Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế kỹ thuật máy trộn sản phẩm rời dùng trong dây chuyền chế biến thức ăn ...

Tài liệu Thiết kế kỹ thuật máy trộn sản phẩm rời dùng trong dây chuyền chế biến thức ăn cho tôm, năng suất 400 kgh

.PDF
112
643
77

Mô tả:

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên : Nguyễn Văn Nam Lớp : 45CT Ngành : Chế Tạo Máy Tên đồ án tốt nghiệp : “Thiết kế kỹ thuật máy trộn sản phẩm rời dùng trong dây chuyền chế biến thức ăn cho tôm, năng suất 400 kg/h” Số trang :111 Số chương : 5 Số tài liệu tham khảo : 14 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Kết luận : -------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nha trang, ngày ……. tháng …… năm 2007 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐIỂM CHUNG Bằng số Bằng chữ Nguyễn Thắng Xiêm Đồ án tốt nghiệp Trang 1 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên : Nguyễn Văn Nam Lớp : 45CT Ngành : Chế Tạo Máy Tên đồ án tốt nghiệp: “ Thiết kế kỹ thuật máy trộn sản phẩm rời dùng trong dây chuyền chế biến thức ăn cho tôm, năng suất 400 kg/h ” Số trang: 111 Số chương : 5 Số tài liệu tham khảo : 14 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điểm phản biện : -------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nha trang, ngày …… tháng …… năm 2007 CÁN BỘ PHẢN BIỆN Nha Trang, ngày…..tháng .......năm 2007 ĐIỂM CHUNG Bằng số Bằng chữ Đồ án tốt nghiệp CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Trang 2 LỜI NÓI ĐẦU Nước ta là nước đang phát triển ngoài công nghiệp thì nông nghiệp nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng đang được chú trọng phát triển. Vì vậy cơ giới hóa trong nuôi trồng thủy sản đang được sự quan tâm của nhà nước ta. Nhất là trong nuôi tôm, vì tôm có giá trị kinh tế cao. Thức ăn trong nuôi tôm thường là hỗn hợp của nhiều thành phần khác nhau như: bột mì, bột cá, cám gạo…. Để thu được hỗn hợp thức ăn có tỉ lệ nhất định thì công đoạn trộn các thành phần với nhau là rất quan trọng, vì thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của tôm. Vì vậy để góp phần tăng năng suất nuôi tôm, ta cần cơ giới hóa trong khâu sản suất thức ăn cho tôm. Chính vì vậy thiết kế máy trộn sản phẩm rời dùng trong dây chuyền chế biến thức ăn cho tôm có ý nghĩa lớn trong việc cơ giới hóa trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Điều đó sẽ thay thế con người trong việc chế biến thức ăn, bảo đảm chuẩn bị đầy đủ, kịp thời gian, thức ăn cho con giống. Ngoài ra còn bảo đảm chất lượng thức ăn. Nắm bắt được yêu cầu cấp thiết này, và được sự phân công của khoa cơ khí, bộ môn Chế tạo máy, em đã thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Thiết kế kỹ thuật máy trộn sản phẩm rời dùng trong dây chuyền chế biến thức ăn cho tôm, năng suất 400 kg/h ”. Đề tài được chia thành các phần chính sau:  Chương 1: Tổng quan về máy trộn phổ biến hiện nay.  Chương 2: Lựa chọn phương án thiết kế.  Chương 3: Thiết kế kỹ thuật máy.  hình.  Đồ án tốt nghiệp Chương 4: Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết điển Chương 5: Kết luận và đề xuất ý kiến. Trang 3 Với thời gian còn hạn hẹp và kiến thức còn hạn chế, chắc chắn còn nhiều điều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và của các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thắng Xiêm, cùng các quý thầy cô trong khoa cơ khí đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Nha Trang, tháng 11 năm 2007 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Nam Đồ án tốt nghiệp Trang 4 Mục Lục Trang Lời nói đầu.......................................................................................... 3 Mục lục ............................................................................................... 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY TRỘN PHỔ BIẾN HIỆN NAY . 8 1.1. Sơ lược về tình hình nuôi tôm ở nước ta................................... 8 1.2. Tình hình sử dụng và công dụng của máy trộn ......................... 9 1.3. Phân loại máy trộn................................................................... 10 1.4. Máy trộn sản phẩm rời ............................................................. 11 1.5. Đánh giá độ đồng đều của quá trình trộn .................................. 15 Chương 2 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ............................ 18 2.1. Sơ lược về thức ăn cho tôm ...................................................... 18 2.2. Một số yêu cầu đối với máy trộn sản phẩm rời dùng trong dây chuyền sản xuất thực phẩm....................................................... 18 2.3. Lựa chọn phương án thiết kế .................................................... 19 Chương 3 THIẾT KẾ KỸ THUẬT MÁY ........................................... 25 3.1. Tính toán động lực học ............................................................. 25 3.1.1. Cánh lớn ........................................................................ 29 3.1.2. Cánh nhỏ........................................................................ 35 3.1.3. Công suất cần thiết......................................................... 39 3.2. Xác định công suất yêu cầu từ động cơ..................................... 40 3.3. Chọn động cơ ........................................................................... 41 Đồ án tốt nghiệp Trang 5 3.3.1. Tính tỷ số truyền ............................................................ 41 3.3.2. Tính mô men truyền đến trục ......................................... 42 3.4. Chọn đai ................................................................................... 42 3.5. Tính toán trục ........................................................................... 48 3.5.1. Xác định sơ bộ đường kính trục ..................................... 48 3.5.2. Sơ đồ lực tác dụng lên trục và biểu đồ mô men .............. 49 3.5.3. Xác định đường kính trục............................................... 53 3.5.4. Kiểm nghiệm trục .......................................................... 55 3.5.5 Tính kích thước then chỗ lắp bánh đà.............................. 58 3.6. Tính bề dày của thùng .............................................................. 60 3.7. Chọn ổ bi UCP ......................................................................... 62 3.8. Chọn ổ bi đỡ............................................................................. 64 3.9. Tính chọn bánh vít – trục vít..................................................... 65 3.9.1. Tính chọn trục vít........................................................... 65 3.9.2. Tính chọn bánh vít ......................................................... 67 3.10. Chọn tay quay lắp với trục vít................................................. 69 Chương 4 LẬP QUY TRÌNH CHẾ TẠO TRỤC........................................ 70 4.1. Xác định dạng sản xuất............................................................. 70 4.2. Phân tích chi tiết ....................................................................... 71 4.3. Chọn vật liệu làm phôi ............................................................. 72 4.4. Chọn phương pháp chế tạo phôi ............................................... 73 4.5. Đánh số các bề mặt gia công .................................................... 73 4.6. Chọn tiến trình gia công các bề mặt phôi.................................. 74 4.7. Thiết kế nguyên công công nghệ .............................................. 76 4.7.1. Nguyên công 1 ............................................................... 76 4.7.2. Nguyên công 2 ............................................................... 79 Đồ án tốt nghiệp Trang 6 4.7.3. Nguyên công 3 ............................................................... 81 4.7.4. Nguyên công 4 ............................................................... 82 4.7.5. Nguyên công 5 ............................................................... 83 4.7.6. Nguyên công 6 ............................................................... 84 4.7.7. Nguyên công 7 ............................................................... 86 4.7.8. Nguyên công 8 ............................................................... 86 4.7.9. Nguyên công 9 ............................................................... 88 4.8. Xác định lượng dư trung gian và kích thước trung gian ......... 88 4.8.1. Xác định lượng dư và kích thước trung gian của  40 f 7 88 4.8.2. Xác định lượng dư trung gian của 45 .......................... 93 4.8.3. Xác định lượng dư trung gian của 48 .......................... 93 4.8.4. Xác định lượng dư trung gian của 30 .......................... 94 4.8.5. Bản vẽ phôi................................................................... 95 4.9. Xác định chế độ cắt................................................................ 95 4.9.1. Chế độ cắt cho 45 ........................................................ 95 4.9.2. Tốc độ cắt khi tiện mặt đầu ............................................ 97 4.9.3. Tốc độ cắt khi tiện thô.................................................... 98 4.9.4. Tốc độ cắt khi tiện tinh  40 f 7 ...................................... 99 4.9.5. Tốc độ cắt khi mài tinh  40 f 7 ...................................... 99 4.9.6. Tốc độ cắt khi phay rãnh then ........................................ 100 4.9.7. Tốc độ cắt khi khoan lỗ tâm ........................................... 100 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.......................................... 108 5.1. Kết luận.................................................................................... 108 5.2. Đề xuất ý kiến .......................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 110 Đồ án tốt nghiệp Trang 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY TRỘN PHỔ BIẾN HIỆN NAY 1.1. Sơ lược về tình hình nuôi tôm ở nước ta Theo nội dung chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 đến 2010 của bộ Thủy sản, trong thập niên tới hướng chủ yếu là thay đổi hình thức nuôi. Giảm mạnh hình thức nuôi quảng canh, tăng diện tích nuôi tôm thâm canh từ 15% 25% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ. Năng suất nuôi cố gắng đạt từ 22,5 tấn/ha. Phấn đấu đến năm 2010 đáp ứng 70 – 80% sản lượng tôm xuất khẩu là tôm nuôi. Đối tượng nuôi là tôm Sú, tôm Nương, tôm Rảo, tôm Bạc. Trong đó nuôi tôm sú chiếm 70 – 80%. Trước hết tập trung nuôi ở những nơi có tiềm năng và kinh nghiệm như: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu,… sau đó mở rộng ra nơi khác. Hình thức nuôi thâm canh sử dụng những ao nuôi nhỏ hơn các hình thức nuôi khác, được kiểm soát một cách chặt chẽ và chủ động con giống mật độ nuôi của hình thức này cao thường lớn hơn 20 con/m2. Để áp dụng được mô hình nuôi thâm canh đòi hỏi người nuôi phải có khả năng đầu tư nhất định cho công trình nuôi và các trang thiết bị phù trợ, đồng thời người nuôi phải có kỹ thuật nuôi và kinh nghiệm nuôi tôm. Ngoài ra, cần quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường, yếu tố thức ăn và có phương pháp điều chỉnh thích hợp. Trong nuôi tôm thâm canh, thức ăn dành cho tôm là thức ăn nhân tạo tổng hợp. Vì vậy thức ăn là nguồn chi phí chính trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, chiếm khoảng 60% tổng chi phí nuôi. Nó ảnh hưởng đến sản lượng và đến năng suất tôm nuôi. Cho ăn đầy đủ, đúng cách giúp tôm khỏe mạnh, lớn nhanh, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao. Thiếu thức ăn, tôm chậm phát triển, còi cọc, kích cỡ không đều dễ nhiễm bệnh. Thừa thức ăn, hoặc cho ăn không đúng cách sẽ làm cho ao nuôi mau dơ bẩn gây ô nhiễm, tảo và một số vi sinh vật phát triển quá mức làm ảnh hưởng tới môi trường ao nuôi, dễ gây ra hiện tượng nở hoa, thiếu ôxy cục bộ về ban đêm dẫn đến tôm chết hàng loạt. Đồ án tốt nghiệp Trang 8 Các loại thức ăn tổng hợp khô (độ ẩm ≤ 10%) dùng cho nuôi tôm thâm canh hiện nay rất đa dạng và phong phú, được chế biến từ các nhà máy chế biến thức ăn theo các quy trình công nghệ hiện đại nên có thể dự trữ lâu và dễ dàng cho tôm ăn, nó có dạng hình trụ hoặc viên ứng với các giai đoạn nuôi khác nhau. Thức ăn khô được chế biến có thể ở dạng chìm, lơ lửng hay nổi tùy theo tập tính ăn mồi của từng loại. 1.2. Tình hình sử dụng và công dụng của máy trộn Máy trộn hiện nay được dùng rất nhiều trong nhiều ngành công nghiệp như trong ngành xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, ngành chăn nuôi. Trong dây chuyền chế biến thực phẩm công nghiệp thường dùng nhiều máy trộn để thu được sản phẩm hỗn hợp gồm nhiều thành phần có tỷ lệ nhất định, được trộn lẫn với nhau và phân bố đều. Thành phần các chất dù được định lượng chính xác nhưng nếu không được đưa qua các máy trộn làm việc có hiệu quả thì chưa chắc đã thu được sản phẩm mà khi chia thành các liều lượng nhỏ lại chứa đủ thành phần các chất theo tỷ lệ định trước. Các máy trộn được dùng nhiều trong công nghệ hóa học, công nghệ môi trường, công nghệ thực phẩm, công nghệ dược phẩm… Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta hiện nay, đặc biệt là nuôi tôm. Kéo theo đó là sự ra đời của nhiều công ty sản xuất thức ăn cho tôm, trong quy trình sản xuất thức ăn cho tôm thì không thể thiếu được quá trình trộn nguyên liệu. Các máy trộn thì rất đa dạng về chủng loại và kích cỡ, tùy thuộc vào từng loại thức ăn, từng giai đoạn chế biến thức ăn mà ta có loại máy trộn khác nhau. Thức ăn ở dạng tự nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng đa dạng theo chức năng và lứa tuổi của tôm, nên phải chế biến và phối hợp trộn tạo thành thức ăn hỗn hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu trên. Như vậy, thức ăn hỗn hợp là hỗn hợp các các loại thức ăn phối chế theo tỷ lệ thành phần phù hợp với sự phát triển sinh lý Đồ án tốt nghiệp Trang 9 bình thường của từng loài, từng lứa tuổi, từng loại con giống. Chính vì vậy, việc sản xuất thức ăn hỗn hợp cho những loài có giá trị kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Trong dây chuyền sản xuất thức ăn cho tôm nói chung thường được phân làm năm giai đoạn chính như sau: - Giai đoạn một: là công đoạn định lượng các loại nguyên liệu thành phần theo công thức pha trộn định trước. - Giai đoạn hai: tiến hành quá trình trộn sơ bộ để đua tiếp sang công đoạn nghiền nhỏ. - Giai đọạn ba: thùy theo cỡ nguyên liệu thành phần, tính chất cơ lý, độ ẩm…mà có thể tiến hành nghiền bằng một máy hoặc một cụm các máy nghiền khác nhau. - Giai đoạn bốn: phân loại là các máy sàng, rây, nhằm thu được các bột thành phần đạt độ nhỏ mịn cần thiết. - Giai đoạn năm: trộn bột thành phẩm. Quá trình trộn chỉ kết thúc và có hiệu quả, khi mỗi mẫu bột kiểm tra đều có đủ tỷ lệ các chất thành phần đưa vào pha trộn theo công thức định trước. Như vậy các máy trộn có vai trò quyết định trong việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng đồng đều, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và tạo ra các sản phẩm có chất lượng đặc biệt. 1.3. Phân loại máy trộn 1.3.1.Theo nguyên lý trộn - Máy trộn ngang - Máy trộn đứng 1.3.2. Theo chu trình làm việc - Máy trộn làm việc liên tục Đồ án tốt nghiệp Trang 10 - Máy trộn làm việc gián đoạn 1.3.3. Theo đối tượng hỗn hợp cần trộn - Máy trộn sản phẩm rời - Máy trộn sản phẩm dạng bột nhào - Máy trộn sản phẩm dạng chất lỏng 1.4. Máy trộn sản phẩm rời Khi trộn sản phẩm rời có thể chỉ trộn vật liệu khô hoặc trộn vật liệu khô với một lượng chất lỏng không lớn. Mỗi một quá trình trộn đều có những đặc điểm riêng biệt. Chú ý khi trộn những sản phẩm đặc biệt như chè, cà phê cần thiết phải trộn hết sức thận trọng, không được phá hủy cấu trúc của sản phẩm trộn. Để trộn được những vật liệu như thế, không cho phép đập và nghiền trong quá trình trộn. Thông thường máy trộn sản phẩm rời dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm thường dùng cánh đảo. Các cánh đảo thường được lắp chặt trên trục nằm ngang. Những máy dùng để trộn sản phẩm khô rời, theo cấu tạo được chia ra: loại quay và loại vận chuyển. Các máy trộn quay là những máy trộn kiểu thùng quay khác nhau về hình dạng: hình côn, những máy trộn dạng nồi quay… 1.4.1. Máy trộn thùng quay kiểu thùng nghiêng: Trên (Hình 1.1) là máy trộn có thùng quay kiểu “say rượu”. Trục quay không nằm trên đường tâm của thùng mà nó nằm nghiêng một góc 30o so với đường tâm của thùng quay. Động cơ điện truyền động qua bộ truyền động đai làm quay trục, thùng sẽ quay theo quanh trục. Sản phẩm trộn vừa chuyển động ngang vừa chuyển động dọc theo thùng. Đồ án tốt nghiệp Trang 11 Hình 1.1: Máy trộn thùng quay kiểu thùng nghiêng 1.4.2. Máy trộn kiểu thùng kép (kiểu chữ V) Hình 1.2: Máy trộn kiểu chữ V VM-500 Rất hiệu quả là máy trộn có hình dạng chữ V (Hình 1.2) với góc ở đỉnh là 90o. Trong máy trộn loại này sản phẩm rời được trộn bằng cách đổ đi đổ lại, đồngthời Đồ án tốt nghiệp Trang 12 lại được phân riêng thành 2 phần. Trục quay được đặt ngang qua thân thùng chữ V. Khi trộn sản phẩm được đổ tách thành 2 phần ở 2 đầu của chữ V, sau đó lại được đổ ngược lại phần đáy chung của chữ V, cứ liên tục như vậy sản phẩm trộn sẽ được đồng đều. 1.4.3. Máy trộn dùng cánh đảo Máy trộn dạng cánh đảo cũng thuộc loại máy trộn vận chuyển (Hình 1.3). Việc khuấy trộn đựơc thực hiện bằng cánh đảo, thông thường thì các cánh được lắp chặt trên trục ngang. Các máy trộn loại này có thể làm việc liên tục hay gián đoạn. Ở những máy làm việc liên tục, cánh đảo được lắp chặt trên trục theo đường ren vít, nhằm đảm bảo đồng thời khuấy trộn và chuyển rời sản phẩm dọc trục. Chất lượng trộn của máy này phụ thuộc vào thời gian trộn và được xác định bằng thực nghiệm. Thời gian trộn phải phù hợp với thời gian chuyển dời sản phẩm trong máy trộn từ cửa nạp đến cửa tháo. Thời gian đó có thể thay đổi bằng cách thay đổi số vòng quay của trục cánh đảo cũng như góc xoay của cánh đảo đối với trục. Trong máy trộn dùng cánh đảo làm việc gián đoạn, sản phẩm thường được trộn bằng các cánh đảo hướng tâm, hơi nghiêng một chút so với trục thùng quay. Hình 1.3: Máy trộn dùng cánh đảo Đồ án tốt nghiệp Trang 13 1.4.4. Máy trộn kiểu vít tải Máy trộn kiểu vít đứng TB-1A, là loại làm việc gián đoạn, trộn bột khô (Hình 1.4), do Bộ môn Máy Nông nghiệp Trường ĐH Nông Nghiệp 1 thiết kế. Cấu tạo gồm: vít đứng quay trong một đoạn ống bao cố mở những cửa sổ, lắp trong thùng máy có phần dưới hình nón cụt và phần trên hình trụ. Phễu cấp liệu có lắp đóng mở, ống xả hỗn hợp cũng có nắp đóng mở. Bộ phận động lực và truyền động gồm: một động cơ điện và một đai thang lắp trên thùng và nắp. Cách sử dụng: sau khi định mức các thành phần thức ăn đủ một mẻ trộn (270kg) đổ vào máy trộn qua phễu cấp liệu, đồng thời cho máy chạy, vít sẽ chuyền bột vào trong thùng, đẩy bột lên trên qua ống bao và qua cửa sổ ống bao. Nạp xong khối bột thì đóng nắp phễu nạp laị, máy tiếp tục làm việc, vít tiếp tục đẩy bột lên. Khi bột đã khuếch tán qua cửa sổ và miệng trên của ống bao rơi xuống, lại được vít chuyền lên, hỗn hợp được trộn. Sau giai đoạn (3 đến 5 phút) mở lắp tiến hành thu bột. Sau đó tiến hành mẻ khác với trình tự như trên. Hình 1.4: Máy trộn TB-1A Đồ án tốt nghiệp Trang 14 Ngoài những máy trộn ở trên, còn một số máy trộn cũng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay với những kiểu dáng khác nhau Hình 1.5: Máy trộn YMBM Hình 1.6: Máy trộn kiểu HMG 100 1.4. Đánh giá độ đồng đều của quá trình trộn Đối với thức ăn cho tôm nói riêng và thức ăn cho tôm nói chung, độ đồng đều của sản phẩm trộn là chỉ tiêu cơ bản nhất về chất lượng. Đặc biệt là trong thức ăn Đồ án tốt nghiệp Trang 15 tổng hợp hiện nay phục vụ cho mô hình chăn nuôi công nghiệp chứa nhiều thành phần vi lượng, thì yếu tố trên đặc biệt quan trọng nếu không sẽ ảnh hưởng đến đối tượng nuôi. Quá trình trộn chỉ kết thúc và có hiệu quả khi mỗi mẫu kiểm tra đều có tỷ lệ các thành phần đưa vào trộn theo công thức định trước. Đó là yêu cầu lý thuyết, nhưng trên thực tế đối với dạng bột thì hiệu quả trộn phụ thuộc vào độ lớn hạt, hình dạng, khối lượng riêng. Do vậy quá trình trộn không thể đạt mức đồng đều tuyệt đối. Để đánh giá độ đồng đều của quá trình trộn ta xác định hệ số đồng đều của hỗn hợp sau khi trộn. Hệ số đồng đều được V.V.Kapharop xác định theo công thức: 1  2  1 n1 1 n2 n1 Bi B i 1 n2 Với B1 < B0 0 100  Bi  100  B i 1 Với B1 > B0 0 Trong đó : Bi : Tỷ lệ thành phần thức ăn tối thiểu trong mỗi mẫu kiểm tra B0 : Tỷ lệ thành phần thức ăn trong toàn bộ hỗn hợp n1 : Số mẫu kiểm tra có B1 < B0 n2 : Số mẫu kiểm tra có B1 > B0 1 ,  2 mức độ trộn Theo cách này thì mức độ trộn thay đổi trong khoảng 0  100 % Ngoài ra X.V. Melnhikov đã dùng hệ số biến động trong thống kê để đánh giá mức độ đồng nhất của hỗn hợp trộn: M = 1  B0 Đồ án tốt nghiệp Trang 16 Trong đó : -  M : Mức độ trộn -  : Sai số tiêu chuẩn thực nghiệm n  (B  B ) i  2 0 i 1 n 1 Với: + Bi : Tỷ lệ thành phần thức ăn tối thiểu trong mỗi mẫu kiểm tra + B0 : Tỷ lệ thành phần thức ăn trong toàn bộ hỗn hợp + Tỉ số :  .100 trong thống kê gọi là hệ số biến động B0 Bắt đầu quá trình trộn thì hệ số biến động bằng 1, còn mức độ trộn bằng 0 về cuối quá trình trộn  M  1 Đồ án tốt nghiệp Trang 17 CHƯƠNG 2 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 2.1. Sơ lược về thức ăn cho tôm Tùy vào giai đoạn của tôm mà ta có khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng hợp lý, sau đây là công thức thức ăn của tôm sú giai đoạn giống: Bảng 2.1 Thành phần và tỷ lệ trong thức ăn cho tôm sú giai đoạn giống Thành phần Tỷ lệ % Khối lượng riêng kg/ m 3 Bột cá 65 600 Bột mì 13 50÷520 Cám gạo 7 300÷500 Premix 3 630 Nguyên tố vi lượng 10 1450 2.2. Một số yêu cầu đối với máy trộn sản phẩm rời dùng trong dây chuyền sản xuất thực phẩm 1- Độ trộn đều cao 2- Tính chống mòn cao của các bộ phận làm việc của máy và thiết bị. Đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với thiết bị, vì các vật liệu dùng chế tạo máy khi pha lẫn vào sản phẩm có thể làm cho thức ăn chăn nuôi và thực phẩm trở thành vô dụng. 3- Độ bịt kín tốt và sự di chuyển hợp lý thể tích không khí cần hút ra tránh được bụi tỏa ra trong nhà sản suất.Yêu cầu này rất quan trọng vì đã có sự nổ nguy hiểm của bụi các hạt, tinh bột, bụi bột ở nồng độ nhất định của nó trong không khí và khi có những nguồn nhiệt đủ mạnh. 4- Máy và thiết bị phải bao gồm những khối riêng biệt ghép với nhau một cách không phức tạp. Thực hiện được yêu cầu này sẽ làm cho việc tháo dỡ, di chuyển và lắp ráp máy khi lắp đặt sửa chữa chúng dễ dàng hơn. Đồ án tốt nghiệp Trang 18 5- Trong thời gian làm việc, tiếng ồn phát sinh ở máy không được vượt quá quy chuẩn cho phép. 6- Đảm bảo quy tắc kỹ thuật an toàn và vệ sinh sản xuất. 7- Áp dụng được các biện pháp tiết kiệm kim loại định hình trong thiết kế và chế tạo để giảm bớt khối lượng của máy. 8- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao. Đó chính là năng suất lao động . Nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật là nguyên nhân chủ yếu của những thông số thuộc năng suất máy như kích thước, diện tích chiếm chỗ, tiêu thụ năng lượng, giá thành chế tạo, lắp ráp, sửa chữa. 2.3. Lựa chọn phương án thiết kế 2.3.1. Phương án 1: Máy trộn nằm ngang kiểu trống quay Hình 2.1: Máy trộn nằm ngang kiểu trống quay 1: Máng nạp liệu 6: Tay quay 2: Tấm nghiêng 7: Vít 3: Thùng trộn 8: Máng tháo sản phẩm 4: Khe hở vành khăn 9: Tấm dẫn hướng dạng cánh vít 5: Van điều chỉnh Đồ án tốt nghiệp 10: Động cơ điện Trang 19 a. Nguyên lý hoạt động: Khi động cơ điện (10) truyền chuyển động qua cặp bánh răng, trong đó bánh răng bị động gắn chặt với thùng trộn (3) nên thùng quay. Nhờ các tấm dẫn hướng dạng cánh vít (9) hàn phía thành trong thùng, nguyên liệu từ đáy thùng được nâng lên trên rồi rơi tự do xuống mặt các tấm nghiêng (2), tiếp tục trượt trên tấm (2) xuống đáy thùng, nhưng ở vị trí tiếp theo. Quá trình này lặp lại nhiều lần trong ruột thùng trộn và tiến dần tới khe hở vành khăn (4) rồi thoát ra miệng tháo sản phẩm 8. Để đạt được độ trộn đồng đều phải điều chỉnh van (5) khi vận hành máy nhờ tay quay (6) và vít (7). b. Ưu nhược điểm: - Ưu điểm: + Độ đồng đều của sản phẩm đảm bảo + Vật liệu ít bị vỡ - Nhược điểm: + Thời gian tháo sản phẩm kéo dài + Năng suất không cao + Cấu tạo phức tạp Đồ án tốt nghiệp Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan