Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế bài giảng tích hợp cho nghề hàn tại trường cao đẳng nghề việt nam hàn...

Tài liệu Thiết kế bài giảng tích hợp cho nghề hàn tại trường cao đẳng nghề việt nam hàn quốc thành phố hà nội

.PDF
196
1
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TÍCH HỢP CHO NGHỀ HÀN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM – HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÊ TRỌNG HÙNG [email protected] CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ Giảng viên hướng dẫn: Viện: TS. Nguyễn Tiến Long Chữ ký của GVHD Sư phạm kỹ thuật Hà Nội, 10/2020 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt khóa học, cung cấp những kiến thức cần thiết, cơ sở lý luận khoa học để tôi có thể hoàn thành bài luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Nguyễn Tiến Long đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Đào tạo sau Đại học, Viện Sư phạm kỹ thuật – Trường Đại học bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Xin cảm ơn những bạn bè trong tập thể lớp Sư phạm kỹ thuật 2019A cùng những người bạn trong Viện Sư phạm kỹ thuật đã chung vai sát cánh bên tôi vượt qua những khó khăn, thử thách, cùng nhau vững bước trên con đường học tập đầy gian nan, vất vả. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của Ban giám hiệu trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc TP Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn ! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Tiến Long. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2020 TÁC GIẢ Lê Trọng Hùng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ ...................................................................... x MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP .................................... 5 1.1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu. ................................................................... 5 1.1.1 Trên thế giới .......................................................................................... 5 1.1.2 Tại Việt Nam ......................................................................................... 6 1.2 Các khái niệm cơ bản........................................................................................ 7 1.2.1 Tích hợp ................................................................................................ 7 1.2.2 Dạy học tích hợp ................................................................................... 9 1.2.3 Mô đun .................................................................................................. 9 1.2.4 Năng lực .............................................................................................. 10 1.2.5 Năng lực thực hiện ............................................................................. 11 1.3 Một số vẫn đề lý luận về dạy học tích hợp ..................................................... 13 1.3.1 Bản chất của dạy học tích hợp ............................................................ 13 1.3.2 Đặc điểm của dạy học tích hợp........................................................... 14 1.3.3 Mục đích của dạy học tích hợp ........................................................... 15 1.3.5 Định hướng đầu ra .............................................................................. 16 1.4 Tổ chức dạy học tích hợp ................................................................................ 29 1.4.1 Bài dạy học tích hợp............................................................................ 29 1.4.2 Quy trình tổ chức dạy học tích hợp .................................................... 33 1.4.3 Điều kiện tổ chức dạy học tích hợp ..................................................... 35 1.4.4 Các bước thiết kế bài dạy học tích hợp .......................................... 36 Tiểu kết chương .................................................................................................... 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY NGHỀ HÀN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM – HÀN QUỐC TP HÀ NỘI...................................................... 39 2.1 Giới thiệu sơ lược về trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội ............................................................................................................................... 39 2.1.1 Lịch sử hình thành ............................................................................... 39 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ ....................................................................... 40 2.1.3 Ngành nghề đào tạo ............................................................................ 41 2.2 Giới thiệu về nghề hàn, mục tiêu, nội dung của Mô đun Hàn mig/mag cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội .............................. 41 2.2.1 Giới thiệu nghề hàn ............................................................................. 41 2.2.2 Mục tiêu và nội dung chương trình mô đun Hàn MIG/MAG cơ bản .. 43 2.3 Thực trạng dạy học Mô đun Hàn Mig/Mag cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội ........................................................................ 48 2.3.1 Công cụ khảo sát ................................................................................. 48 2.3.2 Kết quả khảo sát thực trạng dạy học Mô đun Hàn Mig/Mag cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội .......................... 49 Tiểu kết chương .................................................................................................... 64 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM – HÀN QUỐC .......................................................................... 66 TP HÀ NỘI ............................................................................................................... 66 3.1 Cơ sở khoa học của việc tổ chức dạy học tích hợp mô đun Hàn mig/mag cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội ....................... 66 3.1.1 Cơ sở pháp lý ...................................................................................... 66 3.1.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 67 3.2 Tổ chức dạy học tích hợp mô đun Hàn mig/mag cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội ............................................................... 69 3.2.1 Xác định các bài trong nội dung mô đun Hàn mig/mag cơ bản .......... 69 3.2.2 Thiết kế giáo án tích hợp. .................................................................... 70 3.3 Nguyên tắc vận dụng dạy học tích hợp .................................................... 71 3.3.1 Bảo đảm mục tiêu dạy học được xác định cụ thể, rõ ràng .................. 71 3.3.2 Tổ chức dạy học mô đun hàn MIG/MAG cơ bản ................................ 71 3.4 Thiết kế giáo án bài dạy mô đun Hàn mig/mag cơ bản .................................. 72 3.4.1 Giáo án chủ đề “hàn phải một phía – vị trí hàn 2F”. .................... 72 3.4.3 Giáo án chủ đề “hàn trái một phía – vị trí hàn 2F”. ..................... 83 3.4.4 . Đề cương chủ đề “hàn trái một phía – vị trí hàn 2F”. ............... 88 3.4.5 Kiểm tra đánh giá ........................................................................... 92 3.5. Khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của quy trình tổ chức dạy học tích hợp mô đun Hàn mig/mag cơ bản tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội ................................................................................................... 93 3.5.1 Sự phù hợp của mục tiêu trong từng bài học ...................................... 93 3.5.2 Tính thiết thực của nội dung các bài học trong mô đun Hàn mig/mag cơ bản ........................................................................................................... 94 3.5.3 Kiểm tra đánh giá các bài học trong mô đun……………………………95 3.6 Thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 96 3.6.1 Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 96 3.6.2 Nhận xét kết quả thực nghiệm............................................................. 97 Tiểu kết chương ..................................................................................................112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................114 Kết luận ...............................................................................................................114 B. Kiến nghị ........................................................................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................116 PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................118 PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................120 PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................122 PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................124 PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................131 PHỤ LỤC 7 .............................................................................................................173 PHỤ LỤC 8 .............................................................................................................175 PHỤ LỤC 9 .............................................................................................................178 PHỤ LỤC 10 ...........................................................................................................179 PHỤ LỤC 11 ...........................................................................................................181 PHỤ LỤC 12 ...........................................................................................................182 PHỤ LỤC 13 ...........................................................................................................183 PHỤ LỤC 14 ...........................................................................................................184 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt TT Chữ viết đầy đủ 1. DH Dạy học 2. ĐC Đối chứng 3. GV Giáo viên 4. GQVĐ Giải quyết vấn đề 5. HS Học sinh 6. ND Nội dung 7. NLTH Năng lực thực hiện 8. PPDH Phương pháp dạy học 9. QĐ-BLĐTBXH Quyết định Bộ Lao động- thương binh Xã hội SL Số lượng SPDN Sư phạm dạy nghề TCDN Tổng cục dạy nghề THCVĐ Tình huống có vấn đề THHT Tình huống học tập TN Thực nghiệm TL Tỉ lệ 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của mô đun......................... 50 hàn mig/mag cơ bản .................................................................................................. 50 Bảng 2.2: Sự phù hợp của tài liệu học tập đối với mô đun Hàn mig/mag cơ bản .... 51 Bảng 2.3: Mức độ tiếp thu tri thức qua hình thức tổ chức dạy học .......................... 52 Bảng 2.4: Thời gian chuẩn bị bài trước mỗi buổi học .............................................. 53 Bảng 2.5: Mức độ đáp ứng của dụng cụ và trang thiết bị ......................................... 53 Bảng 2.6: Cảm nhận của HS sau khi học xong mô đun Hàn mig/mag cơ bản ......... 54 Bảng 2.7: Mức độ đáp ứng mục tiêu mô đun Hàn mig/mag cơ bản ......................... 55 Bảng 2.8: Hình thức kiểm tra kết quả của HS .......................................................... 56 Bảng 2.9: Sử dụng phương pháp trong quá trình dạy học ........................................ 57 Bảng 2.10: Mức độ sử dụng phương tiện dạy học trong môn Hàn mig/mag cơ bản 58 Bảng 2.11: Mức độ đáp ứng của thiết bị với mô đun Hàn mig/mag cơ bản ............. 59 Bảng 2.12: Sự đáp ứng về kiến thức chuyên môn của mô đun Hàn mig/mag cơ bản ........................................................................................................................60 Bảng 2.13: Sự đáp ứng về kĩ năng nghề nghiệp của mô đun Hàn mig/mag cơ bản . 61 Bảng 2.14: Thái độ làm việc của sinh viên nhà trường làm việc tại doanh nghiệp .. 62 Bảng 2.15: Sự đáp ứng mô đun Hàn mig/mag cơ bản đối với nhu cầu sản xuất doanh nghiệp ............................................................................................................. 63 Bảng 3.1: Sơ đồ tổng quát mô đun Hàn mig/mag cơ bản .......................................... 69 Bảng 3.2. Sự phù hợp của mục tiêu trong từng bài học ............................................ 93 Bảng 3.3: Tính thiết thực của nội dung các bài học trong mô đun ............................ 94 Bảng 3.4: Hình thức kiểm tra đánh giá các bài học trong mô đun ............................ 95 Bảng 3.5: Tính khả thi của việc áp dụng quy trình tổ chức dạy học tích hợp mô đun Hàn mig/mag cơ bản ................................................................................................. 95 Bảng 3.6 Sự phù hợp trong việc phân bổ các bài dạy trong mô đun Hàn mig/mag cơ bản ............................................................................................................................. 97 Bảng 3.7: Tính thiết thực nội dung trong các bài của mô đun Hàn mig/mag cơ bản ........................................................................................................................98 Bảng 3.8: Tính hợp lí trong hoạt động dạy và học của các bài trong mô đun .......... 99 Hàn mig/mag cơ bản ................................................................................................. 99 Bảng 3.9: Tính phù hợp của nội dung bài học với mục tiêu đạt ra ........................... 99 Bảng 3.10: Tính phù hợp của hình thức kiểm tra- đánh giá trong mô đun Hàn mig/mag cơ bản .......................................................................................................100 Bảng 3.11: Hoạt động của GV, HS trong quá trình dạy học ..................................101 Bảng 3.12: Tính khả thi việc áp dụng dạy học tích hợp mô đun Hàn mig/mag cơ bản theo tác giả đưa ra ...................................................................................................102 Bảng 3.13: Điểm đánh giá của giáo viên dự giờ thông qua phiếu đánh giá bài giảng (Phụ lục 9) ...............................................................................................................103 Bảng 3.14: Mức độ hứng thú khi học mô đun Hàn mig/mag cơ bản ......................104 Bảng 3.15: Mức độ tiếp thu tri thức của HS ...........................................................105 Bảng 3.16: Mức độ tự tin của HS sau khi học xong ...............................................106 Bảng 3.17: Thái độ khi tiếp nhận vấn đề giáo viên đưa ra .....................................107 Bảng 3.18: Mức độ ghi nhớ, vận dụng kiến thức vào thực tế .................................107 Bảng 3.19: Cách xử lí khi gặp tình huống có trong thực tế sản xuất ......................108 Bảng 3.20: Mức độ tự tin khi tạo ra sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật ...................109 Bảng 3.21: Xếp loại lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .........................................110 Bảng 3.22: Phân phối xác suất của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm tra số 1 ................................................................................................................111 Bảng 3.23: Phân phối tần suất hội tụ của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm tra bài số 1 ...............................................................................................................111 Bảng 3.24: Tổng trung bình lớp đối chứng và thực nghiệm bài kiểm tra số 1 .......112 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 1.1: Cá c thành tố cấu thành năng lực thực hiện .............................................. 12 Hình 1.2: Cấu trúc của năng lực hoạt động chuyên môn ........................................... 12 Hình 1.3: Qui trình phát triển chương trình đào tạo nghề theo định hướng năng lực19 Hình 1.4: Mối quan hệ giữa lĩnh vực/nhiệm vụ nghề, mô đun đào tạo NL và bài dạy trong mô đun ............................................................................................................. 20 Hình 1.5: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước ........................................ 23 Hình 1.6: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước ........................................ 24 Hình 1.7: Cấu trúc vĩ mô của hoạt động .................................................................... 25 Hình 1.8: Cấu trúc dạy học định hướng hoạt động .................................................... 27 Hình 1.9: Quy trình tổ chức dạy học tích hợp.......................................................... 33 Hình 1.10: Các bước biên soạn giáo án tích hợp ....................................................... 33 Hình 1.11: Hoạt động của GV và HSSV trong từng tiểu kỹ năng........................... 35 Hình 2.1:Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội ....................... 40 Hình 2.2:Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội 40 Hình 2.3 Biểu đồ Nhận thức của sinh viên về tầm quang trọng của mô đun hàn mig/mag cơ bản ......................................................................................................... 50 Hình 2.4 Biểu đồ sự phù hợp của tài liệu học tập đối với mô đun Hàn mig/mag cơ bản ............................................................................................................................. 51 Hình 2.5 Biểu đồ mức độ tiếp thu tri thức qua hình thức tổ chức dạy học ............... 52 Hình 2.6 Biểu đồ thời gian chuẩn bị bài trước mỗi buổi học .................................... 53 Hình 2.7 Biểu đồ mức độ đáp ứng về dụng cụ và trang thiết bị ............................... 54 Hình 2.8 Biểu đồ cảm nhận của HS sau khi học xong mô đun Hàn mig/mag cơ bản ................................................................................................................................... 54 Hình 2.9 Biểu đồ mức độ đáp ứng mục tiêu mô đun Hàn mig/mag cơ bản ............. 56 Hình 2.10 Biểu đồ hình thức kiểm tra kết quả của HS ............................................. 57 Hình 2.11 Biểu đồ sử dụng phương pháp trong quá trình dạy học ........................... 58 Hình 2.12 Biểu đồ mức độ sử dụng phương tiện dạy học trong môn Hàn mig/mag cơ bản ........................................................................................................................ 59 Hình 2.13 Biểu đồ mức độ đáp ứng của thiết bị với mô đun Hàn mig/mag cơ bản . 60 Hình 2.14 Biểu đồ sự đáp ứng về kiến thức chuyên môn của mô đun Hàn mig/mag cơ bản ........................................................................................................................ 61 Hình 2.15 Biểu đồ sự đáp ứng về kĩ năng nghề nghiệp của mô đun Hàn mig/mag cơ bản ............................................................................................................................. 62 Hình 2.16 Biểu đồ thái độ làm việc của sinh viên nhà trường làm việc tại doanh nghiệp ........................................................................................................................ 63 Hình 2.17 Biểu đồ sự đáp ứng của mô đun Hàn mig/mag cơ bản với doanh nghiệp ................................................................................................................................... 64 Hình 3.1 Sự phù hợp của mục tiêu trong từng bài học .............................................. 93 Hình 3.2 Tính thiết thực của nội dung các bài học trong mô đun.............................. 94 Hình 3.4 Hình thức kiểm tra đánh giá các bài học trong mô đun .............................. 95 Hình 3.5 Tính khả thi của việc áp dụng quy trình tổ chức dạy tích hợp mô đun Hàn mig/mag cơ bản ......................................................................................................... 96 Hình 3.6 Biểu đồ sự phù hợp trong việc phân bố các bài dạy trong mô đun Hàn mig/mag cơ bản ......................................................................................................... 98 Hình 3.7 Biểu đồ tính thiết thực nội dung của bài dạy trong mô đun Hàn mig/mag cơ bản ........................................................................................................................ 98 Hình 3.8 Biểu đồ tính hợp lí trong hoạt động dạy và học của các bài trong mô đun Hàn mig/mag cơ bản ................................................................................................ 99 Hình 3.9 Biểu đồ tính phù hợp của nội dung bài học với mục tiêu đạt ra ..............100 Hình 3.10 Biểu đồ tính phù hợp của hình thức kiểm tra- đánh giá trong mô đun Hàn mig/mag cơ bản .......................................................................................................101 Hình 3.11 Biểu đồ hoạt động của GV, HS trong quá trình dạy học .......................101 Hình 3.12 Biểu đồ tính khả thi việc áp dụng dạy học tích hợp mô đun Hàn mig/mag cơ bản theo tác giả đưa ra .......................................................................................102 Hình 3.13 Biểu đồ điểm đánh giá bài giảng của giáo viên dự giờ ..........................104 Hình 3.14 Biểu đồ mức độ hứng thú khi học mô đun Hàn mig/mag cơ bản ..........105 Hình 3.15 Biểu đồ mức độ tiếp thu tri thức của HS ................................................105 Hình 3.16 Biểu đồ mức độ tự tin của HS sau khi học xong....................................106 Hình 3.17 Biểu đồ thái độ khi tiếp nhận vấn đề giáo viên đưa ra ...........................107 Hình 3.18 Biểu đồ mức độ ghi nhớ, vận dụng kiến thức vào thực tế .....................108 Hình 3.19 Biểu đồ cách xử lí khi gặp tình huống có trong thực tế sản xuất ...........109 Hình 3.20 Biểu đồ mức độ tự tin khi tạo ra sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật ........109 Hình 3.21 Biểu đồ xếp loại thứ hạng lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm tra số 1 ..........................................................................................................................110 Hình 3.22 Biểu đồ phân phối tần suất hội tụ của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm tra số 1 ......................................................................................................111 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Oganization, WTO). Đây vừa là thời cơ để Việt Nam nhanh chóng hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhưng đồng thời cũng là thách thức trước những bất cập của chúng ta về trình độ, kinh nghiệm, vốn liếng trước sân chơi toàn cầu hóa. Một trong những đòi hỏi của toàn cầu hóa là yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực. Để có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội, vai trò của GDĐT nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Người học sau khi ra trường tuy vững về lý thuyết nhưng khả năng thực hành thì chưa bắt kịp với thực tế sản xuất. Nhiều sinh viên ra trường tham gia lao động đều được doanh nghiệp đào tạo lại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chương trình đào tạo nghề tuy được đổi mới nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc tổ chức thực hiện. Phương pháp đào tạo chưa thiết thực, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, lý thuyết chưa gắn với thực hành làm cho sinh viên không hứng thú học tập, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa cao. Để đào tạo nguồn nhân lực đủ cả về số lượng lẫn chất lượng đáp ứng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng CSVN đã khẳng định “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Luật Dạy nghề năm 2006 khẳng định: “… phương pháp dạy nghề phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn”. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phần Giáo dục nghề nghiệp, đã nêu rõ: “…đổi mới và chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành…” và “kết hợp chặt chẽ việc đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất kinh doanh…”. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có 60% lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo và 95% trong số đó được các nhà tuyển dụng đánh giá là đạt yêu cầu công việc, Tổng cục Dạy nghề cũng đã đề ra những dự án phát triển, những cải cách, đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy… nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 1 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xác định lấy quan điểm dạy học tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn giáo trình và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Nguyên tắc dạy học tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ mô-đun, môn học của một chương trình đào tạo nghề; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động dạy nghề; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong giáo trình; tích hợp trong phương pháp dạy học của người dạy và trong hoạt động học tập của người học. Các chương trình dạy nghề đều được xây dựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần có của người lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Phương pháp được dùng phổ biến để xây dựng chương trình là phương pháp phân tích nghề (DACUM) hoặc phân tích chức năng của từng nghề cụ thể. Đến nay đã có trên 200 bộ chương trình khung cho từng nghề được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng”. Do vậy, về chương trình đào tạo đã đáp ứng đủ điều kiện để các cơ sở dạy nghề triển khai tổ chức dạy học tích hợp. Tuy quan điểm chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy nghề đã được chú trọng nhưng việc triển khai thực hiện tại các cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng còn nhiều bất cập, chưa được áp dụng một cách triệt để. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Thiết kế bài giảng tích hợp cho nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tổ chức dạy học tích hợp nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học tích hợp. - Khảo sát thực trạng dạy học nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội. - Tổ chức dạy học tích hợp nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội. 2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hình thức tổ chức dạy học tích hợp Khách thể nghiên cứu - Nghề hàn.. - Giáo viên, HSSV nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội. 5. Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay, việc tổ chức dạy nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. Nếu áp dụng hình thức tổ chức dạy học tích hợp nghề Hàn mà tác giả đã đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội, qua đó đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đối với xã hội. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức dạy học tích hợp bài “Hàn phải một phía – vị trí hàn 2F” và bài “Hàn trái một phía – vị trí 2F” nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến dạy học tích hợp như mục đích, đặc điểm của daỵ học tích hợp, phương pháp dạy học tích hợp nghề Hàn... đã được xuất bản trên các ấn phẩm trong và ngoài nước để làm cơ sở lý luận cho đề tài. -Phương pháp nghiên cứu thực tiễn -Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động dạy và học để tìm hiểu thực trạng dạy học nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội. -Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Khảo sát bằng bảng hỏi đối với giáo viên và HSSV để tìm hiểu thực trạng dạy học nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội. Khảo sát bằng bảng hỏi với chuyên gia để tìm hiểu tính khả thi của quy trình tổ chức dạy học tích hợp nghề Hàn đã được đề xuất. 3 - Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn giáo viên và HSSV để tìm hiểu thực trạng dạy học nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội. - Phương pháp chuyên gia Trao đổi với chuyên gia về quy trình tổ chức dạy học tích hợp và chất lượng hồ sơ bài dạy tích hợp đã được biên soạn. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm bài “Hàn phải một phía – vị trí hàn 2F” và bài “Hàn trái một phía – vị trí 2F” để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. - Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu về thực trạng dạy học nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội, về tính khả thi của quy trình tổ chức dạy học tích hợp và kết quả thực nghiệm sư phạm. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP 1.1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu. 1.1.1 Trên thế giới Dạy học tích hợp áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ và Anh dưới hình thức một thuật ngữ khác: phương pháp dự án, vào những năm 30 của thể kỷ XX. Chúng được áp dụng trước hết ở trường phổ thông, trung học nghề, trường cao đẳng và đại học, trong những giáo trình tích hợp. Dần dần, chương trình tích hợp được chuyển xuống các bậc học dưới. Tư tưởng tích hợp gắn rất chặt với khái niệm hoạt động và xã hội hóa nhà trường, nhằm đẩy đời sống nhà trường gần gũi hơn nữa với cuộc sống xã hội, hạn chế tính hàn lâm sách vở và lối giáo dục nhồi sọ. Ngày nay, dạy học tích hợp có mặt trong hầu hết các nền giáo dục của các quốc gia trên thế giới, ở khu vực châu Á các nước Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc … đã đưa dạy học tích hợp vào hệ thống giáo dục và đã đạt được thành công trong việc đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước. Ở Mỹ đã sớm sử dụng mô đun trong đào tạo công nhân. Đó là việc đào tạo bổ túc tức thời cho công nhân làm việc trong các dây chuyền ô tô của các hãng General, Motor và Ford vào những năm 20 của thế kỷ 19. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất theo kiểu Taylor vốn thống trị thời bấy giờ, công nhân được đào tạo cấp tốc trong các khóa học chỉ kéo dài 2 – 3 ngày. Học viên được làm quen với mục tiêu công việc và được đào tạo ngay tại dây chuyền với nội dung không thừa, không thiếu nhằm đảm nhận công việc cụ thể trong dây chuyền. phương pháp và hình thức đào tạo này đã nhanh chóng được phổ biến và áp dụng rộng rãi ở Anh và một số nước Tây Âu do tính thực dụng, tiết kiệm thời gian và kinh phí đào tạo. UNESCO và ILO là hai tổ chức quốc tế không chỉ khuyến khích mà còn tạo điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng các nhóm mô đun trong đào tạo nghề nói riêng và đào tạo nói chung. Tại Paris, các chuyên gia cho rằng sử dụng mô đun là “thích hợp và cần thiết cho mọi đối tượng đào tạo, đặc biệt cho giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp và trong việc phổ biến kĩ thuật mới” và khuyến cáo các nước đang phát triển khi đầu tư tổng thể cho giáo dục còn hạn chế thì nên quan tâm đến việc đào tạo trên thế giới không nên “sa đà” vào việc tranh cãi, duy danh thuật ngữ mà nên triển khai áp dụng và từ đó rút kinh nghiệm. Từ đào tạo theo mô đun kỹ năng hành nghề (Modules of employable skills – MES) đến đào tạo theo mô đun năng lực thực hiện (MEQ). Đề cương năm 1973 tổ chức lao động thế giới ILO đã đề xuất phương thức đào tạo theo mô 5 đun (MES = phương thức đào tạo nghề theo công việc / kỹ năng hành nghề) nên bị phê phán là hẹp, thiển cận không đủ đáp ứng về trình độ. Những yếu tố lý thuyết chỉ dừng ở mức thấp không đủ để đạt trình độ phân tích, hiểu và giải quyết vấn đề. Do vậy, đề cương năm 1992 ra đời tính đến việc đào tạo theo năng lực và trình độ. 1.1.2 Tại Việt Nam Từ những thập niên 60, ngành giáo dục Việt Nam đã tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới cụ thể như: Tích cực chủ động sáng tạo, lấy người học làm trung tâm, tạo điều kiện cho người học tư duy sáng tạo, nêu và giải quyết vấn đề, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Năm 1986 Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, với sự tài trợ của UNESCO đã tổ chức hội thảo về phương pháp soạn nội dung đào tạo nghề, và đã đề cập đến việc đào tạo nghề theo mô đun ở một số nước đang phát triển trên thế giới. Sau đó, năm 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một cuộc hội thảo với sự tài trợ của ILO nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng phương thức đào tạo nghề theo mô đun (MES) ở Việt Nam. Tháng 5-1992, Trung tâm Phương tiện kĩ thuật dạy nghề (CREDEPRO) cũng đã tổ chức cuộc hội thảo về phương pháp tiếp cận đào tạo nghề MES với tài trợ của UNDP. Trong thời gian những năm 1987 – 1994, một số Trung tâm dạy nghề, dưới sự chỉ đạo của Vụ dạy nghề đã thử nghiệm biên soạn tài liệu và đào tạo nghề ngắn hạn theo mô đun. Sau đó thì việc đào tạo nghề theo mô đun MES tạm thời lắng xuống vì những mặt hạn chế của nó. Khi đề cương của ILO năm l993 báo cáo lại hướng tới mô đun năng lực thì tình hình đổi khác. Trong Dự án Giáo dục kĩ thuật và Dạy nghề đã nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng bước đầu những tư tưởng mới của việc đào tạo nghề theo mô đun năng lực thực hiện và trình độ. Tuy cũng đã có vài công trình nghiên cứu khoa học đi sâu nghiên cứu vấn đề dạy học theo hướng tích hợp như đề tài: + Năm 1993 GS. TS. Nguyễn Minh Đường đã làm sáng tỏ bản chất, cách tiếp cận và áp dụng mô đun kĩ năng nghề trong đào tạo nghề qua đề tài “Mô đun kĩ năng hành nghề - Phương pháp tiếp cận hướng dẫn biên soạn và áp dụng” . + Năm 1995 PGS. TS. Nguyễn Đức Trí (chủ nhiệm đề tài), cùng tập thể các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phương thức đào tạo nghề theo mô đun kĩ năng hành nghề”. Qua đó, có thể đánh giá đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng về kĩ năng hành nghề một cách đầy đủ, hoàn thiện nhất. Đề tài đã góp phần làm rõ cơ sở khoa học tiếp cận và 6 ứng dụng kĩ năng hành nghề, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, chương trình trong đào tạo nghề. Xu thế dạy học ngày nay nói chung, đặc biệt là lĩnh vực dạy nghề nói riêng, chương trình dạy nghề được xây dựng dựa trên các mô đun tiếp cận năng lực trong đó tổ hợp các năng lực cần thiết (kiến thức, kĩ năng, thái độ) mà người lao động cần phải có để tham gia lao động sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp... Chương trình đào tạo được thiết kế theo mô đun tiếp cận năng lực như vậy còn được gọi là giáo dục định hướng kết quả đầu ra. Hiện nay, mô hình năng lực cũng đã bắt đầu nhận được sự quan tâm và được sử dụng trong những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực trong xu thế mở cửa hội nhập của đất nước. Xuất phát từ đó nhiều hội thảo lần lượt diễn ra như: Hội thảo về “Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề - kinh nghiệm của Bỉ và Việt Nam” được tổ chức hồi tháng 8 năm 2009 và các Hội thảo chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học trong lĩnh vực dạy nghề”, “chuẩn nghề nghiệp giáo viên dạy nghề”, ngày 10/7/2009, tại TP. Đà Nẵng, Dự án VN 101, Tổng cục dạy nghề (Bộ LĐTB-XH) – phối hợp với Hiệp hội thúc đẩy giáo dục và đào tạo ở nước ngoài (APEFE) tổ chức Hội thảo “Tổ chức dạy nghề tích hợp – kinh nghiệm của Bỉ và Việt Nam”. Nhận xét: Tất cả việc nghiên cứu trên đi sâu vào tìm hiểu cơ sở lí luận dạy học tích hợp, thực trạng dạy – học tại các các trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề và tiến hành dạy thực nghiệm. Qua đó, góp phần to lớn vào việc mở đường cho việc ứng dụng phương thức đào tạo theo mô đun và tổ chức dạy học theo hướng tích hợp ở Việt Nam. Việc nghiên cứu – vận dụng quan điểm dạy học tích hợp được phát triển mạnh ở giai đoạn sau này. Vì thế, trong đào tạo nghề nói riêng, giáo dục nghề nghiệp nói chung ở Việt Nam đang còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu.Tuy nhiên, các đề tài này chưa đề cập nhiều đến quy trình tổ chức dạy học tích hợp. Vì thế, tác giả tiếp tục đi sâu tìm hiểu để đề xuất quy trình tổ chức dạy học tích hợp cho mô đun Hàn mig/mag cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội. 1.2 Các khái niệm cơ bản 1.2.1 Tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. 7 Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Theo quan điểm của tác giả: “Tích hợp là trong cùng một không gian, thời gian, địa điểm có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện công việc nào đó, giải quyết vấn đề nào đó mà thực tiễn đặt ra”. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Tích hợp dọc là loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau. Tích hợp ngang là tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau xung quanh một chủ đề. Tích hợp kiến thức là hành động liên kết, nối liền các tri thức khoa học khác nhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất. Tích hợp kĩ năng là hành động liên kết rèn luyện hai hoặc nhiều kĩ năng thuộc cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực gần nhau để nắm vững một thể. Tích hợp chương trình là sự liên kết, hợp nhất nội dung các môn học có nguồn tri thức khoa học và có những quy luật chung gần gũi nhau. Tích hợp chương trình làm giảm bớt số môn học, loại bớt được nhiều phần kiến thức trùng hợp nhau, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. (từ điển giáo dục học, Nxb Bách Khoa, Hà nội). Tích hợp các bộ môn là quá trình xích lại gần và liên kết các ngành khoa học lại với nhau trên cơ sở của những nhân tố, những quy luật giống nhau, chung cho các bộ môn, ngược lại với quá trình phân hóa chúng. Theo Dương Tiến Sỹ: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó”. 8 Nhận xét: Trong công tác đào tạo nghề, tích hợp được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch để đảm bảo được sự thống nhất nhằm đạt tới mục tiêu dạy học. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện. 1.2.2 Dạy học tích hợp Ths. Trần Văn Nịch, Phó Vụ trưởng vụ GV-CBQLDN cho biết: “Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành, qua đó người học hình thành một năng lực nào đó (kỹ năng hành nghề) nhằm đáp ứng được mục tiêu của môn học/ mô-đun . Theo PGS.TS Bùi Thế Dũng: “Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học kết hợp dạy lý thuyết (kiến thức) với dạy thực hành (kỹ năng) tại một địa điểm học tập”. Theo TS. Nguyễn Văn Tuấn: “Thực chất của dạy học tích hợp trong dạy học là vừa dạy nội dung lý thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy. Với cách hiểu đơn giản như vậy là chưa đủ mà đằng sau nó là cả một quan điểm giáo dục theo mô hình năng lực. Tích hợp đề cập đến các yếu tố sau: - Nội dung chương trình đào tạo được thiết kế theo modun định hướng năng lực. - Phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học định hướng giải quyết vấn đề và định hướng hoạt động”. Tóm lại: Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học kết hợp dạy lý thuyết (kiến thức) với dạy thực hành (kỹ năng) tại một địa điểm học tập, nhằm giúp cho người học hình thành năng lực thực hành nghề. 1.2.3 Mô đun Theo từ điển giáo dục học, Mô đun là “một phân hệ tự chủ của một chương trình học tập hoặc một giáo trình” . Mô đun là “tư liệu sư phạm dùng để hướng dẫn trong những quá trình làm việc của học sinh”. Ngoài ra còn một số khái niệm như sau: Trong Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 chương I, điều 5 có nêu “Mô đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kĩ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một công việc của một nghề.”. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan