Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thông tin trên trang nghề báo của báo Nhà báo và công luận...

Tài liệu Thông tin trên trang nghề báo của báo Nhà báo và công luận

.PDF
121
340
117

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- NGUYỄN THỊ VÂN THÔNG TIN TRÊN TRANG NGHỀ BÁO CỦA BÁO NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Khảo sát năm 2011 - 2012) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội – 2015 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- NGUYỄN THỊ VÂN THÔNG TIN TRÊN TRANG NGHỀ BÁO CỦA BÁO NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Khảo sát năm 2011 - 2012) Chuyên ngành: báo chí học Mã số: 60 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ MỲ Hà Nội – 2015 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Thông tin trên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận: Thực trạng và giải pháp phát triển (khảo sát năm 2011 – 2012)" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Thị Mỵ. Tôi cũng xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Luận văn có sử dụng, phát triển và kế thừa những tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài, và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài khoa Báo chí – Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình giảng dạy và trang bị kiến thức cho tôi trong gần 3 năm học tại trường, niên khóa 2011 - 2013. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Mỵ đã dành thời gian tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đối với những người thân, các bạn học viên trong lớp, các bạn đồng nghiệp đã tư vấn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân 3 CÁC CHỮ VIẾT TẮT BBT Ban Biên tập BTV Biên tập viên CTV Cộng tác viên HNBVN Hội Nhà báo Việt Nam NB&CL Nhà báo và Công luận PV Phóng viên TBT Tổng biên tập TKTS Thư ký tòa soạn 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Thống kê chủ đề trên chuyên trang nghề báo năm 2011 ................ 38 Và được thể hiện qua biểu đồ: ........................................................................ 38 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nhóm chủ đề trên chuyên trang Nghề báo năm 2011 ....... 38 Bảng 2.2: Bảng thống kê chủ đề trên chuyên trang Nghề báo năm 2012 ....... 39 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nhóm chủ đề trên trang Nghề báo năm 2012 ................... 39 Bảng 2.3: Thống kê thể loại trên trang Nghề báo năm 2011 .......................... 54 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thể loại trên chuyên trang nghề báo năm 2011 ................. 55 Bảng 2.4: Thống kê thể loại trên trang nghề báo năm 2012 ........................... 55 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ thể loại trên trang nghề báo năm 2012 .............................. 56 Bảng 2.3: Mức độ quan tâm của công chúng tới trang nghề báo ................... 64 Biểu đồ 2.5: Mức độ quan tâm của công chúng tới trang Nghề báo .............. 64 Mô hình 3.1: Maket chuyên trang Nghề báo trên diện tích 1 trang ................ 79 Mô hình 3.2: Maket chuyên trang Nghề báo với diện tích 2 trang ................. 81 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN VÀ THÔNG TIN TRÊN BÁO CHÍ ..................................................................... 9 1.1 Khái niệm thông tin và thông tin báo chí .................................................... 9 1.2. Nâng cao chất lượng thông tin báo chí .................................................... 17 1.3. Xu thế phát triển thông tin trên báo in trong tương lai ............................ 21 1.4. Báo in phải thay đổi theo nhu cầu tiếp nhận của công chúng .................. 25 1.5. Chuyên trang trên báo in và đặc trưng thông tin theo chuyên trang ............... 27 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CHUYÊN TRANG NGHỀ BÁO CỦA BÁO NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN TRONG 2 NĂM 2011 - 2012 . 34 2.1. Sơ lược về báo Nhà báo và Công luận ..................................................... 34 2.2. Kết quả khảo sát về nội dung và hình thức trên trang Nghề báo ............. 37 2.3. Khảo sát mức độ quan tâm của độc giả tới trang Nghề báo .................... 64 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUYÊN TRANG NGHỀ BÁO CỦA BÁO NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN ............................ 67 3.1. Giải pháp vĩ mô ........................................................................................ 67 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung thông tin trên chuyên trang Nghề báo .... 69 3.3. Giải pháp nâng cao hình thức................................................................... 72 3.4. Một số mô hình đổi mới chuyên trang ..................................................... 77 3.5. Giải pháp phát triển công tác phát hành báo ........................................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90 PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thời gian gần đây, báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về hình thức, nội dung, đội ngũ những người làm báo và số lượng cơ quan báo chí, ấn phẩm báo chí. Tính đến tháng 5 - 2011, trong lĩnh vực báo in, cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1.003 ấn phẩm. Phát thanh, truyền hình có 3 đài Trung ương và các đài phát thanh - truyền hình địa phương với 200 kênh chương trình trong nước và 67 kênh nước ngoài. Cả nước có 46 báo mạng điện tử và tạp chí điện tử, 287 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang tin điện tử của các cơ quan của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các đoàn thể, hội, hiệp hội... Bên cạnh những loại hình báo chí truyền thống và hiện đại như báo in, báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử; sự phát triển, tích hợp và hội tụ về công nghệ thông tin và truyền thông đang thúc đẩy sự ra đời của một số loại hình và sản phẩm truyền thông mới…Cũng tính đến tháng 5-2011, cả nước có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề. Theo thông tin mới nhất từ hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015 diễn ra vào ngày 31/12/2014, hiện cả nước có 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo - tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình và 1.525 trang thông tin điện tử tổng hợp; 420 mạng xã hội được phép hoạt động với lượng truy cập rất cao, ảnh hưởng ngày càng lớn về thông tin. Đến thời điểm này, cả nước có gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo, và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ. Có thể khẳng định rằng, sự phát triển mạnh mẽ, thần kỳ ấy đã mang đến một diện mạo thông tin, một kỷ nguyên thông tin mới, được tạo dựng từ nền tảng, cơ sở của truyền thông truyền thống, nhưng có những khác biệt rõ 2 ràng. Truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng đã chịu sự ảnh hưởng, tác động vô cùng mạnh mẽ. Với sự trợ giúp của những thành tựu khoa học kỹ thuật, truyền thông đại chúng dần chiếm lĩnh, chi phối được quá trình tiếp nhận thông tin của cộng đồng. Trong mỗi bước đi của cả nền báo chí cũng như mỗi cơ quan báo chí, đều có sự ứng phó sao cho linh hoạt, phù hợp với thực tiễn xã hội, với từng đối tượng công chúng tiếp nhận khác nhau, ở những thời điểm khác nhau. Thông tin không còn là một chiều đơn lẻ nữa, và người tiếp nhận có thừa quyền lực để lựa chọn hay gạt bỏ những luồng thông tin mà họ cảm thấy vô bổ, không thiết thực, không chính xác... Báo Nhà báo và Công luận (NB&CL) là cơ quan ngôn luận của Hội Nhà báo Việt Nam. Đây là tờ báo chuyên sâu về lĩnh vực nghề nghiệp, phản ánh về đời sống báo chí của Việt Nam. Trang Nghề báo nằm ở vị trí số 12 trong tổng số 20 trang của báo Nhà báo và Công luận, được coi là một trong những trang quan trọng nhất của tờ báo. Nhiệm vụ của trang là phản ánh mọi mặt của đời sống báo chí, sự sôi động của hoạt động báo chí thông qua các bài phỏng vấn, hậu trường, chân dung nhà báo, góc nhìn nghề nghiệp của những người làm báo... Đó có thể là những bài gặp gỡ phỏng vấn các lãnh đạo quản lý báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí, các nhà báo, phóng viên đang hoạt động nghề nghiệp, cũng có thể là những kinh nghiệm nghề nghiệp được các nhà báo đúc kết, chia sẻ thông qua những kỉ niệm, những bài học, trải nghiệm trong chặng đường tác nghiệp. Cơ cấu của chuyên trang thông thường bao gồm một bài dài khoảng 1.500 chữ và 1 đến 2 bức ảnh, hoặc cũng có những số báo thêm một số tin tức hoạt động, văn bản, quy định đạo đức nghề nghiệp… Thông qua các cuộc trò chuyện, các bài hậu trường, bếp núc xoay quanh các vấn đề nóng đã, đang diễn ra trong làng báo, những gương chân dung điển hình hoạt động trong lĩnh vực báo chí, những tờ báo hoạt động hiệu 3 quả, những khó khăn của nghề nghiệp trong cơn bão thị trường… trang Nghề báo đã phần nào mang đến cho công chúng những thông tin cập nhật, có tính phản biện nghề nghiệp, khẳng định tính chuyên nghiệp của tờ báo, đáp ứng phần nào nhu cầu của đời sống xã hội, nhu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của tờ báo. Tuy nhiên, ngoài những giá trị đã được khẳng định thì vẫn còn một số hạn chế về góc nhìn, đề tài, hình thức thể hiện, phong cách viết… Những đòi hỏi ngày càng cao của thông tin dẫn đến việc cần có những đổi mới cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả. Từ đó, những giải pháp phát triển chuyên trang được đặt ra như một yêu cầu của việc nâng cao vị thế và tầm vóc cho cả tờ báo trong tương lai. Là phóng viên trực tiếp phụ trách chuyên trang, tôi có điều kiện để đi sâu nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu về thực trạng cũng như giải pháp phát triển cho chuyên trang để ứng dụng vào thực tiễn nghề nghiệp một cách hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng tờ báo Nhà báo và Công luận trong làng báo chí cách mạng Việt Nam. Với những lí do trên đây, tôi lựa chọn đề tài luận văn: Thông tin trên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận: Thực trạng và giải pháp phát triển (Khảo sát năm 2011 - 2012). 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có nhiều tác phẩm, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề thông tin trên báo chí nói chung nhưng chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về thông tin trên chuyên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận, về thực trạng và giải pháp phát triển của chuyên trang. Tuy vậy, vẫn có nhiều tài liệu hữu ích, quý giá có thể tham khảo như bài giảng của các giảng viên trong trường về thông tin nói chung, thông tin trên báo chí, trên chuyên trang, chuyên mục 4 nói riêng; tham luận của một số đại biểu tại các hội thảo khoa học về nghề báo, ý kiến, đánh giá của một số nhà báo về nghiệp vụ...Qua khảo sát, tôi thấy có một số tác phẩm đáng chú ý như sau: * Về sách: + Cơ sở lí luận báo chí truyền thông của tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang. Đây là cuốn sách mang tính chất nền tảng cho toàn bộ chương trình đào tạo về lí luận báo chí. Nội dung cuốn giáo trình đề cập đến những vấn đề có tính phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc trưng, chức năng, nguyên tắc, hiệu quả, tính sáng tạo của lao động báo chí, làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí - truyền thông như: vấn đề thông tin trên báo chí và tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin, nâng cao chất lượng thông tin… + Cuốn sách “tổ chức tòa soạn đa phương tiện” do giảng viên Carmilla Floyd của Viện Đào tạo báo chí Fojo viết là một trong những ấn phẩm sử dụng trong khóa đào tạo tập huấn Việt Nam – Thụy Điển. Chương trình đào tạo báo chí Việt Nam – Thụy Điển chú trọng đào tạo kỹ năng đưa tin đa chiều, viết phóng sự chuyên nghiệp, các kỹ năng phỏng vấn, thiết kế trình bày báo, đưa tin trên báo mạng, quản lý báo chí và tổ chức phòng tin. + Cuốn sách Ngôn ngữ báo chí – PGS.TS Vũ Quang Hào, giảng viên khoa báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đây là tập giáo trình giảng dạy cho sinh viên báo chí rất bổ ích với những nội dung chính: Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; ngôn ngữ các phong cách báo chí; ngôn ngữ tít báo, ngôn ngữ quảng cáo báo chí, quảng bá báo chí… + Cuốn sách Nghề làm báo của tác giả người Pháp Philippe Gaillard. Trong cuốn sách trình bày những nội dung cơ bản của nghề làm báo. Đó là, vai trò của báo chí; cơ cấu tổ chức và hoạt động tác nghiệp của một doanh nghiệp báo chí (tòa soạn); chức năng, nhiệm vụ của các hãng thông tấn; 5 phương pháp thu thập, xử lý, truyền tải thông tin; cách làm phóng sự, viết tin, biên tập báo chí; trình bày maket và kỹ thuật in ấn… + Viết cho độc giả - Loic Hervouet, Tổng Giám đốc Trường Đại học báo chí Lille. Cuốn sách do Lê Hồng Quang dịch, Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản. Cuốn sách giúp các nhà báo nắm được kỹ năng và cả thói quen viết đơn giản và hiệu quả, nhằm chuyển tải thông tin đến độc giả một cách tốt nhất. + Cuốn sách “Nhà báo viết về nghề báo” của 10 nhà báo thuộc nhóm phóng viên lâu năm của Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Trần Ngọc Châu, Đoàn Khắc Xuyên, Nguyễn Vạn Phú, Trần Hữu Quang, Huỳnh Kim, Sơn Tùng, Minh Hùng, Phạm Hữu Chương, Thục Đoan, Công Thắng). Nội dung cuốn sách xoay quanh 2 chủ đề chính: các vấn đề báo chí nói chung, báo chí Việt Nam nói riêng, vai trò của báo chí trong xã hội hiện đại; những kinh nghiệm làm báo ở các thể loại như viết tin, tìm hiểu thể loại ký; công tác tòa soạn, cách sử dụng số liệu, sử dụng ngôn ngữ; kinh nghiệm tác nghiệp trong các hội nghị ở nước ngoài… Đặc biệt, cuốn sách ngoài việc đề cập đến các vấn đề lý luận về báo chí và nghề báo nhưng chủ yếu thông qua những điều tâm đắc hoặc những trải nghiệm của từng tác giả qua nhiều năm hoạt động trong nghề. Phần lớn các bài viết đều đưa ra nhiều dẫn chứng, câu chuyện sinh động, lý thú từ thực tế… + Cuốn sách Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, giới thiệu những lý luận, khái niệm, phạm trù và hoạt động báo chí thế giới đang được phổ biến tại các trường đại học trên thế giới và trong giới nghiên cứu báo chí. Đây là một vấn đề cần thiết trong xu thế hội nhập quốc thế hiện nay đối với các cơ sở nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam. Trong cuốn sách, khái niệm báo chí được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các loại hình báo chí như báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử. Phạm trù thế giới trong khuôn khổ cuốn sách này được đề cập mang tính điển hiền ở một số các ví dụ cụ thể về hoạt động báo chí ở một số nước khu vực. 6 * Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu về báo in với những góc độ tiếp cận khác nhau như: + Luận văn “Thông tin chuyên đề trên chuyên san Hồ sơ sự kiện” – tác giả Nguyễn Tri Thức, năm 2011 + Luận văn "Tổ chức nội dung báo in VOV trong Đài Tiếng nói Việt Nam" – tác giả Lê Như, năm 2013… + Luận văn Nâng cao chất lượng chuyên mục Nghiên cứu - trao đổi trên tạp chí Giáo dục lí luận, tác giả Trần Hoài Thu, năm 2012 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Đề tài Thông tin trên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận: thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 - 2012) nhằm phân tích những thành công và hạn chế về mặt nội dung thông tin, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thông tin, năng lực người làm báo để nâng cao chất lượng của chuyên trang nói riêng và tờ báo Nhà báo và Công luận trong tương lai nói chung. 3.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về báo in, về chuyên trang chuyên mục trên tờ báo trong xu hướng phát triển của báo chí hiện đại. - Đánh giá thực trạng việc tổ chức nội dung của chuyên trang. Mối liên quan, sự kết nối với các trang khác trong tờ báo cũng như hiệu quả thông tin của chuyên trang. - Khảo sát độc giả của tờ báo để đánh giá chất lượng thông tin - Phỏng vấn các chuyên gia báo chí - cũng đồng thời là độc giả của tờ báo về thông tin trên chuyên trang, lãnh đạo của tờ báo, đồng nghiệp trong cơ quan… để thu thập ý kiến đánh giá và góp ý về nội dung và hình thức chuyên trang hiện nay. 7 - Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức chuyên trang… nhằm phát triển chuyên trang phù hợp với xu thế mới của báo chí hiện đại. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chuyên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành khảo sát trong thời gian 2 năm 2011 - 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu thứ cấp gồm các văn bản, tài liệu đã công bố. - Khảo sát, tổng hợp, phân tích nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên chuyên trang trong 2 năm 2011 - 2012. Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu (phương pháp định tính) đối với 20 lãnh đạo, chuyên gia của một số cơ quan báo chí là độc giả của tờ báo; lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo báo Nhà báo và Công luận, các nhà báo, các đồng nghiệp...để nâng cao hiệu quả thông tin và định hướng phát triển chuyên trang nói riêng và tờ báo Nhà báo và Công luận. Đồng thời sẽ khảo sát điều tra trên 300 đối tượng độc giả để có được cái nhìn khái quát nhất về mức độ quan tâm của độc giả tới chuyên trang. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Về lý luận: - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp , bổ sung thêm vào hê ̣ thố ng lý thuyế t về chuyên trang chuyên m ục trên báo in, xu hướng phát triển báo in trong xu thế truyền thông hội tụ ở Việt Nam hiện nay. - Là tài liệu hữu ích để sinh viên báo chí tham khảo phục vụ học tập. 6.2. Về thực tiễn: - Khẳng định sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả thông tin trên chuyên trang, chuyên mục trên báo in trong xu thế mới nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của độc giả. 8 - Luận văn có những đóng góp đối với việc tổ chức nội dung cho tờ báo và các vấn đề liên quan như: đẩy mạnh mạng lưới cộng tác viên cho chuyên trang, chuyên mục; xây dựng và cải tiến chuyên trang đa dạng... - Đề xuất các giải pháp có tính định hướng chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả thông tin của tờ báo và hoạt động của tòa soạn để thu hút độc giả, tăng lượng phát hành, quảng cáo - nhất là trong bối cảnh bão hòa thông tin và những khó khăn thách thức mà báo in đang gặp phải hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung được chia làm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về thông tin và thông tin trên báo chí. Chương 2: Thực trạng thông tin trên chuyên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận năm 2011 - 2012. Chương 3: Một số giải pháp phát triển chuyên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận. Kết luận 9 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN VÀ THÔNG TIN TRÊN BÁO CHÍ 1.1 Khái niệm thông tin và thông tin báo chí 1.1.1 Khái niệm thông tin Khái niệm thông tin được bắt nguồn từ chữ Latinh informetino, gốc của từ tiếng Anh information. Hai tác giả Philippe Breton, Serge Proulx, trong cuốn“Bùng nổ truyền thông: Sự ra đời một ý thức hệ mới giải thích rằng: Từ Latin informatio, gốc của từ hiện đại “information” (thông tin), có hai hướng nghĩa. Một, nó chỉ hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (forme). Hai, tùy theo trạng huống, nó có nghĩa sự truyền đạt hoặc một ý tưởng, khái niệm hay biểu tượng. Sự cùng chung sống của hai hướng nghĩa ấy, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt, có vẻ tiêu biểu cho sự phát minh của tiếng Latin [33, tr.38-39]. Có thể hiểu theo cách khác thì thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng. Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ... Ngày nay, thuật ngữ "thông tin" (information) được sử dụng khá phổ biến. Thông tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác...Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định. Theo quan điểm của triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Nội dung của thông 10 tin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự vật hiện tượng được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với sự vật khác. Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh. Những dấu ấn để lại chính là những thông tin của hệ thống vật chất này đối với hệ thống vật chất khác. Phản ánh của vật chất là phản ánh thông tin, không có thông tin chung chung mà thông tin là thông tin về sự vật này đối với sự vật khác. Theo Từ điển tiếng Việt thì thông tin với nghĩa là động từ là truyền tin cho nhau để biết; và với nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi (ví dụ bài báo có lượng thông tin cao). Như vậy, thông tin được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, đó chính là nội dung thông tin; Thứ hai, đó là phương tiện thông báo, báo tin. Còn trong khái niệm thông tin nêu trong phần mở đầu “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010” ban hành kèm theo Quyết định số 219/2005/QĐ – TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ: “Thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội”. Đặc biệt, Chiến lược phát triển thông tin đã nêu lên một luận điểm quan trọng về vai trò của thông tin trong đời sống xã hội: Sự chênh lệch về trình độ phát triển thông tin giữa các nước là một đặc điểm về quy mô và trình độ phát triển trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ. Nước nào không vượt qua được những thách thức về thông tin, nước đó mất cơ hội phát triển và có nguy cơ mất khả năng tự chủ. Thiếu thông tin, sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định hoặc các quyết định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực tiễn và trở nên kém hiệu quả. 11 Theo cuốn “Cơ sở lí luận báo chí truyền thông” của tác Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hương, Trần Quang thì, hiện nay khoa học đã phát triển đến trình độ cao, trong các lĩnh vực khoa học, thuật ngữ thông tin cũng có những cách hiểu khác nhau khi sử dụng đến nó. Có thể phân biệt sự khác nhau giữa ba lĩnh vực lớn có mối quan hệ hỗ trợ nhau trong truyền thông là truyền thông đại chúng, viễn thông và tin học. Trong lĩnh vực truyền thông, hoạt động chủ yếu dựa trên nội dung của các thông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công chúng. Người ta gọi là thông tin chất lượng. Trong lĩnh vực viễn thông, hoạt động nhằm mục đích vận chuyển và bảo đảm tính chính xác của các thông điệp, đó là tính tương tác của thông tin nhờ việc đưa vào mạng. Từ các yêu cầu về điều kiện sản xuất trí tuệ dựa trên hình thái chính thức của các thông tin đã ra đời bộ môn thông tin học. Có thể coi lĩnh vực này là cách xử lý thông tin phần mềm, nghĩa là thông tin dưới hình thức số. Tóm lại, cùng sử dụng thuật ngữ thông tin nhưng khái niệm thông tin của các nhà báo sử dụng lại hoàn toàn khác với những khái niệm thông tin mà các nhà kĩ thuật viễn thông xử lí hoặc thông tin mà các nhà tin học chế tạo. Như vậy, có thể khái quát về khái niệm thông tin như sau: Thông tin là khối lượng tri thức được sử dụng để tuyên truyền, phổ biến qua các phương tiện kỹ thuật, các loại hình chuyển tải nhằm tác động đến những hành vi của công chúng trong xã hội, định hướng dư luận xã hội, thực hiện chức năng giám sát, quản lý để góp phần hoàn thiện, phát triển xã hội. 1.1.2. Thông tin báo chí 1.1.2.1. Khái niệm Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có cách riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau. Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng 12 rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được. Theo đó, thông tin báo chí cũng được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, đó là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khám phá của con người. Thứ hai, đó là phương tiện, công cụ chuyển tải tác phẩm báo chí tới công chúng. Trong hoạt động báo chí, thông tin là mục đích chủ yếu. Thông tin trở thành “cầu nối” giữa báo chí và công chúng. Căn cứ việc phân loại theo phương thức thể hiện, người ta chia thông tin báo chí thành các loại hình: Thông tin chủ yếu bằng chữ viết (báo in); thông tin chủ yếu bằng tiếng nói (phát thanh); thông tin chủ yếu bằng hình ảnh (truyền hình); thông tin trên mạng internet (đa phương tiện). Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ “thông tin” có nhiều dạng khác nhau: có khi chỉ là cái tin vắn, tin ngắn, bài bình luận, phóng sự, phỏng vấn; có khi là một chương trình phát thanh, truyền hình. Ngay cả các tiêu đề, vị trí của tác phẩm trên các cột báo, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ hay cách xếp chữ trên các tờ báo… đều chứa đựng thông tin. Thuật ngữ “Thông tin” trong hoạt động báo chí còn có cách hiểu rộng hơn, chúng còn được hiểu như một danh từ tập hợp. Chúng ta có thể gọi toàn bộ tác phẩm, hay hệ thống những tin tức là thông tin. Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại, báo chí là một hiện tượng xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Thông tin là một hiện tượng vốn có của thế giới vật chất. Theo các nhà nghiên cứu, lần đầu tiên thông tin được con người chú ý về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những năm 20 – 30 của thế kỷ XX. Và từ đây, “Thông tin chính là những cái mới khác với những điều đã biết”. 13 Hiện nay, đặc biệt trong thời đại “bùng nổ thông tin” Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò của thông tin. Đây không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp tri thức, là một trong những công cụ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành đất nước mà còn là nơi để phản hồi những thông tin từ nhân dân đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hoá trong đời sống xã hội. Thông tin thực sự là công cụ cung cấp tri thức, dự báo sự phát triển đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển. Đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên nhu cầu thông tin của nhân dân đòi hỏi ngày càng cao hơn. Có thể nói, thông tin là chức năng sơ khởi của báo chí, theo nghĩa sử dụng phương tiện kỹ thuật để phổ biến kết quả lao động sáng tạo của nhà báo. Thực hiện chức năng thông tin, báo chí cung cấp cho công chúng về tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội. Và do vậy, có một cách định nghĩa khác về thông tin như sau: Thông tin không chỉ đơn giản là tác phẩm báo chí mà là những tác phẩm báo chí khi đã được công chúng tiếp nhận. Hoặc có thể đồng tình với định nghĩa: Thông tin là phần tri thức được sử dụng để định hướng, tác động đến những hành động tích cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm, phẩm chất, sự hoàn thiện và sự phát triển hệ thống” (Afanaxiep- Thông tin xã hội và định hướng xã hội, Mátxcơva, 1975, tr.33). 1.1.2.2. Đặc điểm cơ bản của thông tin báo chí Thông tin báo chí được thể hiện ở một số đặc điểm cơ bản sau: + Thông tin thời sự Theo từ điển Tiếng Việt thì “Thời sự” được hiểu là toàn bộ sự việc ít nhiều quan trọng vừa mới xảy ra, được nhiều người quan tâm. Theo đó, thông tin thời sự có thể cắt nghĩa thành ba nét chính, một là, toàn bộ sự việc vừa mới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan