Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng trong giảng dạy khâu củng ...

Tài liệu Thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng trong giảng dạy khâu củng cố chương i, ii sinh học 11 ban cơ bản

.DOC
115
128
133

Mô tả:

Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm vì dạy học là con đường cơ bản để phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách HS. Vì vậy trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến vệc đổi mới phương pháp (PP) dạy học (DH), với xu thế “DH tập trung vào người học” , hay là “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa 7 năm 1993 đã khẳng dịnh: “Áp dụng những PP giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định mục tiêu giáo dục PT: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Trong quá trình dạy học, bất kì một giờ lên lớp nào cũng cần phải có 5 khâu: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, củng cố kiến thức bài mới và bài tập về nhà. Trong đó, khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng dạy học là khâu nghiên cứu tài liệu mới. Nhưng kiến thức có trở nên vững chắc hay không còn phải phụ thuộc vào một phần của khâu củng cố kiến thức. Bởi củng cố kiến thức là ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức vào trong bài học. Cả ba mặt này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong lúc ôn tập, §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 1 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp củng cố giúp học sinh nhớ đầy đủ, chính xác hơn. Và các kiến thức được ôn luyện lặp đi lặp lại có thể dưới một hình thức khác giúp học sinh hiểu đầy đủ các khía cạnh của đối tượng, hiện tượng nghiên cứu các vấn đề học tập trước đó. Rõ ràng khâu củng cố kiến thức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Nên việc củng cố kiến thức không đơn thuần là việc nhắc lại một cách tóm tắt những điều đã giảng ở mỗi tiết học, hay trả lời một số câu hỏi cuối bài. Mà phải là một việc làm thường xuyên, có hệ thống, với việc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Củng cố kiến thức có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, nó giúp học sinh nắm kiến thức một cách chính xác, hệ thống. Nhưng đến khâu này là khâu cuối của tiết học, đây là thời điểm HS hay phân tán tư tưởng không tập trung rất khó tiếp thu bài tốt như ở các khâu trước. Bên cạnh đó, thời gian để thực hiện khâu củng cố chỉ có từ 5 đến 7 phút nhưng kiến thức khái quát phải đủ và sâu sắc. Để thực hiện khâu này giáo viên có thể chọn nhiều phương pháp khác nhau: giáo viên tự mình hệ thống lại kiến thức, giáo viên đưa ra những câu hỏi tự luận yêu cầu học sinh trả lời, hay yêu cầu học sinh điền vào phiếu học tập, trả lời câu hỏi trắc nghiệm, …. Nhưng với mỗi hình thức củng cố đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Trong đó, hình thức dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có lời giải là ưu việt hơn cả. Để hưởng ứng cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm và nâng cao chất lượng dạy học thì phương pháp dạy học ở khâu củng cố hoàn thiện kiến thức phải đảm bảo được xu hướng này. Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm gắn liền với đời sống sản xuất nhưng trong trường phổ thông hiện nay môn học này chưa thu hút được nhiều HS yêu thích, chất lượng dạy và học chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do nội dung còn nặng về mặt lý thuyết, phương pháp giảng dạy chủ yếu là §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 2 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp thuyết trình giảng giải. Mặt khác, trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức GV thường chỉ yêu cầu HS nhắc lại kiến thức một cách máy móc. Muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học ở trường THPT thì phải đổi mới PPDH. Đổi mới quá trình dạy học phải được tiến hành đồng bộ ở các khâu và mang tính toàn diện ở tất cả các thành tố của nó. Chính vì vậy PPDH ở khâu củng cố hoàn thiện kiến thức phải đảm bảo xu hướng này. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu ở trên, với mong muốn được tập dượt nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học nói chung và Sinh học 11 nói riêng, tôi quyết định chọn đề tài: “THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DÙNG TRONG GIẢNG DẠY KHÂU CỦNG CỐ CHƯƠNG I, II - SINH HỌC 11BAN CƠ BẢN” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Thiết kế được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng trong giảng dạy khâu củng cố chương I, II – Sinh học 11 – Ban cơ bản. (Chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và Chương II: Cảm ứng) 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận về câu hỏi trắc nghiệm khác quan (TNKQ). - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình sinh học lớp 11 – BCB (Chương I và chương II) làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ. - Định hướng cách thức thiết kế câu hỏi trắc nhiệm khách quan và thiết kế được một hệ thống câu hỏi TNKQ dùng trong giảng dạy khâu củng cố kiến thức chương I, II – Sinh học 11 – BCB. - Thiết kế giáo án có sử dụng câu hỏi TNKQ đã xây dựng để tổ chức dạy một số bài cụ thể trong chương I, II, Sinh học 11 – BCB. §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 3 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp - Thực nghiệm SP để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 3. Gỉa thuyết khoa học * Giả thuyết khoa học là: Có thể thiết kế được một hệ thống câu hỏi TNKQ dùng giảng dạy trong khâu củng cố kiến thức chương I, II – Sinh học 11 - BCB và nếu vận dụng được các biện pháp SP thích hợp thì góp phần đổi mới PPDH một cách có hiệu quả. * Để kiểm nghiệm cho sự đúng đắn của giả thuyết khoa học trên thì đề tài cần phải trả lời được các câu hỏi khoa học sau đây: Thứ nhất: Có thể thiết kế được một hệ thống câu hỏi TNKQ dùng giảng dạy trong khâu củng cố kiến thức chương I, II – Sinh học 11 - BCB không? Thứ hai: Hệ thống câu hỏi có đảm bảo được tính khoa học và phù hợp với lý luận không? 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 11 ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung chương I và chương II phần Sinh học 11- BCB, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan có lời giải thích dùng dạy học trong khâu củng cố kiến thức. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan làm cơ sở lí luận cho việc thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ trong dạy học Sinh học như: Lí luận dạy học Sinh học, PPDH tích cực lấy HS làm trung tâm, đổi mới PPDH, SGK Sinh học 11… 5.2. Thực nghiệm sư phạm - Sử dụng một phần câu hỏi đã thiết kế được trong dạy học một số tiết ở lớp 11 ở một số trường PT . §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 4 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp - Đánh giá thực nghiệm dựa trên nhận xét của GV dạy thực nghiệm và thông qua quan sát về tinh thần, thái độ của học sinh trên lớp thực nghiệm. - Để kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của TNKQ có thể so sánh giữa hai PP củng cố: củng cố bằng TNKQ và củng cố bằng tự luận để đánh giá nhược điểm của từng PP. 5.3. Điều tra Điều tra tình hình sử dụng câu hỏi TNKQ trong giảng dạy khâu củng cố chương I, II, phần A, Sinh học 11 – BCB của các GV ở trường THPT Chí Linh – Hải Dương. 6. Những đóng góp mới của đề tài 6.1. Thiết kế được hệ thống câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố kiến thức làm phương tiện để tổ chức dạy học chương I, II, Phần A – Sinh học 11 – BCB. 6.2. Thiết kế được một số giáo án có sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ đã thiết kế làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và GV các trường THPT. §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 5 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lược sử nghiên cứu Việc nghiên cứu và sử dụng TNKQ ở Việt Nam nói chung đang còn mới mẻ. Đầu tiên TNKQ được sử dụng cho mục đích y tế, nhằm chuẩn đoán bệnh ở khoa Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, tiếp đến là các thí nghiệm về trí tuệ được nghiên cứu và sử dụng tại Viện Nhi Hà Nội. Trong lĩnh vực giáo dục, những thập niên gần đây, một vài bộ môn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đã dùng TN để nghiên cứu trình độ nắm khái niệm để kiểm tra, đánh giá kết quả HT của HS và sinh viên. Trước năm 1975, ở miền Nam đã sử dụng TN để đánh giá kết quả HT của HS một cách tương đối rộng rãi trong ôn tập và thi cử các môn học như Anh văn, Hoá học, Vật lý… Năm 1974 đã thi tú tài toàn phần bằng TNKQ dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn. Nhiều cuốn sách được xuất bản dành riêng cho GV để hướng dẫn việc sử dụng TNKQ. Tuy nhiên hiện nay TNKQ còn chưa được áp dụng rộng rãi, trở thành phổ biến, nhưng trong cả nước, đã có nhiều trường phổ thông bước đầu sử dụng TNKQ để kiểm tra, đánh giá kết quả HT của HS trong quá trình dạy học hoặc thử nghiệm trong các kỳ thi (học kỳ, lên lớp, tuyển sinh vào đầu cấp…) 1.2. Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận của khâu cñng cè kiến thức Củng cố kiến thức là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học nên những cơ sở lí luận của củng cố kiến thức đã được nghiên cứu từ rất lâu và được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Điển hình là công trình nghiên cứu của tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành, Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành… trong các công trình nghiên cứu đó, các tác giả đề cập tới khái niệm, vai trò của khâu củng cố kiến thức và các phương pháp dạy học trong khâu củng cố kiến thức. §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 6 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp 1.3. Cơ sở lí luận 1.3.1. Khái niệm củng cố kiến thức Sau mỗi tiết học, kiến thức, kĩ năng mới được hình thành cho học sinh chưa được vững chắc nếu không được củng cố ngay. Việc củng cố kiến thức cho học sinh phát hiện bổ sung những kiến thức chưa đúng của họ. Qua đó phát hiện những thiếu sót trong việc tiếp thu kiến thức của HS. Từ đó GV hoàn chỉnh thêm nội dung của bài cho phù hợp. Vậy hoàn thiện kiến thức là ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức vào những tình huống mới làm cho kiến thức được mở rộng đào sâu thêm, đồng thời phát triển các kĩ năng, kĩ xảo của HS. 1.3.2. Vai trò của khâu củng cố kiến thức Trong quá trình dạy học khâu nghiên cứu tài liệu mới là khâu quan trọng nhất và được GV chú trọng nhất, tuy nhiên kiến thức vừa được học ở khâu nghiên cứu tài liệu mới có trở nên vững chắc và sâu sắc hay không còn phụ thuộc vào khâu củng cố kiến thức, vì khâu củng cố kiến thức bao gồm: Ôn tập, củng cố và vận dụng. Ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ôn tập là để củng cố giúp HS nhớ lại kiến thức một cách sâu sắc, đầy đủ, chính xác đồng thời giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn, còn củng cố thì các kiến thức được ôn luyện lặp đi lặp lại làm cho HS nắm vững kiến thức hơn. Khâu củng cố kiến thức còn có vai trò sau: + Đối với học sinh Về kiến thức: Qua củng cố hoàn thiện kiến thức, HS thấy mình đã tiếp thu những điều vừa học ở mức độ nào, những phần nào cần phải bổ sung thêm trong bài học. Về năng lực: Khi củng cố, hoàn thiện kiến thức, HS tiến hành các hoạt động trí tuệ: ghi nhớ, tái hiện, so sánh, phân tích, chính xác hoá, hệ thống hoá §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 7 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp kiến thức. Qua đó HS sẽ phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống thực tế. Về giáo dục: Củng cố hoàn thiện kiến thức thường xuyên, nghiêm túc sẽ giúp HS có ý thức, trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt kết quả cao, củng cố lòng tin vào năng lực của mình, khắc phục tính chủ quan tự mãn. + Đối với giáo viên Tạo điều kiện cho giáo viên nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ của mỗi HS, từ đó tìm ra biện pháp giúp đỡ riêng, thích hợp, đồng thời GV xem xét hiệu quả của những cải tiến nội dung, phương pháp hình thức dạy học. Như vậy khâu củng cố kiến thức có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Nó góp phần làm cho kiến thức ở khâu nghiên cứu tài liệu mới trở nên vững chắc và sâu sắc hơn. Để thực hiện khâu này giáo viên có thể lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau: Giáo viên có thể tự mình hệ thống lại kiến thức, GV đưa ra những câu hỏi tự luận yêu cầu học sinh trả lời, hay GV yêu cầu học sinh điền vào phiếu học tập, GV cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm,…. Mỗi phương pháp được GV sử dụng trong khâu củng cố kiến thức đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Trong đó hình thức dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có lời giải là ưu việt hơn cả. 1.3.3. Một số vấn đề về trắc nghiệm khách quan 1.3.3.1. Khái niệm TNKQ + TNKQ trong giáo dục là một phương pháp đo để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của HS hoặc để kiểm tra đánh giá một số kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của HS. §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 8 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp +Cho đến nay người ta thường hiểu bài trắc nghiệm là một bài tập nhỏ, hoặc câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn, yêu cầu HS suy nghĩ và dùng một ký hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời. + Có nhiều loại trắc nghiệm: TNKQ, TNTL, trắc nghiệm chuẩn hóa và trắc nghiệm do GV thiết kế, trắc nghiệm theo chuẩn và trắc nghiệm theo tiêu chí…Trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập tới dạng TNKQ. TNKQ là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo các phương án trả lời. Loại câu hỏi này cung cấp cho HS một phần hay tất cả thông tin cần thiết, đòi hỏi HS phải chọn một hay một số câu để trả lời hoặc cần điền thêm một hay một số từ cần thiết. 1.3.3.2. Bản chất của trắc nghiệm khách quan + Xét về bản chất thì TNKQ được xác định bởi những nhân tố sau: Mục tiêu của quá trình giáo dục: Bất cứ kiểm tra lĩnh vực nào, điều cần thiết trước tiên là phải xác định được những mục tiêu giáo dục của môn học dưới dạng những hành vi có thể quan sát được. Sau đó cho ra mẫu một số hành vi nào đó sao cho chúng càng có độ giá trị cao càng tốt, bằng cách xây dựng những câu hỏi thích hợp. Trình độ kiến thức tối thiểu và những điều kiện mà người học sẽ được kiểm tra cũng phải xác định rõ. + Độ tuổi và năng lực của người học: Tuổi và tâm lý của người học cũng cần phải xem xét để có thể viết câu hỏi kiểm tra có độ khó thích hợp và chứa đựng nội dung phù hợp. Trong nhiều trường hợp kết quả của bài đánh giá kém chưa hẳn là do năng lực của người học mà có thể do việc giảng dạy không tốt hoặc do các mục tiêu không thực tế… Mục đích bài trắc nghiệm: một bài trắc nghiệm có thể được sử dụng với nhiều mục đích, có thể được dùng để chọn HS theo năng lực riêng biệt (Aptitucle Test) hoặc xếp hạng HS theo khả năng trình độ (Achiement Test); §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 9 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp hoặc để xác định những yếu tố kém nhất định ở một số lĩnh vực học tập (Dianostic Test); hoặc dùng để xác định mức độ kiến thức tối thiểu về một số vấn đề (Readiness Test). Đa số hình thức TNKQ được dùng trong khâu kiểm tra, đánh giá nhưng hiện nay chúng ta có thể sử dụng hình thức TNKQ vào khâu củng cố kiến thức. Bảng 1.1: Bảng so sánh hai loại câu hỏi tự luận và câu hỏi TNKQ Đặc điểm Về khẳ năng đo được TNKQ - HS chọn câu Tự luận - HS có thể tự đúng nhất trong số các diễn đạt tư tưởng, câu phương án trả lời cho văn nhờ kiến thức và sẵn, hoặc viết thêm một kinh nghiệm HT đã có. từ đến một câu để trả lời. - §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng Có 10 thể đo - Có thể đo lường K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp những khả năng suy khả năng suy luận, như luận như sắp đặt ý sắp xếp ý tưởng, suy tưởng, suy diễn, so sánh diễn, so sánh,... và phân biệt. - Không đo lường - Có thể kiểm tra kiến thức về những sự và đánh giá kiến thức kiện một cách hữu hiệu. của học sinh về các sự kiện một cách hữu hiệu. Lĩnh vực kiểm tra đánh giá - Thời gian trả lời - Các câu trả lời nhanh nên trong khoảng thường dài, tốn thời thời gian hạn định của gian nên trong khoảng khâu củng cố có thể thời gian hạn định của gồm nhiều câu hỏi. Ảnh hưởng đối với học sinh khâu củng cố chỉ có thể gồm một ít câu hỏi. - Khuyến khích - Khuyến khích HS phát triển kiến thức HS phát triển khả năng hiểu biết về các vấn đề tổ chức, xắp xếp và riêng biệt và phân biệt cách trình bày các ý giữa chúng. Nếu được tưởng một cách có hiệu thiết kế tốt có thể quả. khuyến khích phát triển các kĩ năng suy luận ở mức cao hơn. Việc soạn thảo - Có thể viết câu hỏi - Chỉ cần viết một nhiều câu hỏi cho khâu số ít câu hỏi cho khâu củng cố kiến thức ở mỗi củng cố bài học. §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng kiến thức ở mỗi bài học. 11 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp - Việc soạn thảo - Việc soạn thảo rất công phu, mất nhiều nhanh Đánh giá chóng, không thời gian. mất nhiều thời gian. - GV có thể đánh - GV đánh giá, giá câu trả lời của HS nhận xét câu trả lời của nhanh chóng, chính xác, HS mất nhiều thời gian thuần nhất. hơn, tính khách quan không cao. 1.3.3.3. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan - Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan (7 loại chính) + Câu nhiều lựa chọn + Câu ghép đôi + Câu điền khuyết + Câu đúng sai + Câu trả lời ngắn gọn + Câu hỏi bằng hình vẽ + Câu trắc nghiệm thái độ hành vi a, Câu hỏi đúng – sai ( True – False items) Là những câu hỏi (hoặc câu xác định) được trả lời hoặc là “đúng” (Đ) hoặc là “sai” (S) cũng có thể có những câu trả lời là “có” hoặc “không”. Loại câu hỏi này thường đơn giản, ít tốn công soạn thảo và có thể đạt được nhiều câu hỏi trong một khoảng thời gian nhất định. Loại câu TNKQ này chỉ thích hợp cho việc kiểm tra những kiến thức sự kiện (mốc lịch sử, địa danh, tên nhân vật…) cũng có thể dùng đối với định nghĩa, khái niệm, các công thức….Chúng thường đòi hỏi trí nhớ, ít kích thích suy nghĩ, khả năng phân biệt HS giỏi và HS kém thấp. Khi viết loại câu TNKQ này cần chú ý: §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 12 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp - Chỉ nên sử dụng loại câu này một cách dè dặt. Trong nhiều trường hợp có thể cải biến thành câu hỏi nhiều lựa chọn mà không làm giảm tính chính xác của việc đo lường. - Không nên chép nguyên văn những câu trong sách giáo khoa, vì làm như vậy chỉ khuyến khích HS học thuộc lòng một cách máy móc. - Cần đảm bảo tính đúng sai của câu là chắc chắn, không phụ thuộc vào quan niệm riêng của từng người. - Tránh dùng những cụm từ như “tất cả” , “không bao giờ” , “không một ai”, “đôi khi”… có thể dễ dàng nhận ra là câu (Đ) hay (S). - Tránh số lượng câu đúng và câu sai bằng nhau trong một bài TNKQ, vị trí các câu đúng cần xếp đặt một cách ngẫu nhiên. - Đề phòng trường hợp mà câu trả lòi đúng lại tuỳ thuộc vào một chữ, một từ hay một câu tầm thường, vô nghĩa. b, Câu hỏi nhiều lựa chọn ( Multiple Choise Question) Câu hỏi thuộc loại này gồm 2 phần: Phần gốc (phần câu dẫn) và phần lựa chọn. Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa được hoàn tất). Phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hoặc 5) câu trả lời hay câu bổ xung để HS lựa chọn - Phần gốc phải tạo ra cơ sở cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho sự lựa chọn được dễ dàng. - Phần ngọn gồm có nhiều lựa chọn, trong đó có một lựa chọn được dự định cho là đúng (hoặc là đúng nhất). Những phần còn lại được xem là câu “nhiễu” hoặc “mồi nhử” hoặc “gài bẫy”, HS phải nắm vững kiến thức mới phân biệt được. Điều quan trọng là làm sao những “mồi nhử” đều hấp dẫn ngang nhau đối với những HS chưa đọc kỹ hay chưa hiểu kỹ bài học. §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 13 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp - Cũng có khi phần gốc của câu TN là một câu phủ định. Trong trường hợp ấy ta nên gạch dưới hay in đậm những chữ diễn tả ý phủ định để HS khỏi nhầm lẫn vì vô ý. Lựa chọn này được sử dụng rộng rãi nhất, kích thích tư duy nhiều hơn các loại trắc nghiệm đã nêu trên,bởi nó có các ưu điểm sau. -Đo được các mức độ nhận thức khác nhau như:nhớ, hiểu, vận dụng.... -Đánh giá được kiến thức của học sinh trên diện rộng, hạn chế khả năng học tủ của học sinh. -Chấm điểm khách quan, nhanh chóng chính xác và độ tin cậy cao. -Hạn chế tối đa việc quay cóp và đảm bảo tính nghiêm túc trong phòng thi. -Rèn luyện cho học sinh khả năng nhận biết và khai thác sử lí thông tin,óc tư duy, suy đoán nhanh nhẹn. -Có thể áp dụng phương tiện hiện đại như máy tính và các khâu làm bài thi, chấm điểm lưu trữ và sử lý kết quả. Chú ý: Loại câu hỏi có nhiều lựa chọn rất thông dụng, có khả năng áp dụng rộng rãi và cũng là loại có khả năng phân biệt HS giỏi với HS kém nhiều nhất, mức độ tin cậy cũng cao hơn nhiều so với câu đúng – sai. Tuy vậy loại này tương đối khó soạn vì mỗi câu hỏi phải kèm theo một số câu trả lời, tất cả đều hấp dẫn ngang nhau nhưng trong đó chỉ có một câu trả lời là đúng. Vì vậy cần tránh những điều sau đây: - Câu bỏ lửng không đặt ra vấn đề hay một câu hỏi rõ rệt làm cơ sở cho sự lựa chọn. - Những “mồi nhử” sai một cách rõ rệt hay quá ngây ngô, không hấp dẫn. - Câu TN có hai lựa chọn đúng (hoặc không có câu nào đúng cả) trong khi ta dự định chỉ có một câu đúng. §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 14 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp - Phần gốc quá ruờm rà, gồm nhiều chi tiết không cần thiết. - Khi soạn thảo những câu lựa chọn, vô tình tiết lộ câu dự định trả lời đúng qua lối hành văn, dùng từ, cách sắp đặt, câu lựa chọn.. c, Câu ghép đôi ( Matching items) Loại này thường gồm hai dãy (dạng cột, bảng) thông tin, một dãy là những câu hỏi (hay câu dẫn), một dãy là những câu trả lời (hay câu lựa chọn). HS phải tìm ra từng cặp câu trả lời ứng với câu hỏi (cũng có thể câu trả lời được dùng hai hay nhiều lần để ghép với một câu hỏi) Khi biên soạn loại TN này cần lưu ý một số điểm sau: - Dãy thông tin đưa ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có liên quan với nhau. - Cột câu hỏi và câu trả lời không nên bằng nhau, nên có những câu trả lời dư ra hoặc có thể dùng một câu trả lời cho hai hay nhiều câu hỏi. - Thứ tự các câu trả lời không ăn khớp với thứ tự các câu hỏi để gây thêm khó khăn cho sự lựa chọn. d, Câu điền khuyết ( Completion items) Câu dẫn có thể để một vài chỗ trống, HS phải điền vào chỗ trống những từ, cụm từ thích hợp (có thể cho trước một số từ, cụm từ để HS lựa chọn). Lẽ ra loại câu TN điền khuyết không nên dùng trong câu TN hoàn toàn khách quan. Tuy nhiên nếu câu trả lời rất ngắn và tiêu chuẩn đúng sai rõ rệt, ta có thể xen những loại câu này trong bài TNKQ. Trong câu điền khuyết, câu dẫn có thể để một vài chỗ trống. Khi lập câu TNKQ loại này cần chú ý: - Bảo đảm cho mỗi chỗ để trống chỉ có thể điền một từ hoặc một cụm từ thích hợp. - Tránh lấy lại ý tưởng, câu văn của bài học hay sách giáo khoa. - Chữ phải điền là chữ có ý nghĩa nhất câu. §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 15 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp e, Câu trả lời ngắn ( Sort answer - question) Câu TN loại này ít dùng hơn, vì tính “gọn nhẹ” của nó cũng kém hơn những loại trên. Nói chung, loại câu TN điền khuyết hay TN có câu trả lời ngắn là loại TNKQ có câu trả lời tự do. Khi soạn câu TN loại này cần chú ý: - Câu hỏi phải ngắn gọn để chỉ trả lời bằng một chữ hay một câu ngắn, tránh lập câu quá dài, ý tứ rườm rà. - Tránh lập câu hỏi có thể trả lời bằng nhiều cách. - Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, không bàn cãi được. f. Câu trắc nghiệm bằng hình vẽ ( Pictoria test) Dạng này, bài trắc nghiệm yêu cầu học sinh chú thích một vài chi tiết để trống trên hình vẽ, sửa một vài chi tiết sai trên biểu đồ, sơ đồ. g. Câu trắc nghiệm thái độ hành vi Để thăm dò và đánh giá thái độ, xu hướng hành vi của học sinh về một lĩnh vực nào đó người ta dùng thay xếp hạng hoặc thứ bậc. Loại câu hỏi trắc nghiệm này có được sử dụng trong khâu củng cố nhưng rất ít. Nhận thấy loại câu hỏi trắc nghiệm thái độ hành vi này không thích hợp trong giảng dạy khâu củng cố nên trong giới hạn bài luận văn chúng tôi xin phép không thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm thuộc dạng trắc nghiệm thái độ hành vi. Trong các kiểu câu TNKQ đã nêu trên, kiểu câu đúng – sai và kiểu câu nhiều lựa chọn có cách trả lời đơn giản nhất. Với nhiều loại câu hỏi TNKQ như thế, GV phải hiểu rõ đặc điểm, công dụng của mỗi loại để lựa chọn loại nào là có lợi nhất, thích hợp với mục tiêu khảo sát, hay loại nào mà mình thấy có đủ khả năng sử dụng một cách có hiệu quả hơn cả. Từ sự phân tích từng loại câu hỏi TN trên, chúng tôi thấy rằng tốt nhất là nên sử dụng loại câu hỏi nhiều lựa chọn vì: §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 16 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp - Phạm vi sử dụng rộng rãi, dễ thực hiện đối với HS. - Đo đuợc nhiều mức độ nhận thức khác nhau: Biết, hiểu, vận dụng… - Khả năng phân biệt HS giỏi với HS kém lớn. - Đánh giá được kiến thức của HS thu nhận được trong quá trình HT trên một diện rộng. Hạn chế được khả năng học tủ, học lệch của HS. - Chấm điểm khách quan, nhanh chóng, chính xác(có thể chấm bằng máy cho khối lượng lớn HS). Có độ tin cậy cao hơn hẳn các PP kiểm tra, đánh giá khác.(nếu áp dụng trong việc kiểm tra, đánh giá) 1.3.3.4. Một số điều cần lưu ý khi thiết kế câu hỏi TNKQ Khi viết các câu hỏi TNKQ cũng cần lưu ý tới một số điểm sau: - Câu TNKQ cần được diễn đạt chính xác, gọn, không gây hiểu lầm, sai. - Không nên đưa vào câu TNKQ nhiều thông tin, nhất là những thông tin không cùng thuộc một loại kiến thức. - Tránh cung cấp những thông tin đầu mối, gợi ý dẫn đến câu trả lời. - Tránh những câu dẫn dập khuôn sách giáo khoa sẽ khuyến khích HS học vẹt để tìm ra câu trả lời đúng. - Tránh những câu TNKQ chỉ mang tính chất đánh lừa hay gài bẫy. - Đề phòng những câu thừa giả thiết hoặc có nhiều phương án trả lời đúng. - Tránh loại câu hỏi trắc nghiệm chỉ tra cứu đáp số, đòi hỏi HS phải tính toán công phu. Các phương án lựa chọn không phải đưa ra một cách tùy tiện mà phải căn cứ vào những sai lầm của HS có xảy ra thực sự. - Cuối cùng là duyệt lại câu hỏi một cách cẩn thận đọc kỹ lại câu hỏi, xem xét đối chiếu với mục tiêu, nội dung bài giảng, cũng như số lượng các câu hỏi ở mỗi phần có phù hợp không? Mỗi câu TNKQ soạn thảo cần được §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 17 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp dùng thử trên nhóm nhỏ để điều chỉnh, hoàn thiện trước khi dùng cho một số đông HS. 1.4. Cơ sở thực tiễn Củng cố kiến thức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Tuy nhiên qua quan sát các giờ dạy Sinh học của nhiều GV ở trường THPT, qua trò chuyện, trao đổi, qua tìm hiểu giáo án của giáo viên THPT về thực trạng của khâu củng cố kiến thức. Kết quả cho thấy đã có một số GV đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi vận dụng giải thích hiện tượng trong thực tiễn, trò chơi ô chữ... nhưng con số này chưa được nhiều. Phần lớn GV chọn cách tóm tắt lại phần trọng tâm của bài hoặc cho HS trả lời một số câu hỏi cuối bài, một số GV đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thiết kế trên phần mềm dạy học làm cho giờ học sinh động. Như vậy, hiện nay khâu củng cố kiến thức trong dạy học Sinh học còn chưa được chú ý đúng mức. Điều đó đã làm hạn chế chất lượng dạy học bộ môn. §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 18 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐỂ GIẢNG DẠY KHÂU CỦNG CỐ CHƯƠNG I – SINH HỌC 11 - BCB 2.1. Khái quát nội dung chương trình Sinh học 11 (Sinh học cơ thể) - Sinh học 11 củng cố, tiếp nối và phát triển những kiến thức sinh học ở bậc THCS và ở lớp 10. Sinh học 6 và 7 chủ yếu đề cập phân loại, đặc điểm hình thái và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của ĐV và TV. Sinh học 8 đề cập giải phẫu và sinh lý người. Sinh học 10 đề cập sinh học ở mức tế bào, nghiên cứu cấu trúc và chức năng sống trong phạm vi tế bào TV, ĐV và VSV. - Sinh học cơ thể đi sâu vào một lĩnh vực tương đối khó nhưng lí thú của sinh học đó là sinh học cơ thể TV và ĐV. Sinh học 11 để cấp đến các hoạt động sống, các quá trình sinh học cơ bản ở mức có thể như chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, mối quan hệ phụ thuộc giữa các quá trình sinh học ở mức cơ thể và mức TB, tác động của môi trường đến quá trình sinh học của cơ thể. - Mỗi chương trong Sinh học 11 được chia thành 2 phần: phần A, Sinh học cơ thể TV, phần B – Sinh học cơ thể ĐV. Mặc dù được chia làm 2 phần nhưng các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể TV và ĐV có những điểm chung và có những điểm khác biệt. Sự giống nhau trong các chức năng sống chứng tỏ TV và ĐV có nguồn gốc chung. Sự khác biệt trong các chức năng sống nói lên sự đa dạng, sự tiến hóa thích nghi của ĐV và TV với môi trường sống. * Phần Sinh học cá thể có 4 chương: - Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng. - Chương II: Cảm ứng. - Chương III: Sinh trưởng và phát triển. - Chương IV: Sinh sản §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 19 K34B – Sinh KTNN Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp Trong đề tài này chúng tôi quan tâm chủ yếu đến chương I: chuyển hóa vật chất và năng lượng và chương II: Cảm ứng. 2.2. Phân tích cấu trúc, nội dung chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Giới thiệu về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể thực vật và động vật. - Chương I gồm 22 bài(chiếm gần 46% nội dung toàn bộ chương trình lớp 11). Trong đó có: 17 bài lí thuyết, 4 bài thực hành và 1 bài ôn tập chương. - Là chương đầu tiên của phần sinh học cơ thể. - Chương I được trình bày thành 2 phần(TV và ĐV) : + Phần A – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở TV, gồm 14 bài, từ bài 1 đến bài 14, giới thiệu về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể thực vật(trao đổi nước, trao đổi khoáng, quang hợp, hô hấp và các yếu tố ảnh hưởng đến các chức năng đó cũng như sự ứng dụng kiến thức vào tăng năng suất cây trồng). + Phần B – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, gồm 7 bài, từ bài 15 đến bài 21, giới thiệu về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể động vật(tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi). + Ôn tập chương I (1 tiết) 2.3. Thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ dùng giảng dạy trong khâu củng cố chương I : Chuyển hóa vật chất và năng lượng Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Chọn đáp án đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Nước vận chuyển trong các tế bào sống nhờ A. Liên kết hiđrô B. Sức hút nước tăng dần C. Thoát hơi nước §ç ThÞ Hoµi Ph¬ng 20 K34B – Sinh KTNN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng