Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Thơ huỳnh văn nghệ trong dòng chảy của thơ kháng chiến ở nam bộ giai đoạn 1945 1...

Tài liệu Thơ huỳnh văn nghệ trong dòng chảy của thơ kháng chiến ở nam bộ giai đoạn 1945 1954

.PDF
113
1
122

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ MAI THƠ HUỲNH VĂN NGHỆ TRONG DÒNG CHẢY CỦA THƠ KHÁNG CHIẾN Ở NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – Năm 2018 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ MAI THƠ HUỲNH VĂN NGHỆ TRONG DÒNG CHẢY CỦA THƠ KHÁNG CHIẾN Ở NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1945 – 1954. CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS – TS VÕ VĂN NHƠN BÌNH DƯƠNG – Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các dẫn chứng, thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn đầy đủ và kết quả nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bình Dương, ngày 1 tháng 12 năm 2018 Trần Thị Mai i LỜI CẢM ƠN Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học của học viên, là một yêu cầu cần thiết cho mỗi học viên trước khi hoàn thành khóa học. Sau hai năm học tập và nghiên cứu trong chương trình đào tạo sau đại học tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Đến nay, luận văn: “Thơ Huỳnh Văn Nghệ trong dòng chảy của thơ kháng chiến ở Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954” đã được hoàn thành. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:  Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một  Thầy PGS. TS Võ Văn Nhơn – Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn.  Các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành được đề tài.  Cảm ơn gia đình luôn là động lực để tôi hoàn thành khóa học này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và động viên quý báu của tất cả mọi người. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Bình Dương, tháng 12 năm 2018 Học viên thực hiện Trần Thị Mai ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DẪN NHẬP ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................... 2 2.1. Những nghiên cứu về thơ kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ ......... 2 2.2. Những nghiên cứu về thơ Huỳnh Văn Nghệ thời chống Pháp ........... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 7 3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 7 3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 8 5. Kết cấu luận văn ................................................................................ 8 CHƯƠNG 1. THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 VÀ HUỲNH VĂN NGHỆ ................................................ 10 1.1. Diện mạo thơ kháng chiến ở Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954......... 10 1.1.1. Đội ngũ và phong trào ..................................................................... 10 1.1.2. Đặc điểm chính của thơ kháng chiến ở Nam bộ giai đoạn 1945 – 1954 .......................................................................................................... 14 1.1.2.1. Thơ ca tập trung phản ánh hiện thực kháng chiến của dân tộc ...... 14 1.1.2.2. Thơ ca thể hiện ý thức công dân, sự gắn bó của nhà thơ với nhân dân, đất nước ....................................................................................................... 17 1.2 Huỳnh Văn Nghệ - “thi tướng rừng xanh” ................................... 19 1.2.1 Đôi nét về cuộc đời thi tướng Huỳnh Văn Nghệ .......................... 20 1.2.2. Văn nghiệp Huỳnh Văn Nghệ....................................................... 22 CHƯƠNG 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHÍNH TRONG THƠ HUỲNH VĂN NGHỆ GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 ....................................................................... 26 2.1. Cảm hứng công dân ....................................................................... 27 2.1.1. Ý thức sâu sắc về quê hương đất nước .......................................... 27 iii 2.1.2. Ý thức của một chiến sĩ đấu tranh cho nền độc lập, tự do của dân tộc . .......................................................................................................... 36 2.2. Cảm hứng xã hội – thế sự .................................................................. 43 2.2.1. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp ........................................................ 44 2.2.2. Phản ánh cuộc sống cực nhục, khốn cùng và những bất công trong xã hội của người dân Việt Nam ....................................................................... 51 2.3. Cảm hứng tình yêu ........................................................................... 55 2.3.1. Tình yêu lãng mạn ............................................................................ 56 2.3.2. Tình yêu và lý tưởng ......................................................................... 60 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THƠ HUỲNH VĂN NGHỆ TRONG DÒNG CHẢY CỦA THƠ KHÁNG CHIẾN Ở NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 .............................................................................................................................. 63 3.1. Thể loại ............................................................................................... 63 3.1.1 Thể thơ lục bát .................................................................................... 63 3.1.2 Thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn............................................................... 67 3.1.3. Các thể thơ khác ................................................................................ 71 3.2. Giọng điệu ......................................................................................... 74 3.2.1. Giọng điệu hào sảng ......................................................................... 75 3.2.2. Giọng điệu tâm tình ......................................................................... 78 3.2.3. Giọng điệu buồn thương, đau xót .................................................... 81 3.3. Ngôn ngữ và hình tượng .................................................................. 85 3.3.1 Ngôn ngữ ......................................................................................... 86 3. 3.2 Hình tượng ....................................................................................... 90 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Trong suốt 30 năm, từ 1945 – 1975 văn học có một nhiệm vụ thiêng liêng – phục vụ kháng chiến. Văn học kháng chiến nói chung và thơ ca kháng chiến ở Nam Bộ nói riêng không chỉ là tiếng nói phản ánh khí thế hào hùng của cuộc chiến mà thơ văn kháng chiến còn là vũ khí sắc bén để tuyên truyền cũng như động viên, cổ vũ tinh thần, tạo niềm tin, sự hứng khởi cho hàng triệu trái tim đấu tranh vì sự bình yên cho dân tộc. Có lẽ cũng chính vì thế mà hướng đến công chúng là một trong những tiêu chí quan trọng của văn nghệ Nam Bộ từ thủa còn trong trứng nước. Nếu như ở thơ ca kháng chiến chống Pháp miền Bắc ta bắt gặp rất nhiều tên tuổi để lại dấu ấn với màu sắc cá nhân và cảm hứng lãng mạn như: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Chính Hữu,Yên Thao … thì thơ kháng chiến ở Nam bộ lại để lại rất nhiều dấu ấn đậm nét với khuynh hướng hướng ngoại và phản ánh hiện thực với những cái tên như: Xuân Miễn, Việt Ánh, Viễn Phương, Hà Mậu Nhai, Truy Phong, Kiên Giang Hà Huy Hà, Mai Văn Tạo, Hồ Thiện Ngôn …. Đến với Huỳnh Văn Nghệ ta bắt gặp một hồn thơ gần gũi, bình dị. Từng lời thơ được tác giả viết ra như những lời tâm tình, phản ánh chân thực những gì đang diễn ra nơi mảnh đất quê hương, những gì người chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ đã tận mắt chứng kiến trong cuộc chiến đấu gian khổ của dân tộc… Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, thơ Huỳnh Văn Nghệ từ 1945 – 1954 đã ghi lại những vẻ đẹp tuyệt vời của con người Việt Nam anh hùng, dũng cảm giữa tột cùng gian khổ hi sinh vẫn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Lựa chọn đề tài “Thơ Huỳnh Văn Nghệ trong dòng chảy của thơ kháng chiến ở Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954”, người viết muốn đưa đến một hướng nghiên cứu mới khi tìm hiểu thơ Huỳnh Văn Nghệ trong cái nhìn tương quan đối sánh với các nhà thơ Nam bộ cùng thời khác. Từ đó, ta thấy được những đóng góp của thơ Huỳnh Văn Nghệ trong dòng thơ kháng chiến ở Nam bộ nói riêng và thơ kháng chiến của dân tộc nói chung. 1 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu về thơ kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ Thời kì 1945 – 1954 là chín năm văn học Việt Nam đạt được nhiều thành công rực rỡ nhất là thơ ca cách mạng với rất nhiều các nhà thơ xuất sắc cả ở hai miền Nam, Bắc. Thơ ca cách mạng giai đoạn này không chỉ là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần to lớn, là vũ khí sắc bén trên mặt trận văn nghệ mà nó còn tạo niềm hứng khởi, kích thích nhiều khối óc hăng say tìm tòi, khám phá, nghiên cứu thời hậu chiến. Thơ ca kháng chiến giai đoạn này dù là miền Nam hay Bắc thì đều được nghiên cứu trong nhiều công trình, chuyên luận văn học, hay tạp chí khoa học. Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu sau: Trong cuốn Văn học kháng chiến chống Pháp, các tác giả đã cố gắng phác thảo nên một diện mạo chung của văn học Việt Nam kháng Pháp để thấy được “những nét đặc trưng có tính chất quá độ từ một nền văn học phải tồn tại và phát triển trong nền văn học thuộc địa chuyển sang một nền văn học dân tộc – hiện thực nhân dân, tiến lên hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Phong Lê chủ biên – Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1986). Cuốn “Cách mạng – kháng chiến và đời sống văn học 1945 – 1954” là một công trình ghi chép, biên tập, sưu tầm toàn bộ nội dung hồi ức kỉ niệm của trên sáu mươi tác giả nhằm ôn lại một thời kì văn học mới sau cách mạng tháng 8 về văn học kháng chiến chống Pháp. Qua cuốn sách này người nghiên cứu có thể hình dung một phần diện mạo của văn học kháng chiến chống Pháp của dân tộc nói chung và Nam bộ nói riêng. Trong đó ở phần nhật kí cuối năm 1947, Nguyễn Huy Tưởng có nhận xét về các nhà thơ, nhà văn Việt Nam khá nặng nề: “Nhà văn Việt Nam nhút nhát quá, không dám dấn thân vào chốn nguy hiểm. Chỉ nghĩ đến sáng tác, mà không nghĩ đến sống cho mạnh” (Phong Lê và cs., Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội – 1995). Trong cuốn Văn học Việt Nam 1945 – 1975 (tập 1) đã trình bày các đặc điểm cơ bản của văn học cách mạng qua từng giai đoạn. Trong sách có đoạn viết: “Các nhà thơ đặc biệt nhấn mạnh đến tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ 2 Quốc. Đây là kết quả của quá trình cảm nhận hiện thực, vừa cụ thể, cô đọng, vừa khát quát và nặng suy tư.” (Nguyễn Đăng Mạnh và cs., Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội – 1988) Các bài thơ kháng chiến giai đoạn này hầu hết đều được viết ra từ quá trình chiêm nghiệm thực tế, tận mắt chứng kiến những gian khổ, vất vả, hi sinh. Trong sách, ở một đoạn khác, tác giả cũng có viết: “Tình yêu nước trong thơ kháng chiến còn được thể hiện rất đậm nét qua tình yêu những con người kháng chiến. Khác với thơ lãng mạn, giai đoạn này các nhà thơ rất ít nói về “cái tôi” mà chủ yếu miêu tả, ngợi ca quần chúng nhân dân. Thơ ca nói đến những chị dân công, những em liên lạc, những bà bầm bà bủ, những bần cố nông theo Đảng làm cách mạng ruộng đất... những con người này vừa bình thường, chân chất vừa phi thường, chói sáng, vừa mang truyền thống cha ông - cần cù, chịu thương chịu khó, nhẫn nại, hi sinh – vừa có được khí phách anh hùng của giai cấp vô sản, của người anh hùng mới” (Nguyễn Đăng Mạnh và cs., Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội – 1988). Trong Văn học Việt Nam 1945 – 1954, tác giả giới thiệu rõ từng thể loại có sơ lược hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của nền văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8. Mã Giang Lân cho rằng: “Thơ lúc này là tiếng nói ca ngợi Tổ Quốc được giải phóng, ca ngợi tự do, ca ngợi cuộc đời mới. Mặc dù còn thiếu cụ thể và sinh động của hiện thực cách mạng nhưng thơ đã góp phần tăng thêm sự hứng khởi, lòng tự hào và ý chí trách nhiệm của nhân dân đối với đất nước” (Mã Giang Lân, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội – 2004). Khi nghiên cứu thơ văn kháng chiến ở Nam bộ, một công trình ta phải nói đến là Văn chương tranh đấu Miền Nam. Trong công trình này, khi nói về nội dung mà văn chương kháng chiến Nam bộ phản ánh đó là nỗi khổ của những con người sống trong chiến tranh và tác dụng đặc biệt của thơ văn. Viết về mảng đề tài này, Lý Văn Sâm đã viết: “ Nếu chịu khó tìm kiếm ta sẽ gặp vài bài nói về cảnh khổ của người dân, nghĩa là số đông, của những người không ghi được sự đau khổ của mình lên trên giấy. Đó là những lời có ích lợi thật sự cho kẻ đi sau tìm hiểu về thời trước, nó là tiếng lòng nói lên sự cảm thông với nỗi đau khổ mà nhóm người phải chịu đựng: Nó là những chứng tích của thời đại.” (Lý Văn Sâm, NXB Kỷ Nguyên 3 Sài Gòn – 1969). Nói như vậy để ta có thể hiểu rằng, thơ kháng chiến nói chung và thơ kháng chiến ở Nam bộ nói riêng nó mang một giá trị to lớn cho việc thế hệ sau có thể tìm hiểu về một thời đã qua, một quá khứ đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Tuy nhiên khi viết về nội dung này, Lý Văn Sâm đồng thời cũng lí giải tại sao số lượng các tác giả, tác phẩm viết về nó không nhiều: “ Không phải người dân Việt không chú ý tới người xung quanh, các nhà văn không dám ghi lại sự khổ sở của dân chúng vì họ không dám “ hoặc chúng, yêu thư” có thể họ rằng đối tượng của thơ văn phải cao hơn là việc viết về cái đau khổ của những người xung quanh, thấp lè tè dưới mặt đất. Mặt khác cũng vì văn từ khó khăn nên tiếng lòng của các nhà văn có “đầu óc” không thể nào đồng nhịp để tạo thông cảm với người nghèo khổ chung quanh và các văn thi sĩ xuất hiện từ lớp người này không có được.” (Lý Văn Sâm, NXB Kỷ Nguyên Sài Gòn – 1969) Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên thì Văn chương Nam bộ và cuộc kháng Pháp được đánh giá là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn chương Nam bộ thời chống Pháp. Trong đó thời điểm 1945 – 1950 là một giai đoạn đặc biệt của cuộc kháng chiến, một giai đoạn mà “máu lửa khắp nơi, người chết, nhà cháy, lòng người như một, cảm thấy yêu mến quê hương dân tộc hơn” cũng đã tác động to lớn đến văn học kháng chiến thời kì này. “Văn chương Nam bộ vì vậy được những người cầm bút coi như thể hiện sự đóng góp phân minh vào công cuộc chung của quốc gia” (Nguyễn Văn Sâm, NXB Lửa thiêng, 1972). Văn chương không chỉ là những con chữ nằm trên trang giấy mà nó đã bước chân ra ngoài đời để làm sứ mạng lịch sử. Phần cuối sách, tác gỉa cũng nhấn mạnh: Văn học miền Nam giai đoạn 1945 – 1950 rất phồn thịnh và thấy rằng mình có bổn phận giới thiệu sự phồn thịnh đó, còn đặt giá trị của nền văn chương này trong vị trí văn học Việt Nam thì xin nhường quyền lại cho sự lựa lọc của thời gian.” (Nguyễn Văn Sâm, NXB Lửa thiêng, 1972). Ngoài ra, ông cũng bộc bạch thêm: “Cho đến ngày nay có thể có người đã mất đi lòng tin tưởng nơi tiên đồ của dân tộc, nhưng chắc chắn ai cũng nhận ra chứng cớ chính để những người của giai đoạn 1945- 1950 tin tưởng ở sự thành công của dân tộc Việt Nam là văn chương đã hỗ trợ tích cực 4 cho công cuộc giải phóng và hỗ trợ với một nghệ thuật tinh tế.” (Nguyễn Văn Sâm, NXB Lửa thiêng, 1972). Như vậy có thể thấy các công trình nghiên cứu về thơ kháng chiến chống Pháp nói chung và chống Pháp ở Nam bộ nói riêng khá đa dạng. Nó cho ta thấy dược diện mạo chung của thơ kháng chiến chống Pháp. Và nói cho cùng thì thơ kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ cũng nằm trong dòng chảy chung của thơ ca dân tộc và phản ánh đúng tinh thần của thời đại cùng nội dung mà nó thể hiện. 2.2. Những nghiên cứu về thơ Huỳnh Văn Nghệ thời chống Pháp Khi đặt Huỳnh Văn Nghệ trong dòng chảy chung của thơ ca cách mạng Việt Nam, có thể thấy những đề tài nghiên cứu về thơ Huỳnh Văn Nghệ không nhiều như những nhà thơ khác nhưng những bài viết về ông ta thấy khá nhiều. Cụ thể: Trong “Lòng ta say chiến trận đã thành thơ” (về thơ Huỳnh Văn Nghệ), Bùi Công Thuấn có viết: “Thơ Huỳnh Văn Nghệ đã nhìn hiện thực bằng một hồn thơ sáng trong. Những bi thương đã thăng hoa thành cái đẹp bình dị mà hào hùng. Lời thơ của ông chân thực, mộc mạc tự nhiên như ngôn ngữ đời thường, không trau chuốt nhưng “thi tính” vẫn hiên lên lấp lánh, hấp dẫn và rất riêng”. (Bùi Công Thuấn, kỉ yếu hội thảo Huỳnh Văn Nghệ nhà thơ chiến sĩ, 2007, tr.119). Trong phần kết của bài viết ông cũng có nói: “Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ có một hồn thơ đẹp, một cốt cách lạ, vừa mạnh mẽ vừa đôn hậu, vừa rất riêng vừa rất chung.” (Bùi Công Thuấn, Kỉ yếu Hội thảo Huỳnh Văn Nghệ nhà thơ chiến sĩ, 2017, tr.129). Đó có lẽ cũng là một điểm lạ khi ta nghiên cứu thơ văn Huỳnh Văn Nghệ. Hoàng Trọng Quyền trong bài viết: “Quan niệm nghệ thuật và cấu trúc thẩm mĩ trong thi pháp thơ Huỳnh Văn Nghệ”, tác giả đi sâu tìm hiểu thi pháp thơ Huỳnh Văn Nghệ dựa trên 2 khía cạnh: quan niệm nghệ thuật và cấu trúc thẩm mĩ. Trong đó, tác giả nhấn mạnh vào ba yếu tố: tình, thép, lửa. “Các yếu tố Tình -Thép và Lửa với các sắc thái độc đáo và đa dạng, hài phối tự nhiên, nhuần nhị và luôn thống nhất từ cách biểu lộ xúc cảm, xây dựng và triển khai hình tượng, cách lựa chọn các điểm nhìn nghệ thuật và diễn trình đối tượng thẩm mỹ trong những hình tượng không gian và thời gian nghệ thuật giàu ấn tượng, biểu cảm và mới lạ.” (Hoàng Trọng Quyền, Kỉ yếu Hội thảo Huỳnh Văn nghệ nhà thơ chiến sĩ, 2017, Tr. 15) 5 Trong “Huỳnh Văn Nghệ: chiến sĩ – nhà thơ thi tướng”, Nguyễn Huy Hùng có viết: “Nếu ai đó định lại một vườn thơ kháng chiến ở Nam Bộ thì chắc chắn thơ Huỳnh Văn Nghệ là một đóng góp. Thơ của ông giản dị mà gần gũi, đầy cảm hứng mà sâu sắc, hồn nhiên mà xúc động…Ở một đoạn khác ông có viết:“Huỳnh Văn Nghệ đánh giặc bằng cả gươm và bút. Đồng đội và nhân dân miền Nam gọi ông là “thi tướng rừng xanh”. Làm thơ để đánh giặc, động viên những người ra trận vì thế mà các bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ đều phản ánh hiện thực cuộc chiến đấu gian khổ, oanh liệt ở chiến khu. Một chiều tiêu thổ, một trận công đồn, một trận bão lụt, một chiến sĩ hi sinh… tất cả ùa vào thơ ông, mang nguyên cả những bụi bặm chiến trường, nhiều khi như một phóng sự, ghi chép sự kiện.” (Nguyễn Huy Hùng, Huỳnh Văn Nghệ: chiến sĩ – nhà thơ thi tướng truy cập ngày 3/3/2018 từ http://nxbctqg.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=4027:hu nh-vn-ngh-mt-chin-s-nha-th-thi-tng&catid=112:tin-van-hoa-tu tuong&Itemid=488). Trong cuốn: Huỳnh Văn Nghệ - tác giả, tác phẩm huyền thoại một con người trong bài “Nhớ người tay bút tay gươm”, tác giả cũng có viết: “Thơ Huỳnh Văn Nghệ trở thành tiếng kêu thương của hàng triệu con người Việt Nam đang đau khổ thời ấy. Vì thế không cần phải có những cuộc “chuyển biến” ngay buổi ban đầu, xuất hiện trên các báo ở Sài Gòn, thơ Huỳnh Văn Nghệ đã là thơ hiện thực.” (Bùi Quang Huy, NXB đồng Nai, 2008) Trong buổi hội thảo: Huỳnh Văn Nghệ - nhà thơ, chiến sĩ được tổ chức nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày mất của nhà thơ, thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, phó chủ tịch hội nhà văn TP Hồ Chí Minh, ông Phạm Sỹ Sáu cũng cho hay: “Thơ thi tướng Huỳnh Văn Nghệ không đơn thuần là tuyên truyền mà nó mang nhiều cảm xúc, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. Bản thân nhà thơ khi sáng tác chắc cũng nghĩ thơ của mình là để tuyên truyền cách mạng mà đó là suy nghĩ, tình cảm thực tế của người chiến sĩ. Vì thế Huỳnh Văn Nghệ là nhà thơ tuyên truyền yêu nước có sức lan tỏa và có sức sống đến tận bây giờ”. (Minh Ngọc – Võ Tuyên, Thêm góc nhìn về thơ Huỳnh Văn Nghệ, truy cập ngày 6 12/2/2018 từ trang wed http://www.baodongnai.com.vn/vanhoa/201710/them-goc-nhin-ve-tho-huynhvan-nghe-2856831/). Tuy chỉ là sự tìm hiểu, trình bày ý kiến của từng cá nhân nhưng qua đó ta thấy được sự nhận định của các nhà nghiên cứu, phê bình về thơ văn Huỳnh Văn Nghệ. Trên cơ sở tham khảo, tổng hợp ý kiến đó, người viết đi vào nghiên cứu đề tài: “Thơ Huỳnh Văn Nghệ trong dòng chảy của thơ kháng chiến ở Nam bộ giai đoạn 1945 – 1954”. Nhìn chung đã có nhiều bài viết nghiên cứu về thơ kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ nói chung và thơ Huỳnh Văn Nghệ nói riêng nhưng trong đề tài nghiên cứu của mình, người viết muốn đưa đến một hướng nghiên cứu mới khi đặt thơ Huỳnh Văn Nghệ trong dòng chảy của thơ kháng chiến ở Nam Bộ, từ đó thấy được những nét tương đồng, khác biệt trong nội dung cũng như cách thức thể hiện của một nhà thơ, chiến sĩ được mọi người ưu ái với tên gọi “thi tướng rừng xanh” với các nhà thơ khác cùng thời. Qua đó ta thấy được đóng góp của thơ Huỳnh Văn Nghệ trong nền thơ văn kháng chiến chống Pháp nước nhà. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu của mình, người viết tập trung nghiên cứu thơ Huỳnh Văn Nghệ trên 2 phương diện nội dung và nghệ thuật trong quan hệ đối sánh với một số các nhà thơ Nam Bộ cùng thời. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài: “Thơ Huỳnh Văn Nghệ trong dòng chảy của thơ kháng chiến ở Nam bộ giai đoạn 1945 – 1954”, người viết chỉ khảo sát những tác phẩm thơ của Huỳnh Văn Nghệ được sáng tác giai đoạn 1945 – 1954 trong quan hệ đối sánh với các bài thơ của các nhà thơ Nam bộ cùng thời và ở những phương diện nội dung nổi bật. Người viết đi vào khảo sát, tìm hiểu làm sáng rõ những nét giá trị của thơ Huỳnh Văn Nghệ để qua đó thấy được những đóng góp và vị trí của thơ Huỳnh Văn Nghệ trong nền thơ ca kháng chiến 1945 – 1954. Ngoài Huỳnh Văn Nghệ, vì lượng các nhà thơ khác ở Nam Bộ giai đoạn này là khá lớn nên người viết chỉ đưa ra dẫn chứng bằng việc tập trung lựa chọn một số nhà thơ, một số bài thơ, đoạn thơ mà người viết cho là tiêu biểu và phù hợp với nội dung nghiên cứu của mình. 7 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này người viết phối hợp một số các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích: đây là một phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung. Người viết sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu này để phân tích câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ…có tính chất tiêu biểu, điển hình để làm rõ các luận điểm của luận văn. - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: phân loại những câu thơ, đoạn thơ theo một tiêu chí, hệ thống có trước. Từ đó rút ra nhận xét giúp người đọc nắm bắt được các sự việc trong cùng một mối quan hệ tổng thể, bao quát. - Phương pháp so sánh: mục đích của việc sử dụng phương pháp so sánh là để khẳng định nét độc đáo, đặc sắc của Huỳnh Văn Nghệ trong mối tương quan với các tác giả, tác phẩm của một số các nhà thơ Nam bộ khác. Với việc sử dụng phương pháp này chúng tôi có cơ sở tìm hiểu, lý giải và xác định rõ những giá trị cũng như đóng góp của thơ Huỳnh Văn Nghệ trên nhiều bình diện khác nhau. - Phương pháp tổng hợp: sau khi so sánh, đối chiếu, phân tích… thì tổng hợp là phương pháp nhằm khái quát lại vấn đề. Đây là những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Để quá trình nghiên cứu đi đúng hướng, cách thức lựa chọn, tổng hợp nguồn tài liệu là một trong những yếu tố quan trọng góp phần lí giải làm sáng tỏ nội dung của đề tài. Ngoài 4 phương pháp trên trong quá trình thực hiện đề tài người viết có kết hợp nhiều thao tác như: giải thích, chứng minh, bình luận… để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm ba phần chính: phần dẫn nhập, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm ba chương như sau: Chương 1. Thơ ca kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954 và Huỳnh Văn Nghệ Ở trong chương này, người viết đi vào tìm hiểu diện mạo thơ kháng chiến ở Nam bộ giai đoạn 1945 – 1954 cũng như khái quát những đặc điểm của thơ ca 8 kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ giai đoạn này. Cùng với đó là tìm hiểu một cách ngắn gọn về con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ. Chương 2. Những cảm hứng chính trong thơ của Huỳnh Văn Nghệ giai đoạn 1945 – 1954 Khi tìm hiểu những cảm hứng sáng tác chính trong thơ Huỳnh Văn Nghệ người viết tập trung triển khai theo 3 cảm hứng cơ bản là cảm hứng công dân, cảm hứng xã hội – thế sự và cảm hứng tình yêu. Trong quá trình tìm hiểu người viết sẽ đặt thơ Huỳnh Văn Nghệ trên tương quan đối sánh với các nhà thơ Nam Bộ cùng thời khác để thấy được những nét tương đồng cũng như khác biệt khi ta tìm hiểu thơ Huỳnh Văn Nghệ. Chương 3. Nghệ thuật thơ của Huỳnh Văn Nghệ trong dòng chảy của thơ kháng chiến ở Nam bộ giai đoạn 1945 - 1954 Ở phần này, người viết sẽ triển khai tìm hiểu nghệ thuật thơ Huỳnh Văn Nghệ trên 3 phương diện cơ bản là: thể thơ, giọng điệu vả ngôn ngữ để từ đó làm sáng rõ những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật thơ Huỳnh Văn Nghệ nói chung. Ngoài ra, còn có những phần phụ khác như phần mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo. 9 CHƯƠNG 1. THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 VÀ HUỲNH VĂN NGHỆ 1.1. Diện mạo thơ kháng chiến ở Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954 Trong kháng chiến, thơ là thể loại phát triển mạnh mẽ nhất, có tính quần chúng sâu rộng và thành tựu cũng nổi bật hơn so với các thể loại khác. Có thể giải thích hiện tượng này bằng truyền thống yêu thơ ca của dân tộc. Một lí do khác có thể giải thích thơ là thể loại văn học cơ động, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. Trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm, toàn dân đứng lên đánh giặc thì thơ có thể xem là người bạn đồng hành cùng các chiến sĩ trong từng bước hành quân và cuộc sống gian khổ ở chiến trường. Người ta khó có thể thuộc truyện, thuộc tiểu thuyết, thuộc kí... nhưng thơ thì lại thật dễ dàng. Chính vì vậy, Hoài Thanh trong Nói chuyện thơ kháng chiến đã nhận xét: “Dân tộc ta từ xưa vẫn thích làm thơ, ngâm thơ. Từ Cách mạng tháng Tám, số người thích làm thơ, ngâm thơ lại càng thêm nhiều”. (Hoài Thanh, Nói chuyện thơ kháng chiến). Xuân Diệu, trong mục Tiếng thơ của tạp chí Văn Nghệ cũng đã có viết: “Các báo kháng chiến của chúng ta không có mấy số là không có thơ. Những bài thơ gửi về toà soạn không thể đếm bằng chục” (Xuân Diệu, Mục Tiếng Thơ, Tạp chí Văn Nghệ). Ở Nam Bộ, so với các thể loại khác, thơ cũng có nhiều thành tựu hơn cả. Sự phát triển mạnh mẽ của thơ kháng chiến ở .Nam bộ thực sự đã tạo nên một diện mạo mới trong sáng tác văn chương. Thơ kháng chiến nói chung và thơ kháng chiến ở Nam Bộ nói riêng thành công cả về mặt số lượng và chất lượng cả ở người sáng tác và tác phẩm. 1.1.1. Đội ngũ và phong trào Thơ kháng chiến Nam Bộ 1945 – 1954 gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Bính, Huỳnh Văn Nghệ, Xuân Miễn, Bảo Định Giang, Nguyễn Hải Trừng, Rum Bảo Việt, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Tấn, Lê Ái Tha, Việt Ánh, Viễn Phương, Hà Mậu Nhai, Truy Phong, Kiên Giang Hà Huy Hà, Mai Văn Tạo, Hồ Thiện Ngôn… Phần lớn trong họ là những cán bộ và chiến sĩ trẻ trưởng thành trong phong trào quần chúng, trong chiến đấu và sản xuất. Họ ít bị vướng víu bởi những tư tưởng, nghệ thuật cũ. Họ cũng không mặc cảm với nhân dân, cách mạng như thế hệ đàn anh 10 nên sáng tác của họ hồn nhiên, khỏe khoắn và cũng bồng bột hơn. Chính vì vậy, thành tựu của thơ ca kháng chiến phần lớn thuộc về thế hệ các nhà thơ lớn lên với cách mạng và kháng chiến này. Có thể tạm chia các nhà thơ kháng chiến giai đoạn 1945-1954 thành hai nhóm: nhóm các nhà thơ từ vùng miền khác đến và nhóm các nhà thơ tại chỗ. Trong nhóm thứ nhất, những gương mặt nổi trội có Nguyễn Bính, Xuân Miễn, Nguyễn Ngọc Tấn… Nhóm thứ hai, gồm: Huỳnh Văn Nghệ, Hoàng Tố Nguyên, Việt Ánh… Qua sáng tác của các nhà thơ vùng miền khác, điểm đáng ghi nhận là sự hội nhập rất nhanh chóng của các nhà thơ vào công cuộc kháng Pháp của người Nam Bộ. Xuân Miễn là một trong số đó. Là người con của mảnh đất Hà Nam thế nhưng từ 1945, Xuân Miễn đã có mặt ở trong cuộc chiến đấu của những ngày Sài Gòn tháng tám và thơ ông đi sát cuộc chiến đấu diễn ra trên mảnh đất Nam bộ. Trong thơ Xuân Miễn ta bắt gặp những vùng đất quen thuộc như: Bến Cát, Tây Ninh, Củ Chi, An Phú Đông... Tất cả đều được nhắc đến với rất nhiều cảm xúc, khêu gợi, cô đọng và tinh tế. Ngay từ những bài thơ miêu tả đầu tiên của Xuân Miễn đã đưa thơ đi sát và trực tiếp phản ánh sinh hoạt của nhân dân trong khung cảnh thanh bình, dung dị: Ruộng bỏ không cày lau lách mọc Đường mòn cỏ lấp vắng người đi Cầu nghiêng ván đổ trên sông quạnh Quạ đói kêu buồn rỉa tử thi. Hơn ai hết ông là người sống và thấm thía nỗi khổ nhục của người dân từ đó tạo nên một sức mạnh âm ỉ, một ngọn lửa căm thù đưa ông đến những hành động chiến đấu dữ dội. Điểm thành công của nhà thơ Xuân Miễn vào những năm đầu kháng chiến là đã phát hiện được những nét thầm kín vững chãi ở những câu thơ chắc nịch, vừa có cảnh vừa có sự việc, ngắn gọn từ những lời thơ cô đúc rất mới nếu như ta mang nó so sánh với các thơ Đường luật trước đây thì không thể có được: Một tối hành quân qua xóm nhỏ 11 Mẹ già lách cửa níu bàn tay Con ơi giặc ác hơn lang sói Mẹ chỉ con đi diệt bót này Vì thế có lẽ thật hoàn toàn dễ hiểu khi ta thấy các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích đều đem những bài thơ của Xuân Miễn để ngâm hoặc dựng hoạt cảnh trong những buổi liên hoan dưới ánh sáng của lửa trại. Thực tế cuộc sống là chất liệu để nhà thơ viết nên những bài thơ của mình. Chính vì vậy ta thấy nó rất thật và luôn giàu cảm xúc. Thế nhưng ông không bao giờ coi đó là nguyên mẫu để rồi biến thơ thành sự mô phỏng, sao chép mà chỉ coi đó là dữ kiện còn cốt lõi của thơ là tư tưởng, tâm hồn, thế giới riêng của nhà thơ trong đó. Nhờ quan niệm đó mà khi ta đọc những bài thơ mà ông viết dù là viết về những mất mát, đau thương nhưng nó không hề bi lụy mà vẫn điềm tĩnh, tự tin chứa chan niềm tin phơi phới vào tương lai, cuộc sống. Trong nhóm các nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, Bảo Định Giang là cái tên cần được nhắc đến. Là người con của mảnh đất Đồng Tháp, Bảo Định Giang có những đóng góp nhất định cho nền thơ ca Nam Bộ nói chung và Đồng Tháp nói riêng. Nếu Huỳnh Văn Nghệ là nhà thơ có đóng góp rất lớn cho tiếng thơ của vùng chiến khu Đ vào những năm đầu kháng chiến thì ở Đồng Tháp, Bảo Định Giang cho ra đời những tác phẩm khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc từ đó thúc giục lòng người kháng chiến. Thơ của ông chứa cái tình chân thành, là tiếng hát dân gian hồn hậu. Giới trẻ ngày nay chắc chắn sẽ có người nghĩ câu: Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ là câu ca dao của người xưa nhưng thực ra đó lại là một câu thơ của Bảo Định Giang. Đó là bước đầu trong quá trình chọn hướng đi cho thơ của ông. Con đường làm thơ của ông luôn lấy tình cảm của người kháng chiến để đón nhận sự kiện, những biến thiên của cuộc đời. Hướng đi của thơ Bảo Định Giang bao giờ cũng từ hồn thơ của mình bắt rễ vào hồn thơ dân tộc và hình thức phong phú dân gian. Vì thế những năm 1946, 1947 thơ ông có một sắc thái không lẫn với thơ của người khác vì thơ lục bát của ông không mô phỏng, bắt chước, không rập khuôn những cái cũ.. Trong thơ ông ta thấy nó vừa mang phong vị ca dao vừa gắn liền với thực tế cuộc 12 sống và cảm xúc. Điều này thể hiện khá rõ trong bài thơ viết về quê hương ông: Tình Đồng Tháp: Rau dưa rau muống nở hoa Lòng người cũng nở chim ca đầu cành Hây hây nắng xế dịu lành Bờ tràm rủ bóng bên kênh so hàng Tình thương đất nước mênh mang Hồn vui như nắng dải vàng ruộng xanh (Tình Đồng Tháp – Bảo Định Giang) Dù nói đến nỗi buồn hay niềm vui, dù gian khổ hay hạnh phúc, lục bát trong thơ Bảo Định Giang vẫn mang tình cảm của một người con Đồng Tháp, và mỗi đường nét, mỗi phong vị đều hết sức chân thật, đậm đà tình tứ: Nước phèn trong vắt thủy chung Bưng sâu thấy đáy tâm tình dân quê Gái trai cất giọng trưa hè Tình xa trăng gió nghiêng về nước non. Ngoài sáng tác của các nhà thơ chuyên nghiệp, Nam Bộ cũng có phong trào sáng tác thơ ca của quần chúng rất sôi nổi như các vùng miền khác của đất nước. Các tờ báo xuất bản ở chiến khu đều có thơ của các tác giả không chuyên này. Trong số đó, có thể kể đến Người chiến sĩ của Nguyễn Văn Hiền (báo Nam Bộ kháng chiến, 1947), Trở về làng của Hoàng Phong, Câu hát tăng gia của Lương Minh, Dòng máu bốn mươi của Thanh Bình, Du kích của Huy Hà… Các bài thơ này có thể còn thô mộc, nhưng có thể nói đó chính là nền móng cho sự phát triển của thơ ca kháng chiến sau này. 13 1.1.2. Đặc điểm chính của thơ kháng chiến ở Nam bộ giai đoạn 1945 – 1954 1.1.2.1. Thơ ca tập trung phản ánh hiện thực kháng chiến của dân tộc Thơ ca Nam bộ giai đoạn này cũng hòa chung trong dòng chảy thơ dân tộc, đó là tập trung phản ánh công cuộc đấu tranh kháng chiến chống Pháp với nhiều khó khăn, đau khổ, hi sinh của mọi tầng lớp người dân. Trong đó thơ ca đi sâu vào sự ác liệt, những mất mát, hi sinh của những con người trong cuộc chiến, bên cạnh đó cũng đi sâu vào không khí chiến đấu hào hùng, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cách mạng tháng Tám thành công có thể coi đó là dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc cũng như nền thơ ca nước nhà. Đất nước bước vào một giai đoạn mới đánh dấu một bước chuyển quan trọng. Các nhà thơ được tự do sáng tác, nhân dân đang phơi phới niềm vui, sự lạc quan tin tưởng vào tương lai của đất nước. Thơ kháng chiến giai đoạn này như chiếc thuyền chở đong đầy những cảm xúc mãnh liệt: Kết chặt hàng đi dưới bóng cờ, Trời Nam giành lại nước non xưa, Tưng bừng vận mới hồn trai trẻ, Một khối nghìn thu vững cõi bờ. (Dưới cờ - Mộng Tuyết) Không chỉ Dưới cờ của Mộng Tuyết mà rất nhiều bài thơ khác giai đoạn này cũng thể hiện được tình cảm yêu nước và tinh thần quật cường của dân tộc. Trong Xuân về say ý nhạc, Hoàng Tố Nguyên cũng cho ta thấy rõ điều đó: Anh đi miền sông Hậu Tôi về khám thị thành Đêm đêm nhìn Bắc đẩu Nôn nao lòng nhớ anh Trời nơi anh sáng chứ? 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan