Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế và thi công máy gấp và ép tab folder...

Tài liệu Thiết kế và thi công máy gấp và ép tab folder

.PDF
47
225
74

Mô tả:

-1- Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Trong thời đại ngày nay, khi nền văn minh nông nghiệp dần dần nhường chỗ cho nền văn minh công nghiệp thì công nghiệp đã trở thành ngành giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Sự phát triển của nhiều ngành khoa học, công nghệ đã tạo được những bước phát triển vượt bậc, tìm ra những kỹ thuật tiên tiến áp dụng trong sản xuất, chế tạo. Việc cho ra đời những hệ thống tự động hóa ứng dụng trong công nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo ra chất lượng hàng hoá có chất lượng tốt nhất phục vụ đời sống của con người. Hiện nay, vấn đề sử dụng các thiết bị máy móc tự động thay thế sức lao động của con người rất phổ biến, đặc biệt trong những nước có ngành công nghiệp phát triển. Các nhà máy đều hoạt động theo dây truyền tự động hoàn toàn, các khâu sản xuất chỉ cần có một người công nhân theo dõi tiến độ hoạt động và xử lý các trường hợp lỗi của hệ thống máy. Mặc dù nước ta là nước đi sau về khoa học kỹ thuật, việc áp dụng khoa học công nghệ còn chưa cao và chưa được thực hiện trên quy mô lớn nên việc hiện đại hóa các quy trình sản xuất càng bức thiết hơn bao giờ hết. Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách mới nhằm phát triển kinh tế cũng như trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước nên đã nhanh chóng tiếp thu, bắt kịp với sự phát triển của khoa học thế giới. Trong những năm gần đây nước ta đã mở cửa đón các doanh nghiệp quốc tế vào đầu tư tại Việt Nam, vì vậy đã và đang hình thành các khu công nghiệp có quy mô rất lớn, nhưng do trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp nên hầu như chỉ sử dụng lao động chân tay làm chủ lực, nhiều khâu phải tuyển dụng rất nhiều công nhân vào làm việc và chia thành nhiều công đoạn nhỏ. Việc này làm cho sự quản lý khó khăn hơn và giá trị thặng dư giảm xuống nhiều. Công ty TNHH Plus Việt Nam cũng không tránh khỏi thực trạng đó, tuy đã nhập về một số lượng lớn máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất. Với mong muốn nâng cao năng suất lao động và tối ưu hóa chất lượng sản phẩm, nhưng công ty vẫn còn nhiều quy trình cần số lượng lớn nhân công. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến -2- năng suất của công ty vì phải tùy theo trình độ tay nghề, sức khỏe của công nhân và môi trường làm việc mà khối lượng sản xuất được làm ra nhiều hay ít, chất lượng không đảm bảo. Từ những thực trạng bất lợi đó, ban lãnh đạo công ty đã cố gắng không ngừng nhằm nâng những quy trình từ sản xuất thủ công trở thành sản xuất tự động hoặc bán tự động, mong muốn tạo được những điều kiện tốt nhất để phục vụ cho sự phát triển của công ty. Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu đó nhóm tác giả đã chọn “Thiết kế và thi công máy gấp và ép Tab Folder” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Phạm vi nghiên cứu của đề t i. Nghiên cứu và thiết kế về máy gấp Tab Folder. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. Dựa vào môi trường làm việc thực tế và trên yêu cầu của công ty. Nhóm đã tìm kiếm các tài liệu trên mạng, các tài liệu đã có sẵn ở công ty và những kiến thức đã được học ở trường. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý tưởng cũng như công nghệ phù hợp với giải pháp của đề tài. Từ đó lựa chọn giải pháp tốt nhất mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty để thực hiện việc thiết kế và thi công. Khả năng ứng dụng vào thực tế. Sau khi hoàn thành được công ty Plus đưa máy vào hoạt động tại bộ phận Clear File trong công ty. Mục đích của đề tài. Dựa vào môi trường làm việc thực tế và yêu cầu của công ty, nhóm đã quan sát, thao tác gấp bằng tay của người công nhân và đưa ra nhiều ý tưởng cũng như công nghệ phù hợp với giải pháp. Từ đó lựa chọn giải pháp tốt nhất mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty để xây dựng lên mô hình Test gấp Tab Folder; sau đó thiết kế, thi công và cuối cùng là lắp ráp máy. Đưa công nghệ tiên tiến vào dây chuyền sản xuất, thay thế lao động thủ công bằng máy móc hiện đại, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí mà công ty phải chi trả cho công nhân. -3- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Đã căn bản tự động hóa được hai khâu trong dây chuyền sản xuất sản phẩm Tab Folder của công ty. Nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, mang lại lợi nhuận trực tiếp cho công ty TNHH Plus Việt Nam. Hiệu quả của đề t i Máy gấp Tab Folder với thiết kế đơn giản, dễ vận hành và bảo dưỡng máy đã đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng sản phẩm trong quá trình gấp, khắc phục được nhược điểm khi thực hiện thao tác bằng tay  điều n gi p n ng cao u tín c ng t . Giảm 2 công nhân/1 ca. Tiết kiệm cho công ty khoảng 84,000,000 VND/1 năm. -4- Chương 2 Công Ty TNHH Công Nghiệp Plus Việt Nam 2.1. Tổng quan về công ty TNHH công nghiệp Plus Việt Nam 7 Công ty TNHH Plus Việt Nam là một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng văn phòng phẩm như: Bấm, Băng xóa, Băng dán, File và nhiều sản phẩm khác. Sử dụng máy móc thiết bị, vật tư và công nghệ Nhật Bản công ty đã tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Công ty Plus Việt Nam sản xuất phần lớn sản phẩm của mình tại chính nhà máy ở Việt Nam dựa trên nguồn nguyên vật liệu thô, linh kiện và phụ tùng chủ yếu nhập khẩu từ Nhật Bản. Hình 2.1: Công ty TNHH Công Nghiệp Plus Việt Nam Trụ sở chính: Số 03, đường 1A, khu công nghiệp Biên Hòa II, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 0613836593 – Fax: 0613836462. Ngày thành lập: tháng 05 năm 1995. Tổng diện tích: 29,100 m2. Diện tích xây dựng: 16,500 m2. Tổng vốn đầu tư: US $ 6,680,000. Vốn pháp định: US $ 2,300,000. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: sản xuất văn phòng phẩm, file… Số nhân viên: 2,000 người. -5- 2.1.2. Các bộ phận sản xuất trong công ty 7 2.1.2.1. Bộ phận ép nhựa Là bộ phận sản xuất các vật tư nhựa cho các loại sản phẩm: băng xóa, băng dán, bấm, file v.v... 2.1.2.2. Bộ phận lắp ráp Đây là bộ phận thực hiện khâu cuối cùng của việc tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Các chủng loại sản phẩm: Glue tape, Staper, băng xóa, băng dán, bấm, letter opener… 2.1.2.3. Bộ phận Tape Slitter Đây là bộ phận sản xuất ra các cuộn băng xóa và băng dán phục vụ cho tất cả các chủng loại sản phẩm về xóa và dán của PLUS. 2.1.2.4. Bộ phận Extruder Bộ phận này đảm nhiệm việc sản xuất ra các tấm nhựa PP để làm nên các sản phẩm: Clear File, 2Ring File, túi nhựa. 2.1.2.5. Bộ phận Clear File Các sản phẩm chính: chuyên sản xuất các túi đựng File hồ sơ, Tab Folder v.v... 2.1.2.6. Bộ phận Flate File Bộ phận này sản xuất ra những loại file mỏng và những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Nhật. 2.1.2.7. Bộ phận In Các sản phẩm băng xóa, băng dán, bấm v.v... trước khi chuyển đến bộ phận lắp ráp để hoàn tất công đoạn cuối cùng đều trải qua công đoạn in, sử dụng kỹ thuật hiện đại và trang thiết bị được nhập từ Nhật Bản cho phép tạo ra được những bản in trên các vật tư nhựa với chất lượng tốt. 2.1.2.8. Bộ phận CPP Film Thiết bị máy móc chủ yếu trong bộ phận là nhập từ nước ngoài về. Tuy nhiên cũng có những máy đã được thiết kế lại (kaizen) đem lại năng suất rất cao. Sản phẩm chính là túi nhựa, bì phân hồ sơ, refill… -6- 2.2.Giới thiệu các sản phẩm trong công ty 7 2.2.1. Các sản phẩm băng xóa Công dụng: dùng để dán các lỗi bị sai khi viết mà không cần phải tẩy như cách thông thường trước đây. Hình 2.2: Các loại băng xóa 2.2.2. Các sản phẩm File, t i đựng hồ sơ Công dụng: dùng đựng các công văn giấy tờ. Hình 2.3: Các sản phẩm File, túi đựng hồ sơ 2.2.3. Các loại sản phẩm bấm lỗ Công dụng: tạo ra lỗ trên các tờ giấy, văn bản. Hình 2.4: Các loại sản phẩm bấm lỗ 2.2.4. Các sản phẩm bấm kim và kim bấm Công dụng: bấm các loại giấy tờ văn bản cần thiết lại với nhau. -7- Các loại sản phẩm bấm gồm: sản phẩm bấm có dùng kim bấm và sản phẩm bấm không dùng kim bấm. Hình 2.5: Các sản phẩm bấm kim và kim bấm 2.2.5. Các sản phẩm kéo cắt Công dụng: dùng để cắt giấy tờ, văn bản… Hình 2.6: Sản phẩm kéo 2.2.6. Các sản phẩm kẹp, kẹp từ Công dụng: kẹp các văn bản, giấy tờ lại với nhau. Hình 2.7: Sản phẩm kẹp, kẹp từ 2.2.7. Các sản phẩm mở bao thư Công dụng: mở thư. Hình 2.8: Sản phẩm mở bao thư 2.2.8. Các sản phẩm lót đầu ngón tay Công dụng: mở tài liệu nhanh hơn. Hình 2.9: Sản phẩm lót đầu ngón tay -8- 2.3. Giới thiệu về sản phẩm Tab Folder Sản phẩm Tab Folder được sản xuất tại bộ phận Clear File. Kích thước Tab 300x472x0.5mm, các cạnh được bo tròn và tâm Tab có ba đường cấn, mặt sau có in nhũ dòng chữ “STAPLES®“. Tab Folder làm bằng nhựa dẻo cao cấp, thân thiện với môi trường. Tab thường dùng làm bìa phân trang những giấy tờ, File hồ sơ tiện lợi cho việc sắp xếp và phân cách tài liệu. Tab mỏng, dễ bị trầy,dễ bắt bụi, cong vênh khi di chuyển vận chuyển. Hình 2.10: Sản phẩm Tab Folder Các loại Tab Foler trong công ty: Tab yellow, Tab red, Tab green, Tab blue. Trong một bộ Tab thì có ba dạng Tab : tai trên, tai dưới, tai giữa. -9- Chương 3 Cơ Sở Lý Thuyết 3.1. Tổng quan về Biến tần của hãng Omron 6, 8, 9 3.1.1. Ưu – Nhược điểm của biến tần 3.1.1.1. Ưu điểm + Cho phép mở rộng dải điều chỉnh và nâng cao tính chất động học của hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều. + Hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ bằng biến tần có kết cấu đơn giản, làm việc được trong nhiều môi trường khác nhau. + Khả năng điều chỉnh tốc độ động cơ dễ dàng. + Có khả năng đáp ứng cho nhiều ứng dụng khác nhau. + Phù hợp với các thiết bị cần thay đổi tốc độ nhiều động cơ cùng một lúc (dệt, băng tải...). + Có thể kết nối với máy tính, PLC, HMI thông qua các cổng truyền thông. + Hỗ trợ nhiều ngõ vào/ra, bảo vệ ngắn mạch ngõ ra. 3.1.1.2. Nhược điểm + Giá thành cao, khó sửa chữa khi hư hỏng. + Nhanh nóng, tiêu hao dòng điện lớn. + Dễ gây nhiễu cho động cơ và làm giảm momen của động cơ. 3.1.2. Nguyên lý hoạt động của biến tần Biến tần có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng biến tần đạt được hiệu quả cao nhất trong ứng dụng điều khiển vô cấp tốc độ động cơ để đáp ứng các yêu cầu về công nghệ. Nguyên lý làm việc của bộ biến tần khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều một pha hay ba pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn một chiều. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cos(φ) của hệ biến tần có giá trị không phụ thuộc vào tải và bằng ít nhất là 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều ba pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chỉnh độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn công suất hiện nay, tần -10- số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ. Hình 3.1: Nguyên lý hoạt động biến tần Cấu trúc của bộ biến tần bán dẫn: Bộ biến tần là thiết bị biến đổi nguồn điện từ tần số cố định (thường 50Hz) sang nguồn điện có tần số thay đổi cung cấp cho động cơ xoay chiều. Điện áp xoay chiều tần số cố định (50Hz) được chỉnh lưu thành nguồn một chiều nhờ bộ chỉnh lưu (CL), (có thể là không điều khiển hoặc bộ chỉnh lưu điều khiển), sau đó qua bộ lọc và bộ nghịch lưu (NL) sẽ biến đổi thành nguồn điện áp xoay chiều ba pha có tần số biến đổi cung cấp cho động cơ. Có khả năng điều chỉnh tần số theo giá trị tốc độ cài đặt mong muốn. Có khả năng điều chỉnh điện áp theo tần số để duy trì từ thông khe hở không đổi trong vùng điều chỉnh momen không đổi. Có khả năng cung cấp dòng điện định mức ở mọi tần số.  Các đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn - Dãy tần số từ 0.1 đến 400Hz. - Xử lý tín hiệu -10 ~ 10VDC, 0 ~10VDC , 4 ~ 110mA. - Cổng giao tiếp RS - 485. - Thời gian tăng – giảm tốc: 0.1 giây đến 3600 giây - Phanh hãm DC: Tần số hoạt động 0 ~ 400Hz, thời gian khởi động từ 0- 25 giây, thời gian dừng, từ 0 - 25 giây - Ngõ ra Analog: Chọn tần số ngõ ra hoặc giám sát dòng. -11- - Các chức năng bảo vệ: Quá tải, quá dòng, thấp áp, quá tải motor, dòng rò, quá tải, quá nhiệt, ngắn mạch. - Phím hiển thị: 8 ký tự, 5 số, 7 đoạn LED, 8 trạng thái LED, tần số chủ, tần số ngõ ra, dòng ngõ ra, custom units, giá trị tham số để cài, đặt, xem lại và báo lỗi, Run, Stop, Reset, Fwd/Rev, Job. Hình 3.2: Màn hình lập trình bằng tay và hiển thị của biến tần Hình 3.3: Hình ảnh các loại biến tần Bảng 2.1 Bảng so sánh đặc tính của các loại biến tần của hãng Omron Đặc tính 3G3JX 3G3MX 3G3RX Công suất 0.2  7.5 kW 0.2  7.5 kW 5.5  400 kW 3 pha 200VAC; 1 pha 200VAC; 3 pha 200VAC; Cấp điện áp 3 pha 400VAC 3 pha 400VAC Tần số điều khiển 0.5  400 Hz 0.5  400 Hz 0.1  400 Hz -12- phân giải tần số 0.1 Hz Phương pháp điều khiển Tần số sóng mang Chức năng bảo vệ Cấp bảo vệ Điều rộng xung Điều rộng xung Điều rộng xung sóng sin (Điều sóng sin (Điều sóng sin (Điều khiển V/f, vectơ khiển V/f hoặc khiển V/f) cảm biến, hoặc vectơ cảm biến) máy phát xung ) 2 12 kHz 2 14 kHz 2 15 kHz Bảo vệ quá dòng tức thời; bảo vệ quá tải; bảo vệ quá áp; bảo vệ thấp áp; làm mát; bảo vệ nối đất;… IP20 Hình 3.4: Cách kết nối biến tần với các thiết bị Bảng 2.2 Bảng liệt kê chức năng chung của biến tần Omron Ký hiệu Tên và chức năng Mặc định Tín hiệu ngõ vào PSC - Cung cấp đầu cực nguồn bên ngoài cho tín hiệu ngõ vào (input) tại bộ nhận logic. - Cung cấp đầu cực ngõ ra nguồn bên trong cho tín hiệu ngõ vào (output) tại nguồn - Đặc điểm kỹ thuật 24 VDC ±10% 30 mA max 24VDC ±10% 100 mA max -13- S1 S2 S3 S4 S5 SC Tín hiệu giám sát. AM FS Tần số chuẩn ngõ vào. FV FI FC Tín hiệu ngõ ra. P1 logic. - Các ngõ vào đa chức năng từ S1~ S5. - Mỗi ngõ vào đa chức năng có thể được gán với chức năng khác nhau. Lưu ý: - Trong trường hợp sử dụng chức năng “Emergency Shutoff Input Function” thì các chức năng đã gán cho ngõ vào S1 ~ S5. - Tín hiệu ngõ vào chung (Chân Common). - Ngõ ra tín hiệu Analog: cho phép liên tục tần số hoặc dòng điện ngõ ra của biến tần. - Chân cấp nguồn (+), khi điều tần số bằng biến trở ngoài. - Ngõ vào điện áp. Khi chọn tần số tham khảo tín hiệu Analog từ 0 ~ 10 VDC. - Ngõ vào dòng điện, khi chọn tần số tham khảo tín hiệu Analog từ 4 ~ 20mA. - Chân chung cho các ngõ vào Analog. - Đầu ra đa chức năng (Transistor NPN) chọn trạng thái của biến tần và gán nó đến đầu cực P1, có thể gán với 12 - Chức năng khác nhau cho ngõ P1. Thuận/dừng. Nghịch/dừng. Reset lồi. Lồi dừng khẩn cấp. Đa cấp tốc độ chuẩn 1. Công tắc ngõ vào Đóng: ON (Start) Mỡ: OFF(Stop) Thời gian ON nhỏ nhất là 12ms. Giám sát tần số Analog - - - 10 VDC 10 mA max. 0 – 10 VDC. Trở kháng ngõ vào 10 kΩ. Khi cài đặt biến trở tại FS,FV,FC (1-2 kΩ). 4-20 mA DC. Trở kháng ngõ vào 250 kΩ. Tín hiệu tần số 27 VDC đạt được tại tốc 50mA max độ không đổi (C021=01). -14- - Chân Common. PC MA MB Tín hiệu ngõ ra Relay MC - Đặc tính của tiếp điểm: 250 VAC 2.0A (điện trở tải) 100 VAC min (điện cảm tải) 10mA, 30 VDC 3.0 A (điện trở tải) 5VDC 0.6 A (điện cảm tải) 100mA. - Hoạt động thường: MA-MC đóng. - Hoạt động không bình thường hay tắt nguồn: MAMC mỡ. - Bảng 2.3 Bảng liệt kê chức năng từng chân của biến tần Omron Ký hiệu Mô tả Chức năng R/L1, - Các đầu nối cấp nguồn - cung cấp nguồn điện AC 3 pha cho biến S/L2, chính cho biến tần. tần hoạt động. T/L3 U/T1, - Các đầu ra của biến tần. - Cấp nguồn cho động cơ hoạt đông. V/T2, W/T3 - Các đầu nối DC - Dùng để gắn bộ lọc nhiễu DC, thong Reactor thường thì sẽ được nối lại với nhau, khi cần +1, P/+2 lọc nhiễu DC, thì tháo ra và gắn bộ lọc nhiễu DC Reactor vào. - Các đầu nối với bộ - Dùng để kết nối với bộ thắng, khi cần sử P/+2, N/(Braking unit) dụng chức năng thắng trong biến tần. Bảng 2.4 Chức năng của từng nút nhấn điều khiển biến tần Omron - Đèn sáng khi có nguồn cấp POWER POWER LED indication cho các mạch điều khiển. ALARM ALARM LED indication - Đèn sang khi biến tần bị lỗi. RUN (during RUN) LED - Đèn sang khi biến tần đang RUN indication chạy. - Đèn sáng khi cài đặt các tham số và của từng chức năng PRG PROGRAM LED indication - Đèn nhấp nháy cảnh báo (khi cài sai thông số). -15- Hz A - Sáng theo các chỉ thị đang cần Data display LED indication hiển thị. - Hz: tần số, A: dòng điện. - Sáng khi cái đặt tần số chạy điều chỉnh từ núm xoay. PREQ adjuster RUN command LED indication RUN key STOP/RESET key Mode key Enter key Increment key Decrement key - Núm điều chỉnh tần số cho biến tần hoạt động, chỉ có tác dụng khi cài đặt tần số tham khảo FREQ Adjust (tức tần số chạy sẽ tham chiếu theo giá trị điều chỉnh của biến trở. - Sáng khi biến tần đang chạy. - Phím điều khiển cho biến tần hoạt động, chỉ có tác dụng khi cài đặt lệnh bằng bộ điều khiển số (Digital Operator). - Dừng biến tần, chỉ có tác dụng khi cài đặt chế độ dừng bằng bộ điều khiển số, hoặc để reset lỗi. - Dùng để chuyển đổi các nhóm thông số. - Dùng để nhập một giá trị vào biến tần, mỗi khi cần thay đổi thông số biến tần. - Dùng để thay đổi Mode, đồng thời dung để tăng tham số khi cài đặt. Đảo chiều động cơ. - Dùng để thay đổi Mode, đồng thời dung để giảm tham số khi cài đặt. Đảo chiều động cơ.  Các bộ thông số biến tần 3G3JX: Để thuận tiện trong việc cài đặt và truy cập các thông số theo chức năng, biến tần họ X chia ra các bộ thông số sau:  nhóm D: Monitor các giá trị vận hành.  Nhóm F: Thông số các chức năng cơ bản nhất.  Nhóm A: Điều chỉnh các thông số cụ thể cho các chức năng. -16-  Nhóm C: Liên quan đến sử dụng các ngõ vào/ra đa chức năng.  Nhóm H: Cài đặt các thông số liên quan đến Motor. Hình 3.5: Hướng dẫn cách kết nối với động cơ Hình 3.6: Sơ đồ đấu dây của biến tần với các thiết bị -17- 3.2. Tổng quan về động cơ điện xoay chiều một pha 9 Động cơ điện là máy điện dùng để chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ. Trong công nghiệp động cơ điện được dùng rất nhiều trong các máy kéo, máy nâng, máy bơm , máy khoan, máy khí nén… Hình 3.7 Một số ứng dụng của động cơ điên xoay chiều một pha 3.2.1. Nguyên lý hoạt động Phần chính của động cơ điện gồm Stator (phần đứng yên) và Rotor (phần chuyển động) được quấn nhiều vòng dây dẫn. Khi có dòng điện vào Stator thì sung quanh nó tồn tại các từ trường, sự tương tác giữa từ trường của Stator và Rotor tạo ra chuyển động quay của Rotor. Hình 3.8: Cấu tạo của động cơ điện xoay chiều một pha Phương pháp điều khiển: Hiện nay trong công nghiệp thì phương pháp điều khiển bằng các thiết bị hiện đại mang lại hiệu quả cao mà ít gây hư tổn đến thiết bị như biến tần, bộ khởi động mềm… -18- 3.2.2. Ưu điểm của động cơ điện xoay chiều một pha o Điều khiển đơn giản. o Giá thành rẻ, làm việc chắc chắn. o Có thể thích ngi tốt trong môi trường công nghiệp. o Dùng nguồn trực tiếp từ lưới điện. o Có thể điều chỉnh tốc độ theo ý muốn người sử dụng. Hình 3.9: Một số động cơ điện xoay chiều một pha 3.3. Tổng quan về bộ đếm – hiển thị 4, 9 Bộ CT6Y có hai chức năng: counter và timer. Tùy theo yêu cầu sử dụng mà ta sẽ có cách cài đăt các thông số bên trong thông qua các phím chức năng trên màn hình của bộ CT6Y cho phù hợp. Series CT6 có các đặc điểm (kích thước: 72x36).  Nguồn cấp: 100~240VAC, 24~60VDC.  Tốc độ đếm cực đại: 10kHz.  Nhiều chế độ phối hợp giữa 2 đầu vào, đầu ra: Rơle 240VAC-3A. Hình 3.10: Bộ hiển thị CT6Y Các bước thiết lập bộ đếm counter: dùng lựa chọn chế độ cài đặt. dùng thay đổi giá trị cài đặt. Hình 3.11: Sơ đồ chân CT6Y -19- kí hiệu Timer. kí hiệu Counter. Bảng 3.1: Khai báo những thống số cần thiết khi cài đặt bộ đếm-hiển thị Chế độ c i đặt Cách c i đặt Giải thích Chọn counter hay timer. Chọn chế độ đếm lên. Chọn loại nPn chọn hàng đơn vị thay đổi giá trị xóa giá trị đếm khi mất nguồn. giá trị đếm vẫn nhớ khi mất nguồn. Sơ đồ kết nối ngõ vào: Hình 3.12: Sơ đồ kết nối ngõ vào dạng PNP và NPN của CT6Y Sơ đồ kết nối ngõ ra: Hình 3.13: Sơ đồ kết nối ngõ ra của CT6Y -20- 3.4. Các thiết bị điện 9 3.4.1. Nút nhấn Công tắc, nút nhấn là một thiết bị cơ khí mà dùng các tiếp điểm vật lý để xác định vị trí. Khi tác động đến nút nhấn thông qua bộ truyền động, bộ truyền động chuyển từ vị trí ban đầu đến vị trí tác động cung cấp điện cho mạch. Một công tắc bao gồm:  Thân: Bao gồm các tiếp điểm dùng cung cấp điện hay không cung cấp điện cho mạch  Đầu: Là một kết cấu cơ khí hoạt động như một bộ chuyển động thẳng khi tác động vào. Khi nhả ra nhờ sụ đàn hồi của lò xo nên đầu nút nhấn trở về vị trí ban đầu.  Hình ảnh và ký hiệu: Hình 3.14: Nút nhấn  Công dụng: Trong hệ thống dùng để dùng khởi động Start, dùng làm nút dừng Stop, công tắc chuyển chế độ làm việc. 3.4.2. Cảm biến sợi quang 5 Cảm biến sợi quang là loại cảm biến dùng ánh sáng để nhận biết vật thể. Cảm biến sợi quang bao gồm:  Bộ phận phát: Sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại đã được mã hóa theo tần số.  Bộ phận thu: Chỉ nhận ánh sáng hồng ngoại đã được mã hóa theo tần số (để tránh các yếu tố gây nhiễu của môi trường xung quanh).  Hình ảnh và ký hiệu: Hình 3.15: Cảm biến sợi quang  Công dụng: Dùng để nhận biết vị trí của vành đo gắn trên cơ cấu đo, đưa tín hiệu báo cho hệ thống biết là sản phẩm là NG (not good) hay OK. Trong hệ thống sử dụng cảm biến sợi quang F3R3X của hãng Autonic.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan