Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thơ trên báo nhân dân và tập san giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật...

Tài liệu Thơ trên báo nhân dân và tập san giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

.PDF
102
1542
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THU PHƯƠNG THƠ TRÊN BÁO NHÂN VĂN VÀ TẬP SAN GIAI PHẨM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƯ DUY NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Hà Nội -2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THU PHƯƠNG THƠ TRÊN BÁO NHÂN VĂN VÀ TẬP SAN GIAI PHẨM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƯ DUY NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Thành Hà Nội -2012 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Công trình khoa học này là của riêng tôi. Kết quả luận văn của tôi là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin sử dụng và trích dẫn trong luận văn đều chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2012. Lê Thu Phương 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự động viên giúp đỡ tận tình của gia đình và bạn bè tôi. Tôi xin ghi nhớ và gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Bá Thành. Người thầy đã hết lòng tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo tổ Văn học Hiện đại Việt Nam, các thầy cô giáo Khoa Văn học, phòng tư liệu Khoa Văn học, thư viện Quốc gia Hà Nội, Đại tá Thái Kế Toại, nhà văn Trần Hoàng Bách đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và học tập. Xin cảm ơn tất cả mọi người đã dành cho tôi sự ưu ái, sự quan tâm giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2012 Lê Thu Phương 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Từ trước tới nay các nhà thơ, giới nghiên cứu văn học và ngay cả những người dân thường khi nhắc tới Nhân văn - Giai phẩm đều rất e dè. Bởi vì, khi nhắc tới cụm từ Nhân văn - Giai phẩm người ta đều nghĩ tới một vụ án văn chương mang tính chất chính trị. Nhiều nhà thơ có tên trên mặt báo Nhân văn và tập san Giai phẩm đã đi con đường sáng tạo thăng trầm. “Những đứa con tinh thần” của họ “chào đời” chẳng mấy khi được bình yên kể từ sau khi báo Nhân văn và tập san Giai phẩm bị đóng cửa. Không những thế có nhà thơ phải đi tù vì những sáng tạo của mình. Báo Nhân văn và tập san Giai phẩm bị cấm lưu hành ngay sau vụ Nhân văn - Giai phẩm. Nhưng trong các diễn đàn văn học chính thống và phi chính thống, trong nước và ngoài nước độc giả vẫn chưa thôi hi vọng tìm hiểu thơ, giải mã thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. Giá trị sáng tạo của các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm đã từng bước được ghi nhận. Những bài thơ của họ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm đã được in lại trong từng tập thơ của mỗi tác giả. Tuy nhiên, các ấn phẩm Nhân văn, Giai phẩm thì còn lại rất ít và chưa được khôi phục. Việc đánh giá, nhìn nhận lại giá trị của thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm là việc cần thiết. Giải quyết được vấn đề này chúng ta sẽ hiểu hơn về thơ văn một giai đoạn, một hiện tượng văn chương và dòng chảy của Văn học Việt Nam hiện đại. Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm giữ một vị trí quan trọng, đặc biệt là ở các tập san Giai phẩm, số lượng thơ lớn hơn văn xuôi. Vì vậy, chúng tôi chọn tất cả các bài thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm làm đối tượng cho đề tài nghiên cứu của mình. Sáng tác thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm là một đối tượng mới mẻ, phức tạp. Tìm hiểu thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm để tránh những 5 kết luận chủ quan và phiến diện, người nghiên cứu phải tự trang bị cho mình kiến thức mới khi mà bảng giá trị thẩm mỹ cũ không đủ để đánh giá thơ ca của họ. Thách thức đó lại mở ra cho người viết cơ hội thẩm thấu những giá trị hiện đại của thơ ca từ những năm năm mươi của thế kỷ XX. Tất cả khó khăn và sự hấp dẫn của đối tượng thôi thúc người viết lựa chọn đề tài luận văn: “Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật”. 2 Lịch sử vấn đề Trong suốt một thời gian dài từ năm 1955 cho tới nay, tư liệu báo Nhân văn và tập san Giai phẩm bị rơi rụng gần hết bởi bị tịch thu hoặc phải đem giao nộp cho nhà nước. Thư viện Quốc gia có bảo tồn tư liệu thì cũng không phục vụ bạn đọc. Ấn phẩm Nhân văn và tập san Giai phẩm còn lại rải rác trong một số cá nhân, người chơi sách, người bán sách cũ từ thời kỳ Nhân văn - Giai phẩm. Khi nghiên cứu đề tài “Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật” chúng tôi phải tìm đến người bán sách cũ từ thời kỳ Nhân văn - Giai phẩm. Tại miền Bắc, cuốn Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước tòa án dư luận là tài liệu duy nhất tập hợp các bài viết phê phán chính thống về Nhân văn - Giai phẩm. Người đọc muốn tìm hiểu về Nhân văn - Giai phẩm thì chỉ có thể thông qua cuốn sách này hoặc đọc các giáo trình của Đại học Tổng hợp Hà Nội hoặc Đại học Sư phạm những năm 1960. Ngoài những ý kiến phê bình tổng thể đó, thơ Nhân văn – Giai phẩm chưa được hiểu một cách toàn diện và hệ thống. Vì vậy, việc hiểu đúng hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm đã khó thì đánh giá đúng đắn toàn diện về giá trị nghệ thuật trong thơ văn của họ còn khó hơn trăm vạn lần. Tại miền Nam, công trình sớm nhất về Nhân văn - Giai phẩm là cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn Chí, một người cháu rể của Phan Khôi. 6 Cuốn sách này lưu hành ở miền Nam trước năm 1975. Chúng tôi có tham khảo cuốn sách này từ trang Web talawas thì thấy tác giả của cuốn sách cũng nhìn nhận một chiều khi phê bình báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. Như vậy, trong nước chưa có một cơ quan nghiên cứu, một nhóm nghiên cứu, một nhà nghiên cứu nào bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm một cách toàn diện và hệ thống. Dù hiện tượng này kéo dài chỉ trong 3 năm từ 1955 đến 1958 nhưng nó có ảnh hưởng tới văn học nghệ thuật khá lâu sau đó. Năm 1992, tại Paris, Nhà xuất bản Quê mẹ của Võ Văn Ái in cuốn hồi kí bằng tiếng Pháp của luật sư Nguyễn Mạnh Tường Un Excommunie (Kẻ bị khai trừ) với tiểu tựa Hanoi 1954 – 1991: Proces d’ un intellectual (Hà Nội 1954 – 1991: Kết án một nhà trí thức. Năm 2001, Nhà xuất bản Văn nghệ California Hoa Kỳ xuất bản cuốn Nhật kí Trần Dần ghi. Cuốn sách là những ghi chép của Trần Dần về thời kỳ cải cách ruộng đất và về hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm. Ở Paris vào cuối năm 2004, nhà nghiên cứu Thụy Khuê viết bài Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và công bố hàng loạt bài phỏng vấn Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Duy. Từ giữa năm 2009, bà công bố từng phần trên website đài RFI như một công trình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh với tựa đề Tìm hiểu phong trào Nhân văn - Giai phẩm. Công trình mới nhất xuất bản năm 2009 tại Berlin, Funfzig Jahre Danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954 – 1960 (Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954 – 1960) của nhà nghiên cứu Heinz Schutte giảng dạy tại khoa Đông Nam Á, Đại học Hamburger. Ngoài ra có một số bài viết khác đề cập tới hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm như: Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên (do Nhà xuất bản Văn nghệ ở Hoa Kỳ), Website của Trần Hữu Dũng, bài Vụ Nhân Văn Giai Phẩm một trào lưu dân chủ một 7 cuộc cách mạng tân văn không thành của Lê Hoài Nguyên, các bài trên Talawas, một số bài viết của nhân vật chủ chốt trong Nhân văn - Giai phẩm về chính họ. Còn có thể nhắc đến Nhật kí của Nguyễn Huy Tưởng, Nhà xuất bản Thanh Niên, năm 2006; hai cuốn hồi kí của Tô Hoài là Cát bụi chân ai và Chiều chiều của Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Ba cuốn sách này có nhắc tới không khí cuộc sống văn nghệ sĩ giai đoạn 1955 – 1960. Gần đây, các nhà sách phối hợp với Nhà xuất bản trong nước đã in các tác phẩm của Phùng Quán, Trần Dần, Hoàng Cầm như cuốn: Phùng Quán ba phút sự thật của Nhà xuất bản Văn Nghệ xuất bản năm 2010, Trần Dần Những ngã tư và những cột đèn của Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2011, Thơ Hoàng Cầm của Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2011, Hoàng Cầm một hồn thơ độc đáo của Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2011. Nói tóm lại, cho đến nay, người ta còn quá e dè khi nói tới Nhân văn - Giai phẩm. Trong các cuốn sách từ điển văn học, thuật ngữ từ điển văn học người viết cũng không thấy xuất hiện cụm từ “Nhân văn Giai phẩm”, ngay cả việc tìm đọc báo Nhân văn và tập san Giai phẩm còn hết sức khó khăn. 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn này có tên là Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật. Bởi vậy, chúng tôi sẽ khảo sát bộ phận thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. Chúng tôi chọn tất cả các bài thơ đó làm đối tượng nghiên cứu chính cho đề tài của mình. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tham khảo thơ trên báo Văn năm 1957, năm 1958, các tập thơ như: Bài thơ trên ghế đá của Lê Đạt, Cửa biển của Văn Cao, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm, Cổng Tỉnh, Đi đây Việt Bắc của Trần Dần, Ô mai, Bến lạ của Đặng Đình Hưng. 8 Trước hết, người viết tiến hành tập hợp và khảo sát toàn bộ thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm nhằm giúp người đọc có được thông tin chính xác nhất về văn bản thơ. Từ đó có thể cùng người viết giải mã thơ với tinh thần khách quan, khoa học và tránh cái nhìn một chiều. Thứ hai, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. Từ đó có thể nhận thấy những nét gần gũi và khác biệt với cảm hứng và cái tôi trữ tình của văn học cách mạng chính thống. Cuối cùng, chúng tôi đi sâu tìm hiểu các biểu tượng và ngôn ngữ thơ trong những thử nghiệm mới của các nhà thơ có tên trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. Hiểu đúng và đánh giá được những sáng tạo nghệ thuật mà các bậc tiền bối đã để lại. 4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: Chúng tôi khảo sát và đánh giá các vấn đề về thơ Nhân văn – Giai phẩm trong sự soi chiếu với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam những năm 1954 – 1960, đặt thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm trong dòng chảy văn học dân tộc Việt Nam, trong tình hình kinh tế xã hội đất nước và thế giới lúc bấy giờ. Từ đó, chúng ta sẽ thấy được tác động của lịch sử lên thơ không chỉ một đời thơ mà cả một hiện tượng thơ và cách thức mà các nhà thơ phản ứng. Phương pháp thống kê: Khi khảo sát thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm, chúng tôi sẽ phải dùng phương pháp thống kê để bạn đọc tiện theo dõi và dùng nó làm tư liệu cho những công trình nghiên cứu tiếp theo. 9 Phương pháp hệ thống, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thiết lập các hệ thống luận điểm. Từ việc giải mã thơ dựa trên văn bản thơ, người viết có sự khái quát để có những kết luận, những nhìn nhận thấu đáo, toàn diện tránh những áp đặt chủ quan. Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi so sánh thơ của các tác giả trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm để tìm ra những điểm chung và những nét khác biệt của họ đối với thơ được gọi là chính thống. Phương pháp này giúp chúng tôi nhận thấy những thử nghiệm mới trong thơ của các nhà thơ Nhân văn Giai phẩm, ảnh hưởng của những thử nghiệm ấy đến các tác phẩm sau này của họ. Phương pháp nghiên cứu loại hình: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng những đặc trưng về thể loại để nghiên cứu những đặc điểm về ngôn ngữ, về biểu tượng trong thơ Nhân văn – Giai phẩm. 5 Đóng góp của luận văn Luận văn này là công trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, khoa học dựa vào văn bản thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm theo tinh thần đổi mới. Luận văn sẽ giúp bạn đọc có được tư liệu chính xác về thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm, hi vọng kết quả sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi về những nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm đồng thời xác định chân giá trị sáng tạo và những đóng góp cũng như những hạn chế của họ trong dòng chảy của Văn học Việt Nam hiện đại. 6 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai theo 3 chương: Chương 1: Khái quát về thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. 10 Chương 2: Cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. Chương 3: Biểu tượng và ngôn ngữ trong thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. 11 PHẦN NỘI DUNG Chương1: Khái quát về thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm 1.1 Bối cảnh ra đời của tác phẩm thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm Trong những năm 1950, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, một số văn nghệ sĩ trí thức miền Bắc đã có những ngộ nhận về tự do dân chủ tuyệt đối. Trên thế giới, đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô đặt vấn đề về việc chống sùng bái cá nhân, chống bệnh hình thức, bệnh chủ quan giáo điều; ngày 26 – 5 – 1956, Mao Trạch Đông phát động phong trào Trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng. Sau khi cuộc cải cách ruộng đất ở nước ta kết thúc thì tháng 9 Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp Hành Trung ương có những đánh giá, nhìn nhận về sai lầm trong cải cách ruộng đất. Đời sống xã hội đã có những thay đổi, tự do báo chí và ngôn luận cởi mở hơn, công tư hợp doanh trong xuất bản đã được chấp nhận. Đầu năm 1955, trong quân đội Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Hoàng Cầm đã lên tiếng đòi tự do ngôn luận, tự do sáng tác. Họ yêu cầu tự do dân chủ từ địa hạt thi ca. Một mặt, họ lên tiếng phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu; mặt khác, họ đòi quyền lãnh đạo văn nghệ về tay nghệ sĩ, đòi thủ tiêu chế độ chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội, đòi thủ tiêu mọi chế độ quân sự hiện hành trong văn nghệ quân đội, đòi thành lập trong quân đội một chi hội Văn nghệ trực thuộc Hội Văn nghệ, không qua Cục tuyên huấn và Tổng cục Chính trị. Việc phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu diễn ra theo hai khuynh hướng trái ngược nhau: một phía chê và một phía khen hết lời. Hoàng Yến, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần là những người chê tập thơ Việt Bắc. Hoàng Yến viết: “Ta thấy thơ Tố Hữu ngày nay còn bé hơn thơ Tố Hữu trước kia. Bé vì Tố Hữu chưa thổi được vào thơ ngọn lửa hừng hực chiến đấu của thời đại để đốt cháy lòng người đọc. Bé vì chất sống chưa thật sâu sắc nên ý thơ nhiều đoạn còn giả tạo công thức [53]. Hoàng Cầm chê tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu thiếu chất sống thực tế, nhạt nhẽo, hời hợt. “Đa số bài 12 thơ trong tập Việt Bắc thường là đi từ từ, nhẹ nhàng vào lòng người đọc, rồi đi vòng quanh, lởn vởn bên ngoài chứ không đột phá vào một khía cạnh nào của tâm hồn cho thật sắc bén…” [53]. Theo Hoàng Cầm thì tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu chỉ phản ánh một chiều. “Hình ảnh bộ đội trong tập thơ Việt Bắc là hình ảnh đẹp một cách mỏng manh, mờ nhạt như là dáng dấp một người lẫn trong sương, trong một bức tranh chấm phá. Con người bằng xương, bằng thịt có bao nhiêu tình cảm, lúc bồng bột, lúc vui buồn, hờn giận, lúc vào bộ đội, lúc nhớ quê hương ruộng đồng, cha mẹ vợ con, khi tác chiến anh dũng, khi nhịn đói hành quân, lúc chia sẻ ngọt bùi cay đắng với cán bộ, với đồng đội tôi chưa tìm thấy trong tập thơ Việt Bắc. Chỉ thấy những hình ảnh chung chung gặp bất cứ chỗ nào, thoáng qua và mờ dần vì không nhìn rõ nét, không “thực” đến độ in sâu vào lòng người” [53]. Lê Đạt cho rằng “Tố Hữu cố gắng đi tới công nông nhưng vì sự thâm nhập thực tế của tác giả còn thiếu sót nên trong thơ của Tố Hữu còn rơi rớt nhiều tính chất tiểu tư sản biểu hiện ở tính chất ngậm ngùi, buồn buồn, ít hành động, nó là cơ sở của điệu tâm hồn Tố Hữu… Thơ Tố Hữu thuộc đấy, dễ hiểu thật đấy nhưng vẫn xa quần chúng, vì quần chúng tính của một tác phẩm căn bản là có nói lên được đúng những băn khoăn mơ ước hàng ngày của quần chúng hay không. Thơ Tố Hữu mới phần nào quần chúng ở hình thức. Nội dung của thơ Tố Hữu chưa theo sát được cuộc đời… Tính chất tiểu tư sản và xa thực tế là hai khuyết điểm căn bản nó cản trở khả năng hiện thực của Tố Hữu. Nó là nguyên nhân của cái buồn, cái công thức, cái hời hợt rải rác trong tập thơ” [53]. Trong Trần Dần ghi, tác giả viết: “Tố Hữu nhìn sự vật nó chính trị quá, công thức quá, lười tìm tòi quá. Chỗ nào hay thì lặp lại Nguyễn Du, Tản Đà, ca dao. Tố Hữu chưa đem tới một cách nhìn mới mẻ gì. Nói chung, thơ Tố Hữu rất nhiều cái lười biếng. Ý, lời tầm thường. Tầm thường chứ không phải giản dị, phong phú. Cá tính thơ Tố Hữu còn mờ. Sự thiếu sót thực tế làm cho Tố Hữu chưa thoát khỏi cái nhìn tầm thường và ảnh hưởng thơ xưa” [3]. 13 Đến tháng 6 năm 1956, một số văn nghệ sĩ trí thức ở miền Bắc mới thực sự lên tiếng công khai phê phán đường lối lãnh đạo của Đảng mà họ cho là chưa đúng đắn, là sai lầm. Giai phẩm mùa xuân ra đời do Hoàng Cầm, Văn Cao, Lê Đạt, Trần Dần, Sỹ Ngọc, Tử Phác, Phùng Quán, Nguyễn Sáng, Tô Vũ Lập chủ biên. Ngoài những bài phê phán lãnh đạo văn nghệ của Đảng còn có bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần. Giai phẩm mùa xuân bị tịch thu ngay lập tức. Trong tập tài liệu của Nhà xuất bản Sự thật Bọn Nhân văn Giai phẩm trước tòa án dư luận, Hồng Cương viết: “Nhân cơ hội đó, tất cả các lực lượng đối lập với chủ nghĩa xã hội đều ngóc đầu dậy chống lại sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Bọn phản động trong Công giáo hành động phá rối trật tự ở Nghệ An, Nam Định. Bọn phản động trong các dân tộc thiểu số “xưng vua” ở một vài miền dẻo cao…” [83, 17]. Ba tháng sau khi Đảng phát động chính sách sửa sai sau cuộc cải cách ruộng đất, Giai phẩm mùa thu tập 1 ra đời vào ngày 29 – 8 - 1956. Ngoài hai bài văn xuôi Phê bình lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi, Tiếng sáo tiền kiếp của Trần Duy còn lại là thơ. Tiếp đó ngày 15 – 9 – 1956, báo nguyệt san Nhân văn số 1 ra đời và cuối tháng 10 năm 1956, tờ báo Đất mới của sinh viên ra được một số thì bị đình bản. Cuối tháng 11 – 1956, Đảng hạ lệnh đóng cửa tờ Nhân văn và Nhân văn số 6 bị tịch thu. Số phận của tập san Giai phẩm, báo Nhân văn, Đất mới, Trăm hoa đã kết thúc nhưng khi báo Văn ra đời các cây bút trên trang báo Nhân văn - Giai phẩm lại thấy xuất hiện với những bài phê phán các hiện tượng tiêu cực, đồi trụy trong xã hội đương đại. Báo Văn số 36 ra ngày 10 – 1 – 1958 đăng bài Ông năm chuột của Phan Khôi thì ngay sau đó bị đình bản hẳn. Tại Hà Nội, ngày 5 – 6 – 1958 hơn 800 văn nghệ sĩ họp hội nghị và ra nghị quyết theo tinh thần phê phán Nhân văn – Giai phẩm của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Từ 21 – 6 cho đến 3 – 7 – 1958 lần lượt các ban chấp hành hội 14 Nhạc sĩ, hội Nhà văn, hội Mỹ thuật tiến hành kỷ luật đối với các thành viên của hội có tên trên báo Nhân văn - Giai phẩm. Hội Nhà văn khai trừ Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh khỏi ban chấp hành; hội Mỹ thuật cảnh cáo Sỹ Ngọc, chấp nhận Nguyễn Sáng, Sỹ Ngọc rút khỏi ban chấp hành; hội Nhạc sĩ chấp nhận Văn Cao, Nguyễn Văn Tý rút khỏi ban chấp hành và cả ba hội nghị quyết định khai trừ Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An ra khỏi hội Nhà văn, Trần Duy ra khỏi hội Mỹ thuật, khai trừ trong thời hạn ba năm, Trần Dần, Lê Đạt khỏi hội Nhà văn, Tử Phác, Đặng Đình Hưng ra khỏi hội Nhạc sĩ và cảnh cáo một số hội viên khác. Trong tập tài liệu “Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước tòa án dư luận”, Nguyễn Đình Thi đề cập chủ yếu đến sáu vấn đề về báo Nhân văn và tập san Giai phẩm, “Báo Nhân văn và các tập Giai phẩm rõ ràng là đối địch với chế độ, với chủ nghĩa xã hội”. Nguyễn Đình Thi cho rằng luận điệu phản động của các tác giả Nhân văn - Giai phẩm được biểu hiện ở sáu điểm sau: Thứ nhất, họ bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản, cho rằng chủ nghĩa cộng sản là không nhân văn, là chà đạp con người, bôi nhọ những đảng viên cộng sản là không tim, không phải cộng sản chân chính. Họ phê phán văn học xã hội chủ nghĩa là công thức, là giả tạo, đã đẻ ra những thi sĩ máy. Họ dùng chiêu bài “đề cao con người, chống công thức” để đề cao chủ nghĩa cá nhân tư sản, tự do cá nhân, đòi tự do cho lối sống và tình cảm ích kỷ trụy lạc. Thứ hai, trong lúc bọn tư sản đang âm mưu phá hoại và tấn công ta thì các tác giả Nhân văn - Giai phẩm lại đòi tự do dân chủ tuyệt đối về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, đả kích vào bộ máy nhà nước, đòi tự do đối lập với chính phủ. Thứ ba, các tác giả Nhân văn - Giai phẩm dùng chiêu bài “chống sùng bái cá nhân” để xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng, cho sự lãnh đạo của Đảng là Đảng trị, là độc đoán, là chuyên quyền, đem đối lập quần chúng với lãnh đạo. 15 Thứ tư là họ đề cao chủ nghĩa tư sản, đả kích Liên Xô, cho rằng sự giáo dục con người ở Liên Xô là rập khuôn, là máy móc. Dựa vào khẩu hiệu “trăm hoa đua nở” để xuyên tạc đường lối văn học của Trung Quốc. Thứ năm, các tác giả Nhân văn - Giai phẩm đã phủ nhận thành tích to lớn mà nhân dân và Đảng ta đã làm được trong công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, phủ nhận những kết quả của cuộc cải cách ruộng đất, những thành tích trong khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, phủ nhận những thành tích mà văn nghệ đã đạt được từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thổi phồng những khuyết điểm về mọi mặt của ta, gieo rắc hoài nghi, hoang mang và bôi đen chế độ. Điểm thứ sau, Nguyễn Đình Thi cho rằng văn nghệ Nhân văn - Giai phẩm chủ trương cho phát triển “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” theo lối tự do vô chính phủ, chối bỏ sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao khẩu hiệu “trả văn nghệ về cho văn nghệ”, “văn nghệ và chính trị vỗ vai nhau cùng đi”. Từ đó, Nguyễn Đình Thi đi đến kết luận “Báo Nhân văn và các tập sách Giai phẩm là rêu rao lừa bịp “phấn đấu cho chủ nghĩa Mác – Lê Nin chân chính, tự nguyện đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng trên thực tế thì xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đả kích sự lãnh đạo của Đảng, bới móc, xỏ xiên, bóp méo sự thật để bôi đen đời sống chế độ ta. Trong Nhân văn - Giai phẩm có những hơi hướng, nhắc ta nhớ lại những thứ luận điệu “muốn cộng sản chân chính thì phải chống lại Đảng cộng sản của bọn Tơ-rốt-kít ngày trước. [83,113 - 114] Trong Báo cáo Tổng kết cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn Giai phẩm, Tố Hữu đã đưa ra những kết luận sau: “Bọn cầm đầu nhóm phá hoại Nhân văn - Giai phẩm, những kẻ từ lâu đã nuôi sẵn trong lòng sự hằn thù đối với chế độ ta và những người cộng sản, tất nhiên cũng hoạt động theo hướng đó. Học kinh nghiệm của bọn phản động quốc tế, bọn phá hoại ở nước ta cũng áp dụng cái thuật đánh từ mặt trận văn nghệ là một miếng đất còn sơ hở của cách mạng, và phối hợp 16 “nội công” với “ngoại kích”… Cuộc phê bình tập thơ Việt Bắc là do cái bè phái ấy sắp đặt, để đánh vào sự lãnh đạo và đường lối văn nghệ của Đảng, đường lối phục vụ cách mạng, phục vụ công nông binh, và đề xướng “điệu hồn” ruỗng nát của chủ nghĩa cá nhân tư sản, mở cửa cho lối tự do sa đọa” [83, 22-23]. Tố Hữu gọi Trần Dần, Tử Phác là những đứa con hư hỏng của Hà Nội cũ, nay lại trở về với những “cảnh cũ người xưa” bỗng cảm thấy đời sống quân đội “nghẹt thở” chỉ vì thiếu cái tự do nay trở lại đời sống trụy lạc cũ. Tình hình xã hội nước ta lúc đó đang gặp muôn vàn khó khăn, Đảng ta phát hiện những sai lầm trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, đời sống nhân dân cơ cực, đói kém. Trình độ nhận thức của nhân dân ta có hạn, sự hiểu biết về thế giới bên ngoài vẫn còn mơ hồ. Trong khi đó, trên thế giới còn nhiều sóng gió và biến động: từ những vụ lộn xộn ở Ba Lan đến cuộc biến động phản cách mạng ở Hung-ga-ri, chiến tranh Anh – Pháp xâm lược Ai - Cập. Bọn phản động trong và ngoài nước tìm mọi cách phá hoại cách mạng. Trong hoàn cảnh đó, Giai phẩm mùa xuân ra đời, rồi tái bản và liên tiếp xuất bản các tập Giai phẩm mùa thu, Giai phẩm mùa đông, Đất mới với các báo Nhân văn. Tiếng thơ của các tác giả Nhân văn - Giai phẩm nói riêng và tiếng nói của một vài nghệ sĩ khác là đòi tự do dân chủ tuyệt đối đã không được chấp nhận. Bộ phận thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm cũng ra đời trong hoàn cảnh đó, manh nha từ các tập: Cửa biển của Văn Cao, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, tập thơ Bài thơ trên ghế đá của Lê Đạt, tập thơ Đi! Đây Việt Bắc của Trần Dần, phê bình tập Việt Bắc của Tố Hữu. 17 1.2 Vị trí, vai trò của bộ phận thơ trên báo Nhân văn - Giai phẩm trong hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm Hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm khởi nguồn từ địa hạt thi ca từ năm 1955. Thơ là tiếng nói cá nhân, là tiếng tâm tình của con người. Thông qua thơ, các tác giả Nhân văn - Giai phẩm muốn bộc lộ khát vọng được làm nghệ thuật chân chính, được làm nghệ thuật một cách tự do. Có lẽ thơ là nơi bắt đầu và cũng là nơi còn ghi lại yêu cầu tự do dân chủ tuyệt đối của một số nghệ sĩ Nhân văn – Giai phẩm. Bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần bị coi là bài thơ bôi đen chế độ đăng trong tập san Giai phẩm mùa xuân. Tác giả của bài thơ không hề biết Nhất định thắng có tên trên tập sách này. Tố Hữu thì cho bài thơ ấy mang những tiếng chửi tục tằn, chửi bóng gió cán bộ. Tuy rằng, sau này Trần Dần đã thú nhận “Nhất định thắng làm với dụng ý xuyên tạc sự thật, bôi đen chế độ miền Bắc… nêu cảnh thất nghiệp, hàng ế, đi Nam, hai năm không thống nhất… luôn luôn lặp lại cái điệp khúc “mưa sa trên mầu cờ đỏ” để nhấn mạnh Đảng là nguyên nhân của cái xã hội thê thảm này…” [83, 25], nhưng những câu thơ ấy của Trần Dần lại nhanh chóng nhập vào trí nhớ nhiều người. “…Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ…” Những câu thơ chân thật về những khó khăn mà cách mạng cần phải vượt qua, những câu thơ gan ruột về “Những ngày ấy bao nhiêu thương xót” lại là minh chứng sống động nhất cho thế hệ trẻ hôm nay biết về đất nước ta ngày ấy sống trong thương đau như thế nào. Thơ chính là địa hạt đầu tiên và cũng là nơi cuối cùng thể hiện tinh 18 thần yêu nước, yêu người, thể hiện mọi niềm đau của các tác giả Nhân văn - Giai phẩm. Thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với các tác giả Nhân văn - Giai phẩm. Bộ phận thơ chiếm vị trí rất quan trọng trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm về cả số lượng và chất lượng. Thơ là máu thịt, là linh hồn, là tiếng nói yêu cầu tự do dân chủ tuyệt đối của một số nghệ sĩ Nhân văn – Giai phẩm. Hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm mở đầu bằng việc phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Việc phê bình tập thơ Việt Bắc manh nha cho yêu cầu đòi tự do dân chủ tuyệt đối trong sáng tạo nghệ thuật của các văn nghệ sĩ trí thức miền Bắc. Bộ phận thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm chính là tiếng nói tự do, dân chủ tuyệt đối trong sáng tạo nghệ thuật về cả nội dung và hình thức văn chương. Về hình thức, thơ của các tác giả Nhân văn - Giai phẩm chủ yếu là thể thơ tự do. Đây là hình thức không phổ biến trong thơ ca đương đại. Bởi vì theo quan niệm truyền thống thì lối thơ không vần khiến quần chúng khó đọc, khó nhớ, khó hiểu. Nhưng hình thức thơ tự do lại nói lên được nhiều cung bậc, nhiều sắc thái trong tình cảm con người. Với hình thức thơ tự do, các nhà thơ có thể thoải mái bộc lộ những xúc cảm của mình. Về nội dung, thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm thể hiện rõ tinh thần Nhân văn - Giai phẩm. Trước hết, đó là những vần thơ bộc lộ mọi cảm xúc, cung bậc tình cảm cá nhân. Tiếng nói cá nhân đòi tự do dân chủ trong sáng tạo nghệ thuật là tiếng nói tâm tình chủ đạo của thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. Ý thức đổi mới thơ có ở tất cả các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm. Lê Đạt nhận thức được rằng thơ của mình bị cuộc đời lãng quên vì nó toàn tô hồng. Thơ không phải là tiếng nói xót xa, đau đớn trong tâm hồn con người nên nó không có tác dụng thanh lọc tâm hồn. “Vì tôi đã ngủ quên trong chế độ. Vẽ phấn, bôi son tô toàn mầu đỏ. La liệt đầy đường hoa nở 19 chim kêu. Tốt tốt! Và và! Tốt tốt! Qua thơ tôi cuộc đời như hết chuyện…”. (Nhân câu chuyện mấy người tự tử, Lê Đạt) Trong bài thơ Cửa biển, Văn Cao đánh giá cao vai trò của tuổi trẻ. Tuổi trẻ là sáng tạo. Và nhiệm vụ của nhân dân là ươm những mầm non ấy và tiêu triệt những con sâu hại Đảng, hại dân. Chủ nghĩa nhân văn được thể hiện rất sâu sắc trong các bài thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. Các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm cho rằng, mạng người không phải là cỏ rác. Mất một con người như mất một phần xương thịt của chính mình. Vì vậy, nhà thơ Lê Đạt phải gào thật to cho đến khi lạc giọng “Không gì đau thương bằng mất một con người” (Nhân câu chuyện mấy người tự tử, Lê Đạt) Tinh thần này trái ngược với luật 10/59 của bọn Ngô Đình Diệm khi chúng lê máy chém đi khắp miền Nam với tuyên bố “giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Hiện thực đời sống được phản ánh trong thơ Nhân văn – Giai phẩm từ góc nhìn cá nhân, từ góc nhìn trần trụi. Dĩ nhiên đó là hiện thực được phản ánh dưới một hình thức nghệ thuật có cách tân. Điều này cũng được thể hiện trong các sáng tác văn xuôi trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan