Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế bài hướng dẫn học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 trong mô hình trường học...

Tài liệu Thiết kế bài hướng dẫn học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 trong mô hình trường học mới theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh

.PDF
67
375
78

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC MA THỊ HUYỀN THIẾT KẾ BÀI HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 TRONG MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI THEO HƢỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. PHẠM QUANG TIỆP HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Quang Tiệp, ngƣời đã hết lòng giúp đỡ, hƣớng dẫn, động viên giúp tôi từng bƣớc hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực hiện và trình bày đề tài tôi đã cố gắng và nỗ lực hết sức mình nhƣng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của quý thầy, cô và các bạn đọc để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Ma Thị Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung có liên quan đến đề tài tôi có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả khác. Tuy nhiên, việc sử dụng các tài liệu đó mang đúng ý nghĩa tham khảo. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Ma Thị Huyền DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Giáo viên: GV Học sinh: HS Tự nhiên và Xã hội: TN&XH Nhà xuất bản: NXB Năng lực tự học: NLTH Sách giáo khoa: SGK Sách giáo viên: SGV Hoạt động giáo dục: HĐGD MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu................................................................ 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2 5. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 2 6. Các phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ............................................................... 3 NỘI DUNG ........................................................................................................... 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................. 4 1.1. Bài hƣớng dẫn học....................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm bài hướng dẫn học ............................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm của bài hướng dẫn học trong mô hình trường học mới ........ 4 1.1.3. Phân biệt bài hướng dẫn học và giáo án .............................................. 6 1.2. Năng lực tự học của học sinh ...................................................................... 8 1.2.1. Khái niệm về năng lực .............................................................................. 8 1.2.2. Năng lực tự học ..................................................................................... 9 1.2.3. Dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh .............. 10 1.3. Mô hình trƣờng học mới ........................................................................... 11 1.3.1. Nguyên tắc chung để dạy học theo VNEN........................................... 11 1.3.2. Tổ chức lớp học theo VNEN ................................................................ 12 1.3.3. Cơ cấu các môn học và HĐGD trong mô hình VNEN ........................ 13 1.3.4. Ưu thế của mô hình VNEN trong phát triển năng lực tự học cho học sinh Tiểu học ................................................................................................. 14 1.4. Dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo mô hình trƣờng học mới .... 15 1.4.1. Mục tiêu môn Tự Nhiên Xã hội lớp 2 theo mô hình trường học mới .. 15 1.4.2. Nội dung môn Tự Nhiên Xã hội lớp 2 theo mô hình trường học mới.. 16 1.4.3. Đặc điểm môn Tự Nhiên Xã hội lớp 2 theo mô hình trường học mới . 18 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI ......................................................... 21 2.1. Thực trạng về chƣơng trình, tài liệu hƣớng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo mô hình trƣờng học mới ............................................................ 21 2.2. Thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo mô hình trƣờng học mới ............................................................................................................. 23 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP THIẾT KẾ BÀI HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI ............. 26 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................... 26 3.1.1 Đảm bảo tính logic, hợp lí của bài học Tự nhiên và Xã hội ................ 26 3.1.2. Bài thiết kế phát triển năng lực tự học của học sinh........................... 26 3.1.3. Phù hợp với đặc trưng của mô hình trường Tiểu học mới .................. 27 3.1.4. Phù hợp với đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội .......................... 27 3.1.5. Phù hợp với đặc điểm học sinh lớp 2 .................................................. 27 3.2. Thiết kế bài hƣớng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo mô hình trƣờng học mới ................................................................................................. 28 3.2.1. Thiết kế mục tiêu ................................................................................. 28 3.2.2. Thiết kế các hoạt động ........................................................................ 29 3.2.3. Thiết kế đồ dùng, phương tiện hỗ trợ .................................................. 31 3.3. Bài học thiết kế theo hƣớng phát huy năng lực tự học của học sinh ......... 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 58 1. Kết luận ........................................................................................................ 58 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 60 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Giáo dục và đào t o à quốc sách hàng đ u à sự nghi p củ Đ ng Nhà nƣớc và củ toàn dân”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang đổi mới đồng bộ giáo dục và đào tạo trong đó có đổi mới chƣơng trình dạy học ở các cấp nói chung ở bậc Tiểu học nói riêng với mục đích chung là phát huy năng lực của học sinh. Mô hình trƣờng học mới (VNEN) theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, mô hình này kế thừa các mặt tích cực của mô hình truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chƣơng trình, tài liệu học tập, phƣơng pháp dạy học, cách đánh giá… cho thấy mô hình trƣờng học mới có rất nhiều ƣu điểm để phát triển năng lực con ngƣời. Mô hình trƣờng học mới giống nhƣ bƣớc chạy đà của Giáo dục Tiểu học, dự kiến sau năm 2015 giáo dục Việt Nam sẽ đổi mới lớn theo hƣớng VNEN. Ở bậc Tiểu học nội dung các môn học phong phú, mỗi môn học đảm nhận một vai trò khác nhau, cùng với các môn học khác nhƣ Toán, Tiếng Việt thì môn Tự nhiên và Xã hội là môn học có tính tích hợp cao những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất năng lực,góp phần phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Vì vậy việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cũng quan trọng nhƣ việc dạy học môn Toán và Tiếng Việt. Với môn học này giáo viên cần hƣớng dẫn cho học sinh hƣớng tới hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng học tập của học sinh. Học sinh phải đƣợc hoạt động, tự bộc lộ mình và phát triển tối đa khả năng thông qua hoạt động học tập. Mục tiêu này đòi hỏi cần có cách dạy mới trong đó mô hình trƣờng học mới đã phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Trên thực tế việc áp dụng mô hình trƣờng học mới trong dạy học ở Tiểu học và dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 2 đã đƣợc triển khai rộng rãi trên cả nƣớc, một số nơi đã thực hiện tốt nhƣng có những nơi vẫn gặp nhiều khó khăn, các tài liệu hƣớng dẫn học đƣa ra trong chƣơng trình học chƣa đƣợc hợp lí, chƣa 1 thực sự đem lại hiệu quả. Với những cơ sở trên tôi chọn đề tài: “Thiết kế bài hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trong mô hình trường học mới theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh” để tìm hiểu và nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm thiết kế bài hƣớng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trong mô hình trƣờng học mới theo hƣớng phát huy năng lực tự học của học sinh 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế bài hƣớng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội trong mô hình trƣờng học mới theo hƣớng phát huy năng lực tự học của học sinh. 3.2. Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 2 ở Tiểu học theo mô hình trƣờng học mới (VNEN) 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế bài hƣớng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trong mô hình trƣờng học mới theo hƣớng phát huy năng lực tự học của học sinh. - Thiết kế bài hƣớng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trong mô hình trƣờng học mới theo hƣớng phát huy năng lực tự học của học sinh. 5. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế bài hƣớng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội trong mô hình trƣờng học mới theo hƣớng phát huy năng lực tự học của học sinh thì sẽ phát huy đƣợc tính tự tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình học. Đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lƣợng môn Tự nhiên và Xã hội trong thực tiễn. 2 6. Các phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của để tài bản than tôi đã thu thập tài liệu từ các nguồn tài liệu khác nhau nhƣ: đọc sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học, thông tin tài liệu trên internet, tài liệu giáo dục và các tài liệu liên quan nhƣ SGK, sách hỏi đáp, sách hƣớng dẫn học, SGV, tài liệu hƣớng dẫn giáo viên. 6.2. Phương pháp điều tra Để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và tính chính xác của đề tài, tôi có sử dụng phƣơng pháp điều tra để thu thập kết quả từ đó phân tích, so sánh với nội dung tôi đang tìm hiểu. 6.3. Phương pháp quan sát Đây là phƣơng pháp góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và tính chính xác của đề tài. 3 NỘI DUNG CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Bài hƣớng dẫn học 1.1.1. Khái niệm bài hướng dẫn học Bài hƣớng dẫn học là một đơn vị bài học nằm trong sách “ Hƣớng dẫn học”. Sách “Hƣớng dẫn học” là bộ sách viết cho học sinh Tiểu học khi theo học mô hình VNEN. Học sinh có tài liệu hƣớng dẫn học thay cho sách giáo khoa. Tài liệu hƣớng dẫn học đƣợc xây dựng trên cơ sở sách giáo khoa, vở bài tập và sách hƣớng dẫn của giáo viên. Tài liệu đƣợc viết dƣới dạng các hoạt động học tập: hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng. Tài liệu đƣợc dùng chung cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh. Là bài học đƣợc viết ra với những câu lệnh, lôgô phù hợp với nội dung của bài học để học sinh nhìn vào đó nhƣ một hƣớng dẫn cụ thể và hiểu đƣợc công việc của mình. Trong sách hƣớng dẫn học các môn học: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, lịch sử và địa lí có các phiếu học tập, phiếu bài tập cho học sinh thực hành. Nội dung của sách vẫn giữ nguyên chƣơng trình hiện hành và chỉ thay đổi về các hình thức tổ chức (hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp), qua đó tạo hứng thú hơn cho học sinh khi tham gia quá trình học tập. 1.1.2. Đặc điểm của bài hướng dẫn học trong mô hình trường học mới Tài liệu hƣớng dẫn học tập đƣợc thiết kế cho học sinh hoạt động, học nhóm, tự học; dùng chung cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Trong tài liệu, cấu trúc các hoạt động học tập theo các chủ đề; cung cấp kiến thức học kết hợp hƣớng dẫn phƣơng pháp, hình thức học và phƣơng pháp tƣ duy; nội dung học lồng ghép với các bƣớc của các hoạt động học tập. Cấu tr c bài học mô hình VNEN: 4 Mô hình VNEN giữ nguyên nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng và kế hoạch dạy học theo chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhƣ vậy nội dung, yêu cầu và thời lƣợng học các môn không thay đổi. Bài học mô hình VNEN đƣợc cấu trúc theo một đơn vị kiến thức hoàn chỉnh, nhằm giải quyết trọn vẹn, liên tục một vấn đề: hình thành, cũng cố, vận dụng, ứng dụng kiến thức vào thực tế. Mô hình VNEN biên soạn SGK Toán,Tiếng Việt, TN XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí) thành Hƣớng dẫn học Toán,Tiếng Việt, TN XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí) cho học sinh. Nhƣ vậy Hƣớng dẫn học Toán ,Tiếng Việt, TN XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí là tài liệu học của học sinh và tài liệu dạy của giáo viên. Thông thƣờng, một bài học Toán, TN XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí học trong hai tiết, bài học môn Tiếng Việt học trong ba tiết, các bài kiểm tra bố trí một tiết; với bài học bố trí hai tiết, hết tiết một là hết hoạt động cơ bản và đã đáp ứng cơ bản mục tiêu của bài học. Tuy nhiên không bắt buộc mọi tiết học mọi giáo viên phải thực hiện máy móc điều này. Giáo viên có toàn bộ quyền bố trí thời gian để học sinh đạt đƣợc mục tiêu bài học, nắm đƣợc bài. Mỗi bài học đƣợc thiết kế khoảng từ 12 đến 15 hoạt động với các nội dung chính sau: - Mục tiêu bài học; - Hoạt động cơ bản; - Hoạt động thực hành; - Hoạt động ứng dụng. Phần hoạt động cơ bản giúp HS học qua trải nghiệm, học qua việc làm thực tế, học qua tìm tòi, khám phá, phát hiện với sự hỗ trợ, giúp đỡ thích hợp với GV. Phần hoạt động thực hành thể hiện các hoạt thực hành của HS nhằm củng cố, rèn luyện, phát triển các kiến thức, kĩ năng vừa học. 5 Phần hoạt động ứng dụng khuyến khích HS bƣớc đầu biết vận dụng kiến thức trong thực tế cuộc sống. Nhấn mạnh sự quan tâm, hỗ trợ HS học tập từ phía gia đình và cộng đồng. Khuyến khích HS mở rộng vốn kiến thức qua các nguồn thông tin khác nhau từ gia đình, cộng đồng, thôn xóm, làng bản, …). Bắt đầu của mỗi hoạt động đều có một hình vẽ lô gô) cùng với những “Lệnh” thực hiện để HS dễ dàng nhận ra yêu cầu và các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động học tập học cá nhân, theo cặp, nhóm nhỏ hoặc toàn lớp). Cụ thể ở trang đầu của tài liệu hƣớng dẫn các môn). Trong thiết kế bài học, trƣớc mỗi hoạt động đều có các lô gô chỉ dẫn. HS nhìn lô gô biết hoạt động đó thực hiện cá nhân, hay nhóm đôi, nhóm lớn hoặc chung cả lớp. Giáo viên nên hiểu lô gô hƣớng dẫn chỉ có tác dụng định hƣớng cho các nhóm HS hoạt động, không máy móc mà có thể điều chỉnh để hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả. Lô gô làm việc cá nhân hiểu là cá nhân làm việc là chính. Nhƣng khi làm xong có thể đổi vở cho bạn để kiểm tra bài làm của nhau, hoặc báo cáo với nhóm kết quả mình đã làm đƣợc. Lô gô làm việc nhóm chủ yếu nhắc nhở HS hoạt động theo nhóm có sự tƣơng tác trong nhóm để cùng giải quyết môt nhiệm vụ học tập nào đó. Có lô gô hoạt động nhóm, thì mỗi học sinh vẫn phải suy nghĩ, phải làm việc cá nhân, nhóm không làm thay, học thay cá nhân. Nhƣ vậy rất cần sự điều chỉnh linh hoạt của giáo viên để hoạt động học diễn ra tự nhiên, hiêu quả. 1.1.3. Phân biệt bài hướng dẫn học và giáo án Trong bài học truyền thống, GV đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, trƣớc khi dạy GV cần chuẩn bị xem mình sẽ tổ chức các hoạt động học tập nào để đạt đƣợc mục tiêu bài học đề ra? Tổ chức các hoạt động đó nhƣ thế nào? Sử dụng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học nào? Cần những phƣơng tiện dạy học gì?... Tuy nhiên, phần lớn câu trả lời cho các câu hỏi trên có trong SGV. Song SGV cũng không phải là tài liệu bắt buộc, GV có thể thực hiện hoặc thay đổi theo sự sáng tạo của mình. Ngoài ra, GV cũng phải cân nhắc tính toán sao 6 cho các hoạt động mình tổ chức không thừa hay thiếu so với thời lƣợng một tiết học quy định. Trong bài học theo mô hình VNEN, các hƣớng dẫn dạy học đã chỉ rõ cho HS cần phải làm gì với mỗi hoạt động, nhƣ: liên hệ thực tế, đọc, quan sát, thảo luận với bạn hay trả lời câu hỏi, làm việc cá nhân hay theo cặp hoặc theo nhóm… Vì vậy, GV không phải suy nghĩ nhiều về việc tổ chức các hoạt động học tập nhƣ thế nào mà tập trung vào việc sẽ giám sát, hỗ trợ HS trong quá trình các em thực hiện nhiệm vụ và nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vậy, GV cần chuẩn bị gì cho bài học mới? Trƣớc khi giờ học bắt đầu, GV cần nghiên cứu trƣớc xem: + Mục tiêu bài học là gì? + Có những hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng nào? + Trong giờ học có hoạt động với GV (hoạt động cả lớp) không? Nếu có, cần nghiên cứu kĩ hơn về hoạt động này.Vì nếu hoạt động này không phải hoạt động đầu tiên của tiết học thì cần lƣu ý đến nhịp độ học của tất cả HS sao cho đến thời điểm đó các em đều bắt đầu thực hiện hoạt động cả lớp. + Có những hoạt động nào là hoạt động cá nhân, theo cặp hay theo nhóm? Lƣu ý về cách bố trí bàn ghế trong lớp học và dự kiến cách để hỗ trợ từng đối tƣợng HS. + Trong quá trình học, HS cần những phƣơng tiện dạy học nào? Số lƣợng là bao nhiêu? Trong góc học tập của lớp đã có đủ các phƣơng tiện đó chƣa? Nếu chƣa thì cần bổ sung cho đầy đủ. + Trong quá trình học, HS cần tham khảo thêm sách tham khảo nào? Sách đó đã có trong thƣ viện lớp chƣa? Nếu chƣa cần bổ sung cho đầy đủ. + HS có cần trƣng bày sản phẩm nào không hoặc xây dựng cam kết nào không? Nếu có, cần chuẩn bị chỗ để HS trình bày những sản phẩm hoặc cam kết đó. + Những nội dung học tập nào có thể nảy sinh nghi vấn, tình huống có vấn đề đối với HS? Nếu có, cần tìm hiểu và nghiên cứu kĩ hơn những nội dung này. 7 + Hoạt động nào trong bài học có thể cần đƣợc hƣớng dẫn cụ thể hơn đối với HS yếu kém hoặc cần bổ sung những câu hỏi bài tập nào đối với HS khá giỏi. … Nhƣ vậy, việc chuẩn bị bài học theo mô hình VNEN của giáo viên cũng có những điểm khác so với việc chuẩn bị cho một bài học truyền thống. 1.2. Năng ực tự học của học sinh 1.2.1. Khái niệm về năng lực Có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực nhƣ: * Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. * Khái niệm năng lực theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên) thì năng lực có thể đƣợc hiểu theo hai nét nghĩa: 1) Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào đó. 2) Là một phẩm chất tâm sinh lí tạo cho con ngƣời có khả năng để hoàn thành một hoạt động nào đó có chất lƣợng cao. Hiểu theo nét nghĩa thứ nhất, năng lực là một khả năng có thực, đƣợc bộc lộ ra thông qua việc thành thạo một hoặc một số kĩ năng nào đó của ngƣời học. Hiểu theo nét nghĩa thứ hai, năng lực là một một cái gì đó sẵn có ở dạng tiềm năng của ngƣời học có thể giúp họ giải quyết những tình huống có thực trong cuộc sống. Nhƣ vậy, từ hai nét nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu năng lực là một cái gì đó vừa tồn tại ở dạng tiềm năng vừa là một khả năng đƣợc bộc lộ thông qua quá trình giải quyết những tình huống có thực trong cuộc sống. Khía cạnh hiện thực của năng lực là cái mà nhà trƣờng phổ thông có thể tổ chức hình thành và đánh giá học sinh. [5, tr. 157] * Theo quan niệm của chƣơng trình giáo dục phổ thông của Quebec Canada) thì “Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định”. Với cách hiểu này thì việc học sinh chỉ có kiến thức, kĩ năng và thái độ không đƣợc xem nhƣ là 8 có năng lực mà cả ba yếu tố này phải đƣợc ngƣời học vận dụng trong một tình huống nhất định thì mới phát triển thành năng lực. Có thể tham khảo thêm một số cách hiểu về khái niệm “năng lực” nhƣ sau: “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”. “Năng lực là các kĩ năng và khả năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học đƣợc… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huống thay đổi”. Có thể nhận thấy điểm chung cốt lõi của các cách hiểu trên về khái niệm “năng lực” chính là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải quyết một tình huống có thực trong cuộc sống. Từ những quan niệm trên, chúng tôi cho rằng: Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng th để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của việc học tập và cuộc sống. 1.2.2. Năng lực tự học Khả năng tự học tiềm ẩn trong mỗi con ngƣời, năng lực tự học chính là nội lực phát triển bản thân ngƣời học. Năng lực tự học là những thuộc tính tâm lý hoặc kỹ năng mà nhờ chúng ngƣời học tự mình xử lý các thông tin, các vấn đề đƣợc đặt ra trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống nhằm biến kiến thức của nhân loại thành sở hữu riêng của mình một cách hiệu quả nhất. Hồ Chí Minh là một tấm gƣơng sáng về tự học. Quan niệm về tự học, Ngƣời cho rằng: “Tự học là cách học tự động” và “phải biết tự động học tập”. Theo Ngƣời: “tự động học tập” tức là tự học một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch kế hoạch học tập cho mình, rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh giá việc học của mình. Năng lực tự học là khả năng tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các phƣơng tiện) cùng các phẩm chất, cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, 9 thế giới quan, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê…để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó, biến lĩnh vực khoa học nào đó thành sở hữu của mình. 1.2.3. Dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh Phát huy năng lực tự học của HS có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc – chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy HS làm trung tâm hay còn đƣợc gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này, HS là chủ thể của hoạt động, GV là ngƣời thiết kế, tổ chức, hƣớng dẫn tạo nên sự tƣơng tác tích cực giữa ngƣời dạy và ngƣời học. Dạy học theo hƣớng phát huy năng lực tự học của HS là điều kiện tốt nhất khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của HS vào quá trình học tập. Phƣơng pháp dạy học phát huy năng lực tự học không phải là phƣơng pháp dạy học cụ thể, chuyên biệt nào đó, cũng không phải là sự phủ nhận các phƣơng pháp dạy học truyền thống mà là muốn nhấn mạnh một hƣớng khai thác tích cực của các phƣơng pháp dạy học hiện có, thể hiện ở những đặc điểm sau: Thứ nhất, dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS. Nét đặc thù của hoạt động dạy học là: HS vừa là đối tƣợng vừa là chủ thể của quá trình dạy học. HS không chỉ tiếp thu những kiến thức từ ngƣời dạy mà phải thông qua hoạt động tự học để chiếm lĩnh nó và làm biến đổi bản thân. Tâm lí học sƣ phạm cũng khẳng định rằng: nhân cách của trẻ em đƣợc hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức của chủ thể. Vì vậy có thể nói, hoạt động học là cách tốt nhất để làm biến đổi chính ngƣời học. Dạy học không còn là sự truyền thông tin từ thầ sang trò, thầy không còn là ngƣời truyền thông tin mà phải là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn, điều khiển các hoạt động học tập của HS. Thứ hai, chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học hơn là việc truyền thụ kiến thức. Câu nói: “Ngƣời thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, ngƣời thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí” là hoàn toàn chính xác. Rèn luyện cho HS phƣơng pháp tự học không chỉ là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Con ngƣời đƣợc đào tạo trƣớc hết phải là con ngƣời năng động, có tính tích cực, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để tự hoàn thiện mình. Mặt 10 khác, trong một thời gian ngắn nhà trƣờng phổ thông không thể kịp trang bị cho HS những kiến thức cần thiết trong kho tàng kiến thức của nhân loại đang ngày một phong phú thêm. Do vậy, ngƣời thầy phải tìm cách hình thành ở HS phƣơng pháp và năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể tự chiếm lĩnh kiến thức và hoàn thiện bản thân sau này. Thứ ba, tăng cƣờng năng lực tự học của HS đồng thời chú trọng phối hợp tƣơng tác thầy và tƣơng tác nhóm. Phƣơng pháp dạy học phát huy năng lực tự học đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực của mỗi HS trong quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Vì vậy, phải chú ý đến vai trò của từng cá nhân trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên, vai trò cá nhân chỉ có thể phát huy tốt thông qua sự tƣơng tác giữa GV và HS, giữa HS và HS và tƣơng tác giữa các nhóm với nhau, đó chính là phƣơng pháp học tập hợp tác. Trong phƣơng pháp này ngƣời ta đề cao vai trò giao tiếp giữa HS và HS. Để phát huy vai trò của HS ngƣời ta thƣờng tổ chức việc học tập hợp tác theo nhóm, tổ từ 4 đến 6 ngƣời. Học tập nhóm, tổ tạo cho HS có nhiều cơ hội bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết và thái độ của mình, cũng nhƣ biết cách bảo vệ ý kiến của mình. Đó là cách tốt nhất để hình thành cho HS năng lực tự học, tính tích cực, độc lập và sáng tạo trong suy nghĩ cũng nhƣ hành động. Thứ tƣ, kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS. Quá trình dạy học bao gồm hai hoạt động dạy và học, với hai chủ thể GV và HS. Trong quá trình này luôn có sự điều chỉnh và sự tự điều chỉnh. Vì vậy, ngoài sự đánh giá của GV, phải có tự đánh giá của HS. Qua tự đánh giá, HS sẽ đƣa ra đƣợc những nhận định về bản thân và tự điều chỉnh đƣợc cách học của mình cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Trong phƣơng pháp dạy học phát huy năng lực tự học cho HS, ngƣời ta chú trọng đến việc dạy cho HS cách tự học đi kèm theo là năng lực tự đánh giá của HS. Thiếu năng lực này HS không thể tự điều chỉnh cách học của mình và không hoàn thành đƣợc phƣơng pháp tự học. Nhƣ vậy, năng lực tự học luôn gắn liền với năng lực tự đánh giá, tự điều chỉnh. 1.3. Mô hình trƣờng học mới 1.3.1. Nguyên tắc chung để dạy học theo VNEN Mô hình trƣờng học mới VNEN đƣợc điều chỉnh từ chƣơng trình 2000 với những nguyên tắc sau: 11 - Giữ nguyên chƣơng trình các môn học. - Giữ nguyên mục tiêu môn học, bài học. - Giữ nguyên nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập của học sinh. - Thay đổi cấu trúc bài học phù hợp mô hình dạy học VNEN. - Tăng cƣờng khả năng tự học của học sinh. - Sử dụng và kết hợp các phƣơng pháp dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm. - Đa dạng hoá các hoạt động, hình thức dạy và học. - Đổi mới cách đánh giá: kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của HS. Khuyến khích và tăng cƣờng tự đánh giá của HS. 1.3.2. Tổ chức lớp học theo VNEN Khi quan sát lớp học truyền thống và lớp học mô hình VNEN, chúng ta thấy có sự khác biệt rất cơ bản đó là các hoạt động về tổ chức và quản lí lớp học, bao gồm: Tổ chức học theo nhóm; tổ chức Hội đồng tự quản của học sinh; Tổ chức thƣ viện lớp học; Xây dựng và sử dụng các góc theo chủ đề, các góc học tập và góc cộng đồng; Xây dựng và sử dụng bản đồ cộng đồng. Đặc trƣng tổ chức và quản lí lớp học, đã thay đổi về “Chất” trong các nhà trƣờng, nó không chỉ phù hợp về quan điểm, định hƣớng lớn của giáo dục hiện đại, mà còn là công cụ hỗ trợ học tập đắc lực trong lớp học và rộng hơn là trong các hoạt động đổi mới sƣ phạm của mô hình VNEN. - Tổ chức lớp học theo hình thức học nhóm là hoạt động ứng dụng có hiệu quả nhất của hầu hết các phƣơng pháp dạy học, các phƣơng pháp học tập đổi mới. - Tổ chức Hội đồng tự quản của học sinh, thực chất là cách trao quyền tự quyết cho ngƣời học, đồng thời sớm đƣa ngƣời học thích nghi, hòa nhập với cuộc sống xã hội sau này. Học sinh bắt đầu cuộc sống công dân với tinh thần dân chủ công bằng. 12 Chủ tịch hội đồng tự qu n Phó chủ tịch hội đồng tự qu n Phó chủ tịch hội đồng tự qu n Ban học Ban thƣ Ban nề B n đối Ban sức khỏe, B n văn ngh , tập vi n nếp ngo i v sinh TDTT Sơ đồ : Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh Với sự hƣớng dẫn của GV, sự hỗ trợ của phụ huynh, học sinh sẽ tự bầu Hội đồng tự quản của lớp theo hình thức dân chủ, tự nguyện. Sau đó thành lập các ban và tự xây dựng kế hoạch hoạt động, sau đó tổ chức thực thi các hoạt động theo kế hoạch đã đƣợc vạch ra. Trong hoạt động này, nhà trƣờng nên khuyến khích sự tham gia của phụ huynh HS nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các em. 1.3.3. Cơ cấu các môn học và HĐGD trong mô hình VNEN Cấu trúc môn học và hoạt động giáo dục của các lớp học theo dự án VNEN có sự thay đổi: Thứ nhất: HS theo học theo lớp thông thƣờng chƣơng trình năm 2000) phải học theo 9 môn bắt buộc (Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội (1, 2 , 3) hoặc khoa học khối 4, 5; Thể dục; Âm nhạc; Mĩ thuật; Lịch sử và Địa lý khối 4, 5; Thủ công khối 1, 2, 3 hoặc Kĩ thuật khối 4, 5). Ngoài ra, còn học các môn tự chọn (Ngoại ngữ, tin học), tham gia các hoạt động tập thể (02 tiết/tuần) và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (04 tiết/tháng). Thứ hai: Khi học theo các lớp dự án, HS chỉ còn học 4 môn bắt buộc (Tiếng Việt; Toán; Ngoại ngữ (chỉ học từ lớp 3); Tự nhiên và Xã hội khối 1, 2, 3; 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan