Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay...

Tài liệu Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay

.PDF
105
197
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- NGUYỄN THỊ THANH HÒA THÔNG TIN Y TẾ - SỨC KHỎE TRÊN BÁO IN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học HÀ NỘI – 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- NGUYỄN THỊ THANH HÒA THÔNG TIN Y TẾ - SỨC KHỎE TRÊN BÁO IN HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60. 32. 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Thu Hương HÀ NỘI - 2013 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thông tin về y tế sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống ...................................................................... 26 Bảng 2.2 Số lượng bài viết dịch chân tay miệng và dịch sốt xuất huyết ........ 31 Bảng 2.3 So sánh số lượng tin bài về thành tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị trên hai báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống...................................................................................... 33 Bảng 2.4. Cấu trúc của tít trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống .......................................................................................... 53 Bảng 2.5. Số lượng bài phỏng vấn trên hai báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống ...................................................................... 59 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................. 8 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 9 3. Mục đích, nội dung nghiên cứu ............................................................... 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:................................................ 11 7. Kết cấu của luận văn: ............................................................................... 12 CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN VỀ Y TẾ - SỨC KHỎE VÀ DIỆN MẠO CỦA BÁO CHÍ VIẾT VỀ MẢNG Y TẾ - SỨC KHỎE HIỆN NAY .............................................13 1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề thông tin y tế - sức khỏe .............................................................................................. 13 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................. 17 1.3. Vai trò của báo chí trong việc chuyển tải thông tin .............................. 19 1.4. Diện mạo của báo chí về lĩnh vực y tế - sức khỏe ở Việt Nam hiện nay ... 20 1.4.1 Báo chí về lĩnh vực y tế - sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay ......................................................................... 20 1.4.2. Vài nét về tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống ... 22 Tiểu kết ........................................................................................................ 24 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, HÌNH THỨC THỂ HIỆN THÔNG TIN Y TẾ SỨC KHỎE TRÊN BÁO KHOA HỌC & ĐỜI SỐNG VÀ SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG ...............................................................................................................26 2.1 Nội dung thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống ............................................................................... 26 2.1.1. Khảo sát số lượng tin bài trên hai tờ báo ....................................... 26 2.1.2. Thông tin về bệnh dịch ................................................................... 27 2.1.3. Thông tin về thành tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị ............ 33 6 2.1.4. Thông tin về phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp ................................................................................................ 35 2.1.5. Thông tin tư vấn về y tế, sức khỏe ................................................. 42 2.2. Hình thức thể hiện của hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống ........................................................................................................ 50 2.2.1. Ngôn ngữ thông tin phi văn tự trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống ........................................................................... 50 2.2.2. Thông tin văn tự trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống .................................................................................................... 53 2.2.2.1. Tít (title) ................................................................................... 53 2.2.2.2. Các hình thức thể loại chính .................................................... 54 Tiểu kết ........................................................................................................ 65 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA THÔNG TIN Y TẾ - SỨC KHỎE TRÊN BÁO CHÍ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................68 3.1. Ưu điểm về nội dung và hình thức của hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống ............................................................................... 68 3.2. Nhược điểm về nội dung và hình thức của hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống ...................................................................... 71 3.3. Một số kiến nghị đối với hai tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống ........................................................................................... 77 3.3.1. Cải tiến về nội dung và hình thức .................................................. 77 3.3.2. Kiểm soát chặt chẽ về mặt nội dung trước khi đăng tải ................. 77 3.3.3. Xây dựng nội dung truyền thông để người dân thay đổi hành vi ............................................................................................................... 79 3.3.4. Đào tạo nhân lực............................................................................. 80 Tiểu kết ........................................................................................................ 80 KẾT LUẬN ..............................................................................................................82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................84 PHỤ LỤC………………………………………………………………………… 80 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Tại Việt Nam, công tác chăm sóc sức khỏe là một trong những “quốc sách hàng đầu” - điều này không chỉ được thừa nhận về mặt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, mà đã biểu hiện cụ thể qua thái độ quan tâm sâu sắc của xã hội, cũng như mỗi cá nhân về tình hình sức khỏe của bản thân, môi trường sống xung quanh… Trong Nghị quyết số 46- NQ/TW của Bộ chính trị cũng có nêu: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp, bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước… Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cũng là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt”. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, giúp người dân có cái nhìn đúng đắn về sức khỏe, cung cấp những tri thức khoa học trên báo chí về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, cách phòng chữa bệnh, tư vấn sức khỏe…luôn luôn là vấn đề nóng bỏng hiện nay, khi mà môi trường (đất, nước, không khí) đang bị ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng gia tăng và một số căn bệnh chưa tìm ra phương pháp chữa trị. Có thể nói chưa bao giờ các thông tin về y tế sức khỏe lại chiếm nhiều diện tích trên các báo, thời lượng trên đài phát thanh và các chương trình truyền hình như hiện nay. Riêng truyền hình có một kênh O2TV chuyên sâu về sức khỏe, được phát sóng liên tục 24/24h mỗi ngày kể từ 8/8/2008. Bên cạnh đó, trên báo in cũng xuất hiện nhiều chuyên mục về y tế - sức khỏe: báo Sức khỏe & đời sống có 4 chuyên mục “Thuốc và sức khỏe”, “Y học cổ truyền”, “Bác sĩ gia đình”, “Y học thưởng thức”; báo Khoa học & Đời sống có 5 chuyên mục: “ Y học và đời sống’, “Dinh dưỡng”, “ Sức khỏe”, “Gia đình khỏe”, “ Sống vui 8 sống khỏe”… Rất nhiều trang báo điện tử đều thành lập các chuyên mục liên quan đến việc chăm sóc, tư vấn sức khỏe, thẩm mỹ cho bạn đọc. Báo chí với tư cách là công cụ tuyên truyền đắc lực các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã có những đóng góp đáng kể trong việc thông tin, phản ánh thực trạng sức khỏe của người dân hiện nay, cung cấp những phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, những thành tựu y học, tư vấn sức khỏe… cho cộng đồng. Tuy vậy, những thông tin y tế sức khỏe trên báo chí hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định: thông tin chưa kịp thời, đúng lúc, còn đan xen nhiều yếu tố quảng cáo lồng ghép; tính định hướng về chăm sóc sức khỏe đối với cộng đồng còn chưa cao,… Do đó, tác giả luận văn đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay” nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông, từ đó giảm thiểu những vấn đề còn tồn tại trong mảng thông tin về y tế sức khỏe. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Trước đề tài này, đã có một số sách và công trình nghiên cứu về nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, chương trình phát thanh, truyền hình…). Dưới đây là một số đề tài cụ thể đã được thực hiện: - “Những bài học từ KHHGĐ và sức khỏe sinh sản”- Tác giả Phyllis Tilson Piotrow và Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Bộ Y tế. Đây là cuốn sách nghiên cứu chuyên ngành xuất bản nội bộ, dành riêng cho cán bộ y tế có nội dung đề cập tới những đánh giá, tổng kết về hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản trong đó có nói tới vấn đề tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản. - “Báo Sức khỏe với việc hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe phụ nữ (năm 1993- 1994)” của Bùi Thị Quyên (Luận văn tốt nghiệp Khoa báo chí và truyền thông - Trường ĐHKHXH&NV). Luận văn đã đề cập đến thực trạng đời sống, sức khỏe của phụ nữ Việt Nam hiện nay và báo Sức khỏe với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ. 9 - “Báo sức khỏe với vấn đề bảo vệ trẻ em” của Nguyễn Thị Thu Thủy (Khảo sát trên báo Sức khỏe trong năm 1993 – 1994) - (Khóa luận tốt nghiệp Khoa báo chí và truyền thông - Trường ĐHKHXH&NV). Khóa luận này nêu vai trò của báo chí đối với vấn đề bảo vệ trẻ em. Bên cạnh đó, những khía cạnh về tuyên truyền bảo vệ trẻ em trên báo Sức khỏe trong năm 1993 – 1994 cũng được tác giả đề cập đến. - “Báo chí về thực trạng thị trường thuốc tân dược Việt Nam trong những năm gần đây” (Khảo sát trên báo Sức khỏe & đời sống, Lao động và Tạp chí Thuốc và sức khỏe trong 3 năm 1996 -1998) của Nguyễn Vân Khanh (Khóa luận tốt nghiệp Khoa báo chí và truyền thông - Trường ĐHKHXH&NV). Khóa luận đề cập đến thực trạng thị trường thuốc tân dược Việt Nam qua phản ánh báo chí, những kiến nghị của báo chí trước hạn chế của thị trường thuốc tân dược,… - Đề tài: “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay- Vấn đề và thảo luận”- của học viên Bùi Thị Thu Thủy. Đề tài này đã đề cập đến hệ thống lý luận về lí thuyết kênh, chương trình truyền thông đối với vấn đề thông tin sức khỏe. Tuy nhiên, Bùi Thị Thu Thủy mới dừng lại ở việc khảo sát nội dung thông tin trên O2TV và báo Sức khỏe và đời sống trong năm 2009, chứ chưa nghiên cứu đánh giá từ phía các chuyên gia y tế về các loại thông tin về y tế - sức khỏe. Do đó, thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, đề tài: “Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay” (Khảo sát 2 tờ báo Sức khỏe & đời sống, Khoa học & đời sống từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012) sẽ làm rõ ưu, nhược điểm, thành công và hạn chế của thông tin y tế - sức khỏe trên hai tờ báo in nổi bật. Đồng thời, luận văn cũng khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia về những thông tin y tế, sức khỏe trên báo chí hiện nay. Những vấn đề này sẽ giúp cho độc giả có được bức tranh tổng thể về thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí, đồng thời giúp các nhà báo nhận rõ được ưu, nhược điểm trong việc chuyển tải thông tin, từ đó nâng cao hiệu quả truyền thông cho mảng báo chí viết về y tế - sức khỏe. 10 3. Mục đích, nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thông tin về y tế, sức khỏe trên báo in hiện nay, từ đó đánh giá ưu, nhược điểm, rút ra bài học truyền thông khi chuyển tải thông tin về y tế, sức khỏe trên báo chí. Bên cạnh đó, qua việc lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia về thông tin y tế sức khỏe trên báo chí, tác giả luận văn có đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông, từ đó giảm thiểu những vấn đề còn tồn tại trong mảng thông tin về y tế sức khỏe. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho những nhà báo đang hoạt động trên lĩnh vực thông tin nói chung và thông tin sức khỏe nói riêng, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho những nhà hoạch định chính sách của ngành y tế, góp phần làm cho chất lượng các sản phẩm báo chí ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu của công chúng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề thông tin y tế - sức khỏe trên 2 tờ báo in: “Sức khỏe & đời sống”, “Khoa học & đời sống” từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay”, tác giả luận văn sẽ kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phương pháp phân tích nội dung và hình thức chuyển tải thông tin về y tế - sức khỏe trên 2 tờ báo in: “Sức khỏe & đời sống” và “Khoa học & đời sống” từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012, phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia y tế về các vấn đề y tế - sức khỏe trên báo chí. Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,… 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Việc nghiên cứu báo chí viết về y tế - sức khỏe sẽ góp phần làm phong phú hơn lý luận về báo chí, bổ sung tư liệu thực tế cho một số môn học chuyên ngành báo chí. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng sẽ giúp tìm ra những 11 đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chuyển tải thông tin và một số lưu ý khi viết ở mảng y tế sức khỏe. Về ý nghĩa thực tiễn của đề tài, sau khi nghiên cứu, tác giả luận văn đã rút ra được bài học cho bản thân về báo chí trong việc thông tin về y tế - sức khỏe, đồng thời giúp các nhà báo, các cơ quan báo chí nhận rõ ưu, nhược điểm của việc thông tin trên báo chí về mảng y tế - sức khỏe hiện nay. Hy vọng đề tài này sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong các công trình khoa học tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Vai trò của báo chí trong việc chuyển tải thông tin về y tế sức khỏe và diện mạo của báo chí viết về mảng y tế - sức khỏe hiện nay. Chương 2: Nội dung, hình thức thể hiện những thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống. Chương 3: Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí và đề xuất giải pháp. 12 CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN VỀ Y TẾ - SỨC KHỎE VÀ DIỆN MẠO CỦA BÁO CHÍ VIẾT VỀ MẢNG Y TẾ - SỨC KHỎE HIỆN NAY 1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề thông tin y tế - sức khỏe Ở nước ta, việc chăm lo cho sức khỏe của người dân luôn được quan tâm. Câu nói của Hồ Chủ Tịch: “Mỗi người dân khỏe mạnh là cả nước khỏe mạnh, mỗi người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt” (Trích trong “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Hồ Chí Minh, đăng trên báo Cứu quốc số 199, ngày 273-1946) đã trở thành quan điểm xuyên suốt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa VII năm 1993 đã nêu rõ: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe”. Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và chỉ đạo: công tác truyền thông là một phần không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nghị quyết số 46/ NQ/TW của Bộ chính trị, ngày 23/2/2005 đã đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trong đó, nghị quyết chỉ rõ cần: Nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng có thể chủ động phòng chống dịch bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khỏe, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. 13 Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mối liên hệ mật thiết giữa vai trò của cá nhân và vai trò của cộng đồng, trong đó có vai trò của quản lý Nhà nước trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định công tác truyền thông là một phần không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trên thực tế, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân cũng đã được cụ thể hóa thông qua 5 quan điểm chỉ đạo nhất quán trong Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12/6/2009 của Chính phủ về định hướng chiến lược công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Theo đó, con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Vì vậy, đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội cho người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già, công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế. Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu, kết hợp đông y và tây y. Xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước, thực hiện tốt việc trợ 14 giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Trong “Chỉ thị của bộ trưởng bộ y tế về việc tăng cường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nhân ngày thầy thuốc Việt Nam” (2001/CT-BYT, ban hành ngày 05/02/2001) có nêu rõ: “cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”. Và để thực hiện được điều này, chỉ thị cũng nêu ra một số vấn đề cần phải làm, trong đó nhấn mạnh: “vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân vẫn còn một số việc cần quan tâm giải quyết, đó là trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, chất lượng khám chữa bệnh và trình độ cán bộ y tế cơ sở cũng như việc chăm lo đời sống vật chất và chế độ chính sách cho cán bộ y tế cơ sở”. Bên cạnh đó, tại chỉ thị 06 - CT/TW ngày 22/1/2002 của Ban bí thư Trung ương đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới Y tế cơ sở, Ban Bí thư Trung ương Ðảng yêu cầu các cấp uỷ đảng, các ngành, các đoàn thể quán triệt và thực hiện tốt những việc liên quan đến chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe của người dân như: “Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở; tăng cường phối hợp liên ngành, lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khoẻ; huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể, tạo ra phong trào toàn dân vì sức khoẻ. Xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm tới đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm cải thiện rõ rệt chất lượng chăm sóc sức khoẻ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong vùng. Ngành Y tế có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan xây dựng chuẩn quốc gia về y tế cơ sở; nâng cao năng lực chuyên môn và y đức của các cán bộ y tế; coi trọng phát huy và phát triển y - dược học cổ truyền; tăng cường các hoạt động 15 giám sát và hỗ trợ kỹ thuật của y tế tuyến trên đối với tuyến cơ sở, bảo đảm cho trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã, phường có đủ khả năng phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh theo tuyến kỹ thuật, góp phần giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến trên; phát huy khả năng của y tế các lực lượng vũ trang trong việc kết hợp quân - dân y để chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; tổ chức tốt việc quản lý và phát huy vai trò của lực lượng y tế ngoài công lập. Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ người dân tộc tại chỗ. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm y tế, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y - dược học cổ truyền. Phấn đấu đến năm 2010, 80% trạm y tế xã có bác sĩ, 100% thôn, bản có nhân viên y tế với trình độ sơ học trở lên. Có chính sách đãi ngộ thích hợp để khuyến khích cán bộ y tế làm việc tại trạm y tế xã, phường, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; tăng cường trang thiết bị y tế thích hợp cho y tế cơ sở”... Như vậy, Ban chấp hành TW Đảng đã có sự chỉ đạo về nguồn lực để củng cố và hoàn thiện mạng lưới Y tế cơ sở trên toàn quốc, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân được hưởng các quyền lợi chăm sóc sức khỏe. Mới đây, trong Quyết định số 432/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ - Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cũng nêu rõ: “cần phải phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện điều kiện và vệ sinh môi trường lao động. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe theo hướng toàn diện, chú trọng dự phòng tích cực và chủ động, khống chế kịp thời và kiểm soát tốt các dịch bệnh, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tật. Củng cố và tăng cường hệ thống y tế theo hướng đa dạng hóa các loại hình phục vụ và xã hội hóa lực lượng tham gia, trong đó các cơ sở y tế công phải đóng vai trò chủ đạo. Thiết lập hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, 16 chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các trạm y tế xã, phường… Từng bước hình thành hệ thống quản lý và kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng”. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mối liên hệ mật thiết giữa vai trò của cá nhân với vai trò của cộng đồng, trong đó có vai trò quản lý của Nhà nước đối với việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân”. Xuyên suốt trong tất cả các văn bản chỉ đạo về y tế - sức khỏe cộng đồng, Đảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của việc thông tin tuyên truyền về y tế - sức khỏe, đặc biệt trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về sức khoẻ sẽ giúp cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể, từ đó tạo ra phong trào toàn dân vì sức khoẻ. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài Thông tin sức khỏe có nhiều định nghĩa khác nhau theo nhiều cách quan niệm, trong đó Bách khoa Y học cho rằng: “Thông tin sức khỏe đó là những thông tin về tình trạng thể chất, tinh thần và các quan hệ xã hội”. Các chuyên gia y tế công cộng thấy định nghĩa này chưa đầy đủ, họ cho rằng thông tin sức khỏe ngoài thông tin về thể trạng còn một số thành phần khác trong sức khỏe của con người, đó là: thông tin về dinh dưỡng, tinh thần và tri thức. Trong tuyên ngôn Alma Ata năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới (WTO) đã định nghĩa: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật hay thương tật”. Điều đó có nghĩa, sức khoẻ bao gồm tình trạng của cả tinh thần lẫn thể chất. Chúng ta có thể bổ sung cho đầy đủ hơn: Sức khoẻ của một cộng đồng là kết quả tổng hoà của tất cả các yếu tố tạo nên tinh thần và thể chất của cộng đồng ấy. Các hoạt động hướng tới việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe của một cộng đồng chính là các hoạt động y tế công cộng. 17 Sức khỏe tinh thần là một khái niệm ám chỉ tình trạng tinh thần và cảm xúc tốt của mỗi cá nhân. Theo tổ chức y tế thế giới, không có định nghĩa chính thức cho sức khỏe tinh thần. Các nền văn hóa khác nhau, các đánh giá chủ quan và các giả thuyết khoa học khác nhau đều có ảnh hưởng tới định nghĩa về khái niệm "sức khỏe tinh thần". Mặt khác, tình trạng thoải mái, không có rối loạn nào về tinh thần chưa chắc đã được coi là sức khỏe tinh thần. Có một cách để nhận xét sức khỏe tinh thần là xem xem một người thể hiện chức năng của mình thành công tới mức nào. Cảm thấy có đủ khả năng tự tin, có thể đối mặt với những mức tình trạng căng thẳng ở bình thường, luôn giữ được các mỗi quan hệ một cách thoải mái, có một cuộc sống độc lập, và dễ hồi phục sau những tình huống khó khăn... đều được coi là các dấu hiệu của một sức khỏe tinh thần. Sức khoẻ thể chất được thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất là: sức lực, sự nhanh nhẹn, khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc nếu có bệnh cũng nhanh khỏi và chóng hồi phục, khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường… Về khái niệm y tế công cộng, cho tới nay, nhiều nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về y tế công cộng. Những định nghĩa sau đây được coi là cơ sở khái niệm của y tế công cộng, được phần đông các nhà khoa học trong lĩnh vực này công nhận: “Y tế công cộng là khoa học và nghệ thuật của việc phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khoẻ và hiệu quả thông qua những cố gắng được tổ chức của cộng đồng” (Wilslow, 1920). Hoặc theo Báo cáo của IOM (Tổ chức quốc tế về di dân) năm 1988 cho rằng: “Y tế công cộng hoàn thiện những quan tâm xã hội trong việc đảm bảo những quyền làm cho con người có thể khoẻ mạnh”. Như vậy, y tế công cộng phải quan tâm đến sức khỏe cho tất cả mọi người. Thứ nhất, ý tưởng y tế công cộng bắt nguồn từ nhận thức của xã hội, cần thiết tạo ra một mục tiêu chung và đại diện cho mọi người. Thứ hai, y tế 18 công cộng liên quan đến tổng thể dân số, bao gồm sức khoẻ và nguyện vọng cá nhân vì sức khoẻ cho chính họ. Thứ ba, y tế công cộng liên quan đến sự bảo vệ, nâng cao, phục hồi sức khoẻ, có nghĩa là nó bao gồm một phạm vi rất rộng các hoạt động tiềm năng. Cuối cùng, trách nhiệm của y tế công cộng thuộc về những tổ chức xã hội khác nhau, bao gồm chính quyền trung ương, các cấp chính quyền địa phương và hệ thống y tế quốc gia. Trọng tâm can thiệp của y tế là phòng bệnh trước khi đến mức phải chữa bệnh thông qua việc theo dõi tình trạng và điều chỉnh hành động bảo vệ sức khỏe. 1.3. Vai trò của báo chí trong việc chuyển tải thông tin Trong đời sống xã hội, báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng. Bất kỳ một lực lượng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế giới đều sử dụng báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng, nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những định hướng có giá trị cho cuộc sống. Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí thật sự đã trở thành vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, mặt khác nó cũng tạo những điều kiện cần thiết để cho mọi người dân có thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước. Vì vậy, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng. Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội. Báo chí không chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén, lợi hại mà còn là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể; điều này càng phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Theo cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của Dương Xuân Sơn – Đinh Văn Hường – Trần Quang, “báo chí đóng vai trò quan trọng trong xã hội bởi lẽ: - Báo chí là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận. - Báo chí là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho nhân dân. 19 - Báo chí là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội. - Báo chí là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội. - Báo chí trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân” [17, tr.29]. Đối với mảng y tế - sức khỏe, báo chí đăng tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực y tế - sức khỏe, cung cấp cho người dân những thông tin mang tính thời sự, phổ biến kiến thức trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe,… Ngoài ra, những thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí còn mang tính chất cảnh báo trước mỗi diễn biến xấu của dịch bệnh, định hướng và hình thành dư luận xã hội trước những vấn đề nóng hổi của mảng y tế - sức khỏe. Vì vậy, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải thông tin về y tế - sức khỏe. 1.4. Diện mạo của báo chí về lĩnh vực y tế - sức khỏe ở Việt Nam hiện nay 1.4.1 Báo chí về lĩnh vực y tế - sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay Con người là vị trí trung tâm của mọi hoạt động và quyền được sống là quyền cao nhất của con người. Khi được sống thì sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất, nếu không có sức khỏe thì không thể làm gì được cho bản thân cũng như góp sức dựng xây phát triển đất nước. Truyền thông nói chung cũng như báo chí nói riêng ngày càng có nhiều phương thức phong phú để chuyển tải những thông tin về y tế - sức khỏe bổ ích tới công chúng. Những thông tin về y tế - sức khỏe xuất hiện thường xuyên và đều đặn trên cả bốn loại hình báo chí: truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử. Về truyền hình, hiện nay đã có một kênh riêng chuyên sâu về sức khỏe, đó là O2TV phát sóng 24/24h kể từ ngày 8/8/2008. O2TV là kênh truyền 20 thông giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi chăm sóc sức khoẻ và cải thiện chất lượng cuộc sống, là cầu nối giữa người dân với các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực y tế. Hiện tại, O2TV có khoảng 30 chương trình sức khỏe thường xuyên phát sóng, trong đó nổi bật là những chương trình: Bản tin O2, Nhật ký O2, Giờ vàng sức khỏe, Giờ chiến thắng ung thư, Tuổi vàng, Blog trẻ thơ, Giữ cho lá phổi khỏe mạnh, Chuyện ngành Y, Chính sách y tế và cuộc sống, Thuốc tốt thuốc hay,… Ngoài ra, trên VTV – Đài truyền hình Việt Nam có 4 chương trình cũng thuộc mảng y tế - sức khỏe, đó là: “Vì sức khỏe”, “Sức khỏe cho mọi người”, “Chính sách y tế và cuộc sống”, "Sống khỏe mỗi ngày". Một số chương trình về y tế - sức khỏe khác cũng xuất hiện trên các kênh sóng truyền hình như: Chương trình “Sức khỏe cho mọi nhà – Dr. You”- chính thức phát sóng số đầu tiên vào ngày 205-2012 trên kênh VTV9 và Today TV, chương trình "Vì chất lượng cuộc sống" phát sóng trên kênh HTV7 thuộc Đài Truyền hình TPHCM. “Sức khỏe cho mọi nhà – Dr. You” là chương trình cung cấp những kiến thức, thông tin bổ ích, thiết thực về các căn bệnh thông thường cho người xem truyền hình. Trong chương trình, bệnh nhân sẽ được trực tiếp trò chuyện và đặt câu hỏi với bác sĩ về căn bệnh của mình để cùng bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị. Chương trình "Vì chất lượng cuộc sống" cung cấp cho người xem truyền hình những ý kiến tư vấn, kinh nghiệm về vấn đề chăm sóc sức khỏe, chế độ ẩm thực và dinh dưỡng... Trên đài phát thanh hiện nay cũng có 5 chương trình về sức khỏe phục vụ thính giả nghe đài như: “y tế sức khỏe”, “chăm sóc sức khỏe cho học sinh – sinh viên”, “sức khỏe sinh sản và giới trẻ”, “Vị thuốc quanh ta”, “Bản tin y tế và sức khỏe cộng đồng”,… Đối với báo in, ngoài hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống mà luận văn khảo sát thì hầu hết các tờ báo đều có chuyên mục liên quan đến vấn đề y tế - sức khỏe, ví dụ như các tờ: Thanh niên có chuyên mục “Sức khỏe Ẩm thực”, Tuổi Trẻ có chuyên mục “Sống khỏe” và “Tư vấn sức khỏe”, Tiền 21 Phong có chuyên mục “Sức khỏe”, Người Lao động có chuyên mục “Sức khỏe” và “Tiến bộ y khoa”,… Ngoài ra, hiện nay, một số ấn phẩm riêng về mảng y tế sức khỏe cũng xuất hiện rất nhiều như: Tạp chí Sức khỏe và Tiêu dùng, Tạp chí "Sức khỏe và An toàn thực phẩm", Tạp chí Sức Khỏe Gia Đình,… Các trang báo điện tử cũng thành lập các chuyên mục liên quan đến việc chăm sóc, tư vấn sức khỏe, thẩm mỹ cho bạn đọc như: trang Giadinh.net có chuyên mục “Sức khỏe”, “Y tế”, “Làm đẹp”; trang Dantri.com.vn có chuyên mục “Sức khỏe”; trang VnExpress.net có chuyên mục “Sức khỏe”, “Làm đẹp”; trang Phunuonline.com.vn có chuyên mục “Sức khỏe- Dinh dưỡng”, “Thời trang- làm đẹp”… Báo chí với tư cách là công cụ tuyên truyền đắc lực các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã có những đóng góp đáng kể trong việc thông tin, phản ánh thực trạng sức khỏe của người dân hiện nay, cung cấp những phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, những thành tựu y học, tư vấn sức khỏe, thẩm mỹ… cho cộng đồng. Tuy vậy, những thông tin y tế sức khỏe trên báo chí hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được nghiên cứu và xem xét: tính kịp thời của thông tin, yếu tố khách quan trong các bài báo về y tế - sức khỏe… Do vậy, việc nâng cao nhận thức, giúp người dân có cái nhìn đúng đắn về sức khỏe, cung cấp những tri thức khoa học trên báo chí về y tế sức khỏe luôn là vấn đề nóng bỏng. 1.4.2. Vài nét về tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống Khoa học & đời sống là một trong những tờ báo lâu đời ở Việt Nam. Trước kia, báo Khoa học & đời sống được biết đến là tờ báo có nhiều thông tin về khoa học công nghệ, tuy nhiên, hiện nay, tờ báo này chứa đựng song song nhiều nội dung phong phú về y tế - sức khỏe. Báo được thành lập năm 1959, là cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ qua, Báo có đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia khoa học hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực Khoa học và công nghệ nên thông tin trên báo có độ tin cậy cao. Thông tin nhanh nhạy về tiến 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan