Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban c...

Tài liệu Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản

.PDF
170
104
65

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Phụng Hiếu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Phụng Hiếu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ CHIÊN Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP.HCM, phòng Sau đại học và quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Hoàng Thị Chiên và PGS. TS Trịnh Văn Biều đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Tân Phước Khánh, Tây Sơn, Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương và trường THPT Trần Quang Khải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ rất nhiều cho tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2012 TÁC GIẢ MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................ 4 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 4 1.1.1. Các ấn phẩm và bài viết về tự học ........................................................... 4 1.1.2. Các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp về tự học ............................ 6 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học ..................................................................... 8 1.2.1. Định hướng đổi mới PPDH ..................................................................... 8 1.2.2. Các xu hướng đổi mới PPDH hiện nay ................................................... 9 1.3. Tự học ............................................................................................................. 12 1.3.1. Khái niệm tự học ................................................................................... 12 1.3.2. Các hình thức của tự học ....................................................................... 13 1.3.3. Vai trò của tự học .................................................................................. 15 1.3.4. Các năng lực tự học cơ bản .................................................................. 16 1.3.5. Các kĩ năng tự học ................................................................................. 18 1.3.6. Hoạt động tự học của học sinh .............................................................. 19 1.4. Tự học có hướng dẫn....................................................................................... 27 1.4.1. Tài liệu hỗ trợ tự học ............................................................................. 27 1.4.2. Vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh tự học ................. 28 1.5. Tổng quan về phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT .......................................... 29 1.5.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phần hóa hữu cơ THPT .......................... 29 1.5.2. Cấu trúc và nội dung chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 THPT ....... 30 1.6. Thực trạng hoạt động tự học môn hóa học của học sinh THPT ..................... 33 1.6.1. Mục đích điều tra ................................................................................... 33 1.6.2. Đối tượng điều tra .................................................................................. 33 1.6.3 Nội dung điều tra .................................................................................... 34 1.6.4. Kết quả điều tra...................................................................................... 34 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................. 40 Chương 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN ....................................... 41 2.1. Cơ sở khoa học của việc thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học ................................... 41 2.1.1. Các nguyên tắc thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học ........................................ 41 2.1.2. Quy trình thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học ................................................. 42 2.2. Cấu trúc của tài liệu hỗ trợ tự học ................................................................... 42 2.2.1. Phần 1: Phần lý thuyết hỗ trợ tự học ..................................................... 42 2.2.2. Phần 2: Phần bài tập hỗ trợ tự học......................................................... 43 2.2.3. Phần 3: Phần hướng dẫn kiến thức bổ sung .......................................... 44 2.3. Tài liệu hỗ trợ tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản ............................. 44 2.3.1. Tài liệu hỗ trợ tự học phần lý thuyết hóa hữu cơ lớp 11 ....................... 44 2.3.1.1. Phần lý thuyết hỗ trợ tự học bài 29: Anken ......................................... 44 2.3.1.2. Phần lý thuyết hỗ trợ tự học bài 35: Benzen và đồng đẳng – một số hidrocacbon thơm khác ........................................................................... 52 2.3.1.3. Phần lý thuyết hỗ trợ tự học bài 38: Hệ thống hóa về hidrocacbon ........................................................................................................ 60 2.3.1.4. Phần lý thuyết hỗ trợ tự học bài 40: Ancol........................................... 65 2.3.2. Tài liệu hỗ trợ tự học phần bài tập hóa hữu cơ lớp 11 .......................... 74 2.3.2.1. Phần bài tập hỗ trợ tự học ............................................................................ 74 2.3.2.2. Một số đề kiểm tra tham khảo .................................................................... 86 2.4. Phương pháp sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học để nâng cao hiệu quả dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản .............................................................................. 102 2.4.1. Những chú ý đối với học sinh ............................................................. 102 2.4.2. Những chú ý đối với giáo viên ............................................................ 103 2.4.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học .... 104 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................... 106 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 107 3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................. 107 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .................................................................................. 107 3.3. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................. 107 3.4. Tiến hành thực nghiệm.................................................................................. 108 3.5. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 110 3.5.1. Kết quả về mặt định lượng .................................................................. 110 3.5.2. Đánh giá về mặt định tính ................................................................... 123 3.6. Những bài học kinh nghiệm sau thực nghiệm sư phạm ................................ 127 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................... 129 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 134 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Dd : dung dịch ĐC : đối chứng GV : giáo viên HS : học sinh NXB : nhà xuất bản PP : phương pháp PPDH : phương pháp dạy học PTHH : phương trình hóa học PTPƯ : phương trình phản ứng SGK : sách giáo khoa STT : số thứ tự THPT : trung học phổ thông TNSP : thực nghiệm sư phạm TP.HCM : thành phố Hồ Chí Minh VD : ví dụ TB : trung bình DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nội dung chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 ban cơ bản ....................31 Bảng 1.2. Số GV các trường THPT được tham khảo ý kiến ..................................33 Bảng 1.3. Số HS các trường được tham khảo ý kiến ..............................................34 Bảng 1.4. Số lượng phiếu tham khảo ý kiến GV và HS .........................................34 Bảng 1.5. Hoạt động được HS quan tâm để đạt kết quả học tập tốt .......................35 Bảng 1.6. Ý kiến của HS về lý do phải tự học ........................................................35 Bảng 1.7. Thời gian HS dành cho việc tự học môn hóa học...................................36 Bảng 1.8. Các hoạt động tự học của HS ở nhà........................................................36 Bảng 1.9. Những khó khăn của HS trong quá trình tự học .....................................37 Bảng 1.10. Khả năng tự học của từng đối tượng HS ..............................................37 Bảng 1.11. Các hoạt động rèn luyện kĩ năng tự học cho HS của GV. ....................38 Bảng 1.12. Sự cần thiết của tài liệu hỗ trợ tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ............39 Bảng 3.1. Các lớp TN và ĐC ................................................................................107 Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra 1 ......................................................................110 Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 1 ...............111 Bảng 3.4. Phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 1 ...............................................112 Bảng 3.5. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 ...................................................112 Bảng 3.6. Bảng điểm bài kiểm tra 2 ......................................................................113 Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 2 ...............114 Bảng 3.8. Phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 2 ...............................................115 Bảng 3.9. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 2 ...................................................115 Bảng 3.10. Bảng điểm bài kiểm tra 3 ....................................................................116 Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 3 .............117 Bảng 3.12. Phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 3 .............................................118 Bảng 3.13. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 3 .................................................118 Bảng 3.14. Bảng điểm bài kiểm tra 4 ....................................................................119 Bảng 3.15. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 4 .............120 Bảng 3.16. Phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 4 .............................................121 Bảng 3.17. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 4 .................................................121 Bảng 3.18. Các tham số đặc trưng của các bài kiểm tra .......................................122 Bảng 3.19. Phân loại kết quả học tập của HS qua các bài kiểm tra ......................122 Bảng 3.20. Số GV tham gia ý kiến về tài liệu hỗ trợ tự học ................................123 Bảng 3.21. Số HS tham gia ý kiến về tài liệu hỗ trợ tự học ..................................123 Bảng 3.22. Đánh giá của GV về nội dung của tài liệu hỗ trợ tự học ....................124 Bảng 3.23. Đánh giá của GV về hình thức của tài liệu hỗ trợ tự học ...................125 Bảng 3.24. Đánh giá của GV về các kĩ năng tự học .............................................125 Bảng 3.25. Đánh giá của HS về tài liệu hỗ trợ tự học...........................................126 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Chu trình tự học của GS. Nguyễn Cảnh Toàn ........................................21 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 .....................................................111 Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 1 ..................................112 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 2 .....................................................114 Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 2 ..................................115 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 3 .....................................................117 Hình 3.6. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 3 ..................................118 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 4 .....................................................120 Hình 3.8. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 4 ..................................121 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra sự phát triển năng động và toàn diện trên phạm vi toàn thế giới. Tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế tri thức đòi hỏi người lao động phải trang bị cho mình tri thức, kĩ năng và phẩm chất cần thiết - tính linh hoạt, năng động, tự chủ, khả năng thích ứng và sáng tạo. Điều này đòi hỏi con người phải không ngừng học tập – học tập suốt đời để nhanh chóng tiếp cận với xu thế mới, tri thức mới. Bối cảnh trong nước và quốc tế vừa tạo ra thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho nền giáo dục nước nhà. Để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, ngành giáo dục đã nỗ lực không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học, tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện, phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân trong quá trình học tập. Nghị quyết Trung ương V khóa VIII từng nêu rõ: “…Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, ...bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát triển mạnh mẽ phong trao tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Người giáo viên không truyền thụ hết kiến thức cho học sinh theo cách nhồi nhét thụ động, mà là dạy cách học, rèn luyện kỹ năng tự học, vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn. Dạy học phải đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, “biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”. Việc học tập của người học chỉ có kết quả vững chắc khi người học chủ động, tự lực trong quá trình tiếp nhận tri thức. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là phần lớn học sinh vẫn mang “cái đầu rỗng” khi đến lớp hoặc chưa trang bị được PP tự học để có thể học tập một cách chủ động và tích cực. Hơn nữa, người giáo viên dưới áp lực công việc trong quá trình 2 giảng dạy hầu như chỉ tập trung truyền thụ kiến thức cho học sinh mà ít khi hướng dẫn PP tự học giúp học sinh có thể chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy, việc nghiên cứu các PP và hình thức tổ chức dạy học theo hướng rèn luyện khả năng tự học cho học sinh là vấn đề đang được quan tâm. Chương trình hóa học lớp 11 THPT nói chung và phần hóa hữu cơ nói riêng chứa lượng thông tin kiến thức khá lớn. Trước nguồn tài liệu tham khảo phong phú như hiện nay, việc tự học của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên vừa đảm bảo đúng mục tiêu giáo dục hiện đại vừa phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, nhất là học sinh trung học phổ thông. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản” nhằm góp phần hình thành và rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản nhằm hình thành và bồi dưỡng PP tự học cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông. - Đối tượng nghiên cứu: việc thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản. 4. Nhiệm vụ của đề tài - Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu. - Tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động tự học và các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. - Tìm hiểu thực trạng quá trình tự học của học sinh và tổ chức hoạt động tự học môn hóa học cho học sinh của giáo viên ở trường THPT. - Tìm hiểu cơ sở khoa học của việc thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học. - Thiết kế tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản. 3 - Đề xuất các biện pháp sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học một cách hiệu quả. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản. - Địa bàn thực nghiệm: một số trường THPT ở Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 08/2011 đến tháng 12/2012. 6. Giả thuyết khoa học Nếu việc thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học đảm bảo được mục đích, yêu cầu về nội dung và chất lượng đồng thời sử dụng tài liệu một cách hợp lý sẽ góp phần hình thành và rèn luyện khả năng tự học cho học sinh, nâng cao hiệu quả quá trình dạy học ở trường phổ thông. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: a. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa. b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra cơ bản: điều tra thực trạng hoạt động tự học của học sinh. - Phương pháp chuyên gia: trao đổi kinh nghiệm tổ chức hoạt động tự học cho học sinh của giáo viên dạy hóa học trong phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. c. Phương pháp thống kê toán học 8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (ban cơ bản). - Đề xuất các biện pháp sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học một cách hiệu quả. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các ấn phẩm và bài viết về tự học Tự học không phải là một vấn đề mới lạ trong quá trình đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong lịch sử phát triển giáo dục trên thế giới và trong nước, tự học luôn giữ vị trí quan trọng, bởi đó là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi con người trong quá trình học tập suốt đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại với tấm gương sáng về tinh thần tự học – đã từng bàn về cách học trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Người từng nói “học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời” và “...phải lấy tự học làm cốt”. Với sự bùng nổ thông tin trong nền kinh tế tri thức, năng lực tự học là điều kiện cần thiết giúp con người thích ứng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục đào tạo phải “đổi mới mạnh mẽ các phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học...Phát triển mạnh phong trào tự học – tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”. Quán triệt Nghị quyết của Đảng, nhiều công trình nghiên cứu khoa học và các tác phẩm về tự học đã ra đời. - Tác phẩm “Quá trình dạy – tự học” (1998), GS. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), được xem là một trong những cuốn sách đầu tiên lý luận về tự học và cách dạy tự học. - Bài viết “Tự học – một chìa khóa vàng của giáo dục” của GS. Phan Trọng Luận trên Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (2/1998) đã nêu lên vai trò của tự học trong quá trình phát triển của đất nước. - Bài viết “ Vì năng lực tự học sáng tạo của học sinh” của Nguyễn Nghĩa Dân đăng trên Tạp chí Nghiên cứu giáo dục 2/1998. - Cuốn sách “Tự học – một nhu cầu thời đại” của Nguyễn Hiến Lê, NXB 5 Văn hóa thông tin, 2003. - Bài viết “Một số vấn đề cần thiết khi hướng dẫn học sinh tự học” của GS. TSKH Thái Duy Tuyên đăng trên Tạp chí Giáo dục số 82, năm 2004. - Bài viết “Để giúp học sinh biết cách học và biết tự học” của Nguyễn Gia Cầu đăng trên Tạp chí Giáo dục số 124, năm 2005. - Bài viết “Tổ chức seminar theo tài liệu tự học có hướng dẫn nhằm tăng cường tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên” của Đặng Thị Oanh – Dương Huy Cẩn đăng trên Tạp chí Giáo dục số 135, năm 2007. - Bài viết “Tăng cường khả năng tự học của sinh viên qua hướng dẫn sinh viên cách học” của Đặng Thị Thanh Mai – Nông Thị Hà đăng trên Tạp chí Giáo dục số 177, năm 2007. - Bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của học sinh trung học cơ sở” của Võ Thành Phước đăng trên Tạp chí Giáo dục số 201, năm 2008. - Cuốn sách “Tự học của sinh viên” của PGS.TS Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, NXB Giáo dục (2008) đã trình bày khái quát về hoạt động học tập, tự học và ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến hoạt động tự học của sinh viên. - Cuốn sách “PPDH truyền thống và đổi mới” của GS. TSKH Thái Duy Tuyên, NXB Giáo dục (2008), trong đó đã đưa ra được một số vấn đề về hoạt động tự học, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học, cách biên soạn giáo trình theo hướng bồi dưỡng PP tự học. - Bài viết “Bản chất và điều kiện của việc tự học” của Đặng Thành Hưng đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục số 78, năm 2012. Tác giả đã nêu lên bản chất của tự học, những điều kiện của tự học và việc giáo dục năng lực tự học cho HS. Nhìn chung, các tác phẩm lý luận về tự học đều rút ra dựa trên kinh nghiệm và PP tự học của mình. Các tác giả đều chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tự học, các yếu tố ảnh hưởng và những PP nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của người học, giúp quá trình tự học đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, mỗi môn học đều có những đặc trưng riêng, do đó không thể áp dụng PP tự học chung nhất cho tất cả các môn học. 6 1.1.2. Các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp về tự học Trong những năm gần đây, có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng tự học đối với môn hóa học như sau: 1. Tăng cường năng lực tự học phần hoá vô cơ (chuyên môn I) cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun, Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Kiều Trang, trường ĐHSP Hà Nội, 2004. 2. Thiết kế website tự học môn Hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Hỉ A Mổi, trường ĐHSP TP.HCM, 2005. 3. Phối hợp phần mềm MDMX và MFMX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm nitơ chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Thư, trường ĐHSP TP.HCM, 2006. 4. Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Liễu, trường ĐHSP TP.HCM, 2008. 5. Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần hóa học đại cương THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh giỏi hóa học, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngà, trường ĐHSP Hà Nội, 2009. 6. Nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun (chương Ancol – phenol và chương Andehit – xeton), Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Tuyết Mai, trường ĐHSP Hà Nội, 2007. 7. Nâng cao năng lực tự học cho học sinh chuyên hóa bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun (hóa vô cơ 12), Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Toàn, trường ĐHSP Hà Nội, 2009. 8. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Nguyên, trường ĐHSP TP.HCM, 2010. 9. Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hoa, trường ĐHSP TP.HCM, 2010. 7 10. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Thanh Hà, trường ĐHSP TP.HCM, 2010. 11. Thiết kế ebook hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Việt Phương, trường ĐHSP TP.HCM, 2011. 12. Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (ban nâng cao), Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp, trường ĐHSP TP.HCM, 2011. 13. Biên soạn tài liệu hướng dẫn học sinh tự học môn hóa lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Hiền, trường ĐHSP TP.HCM, 2011. 14. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ việc tự học cho học sinh phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Thiện Mỹ, trường ĐHSP TP.HCM, 2011. 15. Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Mai Chi, trường ĐHSP TP.HCM, 2011. 16. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm hỗ trợ việc tự học cho học sinh khá giỏi hóa học lớp 10 THPT, Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Huỳnh Phước Hiệp, trường ĐHSP TP.HCM, 2011. Các nghiên cứu kể trên chủ yếu tập trung theo hướng: - Tài liệu hướng dẫn tự học dưới hình thức là: + Website. + Ebook. + Tài liệu in thiết kế theo mođun. Mỗi hình thức tài liệu tự học có hướng dẫn đều có ưu điểm riêng. Trong đó, website và ebook tự học là tài liệu tự học có tính phong phú và sinh động về nội dung cũng như hình thức trình bày. Điều này góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên, tài liệu tự học được thiết kế theo hình thức này 8 chỉ phát huy hết hiệu quả trong điều kiện cơ sở vật chất dạy và học hiện đại. Nhiều đề tài nghiên cứu theo hướng tài liệu in có hướng dẫn tự học theo mođun được quan tâm để khắc phục hạn chế trên của website và ebook tự học. Tài liệu tự học theo mođun là tài liệu được biên soạn theo đặc trưng và cấu trúc của mođun. Mỗi mođun là một đơn vị, một chương trình dạy học tương đối độc lập, chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một hệ toàn vẹn. Mođun có tính chuyên biệt, có thể phù hợp với trình độ của nhiều đối tượng theo học. - Đối tượng tự học được nghiên cứu chủ yếu là sinh viên, học sinh khá giỏi, học sinh chuyên hóa. Đây là những học sinh có khả năng tự giác, hoạt động độc lập cao trong quá trình học tập; các em HS khá giỏi phần nào đã tự trang bị cho mình PP học tập cũng như PP tự học. Trong khi đó, đối tượng học sinh trung bình – yếu thường có nhiều lỗ hổng kiến thức, chưa có ý thức tự giác học tập hoặc chưa hình thành được thói quen tự học và có PP tự học hiệu quả thì lại chưa được quan tâm. - Phạm vi nội dung chương trình hóa học được nghiên cứu theo hướng tự học là: + Phần hóa vơ cơ đại cương. + Phần hóa vô cơ lớp 10,11,12. + Phần hóa hữu cơ lớp 11 (hiđrocacbon, các hợp chất có nhóm chức). Đến nay, các luận văn chủ yếu nghiên cứu phần hóa hữu cơ THPT theo chương trình phân ban, nâng cao hoặc dành cho lớp chuyên; chương trình cơ bản vẫn chưa được quan tâm. Do đó, đề tài theo hướng nghiên cứu hình thành và bồi dưỡng PP tự học dành cho đối tượng học sinh thuộc chương trình cơ bản thiết nghĩ là điều cần thiết. 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học 1.2.1. Định hướng đổi mới PPDH Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005). 9 Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “PP giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Định hướng chung về đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho HS, tận dụng được công nghệ mới nhất; khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức có sẵn. Rất cần phát huy cao năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin. 1.2.2. Các xu hướng đổi mới PPDH hiện nay 1.2.2.1. Một số quan điểm đổi mới PPDH Theo GS. TSKH Thái Duy Tuyên – PPDH truyền thống và đổi mới [42], các hoạt động đổi mới PPDH rất đa dạng theo ba quan điểm chính. - Theo quan điểm tâm lý – giáo dục + Nhu cầu, hứng thú, động cơ, ý chí của con người luôn luôn thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào điều kiện sống. Hiện nay, môi trường và điều kiện sống đã thay đổi nhiều, khả năng nhận thức và tâm lý con người hiện đại nói chung đã có nhiều đặc điểm mới. Do đó, cần tìm mọi cách phát huy năng lực nội sinh, phát triển sức mạnh trí tuệ, tâm hồn, ý chí của người học. Đây được xem là phương hướng giữ vai trò quyết định sự thành công của PPDH. + Các biện pháp phát huy năng lực nội sinh của người học như: tổ chức cho học sinh làm việc độc lập, cá nhân hóa quá trình học tập; hình thành động cơ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan