Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn thành ...

Tài liệu Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn thành phố hà nội luận văn ths. luật

.DOCX
100
223
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN MAI VÂN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀVỆSINH AN TOÀN THỰC PHẨM ỞCẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐHÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI –2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN MAI VÂN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀVỆSINH AN TOÀN THỰC PHẨM ỞCẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐHÀ NỘI Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. NGÔ HUY CƯƠNG HÀ NỘI -2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.Tôi xin chân thànhcảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOANTrần Mai Vân ivMỤC LỤCTrang MỞĐẦU1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀAN TOÀN THỰC PHẨM4 1.1Khái niệm thi hành pháp luật vềan toàn, vệsinh an toàn thực phẩm4 1.1.1Khái niệm an toàn thực phẩm, vệsinh an toàn thực phẩm4 1.1.2Khái niệm thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm5 1.2Sựcần thiết và vai trò của pháp luật vềan toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay8 1.2.1Sựcần thiết của pháp luật vềan toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay8 1.2.2Vai trò của pháp luật vềan toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay9 1.3Các yêu cầu của pháp luật vềan toàn thực phẩm12 1.3.1Nguyên tắc của pháp luật vềan toàn thực phẩm12 1.3.2Nội dung chủyếucủa các yêu cầu pháp luật vềan toàn thực phẩm13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀAN TOÀN THỰC PHẨM ỞCẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐHÀ NỘI17 2.1Tình hình thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm ởcấp phường trên địa bàn Thành phốHà Nội17 2.1.1Thực trạng an toàn thực phẩm ởcấp phường trên địa bàn Thành phốHà Nội17 v2.1.2Nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm18 2.1.3Tình hình thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm ởcấp phường trên địa bàn Thành phốHà Nội23 2.2Những quy địnhcủa pháp luật vềan toàn, vệsinh an toàn thực phẩm29 2.3Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật vềan toàn thực phẩm ởcấp phường trên địa bàn Thành phốHà Nội36 2.3.1Vềthuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật vềan toàn thực phẩm ởcấp phường trên địa bàn Thành phốHà Nội36 2.3.2Những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật vềan toàn thực phẩm ởcấp phường trên địa bàn Thành phốHà Nội38 2.4Những kết quảđạt được trong quá trình áp dụng pháp luật vềan toàn thực phẩm ởcấp phường trên địa bàn Thành phốHà Nội45 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊVÀ GIẢI PHÁP THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀAN TOÀN THỰC PHẨM53 3.1Sựcần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật vềvệsinh an toàn thực phẩm53 3.1.1Các bất cập trong quy định của pháp luật vềvệsinhan toàn thực phẩm53 3.1.2Hoàn thiện các quy định của pháp luật vềan toàn thực phẩm55 3.2Giải pháp và kiến nghịnâng cao hiệu quảthi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm59 3.2.1Đẩy mạnh công tác hoàn thiện các văn bản pháp luật vềan toàn thực phẩm59 3.2.1.1Công tác hoàn thiện văn bản pháp luật vềan toàn thực phẩm59 3.2.1.2Công tác tuyên truyền pháp luật vềan toàn thực phẩm60 3.2.2Xây dựng chương trình giữa các cơ quan chức năng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm62 3.2.3Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật vềvệsinh an toàn thực phẩm63 3.2.3.1Kiểm soát các cơ sởăn uống và sản xuất thực phẩm63 3.2.3.2Kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm65 3.2.4Triển khai công tác thi hành pháp luật vềvệsinh an toàn thực phẩm trong thời gian tới67 KẾT LUẬN68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO74 DANH MỤC CÁC BẢNGTT Ký hiệu bảng Bảng 2.1. Các nhóm đối tượng hiểu đúng vềan toàn thực phẩm qua các năm49 Bảng 3.1. Tần suất sờmó của tay với các cơ quan có lông trên cơ thể58 MỞĐẦU 1. Lý do chọn đềtàiViệc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân luôn là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đềmà các cơ quan nhà nước luôn quan tâm đặc biệt và coi đây là một vấn đềcó ý nghĩa to lớn vềkinh tế, an toàn xã hội, bảo vệmôi trường, sức khỏe nhân dân và đặc biệt là tiến trình hội nhập của Việt Nam.Thực tiễn Việt Nam thời gian qua cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên chỉđạo và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quảtrong quản lý nhà nước vềan toàn thực phẩm.Nhận thức đúng đắn vềvai trò quan trọng của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là một trong những yếu tốquan trọng góp phần nâng cao tầm vóc và thểchất của người Việt Nam, góp phần tích cực vào sựnghiệp bảo vệ,chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ỞViệt Nam, mặc dù Luật an toàn thực phẩm được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XII, kỳhọp thứ7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 7 năm 2011; Nghịđịnh 38/2012/NĐ-CP,ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật an toàn thực phẩm; Nghịđịnh 91/2012/ NĐ-CP,ban hành ngày 08tháng 11 năm 2012 quy định xửphạt hành chính vềan toàn thực phẩmcùng nhiều văn bản pháp luật khác đã ghi nhận tương đối toàn diện vềquyền và nghĩa vụcủa tổchức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm song khảnăng áp dụng còn rất nhiều hạn chế, nội dung điều chỉnh còn mang tính nguyên tắc, khó áp dụng. Hơn nữa, việc đưa các chếtài mạnh mẽđểxửlý các hành vi vi phạm của mọi tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn chưa được chú trọng làm cho pháp luật mất tính giáo dục, răn đe. Nhiều hành vi đã xác định rõ chếtài xửlý nhưng mức phạt quá nhẹkhiến cho nhiều cơ sởkinh doanh sẵn sàng nộp phạt đểrồi tiếp tục tái phạm... Từnhững nguyên nhân đã trình bày trên, có thểkhẳng định rằng, việc nghiên cứu đềtài “Thi hành pháp luật vềvệsinh an toàn thực phẩm ởcấp Phường trên địa bàn thành phốHà Nội” có ý nghĩa cảvềlý luận và thực tiễn, đặc biệt là trước yêu cầu ởnước ta hiện nay 2.Tình hình nghiên cứuTuy có tầm quan trọng như vậy, song pháp luật vềan toàn thực phẩmởnước ta mới chỉđược quan tâm đúng mức và bắt đầu có một sốnghiên cứu quy mô trong thời gian gần đây. Điều đáng nói là, các kết quảnghiên cứu thu được cho đến nay còn hết sức khiêm tốn. Có thểkểđến các công trình như: Điều tra ngộđộc thực phẩm–Tiến sĩ Trần ThịPhúc Nguyệt –Đại học Y Hà Nội; Một sốbệnh truyền qua thực phẩm; Điều tra vệsinh an toàn thực phẩm –PGS.TS.ĐỗThịHòa –Giảng viên chính Viện đào tạo Y học dựphòng và y tếcông cộng cục an toàn thực phẩm; Ngộđộc thức ăn-GS.TS. Nguyễn ThịDụ; “Pháp luật vềkiểm soát vệsinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ởViệt Nam” Luận văn thạc sĩ –Đặng Công Hiển-năm 2010, Khoa Luật -Đại học Quốc gia Hà Nội; “Tội vi phạm quy định vềvệsinh an toàn thực phẩm trong Luật hình sựViệt Nam –Một sốvấn đềlý luận và thực tiễn” Luận văn thạc sĩ –Hoàng Trí Ngọc, năm 2009, Khoa Luật -Đại học Quốc gia Hà Nội.Hầu hết các công trình trên đều ít nhiều đềcập đến việc đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đisâu nghiên cứu một cách cơ bản và có hệthống việc thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm ởcấp Phường trên địa bàn thành phốHà Nội 3.Mục đích và nhiệm vụnghiên cứuMục đích của Luận văn là làm sáng tỏmột sốvấn đềlý luận cơ bản vềviệc thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm ởcấp Phường trên địa bàn thành phốHà Nội , đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam vềlĩnh vực này và từđó đềxuất một sốđịnh hướng và giải pháp hoàn thiện.Với mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụnghiên cứu cụthểsau: -Làm sáng tỏmột sốvấn đềlý luận nhiệm vụcủa chính quyền cấp Phường trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm;-Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam vềpháp luật an toàn thực phẩm trong việc bảo vệsức khỏe nhân dân;-Đưa ra một sốđịnh hướng vàgiải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật vềviệc thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận văn là các văn bản quy định và thực tiễn việc thi hành pháp luật vềvệsinh an toàn thực phẩm. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thi hành phápluật vềan toàn thựcphẩm tại cấp Phường trên địa bàn thành phốHà Nội.Phương pháp nghiên cứuLuận văn sửdụng một sốphương pháp chủyếu sau: phương pháp phân tích -tổng hợp, phương pháp lịch sửcụthể, phương pháp quy nạp -diễn dịch, phương pháp hệthống, phương pháp so sánh, ... 5.Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mởđầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Khái quát thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm Chương 2. Thực trạng thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm ởcấp Phường trên địa bàn Thành phốHà Nội Chương 3. Kiến nghịvà giải pháp thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm CHƯƠNG1: KHÁI QUÁTTHI HÀNHPHÁP LUẬT VỀAN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Khái niệm thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm 1.1.1 Khái niệm an toàn, vệsinh an toànthực phẩmĐất nước ta trong những năm gần đây kinh tếphát triển, cuộc sống của nhiều người dân đã được cải thiện, người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cao hơn cảvềhình thức, chất lượng cũng như cảmquan đối với thực phẩm.An toàn thực phẩmhayVệsinh an toàn thực phẩmhiểu theo nghĩa hẹp là một mônkhoa họcdùng đểmô tảviệc xửlý, chếbiến, bảo quản và lưu trữthực phẩmbằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. An toàn thực phẩm cũng bao gồm một sốthói quen, thao tác trong khâu chếbiến cần được thực hiện đểtránh các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.An toàn thực phẩm luôn là vấn đềđược quan tâm ngày càng sâu sắc trên toàn cầu bởi vai trò quan trọng bậc nhất đó chính là sức khỏe, tính mạng con người, sựtồn tại và phát triển giống nòi.Trước đây, theo Pháp lệnh vệsinh an toàn thực phẩm số12/2003/PLUBTVQH11 của Ủy ban thường vụQuốc Hội, vệsinh an toàn thực phẩmđược hiểu là việc phải thực hiện các điều kiện và biện pháp cần thiết đểbảo đảm cho thực phẩm không gây hại đến sức khỏe và tínhmạng con người.Tuy nhiên đểphù hợp với tiến trình hội nhập quốc tếsau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổchức thương mại thếgiới (WTO) vào 01/01/2007, khái niệm này đã được đơn giản hóa, ngắn gọn và phù hợp hơn được thểhiện trong Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từngày 01/7/2011, an toàn thực phẩmlà việc bảo đảm đểthực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Có thểhiểumột cách đơn giản an toàn thực phẩm là toàn bộnhững vấn đềcần xửlý liên quan đến việc đảm bảo vệsinh đối với thực phẩm nhằm bảo vệcho sức khỏe củangười tiêu dùng. Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hằng ngày của con người, cung cấp cho con người nguồndinh dưỡng, năng lượng đểcon người sống và phát triển. Tuy nhiên khi bịnhiễm khuẩn, nhiễm độc... an toàn thực phẩm chưa tốt thì thực phẩm lại là nguồn truyền bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sựphát triển của con người và xã hội.An toàn thực phẩm có tác động trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm có vịtrí rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đây là một vấn đề“nóng”, bao gồm nhiều hành vi, hành động và các điều kiện phải tuân thủ, thực hiện nhằm đưa các loại thực phẩm từnơi sản xuất, gieo trồng, bảo quản, phân phối đến nơi chếbiến sửdụng. Có rất nhiều mức độkhác nhau, hậu quảgây ra cũng khác nhau từkhó chịu đến tửvong khi sửdụng những thực phẩm bịô nhiễm ...Theo thống kê của Cục an toàn vệsinh thực phẩm từnăm 2004 -2009 đã có 1.058 vụngộđộc thực phẩm, trung bình có 176,3 vụngộđộc thực phẩm/năm, tính trung bình tỷlệngười bịngộđộc thực phẩm là 7,1 người/100.000 dân. Năm 2011 từđầu năm đến giữa tháng 9, cảnước xảy ra 109 vụngộđộc thực phẩm với tổng số3.654 người mắc, tửvong 18 người, đi viện 2.812 người. Nguyên nhân ngộđộc thực phẩm năm 2011 được xác định qua lâm sàng và xét nghiệm cho thấy do độc tốtựnhiên chiếm 30,3% sốvụ, hóa chất chiếm 11,0% sốvụ, do vi sinh vật chiếm 30,3 % sốvụ, không rõ nguyên nhân chiếm 28,4 % sốvụ[26]. 1.1.2. Khái niệm thi hành pháp luậtvềan toàn thực phẩmCó lẽchưa bao giờvấn đềan toàn thực phẩm lại được quan tâm đặc biệt như trong thời gian gần đây. Trên cácmặt báo, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin vềcác hiện tượng vi phạm pháp luật vềan toàn thực phẩm. Hệthống các văn bản pháp luật như: Luật An toàn thực phẩm được Quốc Hội nước Việt Nam khóa XII, kỳhọp thứ7 thông qua ngày 17 tháng 6năm 2010 và có hiệu lực thi hành từngày 01/7/2011; Nghịđịnh 38/2012/ NĐ -CP ngày 25/4/2012 của Chính Phủquy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật an toàn thực phẩm; Nghịđịnh 91/2012/NĐ-CP của Chính Phủngày 08/11/2012 quy định xửphạt hành chính vềan toàn thực phẩm ... đã tạo một hành lang pháp lý cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên việc đưa các văn bản này vào cuộc sống lại là một bài toán khó vì đây là việc mà các cấp, các ngành và mọi tổchức cá nhân phải thực hiện tốt việc thi hành pháp luật.Thi hành pháp luậtlà một trong bốn hình thức của thực hiện pháp luật (Thực hiện pháp luật bao gồm : Tuân thủpháp luật; Thi hành pháp luật; Sửdụng pháp luật và Áp dụng pháp luật), theo đó Thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm là việc các chủthểpháp luật vềan toàn thực phẩm phải thực hiện nghĩa vụpháp lý của mình bằng hành động tích cực và chủđộng.Các vấn đềliên quan trực tiếp đến sức khoẻ, chất lượng an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu củacác nhà chức trách và ngườitiêu dùng. Bên cạnh đó,tại các đô thịlớnvới phần đông người tiêu dùng đang phải đối mặt với vô sốkhó khăn trước những thách thức của xã hội. Một trong những khó khăn đó là nguồn cung cấp thực phẩm. Các yếu tố: An toàn, cân bằng dinh dưỡng, hợp khẩu vị, thuận tiện nhằm thoảmãn nhu cầu và phong cách sống của người tiêu dùng được đặt ra những thách thức cho các nhà quản lý và cảchính người tiêu dùng.Trước tình hình này, hơn ai hết các cấp chính quyền ởđịa phương là nơi gần dân nhất cần phải có những động thái tích cực trong việc thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm. Cần nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp, đặc biệt là ởcấp xã, phường, cụthể:+Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình với Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp trên ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹthuật địa phương. Xây dựng và tổchức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sởsản xuất thực phẩm an toàn đểbảo đảm việc quản lý được thực hiện trong toàn bộchuỗi cung cấp thực phẩm.Chính quyền cơ sởphải là người chủtrì trong các hoạt động nâng cao chất lượng an toànthực phẩm gắn với phát triển kinh tếxã hội của địa phương.+Nâng cao trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thông qua công tác quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sởsản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sởkinh doanh dịch vụăn uống, thức ăn đường phố, an toàn thực phẩm tại các chợ, đặc biệt là các chợcóc, chợtạm trên địa bàn.+Báo cáo với cơ quan cấp trên định kỳvà đột xuất vềcông tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn đểcó hướng chỉđạo giải quyết tích cực nhằm đảm bảo dân sinh. +Bốtrí nguồn lực, nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn+Huy động sựquan tâm, phối kết hợp của các ban ngành đoàn thểtrong các biện pháp giáo dục, tuyên truyền vềan toàn thực phẩm nhằm nâng cao vềnhận thức và thực hành của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.Các trạm Y tếphải thểhiện vai trò tham mưu tích cực +Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo kếhoạch và đột xuất. Xửphạt các hành vi vi phạm pháp luật vềan toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.Để làm tốt công tác quản lý về an toàn thực phẩm tại địa phương vấn đề then chốt là làm thế nào để đưa các quy định của pháp luật vềan toàn thực phẩm gắn kết với đời sống, phù hợp với điều kiện thực tế để từng bước nâng caochất lượng thực phẩm,bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp tích cựcvào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đểthực hiện tốt cần những nỗlực rất lớn của chính phủ, các bộngành và của toàn xã hội. Việc đưa Luật An toàn thực phẩm vào cuộc sống có ý nghĩa quyết định với kết quảcủa công tác này. Đểphù hợp với xu hướng quốc tếkhi tham gia vào WTO một sốkhái niệm vềan toàn thực phẩm đã thay đổi được quy định cụthểtại Điều 2 Luật An toàn thực phẩm số55/2010/QH12.Các khái niệm này đã thểhiện sựkhác biệt với Pháp lệnh vệsinh an toàn thực phẩmnăm 2003đượcthểhiệnrõ nét hơn, chi tiết hơn, là công cụđểgóp phần bảo vệtốt hơn sức khỏe, tính mạng của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. 1.2. Sựcần thiết và vai trò của pháp luật vềan toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay 1.2.1. Sựcần thiết của pháp luật vềan toàn thựcphẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nayTừngày 01/01/2007, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổchức Thương mại thếgiới (WTO) nên phải từng bước tuân thủcác hiệp định của Tổchức này. Theo đó trong điều kiện hội nhập, cần thiết phải có cơ chếpháp lý vềviệc thừa nhận tiêu chuẩn lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực cũng như thếgiới. Việt Nam cần phải nội luật hóa các quy định của Quốc tếvềan toàn thực phẩm đểcó cơ sởpháp lý thực hiện, đặc biệt là việc áp dụng các hệthống quản lý tiên tiến trong quản lý thực phẩm.ỞViệt Nam vấn đềan toàn thực phẩm vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin vềcác vụngộđộc, có nơi sốlượng lên tới vài trăm người.Theo thống kê của BộY tếtrong những năm gần đây, hàng năm có 200-600 vụngộđộc thức ăn, khoảng 5000-7000 người mắc bệnh, trong đó có vài chục người chết. Khoảng 20-30 % là ngộđộc do hóa chất (chủyếu là thuốc bảo vệthực vật, khoảng 50% là do vi sinh vật, 14-20% do thức ăn có độc...[43]. Tâm lý thích dùng hàng ngoại đã đi sâu vào tiềm thức tiêu dùng của người dân, tuy nhiên một trong những vấn đềmà người Việt đáng lo ngại là hạn sửdụng của đồ“Tây”: Tháng 6 /2012 đội quản lý thịtrường số26 Hà Nội đã phối hợp với cảnh sát môi trường phát hiện một lô hàng bánh kẹo ngoại vận chuyển lên Hòa Bình có dấu hiệu sửa hạn sửdụng. Tại kho của công ty nhập khẩu ởThanh Xuân, Hà Nội, cơ quan quản lý đã mất nhiều giờđồng hồkiểm đếm một kho lớn chứa đến 8 tấn bánh kẹo đều đã cận hạn hoặc hết hạn dùng, được tẩy hạn cũ và dập hạn mới sang đến năm 2013 [28].Các vụviệc vi phạm đến an toàn thực phẩm diễn ra thường xuyên và có chiều hướng phức tạp gia tăng: 6 tháng đầu năm 2012, Cục quản lý thịtrường đã có 13 văn bản chỉđạo triển khai kiểm tra, kiểm soát thịtrường thực phẩm, lực lượng quản lý thịtrường đã phát hiện xửlý 4.607 vụvi phạm vềvệsinh an toàn thực phẩm với sốtiền xửphạt vi phạm hành chính 17.516.804 triệu đồng. Trịgiá hàng vi phạm 4.546.474 triệu đồng. Một sốmặt hàng vi phạm đã bịxửlý, tiêu hủy 67.000 hộp thực phẩm; 77.124 con gia cầm; 75 tấn sản phẩm gia súc, gia cầm, 2.156.240 quảtrứng gia cầm; 75 tấn sản phẩm gia súc, gia cầm; 1.500 kg nầm động vật; 1.140 chai mắm tôm... [28]. Đã đến lúc toàn xã hội tiến lên một nấc thang mới trong việc bảo vệcuộc sống, sức khỏe của mình và điều quan trọng nhất là tôn trọng và chấp hành các quy định vềan toàn thực phẩm. 1.2.2. Vai trò của pháp luật vềan toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay:Hiện nay các vấn đềliên quan trực tiếp đến sức khoẻ, chất lượng an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Nhất làcuộc sống đô thịluôn gấp gáp khiến người tiêu dùng luôn đòi hỏi các yếu tố: An toàn, cân bằng dinh dưỡng, hợp khẩu vị, thuận tiện nhằm thoảmãn nhu cầu thay đổi phong cách sống của người tiêu dùng. Vấn đềan toàn thực phẩm hiện nay ởnước ta còn nhiều tồn tại. Các vụngộđộc thực phẩm cấp tính vẫn thường xuyên xảy ra ởcác thành phốcũng như ởnông thôn và có chiều hướng tăng năm sau cao hơn năm trước. Đó là chưa kểđến sựngộđộc do sựtích luỹđộc chất trong cơ thểvà phát sinh những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư. Nguồn gốcnguyên nhân gây ngộđộc là do môi trường sản xuất nông nghiệp gồm đất, nước tưới tiêu không đảm bảo; kỹthuật canh tác trong trồng trọt và chăn nuôi còn nhiều bất cập như lạm dụng phân bón, hoá chất bảo vệthực vật, thuốc kháng sinh, hormone sinh trưởng...; công nghệsau thu hoạch như hoá chất sửdụng trong bảo quản, kỹthuật bảo quản cũng như thiết bịbảo quản, việc chếbiến thực phẩm (dùng chất phụgia, chất bảo quản, thiết bịchếbiến) chưa tuân thủcác quy định hiện hành.Đối với bất kỳloại thực phẩm nào khi đưa ra thịtrường cần được xác định rõ vềxuất xứ, ghi rõ những hàm lượng, chất lượng và chỉdẫn rõ ràng đểtiện dụng cho người tiêu dùng. Muốn vậy, ngay từbây giờchúng ta phải xây dựng cơ chếquản lý chuỗi thực phẩm một cách hệthống, nhằm bảo đảm mỗi loại thực phẩm đều có "lý lịch" rõ ràng, an toàn. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đểtừđó cơquan chức năng có thểtruy cứu trách nhiệm khi có sựcố, tổn thất đối với người tiêu dùng. Rất cần có các dụng cụđểkiểm tra nhanh các kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh... với giá thành thật rẻ, tiện lợi đểbất kỳngười tiêu dùng nào cũng có thểsửdụng được.Việc quảng cáo những thực phẩm có hàm lượng chất béo, chất đường và muối cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến trẻem, làm cho chúng thích ăn những loại đồăn trên và dẫn tới béo phì. ỞViệtNam, với việc đời sống được cải thiện, nhiều trẻem ởthành thịđang bịbéo phì, dẫn đến nguy cơ gặp nhiều vấn đềvềsức khỏe trong tương lai do đó rất cần phải đấu tranh ngăn chặn việc tiếp thịnhững thực phẩm có hại cho sức khoẻtrẻem. Cụthể:cấm quảng cáo những loại thực phẩm không có lợi cho sức khoẻtrong trường học; không bán các loại thực phẩm có kèm tặng phẩm, đồchơi, các bộsưu tập đểdụdỗtrẻem tiêu dùng thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ; không lợi dụng các thần tượng, tổchức các cuộc thi, tranh hoạt hình đểtiếp thịthực phẩm không có lợi cho sức khoẻ..Quyền lợi của người tiêu dùng nước ta bịxâm hại nghiêm trọng. Hiện chưa có sốliệu chính xác nào vềtổn thất vật chất, nhưng những thiệt hại vềsức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người tiêu dùng, thì đã rõ và được đềcập liên tục trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó phản ánh hệthống pháp luật, chếtài xửlý các hành vi vi phạm pháp luật vềbảo vệquyền lợi người tiêu dùng ởViệtNamthời gian qua còn lỏng lẻo và thiếu tính răn đe.An toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của Thànhphố Hà Nội nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Trên thực tế, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình an toàn thực phẩm ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúmgia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của cộng đồng. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương vị một thành viên bình đẳng của WTO.Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng an toàn thực phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. 1.3. Các yêu cầu của pháp luật vềan toàn thực phẩm 1.3.1. Nguyên tắc của pháp luật vềan toàn thực phẩmTại Điều 3 của Luật An toàn thực phẩm số55/2010/QH12 quy định:1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm vềan toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.3. Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sởquy chuẩn kỹthuật tương ứng, quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổchức, cá nhân sản xuất công bốáp dụng.4. Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sởphân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.5. Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.6. Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. [51].Quản lý Nhà nước vềan toàn thực phẩm là vấn đềrộng lớn, bao gồm nhiều ngành cùng tham gia trong đó ngành y tếlà đầu mối. Trong những năm gần đây do đổi mới chính sách kinh tếtừnền kinh tếkếhoạch hóa tập trung chuyển sang kinh tếthịtrường nhiều thành phần. Công tác quản lý vềan toàn thực phẩm cần đáp ứng kịp sựphát triển của kinh tếxã hội ởViệtNam và liên tục được cải cách: Công tác thi hành pháp luật vềan toàn thực phẩm dựa trên một tam giác hạtầng vững chắc:Nguyên tắc thực hiện:-Chính quyền cơ sởphải là người chủtrì trong các hoạt động vì chất lượng vệsinh thực phẩm gắn với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.-Y tế: Phải làm được vai trò tham mưu thông minh-Giáo dục -tuyên truyền tới các đối tượng-Huy động các ngành, tổchức tham gia-Cam kết của chủhộ, chủcơ sởvềviệc thực hiện đầy đủtiêu chuẩn vệsinhan toàn thực phẩm.-Duy trì giám sát, kiểm tra, thanh tra và xửlý kịp thời. [32] 1.3.2. Nội dung chủyếu của các yêu cầu pháp luật vềan toàn thực phẩmThức ăn khi bịnhiễm khuẩn, nhiễm độc, an toàn thực phẩm chưa tốt là hiện tượng phổbiến đã gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến lao động sản xuất và chất lượng cuộc sống. Sựnhiễm phân, nhiễm bẩn có thểtừnhững dụng cụchếbiến, bao gói, từtay người bán hàng, từnguồn nước, từcống rãnh, rác thải gần nơi bày bánthực phẩm không chechắn ruồi, nhặng, kiến, gián, có thểdo thức ăn chưa chín kỹ, khâu bảo quản, chếbiến không đảm bảo, ý thức của người bán hàng coi nhẹviệc khám sức khỏe đúng quy trình, thực phẩm không rõ nguồn gốc. Đáng nói hơn cảlà sựnhận thức hiểu biết của người dân, người mua, người bán vềvệsinh an toàn thực phẩm còn thấp, thói quen dễdãi với ăn uống ... tiềm ẩn nguy cơ cao vềngộđộc thực phẩm.Đểgiải quyết những vấn đềtrên và cải thiện sức khỏe cộng đồng, các văn bản pháp luật vềan toàn thực phẩm đã mang lại nền tảng pháp lý, niềm tin cho người tiêu dùng, có tính răn đe các hành vi vi phạm pháp luật vềan toàn thực phẩm.Các hành vi bịcấm đã được nêu ra khá cụthểđểngười tiêu dùng cóthểnhậndiện đượcnhư:1. Sửdụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm đểchếbiến thực phẩm.2. Sửdụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sửdụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứhoặc không bảo đảm an toàn đểsản xuất, chếbiến thực phẩm.3. Sửdụng phụgia thực phẩm, chất hỗtrợchếbiến thực phẩm đã quá thời hạn sửdụng, ngoài danh mục được phép sửdụng hoặc trong danh mục được phép sửdụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sửdụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bịcấm sửdụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.4. Sửdụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bịtiêu hủy đểsản xuất, kinh doanh thực phẩm.[51]Hiện nay, trong lĩnh vực sảnxuất, kinh doanhkhông ít trườnghợpđạo đức, ý thức của ngườikinh doanh kém dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng gây ảnhhưởng đến lòng tin của ngườitiêu dùng như:a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật vềnhãn hàng hóa;b) Thực phẩm không phùhợp với quy chuẩn kỹthuật tương ứng; c) Thực phẩm bịbiến chất;d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;đ) Thực phẩm có bao gói, đồchứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bịvỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;e) Thịt hoặc sản phẩm được chếbiến từthịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tranhưng không đạt yêu cầu;g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh đểphòng, chống dịch bệnh;h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bốhợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký công bốhợp quy;i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứhoặc quá thời hạn sửdụng.6. Sửdụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch đểvận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.7. Cung cấp sai hoặc giảmạo kết quảkiểm nghiệm thực phẩm.8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏhiện trường, bằng chứng vềsựcốan toàn thực phẩm hoặc các hành vi cốý khác cản trởviệc phát hiện, khắc phục sựcốvềan toàn thực phẩm.9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sởkhông có giấy chứng nhận cơ sởđủđiều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.11. Quảng cáo thực phẩm sai sựthật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. 12. Đăng tải, công bốthông tin sai lệch vềan toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.13. Sửdụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụchung đểchếbiến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố. [51]Đểgóp phần triển khai có hiệu quảvấn đềan toàn thực phẩm trong tình hình mới, ngày 04/01/2012 Thủtướng Chính phủđã ban hành Quyết định số20/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 -2020 và tầm nhìn 2030:a) Bảo đảm an toàn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụthường xuyên cần tập trung chỉđạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và mỗi người dân.b) Tổchức thực hiện đồng bộcác quy định pháp luật vềan toàn thực phẩm, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp tiên tiền trong quản lý an toàn thực phẩm.c) Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm tạo sựchuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội vềgiữgìn vệsinh, bảo đảm an toàn thực phẩm.[58] ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan