiên  chưa  đưa  ra  được  định  hướng  chính  xác  và  thực  tiễn  cho  phát triển ngành dịch vụ trong tương lai để thu hút FDI ngày càng mạnh hơn.    Qua  các  tài  liệu  trên,  chúng  ta  phần  nào  đã  có  được  những  cái  nhìn  toàn  diện  và sâu sắc về tầm quan trọng của FDI trong phát triển du lịch Việt Nam.  1.3.Mục tiêu nghiên cứu  ­  Nghiên  cứu  về  thực  trạng  thu  hút  FDI  vào  phát  triển  du  lịch  Việt  Nam  giai đoạn  2010 đến nay.  ­  Từ  đấy  tìm  ra  nguyên  nhân  khiến  cho  việc  thu  hút  nguồn  vốn  FDI cho phát triển  du lịch chưa đạt hiệu quả như mong đợi.  ­  Đề  xuất  những  giải  pháp  nhằm làm tăng cả về mặt chất lượng và số lượng FDI từ  nước ngoài vào phát triển ngành du lịch nước ta.  1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  ­ Đối tượng nghiên cứu : Dòng vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam   ­ Phạm vi nghiên cứu :   + Không gian : Du lịch Việt Nam   + Thời gian : Từ năm 2010 đến nay   1.5 Câu hỏi nghiên cứu  12        Để  thực  hiện  được mục tiêu đã đề ra, bài nghiên cứu cần giải quyết một số câu hỏi  chính sau đây :  ­ Câu hỏi 1: Dòng vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam cao hay thấp?  ­  Câu  hỏi  2  :  Nguyên  nhân  nào  làm  cho  nguồn  vốn  FDI  chảy  vào  du  lịch  còn  hạn  chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra ?  ­  Câu  hỏi  3:  Giải  pháp  nào  làm  tăng  cả số lượng và chất lượng nguồn vốn FDI đầu  tư vào phát triển du lịch nước ta ?  1.6. Phương pháp nghiên cứu  ­ Bài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như :   + Thu thập thông tin, số liệu   + Phương pháp thống kê  + Phương pháp quy nạp  + Phương pháp diễn dịch  + Phương pháp định tính và định lượng  1.7. Dự kiến đóng góp của đề tài  ­  Làm  rõ  thực  trạng  dòng  vốn  FDI  đầu  tư  vào  phát  triển  du  lịch  Việt  Nam  trong  những năm gần đây.  ­  Đề  xuất  những  giải  pháp  mang  tính  thực  tiễn  góp  phần  làm  tăng  số  lượng  và  cả  chất lượng của nguồn vốn FDI đầu tư vào phát triển du lịch nước ta.      13      NỘI DUNG  Chương 1 : Sự cần thiết phải thu hút FDI vào phát triển du lịch Việt Nam  1.1.Tiềm năng và lợi thế của Việt Nam về phát triển du lịch    Ngành du lịch Việt Nam đang có những bước chuyển biến khá rõ rệt và đạt được  một  số  thành  tựu  đáng kể. Điển hình như trong một cuộc khảo sát được công bố tại  Hội  chợ  du  lịch  diễn  ra  tại  Luân  Đôn  từ  ngày  4  ­  8/11/2013,  Việt  Nam  được  đánh  giá  là  xếp thứ hai Châu Á về tiềm năng phát triển du lịch chỉ sau Trung Quốc. Điều  đó  càng  chứng  tỏ  rằng  Việt Nam có tiềm năng cũng như là lợi thế rất lớn, cả về địa  chất, kinh tế, xã hội và lịch sử để mở rộng và phát triển du lịch.    Đầu  tiên  xét  về  mặt  vị  trí  địa  lý  và  địa  hình,  Việt  Nam  nằm  ở  trung  tâm  Đông  Nam  Á  ,  phía  Bắc  giáp  Trung  Quốc , phía nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông giáp  vịnh  Bắc  Bộ  và  biển  Đông còn phía Tây giáp Lào và Campuchia. Với địa hình vừa  giáp  lục  địa  vừa giáp đại dương, Việt Nam có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về  đường  biển,  đường  sông,  đường  sắt,  đường  bộ  và  đường  hàng  không.  Đây  là  tiền  đề  rất  quan  trọng  thúc  đẩy  sự  phát  triển du lịch ở Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam có  địa  hình  phong  phú  và  đa  dạng  với  nhiều  thể  loại  như  núi,  đồng  bằng,…  tạo  nên  nhiều  danh  lam  thắng  cảnh  tuyệt  đẹp,  Thêm  vào  đó,  Việt  Nam  còn  có  đường  bờ  biển  dài  3260km  với  nhiều  đảo  lớn  nhỏ  như  là  Cát  Bà,  Tuần  Châu,  Côn  Đảo,  Phú  Quốc  ,…đặc  biệt  hai  quần  đảo  Hoàng  Sa  và  Trường  Sa,  cùng  nhiều  bãi  tắm  thiên  nhiên  đẹp:  Trà  Cổ,  Sầm  Sơn,  Cửa  Lò,  Lăng  Cô,…  ,  không  những  thế  Việt  Nam  còn  có  nhiều  vịnh  nổi  tiếng  đặc  biệt  vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di  sản thế giới .    Tiếp theo xét về mặt khí hậu, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đa dạng  ở  từng  vùng  lãnh  thổ  khác  nhau  : miền bắc mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm ấm, bắc  trung  bộ  là  khí  hậu  nhiệt  đới  gió  mùa,  miền  nam  và  nam  trung  bộ  mang  đặc  điểm  nhiệt đới Xavan, do đó tạo nên nhưng khu du lịch khác nhau tương ứng.    Bên  cạnh  các  khu  du  lịch  tuyệt  đẹp,  Việt  Nam  còn  có  sự  đa  dạng  sinh  học  khá  cao,  có  khoảng  14.624  loài  thực  vật  thuộc  gần  300  họ,  trong  đó  có  nhiều  loài  cổ  xưa  và  quý  hiếm,  khoảng  hơn  1000  loài  lấy  gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây  14      thuốc,  100  loài  quả  rừng  ăn  được...Về  động  vật,  có  khoảng  11.217  loài  và  phân  loài,  trong  đó  có  1.009  loài  và  phân  loài  chim,  265  loài  thú,  349  loài  bò  sát  lưỡng  cư,  2000  loài  cá  biển,  hơn  500  loài  cá  nước  ngọt  và  hàng  ngàn  loài  tôm,  cua,  nhuyễn  thể  và thủy sinh vật khác. Bên cạnh đó, còn có tới 10 loài thú đặc trưng của  vùng  nhiệt  đới như: cheo, đồi, chồn bay, cầy mực, cu li, vượn, tê tê, voi, heo vòi, tê  giác.  Ngoài  ra,  Việt  Nam  có  một  số  hệ  sinh  thái  đặc trưng như hệ sinh thái san hô,  hệ sinh thái đất ngập nước; hệ sinh thái vùng cát ven biển và hệ sinh thái rừng nhiệt  đới có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái.    Đặc  biệt,  Việt  Nam  có  rất  nhiều  các  làng  nghề,  lễ hội truyền thống có tiềm năng  phát  triển  du lịch rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di tích  và  truyền  thống  riêng,  với  cung  cách  sáng  tạo  sản  phẩm  riêng  của  mình.  Đến  với  tất  cả  các  làng  nghê  truyền  thống  Việt  Nam,  du  khách  có  thể  thấy  rõ bản sắc cũng  như  những  đặc  trưng  mang  đậm  nét  thôn  quê  của  làng  quê  Việt.  Hiện  nay,  Việt  Nam  có  gần  2000  làng  nghề  thuộc  11  nhóm  nghề  chính như: cói, sơn mài, may tre  đan,  gốm  sứ,  thêu  ren,  dệt,  gỗ,  đá,  giấy, tranh dân gian. Khi đi du lịch ở Việt Nam,  ở  mỗi  vùng  đất  trải  dài  từ  Bắc  vào  Nam,  du  khách  có  thể  dễ  dàng  tìm  thấy  những  làng  nghề  truyền  thống  đăc  trưng  nổi  tiếng  từ  lâu  đời.  Điển  hình  như  Hà  Nội  có  làng  gốm  Bát  Tràng,  Bắc  Ninh  có  làng  tranh Đông Hồ, Nam Định có làng sơn mài  Cát  Đằng  hay  Đà  Nẵng  có  làng  đá  mỹ  nghệ  Non  Nước,…Thực  tế,  số  lượng  du  khách  muốn  đến  tận  các  vùng  quê  của  Việt  Nam  để  tìm  hiểu  về  lịch  sử,  quy  trình  làm  ra  sản  phẩm  và  muốn  tận  tay  làm  ra  sản  phẩm  của  làng  nghề  ngày  càng  tăng  lên  do  đó  sẽ  thúc  đẩy  phát  triển  du  lịch  tại  các  làng  nghề  truyền  thống  ngày  càng  gia tăng.    Song song với đó, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét  đặc  trưng  về  văn  hoá,  phong  tục  tập  quán  và lối sống riêng tạo điều kiện phát triển  một  số  điểm  du  lịch  độc  đáo,  như  du  lịch  cộng  đồng  Sa  Pa,  du  lịch Bản Lát ở Mai  Châu.  Đến  nay,  các  khu  du  lịch  này  thu  hút  đông  đảo  du  khách  không  chỉ  trong  nước  mà  còn  cả  nước  ngoài.  Việt  Nam  có  lịch  sử  hình  thành  và  phát  triển  lâu  đời  với  hơn  4000  năm  dựng  nước  và  giữ  nước,  do  đó  đã  tạo  dựng  được  một  nền  văn  hóa  phong  phú  độc  đáo  với  nhiều  di  tích  lịch  sử  như  Thánh  Địa  Mỹ  Sơn,  Cố  Đô  Huế, Phố Cổ Hội An,.. là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch.  15        Bên  cạnh  đó,  Việt  Nam  có  chế  độ  chính  trị  khá  ổn  định,  chính  sách  ngoại  giao  tương  đối  tốt. Đồng thời với dân số 88,78triệu người, phần đồng ở độ tuổi lao động  sung  sức  và  lao  động  giá  rẻ.  Việt  Nam  có  thế  mạnh  nổi trội về thị trường lao động  nói  chung  và  phát  triển  ngành  du  lịch  nói  riêng.  Người  Việt  Nam  có  truyền  thống  lao  động  cần  cù  ,  chăm  chỉ,  khéo  léo,  nhanh  nhạy  và  đặc  biệt  là  có  tinh  thân  ái,  nhiệt  tình,  mến  khách,  sẵn  sàng  làm  việc  mọi  lúc  mọi  nơi  với  mức  lương  so  sánh  tương  đối  thấp  so  với  khu  vực.  Đây  là  thế  mạnh  đối  với  phát  triển  du  lịch  Việt  Nam.    Theo  số  liệu  do  Tổng  cục  Thống  kê  cung  cấp,  trong  tháng  2/2014,  lượng  khách  quốc  tế  đến  Việt  Nam  ước  đạt  842.026  lượt,  tăng  47,60%  so  với  cùng  kỳ  năm  2013.  Tính  chung  2  tháng  năm  2014  ước  đạt  1.618.200  lượt,  tăng  33,40%  so  với  cùng  kỳ  năm  ngoái.  Khách  du  lịch  quốc  tế  đén  Việt  Nam  chủ  yếu  từ  Đức,  Trung  Quốc,  Hàn  Quốc,  Nhật  Bản,  các  nước  ASEAN…  Điều  đó  cho  thấy  du  lịch  Việt  Nam  đang  có  chiều  hướng  phát  triển  ngày  càng  tăng.  Với  những  tiềm  năng  cũng  như  lợi  thế  có  được  ngành  du  lịch  Việt  Nam  hoàn  toàn  có  khả  năng  là  ngành đem  lại những lợi ích kinh tế cao cho Việt Nam.  1.2. Vai trò của thu hút FDI đối với phát triển du lịch Việt Nam    Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trong nước thì ngành du lịch của Việt Nam đã thu hút  mạnh  mẽ  nguồn  đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc tăng cường mở rộng hợp tác, thu  hút  vốn  đầu  tư,  tài  trợ  của  quốc  tế  đã  đạt  được  những  thành quả đáng khích lệ. Do  đó,  không  thể  phủ  nhận  FDI  càng  ngày  càng  có  vai  trò  quan  trọng  không  chỉ  với  phát triển kinh tế Việt Nam nói chung mà còn với phát triển du lịch nói riêng.  1.2.1. Tăng vốn đầu tư vào các dự án phát triển du lịch    Vốn  luôn  là  vấn  đề  quan  trọng  trong phát triển nền kinh tế nói chung cũng như là  phát  triển  du  lịch  nói  riêng của mỗi quốc gia. Khi lượng vốn trong nước không đáp  ứng  đủ  với  nhu  cầu  phát  triển  thì  nền  kinh  tế  sẽ  có  xu  hướng  tiếp  nhận nguồn vốn  đầu  tư  từ  bên  ngoài  trong  đó  có  vốn  FDI.  Đặc  biệt,  một  nước  đang  phát  triển  như  Việt  Nam  thì  việc  thu  hút  vốn  đầu  tư  trực  tiếp  là  vấn  đề  rất  cần  thiết  vì lượng vốn  trong  nước  còn  nhiều  hạn  chế.  Việc  thu  hút  vốn  đầu  tư  nước  ngoài  vào  phát  triển  du  lịch  nhằm  hướng  tới  rất  nhiều  mục  đích  như:  nhằm  tăng  cường  cơ  sở  hạ  tầng  sao  cho  phù hợp với thị yếu của khách du lịch, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên  16      thân  thiện,  nhiệt  tình,  năng  động,  tăng  nguồn  vốn  cho  các  dự  án,  tiếp  thu  các  bí  quyết  quản  lý  chuyên nghiệp đến từ các quốc gia khác,…Năm 2011, Chính phủ Hà  Lan  đã  quyết  định  đầu  tư  vào  đội  du  thuyền  mới  khai  trương  Life  Heritage Resort  Hạ  Long.  Đây  là  “  viên  gạch  đầu  tiên”  trong  chương  trình hỗ trợ phát triển du lịch  Việt  Nam.  Với  đội  du  thuyền  gồm  22  chiếc,  Life  Heritage  Resort  Hạ  Long  được  thiết  kế  để  mang  lại  cho  du  khách  những  trải  nghiệm  rất  tiêng,  rất  khác  biệt  trên  vịnh  biển  đẹp  tuyệt  vời  được  UNESCO  công  nhận  là di sản thế giới. Thực tế trong  những  năm  qua  cũng  như  dự  báo  cho  giai  đoạn  tới  đã  khẳng  định  tầm  quan  trọng  của  FDI  với  phát  triển  kinh  tế  nói  chung  và  phát  triển  du  lịch  nói  riêng.  Với  chủ  trương  phát  triển  ngành  du  lịch  là  ngành  mũi  nhọn  của  đất  nước,  thời  gian  qua  du  lịch  luôn  luôn  được  sự  quan  tâm  của  Đảng  và  Chính  phủ  Việt  Nam.  Chính  đầu  tư  nước  ngoài  đã  giúp  chúng  ta  thay  đổi  bộ  mặt  về  ngành  du  lịch,  với  những  khách  sạn  cao  cấp,  những  khu  du  lịch  nổi  tiếng  được khai thác với số vốn chủ yếu từ bên  ngoài  hoặc  do  liên  doanh.  Nếu trước đây (trước 1986) ngành du lịch chủ yếu là thu  hút  khách  nội  địa  với  doanh  thu  rất  ít,  từ  khi  có  vốn  đầu  tư  nước  ngoài  chảy  vào,  Việt  Nam  đã  có  cơ  sở  vật  chất  cũng  như  giao  thông vận tải, cùng với các địa điểm  du  lịch  nổi tiếng để thu hút khách du lịch nước ngoài và thực sự Việt Nam đã để lại  trong  mắt  bạn  bè  quốc  tế  một  ấn  tượng  tốt  về con người cũng như cảnh quan thiên  nhiên.  Ngày  20/02/2014,  Phó  Thủ  tướng  Hoàng  Trung  Hải  vừa  ký  Quyết  định  số  280/QĐ­TTg,  phê  duyệt  danh  mục  dự  án  “Phát  triển  cơ  sở  hạ  tầng  du  lịch  hỗ  trợ  cho  tăng  trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Tổng  mức  đầu  tư  của  dự  án  là  55,08  triệu  USD  nhằm  hỗ  trợ  ngành  du  lịch  của  các  tỉnh  khai  thác  thế  mạnh  với  các  sản  phẩm  du  lịch  đặc  thù  để  quảng  bá  và  thu  hút  du  khách  quốc  tế,  giúp  các  địa  phương  phát  triển  kinh  tế  ­  xã  hội  bền  vững,  xóa  đói  giảm  nghèo.  Cũng  như  các  ngành  khác,  đầu tư nước ngoài đã tạo công ăn việc làm  gián  tiếp  và  trực  tiếp  giúp  Việt  Nam  khai  thác  tốt  những  tiềm  năng du lịch đòi hỏi  số  vốn  lớn,  đóng  góp  vào  sự  phát  triển  chung của đất nước, bên cạnh đó Việt Nam  có  khả  năng  tổ  chức  tốt  các  hội  nghị  cấp  cao  với  những  khách  sạn  5  sao  và có thể  tự  hào  với  Vịnh  Hạ  Long,  Hội  An,  Phong Nha Kẻ Bàng ,.... với các tour du lịch sự  kiện thành công.   1.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế.    Nhờ  các  nguồn  vốn  đầu  tư  trực  tiếp  từ  nước  ngoài  vào  Việt  Nam  mà  ngành  Du  17      lịch  đã  từng  bước  phát  triển  các  thị  trường gửi khách và nhận khác quốc tế đem lại  một nguồn thu ngoại tệ đáng kể    Bên  cạnh  đó,  nhờ  sự  hợp  tác,  liên  doanh  mà doanh nghiệp trong nước đã có mối  quan  hệ  làm  ăn với các công ty, tập đoàn lớn kinh tế lớn trên thế giới, mở rộng hợp  tác  quốc  tế  để học hỏi các kinh nghiệm tổ chức, quản lý của các nước này. Tạo tiền  đề cho quảng bá du lịch trên thi trường quốc tế.  1.2.3. Tăng nguồn thu ngân sách của nhà nước.    Nguồn  thu  cho  ngân  sách  nhà  nước  từ  thuế  của  các  nhà  đầu tư nước ngoài là rất  quan  trọng.  Thực  tế,  FDI  đã  đóng  góp  vào nguồn thu ngân sách 14,2 tỷ USD trong  giai  đoạn  2001  –  2010  và  riêng năm 2012 đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD. Trong khi  đó,  du  lịch  Việt Nam đang có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt  Nam,  các  dự  án  nước  ngoài  đầu  tư  vào  lĩnh  vực  này  đang  tăng  lên  đáng  kể,  nó  sẽ  giúp tăng nguồn thu ngân sách cho Chính Phủ.  1.2.4. Tăng số lượng việc làm và chất lượng đào tạo.    Khi  có  dòng  vốn  đầu  tư  nước  ngoài chảy vào Việt Nam sẽ có nhiều dự án du lịch  được  triển  khai  do  đó  cần  một  lượng  lớn lao động để tiến hành xây dựng cũng như  là  triển  khai  dự  án,  sau  khi  dự  án  hoàn  thành  lại  cần  một  lượng  lớn  lao  động  khác  với  vai  trò  là  các  nhân  viên  có  chuyên  môn  trong  lĩnh  vực  du  lịch.  Nhân  viên  là  một  yêu  tố  rất  quan  trọng  đối  với  sự  phát  triển  của  một  doanh  nghiệp  đặc  biệt  là  trong  lĩnh  vực  du  lịch,  khi  mà  họ  là  người  trực  tiếp  tiếp  xúc,  đưa  lời  chỉ  dẫn  đến  với  khách  hàng  do  đó  nhân  viên cần được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu để  đáp  ứng  và  làm  hài  lòng  nhu  cầu  của  khách.  Một  đất  nước  muốn  phát  triển  bền  vững  phải  luôn  quan  tâm  đến  dự  nghiệp  đào  tạo  nguồn  nhân  lực,  bởi  đây  chính  là  những  người  sẽ  quyết  định  đến  vận  mệnh  quốc  gia.  Trong lĩnh vực du lịch, vấn đề  đào  tạo  nhân  viên  càng  phải  được  chú  trọng.  Trong  quá  trình  đầu  tư,  các  nhà  đầu  tư  nước  ngoài  sẽ  đào  tạo  các  kỹ  năng  nghề  nghiệp  cho  các  nhân  viên,  mà  trong  nhiều  trường  hợp  có  thể  sẽ  là  mới  mẻ  ở  các  nước  thu  hút  đầu  tư,  từ  đó  tạo  ra  một  đội ngũ lao động có kỹ năng cho các nước thu hút FDI.  1.3. Kinh nghiệm của Malaixia và Thái Lan về thu hút FDI để phát triển du lịch    FDI  có  vai trò cực kỳ quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc  gia,  đặc  biệt  là  các  quốc  gia  có  nền  kinh  tế  đang  phát  triển  như  Việt  Nam.  Theo  18      nhiều  cuộc  khảo  sát,  các  quốc  gia  Malaysia,  Trung  Quốc,  Nhật  Bản,  Ấn  Độ,  Singapore,  Hàn  Quốc,  Thái  Lan  là  các  quốc  gia  liên  tục  đứng vị trí cao trong bảng  xếp  hạng  những  quốc  gia  thu  hút  vốn  FDI  đứng  đầu  khu  vực  Châu  Á.  Tuy  nhiên  trong  bài  nghiên  cứu  này  chỉ  đề  cập  đến  những  chính  sách  thu  hút  FDI  của  Thái  Lan và Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.  1.3.1. Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư.       Môi  trường  pháp  lý  có  vai  trò  quan  trọng  trong việc thu hút các nhà đầu tư nước  ngoài.  Thể  chế  chính  trị  ổn  định,  hệ  thống  pháp  luật  đồng  bộ,  thủ  tục  đầu  tư  đơn  giản  và  nhiều  chính  sách  khuyến  khích,  đảm  bảo  quyền  lợi  cho  các  nhà  đầu  tư  là  những bí quyết của các nước châu Á thành công nhất  1.3.2. Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư     ​ Thủ  tục  đầu  tư  ở  các  nước này đều là thủ tục một cửa đơn giản, với những hướng  dẫn  cụ  thể  tạo  thuận  lợi  cho  các  nhà  đầu  tư.  Ở  Thái  Lan  có  Luật  xúc  tiến  thương  mại  quy  định  rõ  ràng  cơ  quan  nào,  ngành  nào  có  nhiệm  vụ  gì  trong  việc  xúc  tiến  đầu tư  1.3.3. Giảm thuế ưu đãi, tài chính tiền tệ.    Hầu  hết  các  nước  châu  Á  đều  đưa ra những chính sách cắt giảm thuế hấp dẫnđối  với  các  dự  án  ñầu tư nước ngoài. Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 –  8  năm,  miễn  thuế  nhập  khẩu  90%  đối  với  nguyên  liệu,  50%  ñối  với  máy  móc  mà  Thái Lan chưa sản xuất được...  Trong  khi đó, Malaysia miễn thuế thu nhập và thuế  xuất  nhập  khẩu  với  các  doanh  nghiệp  có  vốn  đầu  tư  nước  ngoài.  Bên  cạnh đó, các  nhà  đầu  tư  nước  ngoài  đầu  tư  vào  những  khu  vực  mới  phát  triển  sử  dụng  nhiều  công  nhân,  sản  xuất  những  hàng  hóa  được  ưu  tiên  hay  sử  dụng  trên  50%  nguyên  vật liệu địa phương để sản xuất hàng xuất khẩu được cấp tín dụng ưu đãi.  1.3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng    Cơ  sở  hạ  tầng  hiện  đại,  thuận  tiện  cho  việc  buôn  bán  và  giao  lưu  quốc  tế  luôn là  yếu  tố  quan  trọng  hấp  dẫn  các  nhà  đầu  tư.  Các  nước  Châu  Á  như  Thái  Lan,  Malaixia,  Trung  Quốc,  Hàn  Quốc  đã  thấy  được  tiềm  năng  thu  hút  nguồn  vốn  FDI  từ  yếu  tố  này.  Chính  vì  vậy,  họ  đã  tập  trung  xây  dựng  cơ  sở  hạ  tầng:  nhà  xưởng,  19      đường  giao  thông,  viễn  thông,  dịch  vụ...nhằm  tạo  môi  trường  hấp  dẫn  và  dễ  dàng  cho  các  nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình. Malaixia dẫn đầu về cơ sở ha  tầng  hiện  đại  xếp  hạng  (32/144),  tiếp  đến  là  Thái  Lan  (46/144)  Việt  Nam  đứng  ở  ̣ cuối bảng khi xếp ở vị ̣ trí 95/144 về kết cấu hạ tầng.    Thái  Lan  chú  trọng  đầu  tư  cơ  sở  hạ  tầng:  Hệ  thống  đường  bộ,  đường  sắt,  hệ  thống  sân  bay,  bến  cảng,  khu  công  nghiệp,  kho  bãi  hiện  ñại,  thuận  lợi  cho  phát  triển  kinh  tế  và  du  lịch.  Nước  này  cũng  xây  dựng  thành  công hệ thống viễn thông,  bưu  điện,  mạng  internet  thông  suốt  cả  nước  phục  vụ  cho  hoạt  động  kinh  doanh  quốc tế.    Mailaysia  cũng  tập  trung  nâng  cấp  và  phát  triển  cơ  sở  hạ  tầng  để  thu  hút  FDI.  Chính  phủ  Malaysia  đã  đầu  tư  184,94  triệu  USD  vào  việc  phát  triển  cơ  sở  hạ tầng  cho  du  lịch cho kế hoạch 7 năm (1996­2000). Giai đoạn 2001­2005, Chính phủ đầu  tư  khoảng  630  triệu  đô la Mỹ cho cơ sở hạ tầng du lịch. Theo đó đã chú ý nâng cao  chất  lượng  các  trang  thiết bị mạng lưới truyền thông, nâng cấp hệ thống giao thông  và  các  công  trình  phúc  lợi.  Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, nhằm tạo môi trường  cơ  sở  hạ  tầng  thuận  lợi  hơn  cho  các  nhà  đầu  tư  nước  ngoài,  hơn  4  tỷ  RM  đã  được  dành  riêng  đầu  tư  cho  việc  làm  đường  sá,  cầu  cống,  đường  sắt  ,cảng,  hàng  không  dân  dụng.  Chính  phủ  Malaysia đã cho phát triển một số con đường được xem là tốt  nhất  Châu  Á,  một  hệ  thống  đường  sắt  đường  hàng  không  và  thông  tin  liên  lạc  có  hiệu quả với 7 sân bay quốc tế hoạt động tại Kuala Lămpơ, Penang, Kota Kinabalu,  Johor Nahru.  1.3.5. Coi trọng đầu tư cho giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.    Nguồn  nhân  lực  chất  lươṇg  cao  là  một  yếu  tố  đặc  biệt  hấp  dẫn  các  nhà  đầu  tư  nước  ngoài.Malaixia  rất  coi  trọng  đầu  tư  cho  giáo  dục  và  phát triển kỹ năng người  lao  động.  Nước  này  thực  hiện  trang  bi  ̣ miễn  phí  máy  tính  cho  mỗi  lớp  học,  miễn  phí  dạy  tin  học  cho  mọi  đối  tượng,…,  dành  nhiều  ngân sách cho hoạt động R&D ­  lĩnh  vực  có  đóng  góp  đáng kể đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực trong dài  hạn  của  đất  nước.Trong  khi,  Thái  Lan  có  tới  21%  sinh  viên  tốt  nghiệp  đại học các  ngành  toán,  máy  tính.  Cung  cách  phục  vụ  của nhân viên du lịch và người dân Thát  Lan  rất  cởi  mở  thân  thiện,  luôn  tươi  cười,  niềm  nở  với  du  khách,  hướng  dẫn  viên  du  lịch  có  phong  cách  làm  việc  chuyên  nghiệp  uyển  chuyển,  khéo  léo  thân  thiện,  20   
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng