Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế công trình khách sạn kaya - thành phố tuy hòa...

Tài liệu Thiết kế công trình khách sạn kaya - thành phố tuy hòa

.PDF
244
788
84

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................. 1 LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1 PHẦN I: KIẾN TRÚC ......................................................................................... 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN “KHÁCH SẠN KAYA”: .........................3 CHƯƠNG II: VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TRÌNH:...............................4 II.1. Vị trí của công trình: ................................................................................................. 4 II.2. Điều kiện tự nhiên: .................................................................................................... 4 II.2.1. Khí hậu thời tiết: ............................................................................................. 4 II.2.2. Địa hình địa chất: ........................................................................................... 4 II.3. Điều kiện hạ tầng kĩ thuật: ........................................................................................ 4 II.4. Quy mô, mục đích sử dụng:....................................................................................... 5 II.4.1 Quy mô công trình:........................................................................................... 5 II.4.2 Mục đích sử dụng:............................................................................................ 5 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC: .............................................................5 III.1. BỐ TRÍ MẶT BẰNG:................................................................................................ 5 III.2. THIẾT KẾ CÁC MẶT BẰNG ................................................................................... 5 III.2.1. Nguyên lý thiết kế mặt bằng:.......................................................................... 5 III.2.2. Giải pháp mặt bằng của công trình ............................................................... 6 III.3. THIẾT KẾ MẶT CẮT:.............................................................................................. 6 III.4. THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN CỦA CÔNG TRÌNH .......... 6 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP KĨ THUẬT KHÁC:....................................................7 IV.1. THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG TƯ NHIÊN:.......................................................... 7 IV.1.1. Thông gió: ...................................................................................................... 7 V.1.2. Chiếu sáng:...................................................................................................... 7 IV.2. HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ CHỐNG SÉT:...................................................................... 7 IV.3. HỆ THỐNG NƯỚC: ................................................................................................ 8 IV.3.1. Cấp nước:....................................................................................................... 8 IV.3.2. Thoát nước: .................................................................................................... 8 IV.4. PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ: .................................................................................. 8 IV.4.1. Hệ thống báo cháy: ........................................................................................ 8 IV.4.2. Hệ thống chữa cháy: ...................................................................................... 8 IV.5. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN: ..................................................................................... 8 PHẦN II: KẾT CẤU .......................................................................................... 11 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH................................11 I.1. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH: ............................................... 11 I.1.1. Phân tích các hệ kết cấu chịu lực nhà cao tầng:............................................ 11 I.1.2. Lựa chọn giải pháp kết cấu và bố trí hệ chịu lực công trình: ........................ 13 I.1.3. Phân tích và lựa chọn hệ sàn chịu lực: .......................................................... 14 I.2. LỰA CHỌN VẬT LIỆU: ........................................................................................... 16 I.2.1. Yêu cầu về vật liệu trong nhà cao tầng: ......................................................... 16 I.2.2. Chọn vật liệu sử dụng cho công trình: ........................................................... 16 I.3. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH TÍNH TOÁN HỆ KẾT CẤU: ......................................... 17 I.3.1. Mô hình tính toán: .......................................................................................... 17 I.3.2. Các giả thiết tính toán nhà cao tầng: ............................................................. 18 I.3.3. Tải trọng tác dụng lên công trình:.................................................................. 18 I.3.4. Phương pháp tính toán xác định nội lực ........................................................ 18 I.3.5. Lựa chọn công cụ tính toán ............................................................................ 19 I.4. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ: ....................................................................................... 19 I.5. SƠ BỘ CHỌN KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN:. ............................................................ 20 I.5.1. Cơ sở lựa chọn kích thước các cấu kiện......................................................... 20 I.5.2. Chiều dày bản sàn. ......................................................................................... 20 I.5.3. Kích thước dầm............................................................................................... 20 I.5.4. Kích thước cột................................................................................................. 22 I.5.5. Vách lõi thang máy. ........................................................................................ 24 I.6. TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG. ........................................................................................ 24 I.6.1 Tĩnh tải............................................................................................................. 24 I.6.2. Hoạt tải. .......................................................................................................... 26 I.6.3. Tải trọng ngang:............................................................................................. 27 CHƯƠNG II: TOÁN SÀN TẦNG TÍNH ĐIỂN HÌNH ........................................36 II.1. XÁC ĐỊNH NỘI LỰC CÁC Ô SÀN:........................................................................ 37 II.1.2. Đối với bản kê bốn cạnh : (khi l2 / l1 < 2) ..................................................... 38 II.1.3. Đối với bản loại dầm :(khi l2 / l1 ≥ 2)........................................................... 39 II.2. TÍNH TOÁN CỐT THÉP SÀN: ............................................................................... 40 II.2.1. Trình tự tính toán: ......................................................................................... 40 II.2.2. Chọn và bố trí cốt thép sàn: (Thể hiện ở bản vẽ KC). ................................ 42 CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN KHUNG TRỤC 4 ......................................................44 III.1. XÁC ĐỊNH NỘI LỰC CỦA KẾT CẤU:................................................................. 44 III.1.1. Các trường hợp tải trọng và tổ hợp tải trọng:............................................. 44 III.1.2. Xác định nội lực:.......................................................................................... 45 III.2. TÍNH TOÁN DẦM KHUNG TRỤC 4: ................................................................... 48 III.2.1. Tổ hợp nội lực tính toán : ............................................................................ 48 III.2.2. Tính toán thép dầm: ..................................................................................... 48 III.2.3. Tính toán thép đai dầm. ............................................................................... 58 III.2.4.Bố trí cốt thép dầm: ...................................................................................... 62 III.3. TÍNH TOÁN CỘT KHUNG TRỤC 4: .................................................................... 63 III.3.1 Tổ hợp nội lực tính toán: .............................................................................. 63 III.3.2. Tính toán cốt dọc: ........................................................................................ 64 III.3.3. Chọn và kiểm tra cốt thép ngang:................................................................ 83 IV.4: THIẾT KẾ MÓNG KHUNG TRỤC 2 .................................................................... 87 IV.4.1. Khảo sát điều kiện địa chất công trình : ...................................................... 87 IV.4.2. Lựa chọn giải pháp nền móng:............................................................................ 92 IV.4.3. Cơ sở tính toán:............................................................................................ 93 IV.4.4. Thiết kế móng cọc khoan nhồi: .................................................................... 95 IV.4.4.1. Thiết kế móng dưới cột C7 (Móng M1): ........................................... 95 IV.4.4.2. Thiết kế móng dưới cột C8 (Móng M2): ......................................... 111 IV.4.4.3. Thiết kế móng khu lõi thang (Móng M5): ....................................... 127 IV.5.TÍNH TOÁN CẦU THANG ................................................................................... 143 IV.5.1.Kiến trúc: .................................................................................................... 143 IV.5.2.Lựa chọn phương án thiết kế: ..................................................................... 143 IV.5.3.Cấu tạo cầu thang:...................................................................................... 144 IV.5.4.Tải trọng: .................................................................................................... 144 IV.5.5.Thiết kế cầu thang:...................................................................................... 146 PHẦN III: THI CÔNG .................................................................................... 153 CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH .................................................153 I.1.ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH....................................................................................... 153 I.2.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CÔNG TRÌNH .................................................................... 153 I.2.1. Kiến trúc: ...................................................................................................... 153 I.2.2.Kết cấu thân nhà: .......................................................................................... 153 I.2.3.Nền móng:...................................................................................................... 154 CHƯƠNG II:THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI................................................154 II.1.LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CỌC NHỒI............................................. 154 II.1.1.Phương pháp thi công sử dụng ống vách:.................................................... 154 II.1.2.Phương pháp thi công sử dụng guồng xoắn: ............................................... 154 II.1.3.Phương pháp thi công tuần hoàn:................................................................ 155 II.1.4.Phương pháp thi công gầu xoay và dung dịch Bentonite giữ vách: ............ 155 II.1.5.Lựa chọn phương pháp thi công và giữ vách hố khoan:.............................. 155 II.2.THI CÔNG CỌC NHỒI THEO PHƯƠNG PHÁP ĐÃ CHỌN: ............................. 156 II.2.1.Công tác chuẩn bị : ...................................................................................... 156 II.2.2.Công tác thi công chính: .............................................................................. 156 II.2.3.Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi:........................................................... 164 II.2.4.Chọn thiết bị cơ giới phục vụ công tác thi công cọc:................................... 167 II.2.5.Tổng quát quá trình thi công cọc khoan nhồi bằng sơ đồ: .......................... 172 II.2.6.Số lượng công nhân thi công cọc trong 1ca: ............................................... 173 CHƯƠNG III:CÁC CÔNG TÁC TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG.............173 III.1.CÔNG TÁC CỐP PHA: ........................................................................................ 173 III.1.1.Các yêu cầu chung đối với công tác cốp pha: ............................................ 173 III.1.2.Cốp pha cột( thiết kế cho tầng điển hình): ................................................. 174 III.1.3.Cốp pha sàn: ............................................................................................... 180 III.1.4.Cốp pha dầm:.............................................................................................. 183 III.1.5.Cốp pha đài cọc: ......................................................................................... 190 III.1.6.Cốp pha tường tầng hầm: ........................................................................... 197 III.2.CÔNG TÁC BÊ TÔNG.......................................................................................... 200 III.2.1.Phân đợt, phân đoạn đổ bê tông:................................................................ 200 III.2.2.Cung cấp bê tông: ....................................................................................... 200 III.2.3.Đổ bê tông cho các cấu kiện:...................................................................... 202 III.2.4.Đầm bê tông cho các cấu kiện:................................................................... 204 III.2.5.Bảo dưỡng bê tông:..................................................................................... 204 III.3.CÔNG TÁC CỐT THÉP........................................................................................ 205 III.3.1.Yêu cầu chung đối với cốt thép:.................................................................. 205 III.3.2.Vận chuyển và lắp dựng cốt thép:............................................................... 205 III.3.3.Công tác cốt thép móng: ............................................................................. 206 III.3.4.Công tác cốt thép dầm, sàn:........................................................................ 206 III.3.5.Công tác cốt thép cột, vách:........................................................................ 207 CHƯƠNG IV: TÍNH KHỐI LƯỢNG VÀ CHỌN THIẾT ................................208 BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH.............................................................................208 IV.1.TÍNH KHỐI LƯỢNG THI CÔNG PHẦN NGẦM:................................................ 208 IV.1.1. Tính khối lượng đất đào:............................................................................ 208 IV.1.2 Khối lượng bê tông móng,đà kiềng:............................................................ 208 IV.1.3. Khối lượng bê tông sàn,vách, cột, tường tầng hầm: ................................. 209 IV.1.4. Chọn máy đào và vận chuyển đất: ............................................................. 210 IV.2. TỔ CHỨC THI CÔNG PHẦN NGẦM: ................................................................ 211 IV.2.1. Định mức thi công phần móng:.................................................................. 211 IV.2.2 Thời gian thi công cọc nhồi: ....................................................................... 212 IV.3. TỔ CHỨC THI CÔNG PHẦN THÂN: ................................................................. 214 IV.3.1. Khối lượng các cấu kiện: ........................................................................... 214 IV.3.2.Tính khối lượng cốp pha: ............................................................................ 216 IV.3.3. Khối lượng công tác cốt thép:................................................................... 217 IV.3.4.Tường và công tác tô,trát:........................................................................... 217 IV.3.5.Kết quả tính toán khối lượng thi công phần thân: ...................................... 218 IV.4. CHỌN THIẾT BỊ THI CÔNG: ............................................................................. 220 IV.4.1 Thi công bê tông: ........................................................................................ 220 IV.4.2.Chọn cần trục tháp: .................................................................................... 223 IV.4.3.Chọn máy vận thăng: .................................................................................. 224 CHƯƠNG V:TỔNG BÌNH ĐỒ THI CÔNG.......................................................225 V.1.LẬP TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG ..................................................................... 225 V.1.1.Cơ sở và mục đích tính toán:........................................................................ 225 V.1.2.Nội dung bố trí: ............................................................................................ 226 V.2.TÍNH TOÁN SƠ BỘ LẬP TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG.................................... 227 V.2.1.Tính số người trên công trường: .................................................................. 227 V.2.2 Tính diện tích kho bãi và lán trại: ................................................................ 228 V.2.3.Hệ thống điện nước thi công và sinh hoạt: .................................................. 230 V.2.4.Nước thi công và sinh hoạt:.......................................................................... 232 V.3.AN TOÀN LAO ĐỘNG:.......................................................................................... 234 PHẦN IV: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CHO CÔNG TRÌNH............................... 236 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 238 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình đào tạo một kỹ sư nói chung và kỹ sư xây dựng nói riêng, đồ án tốt nghiệp bao giờ cũng là một nút thắt quan trọng giúp sinh viên có thể tổng hợp lại những kiến thức đã học tại trường đại học và những kinh nghiệm thu được qua các đợt thực tập để thiết kế được một công trình xây dựng cụ thể. Trong những năm gần đây, mức độ đô thị hóa ngày càng nhanh, mức sống của người dân ngày một nâng cao kéo theo đó là nhu cầu về sinh hoạt ăn ở, nghỉ ngơi, đi du lịch, giải trí cũng tăng lên không ngừng, đòi hỏi nhiều không gian nghĩ dưỡng tốt hơn, tiện nghi hơn nên nhu cầu về phát triển nhà hàng khách sạn cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu của xã hội và tạo bộ mặt cảnh quan cho đô thị mới của tỉnh tương xứng với tầm vóc của một đất nước đang trên đà phát triển, và góp phần tích cực vào việc phát triển ngành xây dựng của tỉnh thông qua việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trong tính toán, thi công và xử lý thực tế. Chính vì thế KHÁCH SẠN KAYA được ra đời và đó là một dự án thật sự thiết thực và khả thi. Là một sinh viên sắp ra trường, với những nhận thức về xu hướng phát triển của ngành xây dựng và xét năng lực của bản thân, được sự đồng ý của BCN Bộ môn Kỹ thuật công nghệ xây dựng, thầy hướng dẫn, em đã quyết định thiết kế đề tài: “KHÁCH SẠN KAYA”. Khách Sạn được thiết kế 14 tầng và 1 tầng hầm Nội dung được phân công thiết kế và thể hiện như sau: Phần I : Kiến trúc (10%). Phần II: Kết cấu: (40%). Phần III: Thi công:(40%). Phần IV: Tính tổng mức đầu tư (10%) Phần Kiến Trúc 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH PHẦN I: KIẾN TRÚC Nhiệm vụ -Mục đích sử dụng, công năng của công trình. -Thiết kế mặt bằng tổng thể. -Thiết kế các mặt bằng tầng. -Thiết kế 1 mặt cắt. -Thiết kế 2 mặt đứng. Phần Kiến Trúc 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH PHẦN I: KIẾN TRÚC CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN “KHÁCH SẠN KaYa”: Du lịch là một trong những ngành phát triển hàng đầu của các tỉnh Duyên Hải Miền Trung. Những bãi biển đầy gió và cát ở đây đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước ghé thăm, nghĩ dưỡng.Để đáp ứng được nhu cầu lưu trú cho khách du lịch nên khách sạn Hòa Hiệp ra đời là một điều tất yếu của nhu cầu. khách sạn Kaya thiết kế theo lối kiến trúc hiện đại và tiện nghi với trang thiết bị đẹp và sang trọng mang lại đẳng cấp cho khách lưu trú tại khách sạn. Với thiết kế 1 tầng hầm có sức chứa khoảng 24 xe ô tô và 65 xe máy đủ chổ đậu xe cho khách cũng như toàn bộ nhân viên làm việc tại khách sạn và gần 100 phòng ngủ sang trọng và tiện nghi đạt tiêu chuẩn 4 sao do Tổng cục du lịch Việt Nam cấp. Hơn nữa, khách sạn có 3 thang máy được thiết kế đẹp và hiện đại, 1 dành cho nhân viên và 2 dành cho khách để tránh tình trạng khách phải chờ đợi lâu. Phòng ốc được xây dựng với diện tích trung bình là 37m²/phòng, rộng rãi, thoáng mát đem lại sự thoái mái thực sự cho khách khi lưu trú tại Khách sạn Kaya. Hình 1. Khách sạn KaYa Phần Kiến Trúc 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH CHƯƠNG II: VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TRÌNH: II.1. Vị trí của công trình: Khách sạn KaYa thuộc TP. Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên. Khách sạn nằm trên hai trục đường lớn của thành phố đường Điện Biên Phủ và đường Hùng Vương. Khách sạn nằm ngay trung tâm của thành phố, gần bệnh viện, trường học, chợ, các khu mua sắm… nên rất dễ dàng cho khách thoả mãn những nhu cầu cá nhân của mình khi lưu trú tại khách sạn. Đặc biệt khách sạn rất gần biển thuận tiện cho việc tắm biển và vui chơi các trò chơi trên biển của khách. Xung quanh vị trí khách sạn còn có các cơ quan hành chính sự nghiệp cũng như các đơn vị kinh doanh, ngân hàng… rất thuận lợi cho các đoàn khách của chính phủ, các thương gia cũng như khách du lịch tới Phú Yên làm việc và du lịch. II.2. Điều kiện tự nhiên: II.2.1. Khí hậu thời tiết: • Tuy Hòa có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên mát mẻ dễ chịu trong cả năm. • Nhiệt độ trung bình năm là 26.5 • Độ ẩm trung bình năm : 80%. • Tổng lượng mua trung bình năm: 1.252 mm, 85% lượng mưa tập trung vào mùa mưa (tháng 9 – 12). • Giờ nắng trung bình : 2.482 giờ. • Gió : Hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Nam và Tây Nam, mùa mưa gió chính là Bắc và Đông Bắc, tốc độ 2 - 5m/s. II.2.2. Địa hình địa chất: • Địa hình : Khu vực hiện nay bằng phẳng do phần hạn tầng kỹ thuật dự án đã thi công xong. • Địa chất: (Xem báo cáo khảo sát địa chất) II.3. Điều kiện hạ tầng kĩ thuật: Khu đất hiện nay trống trải nằm trên 2 trục đường lớn cảu thành phố. Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước theo thiết kế kỹ thuật của dự án. Thuận lợi cho việc cung ứng vật tư và giao thông bên ngoài công trình. Phần Kiến Trúc 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH Khu đất dự kiến xây dựng khách sạn phù hợp và tuân theo vị trí quy hoạch chi tiết được duyệt của dự án, thuận lợi trong kinh doanh và thi công xây dựng. II.4. Quy mô, mục đích sử dụng: II.4.1 Quy mô công trình: Khách sạn có; tổng diện tích xây dựng 1382.4 m2 Tổng diện tích sàn 1463.36m2. II.4.2 Mục đích sử dụng: Gần 100 phòng ngủ sang trọng và tiện nghi đạt tiêu chuẩn 4 sao do Tổng cục du lịch Việt Nam cấp. Phòng ốc được xây dựng với diện tích trung bình là 37m²/phòng. Nằm trong thành phố, khách sạn KaYa một trong những nơi nghĩ dưỡng sang trọng của TP nhằm giải quyết nơi cư trú cho khách du lịch. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC: III.1. BỐ TRÍ MẶT BẰNG: - Căn cứ vào đặc điểm mặt bằng khu đất, yêu cầu công trình thuộc tiêu chuẩn quy phạm nhà nước, phương hướng quy hoạch, thiết kế tổng mặt bằng công trình phải căn cứ vào công năng sử dụng của từng loại công trình, dây chuyền công nghệ để có phân khu chức năng rõ ràng đồng thời phù hợp với quy hoạch đô thị được duyệt, phải đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ. Bố cục và khoảng cách kiến trúc đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy, chiếu sáng, thông gió, chống ồn, khoảng cách ly vệ sinh. - Khu đất có 2 mặt tiếp giáp với đường lớn; khả năng thối lui 6m từ lộ giới cho tất cả các con đường đến mép tường ngoài công trình. Tổng thể có hai khối nhà cao 14 tầng và tầng hầm âm dưới mặt đất 2,2m. Khối nhà hình chữ vuông có 2 mặt tiền nằm trên 2 trục đường lớn. III.2. THIẾT KẾ CÁC MẶT BẰNG III.2.1. Nguyên lý thiết kế mặt bằng: Công trình có hình thức bố trí hợp lý, hình thức kiến trúc sang trọng. Thiết kế kiến trúc: các mặt đứng bề thế hiện đại, nghiêm trang, không phô trương. Giải pháp che chắn nắng hướng Tây được lưu ý. Công trình được xử lý kiến trúc phù hợp với quy hoạch tổng thể của khu vực, tạo vẻ đẹp mỹ quan cho các trục Phần Kiến Trúc 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH đường, sử dụng các mảng khối tạo điểm nhấn cho công trình. Đường nét kiến trúc ở mặt đứng sử dụng các chi tiết mảng tường và cửa kính tạo thẩm mỹ cao, hài hoà phù hợp với công năng sử dụng mang tính đặc thù của một chung cư. Nguyên tắc kiến trúc: Mặt bằng phải thể hiện tính trung thực trong tổ chức dây chuyền công năng sao cho khoa học chặt chẽ, gắn bó hữu cơ, thể hiện phần chính phần phụ. Mặt bằng nhà phải gắn bó với thiên nhiên, phù hợp với địa hình khu vực và quy mô khu đất xây dựng, vận dụng nghệ thuật mượn cảnh và tạo cảnh. III.2.2. Giải pháp mặt bằng của công trình • Mặt bằng: Tầng 1 có 2 lối vào, lối vào chính đi thẳng vào lễ tân, tầng 1 có 3 thang máy, 1 thang bộ, sảnh chờ, nhà hàng, hàng lưu niệm và phòng quản lý. Từ tầng 2 đến tầng 6 gồm (phòng hội nghị, nhà hàng tiệc cưới, massage, hồ bơi). Từ tầng 7 đến tầng 14 gần 100 phòng nghĩ sang trọng để đón tiếp khách lưu trú. • Tầng hầm dùng để xe và có lối lên xuống cho xe 2,4 bánh có sức chứa 24 xe ôtô và 65 xe máy. • Diện tích cần thiết cho để xe: 835,2m2 III.3. THIẾT KẾ MẶT CẮT: • Giao thông theo chiều đứng gồm 3 thang máy và 1 thang bộ bố trí tại trung tâm của mỗi đơn nguyên di chuyển đển tầng hầm và lên sân thượng. • Tầng hầm cao: 3,4m • Tầng 1 cao : 3,6m • Tầng 6 đến tầng 14 mỗi tầng cao : 3,3m • Sàn mái bằng BTCT, mặt trên tạo dốc chống thấm , lát vữa gạch chữ A và lát 2 lớp gạch lá nem. • Sàn tầng hầm đổ bê tông chống thấm, tường bê tông và chống thấm. III.4. THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN CỦA CÔNG TRÌNH • Mặt đứng của công trình có bố cục thống nhất với mặt bằng, mang tính hiện đại, hài hoà với nhau và với các công trình xung quanh. Phần Kiến Trúc 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD • ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH Dùng thủ pháp nhịp điệu sự lặp lại có quy luật của các hình (như dãy cửa sổ, cửa chính...) và khoảng cách đều đặn giữa chúng, tạo cho công trình mang tính động gây cảm giác điều hoà. • Việc xử lý các gờ tường, các đường chỉ ngang tại vị trí thành ban công..., cũng như chia tỷ lệ, bố trí ô cửa đi, cửa sổ một cách hợp lý hài hoà đã tạo nên vẻ linh hoạt và thẩm mỹ cho công trình. • Tổ chức hình khối mặt đứng công trình phải hài hoà tạo nên một quần thể kiến trúc thống nhất. Mặt đứng công trình phải gây ấn tượng mạnh mẽ và có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra còn đòi hỏi tính lâu dài của công trình không lạc hậu theo thời gian. Chính vì những lý do trên nên mặt đứng công trình, thiết kế không cầu kỳ nhưng lại có sức truyền cảm, sang trọng. Ngoài vẻ đẹp riêng của công trình cần chú ý đến sự hài hoà với các công trình xung quanh. CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP KĨ THUẬT KHÁC: IV.1. THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG TƯ NHIÊN: IV.1.1. Thông gió: - Kết hợp giữa hệ thống điều hoà không khí và thông gió tự nhiên. Gió tự nhiên được lấy bằng hệ thống cửa sổ, các khoảng trống được bố trí ở các mặt của công trình. Ngoài ra, để tăng thêm độ thông thoáng tự nhiên cho công trình, ta sử dụng biện pháp thông tầng, nên có thể đáp ứng tốt cho các căn hộ khi mà chiều dài công trình tương đối lớn. Công trình thiết kế với hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam nên công trình được đảm bảo việc thông gió tốt. V.1.2. Chiếu sáng: - Tận dụng tối đa chiếu sáng tự nhiên, hệ thống cửa sổ các mặt đều được lắp kính. - Việc bố trí cửa sổ và cửa đi tạo điều kiện cho việc thông thoáng và chiếu sáng được dễ dàng. IV.2. HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ CHỐNG SÉT: - Nguồn điện: Nguồn cung cấp điện thuộc hệ thống mạng lưới điện của thành phố chạy dọc theo các tuyến đường chính vào công trình để phục vụ chiếu sáng và bảo vệ toàn bộ khu vực. Phần Kiến Trúc 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD - ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH Mạng lưới cấp điện: Công trình được thiết kế nguồn dây ngầm âm trong tường và chia thành 2 nguồn cung cấp điện riêng biệt, một nguồn cung cấp cho các thiết bị chiếu sáng công trình, một nguồn cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng điện động lực. - Thu lôi chống sét cho công trình: Công trình được thiết kế với hệ thống an toàn và chống sét điện trở tiếp đất R<5Ω. IV.3. HỆ THỐNG NƯỚC: IV.3.1. Cấp nước: - Nguồn nước: Nguồn cung cấp nước lấy từ hệ thống cấp nước của thành phố, nước được dẫn bằng ống 100 đến bể ngầm của từng khu chung cư, từ bể chứa nước ngầm được bơm lên bể nước trên mái và phân phối xuống từng hộ. IV.3.2. Thoát nước: - Thoát nước mặt và thoát nước mưa: Do đặc điểm hiện trạng, thoát nước mặt và thoát nước mưa được tính cục bộ, thu gom cho chảy vào hệ thống chung. - Thoát nước sinh hoạt: Nước thải hầm vệ sinh được xử lý qua hệ thống bể tự hoại, nước thải sinh hoạt được thải ra hệ thống cống chung của khu vực, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường theo quy định. IV.4. PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ: IV.4.1. Hệ thống báo cháy: - Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi phòng và mỗi tầng, ở nơi công cộng của mỗi tầng. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy, khi phát hiện được cháy phòng quản lý nhận được tín hiệu thì kiểm soát và khống chế hoả hoạn cho công trình. IV.4.2. Hệ thống chữa cháy: - Thiết kế tuân theo các yêu cầu phòng chống cháy nổ và các tiêu chuẩn liên quan khác (bao gồm các bộ phận ngăn cháy, lối thoát nạn, cấp nước chữa cháy). Tất cả các tầng đều đặt các bình CO2, đường ống chữa cháy tại các nút giao thông. IV.5. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN: - Vật liệu hoàn thiện sử dụng các loại vật liệu tốt đảm bảo chống được mưa nắng sử dụng lâu dài. Nền lát gạch Ceramic. Tường được quét sơn chống thấm. Phần Kiến Trúc 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD - ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH Các khu phòng vệ sinh, nền lát gạch chống trượt, tường ốp gạch men trắng cao 2m . - Vật liệu trang trí dùng loại cao cấp, sử dụng vật liệu đảm bảo tính kĩ thuật cao, màu sắc trang nhã trong sáng tạo cảm giác thoải mái khi nghỉ ngơi. - Hệ thống cửa dùng cửa kính khuôn nhô. Phần Kiến Trúc 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH GVHD: T.S. PHẠM BÁ LINH SVTH: VÕ CHÍ HÙNG Nhiệm vụ: -Thiết kế sàn bê tông tầng điển hình (sàn tầng 6) -Tính khung không gian, triển khai cấu kiện trục 4 -Thiết kế móng cho cột khung trục 4 Phần Kết Cấu 10 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH PHẦN II: KẾT CẤU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH I.1. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH: I.1.1. Phân tích các hệ kết cấu chịu lực nhà cao tầng: Căn cứ vào sơ đồ làm việc thì kết cấu nhà cao tầng có thể phân loại như sau: - Các hệ kết cấu cơ bản: Kết cấu khung, kết cấu tường chịu lực, kết cấu lõi cứng và kết cấu hộp (ống). - Các hệ kết cấu hỗn hợp: Kết cấu khung-giằng, kết cấu khung-vách, kết cấu ống lõi và kết cấu ống tổ hợp. - Các hệ kết cấu đặc biệt: Hệ kết cấu có tầng cứng, hệ kết cấu có dầm truyền, kết cấu có hệ giằng liên tầng và kết cấu có khung ghép. - Việc lựa chọn hệ kết cấu dạng này hay dạng khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của công trình, công năng sử dụng, chiều cao của nhà và độ lớn của tải trọng ngang (động đất, gió). Phân tích một số hệ kết cấu để chọn hình thức chịu lực cho công trình. a. Hệ kết cấu khung: Hệ kết cấu khung có khả năng tạo ra các không gian lớn, linh hoạt thích hợp với các công trình công cộng. Hệ kết cấu khung có sơ đồ làm việc rõ ràng, nhưng lại có nhược điểm là kém hiệu quả khi chiều cao của công trình lớn. Trong thực tế kết cấu khung BTCT được sử dụng cho các công trình có chiều cao đến 20 tầng đối với phòng chống động đất < 7; 15 tầng đối với nhà trong vùng có chấn động động đất cấp 8 và 10 tầng đối với cấp 9. b. Hệ kết cấu vách cứng và lõi cứng: Hệ kết cấu vách cứng có thể được bố trí thành hệ thống theo một phương, hai phương hoặc liên kết lại thành các hệ không gian gọi là lõi cứng. Đặc điểm quan trọng của loại kết cấu này là khả năng chịu lực ngang tốt nên thường được sử dụng cho các công trình có chiều cao trên 20 tầng. Phần Kết Cấu 11 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH Tuy nhiên độ cứng theo phương ngang của các vách cứng tỏ ra là hiệu quả ở những độ cao nhất định, khi tiêu chiều cao công trình lớn thì bản thân vách cứng phải có kích thước đủ lớn , mà điều đó thì khó có thể thực hiện được. Ngoài ra, hệ thống vách cứng trong công trình là sự cản trở để tạo ra các không gian rộng. Trong thực tế hệ kết cấu vách cứng thường được sử dụng có hiệu quả cho các công trình nhà ở, khách sạn với độ cao không quá 40m phòng chống động đất của nhà cao hơn. c. Hệ kết cấu khung – giằng (khung và vách cứng): Hệ kết cấu khung giằng (khung và vách cứng) được tạo ra bằng sự kết hợp hệ thống khung và hệ thống vách cứng. Hệ thống vách cứng thường được tạo ra tại khu vực cầu thang bộ, cầu thang máy, khu vệ sinh chung hoặc các trường biên, là các khu vực có tường liên tục nhiều tầng. Hệ thống khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà. Hai hệ thống khu và vách được liên kết với nhau qua hệ kết cấu sàn. Trong trường hợp này hệ sàn liền khối có ý nghĩa rất lớn. Thường trong hệ thống kết cấu này hệ thống vách đóng vai trò chủ yếu chịu tải trọng ngang, hệ khu chủ yếu được thiết kế để chịu tải trọng thẳng đứng. Sự phân rõ chức năng này tạo điều kiện để tối ưu hóa các cấu kiện, giảm bớt kích thước cột và dầm, đáp ứng được yêu cầu của kiến trúc. Hệ kết cấu khung – giằng tỏ ra là hệ kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình cao tầng. Loại kết cấu này sử dụng hiệu quả cho các ngôi nhà đến 40 tầng. Nếu công trình được thiết kế cho vùng có động đất cấp 8 thì chiều cao tối đa cho loại kết cấu này là 30 tầng, cho vùng động đất cấp 9 là 20 tầng. d. Hệ kết cấu đặc biệt ( bao gồm hệ thống khung không gian ở các tầng dưới, còn phía trên là hệ khung giằng): Đây là loại kết cấu đặc biệt được ứng dụng cho các công trình mà ở tầng dưới đòi hỏi các không gian lớn. Hệ kết cấu kiểu này có phạm vi ứng dụng giống hệ kết cấu khung giằng, nhưng trong thiết kế cần đặc biệt quan tâm đến hệ thống khung không gian sang hệ thống khung – giằng. Phương pháp thiết kế cho hệ kết cấu này nhìn chung là phức tạp, đặc biệt là vấn đề thiết kế kháng chấn. e. Hệ kết cấu hình ống: Phần Kết Cấu 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH Hệ kết cấu hình ống có thể được cấu tạo bằng một ống bao xung quanh nhà gồm hệ thống cột, dầm, giằng và cũng có thể được cấu tạo thành hệ thống ống trong ống. Trong nhiều trường hợp người ta cấu tạo ống ở phía ngoài, còn phía trong nhà là hệ thống khung hoặc vách cứng hoặc kết hợp khung và vách cứng. Hệ thống kết cấu hình ống có độ cứng theo phương ngang lớn, thích hợp cho loại công trình có chiều cao trên 25 tầng, các công trình có chiều cao nhỏ hơn 25 tầng loại kết cấu này ít được sử dụng. Hệ kết cấu hình ống có thể sử dụng cho loại công trình có chiều cao tới 70 tầng. f. Hệ kết cấu hình hộp: Đối với các công trình có độ cao lớn và kích thước mặt bàng lớn, ngoài việc tạo ra hệ thống khung bao quanh làm thành ống, người ta còn tạo ra các vách phía trong bằng hệ thống khung với mạng cột xếp thành hàng. Hệ thống kết cấu đặc biệt này có khả năng chịu lực ngang lớn thích hợp cho các công trình rất cao. Kết cấu hình hộp có thể sử dụng cho các công trình cao tới 100 tầng. I.1.2. Lựa chọn giải pháp kết cấu và bố trí hệ chịu lực công trình: Dựa vào các phân tích như ở trên và đặc tính cụ thể của công trình ta chọn hệ khung lõi làm hệ chịu lực chính của công trình. Phần lõi của kết cấu là bộ phận chịu tải trọng ngang chủ yếu, nó được dùng để bố trí thang máy, cầu thang bộ và các hệ thống kĩ thật của công trình. Hệ sàn đóng vai trò liên kết giữa lõi và hệ cột trung gian nhằm đảm bảo sự làm việc đồng thời của hệ kết cấu. a. Bố trí mặt bằng kết cấu: Bố trí mặt bằng kết cấu phù hợp với yêu cầu kiến trúc và yêu cầu kháng chấn cho công trình. + Về độ cứng ngang và sự phân bố khối lượng, nhà gần đối sứng trong mặt phẳng theo hai trục vuông góc. +Hình dạng mặt bằng gọn. Mỗi sàn được giưới hạn bằng một đa giác lồi. b. Bố trí kết cấu theo phương thẳng đứng: • Bố trí các khung chịu lực: Bố trí hệ khung chịu lực có độ siêu tĩnh cao. Đối xứng về mặt hình học và khối lượng. Phần Kết Cấu 13 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH Tránh có sự thay đổi độ cứng của hệ kết cấu(thông tầng, giảm cột, cột hẫng, dạng sàn giật cấp), kết cấu sẽ gặp bất lợi dưới tác dụng của tải trọng động. c. Bố trí hệ lõi cứng: Hệ lõi cứng bố trí đối xứng tại tâm hình học,xuyên suốt từ móng đến mái. I.1.3. Phân tích và lựa chọn hệ sàn chịu lực: Trong hệ khung lõi thì sàn có ảnh hưởng rất lớn tới sự làm việc không gian của kết cấu. Nó có vai trò giống như hệ giằng ngang liên kết hệ lõi và hệ cột đảm bảo sự làm việc đồng thời của lõi và cột. Đồng thời là bộ phận chịu lực trực tiếp, có vai trò truyền các tải trọng vào hệ khung và lõi. Đối với công trình này, dựa theo yêu cầu kiến trúc và công năng công trình, ta xét các phương án sàn sau: a. Hệ sàn sườn: Cấu tạo bao gồm hệ dầm và bản sàn. • Ưu điểm: Tính toán đơn giản. Được sử dụng phổ biến ở nước ta với công nghệ thi công phong phú nên thuận tiện cho việc lựa chọn công nghệ thi công. • Nhược điểm: Chiều cao dầm và độ võng của bản sàn rất lớn khi vượt khẩu độ lớn, dẫn đến chiều cao tầng của công trình lớn nên gây bất lợi cho kết cấu công trình khi chịu tải trọng ngang và không tiết kiệm chi phí vật liệu. Chiều cao nhà lớn, nhưng không gian sử dụng bị thu hẹp b. Hệ sàn ô cờ Cấu tạo gồm hệ dầm vuông góc với nhau theo hai phương, chia bản sàn thành các ô bản kê bốn cạnh có nhịp bé, theo yêu cầu cấu tạo khoảng cách giữa các dầm không quá 2m. • Ưu điểm: Tránh được có quá nhiều cột bên trong nên tiết kiệm được không gian sử dụng và có kiến trúc đẹp, thích hợp với các công trình yêu cầu thẩm mỹ cao và không gian sử dụng lớn như hội trường, câu lạc bộ... • Nhược điểm: Không tiết kiệm, thi công phức tạp. Khi mặt bằng sàn quá rộng cần phải bố trí thêm các dầm chính. Vì vậy, nó cần chiều cao dầm chính phải lớn để đảm bảo độ võng giới hạn.. Phần Kết Cấu 14 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2008-2012 SVTH: VÕ CHÍ HÙNG 50XD ĐỀ TÀI: KHÁCH SẠN KAYA GVHD CHÍNH: Th.S. PHẠM BÁ LINH c. Hệ sàn không dầm Cấu tạo gồm các bản kê trực tiếp lên cột hoặc vách. • Ưu điểm: Chiều cao kết cấu nhỏ nên giảm được chiều cao công trình. Tiết kiệm được không gian sử dụng. Thích hợp với công trình có khẩu độ vừa. Dễ phân chia không gian. Dễ bố trí hệ thống kỹ thuật điện, nước… Việc thi công phương án này nhanh hơn so với phương án sàn dầm bởi không phải mất công gia công cốt pha, cốt thép dầm, việc lắp dựng ván khuôn và cốt pha cũng đơn giản. Do chiều cao tầng giảm nên thiết bị vận chuyển đứng cũng không cần yêu cầu cao, công vận chuyển đứng giảm nên giảm giá thành. Tải trọng ngang tác dụng vào công trình giảm do công trình có chiều cao giảm so với phương án sàn có dầm. • Nhược điểm: Trong phương án này các cột không được liên kết với nhau để tạo thành khung do đó độ cứng nhỏ hơn nhiều so với phương án sàn dầm, do vậy khả năng chịu lực theo phương ngang phương án này kém hơn phương án sàn dầm, chính vì vậy tải trọng ngang hầu hết do vách chịu và tải trọng đứng do cột chịu. Sàn phải có chiều dày lớn để đảm bảo khả năng chịu uốn và chống chọc thủng do đó dẫn đến tăng khối lượng sàn. d. Hệ sàn sườn ứng lực trước • Ưu điểm: Có khả năng chịu uốn tốt hơn do đó độ cứng lớn hơn và độ võng, biến dạng nhỏ hơn bê tông cốt thép thường. Trọng lượng riêng nhỏ hơn so với bê tông cốt thép thường nên đóng vai trò giảm tải trọng và chi phí cho móng đặc biệt là đối với các công trình cao tầng. Khả năng chống nứt cao hơn nên có khả năng chống thấm tốt. Độ bền mỏi cao nên thường dùng trong các kết cấu chịu tải trọng động. Cho phép tháo coffa sớm và có thể áp dụng các công nghệ thi công mới để tăng tiến độ. • Nhược điểm: Mặc dù tiết kiệm về bê tông và thép tuy nhiên do phải dùng bêtông và cốt thép cường độ cao, neo…nên kết cấu này chi kinh tế đối với các nhịp lớn. Phần Kết Cấu 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan