Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI KỂ CHUYỆN THEO TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ ...

Tài liệu THIẾT KẾ TRÒ CHƠI KỂ CHUYỆN THEO TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

.PDF
151
2968
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Trúc THIẾT KẾ TRÒ CHƠI KỂ CHUYỆN THEO TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Trúc THIẾT KẾ TRÒ CHƠI KỂ CHUYỆN THEO TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Chuyên ngành Mã số : Giáo dục học (Mầm non) : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, phòng Đào tạo, Khoa Giáo dục Mầm non, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Quý thầy cô, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên trường Mầm non TH – Quận 10 và MN RĐ 10 – Quận 6 đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực nghiệm tại trường. Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 HVCH Nguyễn Thị Thanh Trúc 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................. 6 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 7 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 8 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8 6. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 8 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 8 8. Đóng góp của đề tài ........................................................................................................ 9 9. Bố cục của luận văn ...................................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ........................................ 11 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 11 1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................................ 14 1.2.1. Trò chơi ................................................................................................................. 14 1.2.2. Trò chơi kể chuyện theo tranh .............................................................................. 15 1.2.3. Lời nói mạch lạc ................................................................................................... 16 1.3. Kể chuyện theo tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi................................................................... 17 1.3.1. Hoạt động kể chuyện cho trẻ mẫu giáo ................................................................ 17 1.3.2. Các hình thức kể chuyện nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ ...................... 18 1.3.3. Kể chuyện theo tranh cho trẻ mẫu giáo ................................................................ 19 1.3.4. Vai trò của trò chơi kể chuyện theo tranh đối với việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi .............................................................................................................. 20 1.4. Đặc điểm ngôn ngữ nói của trẻ 5 – 6 tuổi ................................................................ 21 1.4.1. Đặc điểm phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 – 6 tuổi ........................................ 22 1.4.2. Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 trong chương trình GDMN ................... 25 1.5. Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON .................................................. 32 2.1. Khái quát về việc điều tra ......................................................................................... 32 2.1.1. Địa bàn điều tra ..................................................................................................... 32 2.1.2. Thời gian điều tra .................................................................................................. 32 2.1.3. Đối tượng và phương pháp điều tra ...................................................................... 32 2.1.4. Nội dung điều tra .................................................................................................. 33 2.1.5. Phương tiện điều tra .............................................................................................. 33 2 2.2. Kết quả điều tra ......................................................................................................... 34 2.2.1. Trình độ chuyên môn và thâm niên công tác của GVMN tham gia trả lời phiếu trưng cầu ý kiến .............................................................................................................. 34 2.2.2. Thực trạng nhận thức của GVMN về việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi .................................................................................................................................. 35 2.2.3. Thực trạng giáo án hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi phát triển lời nói mạch lạc ............. 40 2.2.4. Thực trạng mức độ sử dụng lời nói mạch lạc của trẻ 5 – 6 tuổi ........................... 41 2.2.5. Thực trạng việc sử dụng trò chơi kể chuyện theo tranh nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi. ............................................................................................. 44 2.3. Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 49 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI KỂ CHUYỆN THEO TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI............... 51 3.1. Căn cứ, nguyên tắc, phương pháp, chất liệu và qui trình thiết kế hệ thống trò chơi ..................................................................................................................................... 51 3.1.1. Căn cứ ................................................................................................................... 51 3.1.2. Nguyên tắc ............................................................................................................ 52 3.1.3. Phương pháp ......................................................................................................... 54 3.1.4. Chất liệu ................................................................................................................ 54 3.1.5. Quy trình thiết kế trò chơi ..................................................................................... 56 3.2. Các trò chơi được xây dựng...................................................................................... 56 3.2.1. Trò chơi Kể tiếp chuyện ........................................................................................ 56 3.2.2. Trò chơi Thắt nút .................................................................................................. 57 3.2.3. Trò chơi Vòng tròn................................................................................................ 57 3.2.4. Trò chơi Bé thi tài ................................................................................................. 58 3.2.5. Trò chơi Bé làm nghệ sỹ ....................................................................................... 58 3.2.6. Trò chơi Nhanh tay – lẹ mắt – kể hay................................................................... 59 3.2.7. Trò chơi Thử tài của bé ........................................................................................ 59 3.2.8. Trò chơi Những hình ảnh thần kỳ ......................................................................... 60 3.2.9. Trò chơi Cây lớn lên như thế nào? ....................................................................... 60 3.2.10. Trò chơi Câu chuyện “Lô tô”.............................................................................. 61 3.2.11. Trò chơi Đầu tiên – Tiếp theo – Cuối cùng ........................................................ 62 3.2.12. Trò chơi Bé vẽ gì? (Kể chuyện với tranh trẻ vẽ) ................................................ 63 3.2.13. Trò chơi Bé với tranh cát .................................................................................... 64 3.2.14. Trò chơi Đoán xem bạn làm gì? ......................................................................... 64 3.2.15. Trò chơi Xếp tranh minh họa theo thứ tự tác phẩm văn học .............................. 65 3.2.16. Trò chơi Ai giỏi nhất ........................................................................................... 66 3.2.17. Trò chơi Khắc nhập – khắc xuất ......................................................................... 66 3.2.18. Trò chơi Thi xem ai chọn nhanh ......................................................................... 67 3.2.19. Trò chơi 19: Bé lớn lên như thế nào? ................................................................. 68 3.2.20. Trò chơi Sự biến đổi kỳ diệu .............................................................................. 68 3 3.2.21. Trò chơi Tráo đổi ................................................................................................ 69 3.2.22. Trò chơi Bức tranh bí mật ................................................................................... 69 3.3. Độ khó và độ tin cậy của trò chơi ............................................................................. 70 3.3.1. Độ khó ................................................................................................................... 70 3.3.2. Độ tin cậy .............................................................................................................. 71 3.4. Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 72 CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI KỂ CHUYỆN THEO TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠCCHO TRẺ 5 – 6 TUỔI 73 4.1. Chọn mẫu thực nghiệm ............................................................................................. 73 4.1.1. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................ 73 4.1.2. Mô tả mẫu ............................................................................................................. 79 4.2. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................................. 80 4.2.1. Nguyên tắc thực nghiệm ....................................................................................... 80 4.2.2. Quy trình thực nghiệm .......................................................................................... 80 4.2.3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................................... 80 4.3. Kết quả thực nghiệm và bàn luận về kết quả ......................................................... 80 4.3.1. Về thái độ .............................................................................................................. 81 4.3.2. Về sự phát triển lời nói mạch lạc .......................................................................... 81 4.4. Tiểu kết chương 4 ...................................................................................................... 88 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 90 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 92 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 95 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 99 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LNML Lời nói mạch lạc GDMN Giáo dục Mầm non GD Giáo dục GVMN Giáo viên Mầm non MN Mầm non BGH Ban giám hiệu TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh ĐHSPMN Đại học sư phạm mầm non CĐSPMN Cao đẳng sư phạm mầm non TCSPMN Trung cấp sư phạm mầm non 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của nhân loại. Ngôn ngữ có nhiệm vụ đặc biệt trong việc tiếp thu kiến thức nói riêng và giáo dục (GD) trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện nói chung. Vì vậy, việc rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là hết sức quan trọng và phải bắt đầu từ rất sớm, ngay từ lứa tuổi mầm non (MN). Do trẻ MN chưa biết đọc, biết viết, nên nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ bao gồm: phát triển ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; phát triển lời nói mạch lạc (LNML); chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết; cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật, GD văn hóa giao tiếp. Trong đó, việc phát triển LNML có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Phát triển LNML là sự thực hiện tổng hợp toàn bộ nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường MN, làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh. Việc phát triển LNML tạo điều kiện để phát triển tư duy cho trẻ; giúp trẻ tự tin, thoải mái tham gia vào các hoạt động và chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. Chuẩn bị vào trường phổ thông là một giai đoạn quan trọng với trẻ MN, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi. Ở độ tuổi này, yêu cầu đối với trẻ không chỉ dừng lại ở việc phát triển vốn từ, câu mà bắt buộc trẻ phải nói mạch lạc. Do đó, trẻ phải hiểu và biết sử dụng từ để thể hiện suy nghĩ, tiếp nhận thông tin từ người khác một cách rõ ràng, chính xác. Trẻ phải có kỹ năng trình bày đúng, có logic, có trình tự, có hình ảnh một nội dung nhất định. Đồng thời, để trẻ có thể học tốt ở phổ thông thì yêu cầu trẻ phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ vào các mục đích khác nhau như: nhận thức, giao tiếp, điều khiển, điểu chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực của tập thể, giao lưu tình cảm với bạn bè, tổ chức các hoạt động. Vì vậy, phát triển LNML là mục đích cuối cùng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, là sự tổng hợp toàn bộ nội dung phát triển cho trẻ trước tuổi học. Phát triển LNML tạo cơ sở cho trẻ học tập ở trường phổ thông, đặc biệt là môn tiếng Việt. Trong các hoạt động ở trường MN, có nhiều hình thức để phát triển LNML cho trẻ như: kể chuyện theo tranh, kể chuyện với đồ chơi, kể lại chuyện văn học, kể chuyện theo kinh nghiệm, kể chuyện sáng tạo. Trong đó, kể chuyện theo tranh là dạng hoạt động phù hợp với trẻ vì trẻ rất thích xem tranh, nhất là những bức tranh có nội dung gần gũi với cuộc sống; những ký hiệu màu sắc, hình ảnh sinh động phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ. Thêm vào đó, vui chơi lại là hoạt động chủ đạo và là phương tiện GD toàn diện cho trẻ. Do đó, trò chơi kể chuyện theo tranh là dạng hoạt động phù hợp để phát triển LNML cho trẻ 5 6 tuổi. Thực tế cho thấy trò chơi kể chuyện theo tranh không chỉ dừng lại ở 5 - 6 tuổi mà 6 còn tiếp tục ở các bậc học tiếp theo, đặc biệt là tiểu học. Bởi vì trò chơi kể chuyện theo tranh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngôn ngữ nói chung và LNML nói riêng. Khi tham gia chơi trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm, kiến thức một cách tự nguyện, tự nhiên, nhẹ nhàng và vô cùng hứng thú. Trên hết, trẻ còn được quan sát, nhận xét các hình ảnh trong tranh, mối quan hệ giữa những hình ảnh, giao tiếp với mọi người xung quanh, nói lên suy nghĩ của mình, diễn đạt cho người khác hiểu nội dung câu chuyện theo tranh có logic, trình tự. Thấy được ý nghĩa chủ đạo của trò chơi trong quá trình dạy học lứa tuổi MN nên các nhà GD ngày càng sử dụng rộng rãi trò chơi như là một phương tiện tác động toàn diện đến trẻ. Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu tại Việt Nam lại ứng dụng trò chơi vào mục đích phát triển trí tuệ của trẻ. Chúng ta vẫn còn rất ít sử dụng những trò chơi ngôn ngữ nói chung và trò chơi kể chuyện theo tranh nói riêng để phát triển LNML cho trẻ. Thực tiễn cho thấy, trẻ MN đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi, hiện tượng trẻ nói “câu què, câu cụt” khá phổ biến. Cùng với việc du nhập và phát triển của xã hội, các chương trình giải trí, phim ảnh, âm nhạc, sách truyện hoặc từ chính cha mẹ, việc trẻ “nói bậy, nói tục” cũng là vấn đế rất đáng lo ngại. Bên cạnh đó còn là hàng loạt những lỗi sai như: dùng từ trùng lặp, dài dòng; sắp xếp từ không chính xác; dùng từ không hợp với nghĩa, kết hợp từ sai… dẫn đến hệ quả là gây hiểu sai, hiểu nhầm, khó hiểu. Thế nên, việc phát triển LNML cho trẻ là rất cần thiết. Tại các trường MN hiện nay, giáo viên mầm non (GVMN) cũng đã chú ý đến việc phát triển LNML cho trẻ. Tuy nhiên, do nhiều lí do khách quan và chủ quan, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng GDMN nói chung và hiệu quả của việc phát triển LNML nói riêng, chúng tôi chọn đề tài: Thiết kế trò chơi kể chuyện theo tranh nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế trò chơi kể chuyện theo tranh để phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã đặt ra, người nghiên cứu tiến hành thực hiện các nhiệm vụ sau: − Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi. − Tìm hiểu thực trạng của việc phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường MN tại TP.HCM. − Thiết kế trò chơi kể chuyện theo tranh nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi. 7 − Thực nghiệm một số trò chơi tiêu biểu từ hệ thống đã xây dựng. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN. Đối tượng nghiên cứu: trò chơi kể chuyện theo tranh nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi trường MN. 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu: vì điều kiện nghiên cứu hạn chế, đề tài chỉ nghiên cứu việc thiết kế 22 trò chơi kể chuyện nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi. Phạm vi nghiên cứu: vì điều kiện nghiên cứu hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung: khảo sát thực trạng trên 104 GVMN trên địa bàn TP. HCM, thực nghiệm trên 94 trẻ của hai trường là MN RĐ 10 – Quận 6 và MN TH – Quận 10. 6. Giả thuyết nghiên cứu Chúng tôi giả định rằng nếu GVMN biết sử dụng các trò chơi kể chuyện theo tranh nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi thì hiệu quả của việc phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi sẽ cao hơn. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, và đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của việc phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN. Các tài liệu bao gồm: các tài liệu có liên quan đến LNML của trẻ, các tài liệu có liên quan đến trò chơi ngôn ngữ, hoạt động kể chuyện theo tranh, chương trình GDMN mới, kế hoạch GD của GVMN, các giáo án phát triển LNML cho trẻ v.v.. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát để đưa ra những giả thuyết đúng đắn cho đề tài. − Phương pháp sử dụng bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng để có hướng nhìn tổng quan về việc sử dụng các trò chơi kể chuyện theo tranh phát triển LNML cho trẻ ở trường MN hiện nay; để có những cứ liệu và đưa ra nhận định về hiểu biết của GVMN về việc phát triển LNML cũng như những biện pháp, phương pháp mà GV thường sử dụng, những điều cần lưu ý và một số khó khăn của GV về vấn đề này. Để điều tra ý kiến của GV 8 người nghiên cứu sử dụng bảng hỏi gồm 15 câu dành cho các GVMN đang dạy lớp Lá ở một số trường MN cả nội thành và ngoại thành trên địa bàn TP.HCM (Phụ lục 1 – trang 116). − Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn GVMN nhằm tìm hiểu những khó khăn của GVMN khi phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi, lắng nghe những đề xuất của họ để khắc phục những khó khăn này. Phỏng vấn Ban Giám Hiệu (BGH) các trường MN nhằm tìm hiểu thực trạng của việc phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi và một số đề xuất của BGH ở vai trò người quản lý, tạo điều kiện cho GVMN có thể phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi một cách tốt nhất (Phụ lục 2 – trang 121). − Phương pháp quan sát: Dự giờ 5 giờ học kể chuyện cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN nhằm tìm hiểu xem GVMN phát triển LNML cho trẻ như thế nào, qua đó học tập kinh nghiệm, đồng thời phát hiện những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi (Phụ lục 6 – trang 151). 7.2.2. Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm là một phương pháp quan trọng trong đề tài nhằm đánh giá hiệu quả của việc vận dụng một số trò chơi tiêu biểu từ hệ thống trò chơi kể chuyện theo tranh đã xây dựng. Thông qua quá trình thực nghiệm có thể thấy được những ưu khuyết điểm của các trò chơi để từ đó phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế giúp cho hệ thống trò chơi ngày càng được hoàn thiện hơn. 7 trò chơi tiêu biểu được thiết kế với các chất liệu khác nhau từ hệ thống sẽ được thực nghiệm trên 94 trẻ tại trường MN RĐ 10 – Quận 6 và trường MN TH – Quận 10, TP HCM. Đều đặn sau 5 – 6 tuần thực nghiệm, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá mức độ LNML của trẻ nhằm có những dữ liệu để so sánh, đối chứng; đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kịp thời những thiếu sót của hệ thống trò chơi. Đồng thời, trước khi sử dụng các trò chơi, chúng tôi có tiến hành xem xét về độ khó, độ tin cậy của các trò chơi trên trẻ để bảo đảm các bài tập này nằm trong giới hạn cho phép. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Các dữ liệu thu thập được sẽ là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ thành công của hệ thống trò chơi. Sau khi thu thập tất cả dữ liệu, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu trung bình, tính tỉ lệ %, độ lệch chuẩn, và tiến hành kiểm nghiệm giả thiết trên phần mềm SPSS. Để tính độ tin cậy, độ khó của các trò chơi, người nghiên cứu sử dụng phần mềm Excel để nhập liệu, sau đó sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được. 8. Đóng góp của đề tài Đề tài đã xác định và hệ thống hoá cơ sở lý luận của việc phát triển LNML cho trẻ 5 6 tuổi, đồng thời làm rõ thực trạng phát triển LNML cho trẻ thông qua kể chuyện theo tranh. 9 Qua đó, thiết kế 22 trò chơi kể chuyện theo tranh với các vật liệu đa dạng, hấp dẫn và thực nghiệm 7 trò chơi tiêu biểu từ hệ thống đã xây dựng. 9. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có bốn chương: chương 1. Cơ sở lí luận của việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non; chương 2. Thực trạng của việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non; chương 3. Thiết kế trò chơi kể chuyện theo tranh; chương 4. Thực nghiệm một số trò chơi. Bên cạnh các trang chính, luận văn còn có các trang phụ lục gồm các nhóm khác nhau như: phiếu thăm dò ý kiến, câu hỏi phỏng vấn, giáo án thực nghiệm, 6 câu chuyện, 6 bộ tranh, một số hình ảnh thực nghiệm, nhật ký thực nghiệm, bảng kết quả nhóm đối chứng nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm, CD trò chơi và hình ảnh toàn bộ quá trình thực nghiệm v.v.. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ lâu, vấn đề phát triển ngôn ngữ đã được các nhà sư phạm trên thế giới và trong nước đặc biệt quan tâm. Song mỗi tác giả nghiên cứu ở các lứa tuổi và dưới góc độ khác nhau. Trên thế giới, các nhà GD đã bắt đầu quan tâm, nghiên cứu về việc phát triển ngôn ngữ từ rất sớm. Nghiên cứu của các nhà tâm lý học về chức năng, vai trò của ngôn ngữ trong phát triển và GD do các tác giả như: L.X. Vưgôtxki, E.I Tikheeva, Piaget, K.D. Usinxki, Ph.A. Sôkhin, V.V. Mukhina… đều nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển tư duy của trẻ. Theo Vưgốtxki: Ngôn ngữ là vô cùng quan trọng trong sự phát triển tư duy. Nhờ có ngôn ngữ con người mới tư duy bậc cao, làm quen với ngôn ngữ là thành tựu lớn nhất trong sự phát triển của trẻ em [14, tr.1]. Khác với những tư tưởng đó, các tác giả như như: A.M Leusina, E.I. Tikhêeva, Ph.A. Xôkhina, L.P. Phêdôencô, Kak – Hainơdich… lại quan tâm đến đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học. Các đặc điểm về vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp, LNML theo từng lứa tuổi đã được các tác giả quan tâm ngiên cứu. A.M. Leusina khi nghiên cứu về sự phát triển LNML cho trẻ mẫu giáo đã kết luận: Không phải từ mà là câu, và ngôn ngữ mạch lạc là đơn vị của ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Bà chỉ ra rằng, việc phát triển LNML đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ suốt thời kỳ mẫu giáo. Mặt khác, tính hoàn cảnh trong truyện kể thể hiện rõ nét nhất khi trẻ kể về những trải nghiệm của mình. Trẻ càng lớn, tính hoàn cảnh của ngôn ngữ giảm dần đi. Sự chuyển sang hình thức nói mạch lạc gắn chặt với sự lĩnh hội vốn từ, lĩnh hội hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ [50, tr.7]. Đồng quan điểm với A.M. Leusina, tác giả Ph.A. Xôkhina cho rằng các biện pháp dạy trẻ kể chuyện, kể lại tác phẩm văn học, kể chuyện theo tranh, theo đồ chơi, theo kinh nghiệm, kể chuyện sáng tạo có tác dụng phát triển LNML ở trẻ [49, tr.7]. Thời hiện đại, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ tiếp tục được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học như Ch.M. Akxarina, V.V. Sepirencô, M.M. Kônxôva, M.N. Popova, V.I. Iadenco v.v.. Tất cả những công trình trên đã giúp người nghiên cứu và những người quan tâm hiểu thêm về chức năng của ngôn ngữ và các đặc điểm phát triển về vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp, LNML của trẻ. Trong nước, các nhà sư phạm như: Nguyễn Xuân Khoa, Nguyễn Thị Oanh, Hoàng Thị Oanh, Hồ Lam Hồng, Lê Thị Ánh Tuyết, Cao Đức Tiến, Đinh Hồng Thái, Nguyễn Thị Phương Nga, Hà Nguyễn Kim Giang, Phan Thiều, Nguyễn Huy Cẩn, Trần Thị Mai, Lưu Thị Lan… với những bài nghiên cứu, bài viết cũng rất chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đó chính là những tài liệu hữu ích, gần gũi, dễ hiểu tạo cơ sở cho người nghiên 11 cứu thiết kế hệ thống trò chơi phù hợp cho trẻ. Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với tác phẩm Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo xuất bản năm 1997 đã đề cập một cách toàn diện, các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng Việt đang thực hiện ở các lớp nhà trẻ, mẫu giáo lúc bấy giờ. Tác giả đã nêu bật những nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: dạy trẻ nghe và phát âm đúng, phương pháp phát triển từ ngữ, phương pháp dạy trẻ đặt câu, phương pháp phát triển LNML, cho trẻ làm quen với văn chương, chuẩn bị cho trẻ học đọc viết. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra các giáo án về phương pháp phát triển tiếng, cách dạy tiếng nước ngoài cho trẻ, các hướng nghiên cứu khoa học dành cho GV. Trong khi đó, một số tác phẩm như: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi của nhóm tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức; Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non của tác giả Đinh Hồng Thái đã tập hợp những tài liệu mới và xác định những nhiệm vụ cơ bản như: luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông, kèm theo đó là các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức một cách cụ thể, rõ ràng. Chính vì vậy, những tài liệu trên đối với người nghiên cứu là những chỉ dẫn quý báu về lý thuyết và thực hành giúp chúng tôi xác định nguyên tắc, lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp phù hợp để phát triển LNML cho trẻ. Một vài công trình nghiên cứu đã đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng bài tập, trò chơi như một hình thức dạy học, nhằm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Trong số đó phải kể đến Tuyển tập bài tập trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga đã cung cấp cho GV một số lượng không nhỏ các trò chơi. Tuy nhiên, do trải đều tất cả các nội dung phát triển ngôn ngữ như: phát triển chú ý thính giác, phát triển thính giác ngôn ngữ, phát triển thính giác âm vị, luyện cơ quan phát âm, luyện thở, luyện phát âm, phát triển vốn từ, làm quen với chữ cái v.v.. nên phần trò chơi phục vụ cho việc phát triển LNML còn hạn chế. Bên cạnh đó, tác phẩm Bài tập phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi của tác giả Nguyễn Thị Oanh cũng đã thiết kế các bài tập phát triển LNML rõ ràng, dễ hiểu. Mặc dù vậy, các bài tập lại chi tiết qua hai phần là phát triển LNML trong câu và trong đoạn nên những bài tập phát triển LNML cho trẻ trong đoạn nói chung và bài tập kể chuyện theo tranh nói riêng còn rất hạn chế. Tác giả lại chú trọng luyện tập kỹ năng trong các bài tập cụ thể nên việc thực hiện có phần nặng nề, trẻ không được vừa chơi vừa tập tự do, tự nguyện nên hạn chế sự tự nhiên và hứng thú. Tuy cả hai công trình đều chú trọng xây dựng bài tập trò chơi nhưng việc cung cấp phương tiện để GV thực hiện, cũng như áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại để tăng hứng thú cho trẻ còn rất hạn chế. Theo tìm hiểu của chúng tôi, liên quan trực đến vấn đề đang được bàn tới, ở Việt Nam cho tới nay, mới chỉ có một số luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục (giáo dục mầm non). 12 Chẳng hạn, luận văn Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi kể chuyện với đồ chơi nhằm phát triển lời nói mạch lạc của Vũ Thị Hương Giang 1; Một số biện pháp hướng dẫn F 0 trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của Hoàng Thị Phương 2; Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hiểu từ của Đỗ Thị Xuyến 3; F 1 F 2 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện sáng tạo của Hoàng Thị Hồng Mát 4; Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi kể chuyện 3F theo tranh của Phạm Thị Hồng Yến 5; Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho 4F trẻ 5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện theo tranh của Nguyễn Thị Xuân 6 v.v.. Có thể nói các 5F công trình đã trình bày khá đầy đủ, sáng rõ các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu; đồng thời cụ thể hóa các cơ sở lý luận có liên quan như: đặc điểm phát triển ngôn ngữ của MN, đặc điểm LNML của trẻ, biểu hiện LNML của trẻ 5 – 6 tuổi, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển LNML cho trẻ. Đây chính là những tài liệu bổ ích, làm cơ sở giúp chúng tôi tìm hiểu cơ sở lý luận cho đề tài. Tuy nhiên, đa số các công trình đều đưa ra các biện pháp khá chung chung, chưa có những diễn giải, những chỉ dẫn cần yếu để giúp người quan tâm có thể vận dụng một cách hữu hiệu. Chẳng hạn, công trình Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi kể chuyện với đồ chơi nhằm phát triển lời nói mạch lạc, tác giả đưa ra các biện pháp như: sử dụng lời kể mẫu, tạo ra các tình huống có vấn đề, trẻ kể chuyện theo dàn ý của cô, xây dựng môi trường đồ chơi theo chủ điểm, trẻ lựa chọn đồ chơi và kể chuyện theo ý mình nhưng chưa xây dựng đa dạng phương tiện (cụ thể là các loại đồ chơi), chưa có những chỉ dẫn chi tiết và cũng chưa chỉ ra những điều cần lưu ý để GVMN vận dụng một cách tốt nhất. Hay công trình Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện sáng tạo cũng đưa ra một số biện pháp như: kể kết thúc đoạn, kể chuyện theo dàn ý, cô và trẻ cùng sáng tác chuyện, sáng tác chuyện tập thể, sáng tác một câu chuyện theo đề tài cô đưa ra (không có dàn ý). Nếu vậy sẽ khó khăn không ít cho GVMN – những người trực tiếp dạy trẻ thực hiện. Bởi vì các biện pháp đưa ra đều chung chung, chưa đưa vào từng chủ đề cụ thể ở trường MN, chưa có phương tiện, phương pháp tiến hành để GVMN có thể sử dụng. Trong số đó thì công trình Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện theo tranh (Nguyễn Thị Xuân) được xem như chỉ dẫn quý báu về mặt lý thuyết để người nghiên cứu xác định nguyên tắc, lựa chọn biện pháp phối hợp để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc đưa ra ba biện pháp kể chuyện theo tranh nhằm phát triển LNML cho trẻ đó là: cô và trẻ cùng kể PGS.TS Đinh Hồng Thái hướng dẫn. PGS.TS Đinh Hồng Thái hướng dẫn. 3 PGS.TS Đinh Hồng Thái hướng dẫn. 4 PGS.TS Đinh Hồng Thái hướng dẫn. 5 PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang hướng dẫn. 6 PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết hướng dẫn. 1 2 13 chuyện theo tranh, sáng tác chuyện theo tranh dựa trên kể mẫu của cô, trẻ kể một câu chuyện theo nội dung bức tranh mà trẻ vẽ. Như vậy, theo người nghiên cứu là quá ít và tác giả cũng chưa đi sâu làm rõ cách thức, phương tiện thực hiện cụ thể để GVMN có thể tiến hành một cách dễ dàng, hiệu quả nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi. Hơn nữa, do mục đích của đề tài là biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ qua kể chuyện theo tranh, nên việc thiết kế trò chơi, tác giả Nguyễn Thị Xuân chưa có dịp đề cập đến. Thành thử, có thể nói rằng cho đến nay, chưa có công trình nào bàn đến việc thiết kế các trò chơi kể chuyện theo tranh cụ thể, chi tiết và kèm theo các phương tiện đặc sắc, hiện đại để GVMN dễ dàng thực hiện, phát huy tính tích cực ở trẻ góp phần nâng cao hiệu quả của việc phát triển LNML cho trẻ 5 – 6 tuổi. Mặc dù, hiện nay, với những ứng dụng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại, GVMN hoàn toàn có thể thực hiện được những việc này. Đấy cũng chính là lí do khiến chúng tôi chọn đề tài Thiết kế trò chơi kể chuyện theo tranh nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi làm luận văn nghiên cứu. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Trò chơi Chơi là một hoạt động độc đáo của con người. Chơi vừa là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Chơi là hoạt động yêu thích, không thể thiếu của trẻ MN có hình thức cụ thể là trò chơi. Trò chơi của trẻ rất đa dạng về nội dung và hình thức. “Chơi”, “Trò chơi” là một từ đa nghĩa trong tiếng Việt cũng như trong nhiều thứ tiếng khác trên thế giới. Có rất nhiều định nghĩa về trò chơi và mỗi tác giả lại đề cập trên những khía cạnh khác nhau. Trong cuốn sách kinh điển “Tâm lý học trò chơi”, tác giả - tiến sỹ tâm lý học lỗi lạc người Nga Đ.B. Elcônhin (1904 – 1984) đã dành những trang đầu tiên để giới thiệu sự phong phú về nghĩa của từ “chơi”. Chơi có nghĩa là giải trí – vui chơi, cũng có nghĩa là sử dụng nhạc cụ - chơi đàn. Từ “chơi” còn được dùng với nghĩa bóng là “trò đùa của số phận”, “trò đùa của thiên nhiên”. Tương tự như tác giả Đ.B. Elcônhin, trong từ điển “Webster’s New World Dictionary” (1972) đã đưa tra 59 định nghĩa cho từ “Play”, trong đó có chơi đóng kịch, chơi đàn, chơi chữ, chạy chơi lòng vòng v.v.. Tại Việt Nam, trong từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, từ “chơi” được xác định với sáu nghĩa cơ bản là: hoạt động giải trí (dạo chơi); dùng làm thú vui, tiêu khiển (chơi tem); có quan hệ thân thiết cùng chung thú vui (chơi với nhau); hoạt động chỉ nhằm vui không nhằm mục đích gì khác (trẻ con chơi đùa); chỉ trẻ em khỏe không ốm (trẻ chịu chơi, không quấy); hành động gây hại cho người khác xem như trò vui (chơi khăm) [14, tr.7]. Như vậy, không thể làm việc với trẻ mà không hiểu “việc chơi” của trẻ với hình thức cụ thể là trò chơi. Cũng như “chơi”, “trò chơi” được nghiên cứu theo các góc độ chuyên 14 môn khác nhau. Dưới góc độ sinh lý học, các tác giả khẳng định, cơ sở trò chơi xuất phát từ nhu cầu sinh vật thuộc về bản năng, ý hướng và nguyện vọng của trẻ. Nghĩa là đứa trẻ nào sinh ra cũng có nhu cầu chơi để thỏa mãn các nhu cầu sinh lý, nhu cầu tinh thần và nhu cầu sáng tạo của chúng. Các tác giả như K.Grooss, CKôll cho rằng chơi là một bản năng, chơi là sự giải tỏa năng lượng dư thừa và trò chơi của trẻ em giống như trò chơi của động vật, trò chơi là sự chuẩn bị vô thức giúp đứa trẻ thích nghi dần với cuộc sống. Vì vậy, các nhà tâm lý – giáo dục học theo trường phái này phủ nhận ảnh hưởng của môi trường đến nội dung trò chơi của trẻ. Hay S. Freud – một đại biểu xuất sắc của trường phái phân tâm học lại khẳng định trẻ em không có khả năng lao động trong thực tế thì thay thế vai trò thực tế này bằng trò chơi. Trò chơi là những giấc mơ, mộng ảo, chơi mang tính vô thức và chơi chính là phương tiện, con đường duy nhất giúp trẻ bù đắp các thiếu hụt của mình và để trả thù những người xung quanh luôn cấm đoán trẻ [32, tr.29]. Không đồng tình với quan điểm trên, các nhà tâm lý học, giáo dục học Macxít lại cho rằng trò chơi là một dạng hoạt động mang tính chất xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý bên trong của trẻ. Trong các công trình nghiên cứu của L.V. Vưgôtxki, A.N. Lêonchev, A.P. Uxôva… các tác giả khẳng định chơi không phải là ngẫu nhiên mà chơi là sản phẩm sáng tạo của trẻ dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xung quanh. Thông qua chơi trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội và trò chơi trở thành phương tiện GD khi có sự hướng dẫn sư phạm đúng đắn [32, tr.30]. Rosemary P. – nhà tâm lý học người Úc cũng khẳng định: Trò chơi là phương tiện mà nhờ đó trẻ có thể tùy ý lựa chọn, đưa ra các câu hỏi, chia sẻ suy nghĩ với người khác, tự giải quyết và đưa ra những ý tưởng dựa trên những hiểu biết của bản thân. Cũng như Rosemary P., M.C. Pugmire – Stoy cho rằng: “Chơi là công việc đầy háo hức theo sự nỗ lực cả về thể chất và tinh thần để có được cảm giác thỏa mãn. Người chơi kiểm soát được hành động của mình”. Đồng quan điểm với nhà tâm lý học người Úc Rosemary P. , chúng tôi cho rằng: Trò chơi là phương tiện mà nhờ đó trẻ có thể tùy ý lựa chọn, đưa ra các câu hỏi, chia sẻ suy nghĩ với người khác, tự giải quyết và đưa ra những ý tưởng dựa trên những hiểu biết của bản thân. 1.2.2. Trò chơi kể chuyện theo tranh Phát triển LNML là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm vụ phát triển lời nói trẻ em. Để phát triển LNML cho trẻ có thể thông qua các hình thức khác nhau, trong đó dạy trẻ kể chuyện theo tranh là một trong những hình thức mà trẻ đặc biệt yêu thích. Theo tác giả Nguyễn Xuân Khoa thì kể chuyện là thuật về một sự kiện miêu tả một đối tượng hoặc sáng tạo ra một câu chuyện nào đó. Để kể chuyện, trẻ phải tự chọn nội dung và hình thức ngôn ngữ. Trong kể chuyện thể hiện chủ yếu là kinh nghiệm, tình cảm của trẻ. 15 Có rất nhiều hình thức để dạy trẻ kể chuyện như: kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo đồ chơi, kể lại truyện văn học, kể chuyện theo kinh nghiệm, kể chuyện sáng tạo. Trong đó, kể chuyện theo tranh là dạng hoạt động phù hợp với trẻ 5 – 6 tuổi vì trẻ rất thích xem tranh. Tranh được sử dụng rộng rãi, phổ biến đặc biệt là những bộ tranh có chủ đề. Kể chuyện theo tranh có chủ đề được các nhà GD xem như con đường phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Cơ sở để trẻ dựa vào để kể chuyện đó là một bức tranh hay một số bức tranh liên hoàn theo một chủ đề nào đó, chẳng hạn ngày chủ nhật ở nhà, người thân yêu nhất trong gia đình, mùa xuân v.v. [36, tr. 94]. Khi kể chuyện theo tranh trẻ phải quan sát, nhận xét các hình ảnh, các mối quan hệ giữa các hình ảnh để hiểu nội dung bức tranh. Sau đó, trẻ sẽ xây dựng câu chuyện logic, trình tự theo tranh. Vì vậy, kể chuyện theo tranh là dạy trẻ kể một câu chuyện có nội dung theo tranh dưới hình thức một ngôn bản hoàn chỉnh [48, tr. 38]. Từ khái niệm “trò chơi” và “kể chuyện theo tranh” ở trên, chúng tôi hiểu khái niệm trò chơi kể chuyện theo tranh như sau: Trò chơi kể chuyện theo tranh là hình thức mà nhờ đó giáo viên có thể dạy trẻ kể một câu chuyện có nội dung theo tranh một cách tự do, tự nguyện, hứng thú dựa trên những hiểu biết của trẻ. 1.2.3. Lời nói mạch lạc Các nhà sư phạm nêu ra các định nghĩa về LNML của trẻ em có những điểm giống và khác nhau. Xô-khin – nhà sư phạm Nga định nghĩa: “LNML được hiểu là sự diễn đạt mở rộng một nội dung xác định, được thực hiện một cách logic, tuần tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có tính biểu cảm [36, tr. 86]. Theo Nguyễn Xuân Khoa thì tính mạch lạc trong lời nói của trẻ thể hiện ở mối quan hệ chặt chẽ của sự liên kết nội dung và liên kết hình thức. Ông cho rằng: “Nắm vững LNML, không có được, nếu không phát triển khả năng tách biệt các thành tố của nó như câu, từ…”. Theo ông, tồn tại hai kiểu LNML là đối thoại và độc thoại. Đối thoại là nói chuyện giữa một số người, không ít hơn hai. Mục đích của đối thoại là hỏi về cái gì đó và đòi hỏi trả lời. Còn độc thoại là LNML của một người. Mục đích của độc thoại là thông báo về những sự kiện nào đó [20, tr.53]. Theo nhóm tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức thì ngôn ngữ mạch lạc là ngôn ngữ được trình bày có logic, có trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh [30, tr.89]. Phê phán một số quan điểm sai về bản chất của LNML, tác giả Đinh Hồng Thái nhấn mạnh, LNML đúng về mặt lý thuyết ngôn ngữ là vấn đề của ngữ pháp văn bản. Nó không thuộc về ngữ âm, từ vựng hay cú pháp. Rèn luyện khả năng nói mạch lạc cho trẻ tức là giúp trẻ sử dụng đơn vị giao tiếp ngôn ngữ ở cấp độ hoàn chỉnh nhất. Ông cho rằng LNML không tách rời thế giới tư duy. Sự mạch lạc của lời nói chính là sự mạch lạc của tư duy. 16 LNML phản ánh logic tư duy của trẻ, kỹ năng suy nghĩ về cái tiếp nhận được và phản ánh nó một cách đúng đắn [36, tr. 86 – 87]. Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Nga thì phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển ở trẻ khả năng nghe hiểu ngôn ngữ của người khác, khả năng biết trình bày, thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ, ý muốn, nguyện vọng… của mình cho người khác biết một cách có trình tự, có logic, có nội dung, đúng và biểu cảm [26, tr. 100]. Ngôn ngữ mạch lạc thể hiện một trình độ phát triển tương đối cao không những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duy của trẻ. Do cuộc sống đòi hỏi trẻ phải xây dựng cho mình một kiểu ngôn ngữ mang tính rõ ràng, khúc chiết, chặt chẽ theo một trình tự nhất định (có mở đầu, nội dung và kết thúc) để người khác có thể hiểu. LNML của trẻ mẫu giáo xuất hiện do nhu cầu trẻ muốn mô tả lại cho người khác nghe những gì trẻ thấy mà không thể dựa vào những tình huống cụ thể trước mắt. Vì vậy, trẻ phải cố gắng diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng theo đúng trình tự, thể hiện được ý cơ bản và mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, nghĩa là trẻ phải nắm được kỹ năng diễn đạt mạch lạc ý nghĩ của mình (Nguyễn Ánh Tuyết 1994). Đồng quan điểm với các tác giả trên, theo người nghiên cứu phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ; khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định. 1.3. Kể chuyện theo tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi 1.3.1. Hoạt động kể chuyện cho trẻ mẫu giáo Kể chuyện là một hình thức hoạt động ngôn ngữ độc thoại của trẻ. Trong hoạt động này, trẻ phải lựa chọn ý tưởng, nội dung, hình thức ngôn ngữ để thể hiện. Trẻ sử dụng tất cả khả năng của mình (vốn từ, cách sử dụng câu, ngữ điệu…) để diễn tả lại sự việc bằng ngôn ngữ một cách mạch lạc và dễ hiểu. Đối với trẻ mẫu giáo, dạy trẻ kể chuyện là một hoạt động trong chuyên đề “phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học”. Hoạt động kể chuyện được xem là phương pháp hiệu quả để phát triển LNML của trẻ. Nhu cầu muốn được kể, được chia sẻ những câu chuyện, những cảm xúc, tâm tư, tình cảm với mọi người đặc biệt là bạn đồng trang lứa chính là động lực thúc đẩy trẻ hoạt động một cách tự nguyện và hứng thú. Để hoạt động kể chuyện diễn ra hiệu quả GV cần cung cấp cho trẻ các “nguyên liệu” cần thiết đó chính là hệ thống ngôn ngữ và hệ thống kinh nghiệm cuộc sống. Bởi vì trẻ chỉ kể được truyện khi có ý tưởng. Ý tưởng có thể xuất phát từ nội dung bức tranh, từ một vật trẻ quan sát, một sự việc trẻ đã trải nghiệm, từ một câu chuyện trẻ đã nghe,… Từ ý tưởng, trẻ sẽ tự xây dựng nội dung truyện theo trình tự mà người nghe có thể hiểu được. Khả năng này đã bắt đầu hình thành và phát triển ở trẻ 5 – 6 tuổi. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, trí nhớ của trẻ phát triển tốt. Trẻ biết gợi nhớ lại những biểu 17 tượng quen thuộc có liên quan đến câu chuyện. Đồng thời trẻ biết liên kết các sự kiện theo trình tự, chọn lọc từ ngữ thích hợp và sắp xếp chúng một cách liền mạch, ý nghĩa. Các hoạt động kể chuyện ở trường MN, trẻ không chỉ là nghe kể chuyện mà còn giúp trẻ sử dụng phương tiện ngôn ngữ, thực hiện các thao tác ngôn ngữ để bộc lộ nội tâm bên trong. Vì vậy, kể chuyện là hoạt động không thể thiếu đối với trẻ MN. Kể chuyện được xem như là một hoạt động phát triển toàn diện cho trẻ đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Tuy nhiên, nếu không được đầu tư và tổ chức nghiêm túc, GV có thể làm mất cơ hội phát triển LNML cho trẻ. Chính vì thế, tiếp tục nghiên cứu và vận dụng các trò chơi kể chuyện để phát triển LNML cho trẻ là rất cần thiết. 1.3.2. Các hình thức kể chuyện nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ Có rất nhiều cách phân chia hình thức kể chuyện, mỗi tác giả đứng trên các góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất ở mục tiêu là phát triển ngôn ngữ độc thoại nói riêng và lời nói mạch lạc nói chung.  Phân loại theo từng sự việc Các tác giả như Nguyễn Xuân Khoa (1997), Hà Nguyễn Kim Giang (2008), Huỳnh Văn Sơn (2012) có các hình thức kể chuyện như: kể chuyện theo đồ chơi, kể chuyện theo tưởng tượng sáng tạo (kể chuyện theo đối tượng sáng tạo) và kể chuyện theo tranh. Tác giả A.M. Bôrôđich lại có các cách phân loại hoạt động kể chuyện trên những khía cạnh hoàn toàn khác.  Phân loại theo hình thức của lời nói độc thoại − Kể lại truyện: là trình bày liền mạch một truyện văn học hay thuật lại một câu truyện đã được nghe. − Kể chuyện: là sự trình bày bằng miệng các câu liền mạch, cặn kẽ, tỉ mỉ một sự kiện nào đó.  Phân loại theo hình thức của truyện − Kể chuyện miêu tả: là sự trình bày những đặc điểm, đặc trưng của một đồ vật hay một sự kiện nào đó. − Kể chuyện theo chủ đề: là sự truyền đạt sự kiện nào đó diễn ra theo trình tự không gian hay thời gian. Trong truyện chủ đề cần phải có nhân vật và hành động, hoạt động của nhân vật đó.  Phân loại theo nội dung truyện − Kể chuyện thực tế: trẻ kể những điều mắt thấy tai nghe dựa trên tri giác và − trí nhớ. − Kể chuyện sáng tạo: trẻ chủ yếu sử dụng tư duy và sự tưởng tượng sáng tạo để tạo nên một nội dung sự kiện nào đó hay một tình huống diễn tiến mới. Tuy là tưởng tượng, nhưng những ý tưởng đó vẫn dựa trên vốn kinh nghiệm sẵn có nhờ ghi nhớ và hồi tưởng. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan